Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

40 Năm Không Quên Kissinger Bán Đứng VNCH Cho CS Đệ Tam Quốc Tế

 

27/1/1973 – 27/1/2014: Bốn Mươi Mốt Năm Không Quên Kissinger Bán Đứng VNCH Cho Cộng Sản Đệ Tam Quốc Tế

(01/29/2014)

Tác giả : Mường Giang


NguoiLinhVNCH

Mấy năm trước tiến sĩ Henry Kissinger, nguyên phụ tá an ninh quốc gia tòa Bạch Cung thời Tổng Thống Nixon, đã từ chối chức Chủ Tịch Uỷ Ban Điều Tra vụ khủng bố làm sụp đổ hai tòa cao ốc thương mại tại Nữu Ước ngày 9-11-2001.

Nguyên nhân có sự trục trặc trên vì đương sự đã bị nhiều người tại nước Mỹ cũng như khắp thế giới, từng là nạn nhân do Hoa Kỳ phản bội, chống đối kịch liệt. Thậm chí nhiều tổ chức nhân quyền còn đòi lôi cổ tên đại bịp lừa đảo chính trị gốc Do Thái này ra trước Tòa Án Quốc Tế, để đền tội đã làm cho nhiều chục triệu người Trung Đông và Đông Dương, tan nhà mất nước. Cuối cùng năm 2010, Kissinger xác nhận là mình đã bán đứng VNCH cho Cộng Sản Đệ Tam Quốc Tế.

Theo các sử gia cận đại, thì cái hệ lụy bi thảm mà Hoa Kỳ hứng chịu hôm nay khi phải đối đầu với Hồi giáo cực đoan, Iraq, Iran, Trung Cộng, Bắc Hàn.. cũng như sự phản bội trắng trợn của các đồng minh trung thành lâu đời như Pháp, Đức, Arab Saudi, Thổ nhỉ Kỳ, Nam Hàn, Phi luật Tân, Nam Dương.. phần lớn đều do chính sách sai lầm có chủ ý của Kissinger khi nắm quyền, hoàn toàn chỉ nghĩ tới Do Thái và bọn siêu quyền lực tư bản, thời nào cũng nắm quyền sinh sát nhân loại.

Trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai 1955-1975, cộng sản quốc tế Hà Nội đã thu được nhiều thắng lợi qua hai hiệp định Genève 1954 và Ba Lê 1973. Cả hai đều giả mạo do ngoại bang dàn dựng trước cái gọi là tố chức Liên Hiệp Quốc, bất xứng vô thực. Đây mới chính là một trong những yếu tố then chốt, đã dẫn tới thảm kịch VN mà theo các sử gia đều quy cho Kissinger, tội bán đứng VNCH cho cộng sản Bắc Việt bằng đủ mọi cách dàn dựng lên một hiệp định hòa bình giả mạo, được ký ngày 27-1-1973 tại Ba Lê. Tất cả vở hài kịch trên từ đầu tới cuối chỉ do Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội tự soạn tự diễn mà không hề đếm xỉa tới dân tộc VN.

Sau năm 1975, tất cả âm mưu đen tối trên lần lượt bị lột trần ra ánh sáng, qua các tác phẩm do chính những nhân vật có liên quan kể lại trong “Bí mật Dinh Độc Lập của tiến sĩ Nguyễn tiến Hưng”, “ Những lá thư của Tổng Thống Nixon gởi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu”, “Tài liệu của Giáo Sư Stephen Young, chuyên gia tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ”, “Hồ sơ mật của Hoàng Đức Nhã, cựu Tổng trưởng Dân Vận Chiêu Hồi kiêm Bí Thư của TT.Thiệu” và mới nhất là tác phẩm “ No peace no honor của Sử gia Larry Berman”.Tất cả đều đồng thanh gay gắt lên án và luận tội Nixon-Kissinger, đã lường gạt cũng như phản bội dân chúng Hoa Kỳ và VNCH.

Tuy nhiên xác thực hơn hết cũng vẫn là những lời tuyên bố huênh hoang sau năm 1975 của Lê Đức Thọ, Nguyễn Thị Bình, Lưu Văn Lợi, Nguyễn Anh Vũ.. và chính miệng Kissinger qua những hồi ký đã xuất bản như Năm tháng ở Bạch Cung (1979), Niên đại sóng gió (1982) thế nhưng mai mỉa nhất vẫn là Bí Lục Kissinger (The Kissinger Transcripts), trong đó ngoài Đông Dương bị bán đứng, cả Liên Xô cũng là nạn nhân bi thảm trong canh bạc thời chiến tranh lạnh giữa Mỹ-Trung-Nga.

Ngày nay qua sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản, mặt thật của Bắc Việt đang đô hộ VN và cái liêm sỉ của đống núi sách vở trong và ngoài nước viết về cuộc chiến VN, phần lớn nhắm mắt theo tài liệu tuyên truyền của Việt Cộng có sẵn khắp các thư viện quốc tế. Bao nhiêu đó cũng đủ cho ta thẩm định về tính chất phiến diện thiếu công bằng của một số trí thức có bằng cấp cao nhưng cạn kiệt hồn nước và tình người.

Cũng từ đó để chúng ta, những người dân đen đến lúc phải tỉnh mộng, chấm dứt việc giao phó trách nhiệm đối với non nước và sinh mệnh mình cho bất cứ ai không xứng đáng và tín nhiệm, dù họ đang nhân danh bất cứ một thứ gì. Càng nhớ càng thêm thê thảm tủi nhục cho chính bản thân mình, một dân tộc nhược tiểu, luôn bị bán đứng và dầy vò trong suốt thế kỷ, qua hai cái vỏ quốc gia rồi cộng sản. Bao chục năm rồi nhưng không bao giờ quên được lời tuyên bố chát chua máu lệ của ông Trần Kim Phượng, đại sứ VNCH tại Hoa Thịnh Đốn ngay lúc xe tăng Bắc Việt tiến vào Dinh Độc Lập trưa 30-4-1975: “Làm đồng minh với Mỹ chỉ có chết, tốt hơn nên làm bạn với cộng sản, ít ra còn được che chở và giúp đỡ”. Đây là lời cảnh tỉnh tha thiết nhất cho những ai còn muốn nhờ ngoại bang để quang phục đất nước.

1 - NGƯỜI MỸ LÀM GÌ TẠI VNCH ?

Tuy chiến tranh đã kết thúc từ lâu và cộng sản Bắc Việt ngay từ ngày 1-5-1975 qua Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng... đã công khai xác nhận XÂM LƯỢC MIỀN NAM, còn Mặt Trận Giải Phóng chỉ là một phần Đảng Bộ Trung Ương nối dài, một thứ công cụ bịp để che mặt và đánh lừa bọn trí thức ngây thơ da vàng da trắng mà thôi.

Thế nhưng đến nay vẫn còn nhiều người chưa chịu trả lại công lý cho người VN mỗi khi đề cập hay nhắc tới cuộc chiến đó. Thật ra đây cũng chỉ là một cách chạy tội của những người trước kia tay lở nhúng vào tội ác, hoặc cố ý hay vô tình khi đứng về phía cộng sản, thân thiện, giúp đỡ chúng một cách mù quáng, không cần biết tới lẽ phải và lương tâm. Do trên họ cứ tự mình tùy tiện áp đặt cho cuộc chiến đó, nhiều cái tên nghe qua thật khôi hài, cũng may đến nay không còn được mấy ai chấp nhận. Tóm lại, dù có gọi là cuộc chiến ủy nhiệm, nội chiến hay là chiến tranh giải phóng dân tộc hoặc gì gì chăng nữa, thì đó cũng là một cuộc chiến xâm lược, do cộng sản quốc tế chủ động, nhằm nhuộm đỏ Đông Dương và Đông Nam Á. Cộng sản Hà Nội hay VC miền Nam chỉ là kẻ thừa hành sứ mạng quốc tế trên, đã khiến dân chúng VNCH trở thành nạn nhân, phải đem máu xương ra chống lại để sống còn.

Từ đầu thế kỷ XX tới nay, Hoa Kỳ vẫn là một quốc gia vô địch. Chính Họ đã giúp đồng minh thắng phe trục qua hai cuộc thế chiến. Trong chiến tranh lạnh giữa khối tự do và cộng sản, Hoa Kỳ đã chiến thắng Liên Xô vẻ vang, giựt sập bức tường Bá Linh, giải thề Xô Viết, giải phóng Đông Âu và nhiều quốc gia cộng sản khác trong đó có Đông Đức, Nga La Tư vĩnh viễn thoát khỏi gông cùm đỏ trong mấy thập niên qua. Mới đây quân Mỹ như sấm sét, trong vòng không đầy một tháng, bình định xong A Phú Hãn và Iraq là hai vùng đất chết được coi như bất khả xâm phạm của thế giới Ả Rập.

Nhờ những chiến công trời biển này, ít ra hiện tại cũng còn làm Trung Cộng vỡ mật khi muốn trở thành trùm thế giới, bá chủ Á Châu và vua biển Thái Bình Dương. Nhưng tại VNCH thuở đó, Hoa Kỳ lại bị sa lầy dù thực tế tự chạy khi đã đạt được ba mục đích chiến lược quốc sách: Tạo được sự mâu thuẫn chia rẽ giữa Liên Xô-Trung Cộng, thành công trên chiến trường VN về sự thử thách vũ khí và quân đội với khối cộng sản quốc tế qua bộ đôi Bắc việt và trên hết là ngăn chặn được Trung Cộng không cho tràn xuống Đông Nam Á ít nhất là lúc đó. Tóm lại người Mỹ tới VN không phải để chiến đấu thật sự như họ đã làm tại hai cuộc thế chiến hay mới đây ở A Phú Hãn và Iraq, mà đến để nướng quân dụ địch. Tất cả những cái được gọi là Rules of Engagement hay là luật chiến đấu dành cho quân đội Hoa Kỳ tại VN và Nam Hàn. Tài liệu này được giải mật một phần từ năm 1985 bởi Congressional record, nhờ đó ta mới biết được lý do tại sao quân đội Hoa Kỳ, Đồng Minh và QLVNCH bị Hoa Thịnh Đốn trói chặt tay khi đang chiến đấu. Bởi vậy cứ không tập, đổ bom liên tục xuống núi, xuống biển nên Hà Nội, Hải Phòng đâu có hề hấn gì củng như không thấy có bất cứ một cán bộ nào kể cả cán thấp tại xã huyện bị thương vong.

Đây là một trò chơi mèo bắt chuột mà rõ ràng nhất là đợt Mỹ oanh tạc Bắc Việt lần cuối cùng, bằng B52 liên tiếp, khủng khiếp suốt 12 ngày đêm và chỉ cần thêm MỘT NGÀY là toàn bộ chóp bu Hà Nội trốn dưới hầm thép ra đầu hàng, giúp dân chúng VN ngày nay thoát được ách nô lệ cộng sản. Thế nhưng Hoa Kỳ đã ngưng và Bắc Việt đã ngoan ngoãn hối hả ngồi vào bàn nghị sự. Rồi những ngày cuối cùng của tháng tư đen 1975 miền Nam sắp mất, trong lúc Hoa Kỳ với một lực lượng hải quân hùng hậu có đầy máy bay và bom đạn, kể luôn kho bom nguyên tử tới mấy trăm ngàn trái, nếu muốn dù có Trung Cộng và Liên Sô can thiệp, vẫn thừa sức đánh tan bộ đội Bắc Việt trong chớp nhoáng để cứu QLVNCH. Mặt trận Xuân Lộc tháng 4-1975 là một thí dụ điển hình, chỉ cần thêm vài chục trái bom tiểu nguyên tử, tình hình chiến sự đã thay đổi nhưng Mỹ cho bom mà không viện trợ ngòi nổ, ba trái bỏ tại ngã ba Dầu Giây chỉ để mua thêm thời gian giúp người Mỹ chạy được an toàn thế thôi.

Tóm lại, họ không bao giờ làm vậy và còn được lệnh di chuyển hết các mẫu hạm khỏi bờ Đông hải. Đó là chiến thuật để thua vừa nuôi dưỡng chiến tranh sắp tới nên không thể bắt Hà Nội tan rã. Thế giới ghét cái trò lừa bịp của Hoa Kỳ, nên mặc dù đã nhìn rõ sự láo dóc tàn khốc của Việt cộng nhưng cứ giả vờ nhắm mắt hoan hô cổ võ trò hề trên, làm hại cho một số người VN nhẹ dạ tưởng thiệt, lại cứ theo giặc, tiếp tay hãm hại đồng bào mình trong lúc khốn cùng qua màn cổ võ “nối vòng tay lớn, hòa hợp hòa giải..”

Cũng vì vậy nên dù chiến tranh đã chấm dứt từ xa lắc nhưng VC chứng nào tật ấy, một mình một chợ, độc quyền thao túng lịch sử, dành làm chủ đất nước, bịa đặt những huyền thoại vu vơ để làm dao động các thế hệ mới lớn, mục đích chạy trốn tội ác thiên cổ đã gây ra trong mấy chục năm máu lệ hận trường. Riêng Hoa Kỳ trong màn kịch giả bộ thua đau, đã không ngớt biện minh để tìm cách thoát ra cái hội chứng Vietnam syndrom, trong đó chính họ là kẻ phản bội và thủ phạm tấn tuồng trên là Nixon-Kissinger. Một điều tàn nhẫn khác của người Mỹ, đó là sự vu cáo trắng trợn, đổ tội cho đồng minh hèn nhát không chịu chiến đấu nên phải mất nước. Thật sự trong giờ 25, nếu không có sự chiến đấu can trường của QLVNCH trên khắp các chiến địa, liệu một số người Mỹ, kể luôn ông Đại sứ có còn mạng thoát được Sài Gòn ? như vụ Ba Tư bắt con tin Mỹ năm 1983.

Ngày nay nhờ tài liệu mật từ văn khố của Liên Xô cũ cũng như tại thư viện chiến tranh Hoa Kỳ ở Texas gọi tắt là ISAW, đã chấm dứt các huyền thoại dỏm của VC trong mấy chục năm qua, tốn công dàn dựng bóp méo và đưa ra ánh sáng rằng những xáo trộn chính trị tại VNCH, dù do ai cũng chỉ là cớ để Bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam.

Ý đồ trên, theo J.Race trong The lost revolution, đã manh nha từ năm 1958 khi Hà Nội ra lệnh khui lại các hầm vũ khí được chôn giấu tại miền Nam trước khi tập kết, để trang bị cho cán binh cơ sở nằm vùng. Cũng trong năm này, Lê Duẩn theo lệnh Hồ đã lén lút vào Nam lượng giá tình hình và trở về bắc họp Trung ương đảng lần thứ 15, nghị quyết lập đảng bộ miền Nam, tức là VC hay mặt trận giải phóng, tấn công VNCH bằng vũ trang. Chiến tranh được phát động chính thức bằng hai cuộc nổi loạn gọi là đồng khởi nhưng đã bị dập tắt ngay tại Trà Bồng (Quảng Ngãi) ngày 28-8-1959 và Bến Tre ngày 17-1-1960. Chính Thủ Tướng Nga Nikita Khrushchev đã phất ngọn cờ tiến quân ngày 6-1-1961 để mở màn cuộc chiến VN sau khi vở tuồng mặt trận trình diễn ra mắt tại một khu rừng già kế biên giới Việt Miên trong liên ranh hai tỉnh Hậu Nghĩa-Tây Ninh cuối tháng 12-1960 với nhân sự nòng cốt gồm hơn 25.000 cán binh từ bắc hồi kết. Tháng 5-1962, Bộ Trưởng quốc phòng Hoa Kỳ thời Tông thống J.Kennedy là McNamara thăm viếng VNCH, cũng để mở màn cái thảm kịch chiến tranh phải thua, khiến hơn 60.000 quân nhân các cấp Hoa Kỳ, Úc,Tân Tây Lan, Nam Hàn, Phi, Thái và mấy triệu người VN cả hai miền nam bắc phải chết oan khiên trong bom đạn tàn bạo của một cuộc chiến bẩn thỉu có một không hai trong dòng sử nhân loại.

Ngày 1-11-1963 Hoa Kỳ đạo diễn biến cố lật đổ nhà Ngô, một mặt tạo sự vô chính phủ tại miền nam trong ba năm xáo trộn 1963-1967, vừa có cớ đem quân vào giúp đánh VC ổn định chính trị nhưng trên hết là thực hiện cái chiến lược, hy sinh con chốt VNCH để bắt nhốt con cọp ngủ Trung Cộng, rảnh tay tiêu diệt Liên Xô nhưng thả Hà Nội để lại tiếp tục làm con chốt thí mạng với Tàu đỏ khi cần. Chiến tranh cứ thế leo thang, tại miền nam Mỹ thêm quân, giội bom oanh tạc, thì miền bắc càng nhận được thêm nhiều quân viện gạo vải từ khối cộng sản quốc tế, cũng như sự hiện diện của mấy trăm ngàn đồng chí Trung Cộng, Bắc Hàn, Cu Ba, Đông Đức.. do Hồ lãnh tụ mời tới tham chiến, đóng đầy từ vỹ tuyến 20 ở Thanh Hóa cho tới biên giới Việt Hoa.

Ngày 4-9-1967 mở đầu nền đệ nhị cộng hòa cho tới ngày tàn cuộc 30-4-1975. Cũng từ đó QLVNCH trên khắp chiến trường trong nước cũng như tại Kampuchia và Hạ Lào, đã chứng tỏ cho thế giới là một đạo quân thiện chiến và có kỷ cương nhất vùng Đông Nam Á, qua các chiến thắng lừng lẫy trong Tết Mậu Thân 1968, vượt biên đánh thẳng vào căn cứ địa của R tại Kampuchia năm 1970, Hạ Lào năm 1971, mùa hè đỏ lửa 1972, Hoàng Sa tháng 1-1974.. tạo nên một niềm tin tất thắng trong lòng quân nhân các cấp, nhất là những sĩ quan chỉ huy trẻ tuổi trung cấp và tuyệt đại quân sĩ thanh niên nam nữ yêu nước dưới quyền.

Thế nhưng giữa lúc chiến thắng gần kề thì cũng là lúc Kissinger công khai thái độ bán đứng đồng minh qua cái hiệp định quái đản ngày 27-1-1973. Thì ra tất cả đều là xảo thuật, đóng kịch từ cuộc họp thượng đỉnh Midway ngày 8-6-1969 giữa Nixon-Nguyễn Văn Thiệu với cam kết bảo vệ và quân viện cho VNCH.. chỉ là lời hứa cuội trên văn bản. Thật sự Kissinger đã đi đêm với cộng sản Hà Nội từ khuya, để rút quân, lấy tù binh về nước.

Để đạt được trò bịp trên, Hoa Kỳ dùng thủ đoạn chèn ép chính phủ VNCH bằng cái thòng lọng VIỆN TRỢ, chụp mũ làm mất chính nghĩa quốc gia của người miền nam, qua truyền thông truyền hình và hăm dọa ám sát thủ tiêu lãnh đạo nếu không chịu ký nhận cái hiệp định phi lý vô nhân đạo, mà VC đã đem liệng ngay vào thùng rác sau đó.

Cái hài hước của lịch sử mà ai cũng biết được, là mặt thật nhưng vẫn phải cắn răng nuốt lệ thi hành. Và cũng kể từ đó, người Mỹ hân hoan rút hết về nước, trước sự thắng cử vinh quang thêm một nhiệm kỳ của tổng thống Nixon. Bộ đội Bắc Việt thế chân Hoa Kỳ, công khai ở lại lãnh thổ độc lập tự do của người miền Nam theo tinh thần hiệp định hai nước, hai chính thể ký năm 1954. Cũng qua sự toa rập ký kết từ trước, quốc hội Hoa Kỳ chấm dứt viện trợ quân sự và kinh tế cho VNCH, đưa đến sự sụp đổ toàn diện của một quốc gia chỉ vì tin cậy vào sự giúp đỡ của đồng minh.. vào lúc 12 giờ trưa ngày 30-4-1975.

Trong suốt bao chục năm qua, cộng sản đã ký bao nhiêu hiệp định ngày 6-3 và 14-9-1946, 20-7-1954 rồi 27-1-1973 nhưng chẳng bao giờ thực hiện. Bởi vậy đừng tin những gì cộng sản nói mà hãy nhìn những gì chúng làm. Chí lý thay lời nhận định của cố tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, vậy mà tới nay còn không ít người không chịu tin vào sự thật.

2 - KISSINGER VÀ HIỆP ƯỚC HÒA BÌNH GIẢ MẠO:

Cái khôi hài cười ra nước mắt của người Mỹ là ngay trong lúc một mặt đổ quân ào ạt vào Nam VN năm 1965, cũng đồng thời bí mật đi đêm với Bắc Việt gọi là mưu tìm một giải pháp hòa bình, chính Pháp và Tòa Thánh La Mã khởi động đầu tiên dàn xếp để hai phiá ngồi vào bàn hội nghi nói chuyện ngưng bắn theo kế hoạch Mayflower nhưng bất thành.

Ngày 17-6-1965 Anh và Liên Xô nhập cuộc, mở hội nghị 4 nước Anh-Ghana-Nigeria-Tobago với sự ủng hộ công khai của hai nghị sĩ dân chủ là Mike Mansfield và Fullbright, muốn Mỹ ngưng oanh tạc Hà Nội và ngược lại Bắc Việt ngừng chuyển bộ đội vào Nam nhưng bị cộng sản bác bỏ vì lập trường đối nghịch của hai đàn anh Nga-Tàu. Tháng 7/1965 tổng thư ký LHQ là U Thant muốn mở lại hội nghị Geneve 1954. Tháng 10/1965 ngoại trưởng Ý là Amintore Fanfani và Giáo Hoàng Paul VI cũng nhập cuộc, bằng cách liên lạc thẳng với Hà Nội, Mặt Trận GPMN và Tổng Thống Johnson nhưng cũng bất thành vì Hồ đòi công nhận Ma mặt trận là một chánh phủ giống như VNCH.

Tóm lại những kế hoạch kể trên đều khởi động nhịp nhàng theo các phong trào phản chiến tại nội địa Mỹ do Luther King, Hoffman, Larson xách động, biến các trường đại học Mỹ thành căn cứ du kích Bắc Việt ngay trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Chiến tranh dữ dội khắp VNCH nhịp nhàng với các biến động chính trị tại Huế-Sài Gòn. Hoa Kỳ tiếp tục oanh tạc miền Bắc nhưng Hồ vẫn không nhượng bộ vì đang leo dây giữa Nga-Tàu, nên chỉ biết ậm ờ trước các đề nghị hòa bình. Tại Mỹ, ngày 20-2-1966, Robert F.Kennedy công khai đòi cho MT/GPMN tham gia chính phủ nhưng bị chống đối kịch liệt.

U Thant và De Gaulle là hai nhân vật hung hăng nhất trong việc kêu gào phải hòa bình tức khắc tại VN bằng cách ngưng oanh tạc miền bắc, Mỹ rút quân và để MT/GPMN tham chính. Sở dĩ cả hai làm như vậy vì U Thant tuy là tổng thư ký LHQ nhưng lại thân cộng ra mặt, còn De Gaulle với dụng tâm đạo đức giả, thù Mỹ đã phỏng tay trên Đông Dương, nên nhỏ mọn trả thù vặt. Rốt cục cả thế giới lẫn Vatican đều trúng kế Hồ Chí Minh, càng lúc càng chia rẽ và phân hóa trầm trọng.

Năm 1967 phong trào phản chiến lên cao tại Hoa Kỳ làm phân hoá đảng dân chủ vì là mùa bầu cử, nên tổng thống Johnson tuyên bố trong cuộc hội nghi với TT Nguyễn Văn Thiệu tại Guam, là sẽ thương thuyết thẳng với Bắc Việt.Tất cả chỉ là màn hỏa mù ngoại giao vì Mỹ và Hà Nội đã đi đêm từ cuối năm 1966, do sự dàn xếp của Thụy Điển nhưng phải đợi tới ngày 31/3/1968 khi Johnson tuyên bố không tái tranh cử và bộ đội của Bắc Việt cũng như VC bị tan nát tại miền Nam trong trận Tết Mậu Thân, cộng sản mới chính thức ngồi lại với Mỹ. Rồi Nixon thắng cử tống thống, Kissinger được giao trách nhiệm đi đêm với Lê Đức Thọ, tự quyết định số phận của VNCH, mà không cần đếm xỉa gì tới chủ quyền của miền Nam lúc đó.

Theo giáo sư tiến sĩ Stephen Young, từng phục vụ nhiều năm trong bộ ngoại giao Hoa Kỳ thì Kissinger, trưởng phái đoàn thương thuyết Mỹ đã bán đứng VNCH cho Bắc Việt khi chấp thuận cho Hà Nội được lưu giữ đạo quân xâm lăng ở miền Nam VN. Hậu quả tạo ưu thế quân sự cho địch cưỡng chiếm VNCH khi Hoa Kỳ rút toàn bộ quân lực về nước và cắt giảm quân viện năm 1973 rồi cắt đứt năm 1975. Tổng thống Nixon ngay khi làm TT năm 1969 đã tuyên bố sẽ chấm dứt chiến tranh, đem hết quân Mỹ về bằng một kế hoạch bí mật.

Vấn đề chính là Nam VN chẳng hề biết tới kế hoạch đó là gì và nói là VN hóa chiến tranh nhưng QLVNCH tới đầu năm 1972 mới được cải tiến trang bị, trong lúc bộ đội miền Bắc đã sử dụng những vũ khí cá nhân và cộng đồng tối tân của khối cộng từ khi Mỹ còn hiện diện.Năm 1972 Nixon đã đạt được những thỏa uớc lịch sử với Nga lẫn Trung Cộng. Chính điểm này để Nixon thắng Mc.Govern làm TT nhiệm kỳ 2. Tuy nhiên việc oanh kích Hà Nội trong 12 ngày liên tiếp và thả mìn phong tỏa Hải Phòng, suýt làm Bắc Việt đầu hàng vô điều kiện, nếu không bị đảng dân chủ và phe phản chiến chống đối dữ dội.

Giữa lúc TT Nixon trong tình thế khó xử, thì Kissinger đưa sáng kiến phản bội VNCH để đổi lấy sự ủng hộ của quốc hội Mỹ, trong việc làm thăng bằng cán cân chiến tranh lạnh, nói thẳng là giúp Do Thái đương đầu với khối Ả Rập. Do nhận thức sai lầm trên, đã khiến Kissinger thành kẻ chủ bại, hèn nhát, bất nhân đẩy VN vào định mệnh oan nghiệt. Thực tế còn gian ác hơn ta nghĩ, vì Kissinger chẳng những muốn Hoa Kỳ rút khỏi VN mà còn làm cho dân chúng Mỹ không còn nhớ tới cuộc chiến đó trong tiềm thức. Hậu quả lưu manh này khiến cho các quân nhân Hoa Kỳ tham chiến tại VN trở về bị đối xử tàn tệ, tẻ nhạt cho tới mấy năm sau mới được hồi phục lại danh dự.

Trong thâm tâm của Kissinger, đưa quân đội Mỹ về chưa đủ, mà phải làm sao thọc gậy quốc hội cắt đứt mọi nguồn viện trợ cần thiết, thì mới chấm dứt được chế độ miền Nam. Do trên ông ta tự đẻ ra sáng kiến riêng, chủ đích làm hỏng chương trình VN hoá của Nixon. Theo tài liệu của đại sứ Bunker, thì bí mật lớn nhất của Kissinger là sự xuống thang chiến tranh. Đây là sáng kiến tàn nhẫn nhất vì để đổi một thắng lợi ngoại giao cho Mỹ và VNCH, Kissinger cho lại Bắc Việt MỘT CHIẾN THẮNG QUÂN SỰ, tức là Y đã tiết lộ bí mật quốc phòng cho địch. Nhưng sự kiện này không bao giờ Kissinger dám nhận và chính trong hồi ký của TT. Nixon đã viết là chẳng bao giờ ông cho phép làm chuyện đó khi thương thuyết với Hà Nội.

