Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

Thượng viện Mỹ xem xét khả năng phê chuẩn Công ước về Luật Biển

Thượng viện Mỹ xem xét khả năng phê chuẩn Công ước về Luật Biển

Nhiều nước đang tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
Nhiều nước đang tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
Nguồn:wikipedia

Trọng Nghĩa
Sau gần 30 năm làm ngơ, ngày 23/05/2012, Thượng viện Hoa Kỳ, định chế quyết định trong vấn đề phê chuẩn các hiệp định của nước Mỹ, sẽ bắt đầu xem xét việc phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 dưới góc độ an ninh và chiến lược. Tiến trình xem xét được mở đầu bằng một phiên điều trần của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ ở Washington DC.

Cuộc điều trần - do Thượng Nghị Sĩ John Kerry, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện chủ trì - sẽ nghe tham luận của bà Hillary Clinton, Ngoại trưởng, ông Leon Panetta, Bộ trưởng Quốc phòng, và Tướng Martin Dempsey, Tổng Tham mưu trưởng Liên quân.
Sự kiện Thượng viện Hoa Kỳ xem xét khả năng phê chuẩn Công Ước về Luật Biển là một thay đổi quan trọng trong đường lối của Hoa Kỳ vốn đã tẩy chay văn kiện ra đời từ năm 1982, đã được 162 quốc gia phê chuẩn, và bắt đầu có hiệu lực từ năm 1994.
Quan điểm trước đây của Mỹ là không phê chuẩn Công ước này, vì cường quốc kinh tế và hải quân số một thế giới muốn được quyền tự do khai thác lòng biển, cũng như tung hoành trên đại dương mà không bị ràng buộc.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, khi quyết định dấn thân sâu hơn vào vùng Châu Á trước đà vươn lên mạnh mẽ về mặt quân sự của Trung Quốc, chính quyền Hoa Kỳ đã thấy rằng cần phải gia nhập công ước này để có http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20120522-thuong-vien-my-chuan-bi-xem-xet-kha-nang-phe-chuan-cong-uoc-lien-hiep-quoc-ve-luat-thêm tiếng nói. Ngoại trưởng Clinton đã tuyên bố rằng thúc đẩy việc phê chuẩn UNCLOS là một trong những ưu tiên của bà tại Bộ Ngoại giao. Đó cũng là quan điểm của Tổng thống Obama.
Quân đội Mỹ cũng cần có một cơ sở pháp lý để khỏi phải nhức đầu với các quốc gia hàng hải đã tự đòi hỏi chủ quyền trên các vùng biển, và đặt ra những quy định riêng biệt, hạn chế quyền tự do hàng hải. Công ước Liên Hiệp Quốc sẽ cho phép các nước giải quyết tranh chấp lãnh thổ một cách hòa bình mà không cần đến sự can thiệp của quân đội Mỹ.
Theo nguồn,
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20120522-thuong-vien-my-chuan-bi-xem-xet-kha-nang-phe-chuan-cong-uoc-lien-hiep-quoc-ve-luat-

1 nhận xét :

  1. Thượng viện Mỹ xem xét khả năng phê chuẩn Công ước về Luật Biển

    "Sự kiện Thượng viện Hoa Kỳ xem xét khả năng phê chuẩn Công Ước về Luật Biển là một thay đổi quan trọng trong đường lối của Hoa Kỳ vốn đã tẩy chay văn kiện ra đời từ năm 1982, đã được 162 quốc gia phê chuẩn, và bắt đầu có hiệu lực từ năm 1994."
    Sau 30 năm "làm ngơ" Bộ Quy Tắc Ứng Xử Biển Đông- Uncos-của quốc tế LHQ, khi rút quân khỏi Miền Nam VNCH, 30-4-1975, và Hoa Kỳ cùng Trung Quốc Cộng Sản chia nhau ảnh hưởng Biển Đông trong hợp tác hòa bình.Nhưng 37 năm qua Trung Cộng bành trướng bá quyền ĐNÁ/TBD.Và TQ đã xâm lấn chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của VN và 6 nước trong vùng có tranh chấp chủ quyền biển đảo; gây go nhất là Philippines tại bải đá ngầm Scaborough.
    Mỹ muốn nhảy vào can thiệp,và bảo vệ đồng minh cũ- Philippines.Nhưng bải đá ngầm- Scaborough không nằm trong hiệp ước bảo vệ lãnh thổ của Phi khi chiến tranh xẩy ra với Trung Quốc. Vì chỉ có Hoàng Sa và Trường Sa trước năm 1975 trong chiến tranh VN là do Mỹ, là đồng minh bảo vệ 2 quần đảo này,của Miền Nam VNCH,theo Hiệp Ước Pháp - Thanh,và Hiệp Định Genève 54 do Hội Nghị quốc tế San Francissco quy định. Cho nên,Philippines không có chủ quyền Scarborough trên đảo Trường Sa của Miền Nam VNCH.
    Nay Hoa Kỳ muốn bảo vệ Phi,thì phải phê chuẩn,để tham gia,thi hành công ước quốc tế LHQ theo Bộ Quy Tắt Ưng Xử Biển Đông- Unclos- COC.Và cũng chính là:"Quốc tế hóa hàng hải Biển Đông",theo chiến lược Hoa Kỳ, để lôi kéo và hành xử LHQ vào cuộc cho thêm sức mạnh, và công lý quốc tế cho Mỹ đối đầu Trung Cộng và khai thông Tự do hàng hải phục vụ cho thị trường kinh tế tự do Xuyên Thái Bình Dương của Hoa Kỳ tại ĐNÁ/TBD.
    Nhưng tất cả chiến lược này của Mỹ cũng cần phải có sự tham gia thi hành,giải quyết Hiệp Định Paris/73 của Hoa Kỳ và LHQ, là mấu chốt của mọi vấn đề hiện tại Biển Đông,và là nhược điểm tối kỵ để khắc phục Trung Quốc;chặn đứng bành trướng bá quyền Biển Đông Á/TBD.

    Huỳnh Mai St 8872

    Trả lờiXóa