CIA and PRU
Đơn
vị PRU thành lập năm 1966 và chấm dứt vào năm 1972 thời kỳ MACV-SOG
chấm dứt trong chiến tranh Việt Nam, có hơn 4,000 nhân viên PRU họat
động trong chương trình gồm 4 vùng chiến thuật và do CIA tài trợ và trực
tiếp điều hành.
Vùng 1 do Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ
Vùng 2 và vùng 3 do Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ
Vùng 4 do Lực Lượng Người Nhái Hoa Kỳ
Sau
khi giải tán vào năm 1972 các đơn vị PRU cải tuyễn và sát nhập vào
Trinh Sát của mổi Tiểu Khu và họat động cho đến 30 tháng 4 năm 1975.
While my experience in
Tay Ninh does not necessarily represent the experience of other PRU
advisers and their units, I can say confidently that the Tay Ninh PRU
was successful during my tour. From September 1969 to June 1970, the Tay
Ninh PRU killed 31 VCI and captured 64--at a cost of only two PRU
members killed and two wounded.
As early as December
1968, it was apparent to the Tay Ninh PRU that most of the senior VCI
cadre had been either killed or captured in the months after Tet or had
been driven into neighboring Cambodia. As a credible political threat,
the VC had ceased to function in any meaningful way by the time I left
Vietnam in June 1970.4
Further proof of the
PRU's effectiveness came in 1975, when the communists finally defeated
the South Vietnamese. The NVA commander occupying Tay Ninh Province
would put in a hurried request to North Vietnam for 200 civilian
political cadre. He reported that there were only six local VC cadre
left in the province to manage the province's affairs.
The Tay Ninh PRU was
successful primarily because it was a locally recruited outfit whose
members had an intimate knowledge of their province, its people, and the
enemy. They also had discipline, strong leadership, and an intense
personal motivation to defeat the VC. They had an accurate and highly
effective intelligence system that was difficult for the enemy to
infiltrate or defeat because it was based on strong family loyalties and
religious and civic affiliations.
The American
commanders and advisers came and went and played important roles. But
few served more than a year in any province. And as much as I (or I
think any of my fellow PRU advisers) would like to find ways to take
credit for the success of the PRU, I (and we) cannot. Long after the
Americans left South Vietnam, the Tay Ninh PRU continued to root out the
VCI. The concept may have been an American one, but the execution and
adaptation were entirely Vietnamese.
After the fall of
Saigon in April 1975, the lives of Tay Ninh PRU members changed
dramatically for the worse. They were hunted down and arrested or
killed. Many served long terms in reeducation camps, where they were
tortured and made to work under inhumane conditions. Some escaped the
camps and made their way to the United States, where they were settled
by the US government and given jobs.
Most, however, were
executed or died in squalid camps. A few never surrendered and continued
to fight the Vietnamese communists and their southern allies. They
organized a "stay behind" unit in Tay Ninh called the "Yellow Dragons,"
and their activities were still reported on by the communist authorities
in the province well into the 1990s.
Bài viết dưới đây của cá nhân chúng tôi dựa vào một ít tài liệu cho các thân hữu
Úc chuyển cho. Chúng tôi tin rằng nó khá chính xác nhưng chắc chắn còn nhiều thiếu
sót. Hơn nữa, trong thời gian phục vụ trong quân đội, chúng tôi không hề phối hợp
với các đơn vị PRU và do đó, xin thứ lỗi nếu có sai sót, và xin tự nhiên bổ khuyết.
Hai tấm hình chụp các chiến sĩ PRU với một đại uý cố vấn Úc (Xin mở attachments).
Trong bài này, chúng tôi gửi đến quí vị một bài về những đơn vị hoạt động rất âm
thầm của quân đội chúng ta trước đây. Mãi cho đến nay, rất nhiều người trong chúng
ta chưa biết rõ về những đơn vị này và thậm chí một số khác còn không biết rằng có
sự hiện hữu của họ. Đó là những Đơn Vị Thám Sát Tỉnh mà tiếng Anh gọi là The Provincial
Reconnaissance Units. Khi viết về những người hùng thầm lặng này, chúng tôi đã phải
đắn đo rất nhiều và cuối cùng quyết định chỉ nêu ra một số sự kiện tổng quát. Chúng
tôi đã tìm hiểu và biết chắc rằng những nhân vật mà chúng tôi nêu danh tánh hay đưa
hình ảnh lên trang mạng này hoặc là đã qua đời hoặc là không còn sinh sống tại Việt
Nam. Bởi vì, mặc dù đã chiếm trọn được miền Nam Việt Nam 37 năm nay, Việt Cộng chắc
chắn sẽ bằng cách này hay cách khác trả thù những người đã góp phần chính yếu làm
tiêu tan hạ tầng cơ sở của chúng khiến chúng khốn đốn một thời gian dài trước đây.
Từ đầu năm 1967, Việt Nam Cộng Hoà ghi nhận được Việt Cộng hoàn thành các cơ sở hạ
tầng của chúng trong ba quận Hương Thuỷ, Phú Vang và Phú Tứ thuộc Tỉnh Thừa Thiên.
Trong năm đó, quân đội tung ra ba cuộc hành quân nhưng không đem lại kết quả mong
muốn. Trong số thương vong, có Thiếu Tá Peter Badcoe thuộc Quân Đội Hoàng Gia Úc
và ông này sau đó được truy thăng Victoria Cross. Trong biến cố Tết Mậu Thân 1968,
riêng tại Phú Thứ đã có hơn ba ngàn thường dân bị Việt Cộng tàn sát, trong đó có
một số lớn bị chôn sống.
Vào cuối tháng Chín 1968, một cuộc hành quân hỗn hợp qui mô có tên là Phú Vang 1
được tung ra vào ba quận này. Lực lượng tấn công gồm có Trung Đoàn 54 Bộ Binh Việt
Nam, Đơn Vị Thám Sát Tỉnh Thừa Thiên, Lực Lượng Cảnh Sát Đặc Biệt, các đơn vị Địa
Phương Quân của ba quận và đi theo lực lượng tấn công này là các cán bộ kiểm tra
dân số.
Yểm trợ cho các lực lượng của Việt Nam Cộng Hoà là một lữ đoàn của Sư Đoàn 101 Nhảy
Dù Hoa Kỳ và một chi đoàn kỵ binh Hoa Kỳ. Ngoài ra, vì hệ thống sông ngòi chằng chịt
của khu vực hành quân, một Giang Đoàn Xung Kích của Việt Nam Cộng Hoà ứng chiến để
truy kích Việt Cộng trong trường hợp chúng tẩu thoát bằng đường sông. Ngoài biển,
các tiểu đĩnh của Hải Quân Hoa Kỳ cũng sẵn sàng tác chiến.
Sau 12 ngày hành quân lục soát và tấn công, có 96 tên Việt Cộng bị bắn chết tại chỗ
cùng với 168 tên bị bắt sống (xin xem chú thích 1). Trong số này, có 1 cán bộ chính
qui Bắc Việt, 20 tên thuộc chủ lực miền, 54 tên du kích và 93 tên thuộc cơ sở hạ
tầng địa phương. Chúng ta tịch thu được 155 vũ khí cá nhân và 8 vũ khí cộng đồng.
Bên bạn, thiệt hại nhỏ đến mức không ngờ: một chiến sĩ bộ binh Việt Nam Cộng Hoà
hy sinh. Có 10 quân nhân Việt Nam Cộng Hoà và 9 quân nhân Hoa Kỳ bị thương nặng nhẹ.
Các cố vấn Hoa Kỳ và Úc, trong báo cáo của họ, đã hết lời ca ngợi các đơn vị thuộc
Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà và Cảnh Sát Quốc Gia đã rất xuất sắc trong việc hành quân
lục soát làng mạc có Việt Cộng ẩn náu. Tuy nhiên, còn một điều nữa rất đáng ghi nhận
là việc chúng ta tấn công vào đúng nơi và bắt giữ đúng người phần lớn nhờ vào tin
tức tình báo của Đơn Vị Thám Sát Tỉnh Thừa Thiên. Đây là một thành quả quá mức mong
đợi, nếu chúng ta hiểu được rằng trong một vùng mà Việt Cộng kiểm soát ban đêm như
vậy, ít người dân nào dám cung cấp tin tức cho các lực lượng của quốc gia vì sợ cộng
quân đê hèn trả thù như chúng vẫn thường làm.
Cho đến nay, rất nhiều người trong chúng ta vẫn còn tin rằng Đơn Vị Thám Sát Tỉnh
là một đơn vị của Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ, giống như Biệt Kích Mỹ. Chúng tôi đã
tra cứu rất nhiều tài liệu và tham khảo với nhiều cựu sĩ quan cấp tá của Quân Lực
Việt Nam Cộng Hoà và các cựu cố vấn Úc tại Việt Nam trước đây thì thấy rằng sự thật
không phải như vậy.
Vào giữa thập niên 1965, lực lượng Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn được thành lập với mục
đích chính là củng cố ảnh hưởng của chính quyền quốc gia đối với dân chúng tại vùng
nông thôn. Sau đó, khi Việt Cộng gia tăng nỗ lực để phát triển hạ tầng cơ sở của
chúng tại các vùng nông thôn thì chúng ta thấy cần phải có một lực lượng thứ hai
hoạt động song song với lực lượng Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn nhưng thi hành một nhiệm
vụ khác hẳn. Đó là tấn công trực tiếp vào hạ tầng cơ sở Việt Cộng. Dưới sự bảo trợ
của CIA, Đơn Vị Thám Sát Tỉnh (xin xem chú thích 2) (Provincial Reconnaissance Units)
được thành lập vào đầu năm 1966. Tuy được xem là một đơn vị nặng về quân báo nhưng
Đơn Vị Trinh Sát Tỉnh có nhiều nhiệm vụ khác nhau và nhiệm vụ nào cũng rất quan trọng.
Thứ nhất, đương nhiên là họ có nhiệm vụ thâu thập tin tức tình báo về hạ tầng cơ
sở Việt Cộng, đúng như danh xưng. Thứ hai, họ có nhiệm vụ tung ra các cuộc hành quân
diệt địch. Thứ ba, họ có nhiệm vụ làm giảm đi tiềm năng của hạ tầng cơ sở Việt Cộng
bằng cách thi hành chính sách Chiêu Hồi kêu gọi cán binh Việt Cộng từ bỏ hàng ngũ
để trở về với chính nghĩa quốc gia. Thứ tư, họ cô lập hoá Việt Cộng bằng cách thực
hiện các công tác phản tuyên truyền để kéo dân trở về với chính phủ.
Về tổ chức, một đơn vị căn bản của họ có 18 người và chia làm ba toán mỗi toán có
sáu người. Trong nhiều trường hợp, có tới tám đơn vị phối hợp với nhau trong một
công tác qui mô với tổng số nhân sự lên đến 146 người. Về mặt hành chánh quản trị,
Đơn Vị Trinh Sát Tỉnh thuộc quyền điều động của Tỉnh Trưởng Kiêm Tiểu Khu Trưởng.
Tuy nhiên, khi hoạt động, họ được cố vấn và giám sát của nhân viên CIA. Thông thường
thì tại mỗi tỉnh có một nhân viên CIA đặc trách về lực lượng này.
Về huấn luyện, các Đơn Vị Thám Sát Tỉnh được huấn luyện căn bản tại Vũng Tàu, giống
như các Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn. Trong thời gian tại đây, họ được huấn luyện về
chiến tranh đặc biệt nhiều hơn là chiến thuật như các tân binh hay khoá sinh của
lục quân. Sau khi ra trường, họ còn được huấn luyện bổ túc tại chỗ để có thể ứng
phó với tình hình và địa thế trong phạm vi hoạt động của họ.
Đến đây, chúng tôi cũng xin nói thêm rằng cùng với việc thành lập Đơn Vị Thám Sát
Tỉnh, một tổ chức khác cũng được khai sinh để hoạt động song song với họ có một cái
tên rất hiền lành là Biệt Chính Nhân Dân. Nhân viên của tổ chức này gồm có các viên
chức chính phủ và họ có ba nhiệm vụ riêng biệt. Thứ nhất, họ có nhiệm vụ kiểm tra
dân số tại các vùng nông thôn. Thứ hai, họ có nhiệm vụ theo dõi việc bồi thường thiệt
hại cho dân chúng do chiến tranh gây ra. Trong khi thi hành nhiệm vụ này, họ cũng
tiếp nhận những khiếu nại của dân chúng liên quan đến việc bồi thường của chính phủ
hoặc việc thanh toán không sòng phẳng giữa các hợp tác xã nông thôn với nhau. Thứ
ba và quan trọng hơn cả, họ có một nhiệm vụ tối mật là thâu thập bất cứ tin tức nào
có thể đưa đến việc nhận diện bọn Việt Cộng nằm vùng hoặc những kẻ làm tay sai cho
chúng hoặc có cảm tình với chúng. Như vậy, Đơn Vị Thám Sát Tỉnh hoạt động hữu hiệu
cũng một phần nhờ có Biệt Chính Nhân Dân. Ngoài ra, chính hồ sơ do Biệt Chính Nhân
Dân cung cấp về dân số trong làng, mỗi nhà có bao nhiêu người, bao nhiêu người lớn
và trẻ em, bao nhiêu nam và bao nhiêu nữ cùng với tuổi tác đã giúp cho các lực lượng
Đồng Minh được dễ dàng trong các cuộc hành quân lục soát. Tuy chỉ có nhiệm vụ thu
thập tin tức tình báo nhưng không phải là các cán bộ của Biệt Chính Nhân Dân không
biết tác chiến.
Có một lần vào cuối năm 1966, một toán Biệt Chính Nhân Dân của Tỉnh Phước Tuy được
biết tổ ám sát của Việt Cộng sẽ có một phiên họp quan trọng trong một căn nhà gần
chợ Đất Đỏ. Trưởng toán liền đến gặp Đại Uý Jack Leggett là cố vấn Úc đặc trách về
hạ tầng cơ sở Việt Cộng tại Tỉnh Phước Tuy thì chẳng may ngay đêm hôm sau ông phải
đi theo Đơn Vị Thám Sát Tỉnh Phước Tuy (lúc đó chưa có bao nhiêu người) trong một
cuộc hành quân phục kích rất quan trọng. Vì vậy nên toán Biệt Chính Nhân Dân phải
hành động đơn độc nhưng được Đại Uý Leggett cung cấp súng ống và lựu đạn đầy đủ.
Tối hôm sau, toán Biệt Chính Nhân Dân dưới sự hướng dẫn của trưởng toán vốn là một
cựu cảnh sát viên, đến bao vây căn nhà. Vì tổ ám sát của Việt Cộng không biết gì
nên chúng bắt đầu phiên họp đúng theo giờ ấn định. Mấy phút sau, toán Biệt Chính
Nhân Dân xiết chặt vòng vây nhưng đúng lúc đó, một toán viên có lẽ lầm tưởng rằng
bọn Việt Cộng trong nhà đã biết được nên vội vàng tung một trái lựu đạn vào nhà qua
cửa sổ. Ngay sau đó, cả toán nổ súng như mưa trước khi xông vào lục soát. Cả tổ ám
sát chỉ còn tên tổ phó sống sót. Tổ trưởng chính là con trai của bà chủ nhà, chết
tại chỗ cùng bà mẹ. Nhưng bên ta còn tịch thu được rất nhiều tài liệu quan trọng.
Tại Trung Tâm Điều Hợp Hành Quân, tên tổ phó khai rằng theo đúng kế hoạch, tổ của
y ta sẽ cho nổ tung một câu lạc bộ của quân đội Mỹ tại phi trường Vũng Tàu vào ngày
hôm sau. Xem lại tài liệu bắt được tại căn nhà nơi có buổi họp, các nhân viên điều
tra thấy đúng như vậy và ngoài ra, còn có một danh sách rất đầy đủ các tên đặc công
Việt Cộng có mặt tại thị xã Vũng Tàu chờ lệnh ra tay. Nhưng chúng chưa được lệnh
gì thì bên ta ra tay trước.
Căn cứ vào danh sách trong tài liệu tịch thu được, lực lượng Cảnh Sát Đặc Biệt bất
thần hành quân và tóm cổ được sáu mươi tư tên đặc công tại thị xã Vũng Tàu chỉ trong
một buổi tối.
Trở lại với Đơn Vị Thám Sát Tỉnh thì, vì được huấn luyện để hoạt động giữa lòng đất
địch nên họ hoàn thành nhiệm vụ một cách dễ dàng và thoải mái, giống như một đơn
vị đi tuần giữa một vùng thôn quê thanh bình.
Xã Ngãi Giao nằm dọc theo Quốc Lộ 2 trong Tỉnh Phước Tuy được xem là một vùng theo
Việt Cộng. Vì vậy mà các toán thuộc Đơn Vị Thám Sát Tỉnh Phước Tuy xuất hiện tại
đây rất thường xuyên. Trong những chuyến công tác như vậy, họ ăn mặc như Việt Cộng
và vừa đeo súng của Mỹ vừa đeo súng của Khối Cộng, giống như các cán binh Việt Cộng
thật. Có một lần một toán giả dạng Việt Cộng xâm nhập vào vùng này với mục đích tìm
hiểu thêm về sinh hoạt của địch. Theo đúng chương trình, toán này tìm đến một trạm
giao liên thì không ngờ có một trung đội Việt Cộng thật cũng đang ở đó. Hai bên đối
thoại một lúc rồi toán của ta bỏ đi để đến điểm hẹn với trực thăng đến đón. Mãi đến
khi nghe thấy tiếng máy bay trực thăng, toán Việt Cộng thật mới sinh nghi và cầm
súng chạy đến để bắn nhau với những người mà trước đó chỉ vài phút chúng tưởng là
đồng chí.
Một cách khác nữa để các toán trong Đơn Vị Thám Sát Tỉnh thu thập tin tức tình báo
là giả dạng nhân viên kinh tài Việt Cộng. Thông thường, họ dùng những cuốn biên lai
thu thuế tịch thu được của Việt Cộng rồi vào rừng tìm dân khai thác gỗ mà thu tiền,
thường là 100 đồng Việt Nam mỗi người vào năm 1967. Nhờ vậy, họ dễ dàng thu thập
thêm tin tức về tình hình địch cũng như địa bàn hoạt động của chúng.
Chính những thành công vượt bực mà Biệt Chính Nhân Dân cùng với các Đơn Vị Thám Sát
Tỉnh đem lại đã khiến chính phủ Việt Nam Cộng Hoà, với sự hậu thuẫn của CIA, đánh
mạnh hơn nữa vào hạ tầng cơ sở của Việt Cộng đưa đến việc khai sinh Chiến Dịch Phượng
Hoàng vào năm 1967.
Sau một thời gian thử nghiệm thành công, cả Chiến Dịch Phượng Hoàng lẫn các Đơn Vị
Thám Sát Tỉnh được chính thức hoá qua Nghị Định 044 –SL/NV có nội dung như sau.
Điều Một: Nghị định này chính thức thành lập các đơn vị đặc biệt cấp tỉnh có tên
là Đơn Vị Thám Sát Tỉnh.
Điều Hai: Các Đơn Vị Thám Sát Tỉnh có nhiệm vụ:
1. Thu thập những tin tình báo liên quan đến hạ tầng cơ sở của Việt Cộng.
2. Thực hiện các cuộc hành quân diện địa và các dự án đặc biệt, nhằm tiêu
diệt hạ tầng cơ sở Việt Cộng.
3. Tham gia các cuộc hành quân hỗn hợp do các Trung Tâm Phượng Hoàng cùng
Trung Tâm Phối Hợp Tình Báo Hành Quân cấp Tỉnh, Quận tổ chức.
4. Tiếp tay với các lực lượng Việt Nam Cộng Hoà và Đồng Minh trong các cuộc
hành quân trinh sát, các sứ mạng tình báo và xác định vị trí của địch.
Điều Ba: Các Đơn Vị Thám Sát Tỉnh được đặt dưới quyền điều động trực tiếp của Tỉnh
Trưởng.
Việc quản trị hành chánh các Đơn Vị Thám Sát Tỉnh sẽ thuộc thẩm quyền của Tổng Giám
Đốc Cảnh Sát Quốc Gia.
Điều Bốn: Việc tổ chức, phân công đặc biệt và huấn lệnh điều hành của Các Đơn Vị
Thám Sát Tỉnh sẽ được quyết định liên đới bởi Tổng Trưởng Nội Vụ và Tổng Trưởng Quốc
Phòng.
Điều Năm: Tất cả các điều khoản trước đây trái ngược với Nghị Định này đương nhiên
được huỷ bỏ.
Điều Sáu: Phó Thủ Tướng Đặc Trách Bình Định và Phát Triển Nông Thôn Kiêm Tổng Trưởng
Nội Vụ, Tổng Trưởng Quốc Phòng và Đổng Lý Văn Phòng Phủ Thủ Tướng chiếu nhiệm vụ
thi hành Nghị Định này.
Sàigòn, ngày 31 tháng Ba năm 1969
Thủ Tướng Chính Phủ
Trần Văn Hương (ấn ký)
Qua nghị định này, chúng ta thấy rằng quyền điều động các Đơn Vị Thám Sát Tỉnh đã
được chuyển từ Bộ Tổng Tham Mưu sang Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia. Điều này gián tiếp
xác nhận rằng kể từ đó, các Đơn Vị Thám Sát Tỉnh được xem như một lực lượng bán quân
sự.
Trong phần còn lại của bài tuần này, chúng ta thử nhìn lại những thành quả của Chiến
Dịch Phượng Hoàng nói chung và các Đơn Vị Thám Sát Tỉnh nói chung.
Trong năm 1968, có 11 ngàn 288 tên Việt Cộng bị bắt, 2 ngàn 229 tên hồi chánh và
2 ngàn 559 tên bị bắn hạ.
Trong năm 1969, chúng ta bắt được 8 ngàn 515 tên, chiêu hồi 4 ngàn 832 tên, bắn hạ
6 ngàn 187 tên.
Trong năm 1970, chúng ta bắt được 6 ngàn 405 tên, chiêu hồi 7 ngàn 745 tên và bắn
hạ 8 ngàn 191 tên.
Từ đầu năm 1971 đến tháng Năm, chúng ta bắt được 2 ngàn 770 tên, chiêu hồi 2 ngàn
911 và bắn hạ 3 ngàn 650.
Về việc Chiến Dịch Phượng Hoàng bị đình chỉ, chúng ta cũng nên nhìn qua một cách
tổng quát.
Việc giới truyền thông tây phương xuyên tạc về chiến dịch này là một điều dễ hiểu
vì đó là truyền thống hoặc chủ trương của họ. Tuy nhiên, tại sao Quốc Hội Hoa Kỳ
đi đến quyết định đòi hỏi phải ngưng lại chiến dịch này mới là điều chúng ta cần
biết. Sau khi đã nghiên cứu một số tài liệu và công văn, chúng tôi nhận thấy Paul
Elliot nói một cách khá trung thực trong cuốn Vietnam: Conflict and Controversy xuất
bản tại Anh vào năm 1996.
Theo Elliot, Chiến Dịch Phượng Hoàng chỉ nhắm vào thành phần cán bộ Việt Cộng chứ
không nhắm vào những tên du kích cắc ké. Tuy nhiên, để tóm cổ được những tên này
chúng ta không phải chỉ trông cậy vào tin tức của các mật báo viên mà nhiều khi còn
nhờ vào lời khai của những tên cấp dưới. Vì vậy, tất cả những phần tử Việt Cộng hay
cộng tác với chúng như kinh tài thu thuế sau khi bị bắt đều bị đưa về một trong 80
văn phòng của Chiến Dịch Phượng Hoàng. Tại đây, những tên này sẽ bị thẩm vấn và nếu
chúng quá khích, có thể bị trao cho anh em người Nùng vốn chống cộng thẳng tay. Đã
có những trường hợp Việt Cộng bị chết trong khi nằm trong tay anh em người Nùng.
Tuy nhiên, vẫn theo Elliot, đã có những nhân chứng đã trân tráo vu cáo Việt Nam Cộng
Hoà một cách trắng trợn trước Uỷ ban Điều Tra của Thượng Viện Hoa Kỳ mà người ta
vẫn tin, hoặc mượn cớ đó để làm khó dễ Việt Nam Cộng Hoà. Elliot kể một trường hợp
điển hình là có một cựu nhân viên (?) của Chiến Dịch Phượng Hoàng khai rằng không
một người nào bị bắt vì bị tình nghi là Việt Cộng mà sống sót mà lại không có bất
cứ bằng chứng nào rằng họ là Việt Cộng. Kế tiếp, Elliot mỉa mai rằng nếu đúng như
vậy thì tại sao sau năm 1975, Ngoại Trưởng Nguyễn Cơ Thạch của Hà Nội lại tuyên bố
rằng Chiến Dịch Phượng Hoàng đã tiêu hủy biết bao nhiêu căn cứ của Việt Cộng. Elliot
lại thêm rằng Thạch không dám nhắc đến việc các toán ám sát khủng bố của Việt Cộng
đã giết hại mấy chục ngàn người phần lớn là nhân viên xã ấp và giáo viên trong suốt
hai thập niên trước đó. Cuối cùng, Elliot kết luận một cách khá hợp lý rằng trong
trường hợp một đơn vị quốc gia bắn nhau với một toán Việt Cộng ẩn náu trong một căn
nhà thì nếu không một ai, kể cả thường dân, trong căn nhà đó còn sống sót là một
điều thường tình khó tránh khỏi. Do đó, có thể nói rằng có vào khoảng 30 ngàn người
bị bắt hoặc bị bắn chết trong Chiến Dịch Phượng Hoàng mà không phải tất cả 30 ngàn
người này đều là Việt Cộng.
Ở một đoạn khác, Elliot thuật lại rằng khi Chiến Dịch Phượng Hoàng đã được chính
thức hoá, Trùm CIA tại Việt Nam lúc đó là William Colby đã chính thức cấm chỉ việc
thủ tiêu các tên Việt Cộng bị bắt, với bất cứ lý do gì và trong bất cứ hoàn cảnh
nào. Elliot nói tiếp rằng bản báo cáo nói rằng đại đa số những tên bị chết là vì
giao tranh với lực lượng hành quân là một bản báo cáo đáng tin cậy, nhưng lại có
một số người không mấy tin tưởng. Theo Elliot, chính vì vậy mà Thượng Viện Hoa Kỳ
áp lực chính phủ phải ngưng ngay Chiến Dịch Phượng Hoàng, nếu muốn họ thông qua ngân
sách.
Đến đây, chúng ta trở lại với những thành quả điển hình của các Đơn Vị Thám Sát Tỉnh.
Trong bản báo cáo mật mà chúng tôi trình ra đây, nếu dịch sang Việt ngữ thì có nội
dung như sau:
Báo cáo tin tức tình báo số 0211 lúc 8 giờ 30 tối ngày 22 tháng Chín 1969
Đề mục: Vị trí của đặc công Việt Cộng tại Thị xã Qui Nhơn
Lượng giá: F-3
Tường trình: 15 tên đặc công Việt Cộng, mặc quần xám và áo sơ-mi trắng có đem theo
chất nổ, đang ẩn náu tại mấy căn nhà gần thiết lộ hoả xa cạnh Đường Gia Long, phía
nam Đường Đống Đa trong Thị xã Qui Nhơn. Những căn nhà này nằm gần Khách sạn Việt
Cường và một bến xe đò. Những tên đặc công này là con trai tuổi từ 15 đến 18. Chúng
có giấy tờ hợp lệ và đến Qui Nhơn vào ngày 20 tháng Chín 1969. Chúng đến từ Quận
Phù Cát theo lệnh của những tên cán bộ trong Uỷ ban Huyện Phù Cát của Việt Cộng.
Chúng dự định ném thuốc nổ vào những quân nhân trên quân xa và những đám đông quân
nhân đứng dọc theo các con đường. Cũng có thể chúng sẽ âm mưu ám sát các viên chức
tỉnh.
Giữ cẩn thận báo cáo này hoặc tiêu huỷ.
Bản báo cáo này do Đơn Vị Thám Sát Tỉnh Bình Định gửi đến Trung Tâm Phối Hợp Tình
Báo Hành Quân yêu cầu ra tay. Nội dung bản báo cáo cho chúng ta thấy các Đơn Vị Thám
Sát Tỉnh giữ một vai trò rất quan trọng trong việc gìn giữ an ninh tại hậu phương
và họ thu thập tin tức tình báo rất chính xác và khá nhanh. Một trong những người
đầu tiên đọc bản báo cáo trên là Chuẩn Uý Ossie Ostara thuộc Huấn Luyện Đoàn Lục
Quân Úc Đại Lợi tại Việt Nam. Ostara đã ba lần sang phục vụ tại Việt Nam, nói tiếng
Việt rất thông thạo và được các chiến sĩ Việt Nam hết mực quí mến.
Ostara sang phục vụ tại Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1964 và làm cố vấn tại Trung
Tâm Huấn Luyện Quốc Gia Đống Đa. Sang năm sau, ông về Vũng Tàu phụ trách việc huấn
luyện về công tác dân vụ cho cán bộ Bình Định và Phát Triển Nông Thôn đầu tiên. Đến
năm 1967, ông ra cố vấn cho Tỉnh Thừa Thiên và sau biến cố Tết Mậu Thân lại vào cố
vấn cho Tỉnh Lâm Đồng rồi năm 1969 lại ra cố vấn cho Đơn Vị Thám Sát Tỉnh Bình Định.
Lúc đó, đơn vị này có ba toán và mỗi toán 18 người. Chính trong thời gian phục vụ
tại đây mà Chuẩn Uý Ostara hiểu rõ hơn hết về đơn vị này.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho phóng viên của Bảo tàng viện Chiến Tranh Úc vào tháng
Hai 1976, Ostara tiết lộ rằng việc Việt Cộng không thể hoạt động mạnh như trước năm
1969 tại Bình Đình một phần nhờ vào các cuộc hành quân của các đơn vị Đại Hàn và
một phần nhờ vào Đơn Vị Thám Sát Tỉnh Bình Định. Đơn vị này có rất nhiều thành viên
vốn là hồi chánh viên mà trong đó có tới bảy người là cán binh Cộng Sản Bắc Việt.
Lúc đầu, Ostara cũng lo ngại cho sự hoà thuận giữa các chiến binh Việt Nam Cộng Hoà
và những người một thời là kẻ thủ. Tuy nhiên, trong suốt hai năm làm cố vấn cho đơn
vị, Ostara chỉ có ba điều để nói về những hồi chánh viên này. Thứ nhất, họ trở về
với chính nghĩa quốc gia và trung thành tuyệt đối. Thứ hai, họ là những quân nhân
có sức chịu đựng khá, đáng tin cậy và biết tuân thượng lệnh. Thứ ba, sự hiểu biết
của họ về Việt Cộng đã giúp cho các đơn vị quốc gia rất nhiều trong việc hoàn thành
sứ mạng, nhất là phá vỡ hạ tầng cơ sở của Việt Cộng. Nhân tiện, Ostara cũng kể lại
một cuộc hành quân của Đơn Vị Thám Sát Tỉnh Bình Định.
Đêm 7 rạng ngày 8 tháng Chín 1969, có hai tên du kích lẻn đi thu lương thực từ dân
chúng trong một ấp nhỏ thuộc Quận Phù Cát. Chỉ đến sáng sớm thì các chiến sĩ tại
tỉnh lỵ nhận được tin này và họ lập tức kéo đến đó bằng quân xa rồi đổ xuống ngay
bìa ấp cạnh đường. Khi những chiến sĩ đi đầu tiến vào gần đến khu dân cư, một thanh
niên mặc áo trắng quần đùi đen từ một bụi cây đứng dậy và ném ra một trái lựu đạn.
Thấy vậy, các chiến sĩ vội nằm xuống và lợi dụng tình thế, hai tên du kích chạy như
bay từ bụi cây vào một trong những căn nhà trong ấp. Ngay sau khi trái lựu đạn nổ,
một số chiến sĩ của đơn vị hành quân bắn che có các chiến sĩ đi đầu xông vào bao
vây các căn nhà. Từ một trong những căn nhà này, hai trái lựu đạn nữa được tung ra
nhưng không gây một thiệt hại nào đồng thời nơi ẩn núp của hai tên du kích đã bị
lộ. Vòng vây xiết chặt nhanh chóng và cả hai tên bị bắt sống.
Không tự mãn với kết quả này, các chiến sĩ tiếp tục lục soát rất kỹ cả khu vực và
cuối cùng thấy có hai sợi dây điện nối với một cục pile. Lần theo sợi dây điện dài
150 thước, các chiến sĩ thấy có một đầu đạn đại bác 105 ly chôn dưới mặt đường. Trong
cuộc thẩm vấn tại chỗ, hai tên du kích khai rằng chúng chờ cho đoàn quân xa của Đại
Hàn đi qua thì cho nổ đầu đạn này. Chúng cũng khai rằng nơi ẩn náu của chúng nằm
sâu trong rừng cách đó khoảng 1 ngàn 500 thước. Sau đó, đơn vị hành quân để vài chiến
sĩ ở lại ấp để canh chừng tên Việt Cộng thứ nhất và tất cả các chiến sĩ còn lại cùng
với tên Việt Cộng thứ hai dẫn đường tiến vào rừng. Khi vào đến giữa một khu rừng
tre, Việt Cộng bắn ra trước nhưng không trúng ai và sau đó chúng lại ném ra hai trái
lựu đạn và cũng không gây thiệt hại. Các chiến sĩ ta kêu gọi chúng đầu hàng nhưng
chỉ có mấy loạt đạn đáp lời. Giữa lúc đó, một chiến sĩ bò vòng sang bên hông và cuối
cùng tìm thấy một lỗ thông hơi chạy xuống hầm trú ẩn của Việt Cộng. Hai trái lựu
đạn được thả xuống và cuộc lục soát sau đó cho thấy không một tên nào dưới hầm sống
sót.
Theo lời Chuẩn Uý Ostara, trung bình mỗi tháng các chiến sĩ thuộc Đơn Vị Thám Sát
Tỉnh Bình Định bắt được ba chục tên Việt Cộng và bắn hạ gần mười tên. Rất hiếm khi
có các bộ cao cấp của Việt Cộng nằm trong số này nhưng lại có khá nhiều cán bộ cao
cấp ra hồi chánh.
Đương nhiên là Việt Cộng không chịu ngồi yên để bị các chiến sĩ của Đơn Vị Thám Sát
Tỉnh tiêu diệt dần dần. Tuy nhiên, chúng chỉ có một cách duy nhất là nhận diện và
ám sát các chiến sĩ thuộc các đơn vị này. Điều cay đắng cho chúng là trong khi tìm
cách nhận diện và ám sát chiến sĩ quốc gia, chính những tên đặc công khủng bố lại
bị bắn hạ hoặc bắt sống trước khi kịp hành động. Tuy vậy, theo Chuẩn Uý Ostara, ông
và tất cả các chiến sĩ của đơn vị rất ít khi ra phố chơi nhất là không bao giờ đến
những quán nhậu hay quán cà-phê. Họ chỉ chơi với nhau và luôn luôn mặc thường phục.
Phải cẩn thận hơn cả là những chiến sĩ vốn là hồi chánh viên. Lý do là Việt Cộng
biết mặt họ và rất căm hận họ. Những người từ bỏ hàng ngũ Việt Cộng trở về với chính
nghĩa quốc gia và đem những gì mình biết về Việt Cộng để giúp chúng ta sớm chấm dứt
chiến tranh, đôi khi đã phải trả một giá rất đắt.
Chú thích
(1) Theo báo cáo chính thức (After Action Report) ngày 12 tháng Mười 1968 của Quân
Đội Hoa Kỳ. Phó bản hiện được lưu trữ trong Văn khố Quân Đội Hoàng Gia Úc Đại Lợi.
(2) Tại nhiều tỉnh, đơn vị này dùng danh xưng Lực Lượng Trinh Sát Tỉnh, nhưng danh
xưng chính thức trên văn thư vẫn là Lực Lượng Thám Sát Tỉnh.