Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

KỸ NIỆM- QL. VNCH - 19/6/2012



KỸ NIỆM- QL. VNCH - 19/6/2012
                  
Sưu tập: Ngày QL.VNCH

Tg: Huỳnh Mai St.8872
June, 19- 2012
8: 30PM





 Vinh Danh Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa


            

                 
                  
                                                   



LỊCH SỬ NGÀY QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA, 19-6

1.      TÌNH HÌNH SAU CUỘC ĐẢO CHÁNH NGÀY 1-11-1963

Sau khi đảo chánh lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm ngày 1-11-1963, các tướng lãnh trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) thành lập Hội
Đồng Quân Nhân Cách Mạng (HĐQNCM) do trung tướng Dương Văn Minh làm chủ tịch và lên nắm chính quyền. Hội Đồng QNCM cử Nguyễn Ngọc Thơ lập chính phủ lâm thời.

Chính phủ này chỉ tồn tại trong ba tháng và bị trung tướng Nguyễn Khánh chỉnh lý ngày 30-1-1964. Trung tướng Khánh vẫn giữ trung tướng Dương Văn Minh làm quốc trưởng và Nguyễn Khánh tự đứng ra lập chính phủ ngày 8-2-1964.

Tại Vũng Tàu, ngày 16-8-1964 trung tướng Nguyễn Khánh họp Hội đồng tướng lãnh, mà từ nay được gọi là Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng (chứ không phải là Quân Nhân Cách Mạng). Đồng thời trong cuộc họp này, Hội đồng QĐCM thông qua một hiến chương mới, về sau thường được gọi là Hiến chương Vũng Tàu, và bầu trung tướng Nguyễn Khánh lên làm chủ tịch VNCH, trung tướng Dương Văn Minh làm cố vấn.

Hiến chương Vũng Tàu ngày 16-8-1964 gồm “Lời nói đầu”, 8 thiên, 62 điều, bị chống đối từ nhiều phía, nhất là trong giới tín đồ Phật giáo và sinh viên học sinh. Nhiều cuộc biểu tình xảy ra tại các tỉnh trên toàn quốc, nhất là tại các thành phố phía bắc miền Trung như Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi....

Tại Sài Gòn, hàng ngàn người biểu tình trước chợ Bến Thành ngày 25-8-1964, kéo đến phủ chủ tịch (dinh Gia Long), đả đảo độc tài, đả đảo Hiến chương Vũng Tàu. Đoàn biểu tình càng lúc càng đông và không chịu giải tán. Cuối cùng trung tướng Nguyễn Khánh xuất hiện, cũng hô to khẩu hiệu: “Đả đảo độc tài quân phiệt”, tuyên bố hủy bỏ Hiến chương Vũng Tàu và từ chức.

Chiều 25-8, HĐQĐCM họp gấp tại bộ Tổng tham mưu. Cuộc họp kéo dài trong nhiều ngày. Ngày 26-8, HĐQĐCM ra tuyên cáo gồm các điểm: thu hồi hiến chương ngày 16-8-1964; sẽ bầu nguyên thủ quốc gia và sẽ ủy cho nguyên thủ quốc gia thực hiện cơ cấu dân chủ; các tướng lãnh sẽ
trở về với quân đội; ủy cho chính phủ hiện thời tạm điều hành việc nước. Như thế là Hiến chương Vũng Tàu chính thức bị bãi bỏ ngày 16-8-1964, nhưng hậu chấn vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến tình hình.

Ngày 27-8-1964, HĐQĐCM quyết định thành lập Ban Lãnh đạo Lâm thời Quốc gia (LĐLTQG) gồm tam đầu chế là các trung tướng Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh và Trần Thiện Khiêm, trong đó Dương Văn Minh làm quốc trưởng, Nguyễn Khánh làm thủ tướng, Trần Thiện Khiêm đứng đầu quân đội. Hội đồng QĐCM cử chính phủ Nguyễn Khánh tiếp tục nhiệm vụ, nhưng phải triệu tập Quốc dân Đại hội trong vòng hai tháng.

Ngày 6-9, HĐQĐCM thông báo thành lập Thượng Hội đồng Quốc gia (THĐQG) để cố vấn cho Ban LĐLTQG. Ngày 7-9, HĐQĐCM bầu trung tướng Dương Văn Minh làm chủ tịch Ban LĐLTQG. Tình hình chính trị vẫn không ngừng xáo trộn, cao điểm là binh biến ngày 13-9-1964 do trung tướng Dương Văn Đức và thiếu tướng Lâm Văn Phát lãnh đạo. Cuộc binh biến không được HĐQĐCM ủng hộ. Ngày 15-9-1964, trung tướng Dương Văn Đức rút quân và tuyên bố không phải là đảo chánh, mà chỉ có cuộc biểu dương lực lượng để cứu vãn uy tín chính phủ và quân đội.

Tình hình tạm thời lắng dịu. Ngày 26-9-1964, Thượng Hội đồng Quốc gia (THĐQG) làm lễ trình diện tại Hội trường Diên Hồng (đường Công Lý, Bến Chương Dương). Hôm sau, THĐQG bầu ông Phan Khắc Sửu làm chủ tịch THĐ. Do áp lực từ nhiều phía, ngày 19-10-1964, ban LĐLTQG đưa ra tuyên bố rằng THĐQG có quyền và có bổn phận thực hiện các cơ cấu quốc gia, chọn quốc trưởng và lập chính phủ trước ngày 27-10-1964.

Thượng HĐQG công bố Hiến chương Lâm thời ngày 20-10-1964, gồm 10 thiên, 49 điều, theo đó Việt Nam là một nước Cộng Hòa, lãnh thổ bất khả phân, chủ quyền thuộc về toàn dân. Quyền lập pháp thuộc về Quốc dân Đại hội (QDĐH), do dân bầu. Quốc dân đại hội có quyền tuyển chọn quốc trưởng. Quốc trưởng đứng đầu ngành hành pháp, chỉ định thủ tướng với sự chấp thuận của QDĐH. Quyền tư pháp thuộc về Hội đồng thẩm phán tối cao. Thượng Hội đồng sử dụng quyền của QDĐH cho đến khi QDĐH được thành lập. Lúc đó, THĐ sẽ là thượng viện.

Thượng HĐQG bầu chủ tịch THĐQG là Phan Khắc Sửu làm quốc trưởng VNCH ngày 24-10-1964 và hôm sau 25-10, bầu Nguyễn Xuân Chữ làm quyền chủ tịch THĐQG, thay Phan Khắc Sửu. Ban LĐLTQG liền chính thức chuyển giao quyền hành cho tân quốc trưởng Phan Khắc Sửu ngày 26-10-1964, đồng thời thủ tướng Nguyễn Khánh đệ đơn từ chức.

Ngày 31-10-1964, quốc trưởng Phan Khắc Sửu ban hành sắc lệnh SL.005/QT/SL, bổ nhiệm ông Trần Văn Hương lập nội các. Trần Văn Hương thành lập chính phủ hoàn toàn dân sự ngày 4-11-1964. Tuy đã có Hiến chương Lâm thời (20-10-1964) và chính phủ dân sự, Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng được xem như chấm dứt hoạt động, nhưng quyền lực thật sự ngấm ngầm vẫn nằm trong tay các tướng lãnh.

Ngày 24-11-1964, trung tướng Dương Văn Minh được thăng đại tướng. Một ngày sau, trung tướng Nguyễn Khánh cũng vinh thăng đại tướng. Lúc đó, các tướng mới lên chức khác liên kết thành một thế lực quan trọng thường được gọi là các tướng trẻ (báo chí Mỹ gọi là Young Turks).
Ngày 18-12-1964, các tướng trẻ áp lực đại tướng Nguyễn Khánh lập Hội đồng Quân lực (HĐQL) để biểu quyết các vấn đề quan trọng, kể cả việc
thăng thưởng trong quân đội. Tổng tư lệnh quân đội không còn được toàn quyền. Trong khi đó, đại tướng Nguyễn Khánh cũng muốn lập HĐQL
để làm hậu thuẫn cho mình.

Ngày 20-12-1964, HĐQL tuyên bố giải tán THĐQG vì đã gây chia rẽ, lưu nhiệm quốc trưởng Phan Khắc Sửu, tín nhiệm thủ tướng Trần Văn Hương.  Tuy nhiên, chính phủ Trần Văn Hương lại bị phản đối, phải cải tổ ngày 18-1-1965, trong đó có 4 tướng lãnh tham gia. Dầu vậy, tình hình vẫn bất ổn. Ngày 27-1-1965, HĐQL quyết định giải tán luôn chính phủ Trần Văn Hương, ủy nhiệm đại tướng Nguyễn Khánh giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị, triệu tập ngay Hội đồng Quân dân, lưu nhiệm quốc trưởng Phan Khắc Sửu.

Sau một thời gian thăm dò, ngày 16-2-1965, đại tướng Nguyễn Khánh, thừa ủy nhiệm HĐQL, bổ nhiệm Phan Khắc Sửu làm quốc trưởng và Phan Huy Quát làm thủ tướng. Ba ngày sau khi chính phủ Phan Huy Quát được thành lập, đại tá Phạm Ngọc Thảo và thiếu tướng Lâm Văn Phát cầm đầu cuộc đảo chánh ngày 19-2-1965. Binh biến bị thất bại chẳng những vì không được các tướng trẻ ủng hộ, mà còn bị phía Phật giáo và sinh viên học sinh phản đối. Phạm Ngọc Thảo bỏ trốn.

Sau khi tạm ổn định tình hình, ngày 20-2-1965, HĐQL quyết định thay thế đại tướng Nguyễn Khánh, và cử trung tướng Trần Văn Minh, tham mưu trưởng Liên quân, lên làm tổng tư lệnh quân lực VNCH. Trong khi đại tướng Dương Văn Minh được đưa đi làm đại sứ Thái Lan từ tháng 12-1964, thì nay đại tướng Nguyễn Khánh được bổ nhiệm đại sứ lưu động và rời Việt Nam ngày 25-2-1965.

Những bất ổn chính trị từ khi chính phủ Ngô Đình Diệm bị sụp đổ cho đến nay đưa đến những hậu quả rất bất lợi cho VNCH. Tuy quân đội Hoa
Kỳ gia tăng oanh tạc Bắc Việt, Bắc Việt vẫn tiếp tục xua quân xâm nhập miền Nam, đe dọa VNCH.

2. NGÀY QUÂN LỰC (19-6)

Ngày 25-5-1965, thủ tướng Phan Huy Quát cải tổ chính phủ, bổ nhiệm một số tổng trưởng mới. Quốc trưởng Phan Khắc Sửu không đồng ý. Vì
sự bất đồng giữa thủ tướng và quốc trưởng, xảy ra khủng hoảng nội các. Cuộc khủng hoảng trầm trọng thêm khi tổng hội sinh viên, một số đoàn thể chính trị và các đoàn thể giáo dân Ky-Tô giáo lần lượt yết kiến quốc trưởng Phan Khắc Sửu, phản đối chính phủ Phan Huy Quát. (Nguyễn Trân, Công và tội, những sự thật lịch sử, California: Nxb. Xuân Thu, 1992, tt. 542-544. Nguyễn Trân là hội viên HĐQGLP, có mặt trong cuộc họp này.)

Ngày 9-6-1965, thủ tướng Phan Huy Quát họp báo, tường trình về cuộc khủng hoảng chính trị và đề nghị các tướng lãnh đứng ra làm trung gian để giữ thế quân bình cho đến khi có một chính phủ dân cử. Trong cuộc họp tối 11-6-1965, các tướng lãnh áp lực quốc trưởng Phan Khắc Sửu, thủ tướng Phan Huy Quát cùng HĐQGLP giao trả lại quân đội trách nhiệm và quyền lãnh đạo quốc gia mà HĐQL đã ủy thác cho chính phủ dân sự.

Vừa vì bất đồng, vừa vì áp lực của các tướng lãnh, quốc trưởng Phan Khắc Sửu, thủ tướng Phan Huy Quát và chủ tịch Hội đồng Quốc gia Lập
pháp Phạm Xuân Chiểu đồng ký bản tuyên cáo ngày 11-6-1965, nguyên văn như sau:

“Sau khi duyệt lại tình trạng ngày càng một khẩn trương của đất nước, sau khi đã xét lại và xác nhận rằng: những cơ cấu và thể chế Quốc Gia hiện tại không còn phù hợp với tình thế, sau khi đã hội ý cùng toàn thể tướng lãnh Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa tại Phủ Thủ Tướng ngày 11-6-1965, chúng tôi, Quốc Trưởng Việt Nam Cộng Hòa, Hội Đồng Quốc Gia Lập Pháp, Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa đồng thanh quyết định long trọng trao trả lại cho Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa trách nhiệm và quyền hành lãnh đạo quốc gia đã được Hội Đồng Quân Lực ủy thác cho chúng tôi chiếu theo Quyết Định số 8 ngày 5-5-1965, Tuyên Cáo số 7 ngày 5-5-1965, Quyết Định số 5 ngày 16-2-1965, Quyết Định số 6 ngày 17-2-1965 và Quyết Định số 4 ngày 16-2-1965.

Yêu cầu toàn thể đồng bào các giới không phân biệt giai tầng địa phương, đảng phái và tôn giáo, ủng hộ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong việc lãnh đạo toàn Quân và toàn Dân đúng theo tinh thần của Cách Mạng 1-11-1963.” (Trích từ Phạm Phong Dinh, “Ý nghĩa Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa”, tạp chí Thế Giới Mới, Houston, 7-6-2009.)

Ngày 14-6-1965, HĐQL họp tại Sài Gòn, đồng thanh chấp nhận đứng ra lãnh trọng trách điều khiển quốc gia một lần nữa, thành lập một ủy ban
lãnh đạo của quân lực mệnh danh là Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia (UBLĐQG). Ủy ban LĐQG thay mặt toàn thể quân lực VNCH điều khiển quốc gia, có nhiệm vụ thiết lập thể chế và các cơ cấu quốc gia cùng thành lập một nội các chiến tranh. Sau đây là nguyên văn bản quyết định ngày 14-6-1965 của Hội đồng tướng lãnh:

“- Sau khi nghiên cứu Bản Tuyên Cáo Chung của Quốc Trưởng, Hội Đồng Quốc Gia Lập Pháp và Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa ngày 11-6-1965 trao trả trách nhiệm và quyền hành lãnh đạo Quốc Gia cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

- Chiếu biên bản Đại Hội Đồng các Tướng Lãnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ngày 12-6-1965. Các Tướng Lãnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Tư Lệnh các vùng chiến thuật và quân binh chủng đã quyết định:

Quyết Định:

Điều 1. Thành lập một ủy ban lãnh đạo của Quân Lực mệnh danh là Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia.

Điều 2. Thành phần của Ủy Ban nói trên gồm có: một Chủ Tịch, một Tổng Thư Ký, một Ủy Viên phụ trách điều khiển Hành Pháp, Tổng Trưởng Quốc Phòng, Tổng Tham Mưu Trưởng, các Tư Lệnh Vùng Chiến Thuật, Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô.

Điều 3. Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia thay mặt toàn thể Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa điều khiển Quốc Gia.

Điều 4. Hoàn toàn tín nhiệm và chỉ định:

A. Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia: Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu.
B. Tổng Thư Ký: Trung Tướng Phạm Xuân Chiểu.
C. Ủy Viên phụ trách điều khiển Hành Pháp: Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ.

Điều 5. Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia có nhiệm vụ thiết lập thể chế và các cơ cấu Quốc Gia cùng thành lập một Nội Các Chiến Tranh.” (Trích từ Phạm Phong Dinh, “Ý nghĩa Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa”, tạp chí Thế Giới Mới, Houston, 7-6-2009.)


Sau khi tuyên bố nhận lãnh trách nhiệm đứng ra điều khiển đất nước, các tướng lãnh đề cử: trung tướng Nguyễn Văn Thiệu giữ chức chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia (UBLĐQG), nhiệm vụ và quyền hành quốc trưởng; trung tướng Phạm Xuân Chiểu làm Tổng thư ký UBLĐQG; thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ là ủy viên phụ trách điều khiển hành pháp, nhiệm vụ và quyền hành thủ tướng.

Ngày 19-6-1965, HĐQL quyết định giải tán Hội đồng Quốc gia Lập pháp (quyết định số 4/QLVNCH), ban hành Ước pháp Tạm thời gồm 7 thiên, 25 điều, và thiết lập các tổ chức: Đại Hội Đồng Quân Lực, UBLĐQG, UBHPTƯ, Hội đồng An ninh Quốc gia, Hội đồng Kinh tế và Xã hội, Thượng Hội đồng thẩm phán (quyết định số 5/QLVNCH). Chủ tịch UBLĐQG Nguyễn Văn Thiệu liền ký sắc lệnh 001/a/CT/LĐQG thành lập nội các chiến tranh, gọi là Ủy ban Hành pháp Trung ương (UBHPTƯ).

Đại Hội Đồng Quân Lực gồm tất cả các tướng lãnh trong quân đội VNCH. Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia gồm trung tướng Nguyễn Văn Thiệu (chủ
tịch), trung tướng Phạm Xuân Chiểu (Tổng thư ký), thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ (Ửy viên hành pháp), tổng trưởng Quốc phòng, tổng tham mưu
trưởng, bốn tư lệnh bốn Vùng chiến thuật và tư lệnh Biệt khu thủ đô. Ủy ban hành pháp Trung ương do trung tướng Nguyễn Văn Thiệu bổ
nhiệm bằng sắc lệnh số 001/a/CT/LĐQG Ngày 19-6
, ngoài chủ tịch là thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ còn có 5 tổng ủy viên, 10 ủy viên và 2 thứ ủy.

Khác với những lần đảo chánh hay chỉnh lý trước đây, lần này do tranh chấp giữa các chính khách dân sự và với sự thỏa thuận của phía chính phủ dân sự, các tướng lãnh ra nắm chính quyền. Từ đây, Ngày 19-6 được xem là ngày kỷ niệm Quân lực VNCH nắm chính quyền, và thường được gọi là NGÀY QUÂN LỰC. (Trích Việt sử đại cương tập 6.)


Trần Gia Phụng
2010/06/10

phungtrangia@yahoo.com
http://www.vietland.net/main/showthread.php?t=13372


Nguồn: Internet E-mail by Chủ tịch LHCCS/HTĐ Tạ Cự Hải, CTCT/QL-
Những cuộc duyệt binh 71=>73 của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, qua các mã nguồn:



Ngày Quân Lực VNCH
 Vi Anh   
Thứ Hai, 18 Tháng Tác Giả: Vi 6 Năm 2012 21:14
Sau nửa thế kỷ Mỹ tham chiến ở VN, nhân ngày Chiến sĩ Trận Vong 28/05/2012, trước tượng đài ghi tên 58,000 quân nhân Mỹ hy sinh trong Chiến Tranh Việt Nam,
Tổng Thống Mỹ Barack Obama long trọng vinh danh những quân nhân Mỹ đã tham gia Chiến Tranh Việt Nam. Và Ông bảo cần phải rút kinh nghiệm Chiến Tranh VN, khi gửi quân chiến đấu ở ngọai quốc, chính phủ phải định nghĩa rõ mục tiêu và nhiệm vụ, phải được yểm trợ đầy đủ người đi xa đánh trận và không hất hủi khi trở về dù sứ mệnh không thành. Lời nói này vừa là một lời khuyên rút kinh nghiệm cho tương lai vừa là lời hối hận về những hành động thiếu đãi ngộ xứng đáng đối với những người con yêu của Tổ Quốc Mỹ.
Lời nói ấy giải thích tại sao người Mỹ gốc Việt sanh trong chiến tranh, trưởng thành trong khói lửa, suốt 37 năm nước mất nhà tan, bôn ba nơi hải ngọai vẫn lên tục cử hành Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đều đều. Ngày 19 tháng 6 là Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà [QLVNCH]. Đó là ngày ghi nhớ ơn của những nam nữ quân nhân Việt Nam Cộng Hoà đã vì nước hy sinh, vì dân chiến đấu khi còn ở nước nhà. Và những người ấy bây giờ nay đã lớn tuổi mà không nghỉ ngơi, coi mình chưa xong nhiệm vụ, chưa giải ngũ, vẫn tiếp tục cùng đồng bào quân dân cán chính chiến đấu bằng con tim bộ óc trong một cuộc “chiến tranh khác” (other war) – là cuộc chiến tranh chánh trị, đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN.Và cuộc chiến này đang thắng lợi đến đổi CS Hà nội muốn mua vũ khí trả tiền nhiều mà Mỹ không đồng ý vì nhà cầm quyền CS Hà nội vi phạm nhân quyền.
Một, trong chiến tranh Quốc Cộng ở nước nhà VN. Trong cuộc chiến tranh tự vệ chánh đáng chống lại sự xâm lược của CS Bắc Việt, QLVNCH là những người Việt Bắc, Trung, Nam, đồng bào Thượng, đồng bào gốc Miên đem những ngày hoa mộng của đời mình để chiến đấu cho tự do, dân chủ của đồng bào, bảo vệ quê hương xứ sở, nền văn hóa quốc gia dân tộc trước làn sóng xâm lăng của CS. Chiến đấu hào hùng, bẻ gãy mọi cuộc tấn công của CS. Dù mới thành lập nhưng kiên cường chiến đấu suốt hai thời đệ nhứt và đệ nhị VNCH. Không một xóm, một làng, một quận nào của Miền Nam từ Bến Hải đến mũi Cà mau, CS tấn công mà CS chiếm giữ được. Còn dân chúng VNCH chạy giặc là chạy vô vùng “quốc gia”, theo quân đội VNCH, chớ không chạy theo CS Bắc Việt hay du kích Việt Cộng. Đi trong vùng hẻo lánh đất liền thấy đồn nghĩa quân, ngòai biển thấy tàu tuần duyên của Hải Quân VNCH là yên tâm coi như được chánh quyền bảo quốc, an dân.
Có trên 400,000 quân nhân VNCH đã hy sinh cho Tổ Quốc. Nếu so với dân số Mỹ với số 2 triệu quân nhân thương vong trong cuộc Chiến Tranh Nam Bắc của Mỹ, tỷ lệ tổn thất của QLVNCH cao gấp đôi của Mỹ. Nếu không thực sự dũng cảm chiến đấu, nếu không quyết tâm vì dân chiến đấu, vì nước hy sinh như lời tâm niệm của Quân Đội VNCH thì không có tổn thất lớn lao như vậy.
Với độ lùi thời gian quá đủ - 37 năm -, với tài liệu về Chiến tranh VN Mỹ đã giải mật gần hết, những nhà nghiên cứu và lịch sử đã trả lại chân lý cho QLVNCH một thời bị Phản Chiến Mỹ gieo tiếng oán một cách oan sai trên truyền thông và dư luận Mỹ. Rõ rệt như trong cuộc Tổng Công Kích Tết Mậu Thân của Cộng sản Bắc Việt, quân nhân VNCH đã chống trả một cách quyết liệt và hữu hiệu. Không một đơn vị nào bị tan rã, không một thành phố nào CS chiếm giữ được.
Trái lại quân của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam bị nướng gần hết. Các sư đoàn xâm nhập của CS Bắc Việt bị phản công điên đảo phải rút qua biên giới Miên, Lào dưỡng quân, tạo một thời kỳ hậu Mậu Thân rất yên ổn cho VNCH.
Lúc bấy giờ tinh thần quân dân như cá với nước lên cao làm thanh niên VN tình nguyện vào QLVNCH quá đông khiến QLVNCH ngưng tuyển mộ và cho quân nhân gốc giáo chức biệt phái về trường tiếp tục dạy học.
Quân lực VNCH chiến đấu hào hùng, dũng cảm. Tiêu biểu như trong trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, CS Bắc Việt pháo kích như mưa, dùng chiến xa tấn công liên tục. QLVNCH đã anh dũng tử thủ chiến trường An Lộc. Một tiểu đội hạ được hai xe tanks. Đánh đuổi hết bộ đội CS Bắc Việt bao vây, làm ngạc nhiên Mỹ và thế giới.
Trong trận Khe Sanh, báo chí phản chiến của Mỹ ở Saigon, ăn ngủ trong phòng lạnh chê QLVNCH. Trái lại người quân nhân Mỹ ở chiến truờng rất kính phục. Trên Báo Armed Forces Journal của Mỹ số 19 tháng 4 năm 1972, Đại tá Robert Monelli, một sĩ quan Hoa Kỳ có mặt trong mặt trận đó đã kể lại: "Một tiểu đoàn VNCH với 420 binh sĩ bị bao vây liên tiếp trong ba ngày bởi một trung đoàn Cộng Sản độ 2,500 đến 3,000 tên. Quân đội Hoa Kỳ không thể tiếp tế cho họ được. Họ phải chiến đấu cho tới khi gần hết đạn, rồi mở đường máu bằng khí giới tịch thu của địch. Họ đã mang theo tất cả binh sĩ bị thương và cả một số xác chết. Không ảnh thám sát chụp được rõ ràng có 637 xác địch rải rác chung quanh căn cứ. Về phía quân đội VNCH, tiểu đoàn trên chỉ còn lại có 253 binh sĩ sau khi đến được vòng đai bạn.”
Trong thời kỳ Mỹ Việt nam hoá chiến tranh và thi hành Hiệp Định Paris năm 1972, các cuộc nghiên cứu sau này của những chiến lược gia Mỹ, đặc biệt là ở Đại Học Texas cho biết nếu Quân lực Mỹ bị cúp quân viện như QLVNCH, thì Quân Lực Mỹ chỉ có thể chịu đựng ba tháng mà thôi, chớ không phải ba năm như QLVNCH.
Và trận chiến sau cùng khi VNCH bị Mỹ bức tử. Mỹ cúp viện trợ chánh quyền VNCH, cúp quân viện QLVNCH, kể cả đạn dược và xăng dầu thiết yếu. Thế nhưng một sư đoàn của QLVNCH đã anh dũng cầm cự chiến đấu với bốn sư đoàn quân Bắc Việt trong suốt hai tuần lễ tại Xuân Lộc.
Hai, trong chiến tranh chánh trị ở hải ngoại. Ngày Quân Lực là ngày thán phục những quân nhân VNCH sau nhiều năm tù cải tạo còn da bọc xương, đi tỵ nạn chánh trị ở các nước, nhưng không ai coi mình đã giải ngũ. Tướng MacAthur nói, người lính già không chết mà chỉ mờ khuất trong lịch sử thôi. Những người lính gìa của QLVNCH cùng toàn quân dân, cán, chính vẫn tiếp tục cuộc chiến đấu. Chuyển sang hình thái chiến tranh mới, chiến tranh chánh trị, đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN. Có tư do, dân chủ nhân quyền, là không có CS độc tài đảng trị toàn diện.
Ngày Quân Lực là ngày quân dân cán chính VNCH ở hải ngọai tự hào mình đã góp một bàn tay khai nguyên, xây dựng trưởng thành được một Việt Nam Hải Ngoại đối kháng với chế độ CS ở nước nhà VN. Không sống được ở VN với CS, quân dân cán chính VNCH và hậu duệ đem VN theo mình. Tương kế tựu kế vận động giương cao ngọn cờ VN nền vàng ba sọc đỏ tại các nước định cư ở Tây Âu, Bắc Mỹ và Úc châu dù VNCH bây giờ không còn pháp nhân công pháp đối với Liên Hiệp Quốc.
37năm sau, chỉ một thế hệ xã hội học thôi, non nửa đời người thôi, bất cứ nơi nào có cộng đồng người Việt là có các tổ chức chánh trị, hội đoàn, văn hóa, xã hội ngoại vi, thân hào nhân sĩ vừa là đối tượng vừa là chủ thể của Việt Hải Ngoại.
Trong những người Việt còn gắn bó với vận mạng nước non nhà, phần lớn có anh chị em QLVNCH. Bỏ công bỏ của riêng, “ăn cơm nhà ra vác ngà voi hành tổng” để phục vụ cộng đồng. Bất cứ nơi nào có biểu tình chống Cộng là có mặt anh chị em quân nhân VNCH đảm trách vai trò xương sống và an ninh nổi chìm cho cuộc đấu tranh. Khen thì ít, chê lại nhiều, nhưng tinh thần cộng đồng trong tim óc vẫn mạnh hơn những lời ra tiếng vào vốn phải có trong sinh hoạt tập thể.
Ba, Ngày Quân Lực là ngày nhớ ơn những người mẹ, người vợ, người chị, người em gái, nhưng con trai, gái nhỏ - gia đình quân đội - của quân nhân QLVNCH đã buôn gánh bán bưng, lo tần lo tảo, chắc mót để dành đi “thăm nuôi chồng con em” là quân nhân QLVNCH bị đi tù cải tạo.
Ngày Quân Lực là ngày lớp trẻ của các gia đình quân dân cán chính VNCH dành cơ hội nhận thức và khẳng định mình từ đâu, nhờ ai mà đến được những vùng đất hứa này để có cơ hội tiến thân ngàn lần hơn những người đồng trang lứa còn kẹt trong nước. Để từ đó tiếp nồi truyền thống hào hùng và tinh thần bất khuất của những cha anh là chiến sĩ VNCH đi trước. Đó là những người nay dù già rồi vẫn tiếp tục con đường đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN mà hơn 90 triệu đồng bào trong nước rất tin tưởng và hy vọng./.
Vi Anh
Theo nguồn

Default
Vinh Danh Người Lính Việt Nam Cộng Hòa
(Chương trình đặc biệt 60 phút
 
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1654x1360

(Mượn Quán Nhạc của Camly 1 kỳ)






Giờ Phản Công



This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1654x1360.


This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1654x1360.


This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1654x1360.


This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1654x1360.


This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1654x1360.

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1654x1360.


This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1654x1360.

















Đoàn Quân Chiến Thắng Trở Về


This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1654x1360.



This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1654x1360.

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1654x1360.


This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1654x1360.


This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1654x1360.





This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1654x1360.

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1654x1360.


This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1654x1360.


This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1654x1360.






This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1654x1360.



 Theo nguồn

Lời tiên tri trở lại của QL.VNCH
     

        
        

       
             Những suy nghĩ về quân đội đồng minh Hoa Kỳ trở lại Việt Nam



Việt Nam Đã Đến Ngày Phục Nghiệp:
Ba tiếng nổ rung trời chuyển đất,
Giọt máu đào hoen ố sông ngòi,
Phật Trời điểm tựa mây coi,
Thế gian nghinh chiến trong ngoài khắp nơi.
Đã đến lúc cuộc đời thay đổi,
Máy càn khôn mỗi mỗi xoay đều,
Năm Tỵ rồi đến con Dê,
Khắp trong trần hạ cảnh nghèo xác xơ.
Mây che khuất mờ mờ ảo ảo,
Trăng cũng tàn điên đảo khắp nơi,
Máy trời vận chuyển đổi đời,
Thượng Ngươn Thánh Đức ra đời ngàn năm.

Cũng đến lúc trăng rằm soi sáng,
Hởi Người Tu hãy ráng mà chờ,
Qua đêm trời sáng bất ngờ,
Việt Nam phục nghiệp ta chờ đã lâu.
Đã đến lúc Phật thâu ngũ hành,
Mây mờ che, khung cảnh như tranh,
Phật Trời chọn lựa xác lành,
Để ngươn Thánh Đức dựng thành Hớn Bang.

Ba tiếng nổ hồn tan vía mất,
Chốn trần gian thây chất núi cao,
Hồn lìa thể xác ngục vào,
Có tu thì khỏi ba đào kỳ ni.
Cơ chuyển đổi cái gì cũng đổi,
Vật chất còn thay đổi huống người,
Hôm nay nói miệng cười cười,
Ngày sau lửa đốt thây người khó chung.

Ngựa kia đi đứng nửa chừng!
Giáng cho một quả như rừng cháy đêm.
Bọn Tàu xưa vì thèm nước Việt,
Đến hôm nay cũng thiệt là thèm,
Đem quân đàn áp đàn em,
Máu loan khắp chốn ta thêm đau lòng.

Vì nhiệm vụ Tiên-Rồng xuống thế,
Cùng với Thầy, nhục thể lâm phàm,
Chừng nào Hoa nở Việt Nam,
Chừng đó Quân-Lực mới tham chiến trường.
Nước Việt Nam trung ương ba cõi,
Dòng máu Hùng len lỏi từ xưa,
Hôm nay nhắc lại chuyện xưa,
Vua Hùng sử để mà chưa phai mờ.

Nước Việt Nam từng giờ thay đổi,
Đuôi Tây Tạng, đầu đổi sang Nam,
Hỡi người Chiến Sĩ Việt Nam!!!
Hãy nghe lời dạy mà làm y theo;
Vào năm Tỵ, dân nghèo xơ xác,
Bị Trung Cộng đàn áp bấy lâu,
Máu đào tuôn chảy đến đâu,
Lòng thù uất hận thấm sâu đáy lòng.
Vì năm Rồng bọn Miên khởi chiến,
Đánh vào Nam, cùng khắp các miền,
Cộng Sản trả đũa liền liền,
Trung Cộng thấy thế mới liền nhào vô.

Vì lòng tham muốn đô hộ Việt,
Vì lòng tà muốn triệt hết dân,
Cho nên máu chảy ngập trần,
Mười phần chết bảy, ba phần xác xơ.
Trong lúc đó làm ngơ chẳng được,
Nên Hoa Kỳ mới ngược sang Đông,
Cùng chung Hải Ngoại cộng đồng,
Hợp thành sức mạnh Biển Đông khai màn.
Ba tiếng nổ mở màn tam chiến!!!
Núi Cấm nay tan biến thành tro,
Trung Cộng bị nạn thua to,
Mới quày trở lại nung lò hạch-nhân.

Khắp thế giới xa gần chinh chiến,
Mười tám nước vào trận Biển Đông,
Trung Đông với bọn Bắc-Hàn,
Mưu mô hợp tác Nam-Hàn thua to.
Vừa thế thắng đập cho Nhật-Bổn,
Một quả bom thất tổn triệu dân,
Liên-Minh chống trả đôi lần,
Cũng không thắng được Quỷ-Tần ma vương.

Bọn Châu-Âu tìm đường chống trả,
Bị ăn nhầm một quả đạn cay,
Thuận theo chiều gió mùa này,
Chết la chết liệt, chẳng thầy cứu cho.

Người có tu Phật lo cứu giúp,
Kẻ không tu Địa-Ngục nhào vô,
Khắp nơi khung cảnh xô bồ,
Máu người đã đổ ao hồ tràn lan.
Vì thương dân Thầy bàn đôi chút,
Dùng lời văn mộc mạc dễ coi,
Hỡi người Chiến Sĩ nước ngoài!!!!
Gắng công tu luyện noi gương Phật Ngài.

Nay đến lúc trổ tài Hùng Dũng,
Dụng Tâm Bi cứu độ nước nhà,
Cuối năm con Rắn mới ra,
Dành lại Độc Lập nước nhà từ đây.
Đuổi Trung Cộng chẳng ngày trở lại,
Toàn thể dân trở lại quê xưa!!!
Sớm chiều đạm bạc muối dưa,
Tâm chuyên Niệm Phật Đại Thừa Vô Vi.
Nước Việt Nam nay thì có đủ,
Có Minh-Hoàng có đủ nhân tài,
Đôi lời hé mở tương lai,
Duyên lành hội ngộ Phật Thầy Tây An. (108)
***
Bửu Ngọc Thầy ban ráng dũa mài,
Sơn Trường Sa Đảo bị bao vây,
Kỳ Lân Phụng gáy đà chinh chiến,
Hương quê phục nghiệp đã đến ngày…
Phật trao bảo kiếm lại càng hay,
Thầy tu cởi áo đánh trận này, Xuất binh bất chiến mà thành toại,
Hiện thân Bồ Tát lập đền đài
R sâu chng s cành lay đng
Cây th
ng không lo bóng xế tà
Theo nguồn

Cái gì đến sẽ đến với Việt Nam…!??

Khi vận nước đã đến lúc đổi thay…!!! Tự Do; Hòa Bình sẽ trở lại Việt Nam.
Chúc lành dân tộc người Việt Tự-Do. Và Tổ Quốc ghi ơn Chiến Sĩ VNCH!!!

Tin tức / Việt Nam

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Andrew Shapiro đến Việt Nam




Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ về Chính trị và Quân sự Andrew Shapiro

Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay, ông Andrew Shapiro, Trợ lý Ngoại trưởng về Chính trị và Quân sự đến Việt Nam trong hai ngày 19 và 20.

Thông cáo báo chí của bộ này cho biết, trong hai ngày ở Hà Nội ông Shapiro sẽ là trưởng đoàn của Mỹ trong cuộc đối thoại song phương với Việt Nam về chính trị, an ninh, và quốc phòng.

Cuộc họp này được xây dựng trên sự thành công của cuộc đối thoại năm ngoái tại Washington, nhấn mạnh đến lập trường tiếp tục giao tiếp của Hoa Kỳ tại khu vực và quan hệ song phương ngày càng mạnh mẽ với Việt Nam.

Cuộc đối thoại lần này sẽ tập trung vào việc cải tiến quan hệ song phương trong các lĩnh vực hoạt động gìn giữ hòa bình và huấn luyện, giúp đỡ nhân đạo và thiên tai, tìm cứu trên biển, an ninh khu vực, không phổ biến vũ khí hạt nhân, nhân quyền, hồi hương binh sĩ Mỹ hy sinh tại Việt Nam.

Nhân dịp này, luật sư Vũ Đức Khanh ở Canada, một nhà hoạt động tích cực và tác giả nhiều bài báo mạng quốc tế về tình hình Việt Nam và Đông Nam Á, có nhận xét sau đây:

“Tôi nghĩ rằng đây là một chuyến đi chuẩn bị sẵn sàng cho việc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Phía Hoa Kỳ từ đầu năm 2012 cho tới nay đã nói với Việt Nam những gì Việt Nam cần phải làm. Đó là cải thiện tình trạng nhân quyền.
Hôm 31 tháng 5 vừa qua, chính Thượng nghị sĩ John McCain đã trả lời đài BBC tại Malaysia rằng Hoa Kỳ đang mong đợi tiến bộ chứ không phải là thay đổi tức thì về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam. Ông nói rằng  Hà Nội chỉ cần cải thiện tình trạng nhân quyền như họ đã từng làm trước đây là có thể đáp ứng được một phần nào yêu cầu của cả hành pháp lẫn lập pháp Hoa Kỳ.
Tôi nghĩ là chuyến đi của ông Shapiro vô cùng quan trọng trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, thiết lập một giai đoạn mới cho mối quan hệ này và thiết lập một con đường tự do dân chủ cho Việt Nam.
Tôi nghĩ rằng con đường tự do dân chủ cho Việt Nam sắp đến gần với Việt Nam hơn, và với những tình hình biến động ở Việt Nam từ những ngày qua và hiện tình kinh tế thì chúng ta thấy rõ ràng rằng Hà Nội đang chuẩn bị cho một bước đi lịch sử.
Tôi cũng hy vọng rằng chính phủ Hà Nội có những tính toán vì quyền lợi của quốc gia dân tộc mà có những bước tiến cụ thể hơn với Hoa Kỳ.
Tôi nghĩ rằng cả lập pháp lẫn hành pháp Hoa Kỳ đang chờ đợi thiện chí của Hà Nội.”

Rời Việt Nam, Trợ lý Shapiro sẽ đến Brunei và Thái Lan trong hai ngày 21 và 22 tháng 6.
Nguồn VOA. atiengviet.com/content/tro-ly-ngoai-truong-my-andrew-shapiro-den-viet-nam/1212654.html

           Huỳnh Mai St.8872
               Dạ Lệ Huỳnh
{Ghi dấu QL.VNCH-19-6-2012}



 
PDF
Print
E-mail

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét