Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

Tận mắt loại vũ khí siêu tưởng của Mỹ đã thành hiện thực, súng XM25

Tận mắt loại vũ khí siêu tưởng của Mỹ đã thành hiện thực, súng XM25

Tận mắt loại vũ khí siêu tưởng của Mỹ đã thành hiện thực
Click image for larger version Name: 5.jpg Views: 3 Size: 31.8 KB ID: 430857
Lực lượng đặc biệt của quân đội Mỹ sẽ được trang bị hàng loạt súng thông minh XM25. Đây là loại súng duy nhất trên thế giới sử dụng công nghệ điều khiển phạm vi đạn nổ và là thành tựu to lớn trong việc chế tạo vũ khí của Mỹ.
alt
alt
XM25 là loại súng thông minh được phát triển với sự hợp tác giữa công ty vũ khí Heckler & Koch của Đức và Alliant Techsystems của Mỹ. Đây là dự án đầy tham vọng của quân đội Mỹ.
alt
alt
XM25 đã được trang bị thử nghiệm cho một số đơn vị đặc nhiệm ở chiến trường Afgakistan. Theo các quan chức Nhà Trắng, trong năm 2014 và 2015, XM25 sẽ được trang bị hàng loạt cho các lực lượng đặc biệt của quân đội Mỹ.
alt
alt
XM25 được coi là bước đột phá trong công nghệ chế tạo súng của Mỹ, bởi đây là loại súng đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ bắn thông minh.
alt
alt
Sự lợi hại của XM25 là có thể tiêu diệt các mục tiêu ẩn nấp trong các hầm hào, phía sau các bức tường mà không cần viên đạn phải chạm vào mục tiêu.
alt
alt
Loại đạn của XM25 là loại đạn 25 mm, nổ giống như lựu đạn. Việc kích nổ loại đạn này được điều khiển bởi một thiết bị tính quỹ đạo đường đạn gắn trên súng như một hệ thống nhắm quang học.
alt
alt
Trước khi bắn, thiết bị dò tìm phạm vi của súng bằng Laser được kích hoạt, giúp người sử dụng dễ dàng dò tìm và thu nhận được khoảng cách đến mục tiêu. Đây là yếu tố rất quan trọng để khi đến phạm vi đó thì kích hoạt đạn nổ nhằm tiêu diệt mục tiêu.
alt
alt
Sức công phá của loại đạn của XM25 tương đương với một quả lựa đạn, có thể phá đổ một bức tường lớn. XM25 rất đa năng, thực hiện được nhiều nhiệm vụ mà trước đây cần phải có sự trợ giúp của máy bay, tên lửa.
alt
alt
Các chuyên gia quân sự Mỹ tin rằng, XM25 sẽ thay đổi các khái niệm về hầm trú ẩn, hệ thống đường hào trên chiến trường hiện nay. Với XM25 Mỹ đã biến điều không tưởng trở thành hiện thực.
Theo phunutoday.vn
Nguồn: http://www.tredeponline.com/post/?p=47311






Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

CIA theo dõi sát trận Hoàng Sa 1974


CIA theo dõi sát trận Hoàng Sa 1974

Cập nhật: 10:30 GMT - thứ hai, 30 tháng 12, 2013 
 
Bốn mươi năm trước, Trung Quốc tấn công Hoàng Sa, đánh bật lực lượng hải quân Việt Nam Cộng Hòa đồn trú tại đó và chiếm đóng quần đảo này từ đó.
Trận hải chiến kéo dài chưa tới hai ngày dẫn đến việc Trung Quốc chiếm trọn quyền kiểm soát quần đảo này.
̣Điện tín của CIA cũng theo dõi phản ứng từ Bắc Việt khi đó
Bị ràng buộc bởi Hiệp định Paris, Hạm đội 7 Mỹ nằm ngoài khơi Thái Bình Dương không can thiệp một chút gì vào cuộc chiến này cả, nhưng điều đó không có nghĩa là Hoa Kỳ không quan tâm: Hồ sơ bạch hóa của CIA cho thấy họ theo dõi trận chiến và tường trình lên tổng thống Mỹ mỗi ngày.
Không phải tới năm 1973 Mỹ mới theo dõi tình hình Hoàng Sa.
Hầu hết những động thái trước đó của Trung Quốc liên quan đến quần đảo này đều được CIA ghi nhận, kể cả lời tuyên bố đường lưỡi bò 12 hải lý năm 1958.
Những thông tin này được tóm tắt trong bản Central Intelligence Bulletin (“CIB”), một bản tin tình báo hàng ngày của CIA nộp cho Tổng thống và các viên chức cao cấp.

Gia tăng hoạt động

Ngày 16 tháng 6 năm 1971, một bản CIB báo tin Bắc Kinh gia tăng hoạt động trong vùng quần đảo Hoàng Sa:
“Những đoàn công voa hải quân từ Yu-lin (Du Lâm) trên đảo Hải Nam hiện tới Hoàng Sa thường xuyên, nhất là Woody Island (đảo Phú Lâm), một trong những đảo lớn nhất trong nhóm. Bảo vệ đoàn tàu chủ yếu là tàu khu trục, là tàu chiến lớn nhất trong hạm đội Nam Hải của Trung Quốc.”
Bản CIB này cho biết Trung Quốc “đang xây một bến đậu, vét một con kênh, xây một cây cầu, và dựng nhiều tòa nhà mới trên đảo.”
Chiến hạm Nhật Tảo của VNCH đã tham gia bảo vệ Hoàng Sa
Bản CIB cũng khuyến cáo là trong tình trạng nhiều nước cùng tranh chủ quyền Hoàng Sa, những hoạt động xây cất này củng cố thêm đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc.
Hồ sơ CIA cũng nhận xét rằng Trung Quốc từ nhiều năm đã giữ một đài truyền thông và quan sát trên đảo Phú Lâm và ngư dân Trung Quốc dùng Hoàng Sa làm nơi trú ẩn và lấy tổ yến.
Tới tháng 1/1974, giao tranh xảy ra giữa Trung Quốc và Việt Nam Cộng Hòa tại Hoàng Sa.
Bản tin CIB đề ngày 18/1 (giờ Washington, tức 17/1 giờ Việt Nam) báo động là “Trung Quốc và Nam Việt Nam có thể đã giao tranh hôm 16/1 vì Trung Quốc chiếm đảo Robert Island (đảo Hữu Nhật).
Sài Gòn (ý nói CIA tại Sài Gòn) báo cáo là binh sĩ Nam Việt Nam bắn vào phía Trung Quốc khi những người này dựng lều và cắm cờ trên đảo. Phía Nam Việt Nam cũng cho rằng quân Trung Quốc đã đổ bộ xuống hai đảo nữa trong nhóm đảo Lưỡi Liềm (còn gọi là Nguyệt Thiềm).”
Bản tin CIB nhận xét rằng trước trận giao tranh này, vụ đụng độ duy nhất trước đó là năm 1959 khi phía VNCH bắt một số ngư dân Trung Quốc trong nhóm đảo Lưỡi Liềm và vài ngày sau thả họ ra.
Đến hôm sau, bản tin CIB ngày 19/1 báo tin “lực lượng Trung Quốc và Nam Việt Nam giao tranh trên một hòn đảo của Hoàng Sa, đươc cho biết là Duncan Island (đảo Quang Hòa). Bản tin này, với nhiều đoạn còn chưa được bạch hóa, đưa tin rằng có 74 thủy quân lục chiến Việt Nam đổ bộ lên đảo và “bị khoảng hai đại đội Trung Quốc bao vây.”
“Phía Nam Việt Nam báo tin có 3 thủy quân lục chiến bị giết và 2 bị thương, và hiện đã rút lực lượng ra khỏi đảo.”
Bản tin ngày 21/1, tóm tắt trận hải chiến, ghi nhận “quân đội Trung Quốc và Nam Việt Nam giao tranh hôm qua (tính ra là ngày 19/1) trong ngày thứ nhì, với phía Trung Quốc chiếm trọn phần kiểm soát quần đảo Hoàng Sa.”
Bản tin này, đi kèm một trang bản đồ Hoàng Sa, trích lời “phát ngôn viên Nam Việt Nam” cho biết:
"Một bức điện tín khác đề ngày 21/1 cho rằng Bắc Việt Nam 'lúng túng' trước trận chiến Hoàng Sa"
“Phía Trung Quốc sau khi không kích vào sáng hôm qua thì tiếp theo với cuộc đổ bộ vào các đảo Pattle, MOney, và Robert (Hoàng Sa, Quảng Ảnh, Hữu Nhật). Các lực lượng hải và không quân của Sài Gòn đã được lệnh rút ra khỏi vùng này, và phía Nam Việt Nam đã bỏ lại quân đội trên đảo. Trong số người bị bỏ lại là một sĩ quan liên lạc người Mỹ, thuộc văn phòng tùy viên quốc phòng (DAO).”
Một số tài liệu khác cho thấy viên sĩ quan này khi đó đã giải ngũ, và trở thành một nhân viên dân sự của DAO tên là Gerald Kosh, sau đó có viết báo cáo chi tiết về trận chiến nộp cho Bộ binh Hoa Kỳ.
“Cho tới gần đây,” bản tin viết tiếp, “phía Nam Việt Nam chỉ duy trì sự hiện diện trên đảo Hoàng Sa. Sự xuất hiện của binh sĩ Sài Gòn trên các đảo lân cận có thể đã kích thích cho hoạt động quân sự của Bắc Kinh.”
Tới ngày 29/1, bản tin CIB cho biết Trung Quốc bắt đầu trả tù binh, khởi đầu với Gerald Kosh và năm quân nhân VNCH bị thương, sẽ được chuyển cho Hồng thập tự tại biên giới Hong Kong ngày 31/1.
CIA cũng quan tâm đến một chi tiết do một sĩ quan Việt Nam nói với phóng viên Washington Post, cho rằng vài ngày trước trận hải chiến, VNCH quan sát tàu chiến Liên Xô đi qua vùng biển này.
Bài báo này khiến CIA phải kiểm chứng lại, và trả lời trong một bức điện gửi từ trung tâm điều hành Operation Center của CIA đến phòng Situation Room của Nhà Trắng.
Bức điện tín đề ngày 23/1 bác bỏ chi tiết này và viết, “Không một chiếc tàu chiến Xô-viết nào đến gần quần đảo Hoàng Sa từ sau tháng 11 năm ngoái, dù có một tàu tuần dương, một tàu khu trục, và ba tàu ngầm đi băng qua biển Nam Hải (biển Đông) trên đường đến Ấn Độ Dương.

Liên Xô lo Trung Quốc

Hải quân Xô-viết tỏ ra đặc biệt không quan tâm đến vụ Hoàng Sa: Tàu Xô Viết neo ở biển Nam Hải để thu thập tình báo vẫn theo dõi căn cứ hải quân Hoa Kỳ ở Subic Bay, Philippines, thay vì sự việc ở Hoàng Sa.”
Bản đồ Hoàng Sa của Hoa Kỳ ghi nhận hoạt động xây cất từ phía TQ
Trong khi CIA tường thuật là cả Việt Nam Cộng Hòa lẫn Trung Quốc đều khẳng định chủ quyền tại Hoàng Sa, thì một bức điện tín khác đề ngày 21/1 cho rằng Bắc Việt Nam “lúng túng” trước trận chiến này.
Bức điện tín trích báo chí Pháp cho hay “nguồn tin được phép nói” (authorized sources) của Hà Nội phát biểu rằng giữ gìn chủ quyền lãnh thổ là một “nghĩa vụ thiêng liêng” của mọi quốc gia, nhưng ngược lại cũng cho rằng “những tranh chấp nhiều khi phức tạp đối với lãnh thổ và ranh giới giữa hai nước láng giềng cần được xem xét kỹ lưỡng và thận trọng.”
Liên Xô, ngược lại, không ngại ngần dùng trận chiến này để bêu xấu Trung Quốc.
Bản tin CIB ngày 21/3/1974 cho rằng: “Bộ máy tuyên truyền của Moscow đã dùng sự kiện Hoàng Sa và việc Trung Quốc ủng hộ phiến quân ở Miến Điện để lợi dụng sự nghi ngại truyền thống của Nam và Đông Nam Á đối với Trung Quốc.”
Bản tin này cũng cho rằng “Moscow có thể cũng lo ngại rằng việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa là bằng chứng của một sự hiểu ngầm giữa Bắc Kinh và Washington về khu vực.”
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của nhà báo Vũ Quý Hạo Nhiên ở California, Hoa Kỳ. BBC sẽ tiếp tục đăng tải các bài về chủ đề hải chiến Trường Sa và tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Xem thêm: 'Bấm Thái độ của Mỹ sau trận Hoàng Sa 1974', và 'Bấm Hà Nội im lặng nhưng không đồng tình'
 
 Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2013/12/131230_cia_hoang_sa_1974.shtml

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

KẾ HOẠCH ĐÁNH CHÌM 43 TÀU CHIẾN CỦA BỌN TÀU CỘNG TẠI HOÀNG SA NGÀY 19.1.1974.



KẾ HOẠCH ĐÁNH CHÌM 43 TÀU CHIẾN CỦA BỌN TÀU CỘNG TẠI HOÀNG SA NGÀY 19.1.1974.
Quân sử Việt Nam
 Theo lệnh của Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu, các phi công lái máy bay chiến đấu F5 của các phi đoàn 520,536,538, 544,549 đều đã chuẩn bị sẳn sàng chết cho Hoàng sa trong ngày 19.1.1974. Năm phi đoàn F5, bốn ở sân bay Biên Hoà, một ở sân bay Đà Nẵng, mỗi phi đoàn có 24 máy bay và 120 được điều động ra Đà Nẵng chuẩn bị đánh lấy lại Hoàng Sa. Sĩ quan cấp tá chỉ huy các phi đoàn 520 – Nguyễn Văn Dũng, 536 – Đàm Thượng Vũ, 540 – Nguyễn Văn Thanh, 544 – Đặng Văn Quang, 538 – Nguyễn Văn Giàu đều đã lên kế hoạch tác chiến kỹ lưỡng. Bốn phi đoàn tấn công và oanh tạc các chiến hạm của Tàu cộng, một phi đội thì bảo vệ; mổi phi đoàn có 24 chiến F.5 được trang bị thêm 3 bình xăng phụ. 150 phi công thuộc năm phi đoàn F5 của không lực Việt Nam Cộng hoà khi đó đều ký tên chung vào một lá đơn tình nguyện “Xin được chết vì Hoàng Sa”. Ngày 18.1.1974, hải quân Trung Quốc đổ bộ lên chiếm đảo Hoàng Sa, phía Việt Nam Cộng hoà khi đó có một đại đội địa phương quân chốt trên đảo Phú Lâm. Hai bên đánh nhau, cùng có thương vong về con người nhưng quân số Trung Quốc đông quá, 51 lính địa phương quân của VNCH bị bắt đưa về Trung Cộng. Việt Nam Cộng hoà lên tiếng phản đối việc Trung Cộng dùng sức mạnh quân sự để chiếm đảo của Việt Nam một cách phi pháp. Đây là sự kiện lớn, dư luận thế giới cũng phản đối việc đó. Hàng ngày, máy bay thám thính RF5 của không lực VNCH có nhiệm vụ bay và chụp ảnh các toạ độ từ nhỏ nhất ở Hoàng Sa, xem có thay đổi gì, tàu chiến Trung Quốc di chuyển ra sao, bố trí các cụm phòng thủ thế nào… đưa về chiếu ra cho tất cả phi công theo dõi. Các bức không ảnh cho thấy đã đếm từng tàu một, thậm chí đếm được cả số ghi trên tàu, chia bản đồ ra làm bốn, mỗi góc tư giao cho một phi đoàn, phi đoàn thứ năm bay bảo vệ trên không. Bọn xâm lược Tàu cộng lúc đó có 43 tàu chiến lớn nhỏ đũ loại tất cả và quyết tâm của các phi công là đánh chìm tất cả 43 tàu đó trong vài giờ tham chiến. Về không quân, vào thời điểm đó chiến đấu cơ F5 có nhiều lợi thế hơn Trung Cộng. Bay từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa bằng khoảng cách từ đảo Hải Nam ra. Ưu thế của phi đoàn tham dự là máy bay bay ra, đánh nửa tiếng vẫn thừa dầu bay về còn Trung Cộng chỉ có Mig 21, bay ra đến Hoàng Sa thì không đủ dầu bay về. Có những ưu thế nên các phi công F5 lúc đó hừng hựctinh thần chiến đấu rất cao, mấy anh chỉ huy trưởng từ đại tá trở xuống đòi đi đánh trước. Tất cả háo hức chờ đến giờ G là xuất kích. Nhưng giờ G ấy đã không đến. Hạm đội 7 của Mỹ trên biển không cứu các hạm đội của đồng minh Việt Nam Cộng hoà bị bắn chìm và bị thương trên đảo. Dường như vì lợi ích của mình, các quốc gia lớn có quyền mặc cả và thương lượng bất chấp sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia đồng minh khác. Một mảnh đất dù nhỏ cũng là tổ quốc mình, cha ông ta đã đắp xây nên bờ cõi, là con dân của đất nước ai cũng có nghĩa vụ thiêng liêng gìn giữ lấy. Cuối cùng vì lệnh tác chiến không được ban ra, mặc dù mọi người háo hức sẵn sàng tất cả nhưng cuối cùng không được chết cho Hoàng Sa. Việc đình chỉ lệnh hành quân của các phi đoàn F5 trong việc oanh tạc các tàu chiến của Trung cộng trong ngày 19.1.1974 là do áp lực của Mỹ với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, vì Mỹ không muốn để VNCH chọi lớn với Tàu cộng trong thời điểm này, ảnh hưởng đến việc rút quân của Mỹ tại miền nam VN. THÁI ĐỘ "IM LẶNG" CỦA MỸ Liên tiếp các ngày 20, 21, 22/01/1974, Bộ Ngoại giao, Tổng thống VNCH đã liến tục thông báo tình hình quần đảo Hoàng Sa cho Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon về biến cố Hoàng Sa. Nhưng câu trả lời là sự im lặng của phía Hoa Kỳ. Sự "im lặng" của Mỹ là nguyên nhân trực tiếp khiến Trung Quốc tiếp tục xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam. Không những vậy, Hoa Kỳ còn ra lệnh cho hạm đội ở Thái Bình Dương tránh xa quần đảo Hoàng Sa, để Trung Quốc rảnh tay. Thực tế này cho thấy, thời điểm sau đó Mỹ cũng đã bỏ rơi VNCH vì lợi ích của mình không gì khác là cần phải lôi kéo Trung Quốc để chống lại Liên Xô khi đó. Sự im lặng của Mỹ chính là sự đánh đổi lợi ích của nước Mỹ. Cuộc chiến đã đi vào kết thúc bằng việc Mỹ thông đồng với Tàu cộng gián tiếp bật đèn xanh cho Bắc Việt tiến chiếm miền nam VN. Đã 39 năm qua, Quần đảo Hoàng Sa thân yêu của chúng ta nằm trong tay Trung Quốc. Từ đó đến nay, “nỗi nhớ” Hoàng Sa vẫn rực cháy trong tim mỗi người VN. Tóm lại muốn chiến thắng kẻ thù , thì người lảnh đạo trong mọi hoàn cảnh đều phải biết tự đứng trên đôi bàn chân của mình để giải quyết mọi vấn đề của đất nước. Sự phản bội người đồng minh VNCH đã lộ rõ từ trận hải chiến Hoàng Sa 19.1.1974, người bạn gọi là đồng minh nầy đã khoanh tay đứng nhìn các thủy thù VNCH bị thương, trôi lênh đênh trên biển cả mà không ra tay cứu thương hay tiếp cưú di tản ra khỏi vùng tác chiến, mặc dù hạm đội 7 của Hoa Kỳ vẩn còn hoạt động trên biển Nam Hải. Đó cũng là bài học khó quên nhất của các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà hiện nay đang còn dấn thân trên con đường quang phục đất nước. Người viết ghi lại những tài liệu thuộc quân sử VNCH để con cháu hậu duệ VNCH biết, tránh được vết xe đổ trong quá khứ và càng thận trọng hơn trong mối quan hệ song phương với các đối tác gọi là đồng minh trong tương lai và các chính sách ngoại giao cứng rắn cho quyền lợi Tổ quốc và dân tộc, tránh bị đặt để, rơi vào tình trạng khó khăn như VNCH trước năm 1975. Một nén hương lòng dâng lên các chiến sĩ VNCH đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ Hoàng Sa đồng thời vinh danh cố Thiếu Tá hạm trưởng HQ.10, Nguỵ Văn Thà của Hải Quân VNCH. BÀI ĐỌC THÊM: 1.Hoàng Sa nỗi buồn lịch sử của tác giả Long Ly http://www.nguyenthaihocfoundation.org/lichsuVN/hs-noibuonlichsu.htm 2.CÁC ĐẢO THUỘC QUẦN-ĐẢO TRƯỜNG SA. http://anhduong.net/biendong/BienDong14.htm 3. HQ/VNCH mở cuộc hành quân THĐ 48 chiếm cứ 5 đảo ở Trường Sa vào tháng 2-1974 https://www.facebook.com/photo.php?fbid=126228387527299&set=a.126227274194077.27565.100004204144219&type=3&theater Trịnh Khánh Tuấn, 29.12.2013
Nguồn:  https://www.facebook.com/photo.php?fbid=262147497268720&set=a.261205767362893.1073741881.100004204144219&type=1&theater

Hình Ảnh Kỷ Niệm - Đám Tang VIỆT DŨNG

Đám Tang VIỆT DŨNG‏

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 800x532.


LỄ TRAO CỜ CHO THÂN MẪU VIỆT DŨNG TRƯỚC
LINH CỬU VIỆT DŨNG

Kính thưa Quý NT,CH và Quý Vị. Lễ trao cờ cố NS VIỆT DŨNG thực hiện tại Peek Cemetery sáng Dec 28. Một
đám tang quá lớn lao cũng là điều xứng hợp với với công lao và nhiệt tâm của anh trong xuốt hành trình chống
độc tài và bảo vệ dân chủ tự do cho nước Việt thân yêu. Mời Quý NT, CH và Quý vị cùng chúng tôi tham dự ngày
tiễn biệt cuối cùng cho VIỆT DŨNG

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 800x532.

Lá cờ được Vị Chủ tịch LH/CCS trao tận tay bà quả phụ Nguyễn Ngọc Bảy là thân mẫu của chiến sĩ VIỆT DŨNG

Buổi sáng hôm nay các hội đoàn đến thăm viếng Dũng lần cuối. Chương trình của 1, 2 ngày trước
sẽ có phần phủ cờ. Nhưng giờ chót vào buổi tối cùng ngày Anh Nam Lộc thông báo lễ phủ cờ sẽ bải bỏ
vì có người không tán thành và vì nghi lễ này chỉ dành cho quân đội và các người chết hoặc công lao
vì chiến trận

BĐQ Nam Cali với đủ ban chấp hành và anh Hội Trưởng Phan Thái Bình đã đến tham dự. Lễ phủ cờ
sẽ chuyển thành Lễ trao cờ cho thân mẫu Dũng. Liên Hội cựu Chiến Sĩ cùng các hội Không quân, Hải
Quân, Dù, BĐQ, XDNthôn.v.v. và đầy đủ các hội đoàn Liên Tôn, các Hội Đoàn trong cộng đồng người
Việt tỵ nạn sẽ thực hiện nghi lễ này

Việt Dũng có xứng đáng được phủ cờ hay không. Về mặt lý luận và quy tắc thì rất đúng. Xưa kia và
nay chỉ có những chiến sĩ trong quân đội chết vì trận mạc, hy sinh ngoài chiến trường mới được nghi lễ
phủ cờ. Họ là những người hy sinh mạng sống để bảo vệ lý tưởng, là những người yêu nước.
Việt Dũng cũng là ngưòi yêu đất nước. hầu như cả cuộc đời anh dùng tài năng, ngòi bút, khả năng
chuyên biệt để cùng với những người đồng chí hướng đấu tranh cho dân chủ tự do, đến nỗi quỷ Satan
đã kết án tử hình anh khiếm diện. Vì thế quy tắc phủ cờ có được cảm thông, nới lỏng ?
Thực ra, ý kiến phản đối chỉ có tỷ lệ 0, 000000000000000000 o/o và chỉ đếm trên đầu ngón tay, để tránh những phiền phức và cũng để tạo cho buổi tang lễ an bình, ban tổ chức và gia quyến đã xin bải bõ

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 800x532.

Thân nhân của Việt Dũng đứng trước linh cửu vái lậy đáp lễ mỗi khi khách viếng thắp nhang và cúi trước bàn thờ Việt Dũng

Một, hai cá nhân nào đó phản đối chắc đã hả hê nhưng bây giờ trong căn nhà nhỏ của Dũng bằng
những tấm ván có lấy được lá cờ của anh ra không. Một chiến sĩ miệt mài đấu tranh cho dân chủ tự
do không kém một chiến sĩ ngoài mặt trận. Chiến đấu bằng cặp nạng mang theo người suốt thời thơ ấu đến trưởng thành.

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 800x532.

Dũng bây giờ có đến 2 lá cờ phủ lên người Em. Hai lá cờ phủ lên người Anh. Hai lá cờ phủ lên người
chiến sĩ
(Những tấm hình lấy rất khó vì quá đông phóng viên và phải nhân nhượng nhau)
Reply With Quote
The Following 3 Users Say Thank You to Loc xe Thung For This Useful Post:
johndoe (hôm qua), minhcanh (hôm qua), tu.nhan.dan. (hôm nay)
  #2  
Chưa đọc hôm qua, 06:25 PM
Tướng 1 sao
 
Ngày Gia Nhập: Dec 2010
Số Bài: 249
Thanks: 1,024
Được cảm ơn 283 lần trong 131 bài
Default

Tên ngô kỷ đã thành công thi hành lệnh của đảng cướp, khi ngỏm cù đèo sẽ được phủ cờ bạch tuyết đỏ lòm .
Hơn hai triệu trái tim tỵ nạn trên toàn thế giới với hai triệu lá cờ Vàng đã được PHỦ LÊN THÂN THỂ CỦA VIỆT DZŨNG TỪ LÚC 10 giờ 35 PHÚT SÁNG NGÀY 20 THÁNG 12 NĂM 2013 . SẼ CHỈ CÓ MỘT VIỆT DZŨNG ĐƯỢC ĐỒNG BÀO TỴ NẠN CÕNG SẢN THƯƠNG NHỚ NHƯ THẾ . EM THẢNH THƠI TRÊN THIÊN QUỐC .
Reply With Quote
The Following 4 Users Say Thank You to SAO BĂNG For This Useful Post:
johndoe (hôm qua), Loc xe Thung (hôm qua), minhcanh (hôm qua), tu.nhan.dan. (hôm nay)
  #3  
Chưa đọc hôm qua, 08:07 PM
Tướng 2 sao
 
Ngày Gia Nhập: Dec 2010
Số Bài: 305
Thanks: 416
Được cảm ơn 374 lần trong 172 bài
Default Sống, Việt Dzũng là một Nghệ Sĩ. Chết, Việt Dzũng được tiếc thương như một Anh Hùng.




Tên Ngô Kỷ ăn tiền cua đám quỷ cộng sản đánh phá cộng đồng,tên Ngô kỷ nầy kỳ nầy sẻ được đảng cộng sản cấp bằng khen và cho vao đảng máu của chúng Cộng sản đả chi tiền cho tên nầy để dẹp lá cờ vàng,nhưng không ngờ em Việt Dũng được đồng bào thương phủ hai lá Cờ Vàng trên thân xác em

Sống, Việt Dzũng là một Nghệ Sĩ.
Chết, Việt Dzũng được tiếc thương như một Anh Hùng.

Last edited by Loc xe Thung; hôm qua at 08:26 PM.
Reply With Quote
The Following 4 Users Say Thank You to Loc xe Thung For This Useful Post:
johndoe (hôm qua), minhcanh (hôm qua), ThuongSaiGon (hôm qua), tu.nhan.dan. (hôm nay)
  #4  
Chưa đọc hôm qua, 08:34 PM
Tướng 1 sao
 
Ngày Gia Nhập: May 2013
Số Bài: 139
Thanks: 9
Được cảm ơn 74 lần trong 45 bài
Default

Đám tang Việt Dzũng 28/12/2013

Part 1 of 2


Part 2 of 2


Lễ Trao Cờ Quốc Gia Ba Sọc Đỏ
Cho Việt Dzũng, một chiến sĩ quốc gia
Người con yêu của tổ quốc Việt Nam
28/12/2013




Phát biểu của Nguyệt Ánh trong đám tang Việt Dzũng 28/12/2013


Last edited by Cao Van; hôm qua at 09:56 PM.
Reply With Quote
The Following 3 Users Say Thank You to Cao Van For This Useful Post:
johndoe (hôm qua), Loc xe Thung (hôm qua), tu.nhan.dan. (hôm nay)
  #5  
Chưa đọc hôm qua, 10:03 PM
Tướng 3 sao
 
Ngày Gia Nhập: Dec 2010
Số Bài: 867
Thanks: 47
Được cảm ơn 743 lần trong 381 bài
Default

Tang Lễ Hình Ảnh và Vòng Hoa

Việt Dzũng (1958-2013)




Thiếu Tá TQLC Hoa Kỳ Bill Mimiaga / CQN Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam


Gia Đình Biệt Hải / Nha Kỹ Thuật



NKT Phạm Hòa / KQ Lý Tống



Đơn Vị 101 Lưu Anh Dũng









Đồng Hương tham dự đám tang đông đảo từ trước đến nay


CQN/QLVNCH và Gia Đình


CQN/QLVNCH tham dự đám tang Việt Dzũng


CQN/QLVNCH và Đồng Hương


Phân Ưu và lời cám ơn của Nghệ Sĩ Nguyệt Ánh


Tuấn Minh và Hùynh Lương Thiện trong Phong Trào Hưng Ca


Đồng Hương và Hội Đòan thắp hương



SBTN/TV Phỏng vấn


Cựu SVSQ Chiến Tranh Chính Trị


Đồng Hương phía trước nhà Quàn








KQ Hùynh Trung Tỉnh


CQN Hải Quân Nhan Hữu Mai




Vũ Kiểm Little Sàigon Radio Houston


Young Marines


NKT và Gia Đình Biệt Hải


Gia Đình Biệt Hải


Truyền Thông và Báo Chí


CQN/QLVNCH
Reply With Quote
The Following 3 Users Say Thank You to Luong Son For This Useful Post:
johndoe (hôm qua), Loc xe Thung (hôm qua), tu.nhan.dan. (hôm nay)
  #6  
Chưa đọc hôm qua, 10:03 PM
Tướng 3 sao
 
Ngày Gia Nhập: Dec 2010
Số Bài: 867
Thanks: 47
Được cảm ơn 743 lần trong 381 bài
Default Đám tang Việt Dzũng

CQN/QLVNCH

U.S. Marines and RVN Marines


Marines Major pay respect to Việt Dzũng





Việt Dzũng với Quốc Kỳ VNCH


Major Bill Mimiaga


Hội Không Quân Miền Trung California





Thành viên Motocycle Club tham dự đám tang Việt Dzũng


Một số các Vòng Hoa trong Đám Tang Việt Dzũng













































Reply With Quote
The Following 3 Users Say Thank You to Luong Son For This Useful Post:
johndoe (hôm qua), Loc xe Thung (hôm qua), tu.nhan.dan. (hôm nay)
  #7  
Chưa đọc hôm qua, 10:05 PM
Tướng 3 sao
 
Ngày Gia Nhập: Dec 2010
Số Bài: 867
Thanks: 47
Được cảm ơn 743 lần trong 381 bài
Default












































Reply With Quote
The Following 2 Users Say Thank You to Luong Son For This Useful Post:
Loc xe Thung (hôm qua), tu.nhan.dan. (hôm nay)
  #8  
Chưa đọc hôm qua, 10:12 PM
Tướng 3 sao
 
Ngày Gia Nhập: Dec 2010
Số Bài: 867
Thanks: 47
Được cảm ơn 743 lần trong 381 bài
Default

Hàng ngàn đồng hương dự lễ tưởng niệm & vinh danh nhạc sĩ Việt Dzũng

Nguồn : VienDongDaily.Com - 28/12/2013)


Hòa Thượng Thích Viên Lý (người cầm microphone) cùng các vị trong Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ đã dâng lời cầu nguyện theo tôn giáo của mình dành cho ca nhạc sĩ Việt Dzũng trong đêm tưởng ni ệm thứ Sáu 27/12/2013. (Hình: Hồ Đăng/Viễn Đông)

LITTLE SAIGON – Lòng yêu mến, thương tiếc và ngợi ca Việt Dzũng, người nghệ sĩ tài hoa, người chiến sĩ kiên cường chống bạo quyền cộng sản, người luôn quan tâm, lo lắng giúp đỡ anh em Thương Binh, Cô Nhi Quả Phụ VNCH và những người bất hạnh tại quê nhà, đã được thể hiện trong đêm Tưởng Niệm và Vinh Danh Việt Dzũng do đài truyền hình SBTN - SET, Trung Tâm Asia tổ chức từ 8 giờ tối đến sau 12 giờ đêm thứ Sáu 27-12-2013 tại phòng thu hình của Trung Tâm Asia ở địa chỉ 10501 Garden Grove Blvd, CA 92842. Chắc chắn sẽ còn nhiều buổi tưởng ni ệm và vinh danh ở nhiều nơi trên thế giới.

Vào lúc 4 giờ chiều 27-12-2013 linh cữu ca nhạc sĩ Việt Dzũng đã được quàn tại phòng số 1 Peek Family FuneralHome để làm lễ phát tang. Cộng đoàn giáo xứ Thánh Linh đã đọc kinh, cầu nguyện cho linh hồn Gioakim Nguyễn Ngọc Hùng Dũng (Việt Dzũng) trước khi Linh Mục Đinh Ngọc Quế, nguyên Tuyên Úy Công Giáo Biệt Khu Thủ Đô cử hành nghi thức làm phép các khăn tang và trao lại cho các người thân của nghệ sĩ Việt Dzũng.



Bàn thờ với di ảnh Việt Dzũng. (Hình: Thanh Phong/Viễn Đông)

Bốn tiếng đồng hồ sau lễ phát tang, hàng ngàn đồng hương, trong đó có Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam, hai Thị Trưởng gốc Việt, ông Tạ Đức Trí và ông Michael Võ, các nghị viên Chris Phan (Garden Grove), Diana Lee Carey, Sergio Contreras và Magie Rice (Westminster), LS Nguyễn Xuân Nghĩa và phái đoàn Hội Đồng Đại Diện Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam Cali, Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH, Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Tây Nam Hoa Kỳ, các hội đoàn trẻ Tổng Hội Sinh Viên, Đoàn Thanh Niên Phan Bội Châu, Đoàn Thanh Niên Cờ Vàng, Đoàn Thanh Thiếu Niên TQLC (Young Marines), khóa 1/70 Sĩ Quan Thủ Đức... cùng rất đông anh chị em nghệ sĩ và đồng hương đến tham dự. Buổi Tưởng Ni ệm được trực tiếp truyền hình trên làn sóng 57.4 của đài SET/TV.

Phía ngoài trụ sở của đài, di ảnh Việt Dzũng được đặt trên một bàn thờ có hoa nến, hai bên có nhiều lá quốc kỳ VNCH và Hoa Kỳ, phía dưới ban tổ chức đã đặt trên 600 ghế ng ồi nhưng rất đông ng ười phải đứng theo dõi trên màn ảnh rộng. Lễ Tưởng Ni ệm cử hành phía trong studio với chật kín ng ười. Ban Giám Đốc đài phải kê thêm một số ghế và đặt thêm một chiếc TV lớn để đồng hương ng ồi theo dõi buổi lễ ở phía cửa sau. Theo ước tính, cả bên trong Studio lẫn phía ngoài có đến gần hai ng àn đồng hương tham dự.


Hàng ngàn đồng hương bất chấp tiết trời lạnh lẽo, ngồi phía ngoài trụ sở đài SBTN, SET tham dự Lễ Tưởng Ni ệm và Vinh Danh ca sĩ Việt Dzũng. (Hình: Thanh Phong/Viễn Đông

Nghệ sĩ Nam Lộc và nhạc sĩ Trúc Hồ mở đầu với lời c hào mừngvà cảm tạ tất cả mọi người đã đến với ca nhạc sĩ Việt Dzũng đêm nay. Nghệ sĩ Nam Lộc cũng giải thích và cám ơn sự hỗ trợ của Thị Trưởng Tạ Đức Trí và các nghị viên HĐTP Westminster, lẽ ra tổ chức tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ hoặc Rose Center nhưng vì lý do riêng, nhất là về mặt kỹ thuật nên ban tổ chức quyết định làm lễ Tưởng Ni ệm và Vinh Danh nghệ sĩ Việt Dzũng tại đây, nơi mà Việt Dzũng từng sinh hoạt.

Ca sĩ và MC Đỗ Tân Khoa đọc tiểu sử và những sinh hoạt của Việt Dzũng trong nhiều lãnh vực văn nghệ, truyền thông, bác ái xã hội và nhất là đấu tranh cho một tổ quốc Việt Nam được tự do, dân chủ, không cộng sản và toàn vẹn lãnh thổ.

Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ gồm Giám Mục TL Trần Thanh Vân, Hòa Thượng Thích Minh Nguyện, ông Trần Văn Kiệm (thay mặt GS Nguyễn Thanh Giàu, Hội Trưởng Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo, Linh Mục Joseph Nguyễn Thái (Linh Hướng và Điều Hành TTCG/VN); Hòa Thượng Thích Viên Lý (Viện Chủ chùa Điều Ngự). Mỗi vị dâng một lời cầu nguyện theo tôn giáo của mình cho linh hồn ca nhạc sĩ Việt Dzũng.

Sau đó, các vị dân cử Việt, Mỹ rồi đến Hội Đồng Đại Diện Cộng Đồng NVQG Nam Cali, các hội đoàn lên chia buồn với tang quyền. Mỗi vị đều nói lên nỗi xúc động của mình trước sự ra đi của ca nhạc sĩ Việt Dzũng.

Nhạc sĩ Trúc Hồ, Giám Đốc đài SBTN và Trung Tâm Asia nói:
“Nếu không có Việt Dzũng sẽ không có Trung Tâm Asia.”

Cựu Trung Tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, Chủ Tịch Hội HO Cứu Trợ TPB,QP/VNCH nói trong nước mắt:
“Dũng ơi, chị từng nghĩ rằng khi chị ra đi sẽ có em đưa tiễn, không ngờ em lại đi trước chị !”

Nghệ sĩ Nam Lộc cũng nghẹn ngào cho biết, Việt Dzũng thường nói với tôi:
“Khi nào em đi trước anh, em để lại cho anh mái tóc còn anh đi trước em, xin anh để lại cho em đôi chân; giờ này Dzũng đã lặng lẽ ra đi.”

Các bạn trẻ như Ng ãi Vinh (Đoàn Trưởng Đoàn Thanh Sinh Phó Đức Chính) Lý Vĩnh Phong (Đoàn Trưởng Đoàn TN Phan Bội Châu), Nguyễn Thu Hà (Đoàn Trưởng Young Marines) đều nhắc lại những kỷ niệm, những lời dặn dò, khích lệ và cả những lời nói nghiêm khắc mà Việt Dzũng đã nói với các em khi các em làm sai một điều gì đó.

Người hùng Lý Tống từ San Jose xuống cũng lên chia sẻ một chút về Việt Dzũng khi anh bị giam tại Thái Lan.

Sau những lời phát biểu, chia buồn của các giới chức chính quyền, dân cử, Cộng đồng và đại diện các hội đoàn, đoàn thể đến lượt các ca, nghệ sĩ thay phiên nhau lên chia sẻ những cảm xúc của mình và trình bày những ca khúc do Việt Dzũng s áng tác. Xen kẽ chương trình , ban tổ chức cũng cho chiếu trên màn hình những sinh hoạt về văn nghệ, về đấu tranh mà nghệ sĩ Việt Dzũng đã làm khi còn sinh tiền.

Hầu hết các ca nghệ sĩ lên trình bày những nhạc phẩm đã không còn bình tĩnh, giọng lạc hẳn đi, nỗi xúc động nghẹn ngào thấy rõ trên khuôn mặt từng ng ười. Nhiều đồng hương đã không dấu được giọt lệ khi nghe các ca sĩ hát những ca khúc của Việt Dzũng như: Lời Kinh Đêm - Kinh Tỵ Nạn - Mời Em Về và đặc biệt nhạc phẩm “Một Chút Quà Cho Quê Hương” (bài hát mà Nghệ sĩ Nam Lộc cho biết, trong tất cả các nhạc phẩm Việt Nam chưa có bài nào được hàng triệu người, cả trong lẫn ngoài nước hát nhiều như bài này).

Danh ca Ý Lan hát trong nước mắt lập lại ba lần câu cuối của một nhạc phẩm do Việt Dzũng sáng tác “Ngày mai, ngày mai ta không còn thấy nhau...” làm nhiều người khóc theo cô.


Ban tù ca Xuân Điềm cũng góp mặt trong chương trình, nhạc sĩ Xuân Điềm vô cùng xúc động không nói được nhiều, có lẽ giữa Việt Dzũng và nhạc sĩ Xuân Điềm có chung một tư tưởng, một quyết tâm tranh đấu cho một Việt Nam tự do, dân chủ và không còn bóng dáng cộng thù.


Sau lời chia sẻ, chia buồn của các ca sĩ, 5 MC quen thuộc của Trung Tâm Asia: Nam Lộc, Đỗ Tân Khoa, Diệu Quyên, Thùy Dương và Ngọc Đan Thanh là những ng ười đứng bên cạnh Việt Dzũng nhiều nhất trong các chương trình ca nhạc cũng như các buổi sinh hoạt đấu tranh đã chia sẻ nỗi đau buồn, mất mát người anh, người em mà không có ai thay thế được. Ngoài thân nhân của Việt Dzũng, có lẽ người đau khổ và buồn bã nhất là xướng ngôn viên Minh Phượng, cô được Việt Dzũng nhận là người chị tinh thần, đã cùng với Việt Dzũng lập ra Radio Bolsa, và cả hai đã truyền đi khắp nơi giọng nói ấm áp, tiếng cười sảng khoái của mình trong những buổi phát thanh hàng ngày.


Trong lễ phát tang, đôi mắt Minh Phượng đã sưng húp và đỏ hoe, vì quá xúc động nên cô đã không xuất hiện trên khán đài trong lễ Tưởng Ni ệm,


Khi đồng hồ chỉ đúng 12 giờ 12 phút đêm cũng là lúc kết thúc Đêm Tưởng Niệm và Vinh Danh ca nhạc sĩ Việt Dzũng do SBTN, SET và Trung Tâm Asia tổ chức.


Theo chương trình, vào lúc 5 giờ chiều 28-12-2013 còn có buổi thăm viếng, cầu nguyện của Liên Đoàn Công Gi áo Miền Tây Nam Hoa Kỳ, Tổng Giáo Phận Los Angeles và các Giáo phận Orange, San Bernadino và San Diego tại nhà quàn Peek Family.


Có lẽ chưa có một giáo dân nào, và cả có thể chưa một linh mục nào sau khi qua đời có được một vinh dự lớn lao nhất với sự Thăm Viếng , Cầu Nguyện của cả một Liên Đoàn Công Giáo Miền, một Tổng Giáo Phận và 3 Giáo phận dành cho mình như tín hữu Gioakim Nguyễn Ngọc Hùng Dũng, tức ca nhạc sĩ Việt Dzũng.


(Viễn Đông sẽ có bài tường thuật Thánh Lễ An Táng ca sĩ Việt Dzũng tại thánh đường Thánh Linh cử hành sáng Thứ Hai 30-12-2013 trong những ng ày tới).
Reply With Quote
The Following 3 Users Say Thank You to Luong Son

Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=26321