Tóm lại để kết thúc chiến tranh VN theo ý mình, Kissinger không bao giờ trình bày sự thật khi thương thuyết với Hà Nội cho TT.Nixon biết. Từ ngày 13-4-1971, Kissinger đã manh nha trò phản bội và lộng quyền, khi tự sử dụng đường dây nóng đặc biệt không qua Bộ Ngoại Giao và Tổng Thống Mỹ, để ra lệnh cho Đại Sứ Bunker và Bắc Việt. Theo các tài liệu lịch sử đã giải mật, những lộ đồ đề nghị hòa bình VN của các giới chức Mỹ từ tổng thống Nixon tới đại sứ Bunker hoàn toàn trái ngược với ý riêng của Kissinger

Theo bản dự thảo chiến lược chính thống, thì sự ký kết hòa bình chỉ xảy ra sau khi QLVNCH đạt được chiến thắng tại Hạ Lào qua cuộc hành quân Lam Sơn 719, phá vỡ toàn bộ các căn cứ hậu cần của Bắc Việt tại đây nhằm cắt đứt đường tiếp vận cho bộ đội miền Bắc qua đường mòn Hồ chí Minh. Về rút quân thì bắt đầu năm 1971-1972, bộ binh về trước khi đã chứng thật rằng QLVNCH được VN hoá chiến tranh, đủ mạnh để thay thế quân lực Hoa Kỳ đương đầu với Bắc Việt. Riêng Không quân-Hải quân vẫn duy trì cho tới khi thấy Hà Nội thật sự tôn trọng hòa bình của Nam VN. Một điều quan trọng nhất mà đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn là Bunker, mong muốn Hoa Thịnh Đốn phải chứng tỏ vai trò hợp hiến của CHÍNH PHỦ VNCH tại bàn hội nghị và cái sự Hoa Kỳ ngồi nói chuyện với Hà Nội đã là một nhượng bộ, vì rõ ràng lúc đó Bắc Việt đang thảm bại quân sự trên khắp các chiến trường, chiến dịch ở miền Nam. Một sự kiện khác cũng không kém phần quan trọng tại Hoa Kỳ, là mặc dù bị đảng dân chủ đánh phá kịch liệt, đòi rút quân về tức khắc để đổi tù binh nhưng TT Nixon lúc đó, vẫn cương quyết không tiết lộ lộ trình triệt thoái và giữ nguyên ý định không giải kết với VNCH vì quyền lợi Mỹ.

Theo các sử gia, nếu Kissinger thật sự là một nhà thương thuyết giỏi và có lương tâm, ông ta đã vượt qua được những sóng gíó trùng trùng lúc đó, mang lại vinh dự cho nước Mỹ và công lý cho VNCH. Lịch sử đã chúng nhận điều này chỉ mới đây trong việc Tổng Thống G.W.Bush trước khi tiến quân đánh Iraq. Nhưng Kissinger chỉ là một học giả chứ không phải là một nhà ngoại giao, một người Do Thái thuần tuý nên không hề biết tới quyền lợi và danh dự của Hoa Kỳ. Trước tiên, về việc cho phép BỘ ĐỘI BẮC VIỆT ở lại miền Nam, Kampuchia, Lào được coi như một hành động ngu xuẩn nhất của Kiss

Thế nhưng Kissinger nơi trang 1488, y đã tự sửa lại là: “người VN và các dân tộc khác ở Đông Dương, sẽ tự thảo luận để tất cả quân đội ngoại nhập rút ra khỏi Đông Dương”.Như vậy muốn Hoa Kỳ ngưng oanh kích rút quân, mà không có một đòi hỏi gì cho đối phương, thậm chí còn cho chúng ở lại để tiếp tục làm giặc, thì thương thuyết để làm gì, cho nên sau này Hà Nội và thế giới khinh khi, cười chê Hoa Kỳ là vậy. Ngoài ra chẳng bao giờ Kissinger coi VNCH là một quốc gia độc lập có chủ quyền, nên hắn đã có cái nhìn coi Hà Nội mới là đại diện để thương thuyết với Mỹ. Đây là một sự phản bội trắng trợn của lời cam kết từ các chính quyền Hoa Kỳ như TT.Kennedy, Johnson, Nixon.. luôn tuyên bố tôn trọng nền độc lập của quốc gia đồng minh.

Tóm lại với luận điệu lừng khừng, chủ bại, đầu óc lắt léo tàng tàng, kissinger đi phó hội trong một tư thế hèn yếu, rẻ mạt, nên chỉ còn bán đứng VNCH mới mong lấy lại tù binh về. Ngày 25-5-1971, để tránh bị kiện tụng vào phút chót, Kissinger đã điện thoại gạt Bunker là chương trình nghị sự sẽ theo đúng bản dự thảo của TT.Nixon và tòa đại sứ Mỹ-Sài Gòn.

Cũng do lòng tin tưởng trên, nên ngày 3-6-1971, Đại sứ Bunker đã tường trình với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu có Kissinger hiện diện, kết quả thương thuyết theo bản dự thảo của TT.Nixon và Toà đại sứ. Trong khi trình bày, Bunker xác quyết là BỘ ĐỘI BẮC VIỆT cùng rút về Bắc khi quân đội Đồng Minh và Hoa Kỳ triệt thoái. Việc tréo cẳng ngổng này cho thấy, TT Thiệu và Chính phủ VNCH hoàn toàn không được Hoa Kỳ cũng như Kissinger hỏi han hay cho biết một chút gì về vận mệnh tương lai của xứ sở mình. Trước sự kiện trên, Kissinger chẳng những không đính chính mà còn lợi dụng sự không biết gì, để ép TT Thiệu không được tiếp tục đòi hỏi hắn, khi việc BỘ ĐỘI MIỀN BẮC đã được giải quyết.

Tháng 10/1972 giai đoạn cuối cùng trong bàn hội nghị, Kissinger thay vì cố gắng đạt được những ưu thế cho Hoa Kỳ và đồng minh Nam VN, Kissinger lại tấn công tới tấp TT Nguyễn Văn Thiệu và gọi đó là lý do chính trở ngại cho cuộc hoà đàm. Ngày nay dựa vào những tài liệu mật và ngay chính hồi ký của Kissinger, chúng ta mới thấu hiểu sự dối trá và bất lương của y đối với VNCH. Đó là sự hiểu biết quá kém cỏi về lịch sử VN dù hắn ta luôn tự hào về cái trường đại học luật khoa danh tiếng Havard nay chỉ còn là cái mốt thời thượng. Hèn nhát trước phong trào phản chiến do cộng sản quốc tế dàn dựng, Kissinger đã đánh mất sự thông minh của một nhà ngoại giao, qua mặt dân chúng và chính quyền Hoa Kỳ, phản bội đồng minh đang chiến đấu dũng liệt trước làn sóng đỏ.

Ngày 1-8-1972, trong cuộc họp mật, Hà Nội bảo với Kissinger là ngoài việc BỘ ĐỘi Ở LẠI, TT Thiệu phải từ chức để thay thế bằng chính phủ liên hiệp. Từ tháng 8-1972, sự chống đối Mỹ từ chính phủ VNCH đã lên tới cao điểm như không cần đếm xỉa tới thời hạn mà Kissinger ấn định, TT Thiệu không tiếp chuyện với TT.Nixon gọi từ Honolulu cũng như tuyên bố là sẽ không bao giờ từ chức, Chính phủ liên hiệp không bao giờ có.

20-9-1972 sau chuyến thanh sát tại Quảng Trị điêu tàn đổ nát, vừa được QLVNCH chiếm lại, TT Thiệu về Sài Gòn tuyên bố “vận mệnh của DÂN TỘC VN phải do đồng bào VN quyết định” và ông đã tố cáo Kissinger chỉ biết tự mình quyết định tất cả mà không coi VNCH ra gì.

Ngày 19-10-1972, Kissinger, Bunker họp với TT Thiệu, Phó Tổng Thống Hương và Hội Đồng An Ninh Quốc Gia. Theo các tài liệu ghi nhận, cuộc họp đầy căng thẳng và thái độ cuả TT.Thiệu khinh bỉ Kissinger tại cuộc họp mà ai cũng thấy rõ khi tuyên bố hắn ta chỉ là một người trung gian không hơn không kém, quyền quyết định hòa hay chiến là của Sài Gòn-Hà Nội, chứ không phải Hoa Kỳ. Phiên họp chấm dứt nhưng phút chót TT.Thiệu không biết vì một lý do nào đó lại ký nhận vào bản hiệp định..

Ngày 26-11-1972, Bunker chuyển một lá thơ của Nixon, cho biết nếu VNCH cưỡng lại Hoa Kỳ thì VIỆN TRỢ sẽ bị cúp ngay và tánh mạng tổng thống Thiệu nếu muốn giữ, phải KÝ KẾT. Để tấn tuồng kết thúc trọn vẹn, bất ngờ ngày 18-12-1972, Nixon ra lệnh oanh tạc THẬT Hà Nội-Hải Phòng và các căn cứ quân sự tại Bắc Việt một cách sấm sét dã man, bất chấp Dân Chủ và phản chiến kêu gào la ó. Đến lúc này, thì TT Thiệu không tin cũng phải tin là Hoa Kỳ qua lời hứa của Nixon trong mấy chục bức thơ riêng, sẽ dội B52 và can thiệp ngay bằng quân sự nếu Hà Nội phản thùng, tấn công VNCH. Ngày 30-4-1975, Miền Nam bị bức tử vì Kissinger, một tên trí thức xuẩn động ngây thơ, có đầu óc thực dân kiêu căng thời Trung cổ. Hắn vì muốn thoả mãn nhu cầu cho bọn siêu quyền lực mà phần lớn gốc Do Thái đang thao túng nước Mỹ và thế giới, cho lũ phản chiến đa số bị bệnh tâm thần vì đồng tình luyến ái, hút sách, ảo vọng, nên đã hại không biết bao nhiêu người đã chết, tan nhà, mất nước trong suốt 34 năm qua, tới nay càng thêm đau khổ tận tuyệt trong cảnh nước mất nhà tan, dân tộc bị Hán hoá tuyệt chủng.

Cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai 1955-1975 kết thúc là thế đó, hơn 60.000 quân nhân Mỹ và Đồng Minh bỏ mạng, nhiều người khác bị thương, một trăm năm mươi tỷ mỹ kim tiền thuế của dân chúng Mỹ, đổi lấy sự sụp đổ của VNCH bằng một hiệp định chẳng danh dự, do chính Kissinger đạt được. -/-

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

- Văn kiện của UB Liên lạc phục hồi thể chế VNCH.

- Bí mật Dinh Độc Lập của TS.Nguyễn Tiến Hưng.

- Kissinger đã bán đứng VNCH cho Hà Nội của TS Stephen Young.

- Không hòa bình, chẳng danh dự của Larry Berman, Nguyễn Mạnh Hùng dịch.

Tháng 1-2014

Mường Giang

(Việt Báo)
 Nguồn:http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=26843 

Sáo Trúc Việt Nam Hay Nhất - Tiếng Sáo Quê Hương - Vietnamese traditional music 

  Nhạc Dân Tộc hay.Sáo Trúc Việt Nam .Tiêu sáo Việt Nam.Tiếng Sáo Quê Hương.Sáo Trúc Hay Nhất Việt Nam.Vietnamese instrumental music.

      Huỳnh Mai St.8872

Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

Mùa câu cá Bông lau ...


Mùa câu cá Bông lau ...

28 Tháng Giêng 2014 lúc 7:42
 Vào những ngày tháng 3, tháng 4 âl, có dịp đến cù lao Dung (Sóc Trăng), đứng từ khu rừng bần phóng tầm mắt ra sông Hậu mênh mang, chúng ta sẽ chứng kiến mấy chục ghe xuồng đang vật lộn với sóng gió để lôi lên từng con cá bông lau tươi rói, đặc sản của vùng sông nước Cửu Long.  


Bông lau, một loài cá quý hiếm
Bông lau là loài cá da trơn, tên khoa học là Pangasius Krempfy, chi cá tra (Pangasius), thuộc loài di trú và là đặc sản của dòng Mekong. Loại cá này có thể nặng trên 10kg, thân hình hao hao như cá ba sa, cá dứa nhưng dáng thon, dài, da trắng mịn, nổi bông phấn, khi gặp ánh nắng mặt trời màu sắc ánh lên như bông lau.
Tuy là loài di trú nhưng cá bông lau thích sống ở sông sâu, dòng chảy mạnh, đặc biệt là ở những nơi giáp nước, gần biển như cửa Định An và Trần Đề. Thường những con cá sống ở một chỗ lâu ngày bao giờ cũng mập, to hơn cá chuyển vùng (di trú) theo từng con nước. Nhiều ngư dân kể rằng tại cửa Định An có nhiều rạn đá ngầm, nhiều luồng nước chảy xiết nên cá thích quây quần về đó để cư trú và sinh sản.
Theo kinh nghiệm của nhiều lão ngư, loại cá bông lau sống ở những đoạn sông nước ngọt thì mập, da trắng, mình ngắn, thịt ngon và béo hơn cá ở vùng nước mặn. Dù cư trú ở đâu, chúng cũng thường kéo nhau thành bầy đi kiếm ăn vào thời điểm nước rong (14– 29 hoặc 30 âl) lúc nước đứng dòng, sóng gợn lăn tăn, nhất là ban đêm, trời êm, ít tàu bè qua lại.
Mùa cá bông lau trên sông Tiền và sông Hậu đến không cùng lúc. Có nơi đến sớm từ trước tết cho đến tháng 3 âl như ở An Giang; có nơi cá về khi ngọn gió chướng bắt đầu thổi như ở khúc sông gần cồn Mỹ Phước (Sóc Trăng); lại có nơi cá xuất hiện quanh năm như gần các cửa sông đổ ra biển. Vào những ngày này, bà con tập trung buông lưới và giăng bắt bằng câu phao, câu viền khiến cho mùa cá bông lau trở nên rộn ràng tất bật.



Sôi động mùa cá bông lau
Trên dòng sông Hậu, hàng năm, kể từ sau Tết Nguyên đán, hoạt động đánh bắt cá bông lau đã bắt đầu sôi động hẳn lên, nhất là tại Phú Tân, Tân Châu, Chợ Mới, nổi tiếng nhất là trên sông Vàm Nao- An Giang và các đoạn chảy qua Lai Vung- Đồng Tháp), cù lao Tân Lộc (Cần Thơ) cù lao Mây (Vĩnh Long) và đoạn sông từ cuối cồn Mỹ Phước đến đầu cù lao Dung.
Vào mùa bông lau về, trên nhiều đoạn sông có tới hàng trăm ghe xuồng đua nhau giăng câu và thả lưới. Đặc biệt tại con sông Vàm Nao- con sông nổi tiếng về cá bông lau- hàng đêm, cứ khoảng 7- 8 giờ tối là ghe xuồng đánh bắt lại tụ hội về đông đủ, đèn phao đỏ rực, chớp nháy trên nhiều đoạn sông giống như những vì sao lấp lánh thật thú vị.
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hữu Hiệp cho biết, trước đây bà con ở Vàm Nao săn bắt cá bông lau bằng nhiều cách khác nhau: chài, lưới, câu cần, câu giăng, nhưng hiện nay đa số đều bắt bằng lưới vừa an toàn vừa có hiệu quả. Thông thường mỗi ghe lưới chỉ cần hai người, một người bơi và một người thả lưới. Mỗi tay lưới cá bông lau dài từ 300– 500m, dạo sâu khoảng 7m, tùy giăng sâu hay giăng cạn. Dân nhà nghề chia lưới ra làm 2 loại: Lưới đèn (có gắn đèn trên phao) dành bắt cá chạy luồng trên. Còn lưới ngầm thì cho lưới chìm sâu xuống nước, bắt được nhiều cá to. Thăm cá cũng là một điều thú vị, nếu lúc nào nước chảy mạnh thì thăm vài giờ một lần, còn nước chảy yếu thì giãn ra, Mỗi lần được cá to anh em phấn khởi thông báo cho nhau để cùng chia sẻ.


Khác hơn An Giang, đa số ngư dân ở cù lao Dung thích săn bông lau bằng câu cần, câu viền hoặc câu phao. Anh Trần Phước Thiện, một tay câu nổi tiếng cho biết mỗi giàn câu viền dài từ 500– 800m, thả chìm xuống sâu vì cá bông lau thường đi ăn sát đáy. Dọc theo viền, người ta buộc sợi câu cách nhau 3 sải một lưỡi (khoảng 5m), còn câu phao thì mỗi lưỡi gắn thêm một cái phao nhỏ, buộc cách nhau 10 sải. Theo anh, nghề câu cá bông lau quan trọng nhất là mồi. Tùy theo mùa và con nước mà người câu dùng những loại mồi khác nhau.
Có thể nói mồi nhạy nhất hiện nay là trùn biển. Loại mồi này thích hợp nhất trong những ngày nước đục, luồng chảy chậm hoặc đứng nước. Mồi gián cũng là loại khoái khẩu đối với cá bông lau, thích hợp nhất là vào thời điểm tháng 2, tháng 3, lúc nước trong và luồng chảy mạnh. Tại các cửa Định An, Mỹ Thanh, Trần Đề và một số nơi có người còn dùng mồi bần chín để câu vào các tháng 6, 7, 8 lúc trở nước. Rõ ràng, trong giới câu cá bông lau, mỗi người đều có một bí quyết riêng, có người dùng mồi cá lóc nói sống, có người lại dùng ruột vịt hôi thúi hoặc các loại cá ươn trộn với bông gòn và thuốc Bắc.


Anh Lưu Văn Đầy ở cù lao Dung không giấu giếm: Muốn bắt được cá bông lau thật không dễ chút nào, đòi hỏi người câu phải có tay nghề cao, từng trải, rành về dòng chảy, con nước, lạch nước và thời điểm trong tháng để móc mồi thả câu. Dân câu thường truyền nhau câu “Nhờ nước nhớ mùng”, có nghĩa là người câu cá bông lau phải chú ý đến con nước lớn, nước đứng hay ròng. Mùng là mùng mấy âm lịch. Anh Thiện cho biết cá bông lau sống tùy theo con nước, có khi mùa này ở vùng này nhưng mùa sau ở vùng khác. Song điểm tập trung nhiều nhất là trên các đoạn sông sâu, nước chảy mạnh. Chúng thích lội ngược chiều dòng chảy để tìm mồi nên người giăng câu phải nắm bắt quy luật đó để dụ cá vào ban đêm kể cả ban ngày. Khi dòng nước bắt đầu chảy nhẹ cũng là lúc ngư dân bắt đầu cuốn câu, tóm gọn từng con cho vào ghe, nhiều con nặng đến 6, 7 kg.
Ngồi trên chiếc ghe 2 tấn, nào sóng gió, nào sương mù, tàu lắc lư làm tôi muốn nôn ói, nhưng vì quá mê say nên tôi cố gắng chịu đựng lấy máy ra ghi lại vài hình ảnh tuyệt vời của những “sát thủ” cá bông lau ở cù lao Dung.


Từ bao đời nay bà con đánh bắt bông lau đã thu về một nguồn lợi to lớn, nhưng giờ đây, nhiều lão ngư đã tỏ ý than phiền: Trước đây, dòng sông yên tịnh, cá tôm đặc lềnh, mỗi ghe xuồng có thể kiếm vài ba chục ký mỗi đêm. Nay do hoạt động đánh bắt ráo riết và tàu bè qua lại thường xuyên nên cá dần dần giảm đi, mỗi ngày dân chuyên nghiệp cũng chỉ kiếm được vài ba con. Do đó, muốn khai thác có hiệu quả, các tay lưới phải kết hợp đánh bắt một lúc nhiều loại như cá bông lau, cá sửu, cá út,… để tăng thêm thu nhập.
Anh Mười Chí- một tay câu bông lau có tiếng ở Sóc Trăng phấn khởi cho biết: Mấy năm nay, tuy cá bông lau về ít nhưng bù lại giá rất hấp dẫn khiến cho đội quân săn cá bông lau không những không giảm mà còn tăng lên đáng kể. Vả lại, nghề câu là một nghề khai thác cổ truyền vừa bảo vệ được nguồn thủy sản, vừa bảo vệ môi trường sinh thái nên được nhiều người ủng hộ.


Điều đáng mừng đối với người nuôi trồng thủy sản là gần đây Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ đã nghiên cứu thành công việc sinh sản nhân tạo cá bông lau, tạo ra nhiều triển vọng cho người nuôi, một loài cá chất lượng hơn hẳn các loài cá da trơn khác.

  Sưu tầm
Nguồn: https://www.facebook.com/notes/huy-la/m%C3%B9a-c%C3%A2u-c%C3%A1-b%C3%B4ng-lau-/659947164047786

 Chia sẻ:

Mùa câu cá Bông lau - Truyền hình Cần thơ 7/2013
 
 


   

Thủy quài khổng lồ xuất hiên

Chia sẻ tên YouTube

Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014

Cờ bay trên cổ thành Quảng Trị


Cờ bay trên cổ thành Quảng Trị

Published on January 24, 2014

Mưu đồ chính trị của Bắc Việt là nhất quyết chiếm giữ thị xã Quảng Trị làm thủ đô cho chính phủ bù nhìn Giải phóng Miền Nam để mạnh tiếng nói trong Hội đàm Ba Lê đang tiếp diễn. Về phía chính phủ Việt Nam Cộng hòa ra lệnh Quân đoàn 1 phải chiếm lại bằng mọi giá, nên trận đánh từ bản chất đã nói lên sự gay cấn, ác liệt ngay từ giây phút đầu.


I. Sơ lược bối cảnh dẫn đến trận Quảng Trị

Phía Hoa Kỳ :

Chiến thuật lùng diệt địch áp dụng tại cuộc chiến Việt Nam rất hiệu quả, lối đánh chủ động này là tìm kiếm địch bất cứ ở đâu, từ đồng bằng đến cao nguyên, ngay cả mật khu Việt cộng nằm giữa rừng rậm cũng xông vào. Những đoàn trực thăng đổ quân ngay trên đầu địch để giao chiến, các đơn vị chính quy Cộng sản Bắc Việt bị săn đuổi thiệt hại nặng nề, chạy tan tác. Không còn chỗ nào an toàn, bổ sung dưỡng quân nữa phải dạt sang lãnh thổ Cam Bốt và Lào để sinh tồn.

Lẽ dĩ nhiên suốt ngày tìm địch mà đánh thì thương vong phải nhiều, người viết nhớ có tuần cao nhất là hơn 300 lính Mỹ hy sinh làm rúng động quần chúng. Sự chịu đựng của dân chúng Hoa Kỳ thường thường giới hạn, thêm vào sự thiên tả của giới truyền thông báo chí đã phóng đi những hình ảnh mô tả tin tức chiến sự một chiều, gây ảnh hưởng xấu về cuộc chiến bảo vệ tự do tại miền Nam Việt Nam.

Phong trào phản chiến cũng phát động rầm rộ tại các trường đại học, sinh viên tuần tự biểu tình chống chiến tranh Việt Nam khắp Hoa Kỳ. Bắt mạch rõ tâm lý quần chúng, nhất là nhu cầu tranh cử hứa cố gắng chấm dứt chiến tranh, khi tái đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon một mặt cố gắng bắt tay Trung Cộng, một mặt ra lệnh rút dần các đơn vị tham chiến Mỹ, Đồng minh khỏi Việt Nam, chỉ để lại sĩ quan cố vấn các đại đơn vị Quân lực Việt Nam Cộng hòa, một phái bộ yểm trợ tiếp vận tại Saigon đồng thời tuyên bố Việt Nam hóa chiến tranh.


Miền Nam Việt Nam :

Miền Nam phồn thịnh giả tạo nhờ hơn nửa triệu quân Mỹ, Đồng minh trú đóng, nên khi đoàn quân này rút đi, những khó khăn về kinh tế bắt đầu. Các phong trào đối lập chính trị với chính phủ nền Đệ nhị Cộng hòa quấy phá mạnh mẽ gây nhiều xáo trộn xã hội. Một số quần chúng chỉ lo làm giàu nhờ chiến tranh, còn đa số không thấu triệt lắm về Cộng sản, đã thờ ơ với cuộc chiến đấu tự vệ sống còn này, gần như giao khoán trên vai những người lính của Quân lực Việt Nam Cộng hòa.


Miền Bắc Việt Nam :

Như trên đã trình bày, các đơn vị chính quy Cộng sản Bắc Việt bị săn đuổi thường xuyên, mất địa bàn hoạt động. Tiếp đến trận Tổng công kích Tết Mậu Thân năm 1968 hy vọng dân chúng miền Nam nổi dậy theo, đã hoàn toàn thất bại. Tại miền Nam mọi hạ tầng cơ sở, những đơn vị du kích địa phương hậu cần, mật khu gần như bị tiêu diệt hoặc phá vỡ tan hoang, không thể hướng dẫn, yểm trợ tiếp vận những đơn vị từ Bắc vào được nữa. Cũng suốt thời gian này quân Việt Nam Cộng hòa và Đồng minh tiếp tục săn đuổi truy lùng tiêu diệt, vượt sang cả lãnh thổ Cam Bốt và Hạ Lào. Vì vậy chiến trường miền Nam yên lặng trống vắng suốt từ 1968 đến 1971.

Về nội tình miền Bắc sức chịu đựng của dân chúng gần như kiệt lực. Kinh tế suy thoái trầm trọng, các cơ sở kinh tế hạ tầng vừa nhen nhúm đã bị không quân Mỹ oanh tạc tàn phá. Bắc Việt cảm thấy không thể thắng được, nhất là không thể nào xây dựng lại cơ sở hạ tầng để tiếp tục cuộc chiến nửa du kích nửa chính quy mà người Cộng sản gọi là “cuộc chiến có mức độ” trong miền Nam được nữa. Có nhiều mâu thuẫn trong hàng lãnh đạo Cộng sản Bắc Việt, nhưng rồi họ quyết định phải giải quyết cuộc xâm chiếm miền Nam dù thắng hay bại bằng chính quy chiến liên hợp với thủ thuật chính trị, dốc toàn lực vào trận chiến cuối cùng.

Dựa vào những yếu tố chính trị, quân sự thuận lợi cho họ như Mỹ bắt tay Trung Cộng, miền Nam Việt Nam không còn là nút chặn Cộng sản về phía Nam nữa, quần chúng Mỹ bị giới truyền thông báo chí thiên tả hướng dẫn sai lạc về cuộc chiến Việt Nam, thấy rõ ý đồ của Mỹ chỉ muốn rút chân khỏi vũng lầy Việt Nam và sẽ không trở lại bất cứ tình huống nào. Trong hơn 3 năm chuẩn bị như mở rộng đường mòn Hồ Chí Minh làm đường tiếp vận chính, có khả năng chịu đựng được sự vận chuyển của chiến xa hạng nặng Nga, pháo cùng cơ giới, dụng cụ chiến tranh khác do Nga Sô mới viện trợ, hoàn tất hệ thống ống dẫn dầu, xăng vào chiến trường vùng I, II của Việt Nam Cộng hòa. Chuẩn bị, bí mật chuyển quân đã xong.

Thực hiện mưu đồ :
Như những bài trước đã viết, vào ngày 30/3/1972 hồi 12 giờ trưa Cộng sản Bắc Việt khai diễn chiến dịch Nguyễn Huệ, tung hàng chục sư đoàn, hàng ngàn chiến xa, đại pháo, hỏa tiễn ồ ạt tấn công vào lãnh thổ vùng I, II, III miền Nam. Ý đồ muốn chiếm một tỉnh nào đó để có đất có dân hầu đặt chính phủ do họ nặn ra (Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam) như Ban Mê Thuột, Bình Long hay Quảng Trị.

Mở màn được ít tuần, cả 3 mũi tiến chiếm đều bị chặn, phản công kịch liệt của quân lực Việt Nam Cộng hòa. Thấy khó đạt ý định chiếm Ban Mê Thuột hay Bình Long là tỉnh ở gần Saigon thủ đô miền Nam có nhiều lợi điểm chính trị, gây tiếng vang quốc tế nhiều hơn. Ban chính trị Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam quyết định đổi diện thành điểm, nhắm vào tỉnh Quảng Trị gần hậu phương Bắc Việt, tiện bề tăng viện, yểm trợ đồng thời tung thêm 2 sư đoàn trừ bị cuối cùng vào trận Quảng Trị. Khi khởi đầu tại vùng hỏa tuyến, Bắc Việt xua 5 sư đoàn tác chiến, 2 trung đoàn pháo, 1 trung đoàn phòng không cùng các đơn vị thuộc mặt trận B5 (Quảng Trị – Thừa Thiên) gồm : 2 trung đoàn tác chiến, 1 trung đoàn pháo, 1 trung đoàn tên lửa (hỏa tiễn), 1 trung đoàn đặc công, như vậy là hơn 1 sư đoàn nữa. Họ dùng chiến thuật bộ binh hợp đồng chiến xa, chia nhiều mũi nhỏ, tiền pháo hậu xung các cứ điểm hay hỏa lực của ta suốt dọc phía Nam vĩ tuyến 17 từ bờ biển lên đến biên giới Lào.

Bất ngờ bị một lực lượng đông hơn 4, 5 lần tấn công nên Sư đoàn 3 Bộ binh cùng một số lực lượng Tổng trừ bị cầm cự lui dần tuần tự bỏ thị trấn Đông Hà, căn cứ Ái Tử bản doanh của Sư đoàn 3 Bộ binh, qua sông Thạch Hãn, thị xã Quảng Trị, về hẳn phía Nam sông Mỹ Chánh. Tại con sông này, đà tấn công ồ ạt, hung hãn của quân Cộng sản Bắc Việt đã bị Lữ đoàn 369 Thủy Quân Lục Chiến chận đứng vào ngày 3/5/1972. Đây là đường ranh Nam Bắc phân tranh tạm thời cho đến khi Quân lực Việt Nam Cộng hòa đứng lên tiến vào tái chiếm thị xã Quảng Trị vào ngày 16/9/1972.



II. Công cuộc tái chiếm
Vào khoảng 1 giờ trưa ngày 5/5/72 Trung tướng Ngô Quang Trưởng cùng Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh, Đại tá Lê Văn Thân (sau thăng cấp Chuẩn tướng), Đại tá Phạm Văn Phô trưởng phòng 2 Quân đoàn, đáp trực thăng bất ngờ thăm viếng Bộ chỉ huy Lữ đoàn 369 tại quận lỵ Phong Điền tỉnh Thừa Thiên. Sự thăm viếng này gây ngạc nhiên cho chúng tôi vì hiện ông đang là Tư lệnh Quân đoàn 4. Vẻ mặt đăm chiêu suy nghĩ Trung tướng Trưởng chậm rãi nói :

- Tôi vừa được Tổng thống chỉ định thay thế Trung tướng Hoàng Xuân Lãm, Chung cho tôi rõ tình hình bây giờ ra sao ?

Sau khi nghe trình bày sơ qua tình hình bạn, địch xong, trên đường trở lại bãi đáp, Trung tướng Trưởng vẫy tay để đoàn tùy tùng đi trước, riêng ông đứng lại để có dịp nói riêng với tôi. Ông không dùng uy phong của một vị Tư lệnh Quân đoàn để hỏi một Đại tá Lữ đoàn trưởng dưới quyền, tôi cảm thấy từ lời nói, ánh mắt như biểu lộ tình huynh đệ chân thành, tình chiến hữu giữa trận mạc cùng nhau chia xẻ nhiệm vụ nặng nề, ông nói :

- Chung đừng ngần ngại gì hết, cứ nói thật. “Ông nhấn mạnh chữ nói thật” cho tôi biết, liệu mình có giữ được không ? “ý ông muốn hỏi còn có thể chịu đựng được những đợt tấn công sắp tới không ?”.

Tôi trả lời :
- Mình giữ được, Trung tướng.

Nghe tôi trả lời chắc nịch, dứt khoát như vậy, mắt ông bừng lên ánh lửa quyết tâm. Ông trầm ngâm một chút rồi hỏi thêm :
- Chung có yêu cầu gì ở tôi không?

- Xin Trung tướng chú trọng đặc biệt tới Bộ Tham Mưu Quân Đoàn hơi kém và lực lượng Địa Phương Quân Thừa Thiên cứ muốn rút đi.

- Tôi hứa với Chung sẽ chấn chỉnh Bộ Tham Mưu Quân đoàn đồng thời chỉ thị cho Đại tá Tôn Thất Khiên, Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng ngay về các đơn vị Địa Phương Quân.

Về phía Quân lực Việt Nam Cộng hòa, ngoài sự thay đổi Tư lệnh Quân đoàn 1, tuần tự kế tiếp trong tháng 5/72 Đại tá Bùi Thế Lân, Tư lệnh phó lên thay Trung tướng Lê Nguyên Khang Tư lệnh Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến, Tướng Khang về Phụ tá Hành quân Tổng Tham Mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Đại tá Lân sau đó thăng cấp Chuẩn tướng. Đại tá Lê Quang Lưỡng thăng cấp Chuẩn tướng thay Trung tướng Dư Quốc Đống, Tư lệnh Sư đoàn Nhảy Dù, tháng sau đó. Về nội bộ Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến: Đại tá Nguyễn Thành Trí thay Đại tá Lân làm Tư lệnh phó Sư đoàn, Trung tá Nguyễn Thế Lương sau thăng cấp Đại tá được chỉ định Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 369 thay Đại tá Phạm Văn Chung giữ nhiệm vụ Tham mưu trưởng Hành quân Sư đoàn. Tướng Ngô Quang Trưởng là vị Tướng trận mạc, ông có thói quen sau khi nhận nhiệm sở mới thường bay một vòng quan sát, tự tai nghe các sĩ quan Chỉ huy mặt trận trình bày để phối kiểm các điều sĩ quan trong Bộ tham mưu cung cấp cho ông. Ông nhận thấy 3 điểm chiến lược quân sự, chính trị cần phải làm ngay:

1. Tái bổ sung, trang bị các đơn vị bị tổn thất vừa qua, tái phối trí lực lượng còn lại ngay để có thể ngăn chận âm mưu địch tiến chiếm thị xã Huế từ hướng Bắc (vượt tuyến Mỹ Chánh), hoặc phía Tây (từ thung lũng Ashau – Alưới).

2. Tái chiếm lại những phần đất vừa lọt vào tay quân Cộng sản Bắc Việt.

3. Vãn hồi trật tự xã hội, gây lòng tin cho quân dân cán chính vùng địa đầu giới tuyến. Những năm trước đó Tướng Trưởng đã giữ chức Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh nên ông rành rẽ nhân văn địa thế toàn vùng. Đây là lợi điểm để ông dễ dàng khôi phục lại lòng tin của mọi người. Song song việc thi hành điểm chiến lược 1, ông nghĩ ngay đến việc tái chiếm thị xã Quảng Trị (người viết đoán vì tình hình chính trị hồi đó, Tổng thống Thiệu đã phần nào thôi thúc ông). Ông chỉ định Đại tá Lê Văn Thân (là một sĩ quan Pháo binh giỏi, đi cùng ông từ vùng 4 chiến thuật ra) làm Trưởng ban thiết kế kế hoạch tái chiếm Quảng Trị gồm:

- Quân đoàn 1: Đại tá Phạm V. Nghìn Trưởng phòng 3, Đại tá Phạm V. Phô Trưởng phòng 2.

- Sư đoàn Dù: Đại tá Lê Văn Ngọc, Đại tá Lê Văn Phát

- Sư đoàn TQLC: Đại tá Phạm Văn Chung, Trung tá Đỗ Kỳ (sau thăng cấp Đại tá).

Để bảo mật tuyệt đối, ông cho lập một phòng riêng biệt (không liên hệ gì với các sĩ quan tham mưu khác của Bộ tư lệnh Quân đoàn 1) dành cho ban thiết kế soạn thảo kế hoạch.Sau khi chiếm tỉnh, thị xã Quảng Trị quân Cộng sản Bắc Việt phòng thủ kiên cố chiều sâu dày đặc, nguyên thị xã, cổ thành Đinh Công Tráng do một Sư đoàn tăng cường chiến xa, 1 Trung đoàn đặc công và bao bọc bởi hỏa lực pháo, hỏa tiễn khủng khiếp. Xung quanh về phía Nam giáp tuyến Mỹ Chánh, phía Tây nhà thờ La Vang, phía Đông biển, phía Bắc sông Thạch Hãn với 4 Sư đoàn khác chia nhau trấn giữ, giai đoạn này chúng thêm 2 Sư đoàn trừ bị cuối cùng 32O và 325 đã vào đến phía Nam sông Bến Hải.

Mưu đồ chính trị của Bắc Việt là nhất quyết chiếm giữ thị xã Quảng Trị làm thủ đô cho chính phủ bù nhìn Giải phóng Miền Nam để mạnh tiếng nói trong Hội đàm Ba Lê đang tiếp diễn. Về phía chính phủ Việt Nam Cộng hòa ra lệnh Quân đoàn 1 phải chiếm lại bằng mọi giá, nên trận đánh từ bản chất đã nói lên sự gay cấn, ác liệt ngay từ giây phút đầu. Trong khi đang thiết kế cùng tập trung lực lượng tái chiếm như Sư đoàn Dù tăng phái Quân đoàn 1 ngày 22/5, Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến tuyến phòng thủ phía Bắc (sông Mỹ Chánh), Sư đoàn 1 Bộ binh trấn phía Tây thị xã Huế. Tất cả đều tung các cuộc tấn công hạn chế thăm dò để giữ thế chủ động trong phòng thủ…

Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến :

- Ngày 12/5 cuộc hành quân Sóng Thần 5/72 của Lữ đoàn 369 có 2 tiểu đoàn trực thăng vận vào quận Hải Lăng, 1 Tiểu đoàn vượt sông Mỹ Chánh bắt tay với 2 Tiểu đoàn trên. Đụng độ với Trung đoàn 66 của Sư đoàn 304 Bắc Việt.

- Ngày 24/5 hành quân Sóng Thần 6/72 của Lữ đoàn 147 đã tung 2 Tiểu đoàn trực thăng vận vào Đông Bắc quận Hải Lăng, 1 Tiểu đoàn đổ bộ từ tàu vào bãi biển Mỹ Thủy. Đụng độ với Trung đoàn 18 của Sư đoàn 325 Bắc Việt.

Sư đoàn 1 Bộ binh :

- Ngày 15/5 tung 2 Trung đoàn mở rộng vòng đai về phía Tây, chiếm căn cứ hỏa lực Bastogne và Checkmate. Đụng độ với các Trung đoàn thuộc Sư đoàn 324 B của Bắc Việt.

Phía Cộng sản Bắc Việt :
- Ngày 21/5 bộ binh cùng chiến xa địch tấn công vào khu vực phòng thủ của Lữ đoàn 369 Thủy Quân Lục Chiến, thọc sâu vào tuyến phòng thủ của ta nhưng bị đẩy lui.

- Ngày 22/5 khoảng 3 giờ sáng địch tung 2O chiến xa và bộ binh tấn công 2 đợt vào 1 Tiểu đoàn cùng Bộ chỉ huy Lữ đoàn 369 Thủy Quân Lục Chiến, bị đẩy lui trước khi trời sáng rõ.

- Ngày 25/5 địch chuyển hướng tấn công sang Lữ đoàn 258 Thủy Quân Lục Chiến phía Tây, dàn trận giữa ban ngày, bị đẩy lui, thiệt hại nặng vì phi pháo của ta.

- Ngày 26/5 địch tấn công mạnh mẽ vào khu vực Liên đoàn 1 Biệt Động Quân, lọt vào gần sát các cơ sở chỉ huy, nhưng Biệt Động Quân đã dũng mãnh phản công đẩy lui.






Sang tháng 6/72 để chuẩn bị cho công cuộc tái chiếm thị xã Quảng Trị, Thủy Quân Lục Chiến tấn công (Sóng Thần 8/72) đồng loạt tung 4 Tiểu đoàn vượt sông Mỹ Chánh, được không quân, pháo binh yểm trợ, địch kháng cự mạnh mẽ, nhưng lực lượng Thủy Quân Lục Chiến tiếp tục tiến, chiếm giữ phần đất vừa giành được. Các đơn vị Công binh theo sau lập ngay tuyến phòng thủ sâu lên phía Bắc. Ngày 18/6 tiếp luôn cuộc hành quân Sóng Thần 8A/72, nhiều Tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến song song tiến chiếm, giành từng trăm thước đất một, đẩy lui địch khoảng 4 cây số về phía Bắc tuyến Mỹ Chánh và chấm dứt ngày 27/6.

Quân đoàn 1 với lệnh hành quân Lam Sơn 72, chính thức mở màn cuộc tái chiếm thị xã Quảng Trị. Lực lượng Việt Nam Cộng Hòa gồm: Sư đoàn Dù, Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến, 3 Liên đoàn Biệt Động Quân, Lữ đoàn 1 Kỵ binh Thiết giáp, Pháo binh cùng các đơn vị yểm trợ khác cơ hữu Quân đoàn 1, Không quân, Hải quân vùng 1 chiến thuật. Về tương quan lực lượng thì quân Cộng Sản Bắc Việt trội hơn ta về bộ binh, thiết giáp, pháo binh 4 trên 1. Riêng Quân lực Việt Nam Cộng Hòa ưu thế về không quân và hải quân (xem bản tương quan lực lượng). Quan niệm hành quân : ngày 28/6 hồi 7 giờ sáng, lực lượng Việt Nam Cộng Hòa vượt tuyến xuất phát (Mỹ Chánh) tiến về hướng Bắc (Quảng Trị). Sư đoàn Dù tăng phái thiết đoàn xa, các Liên đoàn Biệt Động Quân tiến theo trục quốc lộ 1, trách nhiệm kéo dài về phía Tây. Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến tăng phái chiến xa, các lực lượng tăng phái khác trách nhiệm phía Đông quốc lộ 1 đến sát bờ biển. Ngoài biển có hải quân tuần phòng kiểm soát, xa hơn nữa có vài chiến hạm của Đệ thất hạm đội Mỹ, nếu cần lực lượng tái chiếm có thể xin hải pháo yểm trợ, không quân yểm trợ hỏa lực theo nhu cầu trận địa.

Khoảng đường từ Mỹ Chánh đến thị xã Quảng Trị chừng 15 cây số, đoạn này lực lượng tái chiếm coi như 15 cây số máu. Quân Cộng sản Bắc Việt đặt các chốt hầm hố kiên cố, mìn bẫy, yểm trợ bởi hỏa lực pháo binh, hỏa tiễn hiện đại. Lực lượng Dù và Thủy Quân Lục Chiến phải phá chốt từng vài trăm thước một để tiến lần sát mục tiêu Quảng Trị.



Sau khoảng 30 ngày chiến đấu trong hoàn cảnh bất lợi về mọi mặt, Dù và Thủy Quân Lục Chiến song tiến vượt qua đường máu, bám sát thị xã Quảng Trị như đã nói trên được phòng thủ bởi 1 Sư đoàn với chiến xa, riêng Cổ Thành 1 Trung đoàn thêm các đơn vị đặc công. Phía Thủy Quân Lục Chiến, Tướng Bùi Thế Lân tính toán chấp nhận rủi may, thả những đợt trực thăng vận quân vào sau lưng địch như: ngày 11/7 đổ Tiểu đoàn 1 vào vùng 2 cây số phía Bắc thị xã, hương lộ 56O cắt trục tiếp vận của địch vào trận địa. Ngày 24/7 thả Tiểu đoàn 5 vào vùng 1O cây số Đông Bắc Quảng Trị, mục đích gây nao núng tinh thần, xáo trộn sau lưng địch để mũi tấn công chính đẩy địch ra khỏi hệ thống phòng thủ kiên cố, thu ngắn thời gian cùng bớt tổn hao xương máu quân sĩ. Bình thường ra mục tiêu nằm trên trục tiến quân của đơn vị nào thì đơn vị đó đánh chiếm.

Quận lỵ Hải Lăng, thị xã Quảng Trị nằm trên đường tiến quân của Thủy Quân Lục Chiến nhưng Tướng Trưởng lại giao cho Dù đánh chiếm 2 mục tiêu trên. Lý do dự đoán Tướng Trưởng nguyên gốc Dù, có lẽ ông muốn dành vinh dự cho Sư đoàn Dù, việc này làm Tướng Lân của Thủy Quân Lục Chiến buồn lòng không ít .

Sát vòng đai thị xã, các chốt phòng thủ địch càng dầy đặc hơn, lực lượng tái chiếm phải tiêu diệt địch từng trăm thước, tiến lên , lùi xuống dằng co nhiều ngày, lúc tung lựu đạn, khi cận chiến lưỡi lê… Tấn công lúc xẩm tối, khi mờ sáng giành nhau từng thước đất, từng căn phố ! Từ xa nhìn về Quảng Trị chỉ thấy một trời khói đất mịt mù, tiếng bom đạn, tiếng súng lớn súng nhỏ đôi bên không còn phân biệt, chỉ nghe ầm ì như sấm động rền rĩ cả bầu trời. Người ta có cảm tưởng như thành phố Quảng Trị đang rung lên vì một cơn địa chấn nặng, tàn phá hãi hùng. Khai thác nhật ký trên tử thi binh sĩ Bắc Việt ghi lại cảnh bom đạn trút xuống đầu họ như sau: “Mẹ ơi, con chắc không thể nào sống sót để nhìn thấy mẹ nữa, bạn chung quanh con chết dần hàng ngày rồi, con đang cuốn mình trong căn hầm này cả tháng rồi không ra khỏi. Pháo, giời ơi pháo suốt ngày đêm, đầu con lung bung, ăn không được, ngủ không được, đầu con như muốn vỡ tung ra, máu tai đã bắt đầu chảy rồi, như các bạn con đứa nào chết cũng đầy máu tai máu mũi. Pháo, giời ơi lại pháo, con điên mất không thể nào chịu đựng được nữa, chắc không thể nào con về Bắc với mẹ nữa”.

Đấy là hậu quả của 2, 3 đợt “Hỏa Lôi”, xin nói rõ mỗi đợt lâu 24 hay 48 tiếng đồng hồ, mọi hỏa lực yểm trợ như: không quân, hải pháo, pháo binh tập trung hàng trăm khẩu thay phiên nhau trút bom, tác xạ ngày đêm không ngừng theo thời gian ấn định vào mục tiêu (Time on target). Thật là địa ngục trần gian ! Thủy Quân Lục Chiến đã chiếm xong phía Đông và Đông Bắc mục tiêu Quảng Trị, để Dù tấn chiếm thị xã cùng cổ thành. Đơn vị tuyến đầu của Dù vẫn chưa tiến sát được tới Cổ Thành, một vài lần cố gắng cắm cờ vào tường Cổ Thành. Lực lượng Dù đã bị tổn thất nhiều qua các trận đánh ác liệt tại Cao nguyên, Bình Long – An Lộc, tiếp theo sự thiệt hại khá cao trong trận tái chiếm này nên sự dũng mãnh có phần nào sa sút.

Theo sự hiểu biết giới hạn của người viết, Tổng thống Thiệu sốt ruột có ý thúc Tướng Trưởng ráng chiếm lại Quảng Trị nhanh hơn vì nhu cầu chính trị quốc tế lúc bấy giờ, nên Tướng Trưởng chỉ định Thủy Quân Lục Chiến thay Dù đánh chiếm thị xã và Cổ Thành Quảng Trị vào ngày 27/7/72.
Nhận được lệnh, Tướng Lân trầm ngâm suy nghĩ, nét mặt ông hằn lên, người viết nhận thấy hình như nội tâm ông đang giằng co mãnh liệt, vì danh dự binh chủng, quân đội và ngay cả tương lai võ nghiệp. Ông cùng các sĩ quan tham mưu thiết kế kỹ lưỡng và chọn chiến thuật xa luân chiến. Nghĩa là dùng Lữ đoàn 258 Lữ đoàn trưởng là Đại tá Ngô Văn Định trách nhiệm phía Tây, Lữ đoàn 147 Lữ đoàn trưởng Đại tá Nguyễn Năng Bảo phía Đông thị xã, Lữ đoàn 369 Lữ đoàn trưởng Đại tá Nguyễn Thế Lương trừ bị, còn các Tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến từ 1 đến 9 thay phiên nhau trực thuộc Lữ đoàn lên tuyến đầu chiến đấu, rồi lui về sau bổ sung nghỉ ngơi.

Nhờ vậy các Tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến đều được bổ sung đều đặn, khả năng chiến đấu không quá suy giảm vì tổn thất. Suốt thời gian đánh chiếm lại thị xã Quảng Trị, Tướng Lân cứ 6 giờ sáng bay từ Bộ tư lệnh Sư đoàn tại quận lỵ Hương Điền lên sát trận địa, ngồi ngay cạnh các Lữ đoàn trưởng trực tiếp điều khiển trận đánh. Ông rất chi tiết, kỹ lưỡng từng điểm nhỏ, cũng không lạ lắm vì ông nổi tiếng là một sĩ quan tham mưu giỏi trước khi nhận nhiệm vụ Tư lệnh Sư đoàn, nhờ vậy Thủy Quân Lục Chiến tránh được nhiều tổn thất vô ích.

Trận Quảng Trị được mô tả là khủng khiếp, ác liệt, đẫm máu không thua gì các trận đánh đẫm máu khác trên thế giới. Xin hãy nghe một sĩ quan Trung đội trưởng nói : “Muốn bị thương dễ lắm, chỉ cần giơ tay lên khỏi miệng hố cá nhân hoặc thò tay ra khỏi cửa hầm thì dính đạn liền !“. Khoảng 50 ngày trong khung vuông mỗi chiều chừng 15 cây số, hàng chục Sư đoàn của hai phía quần thảo nhau dưới màn hỏa lực yểm trợ hiện đại khủng khiếp đôi bên. Dưới mắt các nhà quân sự thì trận chiến đã tự diễn tả cái nồng độ tàn khốc, đẫm máu của nó, nói gì, viết gì thêm cũng không thể hiện đầy đủ.

Riêng phía Thủy Quân Lục Chiến có nhiều bài viết về trận đánh lịch sử này, nhưng mỗi tác giả nhìn một góc cạnh khác nhau, như Trung tá Tiểu đoàn trưởng Thủy Quân Lục Chiến Trần Văn Hiển với bài viết Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam và trận chiến xuân 1972 tại vùng I chiến thuật, như một Thủy Quân Lục Chiến với bài Tiến về Quảng Trị, như Trung úy Thủy Quân Lục Chiến Văn Tấn Thạch bút hiệu Sói Biển Thạch Thảo với Tái chiếm cổ thành, là cấp Trung đội trưởng, Đại đội trưởng chiến đấu ngay sát tuyến đầu, vậy xin độc giả tìm hiểu thêm các bài này để có cái nhìn toàn bộ trận đánh, từ một vài yếu tố chính trị, tham mưu thiết kế đến lực lượng chiến đấu tuyến đầu.

Thường ra thì lực lượng tấn công bao giờ cũng phải trội hơn từ 3 đến 5 lần lực lượng phòng thủ, thế mà trong trận Quảng Trị địch phòng thủ lại trội hơn ta tấn công đến 4 lần. Thật là phép lạ hay vì yếu tố danh dự, tâm lý nào mà Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã tạo nên chiến thắng vẻ vang đó. Suốt thời gian tiếp diễn, biết bao nhiêu con mắt từ mọi phía đều theo dõi, nhìn vào, cảm tình phe này, ác cảm phe kia hay ngược lại. Nhưng kết quả cuối cùng đã chứng minh cái danh và giá trị để đời của nó.

Sau trận đánh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa được kính nể, coi như một đội quân thiện chiến trên thế giới. Ngày 15/9/72 hồi 12 giờ 45 trưa Thủy Quân Lục Chiến chiếm xong cổ thành, mục tiêu cuối cùng trong trận Quảng Trị, cắm 2 lá cờ vàng ba sọc đỏ nhỏ do toán tiến chiếm tiền phong của hai Lữ đoàn 258, 147 mang theo với cán cờ nối buộc sơ sài trên hai cổng cổ thành. Quảng Trị tan hoang, đổ nát thành đống gạch vụn, vụn đến hai lần, không một tấc đất nào không bị bom đạn cày xới, không một vật nào trên mặt đất mà không bị đạn, miểng đạn cắt xẻ. Và ngày 16/9/72 một lễ thượng kỳ tương đối long trọng hơn với đầy nước mắt của binh lính Thủy Quân Lục Chiến. Quảng Trị thực sự được tái chiếm.













III. Tiếng vang trận đánh

Cho đến hơn 20 năm sau, trong một quân trường Hoa Kỳ, nhân sau bài giảng về quân sự thế giới, vị tướng thuyết trình viên đã hỏi khoảng 200 sĩ quan sinh viên (khóa sĩ quan tu nghiệp) rằng :

- Trên thế giới, quân đội nào chiến đấu giỏi ?

Người nói quân đội Mỹ, kẻ nói Anh, Pháp, Do Thái… Ông Tướng thủng thẳng vừa mỉm cười vừa nói :

- Lực lượng Tổng trừ bị Thủy Quân Lục Chiến, Dù, Biệt Động Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu giỏi. Một Sư đoàn của họ có khả năng chiến đấu bằng 5 Sư đoàn khác, nhưng tiếc thay những lực lượng này không còn nữa.

Và ông hỏi tiếp :
- Ở đây có sĩ quan nào gốc Việt Nam hãy đứng lên.

Một tiếng có vang lên gần cuối phòng, một thanh niên Mỹ gốc Việt mặt xạm đen, đầy hãnh diện đứng lên. Hàng trăm con mắt đều nhìn về phía Đại úy Nhảy Dù Mỹ gốc Việt dòng họ Lương. Vị Tướng tiếp:

- Tôi đoán không lầm thì thân sinh của Đại úy là cựu quân nhân xưa kia.
Đại úy Lương trả lời :

- Thưa Trung tướng vâng, cha tôi là một cựu Thiếu tá Thủy Quân Lục Chiến Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ngày xưa.

Tất cả mọi người trong hội trường đều kêu “ồ” và vị Tướng cho phép Đại úy Lương ngồi xuống. Sau buổi học đó, các bạn đồng khóa nhìn Đại úy Lương với con mắt nể phục hơn. Đại úy Lương tâm sự: “Khi còn ở nhà, thấy bố tôi và các chiến hữu của ông nói về Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cùng các trận đánh…, tôi có ý coi thường, vì các ông già trên dưới 60 tuổi này, ốm o, nhăn nhúm, nói tiếng Mỹ ngập ngừng, ngắt quãng, làm sao để lại ấn tượng hào hùng trong tâm trí tôi được. Nhưng nay tôi thật tình cúi đầu tạ lỗi cùng bố tôi và các chiến hữu của ông. Kể từ ngày đó, cái nhìn và suy nghĩ của tôi về bố mình khác xưa nhiều lắm”.

Trận Quảng Trị cũng được một số trường quân sự cao cấp của các quốc gia đồng minh lấy làm case điển hình để nghiên cứu, giảng dạy.



IV. Hệ quả sau trận Quảng Trị

Điện tín, thư từ chúc mừng của các Tướng lãnh tên tuổi, các quốc gia Đồng minh gửi đến ca ngợi chiến thắng hào hùng này. Tổng thống, Thượng Hạ viện Việt Nam Cộng Hòa họp khẩn cấp thông báo cùng toàn dân. Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ hãnh diện với thế giới về trận Iwo-Jima thì Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam đã làm cho thế giới nể phục với chiến thắng Quảng Trị 16/9/72. Tiếng tăm đã vượt ra khỏi cuộc chiến đấu tự vệ của miền Nam để đi vào tầm vóc quốc tế.

Những ngày sau đó, nhiều phái đoàn quân sự của các quốc gia bạn đã đến tận nơi tìm hiểu. Đặc biệt Tướng Vanuxem của phái đoàn Pháp sau khi nghe trình bày sự thương vong đôi bên (riêng Thủy Quân Lục Chiến khoảng 35OO binh lính hy sinh, theo tỷ lệ cứ 1 hy sinh khoảng 3 bị thương), ông đứng bật dậy giơ tay chào và nói : “Tôi ngưỡng mộ tướng Lân cùng toàn thể binh lính Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam”. Tướng Vanuxem được mệnh danh là “con hùm xám Bắc Việt” (trong chiến tranh Pháp – Việt Minh trước 1954), đứng trước sự tan hoang, đổ nát của cả một thành phố cùng sự thiệt hại đôi bên, ông Tướng già dày dạn chiến trường này đã cảm thấy ngay cái mức độ tàn khốc, ác liệt, đẫm máu của trận đánh nên mới tỏ lời như trên.

Người chiến binh Thủy Quân Lục Chiến đã chiến đấu dũng cảm, đem thân xác mình ra chịu đựng thử thách giữa một hoàn cảnh thua thiệt mọi bề để đạt mục tiêu to lớn của Quân đội và Quốc gia. Đài Saigon đã phát thanh chương trình đặc biệt về chiến thắng này và bài hát “Cờ bay trên cổ thành Quảng Trị” đã được hát lên từ những ngày tháng oai hùng đó.

Ngoài Bắc, tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tư lệnh quân đội nhân dân Cộng sản Bắc Việt đã bật khóc khi hay tin Quảng Trị thất thủ với hàng trăm ngàn quân sĩ thương vong, vũ khí và trang bị nặng bị tổn thất hầu hết. Ông mất chức sau đó ít lâu.

V. Kết luận

Người viết xin có đôi lời với những người lính Thủy Quân Lục Chiến :
- Lịch sử là những biến cố nhân tạo hoặc thiên tạo, chiến thắng Quảng Trị là do công sức của mọi quân binh chủng, Thủy Quân Lục Chiến hy sinh thêm những giọt máu cuối cùng.

- Hai mươi bốn năm sau, có dịp nói chuyện với những người lính Cộng sản Bắc Việt đã dự trận Quảng Trị, họ đều bày tỏ sự tàn khốc, ác liệt, đẫm máu của trận đánh.

- Người đời sau nói đến Quảng Trị không thể nào không nhắc đến binh đoàn Thủy Quân Lục Chiến với những người lính Mũ Xanh anh dũng đã làm tròn nhiệm vụ được giao phó. Bắc Việt đã rút kinh nghiệm từ thất bại đau đớn của cuộc đại tấn công mùa hè năm 1972, họ chuẩn bị thêm 3 năm nữa mới dám mở cuộc tấn chiếm 1975.

(Đại tá Phạm Văn Chung - Lữ trưởng Lữ đoàn 369 TQLC VNCH

QUÂN LỰC VNCH- MẦM SỐNG TỰ DO!

   

 QUÂN LỰC VNCH- MẦM SỐNG TỰ DO!  Huỳnh Mai St.8872
 January 29. 2014
 5: 30 PM
   
Chiến lược âm mưu Mỹ bỏ rơi Miền Nam VNCH.

 Mỹ rút quân khỏi Miền Nam VNCH, nhưng trách nhiệm Tư Do- Dân Chủ thời hậu chiến tranh VN sau 30-4-1975 vẫn còn tiếp diễn. Hoa Kỳ để lại tại VN, bằng những toán tù Sĩ Quan cải tạo- Dưới 3 năn tù- trong lòng địch thủ Cộng Sản Bắc VN, mà Cộng Sản Bắc Việt rất hài lòng. Vì đây là các chuyên viên, chuyên gia và các nhà khoa học ưu tú...cũng là những nhà chiến lược quân sự tài gỏi, được Mỹ huấn luyện và trang bị vũ khí tối tân, để mai sau này cố vấn, huấn luyện quân sự  cho CSBVN đối chiến và mở rộng chiến tranh với Trung Quốc, để tái chiếm lại Hoàng Sa &Trường Sa VN, một khi  Cộng Sản Hà Nội chịu thi hành Hiệp Định Genève 54 & HĐ Paris/73. Được quốc tế LHQ bật đèn xanh thi hành công ước quốc tế, về Biển Đông Á/TBD,  cho việc giải tỏa ách tắc giao thương và " Quốc Tế Hóa Hàng Hải biển Đông",.do  Cộng Sản Trung Quốc và tay sai Cộng Sản Bắc Việt vi phạm trắng trợn chủ quyền lãnh hải Hoàng  Sa & Trường Sa của VNCH.

   Quốc tế Cộng Sản Nga-Tầu rút kinh nghiệm chiến tranh thế giới lần 2, khi Đức Quốc Xả thua trận và bị phe đông minh Hoa Kỳ- Liên Xô giải giới Đức. Mỹ chỉ bắt tù binh là những nhà khoa học, bác học, chuyên gia đại tài đã từng chế ra hỏa tiễn V1, V2, một thởi làm kinh hoàng Liên Xô và thế giới; và có khả năng chế tạo vũ khí tối tân bí mật để thống lãnh toàn cầu...Còn Nga thì chiếm đóng đất đai, sở hữu các nhà máy và công xửng chế tạo vũ khí.Với thời gian nó bị lỗi thời, và mất đi tính  sáng tạo, tối tân hơn  so với  kiến thức hiện đại trong trí óc khoa học của bác học Đức, mà Hoa Kỳ sở hữu kho tàng vĩ đại này của Đức quốc Xã. Cho nên vũ khí của nước Mỹ  sau nầy, là chiến tranh- Giữa các Vì Sao- hơn hẳn Nga Tầu Cộng Sản sau này và bây giờ.?! Liên Xô chỉ biết sở hữu vât chất, mà quên mất tinh thần sáng tạo sức mạnh  khoa học vũ khí chiến tranh.

   Trong chiến tranh VN, Mỹ rút quân khỏi chiến trường Miền Nam VNCH, không có nghĩa là Mỹ thua trận , để hy sinh 58.283 quân nhân Hoa Kỳ phải bỏ mạng trên chiến tường VN, và hơn 165.000 tù binh cải tạo QL.VNCH trong các trại tù CSVN. Chắc chắn phải có một âm mưu chiến lược nào đó của Hoa Kỳ, trong chiến tranh VN, không chỉ là một cách đơn tuần, vô lối?!. Và ngay cả sự đầu hàng vô điều kiện của quân Cộng Sản Hà Nội đầu xuân tháng 1/1973 trong chiến dịch hành quân - Operation Link Backer I+II. Dội bom  B.52 san bằng Hà Nội, mà Mỹ không cho Hà Nội đầu hàng...để tạo điều kiện cho Trung Quốc thúc đẩy CSBV  vi phạm H Đ Paris/73 chiếm lấy miền nam VNCH, 30- 4- 1975, để Trung Quốc chiếm lấy Hoàng Sa VN,1974, mà không gặp phản đối của đồng minh Hoa Kỳ.và được sự đồng thuận- hoan nghênh của cộng Sản Bắc Việt- Hà Nội.
   Sau khi Cộng Sản Bắc Việt chiếm đóng Miền nam VNCH, trong tình trạng vi phạm trắng trắng trợn H Đ Paris/73, là quốc tế Cộng Sản Nga-Tầu mắc bẩy, lầm kế Hoa Kỳ- Bỏ ngỏ chiến tranh- nên không thễ cho rằng Mỹ  " Thua trận " hay VNCH đầu hàng Cộng Sản BV. Vì Mỹ rút quân, nhưng vẫn để lại những kho vũ khí chiến tranh rất lớn, 6 tỷ Mỹ kim, hơn cả tiền đền bù chiến tranh VN khi Mỹ rút quân.Và phía đồng minh QL.VNCH không phá hủy vũ khí, đạn dược và các cơ quan điều hành tiếp liệu chiến tranh.. Chứng tỏ chiến tranh VN vẫn còn tiếp diễn và chưa bao giờ chấm dứt, khi Cộng Sản BV còn chiếm đóng trái phép miền NamVN cho đến khi nào cônng ước quốc tế  LHQ thi hành H Đ Paris/73.

 Để Sĩ Quan ở lại là không thể mất nước và Cộng Sản Hóa được miền nam VN.
  Khi Việt Cộng vào Sài gòn miền nam VN, là tất cả Sĩ quan đều là tù binh, bị tập trung cải tao trong cá trại tù cộng Sản BV, do Mỹ không có kế hoạch hay chủ trương di tản Sĩ quan Miền nam VNCH sang Úc châu, Australia - Đồng minh Mỹ- tị nạn chiến tranhVN như kế hoạch dự trù của Hoa Kỳ mua lại phần đất nước Úc, cho việc lập thành quê hương thứ 2của người  Việt Miền nam VNCH. nhưng không thành...mà  Mỹ lại thành kẻ phản bội đồng minh VNCH?!
   Hoa Kỳ cho rằng: nếu rút hết Sĩ quan và quân đội VNCH ra đi khỏi Miền Nam, là bị Cộng Sản Hóa, mất miền nam ngay lập tức...vì trong nước hết 85% nông dân thôn quê miền Nam VN bao che cho Cộng Sản, vì họ có con em tập kết miềm Bắc Công Sản.năm, theo H Đ Genève 54, và hồi kết trở về lập chiến khu , mật cứ vủg nông thôn miền Nam VN

  Cứ 3 gia đinh Miền Nam là có một gia đình đi lính Cộng hòa, và một gia đình công chức cán chánh VNCH. Nên Hoa Kỳ để lại một số sĩ quan cải tạo học tập dưới 3 năm, đa số là những chuyên gia khao học và những nhà chiến lước quân sự đại tài của Miền nam Tự Do/VNCH, mà phía Cộng Sản Hà Nội muốn bắt giử lại để làm công tác tù binh  "xây dựng, phát triển cho sự tiến bộ, giàu mạnh, bắt kịp tiến hóa khu vực ĐNÁ/TBD, để trả nợ chiến tranh do Mỹ tàn phá đổ nát miền Bắc Việt Nam- trong chến dịch dội bom B.52 san bằng Ha Nội.
    do đó, Mỹ có lý do chánh đáng, để lại số đông sĩ quan cải tạo dưới 3 năm, thành những biệt kích đặc nhiệm- Nhảy toán 34.A./Hà nội- trong lòng đất địch vừa mới chiếm đóng miền Nam của công Sản Bắc Việt, trực thuộc Quốc tế Cộng Sản Nga Tầu  ra mệnh lệnh CSVN.Điều này rất thuận lợi cho chiến thuật lá chắn Công Sản hóa Miền Nam Tự Do VN; cũng là lực lương phản vệ nhanh khi tổ quốc lâm nguy mất nước về tay Tầu Cộng xâm chiếm đất liền lãnh thổ Việt Nam, trước sự yếu hèn, bạc nhược của quân đội CSVN, chỉ biết hèn với giặc và ác với dân mà thôi!!!

   Chiến tranh VN sẽ xẩy ra bất cứ lúc nào trong tương lai, khi Hoa Kỳ & Trung Quốc bất đồng về quyền lợi kinh tế biển Đông, mà Hoàng Sa và Trường Sa VN là ngòi nổ chiến tranh Mỹ- Trung; còn H Đ Paris/73 là chiếc chìa khóa để mở ra con đường vận chuyển hành hóa...cần phải " Quốc tế hóa hàng hải biển Đông, phục vụ kinh tế, mậu dịch tự do Xuyên Thái Bình Dương- T.PP do Hoa Kỳ chủ xướng với 12 nước trong khu vực Asean và 11 nước đối tác kinh tê Xuyên Thaí Bình Dương.
   Si Quan QL.VNCH nhận lãnh trách nhiệm bảo quốc an dân và cũng là ươm mầm sống Tự Do dân tộcViệt Nam được Tổ Quốc, Danh Dự trao cho Trách Nhiệm.
   Xin mời tham khảo tài liệu:
  http://maidayhoabnh.blogspot.com/2012/02/tim-lai-gia-tri-tu-do-anh-mat.html
 
   Huỳnh Mai St.8872

  MAI ĐÂY HÒA BÌNH:
  Mỹ Cộng & Việt Cộng bắt tay
  Hai thằng đối tác...Việt Nam ăn Mày!!!
   

Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014

Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại, về sự xuất hiện của cờ máu bên cờ vàng

 
Tuyên Bố Của Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại về sự xuất hiện của lá cờ máu của CSVN bên cạnh lá cờ vàng ba sọc đỏ



Kính thưa quý Niên Trưởng, quý Chiến Hữu và quý Đồng Hương.

Ngày 18-01-2014 tại Hamburg, CHLB Đức đã diển ra lễ tưởng niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa và cuộc biểu tình chống Trung Cộng xâm lược. Điều đáng chú ý là trong cuộc biểu tình này có sự xuất hiện của lá cờ máu của CSVN bên cạnh lá cờ vàng ba sọc đỏ của VNCH. Lại có người phát biểu ý kiến“tại sao người Việt mình không dẹp bỏ những bất hoà trong quá khứ để đoàn kết chống lại kẻ thù chung?”

Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại nhận thấy đây không phải là một sự ngẫu nhiên người kính trọng cờ vàng đứng chung với người muốn dương cao cờ đỏ mà là sự sắp xếp có kế hoạch, có mưu đồ dối trá của Cộng Sản và tay sai nhằm mục đích:

- Tạo cơ hội cho lá cờ máu được xuất hiện trong sinh hoạt của cộng đồng VN ở hải ngoại.

- Lợi dụng chiêu bài đoàn kết chống ngoại xâm để lường gạt những người yêu nước chấp nhận đứng dưới lá cờ cộng sản chống xâm lăng bảo vệ “tổ quốc xã hội chủ nghĩa”. Việt Cộng chỉ dàn dựng màn kịch chống quan thầy Trung Cộng trong khi chúng đã chia đất, dâng biển cho Trung Cộng và thẳng tay đàn áp thô bạo giới trẻ yêu nước thật sự chống Trung Cộng.

- Dựng cờ đỏ sao vàng chung với cờ vàng ba sọc đỏ của VNCH để cho thành phần đón gió trở cờ và bọn tay sai cộng sản vận động cho chủ trương hoà giải hoà hợp, gây chia rẽ và làm suy giảm tiềm năng chống cộng của người Việt Quốc Gia ở hải ngoại.

Lời phát biểu “dẹp bỏ những bất hoà trong quá khứ” rõ ràng là một luận điệu giả tạo kêu gọi hoà giải hoà hợp một cách vụng về vì người quốc qia chiến đấu sanh tử với Cộng Sản vì lý tưởng Tự Do, bảo vệ đất nước chớ đâu phải vì “bất hoà” với cộng sản.

Hai năm trước đây Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại đã dứt khoát loại bỏ chủ trương kêu gọi Hoa Kỳ và Thế Giới Tự Do hổ trợ cho Cộng Sản VN chống Trung Cộng. Ngày nay bọn tay sai Cộng Sản tiến thêm bước nữa là kêu gọi mọi người không phân biệt màu cờ, chế độ để đoàn kết với nhau chống ngoại xâm.

Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại cương quyết chủ trương chỉ có một chính quyền không cộng sản mới có thể lãnh đạo toàn dân bảo vệ đất nước chống Trung Cộng xâm lược. Người chiến sĩ VNCH không bao giờ từ bỏ lý tưởng Tự Do để hợp tác với Cộng Sản.

Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại kêu gọi chiến hữu và đồng hương đề cao cảnh giác trước âm mưu thâm độc của CSVN, quyết tâm bảo vệ lá cờ vàng thiêng liêng của đất tổ trên vùng đất tự do ở hải ngoại và hổ trợ cho cuộc đấu tranh vì tự do dân chủ nhân quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của đồng bào quốc nội.


California, ngày 21-01-2014





(blog Hoilatraloi)
 
 Nguồn:http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=26799  

Trang Chính | Thời Sự Di sản Việt Nam cộng hòa


Di sản Việt Nam cộng hòa

Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-01-28
Báo Tuổi Trẻ, tờ báo có số lượng phát hành lớn nhất nước đã tung ra loạt bài kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng sa. 
 
Báo Tuổi Trẻ, tờ báo có số lượng phát hành lớn nhất nước đã tung ra loạt bài kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng sa.
Source TuoiTre online
Nghe bài này
Nhà nước VNCH đã chấm dứt sự tồn tại hữu hình của nó gần 39 năm. Thể chế ấy sau nhiều năm bị phủ nhận hoàn toàn bởi những nhà cai trị Việt Nam hiện tại, lại đang được nhắc tới trong thời gian gần đây.
Thắm thoát đã 39 năm từ ngày nhà nước VNCH sụp đổ. Năm nay không phải là một năm chẳng cho biến cố tháng tư 1975, nhưng nhà nước ấy lại được nhớ đến bằng một sự kiện diễn ra hơn một năm trước đó, tháng giêng 1974, là lúc mà quần đảo Hoàng sa bị nước Trung quốc cộng sản đánh chiếm. 74 người lính hải quân của quân đội VNCH đã hy sinh trong trận chiến đó.
Việt Nam cộng hòa xuất hiện sau 40 năm
Bốn từ Việt Nam cộng hòa được nhắc lại khá nhiều trên cả phương tiện truyền thông của nhà nước Việt Nam hiện tại. Liên tục trong hơn nửa tháng đầu năm 2014, báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ, hai tờ báo có số lượng phát hành lớn nhất nước đã tung ra loạt bài kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng sa. Những hoạt động kỷ niệm và biểu tình nhân sự kiện này dù không thành, như ở Đà Nẵng, hay bị dẹp đi như ở Hà nội, nhắc nhở rằng một định chế nhà nước cùng với cấu trúc chính trị và xã hội của nó bao phủ trên một nửa đất nước không thể dễ dàng bị quên lãng.
Di sản VNCH không phải đã bị cuốn đi trên những chiến trực thăng của tháng tư năm 1975, nó cũng không phải được mang đi hết bởi những người vượt biển ra đi trong những năm 70, 80 đầy bi kịch ...mà nó tiềm ẩn trong những giá trị tinh thần như âm nhạc, quan hệ xã hội...
Trận hải chiến thất bại ở Hoàng sa là một phần trong di sản của chính thể ấy.
Di sản VNCH không phải đã bị cuốn đi trên những chiến trực thăng của tháng tư năm 1975, nó cũng không phải được mang đi hết bởi những người vượt biển ra đi trong những năm 70, 80 đầy bi kịch của thế kỷ trước. Nó không phải chỉ mang hình hài vật chất như những tòa nhà được trưng dụng làm công sở hay “phân phối cho cán bộ,” mà nó tiềm ẩn trong những giá trị tinh thần như âm nhạc, quan hệ xã hội, …hay một tinh thần báo chí mà hai tờ báo lớn Tuổi Trẻ và Thanh niên đã tiếp nhận không ít thì nhiều. Di sản ấy đi ngược ra cả miền Bắc qua những dòng văn học của các nhà văn Dương Thu Hương, Phạm Thị Hoài, nhà báo Huy Đức.

Báo Thanh Niên, tờ báo có uy tín trong nước cũng cho ra loạt bài kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng sa. 
Báo Thanh Niên, tờ báo có uy tín trong nước cũng cho ra loạt bài kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng sa. Source ThanhNien online
Một di sản cần trân trọng
Dưới chính thể VNCH hai cây đại thụ của âm nhạc Việt nam hiện đại là Trịnh Công Sơn và Phạm Duy đã đâm hoa kết trái, phần chắc là do tránh khỏi cái thời tiết khắc nghiệt của đấu tranh giai cấp trên miền Bắc, nơi mà người tiền bối của họ là Văn Cao đã im lặng trong hàng chục năm trời. Trịnh Công Sơn và Phạm Duy đã không hề suy suyển sau những chiến dịch “bài trừ văn hóa đồi trụy,” mà âm thầm lặng lẽ cất lên trên vỉa hè Sài Gòn, và cả Hà nội, để rồi hôm nay đường đường ngự trị một không gian lớn của âm nhạc VN bằng những bài hát đầy tính nhân văn của họ.
Tính nhân văn ấy nằm trong triết lý của nền giáo dục của chính thể VNCH: Nhân bản, Dân tộc, và Khai phóng. Hãy nghe Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang một trí thức bất đồng chính kiến tại Hà nội nói về nền giáo dục đó,
Chế độ VNCH ngày xưa có nhiều điểm ưu việt hơn chế độ chính trị của miền Bắc. Khi giải phóng vào thì tôi thấy là nền giáo dục của họ rất tốt, họ giáo dục cho trẻ em cái Lễ, chứ không phải là đấu tranh giai cấp. Con người ở miền Nam họ sống với nhau cũng có nghĩa hơn
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang
Chế độ VNCH ngày xưa có nhiều điểm ưu việt hơn chế độ chính trị của miền Bắc. Khi giải phóng vào thì tôi thấy là nền giáo dục của họ rất tốt, họ giáo dục cho trẻ em cái Lễ, chứ không phải là đấu tranh giai cấp. Con người ở miền Nam họ sống với nhau cũng có nghĩa hơn, chứ không phải như những con người giả dối, trong hội trường thì tung hô một nẻo, về nhà thì nói một nẻo. Rồi còn có báo chí, nhân quyền được tôn trọng hơn, có tự do ngôn luận hơn chứ không như ở miền Bắc là bưng bít, phải nói theo đảng làm theo đảng, không được phê bình đảng, không nói được nguyện vọng của nhân dân, của quần chúng,”
Triết lý Nhân bản, Dân tộc, và Khai phóng được trang báo mạng Vietnamnet nhắc lại trong một bài báo vào cuối năm 2013. Phải chăng sự bế tắc của nền giáo dục Việt nam hiện tại đã đánh thức nhiều người Việt hiện nay rằng có một di sản giáo dục cần trân trọng?
Sáng ngày 19/1/2014, dân Hà Nội đã có mặt tại  tượng đài Lý Thái Tổ – Hồ Gươm – Hà Nội để tham gia buổi Lễ tưởng niệm tri ân 74 quân nhân  Hải Quân VNCH đã hy sinh trong trận hải chiến năm 1974 ở Hoàng Sa  
 
Sáng ngày 19/1/2014, dân Hà Nội đã có mặt tại tượng đài Lý Thái Tổ – Hồ Gươm – Hà Nội để tham gia buổi Lễ tưởng niệm tri ân 74 quân nhân Hải Quân VNCH đã hy sinh trong trận hải chiến năm 1974 ở Hoàng Sa
Trong xu hướng dân chủ hóa xã hội Việt Nam hậu cộng sản, nếu đồng ý rằng chủ nghĩa cộng sản đã cáo chung cùng với bức tường Berlin hồi năm 1989, ngôn ngữ chính trị chính thống của nhà nước Việt Nam cũng nhẹ nhàng hơn. Trong một lần trao đổi với chúng tôi, một bạn trẻ từ trong nước cho biết,
Em có một thông tin là hồi em học lớp 12 thì cô giáo dạy sử của em có nhấn mạnh việc thay đổi cụm từ ngụy quyền bằng chính quyền Sài Gòn hay là Việt nam cộng hòa. Em nghĩ đó cũng là một hành động chứng tỏ trung lập hay hòa giải, ít nhất là như thế.”
Năm 2013 dường như đã chứng kiến nhiều cố gắng cho sự hòa giải ấy, như là việc ông Thứ trưởng bộ ngoại giao đến thắp hương ở nghĩa trang tử sĩ VNCH tại Biên hòa, và những ngày tháng đầu năm 2014 người đọc báo trên cả nước được nhìn thấy trong nhiều ngày bốn chữ VNCH.
Nhưng mọi thay đổi không phải là chuyện dễ dàng.
Lễ kỷ niệm được chuẩn bị một cách công phu tại Đà Nẵng đã bị hủy bỏ, và báo chí ngưng việc đưa tin về VNCH và Hoàng sa.
Bên cạnh đó cũng có những tiếng nói bực dọc trước bốn chữ VNCH. Một bài viết trên mạng mang tựa đề “Vài lời về hải chiến Hoàng sa 1974, những kẻ muốn vực dậy thây ma” công kích nhà báo Đỗ Hùng của báo Thanh Niên về những gì ông viết về 40 năm trận chiến Hoàng sa, với ngụ ý không công nhận bốn từ VNCH. Đây không phải là điều mới mẻ của “dòng lý luận chính thống,” vốn chỉ coi trọng những gì diễn ra dưới bóng che của đảng cộng sản mà thôi.
Theo tôi thì chúng ta cần kế thừa tất cả những tinh hoa của lịch sử để lại. Thực thể chính trị VNCH có những điều tốt, điều hay mà chúng ta cần phải chắt lọc, cần phải sử dụng...
Ông Lê Thăng Long
Song, hình ảnh của viên thiếu tá VNCH Ngụy Văn Thà, hy sinh trong trận hải chiến Hoàng sa, xuất hiện vừa qua tại Hà nội thủ đô một thời của cải cách ruộng đất và đấu tranh chống xét lại, một điều khó tưởng tượng ra chỉ cách đây vài năm, chứng tỏ rằng giới trẻ VN dường như đang bước ra khỏi cái dòng lý luận chính thống ấy.
Ông Lê Thăng Long một cựu tù nhân chính trị hãy còn trẻ, người mới đây tuyên bố xin gia nhập đảng cộng sản Việt Nam để giúp đảng này thoát qua cơn khủng hoảng hiện tại, nói với chúng tôi về di sản của VNCH,
“Theo tôi thì chúng ta cần kế thừa tất cả những tinh hoa của lịch sử để lại. Thực thể chính trị VNCH có những điều tốt, điều hay mà chúng ta cần phải chắt lọc, cần phải sử dụng. Và những cái gì trong quá khứ phía đảng cộng sản và chính quyền VN hiện nay có những sai lầm đối với chính thể VNCH thì cũng cần chính thức ngỏ lời xin lỗi, xét lại quá khứ và cùng nhau hướng tới một tương lai vì dân tộc VN hùng mạnh trong thời gian sắp tới.”
Năm 1975 đánh dấu sự thất bại của một thực nghiệm mô hình dân chủ đầu tiên trong lịch sử VN. Năm 1989 với sự sụp đổ của bức tường Berlin lại đánh dấu sự thất bại của thực nghiệm cộng sản trên toàn thế giới. Lịch sử là một dòng liên tục, không thể chỉ giới hạn trong một không gian chính thống muốn phủ nhận quá khứ. Quá khứ nối liền qua hiện tại để hướng đến tương lai. Có phải chăng đã đến lúc nhìn nhận một cách nhân bản di sản mà thực thể chính trị xã hội VHCH để lại trong lòng xã hội Việt nam, từ ý thức dân tộc cho đến những giá trị nhân văn của nó? Để tránh cái mà nhà văn xứ Dagestan bên Nga, Rasul Gamzatov, trích lời một hiền triết Arab viết rằng:
“Nếu bạn bắn vào quá khứ bằng súng lục, thì tương lai sẽ bắn trả bạn bằng đại bác.”


 Nguồn:http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/legacy-of-vnch-01282014070248.html