Người chết cũng rất cần phục hồi danh dự tổ quốc tri ơn; song song cạnh đó, vì nhân đạo sống còn cho cho nhửng xác sống chiến binh VNCH đang ở " tù trong " như Đại Úy Nguyễn Hữu Cầu, Trung Úy Trương văn Sương được phát hiện; còn nhiều anh hùng tử sĩ VNCH vẫn chua phát hiện, còn ẩn giấu trong nhà tù biên giới Việt Trung.Nếu nói thêm "Tù ngoài" của xã hội cộng sản miềm nam, còn biết bao nhiêu người vượt tù...trốn trại đang sống lẩn khuất, vô gia cư, vô nghề nghiệp vô tổ quốc...đang lẫn lộn chung cùng với lý tưởng tam vô người cộng sản!?
Đây là tiếng kêu cấp thiết nhân đạo cho những kẻ có trách nhiệm với tự do dân chủ miền nam VN của người đồng minh, chiến tuyến tự do VNCH..Là ưu tiên cho " Xác sống VNCH " trong cộng cuộc phục hồi lại dân chủ-hòa bình; tự do dân tộc của người Việt Quốc gia Việt Nam!!!
Huỳnh Mai St.8872
THÁNG TƯ ĐEN
Thảm Cảnh Gia Đình Nhạc Sỹ, Đại Úy VNCH NGUYỄN HỮU CẦU
Lê Chân
Biến cố năm 1975 đồ ầm xuống trên quê hương Việt Nam bởi ván cờ chính
trị quốc tế, một cuộc đọ sức của các thế lực siêu cường. Cuộc chiến
tranh không nhằm để chiến thắng tại Việt Nam mà chỉ nhằm thực hiện thế
liên minh mới toàn cầu đã đưa người Việt Quốc gia chúng ta lâm vào cảnh
đau thương tủi nhục chưa từng có trong lịch sử nước nhà vào mùa Xuân năm
1975.
Cựu Đại Úy VNCH, Nhạc sỹ Nguyễn Hữu Cầu là một nạn
nhân thảm thương trong những nạn nhân thảm thương nhất, cũng như tất cả
binh lính, sĩ quan thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, không bỏ súng,
không bỏ ngũ, không nhường một tấc đất cho giặc, phải chiến đấu đến hơi
thở cuối cùng.
Non Phần ba Thế Kỷ Bị Giam Cầm Trong Điều Kiện Tù Đày Khắc Nghiệt, Đôi Mắt Anh Đã Mù Lòa
Trước thực trạng một đất nước hoang tàn đổ nát, có những vị Tướng lãnh
trung can với lời thề "Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm" phải đơn phương
chiến đấu, với cuộc chiến mà thế giới đã cáo chung QLVNCH - một quân đội
tinh nhụê ngày nào nay đã mất hết nhược khí chiến đấu bởi súng đã bị bẽ
gảy, vũ khí, danh dự đều bị tước đoạt.
Năm vị Tướng lãnh và nhiều Sĩ quan thuộc Quân Lực VNCH đã tuẫn tiết để bảo toàn khí tiết vào những ngày tàn cuộc chiến.
Miền Nam Việt Nam hấp hối, đồng bào đổ xô ra biển cả trong cơn hỗn loạn kinh hoàng.
Xin các bạn hãy lắng đọng tâm hồn cùng chúng tôi chia xẻ thảm cảnh bi
thương tột cùng của một gia đình Sĩ quan thuộc Quân lực VNCH: Đại úy
Nguyễn Hữu Cầu sau ngày Miền Nam bị BỨC TỬ.
************ ********* ******
* Alo! Chị Hai .
· Bích đó hả, em đang ở đâu ?
· Em đã tới bến xe Miền Tây rồi, em đang chờ chị Hai đây.
· Làm sao chị Hai có thể nhận ra em?
· Dạ, em đang ở cạnh quán cà phê trước cổng bến xe. Em mặc áo sơ mi trắng, quần tây xanh, đội nón Casquette màu xanh,
· Chị thấy em rồi. Chị đang đi tới em đó. Em thấy chị chưa? Chị mặc quần đen, áo trắng cụt tay đi gần tới em đây nè.
· Em thấy rồi chị Hai ơi. Chị Hai em đây nè.
· Ngọc Bích, em của chị,
· Chị Hai…. chị Hai ơi!
* Em chờ chị có lâu không? Chị ra đây đón em từ nhiều tiếng đồng hồ
rồi, nhưng chị không biết mặt mày em ra sao. Chị phải ngó chừng, phải
hỏi thăm từng người xuống xe đến từ Rạch Giá.
· Chị Hai
ơi! Em vui mừng lắm. Phải trải qua nhiều đoạn đường vất vả em mới có
thể tìm gặp chị hôm nay. Em tạ ơn Trời Đất đã cho em tìm lại được chị
Hai. Em cứ ngỡ như một giấc mơ dài, giấc mơ giữa ban ngày. Em mơ có ngày
tìm gặp được chị Hai nay đã thành sự thật. Chị Hai, chị hãy kể cho em
nghe tại sao gia đình mình ra nông nỗi, sao Ba mình lại mang án khổ sai?
· Em ơi vận nước đảo điên. Ba thân nơi lao lý, chị em chúng ta
cốt nhục chia lìa, cứ ngỡ suốt đời này không có ngày gặp em,
·
Chị Hai ơi! Ba mươi mấy năm qua không mẹ không cha, chị làm sao
sống nổi, bằng cách nào chị Hai còn sống được đến hôm nay? Bằng cách nào
chị Hai tìm gặp được Ba? Bằng cách nào chị Hai tồn tại được giữa cuộc
đời đầy giông bão này trong suốt cả nữa đời người như vậy?
·
Bích em à, ngày 30 tháng 04 đen chị Hai chỉ vừa 4 tuổi, Ba đi tù
cải tạo, mẹ bước sang ngang, em lúc đó vừa mới lên 2 tuổi. Mẹ bồng em
theo đi xây duyên mới. Chị trôi nổi sống với họ hàng, nay ở nhà người
này mai ở nhà khác, làm lụng vất vả để kiếm bát cơm sống khổ sống tủi
nhục qua ngày. Chị Hai chưa từng được cắp sách đến trường như bao nhiêu
đứa trẻ cùng trang lứa khác. Khi Ba mãn hạn tù sau gần 6 năm “cải tạo”,
Ba trở về nhà thì mẹ đã không còn ở nhà để đón Ba nữa. Chị nhớ là chị
cũng chỉ được gặp Ba vài lần, rồi một hôm vào ngày rằm tháng 8, Ba bị
bắt lại, chúng nó hung hung hổ hổ đến nhà xiềng trói ba lại rồi dẫn giải
ba đi, giam cầm tra khảo ít lâu rồi họ đưa Ba ra tòa xét xử, ba bị
tuyên án tử hình về tội “chống phá chính quyền” rồi họ tự động giãm án
xuống còn chung thân khổ sai. Lúc bà nội còn sống thỉnh thoảng bà có dẫn
chị đi thăm Ba, nhưng rồi sau ngày bà nội mất, chị Hai như chiếc lá đơn
độc giữa cơn lốc xoáy giữa giòng đời trôi nổi, thân không nuôi nỗi lấy
thân làm sao dám nghĩ đến chuyện đi thăm nuôi Ba được.
· Chị Hai...ơi .
· Chị biết mình còn có một đứa em trai nhưng đã bị chia cách từ
ngày quê hương bị “giải phóng”, từ ngày cả đất nước này không còn tiếng
súng mà chỉ còn thực tại là bóng tối bủa giăng. Chị bàng hoàng khi được
gặp lại em hôm nay. Bích ơi, hãy nói cho chị nghe tại sao em biết mà
tìm đến chị, mấy mươi năm qua em sống thế nào? Mẹ của mình bây giờ hiện ở
đâu? Mẹ hiện nay ra sao rồi hả em?
· Chị Hai ơi! Ba
mươi mấy năm qua, em cứ ngỡ mình có mẹ có cha, cứ ngỡ Trần Ngọc Bích là
con ông Trần Văn Phụng, dẫu gia cảnh cũng có nhiều khó khăn thiếu túng,
nhưng em cũng may mắn được cắp sách đến trường, học sư phạm rồi ra
trường công tác trong nghành giáo dục. Mùa Thu năm 2002, em được bầu
chọn là giáo viên ưu tú ,
Cơ quan đề nghị kết nạp đảng cho em.
Được trở thành Đảng viên là ước mơ, là công danh sự nghiệp là con đường
thăng tiến cho tất cả những ai đang tồn tại trên đất nước này, dù đang
công tác ở bất cứ ban ngành nào cũng phải có đảng mới thoát ra khỏi tầng
lớp bị trị, mới thay hồn lột xác để đứng vào hàng ngũ của giai cấp lãnh
đạo, giai cấp thống trị. Vào đảng tức là bước vào con đường thăng tiến,
bởi mọi đặc quyền đặc lợi đều nằm trong tay đảng.
Đến năm
2003, Chi bộ chấp thuận và chuyển đề nghị lên cấp trên. Đầu năm 2004, họ
mới cho em biết sự thật rằng giáo viên Trần Ngọc Bích không phải là con
Ông Trần Văn Phụng mà là con của tội phạm Nguyễn Hữu Cầu – một tù nhân
chính trị phạm với mức án chung thân khổ sai.
· Tội
nghiệp cho em, trước thực tế đó, trước sự đả kích gièm pha gay gắt của
đồng nghiệp, của bạn bè như vậy tâm trạng của em lúc đó ra sao?
· Em nghe như Trời Đất điên đảo quay cuồng! "Ba tôi là người tù
chính trị với bản án khổ sai chung thân!" Lúc đó em xé nát và ném tung
tờ đơn xin gia nhập đảng. Không! Tôi không cần đảng tôi chỉ cần phụ tử
tình thâm! Em chạy nhanh về nhà, vừa chạy vừa khóc "Ba ơi! Ba ơi!" Rồi
em vội vã đi tìm Mẹ. Em trách Mẹ tại sao không cho em biết sớm về thân
thế của mình, sao không nói cho em biết em còn có người chị đang lưu
lạc ở phương nào, vì nếu lỡ như đường đời đưa đẩy, hai chị em gặp nhau ở
hoàn cảnh nào đó rồi vô tình mà yêu nhau thì tội lỗi này ai gây ra hỡi
Mẹ? Rồi từ đó em đi tìm Ba và chị. Em lặn lội ra Rạch Giá hỏi han hết
người này đến người nọ trong cả cái thị xã đó. Em nghe người ta nói
trước kia bà nội là giám đốc Nha Khí Tượng, thị xã Rạch Giá, tìm đến nơi
mới biết bà nội đã qua đời. Niềm hy vọng trở nên mịt mùng hơn. Rồi trời
đất run rủi thế nào mà em lại tìm gặp được một người quen cũ của Ba.
Chú ấy cho em biết là Ba mình đang bị tù "cải tạo" ở trại tù Z30A, Xuân
Lộc, Đồng Nai và chú ấy cũng cho em biết là chị hai vẫn còn sống… chị
hiện đang ở đâu đó tại Sài gòn. Em lại tiếp tục cuộc hành trình phải tìm
Ba, tìm chị. Khó khăn lắm, qua bao đoạn đường đói lả em mới tìm đến
được Trại tù nơi đảng và nhà nước đang giam giữ Ba. Vì không biết thủ
tục thăm nuôi là phải xin giấy phép từ địa phương nên dù em đã van xin,
đã năn nỉ hết lời nhưng họ vẫn cương quyết từ chối, không cho em vào gặp
Ba. Đứng trước cửa nhà tù nhìn qua song sắt, em gọi "Ba ơi! Con bất
hiếu để Ba trãi qua đoạn trường đói lạnh non một phần ba thế kỷ rồi, Ba
bị giam hãm, bị chôn vùi cuộc đời nơi chốn âm u, non phần ba thế kỷ Ba
bị đọa đày trong lao tù của đảng mà một thời con đã từng mơ ước mình là
một đảng viên! "Trời ơi! Non một phần ba thế kỷ ai chia lìa tình phụ tử
xót thương thế này? Chị Hai ơi, Còn có lời nào để em có thể nói hết nỗi
đau đớn hận tủi lẫn xót xa này?
* Ngọc Bích em, 35 năm gia đình
chúng ta nổi trôi cùng vận nước, điêu linh cùng đồng bào, 35 năm cốt
nhục phân ly, 35 năm Ba còn lại những gì? Trong bão táp tả tơi đời chiến
sĩ, một đời tài hoa cây đàn tiếng hát, giờ Ba của chúng ta đôi mắt đã
mù lòa, Ba của chúng ta hiện tại hình dáng như quái nhân sống trong tận
cùng của nổi chết.
· Chị Hai ơi! Dầu Ba mình có ra sao
đi nữa, em cũng tự hào hãnh diện là con của Ba, con của Nhạc Sỹ Nguyễn
Hữu Cầu, con của một Đại Úy Quân lực VNCH. Chị Hai hãy đưa em đến Xuân
Lộc, Đồng Nai thăm Ba. Em muốn được gặp Ba vì đó là tiếng gọi thiêng
liêng, là khát khao tình Phụ Tử.
· Nguyễn Thị Anh
Thư, đứa con gái của người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu, lưu lạc từ khi vừa
lên 4 tuổi, khi cha bị "tập trung cải tạo, mẹ cất bước sang ngang từ 35
năm qua
Con đi tìm cha hơn 30 năm dài lao lý.
· Con đi tìm cha Nhạc sỹ Nguyễn Hữu Cầu.
· Con đi tìm cha tình phụ tử thâm sâu.
· Con đi tìm Cha, Cha ơi ở nơi đâu?
· Cơn xóay cuộc đời qúa bể dâu.
· Oan khiên vây phủ trắng mái đầu,
· Thân ta mòn mỏi trong lao lý.
· Thương mấy con thơ lắm dãi dầu.
· Nguyễn Hữu Cầu có thăm nuôi .
· Có thăm nuôi? Ai vào thăm nuôi tôi? Hơn 30 năm dài nơi lao lý
từ ngày mẹ mất, người thăm tôi duy nhất là con gái của tôi Nguyễn Thị
Anh Thư. Nhưng vài năm cháu mới có điều kiện thăm tôi một lần vì gia
cảnh nghèo túng, đời sống lứa đôi của cháu lại không được hạnh phúc, lại
phải gánh thêm người cha tù chính trị với mức án chung thân! Tôi làm
cha mà chưa một lần được dạy dỗ, dưỡng nuôi con, lại để cho con vì tôi
phải mang nhiều khổ lụy, lao tù chưa phải là nổi đau tận cùng đang dày
xéo lòng tôi.
Hôm nay không biết có việc gì xẩy ra cho con gái
của tôi mà cháu lại vào thăm tôi bất thường như thế này? Cầu xin Ơn
Trên ban bình an cho các con của tôi.
· Ngọc Bích ơi!
Ba của mình ra kìa. Người đàn ông gầy yếu đầu bị nấm tóc, mặc bộ đồ tù
có sọc trắng đen là Ba của mình đó,
· Trời ơi! Ba của mình tàn tạ đến như vậy hả chị Hai? Ba ơi! Ba, con là Ngọc Bích là đứa con trai thất lạc của Ba đây,
· Chúng con chào Ba.
· Anh Thư hôm nay có việc gì mà đến thăm Ba bất ngờ vậy? Hoàn
cảnh con ở bên ngoài cũng nhiều khó khăn lắm . Một năm thăm Ba một hai
lần cho Ba được gặp con, biết con khỏe mạnh là đã an ủi cho Ba lắm
rồi... Hình như có ai cùng đến đây với con phải không?
· Dạ, thưa Ba! Đó là Ngọc Bích là em trai của con, con trai của Ba đó.
· Hả? Ngọc Bích, con là Ngọc Bích, con của mẹ Bích Nguyệt phải không?
· Dạ thưa phải, Ba ơi, con là Ngọc Bích là con của Ba đây!
· Trời ơi! Con trai của tôi (Nức nở, Nguyễn Hữu Cầu quỳ xuống
chấp tay lạy Trời Đất). Xin tạ ơn Trời Đất đã đoái thương, ba mươi mấy
năm cha con đã có ngày gặp lại. Con ơi, ba mươi mấy năm dài đăng đẳng ai
bồng ai ẵm, ai dưỡng nuôi dạy bảo con nên người? Ba mươi mấy năm rồi,
Ba chưa một lần làm bổn phận của người cha. Các con hãy tha thứ cho Ba,
vì vai Ba nặng gánh sơn hà và vì thân xác Ba mang xíềng xích ba mươi mấy
năm bởi một vụ án oan sai Ba không rửa sạch, Chỉ vì Ba không thể làm
ngơ để mặc cho bọn tham quan lạm dụng chức quyền hà hiếp lương dân, giết
người vô tội, chỉ vì Ba sống trọn vẹn với lương tâm và lý tưởng của một
người con của đất Việt có lương tri. Ba sống không thẹn với tiết tháo
một con người dầu trong lúc sa cơ thất thế.
Ba xin lổi các
con vì Ba đã để con lâm vào cảnh ngộ này. Ba mươi mấy năm dài vất vả
điêu linh, gặp lại hai con trong hoàn cảnh tù đầy, còn cảnh đời nào éo
le đớn đau hơn .
Ngọc Bích ơi, con có tủi thẹn khi biết mình có một người Cha là người bị tù đầy với bản án chung thân?
· Không! Không! Ba ơi! Được gặp Ba là con đã mãn nguyện lắm
rồi. Con không cần gì hết. Tất cả công danh sự nghiệp đâu sánh bằng tình
phụ tử mà con đã tìm lại được hôm nay, con cần có Ba hơn tất cả bởi con
biết rằng thân thể hình hài này là chính Ba tạo cho con. Con chỉ mong
muốn được chăm sóc ủi an cho Ba lúc tuổi già dẫu có đói nghèo hoạn nạn,
con muốn được cùng Ba san sẽ nỗi đau chung .
· Ba ơi
con chỉ trách là trách Mẹ sao Mẹ không cho con biết sự thật về thân thế
của con, nếu con được biết sớm hơn và sớm tìm gặp chị Hai, thì có lẽ 2
chị em thường xuyên thăm Ba, an ủi cho Ba để Ba có chút tình cảm gia
đình chắc Ba đở phần đau đớn tinh thần. Con không thể tưởng tượng nổi
non một phần ba thế kỷ dài Ba của con đói lạnh cô đơn trong bóng tối lao
tù, mà con nào có hay có biết!
Con à đây có lẽ là định
mệnh cũng có thể là sứ mệnh của Ba, Ba khuyên các con đừng có hờn trách
Mẹ, Mẹ vẫn là Mẹ của các con hãy tận tình phụng dưỡng Mẹ số phận của Ba
đã được an định, còn được gặp gở các con hôm nay là hạnh phúc lớn lao
cho Ba rồi, Ba chỉ tiếc đôi mắt đã mù lòa không còn thấy rỏ mặt các con,
hoàn cảnh cách ngăn không cho ba được ôm các con vào lòng Ngọc Bích,
Anh Thư, Ba cảm ơn các con, Ba cám ơn Đất Trời đã cho cha con mình có
ngày đoàn tụ hôm nay.
· Ba ơi, hồi nãy trước
khi Ba ra đây, mấy ông cán bộ có bảo với chúng con là người ta nói Ba
viết đơn "Xin ân xá" thì sẽ được thả nhưng Ba nhất định không xin ân
xá! Tại sao vậy Ba? Sao Ba lại không xin ân xá để sớm được về với chúng
con, Ba không nhớ không thương chúng con sao Ba ?
· Anh
Thư à, con biết là Ba thương chúng con lắm. Đời của Ba không có gì hạnh
phúc bằng được sống bên cạnh các con, nhưng Ba không có tội! Vì lý do
đó Ba không thể nào xin ân xá, Ba không có làm gì nên tội thì tại sao
phải xin tha ? Ba quyết định sống trọn vẹn với lý tưởng của Ba. Ba mong
là các con hiểu cho Ba, cùng san sẻ hoài bão của Ba. Các con hãy quay
về, chị em đùm bọc nhau, đừng qúa bận lòng lo lắng cho Ba. Ba không sao
đâu. Nơi này Ba cũng có anh em, cũng có những người tiếp nối con đường
Ba còn dang dở .....
· Này anh Cầu! – tên cán bộ trại
tù cắt ngang- Anh mà còn nói chuyện phản động nữa, chúng tôi cắt thăm
nuôi và đưa anh vào biệt giam đó. Ba mươi mấy năm cải tạo, anh vẫn chưa
tẩy được cái tinh thần phản động đó ra khỏi não trạng của anh sao?
· Phản động à! -Nguyễn Hữu Cầu bình thản đáp lại- Được, cứ
cho là tôi phản động đi, còn Đảng của các anh là đảng phản nước hại dân,
hà hiếp dân lành giết người diệt khẩu. Các anh bắt tôi vào tù, kêu án
tử hình, rồi chung thân khổ sai, chỉ vì tôi dám đứng lên tố cáo vạch
trần tội ác tày trời của những tên đảng viên thuộc đảng ủy Tỉnh Kiên
Giang! Đảng của các anh tra tấn, hành hạ tôi đủ mọi hình thức dã man,
mục đích là muốn giết tôi để bịt miệng, giam cầm tôi suốt đời trong bóng
tối cốt là để vùi lấp vụ án oan sai 28 năm về trước, đây là một tội ác
tầy Trời. Các anh có biết không?
· Này anh em! Xách
nách tên phản động này dẫn vào trong, đưa vào Khu Biệt giam cùm cả tay
chân và cắt hết mọi thăm nuôi nhận quà.
· Ba ơi! Ba….
· Anh Thư, Ngọc Bích các con hãy về đi. Hãy nói lại những điều
các con được tai nghe mắt thấy hôm nay cho đồng bào trong và ngoài nước
biết rằng Ba Vô Tội ,Nguyễn Hữu Cầu VÔ TỘI. Kẻ có tội chính là ác đảng
Việt gian ! Bán nước . Tôi VÔ TỘI! TÔI VÔ TỘI! Tôi VÔ
TỘI........
NGƯỜI TÙ XUYÊN THẾ KỶ- NGUYỄN HỮU CẦU.
Trả lờiXóaNgười chết cũng rất cần phục hồi danh dự tổ quốc tri ơn; song song cạnh đó, vì nhân đạo sống còn cho cho nhửng xác sống chiến binh VNCH đang ở " tù trong " như Đại Úy Nguyễn Hữu Cầu, Trung Úy Trương văn Sương được phát hiện; còn nhiều anh hùng tử sĩ VNCH vẫn chua phát hiện, còn ẩn giấu trong nhà tù biên giới Việt Trung.Nếu nói thêm "Tù ngoài" của xã hội cộng sản miềm nam, còn biết bao nhiêu người vượt tù...trốn trại đang sống lẩn khuất, vô gia cư, vô nghề nghiệp vô tổ quốc...đang lẫn lộn chung cùng với lý tưởng tam vô người cộng sản!?
Đây là tiếng kêu cấp thiết nhân đạo cho những kẻ có trách nhiệm với tự do dân chủ miền nam VN của người đồng minh, chiến tuyến tự do VNCH..Là ưu tiên cho " Xác sống VNCH " trong cộng cuộc phục hồi lại dân chủ-hòa bình; tự do dân tộc của người Việt Quốc gia Việt Nam!!!
Huỳnh Mai St.8872