Thứ Ba, 1 tháng 5, 2012

37 năm giải nguyền Tự-Do dân tộc!


                              37 năm giải nguyền Tự-Do dân tộc!

                              Vành khăn tang cho Việt Nam

Tg: Huỳnh Mai St.8872
Bh.Dạ Lệ Huỳnh
May 01, 2012
11:30 AM
        
             
Mỗi năm cứ đến ngày oan trái

Thắp nén hương lòng tưởng nhớ ai.

(Vô danh)
Giao Chỉ, San Jose

Mãi Mãi Không Quên

Giao Chỉ
Tấm hình lịch sử ngày 27-4-1975 ở Paris:
tuổi trẻ bịt khăn tang biểu tình.
Mỗi năm cứ đến ngày oan trái
Thắp nén hương lòng tưởng nhớ ai.
(Vô danh)

Paris xuống đường.

Trong các hình ảnh lịch sử 30 tháng tư phổ biến mấy năm qua có hình Paris xuống đường gây nhiều xúc động. Mới đây tấm hình này lại được anh Nguyễn Ngọc Bách gửi lại với hàng chữ viết tay phía dưới của một sinh viên vô danh. Bác sĩ Hoàng cơ Lân chuyển cho thân hữu chúng tôi nhân ngày quốc hận lần thứ 37 mãi mãi không quên.

Sau đây là thư của anh Nguyễn Ngọc Bách từ Paris.

“Bức hình này cùng thủ bút thuộc archive của THSVVN Paris, nay thì cũng đã thuộc về lịch sử rồi! Quý NT có thể sử dụng tùy nghi, Bách xin phép đăng nguyên văn thủ bút, vì hình và thủ bút đi chung với nhau từ trước đến giờ.”


Trong những năm 75, 76 … 80, Hải ngoại và Paris chỉ có sinh viên với Trần Văn Bá đứng mũi chịu sào. Thời đó không có tổ chức cựu quân nhân, không có Hướng đạo, không có chùa chiền, không có đảng phái, không có gì cả… chỉ có sinh viên nghèo (vì bị cúp hết nguồn trợ cấp) và đợt tỵ nạn đầu tiên quậy nên chuyện mà thôi.

Trong đoàn người này ngày 27/4/75 chắc phải có anh Trần Văn Bá, vì qua vài hình khác, góc cạnh khác, thấy anh Bá chít khăn tang. Có thể nói rằng đây là cuộc biểu tình Quốc Hận năm thứ zéro tại Paris. (Nguyễn Ngọc Bách)

Hội ngộ trại Trần Hưng Đạo, Bộ tổng tham mưu.

Xem tấm hình Paris, tôi hết sức bồi hồi tự hỏi, các bạn sinh viên này bây giờ ở đâu. Gần 40 năm qua, đã trên 60 tuổi cả rồi, các anh chị còn nhớ hay quên. Tuổi hoa niên đã sớm để tang cho quê hương. Trong chúng ta, ai cũng có riêng một ngày 30 tháng tư. Riêng các bạn sinh viên Việt Nam tại Paris có thêm một ngày đau thương, sớm hơn 3 ngày.

Riêng phần chúng tôi, trong 37 lần quốc hận những năm qua, tôi có nhiều kỷ niệm riêng với ngày thứ 30. Số là vào năm 2005 chúng tôi kéo nhau lên DC tổ chức gặp lại chiến hữu lần đầu. Bây giờ 2012 bẩy năm sau, xem ra đối với nhiều bạn kỳ họp mặt đó đã thành ra lần cuối. Xin kể lại chuyện xưa cùng các bạn.

Trong kỳ hội ngộ 30 năm của trại Trần Hưng Đạo, bộ tổng tham mưu tại thủ đô Hoa Thịnh đốn, trung tướng Đồng Văn Khuyên tóc bạc phơ đã đi đến chào bàn và chắp tay xá từng chiến hữu. Gặp anh em cựu tù cải tạo trên 10 năm nhắc chuyện các tướng lãnh tự vẫn, vị tham mưu trưởng liên quân ngày xưa chợt nói ra cả gan ruột của mình. Ông nói rằng: Nghĩ lại thấy mình thật hèn.

Những người tuẩn quốc.

Và như vậy là ông đã thực tâm nói hộ cho tất cả anh em. Các nhà lãnh đạo dù đảm lược can trường qua bao năm chinh chiến, nhưng dễ gì mà làm được người hùng tuẫn quốc như tiền nhân Phan Thanh Giản, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu.

Các niên trưởng của tôi một thời tuổi trẻ như ông Khiêm, ông Thiệu, ông Viên. Lúc đó còn là trung úy Cao Văn Viên, trung úy Nguyễn Văn Thiệu và đại úy Trần Thiện Khiêm gặp nhau ở Secteur Hưng Yên vào đầu thập niên 50. Quý vị không biết rằng sau này sẽ làm tổng thống, thủ tướng và tổng tham mưu trưởng. Nếu bây giờ được sống lại tuổi hoa niên, ta sẽ làm lại từ đầu với bao nhiêu điều tốt đẹp hơn, cho bản thân, cho gia đình và cho đất nước. Kể cả các hành động anh hùng lẫm liệt.

Và biết bao nhiêu tướng lãnh tư lệnh của quân lực Việt Nam Cộng Hòa ngày nay còn sống hay đã qua đời đều có chung một kỷ niệm đau thương.

Chiêm nghiệm lại, việc rút quân hoảng loạn tại quân đoàn I và Quân đoàn II đã trở thành một thảm kịch ghê gớm như một bệnh dịch, như ngọn sóng thần, như cơn hồng thủy vượt qua mọi sức đề kháng của con người. Vào cái thời điểm đó, trong một sáng một chiều, chúng ta không phải là những chiến sĩ anh hùng mà đã trở thành những con người khác.

Không cần địch tấn công, các đơn vị cứ tan ra như một dung dịch hóa học được thử nghiệm.

Vì vậy các tư lệnh chiến trường của miền Cao nguyên, Hỏa tuyến, Duyên hải khi chạy về được miền Nam thì đa số đều tìm đường di tản. Tư lệnh và tư lệnh phó quân đoàn. Các tư lệnh tổng trừ bị và các sư đoàn. Tất cả hoàn toàn mất hết sức đề kháng kể cả lục quân, không quân, và hải quân. Tất cả đều tin rằng Mỹ bỏ Việt Nam và mọi thứ coi như cáo chung. Không thể tiếp tục cuộc chiến.

Riêng mặt trận miền Tây vẫn yên tĩnh và khi cộng sản đi vòng qua phòng tuyến sư đoàn 5 tại Lai Khê để tiến về Sài Gòn thì coi như một phần của miền Đông vẫn bình yên.

Và chính ở các vùng đất hoàn toàn chưa nổi sóng đó đã sản xuất ra các vị lãnh đạo sẵn sàng vị quốc vong thân.

Trong suốt 55 ngày cuối cùng của miền Nam năm 75 đã có biết bao nhiêu chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa hy sinh và gồm cả quân nhân các cấp đã tự sát.

Một số đã tự vẫn tại mặt trận hoặc tại nhà. Có các trường hợp tự tử chết cả gia đình. Chúng tôi ghi nhận rằng có nhiều anh em binh sĩ đã tự tử tập thể bằng lựu đạn tại chiến trường. Sau đây là một số trường hợp điển hình thường được nhắc nhở trong các năm qua.

Thiếu tướng Phạm Văn Phú: Sau cuộc rút quân tại Cao Nguyên hỗn loạn trở thành thảm họa, tướng Phú, tư lệnh quân đoàn II đã uống thuốc độc tự tử tại Sài Gòn. Một hình thức nhận trách nhiệm. Đó là vào ngày 29 tháng 4-1975. Thân nhân đưa vào nhà thương Grall để cấp cứu nhưng không kịp.

Trung sĩ I Quân Cảnh Trần Minh: Thuộc đại đội I quân cảnh đảm trách khu vực cổng chính bộ tổng tham mưu. Lúc 10 giờ sáng 30 tháng 4-1975, sau khi nghe tổng thống Dương Văn Minh kêu gọi đầu hàng, Trung sĩ Trần Minh đã dùng súng lục tự tử dưới chân cột cờ bộ tổng tham mưu.

Trung Tá Long, Cảnh Sát Quốc Gia: Sau khi nghe tin đầu hàng sáng 30 tháng 4-1975, trung tá Long, cảnh sát quốc gia đã đến đứng chào tượng thủy quân lục chiến trước tòa nhà quốc hội ở Sài Gòn rồi rút súng tự sát. Báo chí ngoại quốc đã đăng hình của ông nằm ngay trước pho tượng. Hình chụp vào khoảng 12 giờ trưa 30 tháng 4-1975.

Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ: Khoảng 1 giờ trưa 30 tháng 4-1975, khi nghe lệnh đầu hàng, ông đã họp các sĩ quan tại bộ tư lệnh sư đoàn 5 bộ binh tại Lai Khê. Sau khi dùng cơm với anh em, ông lui vào phòng riêng dùng súng lục tự vẫn. Vợ và 4 con nhỏ của ông di tản qua Hoa Kỳ ngày 28 tháng 4-1975 đến hai tháng sau mới biết tin.

Chuẩn tướng Trần Văn Hai: Chiều 30 tháng 4-1975 vị tư lệnh sư đoàn 7 bộ binh đã uống thuốc độc tự tử tại căn cứ Đồng Tâm – Mỹ Tho. Bà mẹ của tướng Hai đã đem xác con về chôn cất tại nghĩa trang Gò Vấp. Căn cứ Đồng Tâm là nơi đặt bản doanh của sư đoàn 7 bộ binh.

Thiếu tướng Lê Văn Hưng: Tư lệnh phó quân đoàn 4 đã dùng súng tự sát tại Cần Thơ tối ngày 30 tháng 4-1975. Lúc đó vợ và các con cũng có mặt cùng với các sĩ quan cận vệ thân tín. Tướng Hưng là vị tư lệnh nổi tiếng đã tử thủ tại trận An Lộc tỉnh Bình Long năm 1972. Đại úy Nghỉa, sỹ quan tùy viên đã viết bài rất cảm động về những giờ cuối cùng.

Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam: Tư lệnh quân đoàn 4 đã dùng súng lục tự sát vào lúc 7 giờ sáng ngày 1 tháng 5-1975. Ông là người đã sống một ngày dài nhất từ lúc tổng thống Dương Văn Minh đọc lệnh đầu hàng sáng 30 tháng 4-1975 cho đến sáng 1 tháng 5-1975.

Ngay sau khi có lệnh đầu hàng ông đã gặp các đại diện phía cộng sản hai lần khi họ vào dinh tư lệnh tại Cần Thơ tiếp xúc nhưng cả hai lần đại diện phía cộng sản đều ra đi. Cũng trong chiều 30 tháng 4, tướng Nguyễn Khoa Nam đã đi thăm quân y viện Phan Thanh Giản lần cuối cùng. Ông cử đại tá Thiên vào chức vụ tỉnh trưởng Cần Thơ thay cho người đã ra đi. Ông ra lệnh không được phá cầu Long An và chấm dứt giao tranh để bảo toàn tính mạng các binh sĩ và dân chúng.

Trước khi quay vào phòng tự vẫn, sĩ quan tùy viên kể lại tướng Nam đã thắp nhang trên bàn thờ Phật, thỉnh chuông rồi đứng lên lan can tòa lầu nhìn xuống thành phố Cần Thơ lúc đó vắng lặng. Lúc đó vào sáng sớm ngày 1 tháng 5-1975.

Vùng 4 chiến thuật gồm toàn thể miền Tây Nam Phần với 3 sư đoàn, sư đoàn 21 (Bạc Liêu), sư đoàn 9 (Sa đéc) và Sư đoàn 7 (Mỹ Tho) cùng với 20 tiểu khu. Cho đến ngày 30 tháng 4-1975 miền Tây vẫn còn gần như nguyên vẹn. Vị Tư Lệnh Quân đoàn vẫn liên lạc hàng ngày với các đơn vị gồm cả Hải Lục Không Quân thuộc Vùng 4. Toàn thể quân số chính quy và địa phương trên 200 ngàn quân đã tan hàng trong trật tự. Một số lớn hiện đã có mặt tại hải ngoại.

Nếu tướng Nguyễn Khoa Nam tiếp tục chiến đấu có thể sẽ nhiều trận đẫm máu kéo dài thêm từ 3 đến 6 tháng. Cộng sản với quân số 20 sư đoàn cùng với kho vũ khí của miền Nam để lại sẽ trở thành một lực lượng quân sự mãnh liệt nhất đông Nam Á.

Toàn thể miền Tây sẽ trở thành cuộc chiến đau thương nhất trước khi chiến tranh Việt Nam kết thúc. Dứt khoát là Hoa Kỳ và thế giới tiếp tục quay mặt đi. Bao nhiêu người kể cả quân và dân hai phía sẽ chết thêm cho cuộc chiến bi thảm này. Với ba tiếng chuông thỉnh Phật. Vị tư lệnh vùng 4 đã theo gương tiền nhân Phan Thanh Giản dọn mình tự vẫn để chết thay cho hàng vạn sinh linh của sông Tiền sông Hậu vào giờ phút cuối cùng của cuộc chiến.

Trong buổi sáng cuối cùng 1 tháng 5-1975, tướng Nguyễn Khoa Nam đã đứng trên lan can của dinh tư lệnh cùng với hai sĩ quan tùy viên cấp úy. Con đường Phan Thanh Giản trước mắt trong buổi bình minh vắng lặng của thị xã Cần Thơ. Vị tư lệnh vùng 4 trở thành cấp chỉ huy cuối cùng của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã đứng khóc. Nước mắt chan hòa làm hai sĩ quan tùy viên trung thành với ông thầy cũng khóc theo. Cái khung cảnh bi tráng tại dinh tư lệnh vắng vẻ vào ngày đầu tháng 5-1975 của ba thầy trò tư lệnh mới xúc động dường nào. Sau đó ông quay vào phòng tự sát bằng súng lục. Hành động vừa can trường vừa nhân đạo của tướng Nguyễn Khoa Nam đã nêu cao gương trách nhiệm uy dũng đồng thời cũng đã cứu cho sinh mạng của dân chúng và binh sĩ tại miền Tây không bị chết đau thương hỗn loạn như đã diễn ra tại Quân đoàn I và II.

Ngày 30 tháng 4-2012 ba mươi bẩy năm sau, trên bàn viết của tôi có một cái gạt tàn thuốc làm bằng đồng vốn là đầu đạn đại bác được gò lại. Đây là quà tặng của pháo binh quân đoàn 4 tặng cho vị tư lệnh phó. Khi ông chết, đại úy Lê Quang Nghĩa thu dọn di vật đem về Sài Gòn. Ba mươi năm sau nhờ người đem tặng cho Viện Bảo Tàng tại San Jose.

Đặt tay lên cái gạt tàn thuốc giá lạnh gần 40 năm không còn hơi ấm. Nghe như có tiếng chuông thỉnh Phật năm xưa. Cuộc chiến đã tàn từ lâu rồi mà sao lòng người vẫn còn lạnh giá.

Như đã ghi lại ở phần trên, khi chiến tranh chấm dứt, tại khắp nơi có nhiều anh hùng Việt Nam Cộng Hòa đã tự quyết định đời mình không chịu sa vào tay giặc. Tuy nhiên chúng tôi không thể ghi lại được đầy đủ. Nhân ngày 30 tháng 4-2012 - 37 năm sau, xin thắp một nén hương lòng gửi về cho tất cả các anh hùng liệt sĩ.

Trên bức hình Paris xuống đường ngày 27 tháng tư 1975, anh chị em sinh viên Việt Nam quấn khăn tang đi dưới biểu ngữ tưởng niệm các chiến binh cộng hòa đã hy sinh. Ý nghĩa đó thực sự dành cho những anh hùng tuẩn quốc 30 tháng tư.

Chúng ta còn sống đến ngày nay, hãy sống sao cho xứng đáng với những đồng đội đã chết vì 30 tháng 4.

Giao Chỉ, San Jose.
DienDanCTM


37 năm giải nguyền Tự-Do dân tộc!

            Vành khăn tang cho Việt Nam



   Những sự kiện và diễn biến tình trạng Mất Nước Miền nam VNCH của ngày 30-4-1975 đã và đang xẩy ra suốt 37 năm qua-1975-2012- phải chăng là lời nguyền lịch sử dân tộc, như điềm tiên tri báo trước cho  cái mất Tự Do Miềm Nam của các nhóm tổ chức;thành phần phản chiến của các giáo hội tôn giáo,nhân sĩ trí thức và sinh viên học sinh Miền Nam “Chống Mỹ cứu nước và Đâm sau lưng chiến sĩ VNCH”.Và kết quả lời nguyền được thực thi bởi ơn trên: “Muốn của nào trời trao của đó!” qua câu nói của người Pháp: “Vouloir c'est pouvoir” từ cuộc biểu tình “Quấn vành khăn tang” ngày 27-4-1975 tại Paris Pháp quốc…Và lời nguyền đó được ứng nghiệm cho ngày biến cố lịch sử 30-4- 1975, làm biết bao vị anh hùng tổ quốc,dân tộc phải hy sinh và tuẫn tiết để bảo vệ tự do,độc lập và hòa bình Việt Nam.có biết bao nhiêu là đồng bào khổ nạn chiến tranh cũng vì lời quái ác.Và đưa cả lịch sử dân tộc này! Vào “Thiên đàng XHCN” theo lời xúi giục của người Cộng Sản Bắc Việt Nam. Lời nguyền vẽ nên lịch sử việt Nam.

Kẻ thắng vẽ lại lịch sử

Posted on Tháng Tư 24, 2012 by BÁO TỔ QUỐC


… “ Lịch sử Việt Nam trong thời cận đại, kẻ thắng là Việt cộng đã bôi nhọ Việt Nam Cộng hoà và Quân lực Việt Nam Cộng hoà, còn thâm độc hơn triều Nguyễn đã bôi nhọ nhà Tây Sơn.

Việt cộng gọi: Chính quyền Việt Nam Cộng hoà là “Nguỵ quyền”; Quân lực Việt Nam Cộng hoà là “Nguỵ quân”. Vậy “Ngụy” là gì?: Là chính quyền hay quân đội do giặc ngoại xâm dựng lên một cách không hợp pháp. Chữ “Ngụy” còn có nghĩa là dối trá. Hoặc chúng gọi:“Bọn Ngụy ôm chân đế quốc”. Thử hỏi miền Nam Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975, có bị ngoại bang lấy một (1) tấc đất nào chưa???.

Trong khi đó Việt cộng lại tự xưng là “Cách mạng” hay xưng là “giải phóng”. Cách mạng là gì: Cuộc biến đổi lớn về chính trị, xã hội; lật đổ chế độ cũ, xây dựng chế độ mới tiến bộ hơn. “Giải phóng” là gì: Làm cho thoát ách áp bức, được tự do. Nhưng oái oăm thay, đồng bào Việt Nam, cả trong và ngoài nước, nhìn những việc làm đã qua của “Nguỵ quân-Nguỵ quyền” và của “Cách mạng hay Việt cộng”. Thấy quá rõ việc làm thực tế của mỗi bên.

“Ngụy” (quốc gia) lại tốt hơn “Cách mạng” (Việt cộng) nhiều lần, vì miền Nam trước năm 1975, dân chúng giàu có, đời sống tự do, Quân lực Việt Nam Cộng hoà bảo vệ tổ quốc khi có ngoại xâm, dù phải hy sinh vẫn can trường, như việc bảo vệ Hoàng Sa vào tháng Giêng năm 1974, khi Trung cộng tấn công Hoàng Sa.

Ngược lại chính quyền “Cách mạng” hay Việt cộng thì dâng biển hiến đảo, cắt đất (ải Nam Quan, thác Bản Giốc) dâng cho Tàu cộng! Đàn áp tôn giáo khốc liệt, trù dập các nhà đấu tranh dân chủ. Trưng thu ruộng đất của dân một cách bất hợp pháp, rồi đem bán lại để làm giàu cho cá nhân, lừng lững tiến lên tư bản đỏ. Từ đấy, từ điển Việt Nam mới có thêm 2 chữ “dân oan”.

Đối với Bắc phương là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam, thì chính quyền Hà Nội bị chúng (Tàu) ru ngủ bằng 16 chữ vàng: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Có phải từ 16 chữ này mà chúng (Tàu cộng) được khai thác bô-xít Tây Nguyên?! Có phải từ 16 chữ này mà khi Phó chủ tịch Trung Quốc là Tập Cận Bình tại Hà Nội ngày 21-12-2011, chính quyền Hà Nội treo cờ Trung cộng 6 sao?!

Thấy cờ 6 sao nhục nhã, trang mạng Dân Làm Báo đã bức xúc: “Chúng ta phải chấm dứt những hành động của những kẻ bán nuớc, đang tìm cách làm cho Việt Nam trở thành ngôi sao thứ 5 của Trung Quốc.”

Từ đấy, đồng bào Việt Nam nghe nói đến “Ngụy” thì lưu luyến hay tiếc thương, nghe nói đến “Cách mạng” thì ngán ngẩm hoặc khinh khi.

Không có đau thương nào bằng, khi cùng một nòi giống lại tương tàn: Những tháng năm mà Việt cộng gây chiến tranh để chiếm miền Nam Việt Nam. Tài liệu đã ghi nhận:

- Quân đội của VNCH bị tử thương khoảng: 250.000 người.

- Quân đội của Việt cộng bị tử vong (sinh Bắc tử Nam) khoảng: 1.100.000 người, trong số này bao gồm chết vì chiến trận, chết vì bị máy bay trên đường xâm nhập vào Nam và chết vì bệnh tật.

- Thường dân VN bị chết khoảng 3.000.000 người.

Sự hy sinh của dân tộc Việt Nam quá lớn, thế mà nước Việt sau năm 1975, không được độc lập tự do, Họ (Việt cộng) đã gây nên biết bao xương máu để chiếm toàn lãnh thổ, giờ đành đoạn hiến dâng cho Tàu cộng, oan uổng và u uất quá!!!

Than ôi! Việt cộng đã đem thí trên một triệu Bộ đội Bắc Việt, để cưỡng chiếm miền Nam VN cho ai? Cho Tàu cộng ư?! Và Việt cộng có được phép dùng chữ “giải phóng” trớ trêu như vậy không?!!!”-Hết trích đoạn-Ngyễn Lộc Yên.

   Qua 37 năm mất tự do dân tộc, người dân Miền nam VNCH, vẫn can đảm sống và cam phận trong giải trình cho tự do bởi lời nguyền dân tộc…!Và lời nguyền đó,được các bậc vĩ nhân và lãnh đạo trên thế giới có trách nhiệm với lời nguyền,giãi-nguyện bùa thiêng Cộng sản.
 “ Chúng ta nên ngẫm nghĩ, những lời nói sâu sắc của những vị có nhiều kinh nghiệm về Cộng sản:

- Đức Dalai Lama lãnh tụ tinh thần Phật giáo Tây Tạng nói:

“Cộng Sản là loài cỏ dại, mọc trên hoang tàn của chiến tranh, là loài trùng độc, sinh sôi, nẩy nở, trên rác rưởi của cuộc đời.”

- Cố Tổng thống Nga là Boris Yeltsin nói:

“Cộng sản không thể nào sửa chữa, mà cần phải đào thải nó.”

- Cựu Tổng bí thư đảng Cộng sản Liên xô là Gorbachev nói:

“Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng Cộng sản. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà thú nhận rằng: Đảng Cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá.”

Cố Tổng thống VNCH Nguyễn văn Thiệu nói:

“Đừng nghe những gì Cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng sản làm.”

Từ các dẫn chứng trên, mong mỏi người Việt nói riêng, nhân dân thế giới nói chung, về lịch sử thời cận đại (Quốc gia và Việt cộng), Nếu viết bởi Cộng sản Việt Nam (Việt cộng=VC) thì phải xem xét lại, bởi vì chúng (VC) bôi nhọ và xuyên tạc.

Nguyễn Lộc Yên
(Viết cho ngày quốc hận: 1975-2012)

   Sức mạnh của lời nguyền làm tan tác Tự Do Miền Nam!

Thơ, 

      Chỉ Còn Là Quê Hương

Huỳnh-Mai St.8872
Dạ Lệ Huỳnh

Quê hương tôi là chuỗi ngày chinh chiến,
Tiếng bomb rền ru hát suốt canh đêm,
Ru con chiếc bóng chờ bên song cửa,
Đèn tàn hiu hắt mỏi bóng chinh nhân,
Khuất nẻo chiều hôm át tiếng bomb rền,
Con thơ mẹ yếu quê nhà xế bóng,
Hỏa châu soi bóng đất mẹ lối về;
Đường hành quân vạn lối biết về đâu,
Đường về quê cũ hảo châu mờ lệ,
Chỉ là ảo mộng, còn là quê hương,
xox
Chinh chiến tàn rồi gió bụi chiến tranh,
Nắng nhạt hồng phai kiếp sống mông manh,
Lối xưa nhà cũ nay đâu còn nữa,
Mộng hồn non nước thôi phải tan tành,
Quê hương réo gọi vào đời chinh chiến
Cho Tự-Do nhưng ước vọng không thành,
Cong nồng súng gảy dập vùi chiến đấu,
Tự Do gảy cánh ta chết không đành,
Nữa hồn chinh chiến đi vào cải tạo,
Nữa mãnh sơn hà tan tác biển khơi...!
xox
Bao rừng cay đắng sau hồi chinh chiến,
Bỏ lại quê này mãnh vở quê hương,
"Giải phóng Tụ-do", do tự mình chọn,
Một đời Xã Nghĩa trên cả Tự-Do,
Sáng khoai chiều sắn thỏa đời khát vọng,
Dân chủ bình quyền gái điếm tự do,
Bán thân chuộc đất lấy chồng xứ lạ,
Báo hiếu kiểu nầy nhục quốc vong gia,
"Giải phóng dục tình" nữ lưu Xã Nghĩa,
Còn gì;?...đâu nữa...chỉ là quê hương,
xox
Vì đời mà thương... đem thân  chiến đấu!
Thất bại rồi...sao nỡ lòng nào quên!?
Quên chi những đêm nồng an giấc ngủ,
Mặc cho sương gió dạn dày chinh nhân.
Ơn anh đó tháng ngày trong lao cải,
Mai này rảnh nợ cho em lấy chồng,
"Tiếc hạnh bất phong" lấy chồng Bắc Bộ
Một đời "giải phóng" của tiền tự do,
Nữ lưu bất hạnh một thời mất nước!
Còn lại gì; một chút cho quê hương,
xox
Chuông chùa thúc giục tuần hành phật tử,
Đem Phật xuống đường cản lối Tự Do,
Kẻng nhà thờ...Linh Mục đi hốt rác,
Xôn xao báo chí rũ nhau ăn mày,
Sinh viên trí thức những đêm không ngủ,
Mất Tự Do rồi, có mất quê hương!??
Giật mình chợt tỉnh "Chân Trời Đỏ" máu,
Đêm dài…cảnh tỉnh điểm tiếng chuông chúa,
Sáng mai héo hắc…chuông nhà thờ đổ,
Đỏ cả sao trời…đỏ cả quê hương!!!
xox 
Trời sao lấp lánh thiên đường Xã Nghĩa,
Dưới trời lệ đổ "ngục đàng' Tự DO,
Con anh quốc tế làm tròn nghĩa vụ,
Cháu anh trả nợ xung phong núi rừng,
Thế hệ tàn quân cháu con nợ máu,
Lao động công trường Xã Nghĩa cộng nô,
Bán thân nô lệ phận người dân ngụy,
Cho con Cộng Sản một thời xuất du,
Nhà lầu gái đẹp con tư bản Đỏ,
Tình người hun húc...chì còn quê hương!!!,
xox 
Rừng xanh biển rộng một màu non nước,
Thác ngàn Bản Giốc nghìn năm mất rồi,
Trấn ải Địa Đầu Nam Quan dời mốc,
Tốp teo biển vịnh "Lai khứ quy Tàu"...
Hoàng -Trường Sa Giọt lệ Việt Nam đổ,
Nước mắt tuôn tràn ngập cả biển Dông,
Trong biển lệ mẹ tìm đường vượt sóng,
 Bỏ lại sau lưng mãnh vở tương-tàn,
 Biển mặn trên môi nghe hồn  chất ngất,
Ta lại nhìn ta;...còn là quê hương!!!
xox

Nặng nợ quê hương vượt thuyền không thoát,
Súng đạn nầy... ta trả lại biển khơi,
Vùi Trong lòng biển ba hài cốt Mỹ;...
Đồng minh chiến hữu trách nhiệm không thành,
Sống lại quê nhà lưu đày kiếp phận,
Đường đời hẹp lối ta lại gặp ta;.
Mang thân súng gãy tủi hờn nhục quốc,
Nhìn lại chính mình xác chết Tự Do,
Trần truồng nhân thế;... người đời quên lãng;.
Còn gì...cho ta,chỉ là quê hương!!!.
xox
Bạn bè chiến đấu bỏ đi biền biệt,
Đứa chết trong tù đứa Mỹ rước đi,
Còn tôi ở lại trong cơn chiến bại,
Búa rìu dư luận;...người chối "Tự-Do",
Nhiều khi bật khóc mà không thành tiếng,;...
Nuốt lệ vào lòng cho cõi chết Tự-Do...
Trời hỡi…Tự-Do sao mà đắt thế!??
Pháo hoa chiến thắng…chôn vùi mừng vui,
Một đời chinh chiến giọt buồn biết khóc,
Tiếc thương chi;...Chỉ còn..là quê hương!!!
xox
Phố cũ lên đèn hoàng hôn tắt nắng,
Buồn trong kỹ niệm đếm lá me bay,
Công viên ghế đá chờ ai muôn thưở,
Bạc tình chi lắm hỡi…thế nhân ơi!?
Đèn đường hiu-hắt nhòa trong mắt lệ,
Nhớ bóng người xưa nhớ cả chiến trường,
Đường xưa lối cũ Tự- Do khuất tất.
Để lại nơi nầy môt bóng hình ai…!?
Hình ai khốn khổ...lưu đày tổ quốc,
Mang khối tình chung;...chỉ là quê hương!!!.

           Huỳnh-Mai
[Chỉ Còn Là Quê Hương]

Giải nguyền TỰ- DO Việt Nam!


Thơ,

  Hiệu Triệu Anh Linh Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa


Huỳnh-Mai.St.8872
Bh.Dạ Lệ Huỳnh 
Lời hiệu triệu…hỡi hồn thiêng sông núi!
Anh linh chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa,
Hồn oan tử sĩ núi rừng chết trận,
Khí thiêng sông núi dùi lấp ngục tù,
Chí khí kiêu hùng vốn dòng hào kiệt,
Thức dậy đi nào;...hỡi hồn nước tôi!
Quốc hận thét gào...đồng bào chiến trận!
Súng gươm chính nghĩa tôi trao các người,
Xông lên...đập đổ nhà tù Cộng Sản!
Anh linh chiến sĩ giải hồn Tự-Do...!!!
xox
Anh linh chiến sĩ linh hồn bất tử...!
Núi sông đất Việt hun đúc chí hùng,
Ta dù chết,nhưng chí hùng bất khuất,
Chiến sĩ Cộng Hòa sống chết Tự-Do..!
Tự-Do nếu chết... Cộng Hoà cũng chết,
Anh linh chiến sĩ vĩnh hằng tự-do,
Vận nước tôi...lòng người thui chột!
vì tham mất nước,vì giàu mất dân,
Anh linh chiến hữu vùng lên xông trận,
Bỏ mặc tình đời...cho kẻ áo cơm!?
xox
Mặc dù súng gảy còn tình chiến hữu,
Xoa diệu thương lòng ...đau nhói sau lưng!.
Ta ôm xác bạn đem chôn khe núi...
Quay lại nhà tù...cải tạo mòn hơi!
Xác thân rả rời...mang hồn chiến hữu,
Còn chút tàn hơi chiến đấu cho đời!
Ai có nghe...chiều hoàng hôn gió lộng...!
Thồi qua miền niêm -viễn...mất Tự-Do,
Cũng Tự-Do;?tôi, anh đồng sống chết;?
Anh linh chiến sĩ nợ nước ơn nhà…á!!!
xox
Tỉnh thức đi nào...dân ta còn say ngủ…?
Vùi trong cơm áo...giàu- sang mộng hầu;
Xã Nghĩa thiên đàng ước mơ cuộc sống?..
Phản chiến cho đời… thiếu vắng Tự-Do,
Biết bao nấm mồ hoang đầy cỏ dại...
Bo-bo..Khoai sắn đói rét đầy đường,
Dậy mà đi;... hỏi bạn tù chiến sĩ?...
Nước non nầy sống chết…cũng là ta…!?
Nếu ta không chết,ai đây chết thế!?
Cho Tự-Do non nước sớm bình an!!!
xox 
Hỡi..Anh- hồn…linh thiêng người chiến sĩ..!.
Hỡi...đồng bào chiến nạn chết lưu-vong,
trên biển cả đại dương thuyền vượt biển,
Hỡi người chiến sĩ cải tạo lao tù!
Về đây hỡi...những linh-hồn ngục tối!
Hãy vùng lên theo tiếng thét câm hờn,
Trả lại Tự-Do ...những gì đã mất!?
Mất cả thân tỉnh lẽ sống toàn dân,
Do bọn áo cơm lợi quyền theo Cộng;
Mồ hoang vô chủ Việt Nam Cộng Hò..a!!!
               Huỳnh-Mai St.8872
[ Hiệu triệu anh lính chiến sĩ VNCH]


Thơ,
            Lời Nguyền Cây Súng Gảy!
                                 Huỳnh Mai St.8872
                                         Dạ Lệ Huỳnh

Lời nguyền chí thành con xin khấn nguyện,
Máu con thắm đỏ chiến trường năm xưa,
Cho con đổi lấy hòa bình dân tộc,
Bom ngừng rơi máu ngừng đổ quê này!
Chỉ mình con chết thay cho trần thế!
Trẻ thơ thôi đừng tiếng khóc đòi cha,
Vui vẽ tung tăng mái trường nắng ấm,
Cho các cụ già Nam Bắc thăm nhau,
Cánh đồng xanh nặng trĩu mùa lúa chín,
Hội mùa dân tộc ngập tiếng hò ru,
Đất nước tôi an bình trong cuộc sống,
Dù cho súng gảy thỏa nguyền Tự-Do,
                       ***
Ba mươi lăm năm ước nguyền chờ đợi,
Bẻ súng cong nồng chưa thấy Tự-Do,
Tiếng kêu than khóc còn hơn súng đạn,
Chiến trường gảy súng cũng vì vọng danh,
Ai đem vô sản không còn đất sống,
Giọt lệ anh hùng khóc nước biệt ly,
Tạ tội núi sông…con xin khấn nguyện.
Ơn trên gia hộ sức sống dân tôi,
Bùng Khởi vùng lên tự do tìm kiếm,
Công bằng dân chủ cái giá Tự-Do!
Trên cao xanh thẳm con thuyền bến đợi,
Thuyền về mau chống kẽo trời mưa giông,
Giải nguyền dân tộc yên lòng “Súng gảy”,
Tình anh gảy súng chang hòa nước-non!!!
                         ***
Hồn thiêng sông núi quê hương  đất Việt,
Quật khởi vùng lên ánh sáng Tự-Do,
Cho dân Việt bừng lên cơn tỉnh thức,
Dân chủ quyện hòa hồn nước Tự-Do,
Trở lại chiến trường thăm đồng đội cũ,
 Mộ đá đơn côi thác đổ thì thầm,
Lắng nghe ước nguyện thỏa nguyền dân tộc,
Ru anh vào cõi thiên-thu vĩnh hằng,
Cây súng gảy rượu mời thôi tiễn biệt,
Đưa anh vào cõi nhớ với mênh mông,
“Túy ngọa sa trường quân mạc vấn”
 “Cổ lai chinh chiến Kỹ nhân hồi”
                                   Huỳnh Mai
                                {Mùa nổi dậy}
                       
                                   
Huỳnh Mai St.8872
Bh.Dạ Lệ Huỳnh

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét