Mỹ-Việt tiến thêm một bước hướng tới quan hệ đối tác quốc phòng
Ngoại
trưởng Hoa Kỳ John Kerry và Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh, trong
cuộc họp báo tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong thủ đô Washington, 2/10/14
Cập nhật: 03.10.2014 16:27
Nhiều thập niên sau một cuộc chiến đầy cay đắng, Hoa Kỳ và Việt Nam
vừa tiến thêm một bước nữa hướng tới quan hệ đối tác quốc phòng.
Hầu hết các tờ báo có uy tín ở Hoa Kỳ và nhiều nước khác đều đăng những bài viết về quyết định của Washington nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam, một ngày sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ loan báo quyết định tháo gỡ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, một động thái được giới truyền thông coi là để giúp Việt Nam tăng cường khả năng tự bảo vệ, chống lại chính sách bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tờ The Wall St. Journal cho rằng đây là một dấu hiệu cho thấy hai nước cựu thù đã đào sâu hơn mối quan hệ song phương, trong khi báo Financial Times nói quyết định của Hoa Kỳ là nhằm tăng cường khả năng của hải quân Việt Nam, vốn trong thời gian qua đã đối mặt với các vụ tranh chấp ngày càng căng thẳng hơn với Bắc Kinh ngoài Biển Đông.
Các giới chức Mỹ nói nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam là để thừa nhận những cải thiện về nhân quyền của nước này, kể cả việc trả tự do cho 11 tù nhân lương tâm trong năm nay, và một số tiến bộ về quyền tự do tôn giáo.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt ngữ-VOA, Luật sư Patrick Griffith, đại diện của tổ chức phi chính phủ Freedom Now, nói tổ chức của ông lấy làm hài lòng về việc một số tù nhân lương tâm được trả tự do, trong đó có cô Đỗ thị Minh Hạnh, người được Freedom Now đỡ đầu. Tuy nhiên theo ông, thả một vài tù nhân lương tâm là không đủ. Ông giải thích:
“Phóng thích một vài tù nhân lương tâm để đổi lấy một số vũ khí, đó không phải là một phương pháp có hệ thống để tiến tới phía trước, để sau cùng có thể giải quyết những thách thức về nhân quyền ở Việt Nam. Cần có một sự chuyển đổi cơ bản trong lối tiếp cận của chính quyền Việt Nam trước khi chúng ta có thể nói rằng vấn đề nhân quyền tại nước này đã được xử lý đúng đắn, và như vậy một chính phủ Mỹ có trách nhiệm có thể hướng tới tương lai và hậu thuẫn Việt Nam.”
Thế điều gì cần phải xảy ra, để Freedom Now dốc lòng hậu thuẫn cho một sự xích lại gần nhau giữa Hà Nội và Washington?
Luật sư Pat Griffith:
“Từ quan điểm của chúng tôi, điều quan trọng nhất là Việt Nam phải thả tất cả các tù nhân lương tâm. Không phải chỉ thả11 tù nhân trong năm 2014 là đủ, họ đã trả tự do cho cô Đỗ Thị Minh Hạnh, nhưng người cùng bị bắt với cô, cùng bị kết tội như cô, bị truy tố cùng lúc với cô, hãy còn ở trong tù. Hà Nội cần thả tất cả các tù nhân lương tâm. Họ cần sửa đổi Bộ Luật Hình sự, đặc biệt là các điều khoản đã bị lạm dụng từ nhiều năm qua để bắt bớ những người bất đồng chính kiến, các điều khoản đã bị Hoa Kỳ cũng như cộng đồng quốc tế mạnh mẽ chỉ trích. Việt Nam cần sửa đổi các điều khoản đó để chúng ta không còn phải chứng kiến các vụ bắt bớ giam cầm bất công như thế trong tương lai.”
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho rằng Việt Nam cần làm nhiều hơn nữa để cải thiện tình trạng nhân quyền, và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục duyệt lại mối quan hệ an ninh với Hà Nội.
Tuy vậy, bà Psaki nhấn mạnh quyết định của Washington chủ yếu là vì những quyền lợi an ninh quốc gia của Mỹ.
Vậy quyền lợi an ninh quốc gia có nên được đặt lên trên vấn đề nhân quyền?
Luật sư Pat Griffith:
“Không, tôi không nghĩ là quyền lợi an ninh quốc gia nên được đặt lên trên nhân quyền, đó là những luận điệu mà chúng ta đã được nghe chính quyền nhắc đi nhắc lại nhiều lần, chẳng hạn như ba ưu tiên chính, là nhân quyền, an ninh quốc gia và phát triển. Nhân quyền phải là một phần đáng kể trong các cuộc thảo luận, chứ không phải là một đề tài được nhắc tới lấy lệ, để rồi cuối cùng bị làm ngơ.”
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ khẳng định quyết định của Mỹ không nhắm vào Trung Quốc, nhưng động thái này có phần chắc sẽ gây bực bội cho Bắc Kinh, vốn vẫn coi việc Mỹ tăng cường quan hệ quân sự với các nước Á Châu là một cố gắng để kiềm hãm sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Hãng tin AP trích lời Phó Thủ Tướng và cũng là Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tại New York, nêu lên nghi vấn về phản ứng của Trung Quốc. Ông Phạm Bình Minh nói: “Nếu Việt Nam không mua vũ khí của Hoa Kỳ, thì cũng sẽ mua vũ khí của các nước khác, vậy thì tại sao Trung Quốc lại quan tâm đến việc đó?”
Lệnh cấm vũ khí năm 1984 được áp dụng vì những quan ngại về thành tích nhân quyền tệ hại ở Việt Nam. Hoa Kỳ không chuyển giao vũ khí sát thương cho Việt Nam kể từ khi Đảng Cộng sản lên nắm quyền vào lúc kết thúc chiến tranh Việt Nam.
Hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào năm 1995, 20 năm sau cuộc chiến. Washington chấp thuận việc bán vũ khí không sát thương cho Việt Nam vào năm 2006, và mối quan hệ song phương tiếp tục cải thiện, đặc biệt giữa lúc chính phủ của Tổng Thống Obama đang tìm cách tăng cường sự hiện diện của Mỹ tại Á Châu.
Nguồn: Wall St. Journal, Financial Times, The Australian, The New York Times, VOA Interview
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=E9IVvPV8TOI&&">YouTube</a>
Hầu hết các tờ báo có uy tín ở Hoa Kỳ và nhiều nước khác đều đăng những bài viết về quyết định của Washington nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam, một ngày sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ loan báo quyết định tháo gỡ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, một động thái được giới truyền thông coi là để giúp Việt Nam tăng cường khả năng tự bảo vệ, chống lại chính sách bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tờ The Wall St. Journal cho rằng đây là một dấu hiệu cho thấy hai nước cựu thù đã đào sâu hơn mối quan hệ song phương, trong khi báo Financial Times nói quyết định của Hoa Kỳ là nhằm tăng cường khả năng của hải quân Việt Nam, vốn trong thời gian qua đã đối mặt với các vụ tranh chấp ngày càng căng thẳng hơn với Bắc Kinh ngoài Biển Đông.
Các giới chức Mỹ nói nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam là để thừa nhận những cải thiện về nhân quyền của nước này, kể cả việc trả tự do cho 11 tù nhân lương tâm trong năm nay, và một số tiến bộ về quyền tự do tôn giáo.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt ngữ-VOA, Luật sư Patrick Griffith, đại diện của tổ chức phi chính phủ Freedom Now, nói tổ chức của ông lấy làm hài lòng về việc một số tù nhân lương tâm được trả tự do, trong đó có cô Đỗ thị Minh Hạnh, người được Freedom Now đỡ đầu. Tuy nhiên theo ông, thả một vài tù nhân lương tâm là không đủ. Ông giải thích:
“Phóng thích một vài tù nhân lương tâm để đổi lấy một số vũ khí, đó không phải là một phương pháp có hệ thống để tiến tới phía trước, để sau cùng có thể giải quyết những thách thức về nhân quyền ở Việt Nam. Cần có một sự chuyển đổi cơ bản trong lối tiếp cận của chính quyền Việt Nam trước khi chúng ta có thể nói rằng vấn đề nhân quyền tại nước này đã được xử lý đúng đắn, và như vậy một chính phủ Mỹ có trách nhiệm có thể hướng tới tương lai và hậu thuẫn Việt Nam.”
Thế điều gì cần phải xảy ra, để Freedom Now dốc lòng hậu thuẫn cho một sự xích lại gần nhau giữa Hà Nội và Washington?
Luật sư Pat Griffith:
“Từ quan điểm của chúng tôi, điều quan trọng nhất là Việt Nam phải thả tất cả các tù nhân lương tâm. Không phải chỉ thả11 tù nhân trong năm 2014 là đủ, họ đã trả tự do cho cô Đỗ Thị Minh Hạnh, nhưng người cùng bị bắt với cô, cùng bị kết tội như cô, bị truy tố cùng lúc với cô, hãy còn ở trong tù. Hà Nội cần thả tất cả các tù nhân lương tâm. Họ cần sửa đổi Bộ Luật Hình sự, đặc biệt là các điều khoản đã bị lạm dụng từ nhiều năm qua để bắt bớ những người bất đồng chính kiến, các điều khoản đã bị Hoa Kỳ cũng như cộng đồng quốc tế mạnh mẽ chỉ trích. Việt Nam cần sửa đổi các điều khoản đó để chúng ta không còn phải chứng kiến các vụ bắt bớ giam cầm bất công như thế trong tương lai.”
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho rằng Việt Nam cần làm nhiều hơn nữa để cải thiện tình trạng nhân quyền, và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục duyệt lại mối quan hệ an ninh với Hà Nội.
Tuy vậy, bà Psaki nhấn mạnh quyết định của Washington chủ yếu là vì những quyền lợi an ninh quốc gia của Mỹ.
Vậy quyền lợi an ninh quốc gia có nên được đặt lên trên vấn đề nhân quyền?
Luật sư Pat Griffith:
“Không, tôi không nghĩ là quyền lợi an ninh quốc gia nên được đặt lên trên nhân quyền, đó là những luận điệu mà chúng ta đã được nghe chính quyền nhắc đi nhắc lại nhiều lần, chẳng hạn như ba ưu tiên chính, là nhân quyền, an ninh quốc gia và phát triển. Nhân quyền phải là một phần đáng kể trong các cuộc thảo luận, chứ không phải là một đề tài được nhắc tới lấy lệ, để rồi cuối cùng bị làm ngơ.”
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ khẳng định quyết định của Mỹ không nhắm vào Trung Quốc, nhưng động thái này có phần chắc sẽ gây bực bội cho Bắc Kinh, vốn vẫn coi việc Mỹ tăng cường quan hệ quân sự với các nước Á Châu là một cố gắng để kiềm hãm sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Hãng tin AP trích lời Phó Thủ Tướng và cũng là Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tại New York, nêu lên nghi vấn về phản ứng của Trung Quốc. Ông Phạm Bình Minh nói: “Nếu Việt Nam không mua vũ khí của Hoa Kỳ, thì cũng sẽ mua vũ khí của các nước khác, vậy thì tại sao Trung Quốc lại quan tâm đến việc đó?”
Lệnh cấm vũ khí năm 1984 được áp dụng vì những quan ngại về thành tích nhân quyền tệ hại ở Việt Nam. Hoa Kỳ không chuyển giao vũ khí sát thương cho Việt Nam kể từ khi Đảng Cộng sản lên nắm quyền vào lúc kết thúc chiến tranh Việt Nam.
Hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào năm 1995, 20 năm sau cuộc chiến. Washington chấp thuận việc bán vũ khí không sát thương cho Việt Nam vào năm 2006, và mối quan hệ song phương tiếp tục cải thiện, đặc biệt giữa lúc chính phủ của Tổng Thống Obama đang tìm cách tăng cường sự hiện diện của Mỹ tại Á Châu.
Nguồn: Wall St. Journal, Financial Times, The Australian, The New York Times, VOA Interview
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=E9IVvPV8TOI&&">YouTube</a>
Nguồn: http://www.voatiengviet.com/content/noi-long-lenh-cam-ban-vo-khi-cho-vn-la-buoc-tien-huong-toi-quan-he-quoc-phong-viet-my/2471483.html
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét