TẬP CẬN BÌNH CÓ THỂ LÀ NHÀ CAI TRỊ CỘNG SẢN CUỐI CÙNG CỦA TQ
Tập Cận Bình có thể là nhà cai trị cộng sản cuối cùng của Trung Quốc
Larry Diamond/Times
Lê Quốc Tuấn dịch Việt ngữ
Theo FB Lê Quốc Tuấn
Tại thời điểm này, Trung Quốc không thể đàm phán cũng không thể đàn áp cuộc biểu tình đang diễn ra.
Cuộc biểu tình khổng lồ bóp nghẹt Hồng Kông trong nhiều ngày qua có những ý nghĩa vượt xa giới hạn của khu vực hành chính đặc biệt hơn 7 triệu người này. Với việc bác bỏ kế hoạch chỉ cho phép mộtcuộc bầu cử giả tạo người giám đốc điều hành Hồng Kông tiếp theo của Bắc Kinh, với việc huy động hàng chục ngàn người xuống đường trong vài ngày hành động, và với việc đưa ra được một biểu tượng hòa bình của sức đề kháng và kiềm chế (hình ảnh chiếc ô dù) trước mặt các phản ứng khiêu khích thái quá của cảnh sát, cuộc biểu tình do giới trẻ dẫn đầu đã đặt ra những thách thức nghiêm trọng nhất với quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc kể từ sau vụ thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn cách đây 25 năm.
Nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc chỉ có thể tự trách mình cho cuộc khủng hoảng chính trị ở Hồng Kông. Kể từ khi trở về với chủ quyền của Trung Quốc sau ách thống trị thực dân Anh vào năm 1997, Hồng Kông đã được hưởng quyền tự trị, tự do dân sự đáng kể theo nguyên tắc "một quốc gia, hai hệ thống." Trong 17 năm qua, Hồng Kông đã kiên nhẫn chờ đợi Bắc Kinh thực hiện lời hứa về "tiến độ dần dần và trật tự"của Luật cơ bản trong "việc lựa chọn Giám đốc điều hành bằng phổ thông đầu phiếu theo đề nghị của một ủy ban đề cử phù hợp với các thủ tục dân chủ." Khi Bắc Kinh công bố rằng Hồng Kông "chưa sẵn sàng "cho cuộc bầu cử dân chủ vào năm 2004 để bầu Giám đốc điều hành vào năm 2007, hoặc cơ quan lập pháp vào năm 2008, nhiều người Hồng Kông đã cay đắng thất vọng. Nhưng mọi người đã cố chờ đợi hy vọng cho năm 2012 hoặc chậm nhất là năm 2017.
Cuộc bùng nổ của sự phẫn nộ gần đây đã được thúc đẩy bởi quyết định muốn trì hoãn vô thời hạn ước mơ dân chủ tự quản ở Hồng Kông của Bắc Kinh, được công bố vào cuối tháng Tám. Hiện lãnh đạo Trung Quốc đã đưa lời giải thích theo phong cách Iran về "phổ thông đầu phiếu": tất cả mọi người có thể bỏ phiếu, nhưng chỉ dành cho các ứng cử viên đã được các nhà lãnh đạo phê duyệt. Thay vì "một quốc gia, hai hệ thống," Hồng Kông giờ là "một quốc gia, một chế độ chuyên chế," với sự gia tăng tập trung quyền lực về kinh tế và thu hẹp các phương tiện truyền thông, tự do học thuật.
Những người biểu tình Hồng Kông trẻ tuổi lo lắng về kinh tế, nhưng sự phẫn nộ về chính trị của họ còn hơn cả thế. Nhiều người,như Joshua Wong, nhà lãnh đạo sinh viên 17 tuổi, sinh ra sau cuộc bàn giao (Hồng Kông), lớn lên trong một xã hội thịnh vượng, cởi mở và sôi động tính dân sự. Họ lớn lên với tweeting và texting, xem dân chủ và tự quản là điều tự nhiên và là lời hứa có tính hiến định đối với mình. Nhiều người Hồng Kông lớn tuổi nhớ thời chế độ thực dân, và trân trọng các quyền tự do dân sự, các quy định pháp luật mà giờ đây đang bị xói mòn dưới sự kiểm soát chính trị và kinh tế kéo dài của Bắc Kinh. Không ai có thể biết bao nhiêu phần trăm dân số Hồng Kông sẽ sẵn sàng mạo hiểm nền thịnh vượng để tạo áp lực đến tận cùng cho các đòi hỏi dân chủ. Tuy nhiên, việc hàng trăm ngàn người biểu tình và những người thiện cảm đã cho thấy hành động không khoan nhượng chính trị của Bắc Kinh là mối đe dọa cho tương lai của Hồng Kông.
Đây là một cuộc khủng hoảng lẽ ra có thể tránh được. Trong những năm qua, nhiều ý tưởng sáng tạo đã từng có để thực hiện một "tiến độ dần dần và trật tự" đến dân chủ. Lẽ ra, lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc đã nên đàm phán với các nhà dân chủ ôn hòa Hồng Kông để từng bước mở rộng phạm vi của các ứng cử viên được phép tranh cử trong chức vụ Giám đốc điều hành, và di chuyển theo từng giai đoạn đến một cơ quan lập pháp hoàn toàn do trực tiếp đầu phiếu (30 trong 70 thành viên lập pháp hiện nay được bầu theo khu vực bầu cử giới hạn). Thỏa hiệp chính trị có thể tạo nên một phần đa số phổ biến chấp nhận sự tiến bộ phù hợp. Thay vì thế, những gì Hồng Kông có được không phải là các đàm phán, tiến bộ, mà là một áp đặt độc tài với lớp nguỵ trang qua loa của chủ quyền phổ biến.
Thái độ không khoan nhượng của Bắc Kinh là không chỉ đối với Hồng Kông, và cũng không phải chỉ với các cuộc biểu tìnhhiện nay. Đây là một cuộc đấu tranh cho tương lai của bản thân Trung Quốc. Chủ tịch Tập và các ông chủ của đảng đang héo hon với nỗi lo sợ rằng họ sẽ gặp số phận như Mikhail Gorbachev nếu không duy trì chặt chẽ, kiểm soát chính trị tập trung. Tập sẽ theo đuổi cải cách kinh tế. Ông ta sẽ cố gắng gột rửa một đảng và nhà nước tham nhũng trắng trợn (đồng thời cũng thanh trừng các đối thủ của mình trên đường đi). Tuy nhiên, cải cách chính trị, ngay cả là các thảo luận (rao giảng, tweeting) về các khái niệm như "giá trị phổ quát", "tự do ngôn luận", "xã hội dân sự" và "độc lập tư pháp đã bị loại bỏ.
Trung Quốc đang thay đổi nhanh trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế cấp kỳ. Một xã hội dân sự cùng một thành phần kinhdoanh có đầu óc độc lập hơn đang dần tăng lên. Dân chúng hiện đang tranh luận về các vấn đề ấy thông qua phương tiện truyền thông xã hội, thậm chí ngay dưới sự kiểm soát của nhà nước. Tầng lớp trung lưu đang đi du lịch ra nước ngoài và được tiếp xúc với những ý tưởng dân chủ và tự do vốn nguy hiểm nhất là ở Đài Loan và Hồng Kông. Trớ trêu thay, trong tuần nàykhi Trung Quốc nghỉ lễ kỷ niệm ngày Quốc khánh của mình (và là kỷ niệm 65 năm cuộcCách mạng Cộng sản ở Trung Quốc), nhiều người Trung Quốc lục địa đi nghỉ mát ở Hồng Kông đột nhiên được chứng kiến một hình thức cách mạng rất khác.
Giới lãnh đạo Trung Quốc hiện đang kẹt trong cái bẫy của chính họ. Nếu tàn bạo đàn áp các cuộc biểu tình quần chúng, như từng làm trong một phần tư thế kỷ trước, họ sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến tính hợp pháp quốc tế, phá hỏng mối quan hệ gần gũi hơn với Đài Loan, và tiêudiệt cơ cấu dân sự của Hồng Kông. Nếu họ làm được những gì nên làm vài tháng trước đây - đàm phán – mà họ từng sợ sẽ bị xem là đầu hàng trước áp lực quần chúng, khiến sẽ khơi dậy thêm các chống đối trong một đất nước có hàng trăm cuộc biểu tình ở cấp địa phương nổ ra hàng ngày. Vì vậy, có lẽ họ sẽ chờ đợi, hy vọng các cuộc biểu tình sẽ tàn đi, trong khi vẫn giữ cái lựa chọn của việc sẽ liệng bỏ viên Giám đốc điều hành hiện tại, CY Leung vào thùng rác như một con dê tế thần.
Nếu các cuộc biểu tình vẫn tồn tại vàphát triển, nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một lựa chọn khủng khiếp, và họ cũng có thể lặp lại sai lầm bi thảm của năm 1989 Tuy nhiên,đây không phải là Trung Quốc của 25 năm trước. Tập Cận Bình có thể sẽ không còn có thể loại bỏ một xã hội dân sự đang nổi lên như vua Canute đã không thể điều khiển cơn thủy triều hạ xuống. Nhưng than ôi, vua Canute thì hiểu được các giới hạn tự nhiên đối với quyền lực của mình. Còn Tập Cận Bình có lẽ không được như thế, và đây là lý do tại sao ông cũng có thể là người cai trị cộng sản cuối cùng của Trung Quốc.
Nguồn: https://time.com/3453140/hong-kong-protests-china-one-autocracy/
Dẫn lại từ Dân luận.
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1600x1066. |
Tập Cận Bình có thể là nhà cai trị cộng sản cuối cùng của Trung Quốc
Larry Diamond/Times
Lê Quốc Tuấn dịch Việt ngữ
Theo FB Lê Quốc Tuấn
Tại thời điểm này, Trung Quốc không thể đàm phán cũng không thể đàn áp cuộc biểu tình đang diễn ra.
Cuộc biểu tình khổng lồ bóp nghẹt Hồng Kông trong nhiều ngày qua có những ý nghĩa vượt xa giới hạn của khu vực hành chính đặc biệt hơn 7 triệu người này. Với việc bác bỏ kế hoạch chỉ cho phép mộtcuộc bầu cử giả tạo người giám đốc điều hành Hồng Kông tiếp theo của Bắc Kinh, với việc huy động hàng chục ngàn người xuống đường trong vài ngày hành động, và với việc đưa ra được một biểu tượng hòa bình của sức đề kháng và kiềm chế (hình ảnh chiếc ô dù) trước mặt các phản ứng khiêu khích thái quá của cảnh sát, cuộc biểu tình do giới trẻ dẫn đầu đã đặt ra những thách thức nghiêm trọng nhất với quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc kể từ sau vụ thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn cách đây 25 năm.
Nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc chỉ có thể tự trách mình cho cuộc khủng hoảng chính trị ở Hồng Kông. Kể từ khi trở về với chủ quyền của Trung Quốc sau ách thống trị thực dân Anh vào năm 1997, Hồng Kông đã được hưởng quyền tự trị, tự do dân sự đáng kể theo nguyên tắc "một quốc gia, hai hệ thống." Trong 17 năm qua, Hồng Kông đã kiên nhẫn chờ đợi Bắc Kinh thực hiện lời hứa về "tiến độ dần dần và trật tự"của Luật cơ bản trong "việc lựa chọn Giám đốc điều hành bằng phổ thông đầu phiếu theo đề nghị của một ủy ban đề cử phù hợp với các thủ tục dân chủ." Khi Bắc Kinh công bố rằng Hồng Kông "chưa sẵn sàng "cho cuộc bầu cử dân chủ vào năm 2004 để bầu Giám đốc điều hành vào năm 2007, hoặc cơ quan lập pháp vào năm 2008, nhiều người Hồng Kông đã cay đắng thất vọng. Nhưng mọi người đã cố chờ đợi hy vọng cho năm 2012 hoặc chậm nhất là năm 2017.
Cuộc bùng nổ của sự phẫn nộ gần đây đã được thúc đẩy bởi quyết định muốn trì hoãn vô thời hạn ước mơ dân chủ tự quản ở Hồng Kông của Bắc Kinh, được công bố vào cuối tháng Tám. Hiện lãnh đạo Trung Quốc đã đưa lời giải thích theo phong cách Iran về "phổ thông đầu phiếu": tất cả mọi người có thể bỏ phiếu, nhưng chỉ dành cho các ứng cử viên đã được các nhà lãnh đạo phê duyệt. Thay vì "một quốc gia, hai hệ thống," Hồng Kông giờ là "một quốc gia, một chế độ chuyên chế," với sự gia tăng tập trung quyền lực về kinh tế và thu hẹp các phương tiện truyền thông, tự do học thuật.
Những người biểu tình Hồng Kông trẻ tuổi lo lắng về kinh tế, nhưng sự phẫn nộ về chính trị của họ còn hơn cả thế. Nhiều người,như Joshua Wong, nhà lãnh đạo sinh viên 17 tuổi, sinh ra sau cuộc bàn giao (Hồng Kông), lớn lên trong một xã hội thịnh vượng, cởi mở và sôi động tính dân sự. Họ lớn lên với tweeting và texting, xem dân chủ và tự quản là điều tự nhiên và là lời hứa có tính hiến định đối với mình. Nhiều người Hồng Kông lớn tuổi nhớ thời chế độ thực dân, và trân trọng các quyền tự do dân sự, các quy định pháp luật mà giờ đây đang bị xói mòn dưới sự kiểm soát chính trị và kinh tế kéo dài của Bắc Kinh. Không ai có thể biết bao nhiêu phần trăm dân số Hồng Kông sẽ sẵn sàng mạo hiểm nền thịnh vượng để tạo áp lực đến tận cùng cho các đòi hỏi dân chủ. Tuy nhiên, việc hàng trăm ngàn người biểu tình và những người thiện cảm đã cho thấy hành động không khoan nhượng chính trị của Bắc Kinh là mối đe dọa cho tương lai của Hồng Kông.
Đây là một cuộc khủng hoảng lẽ ra có thể tránh được. Trong những năm qua, nhiều ý tưởng sáng tạo đã từng có để thực hiện một "tiến độ dần dần và trật tự" đến dân chủ. Lẽ ra, lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc đã nên đàm phán với các nhà dân chủ ôn hòa Hồng Kông để từng bước mở rộng phạm vi của các ứng cử viên được phép tranh cử trong chức vụ Giám đốc điều hành, và di chuyển theo từng giai đoạn đến một cơ quan lập pháp hoàn toàn do trực tiếp đầu phiếu (30 trong 70 thành viên lập pháp hiện nay được bầu theo khu vực bầu cử giới hạn). Thỏa hiệp chính trị có thể tạo nên một phần đa số phổ biến chấp nhận sự tiến bộ phù hợp. Thay vì thế, những gì Hồng Kông có được không phải là các đàm phán, tiến bộ, mà là một áp đặt độc tài với lớp nguỵ trang qua loa của chủ quyền phổ biến.
Thái độ không khoan nhượng của Bắc Kinh là không chỉ đối với Hồng Kông, và cũng không phải chỉ với các cuộc biểu tìnhhiện nay. Đây là một cuộc đấu tranh cho tương lai của bản thân Trung Quốc. Chủ tịch Tập và các ông chủ của đảng đang héo hon với nỗi lo sợ rằng họ sẽ gặp số phận như Mikhail Gorbachev nếu không duy trì chặt chẽ, kiểm soát chính trị tập trung. Tập sẽ theo đuổi cải cách kinh tế. Ông ta sẽ cố gắng gột rửa một đảng và nhà nước tham nhũng trắng trợn (đồng thời cũng thanh trừng các đối thủ của mình trên đường đi). Tuy nhiên, cải cách chính trị, ngay cả là các thảo luận (rao giảng, tweeting) về các khái niệm như "giá trị phổ quát", "tự do ngôn luận", "xã hội dân sự" và "độc lập tư pháp đã bị loại bỏ.
Trung Quốc đang thay đổi nhanh trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế cấp kỳ. Một xã hội dân sự cùng một thành phần kinhdoanh có đầu óc độc lập hơn đang dần tăng lên. Dân chúng hiện đang tranh luận về các vấn đề ấy thông qua phương tiện truyền thông xã hội, thậm chí ngay dưới sự kiểm soát của nhà nước. Tầng lớp trung lưu đang đi du lịch ra nước ngoài và được tiếp xúc với những ý tưởng dân chủ và tự do vốn nguy hiểm nhất là ở Đài Loan và Hồng Kông. Trớ trêu thay, trong tuần nàykhi Trung Quốc nghỉ lễ kỷ niệm ngày Quốc khánh của mình (và là kỷ niệm 65 năm cuộcCách mạng Cộng sản ở Trung Quốc), nhiều người Trung Quốc lục địa đi nghỉ mát ở Hồng Kông đột nhiên được chứng kiến một hình thức cách mạng rất khác.
Giới lãnh đạo Trung Quốc hiện đang kẹt trong cái bẫy của chính họ. Nếu tàn bạo đàn áp các cuộc biểu tình quần chúng, như từng làm trong một phần tư thế kỷ trước, họ sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến tính hợp pháp quốc tế, phá hỏng mối quan hệ gần gũi hơn với Đài Loan, và tiêudiệt cơ cấu dân sự của Hồng Kông. Nếu họ làm được những gì nên làm vài tháng trước đây - đàm phán – mà họ từng sợ sẽ bị xem là đầu hàng trước áp lực quần chúng, khiến sẽ khơi dậy thêm các chống đối trong một đất nước có hàng trăm cuộc biểu tình ở cấp địa phương nổ ra hàng ngày. Vì vậy, có lẽ họ sẽ chờ đợi, hy vọng các cuộc biểu tình sẽ tàn đi, trong khi vẫn giữ cái lựa chọn của việc sẽ liệng bỏ viên Giám đốc điều hành hiện tại, CY Leung vào thùng rác như một con dê tế thần.
Nếu các cuộc biểu tình vẫn tồn tại vàphát triển, nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một lựa chọn khủng khiếp, và họ cũng có thể lặp lại sai lầm bi thảm của năm 1989 Tuy nhiên,đây không phải là Trung Quốc của 25 năm trước. Tập Cận Bình có thể sẽ không còn có thể loại bỏ một xã hội dân sự đang nổi lên như vua Canute đã không thể điều khiển cơn thủy triều hạ xuống. Nhưng than ôi, vua Canute thì hiểu được các giới hạn tự nhiên đối với quyền lực của mình. Còn Tập Cận Bình có lẽ không được như thế, và đây là lý do tại sao ông cũng có thể là người cai trị cộng sản cuối cùng của Trung Quốc.
Nguồn: https://time.com/3453140/hong-kong-protests-china-one-autocracy/
Dẫn lại từ Dân luận.
#2
|
|||
|
|||
Quote:
Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=30852
|
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét