Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012

Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam

Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam





Báo chí Trung Quốc đưa tin Việt Nam công bố bản đồ cổ chứng mình chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa, nhận được nhiều sự quan tâm theo dõi của người dân Trung Quốc.




Hình ảnh tấm bản đồ "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" đăng trên trang tin tức quân sự của Sina. Ảnh: Sina

Các cơ quan truyền thông lớn của Trung Quốc như Sina , Ifeng, Stockstar đưa tin Việt Nam tìm thấy bản đồ thời nhà Thanh của Trung Quốc, chứng minh quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là của Việt Nam. Nhiều báo khác của Trung Quốc sau đó đăng tải lại thông tin này.

Bản tin của đài Phượng Hoàng (Ifeng) tường thuật quang cảnh buổi lễ trao bản đồ cổ "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" (Toàn bộ bản đồ địa lý của đất nước) do nhà Thanh (Trung Quốc) xuất bản năm 1904 của tiến sĩ Mai Ngọc Hồng trao tặng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.

Ifeng dẫn nguyên văn lời tiến sĩ Hồng, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng phả học Việt Nam, nguyên trưởng phòng tư liệu thư viện của Viện Hán - Nôm, về giá trị lịch sử và nội dung không thể chối cãi của bản đồ do chính Trung Quốc thực hiện.

Tờ Stockstar và trang tin quân sự của Sina giới thiệu tỉ mỉ về kích thước, lai lịch của tấm bản đồ, nói rõ bản đồ này xác định đảo Hải Nam là điểm cực nam lãnh thổ Trung Quốc, có nghĩa là các quần đảo ở Biển Đông như Hoàng Sa, Trường Sa nằm ngoài lãnh thổ Trung Hoa.

Bài báo cũng diễn giải đầy đủ các nghiên cứu và phân tích của tiến sĩ Mai Ngọc Hồng, nhà sử học Dương Trung Quốc cho hay bản đồ "có yếu tố mới về mặt pháp lý". Đây là bản đồ được Trung Quốc vẽ theo phương thức hiện đại của phương Tây, khác với cách vẽ theo cách riêng trước kia, có ghi rõ tọa độ, phù hợp với ngôn ngữ bản đồ hiện nay.

Đặc biệt, Stockstar dùng tên gọi theo cách của Việt Nam là Hoàng Sa và Trường Sa, trong khi truyền thông Trung Quốc hiếm khi công bố với người dân về cách gọi nào khác ngoài tên gọi mà nước này đặt ra.

Chỉ trong chưa đầy hai ngày đăng thông tin về tấm bản đồ này, các video về chủ đề này củaIfeng Sina đưa lên trang web đã thu hút gần nửa triệu lượt xem, còn bản tin phát sóng trên truyền hình và các trang tin khác đưa lại còn thu hút thêm nhiều người xem khác.

Đây là sự kiện đáng chú ý trong bối cảnh tình hình tranh chấp trên biển của Trung Quốc với các nước láng giềng ngày một nóng. Nước này có có những tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei trên Biển Đông và với Nhật Bản trên biển Hoa Đông.

Trong khi một bộ phận người dân Trung Quốc luôn tin rằng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của họ, truyền thông nước này cũng đăng tải các ý kiến nhiều chiều, như thông tin về bản đồ 1904 này của nhà Thanh, hoặc quan điểm không công nhận "đường lưỡi bò" như của học giả Lý Lệnh Hoa.


Last edited by melinh; hôm qua at 08:41 AM.
Reply With Quote
The Following User Says Thank You to melinh For This Useful Post:
tu.nhan.dan. (hôm qua)
  #2  
Chưa đọc hôm qua, 01:37 PM
Tướng 2 sao
Ngày Gia Nhập: Dec 2010
Số Bài: 306
Thanks: 226
Được cảm ơn 316 lần trong 176 bài
Default

Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam,

điều này, csVN chứng minh cũng chỉ là lấy lệ thôi . hồ chí minh đã bán cho Tàu cộng từ lâu rồi, còn gì của Vietnam .
Cũng như Nam Quan, Bản Giốc hiện nay Tàu cộng làm chủ . Sao csVN không phản đối sự chiếm đóng cua tàu cộng ?
csVN giữ nước bằng mồm, chống giặc phương bắc bằng chắp tay lạy . Cho nên, mỗi ngày đảo và rừng bị mất dần .

Đừng nghe csVN nói mà hãy lật đổ chế độ csVN mới mong tồn vong Tộc Việt .

...!...
Vivi
Reply With Quote
The Following 2 Users Say Thank You to vivi For This Useful Post:
melinh (hôm qua), tu.nhan.dan. (hôm qua)
  #3  
Chưa đọc hôm qua, 04:01 PM
Thống soái
Ngày Gia Nhập: Jan 2011
Số Bài: 2,779
Thanks: 1,029
Được cảm ơn 3,392 lần trong 1,577 bài
Default

Quote:
Trích dẫn từ bài viết của vivi Xem Bài
Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam,

điều này, csVN chứng minh cũng chỉ là lấy lệ thôi . hồ chí minh đã bán cho Tàu cộng từ lâu rồi, còn gì của Vietnam .
Cũng như Nam Quan, Bản Giốc hiện nay Tàu cộng làm chủ . Sao csVN không phản đối sự chiếm đóng cua tàu cộng ?
csVN giữ nước bằng mồm, chống giặc phương bắc bằng chắp tay lạy . Cho nên, mỗi ngày đảo và rừng bị mất dần .

Đừng nghe csVN nói mà hãy lật đổ chế độ csVN mới mong tồn vong Tộc Việt .

...!...
Vivi
Hoàn toàn đồng ý với bác Vivi lật đổ lũ bán nước VGCS là điều trước nhất, đấy là mục đích căn bản mà ai ai trong chúng ta, những người có tâm huyết với đất Mẹ và dân tộc đều nhận thấy đúng và phải hành động ngay khi cơ hội đến không thể chậm trễ .

Nhưng những gì đã mất không có nghĩa là để mất luôn, đừng bi quan như thế, bằng ý chí và sự quyết tâm phục hưng của dân tộc khi không còn cái đảng thổ tả CSVG nữa, chúng ta phải lấy lại những gì đã mất do Tổ Tiên để lại . Tư tưởng bi quan dấy lên trong đầu lâu ngày sẽ trở thành thói quen bạc nhược, thụ động,thờ ơ ! Phải thôi thúc tinh thần quật cường của Quang Trung Lê Lợi bằng 3 gò Đống Đa chôn vùi vài chục ngàn xác quân Tầu Ô ngay Thăng Long, Hà Nội ,một bằng chứng rành rành lịch sử VN ta còn xờ xờ ra đấy .

Cũng như CS Liên Bang Sô Viết sau khi xụp đổ bị chia thành nhiều mảnh vỡ trả lại cho những gì mà chúng cướp và đặt chủ thuyết Mác -Lê thống trị trước kia . Bọn gian ác CS Tầu Cộng cũng thế thôi, cũng phải có ngày tanh bành ra làm nhiều mảng nhỏ trả lại cho Hồi,Mãn,Mông,Tạng,Việt ..v..v...

Luôn luôn hâm nóng ý chí quật cường trong tinh thần Lạc Hồng cùa giòng dân Việt, đời mình làm không được, hậu duệ của mình sẽ phải làm được, nhất định phải thế . Tránh những tư tưởng bi quan, yếm thế,đặt vào sự đã rồi trong đầu lũ trẻ VN đã hun đúc tinh thần Phù Đổng Thiên Vương( Thánh Gióng) cưỡi ngựa sắt ra trận, Đinh Tiên Hoàng cờ lau tập trận, Trần Quốc Tuấn (Hưng Đạo Vương sau này) bóp nát quả cam trong tay mà không hề hay biết ...

melinh

Last edited by melinh; hôm qua at 04:19 PM
Theo nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=15704 

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012

Nga thương lượng mở lại căn cứ quân sự ở Việt Nam và Cuba

Nga thương lượng mở lại căn cứ quân sự ở Việt Nam và Cuba

Vịnh Cam Ranh từng là nơi Nga đóng căn cứ Hải Quân (1979-2001). Ảnh chụp  trong chuyến thăm vịnh của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta ngày 3/6/ 2012.
Vịnh Cam Ranh từng là nơi Nga đóng căn cứ Hải Quân (1979-2001). Ảnh chụp trong chuyến thăm vịnh của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta ngày 3/6/ 2012.
REUTERS/Jim Watson/Pool

Thụy My
Hãng thông tấn Nga RIA-Novosti hôm nay 27/07/2012 dẫn lời Tổng tham mưu trưởng Hải quân Nga loan báo, Matxcơva đang thương thảo để mở lại các căn cứ quân sự ở Việt Nam và Cuba. Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đang ở thăm Nga cũng tuyên bố, Hà Nội sẽ tăng cường hợp tác quân sự với Matxcơva.

Trả lời hãng tin Nga về tình hình các cuộc thương lượng từ nhiều năm qua đã đi đến đâu, Phó đô đốc Viktor Tchirkov, Tổng tham mưu trưởng Hải quân Nga khẳng định : « Chúng tôi tiếp tục hành động để lực lượng hải quân Nga có thể đóng quân ở ngoài biên giới Liên bang Nga. Trong khuôn khổ kế hoạch mang tính quốc tế này, chúng tôi đang nghiên cứu vấn đề thành lập các căn cứ hỗ trợ hậu cần và kỹ thuật tại Cuba, quần đảo Seychelles và tại Việt Nam ».
Cuộc phỏng vấn trên đây được đăng tải trong bối cảnh sắp diễn ra cuộc hội đàm giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại Sotchi, Hắc Hải trong ngày hôm nay.
Trước khi bước vào cuộc họp, Chủ tịch Trương Tấn Sang khi trả lời đài phát thanh Tiếng nói nước Nga đã tuyên bố : « Việt Nam đã từng có quan hệ hợp tác và đối tác chiến lược chặt chẽ với Nga trong một thời gian dài, và quan hệ đối tác này sẽ tiếp tục được triển khai ».
Ông Trương Tấn Sang nói thêm : « Đó là lý do vì sao chúng tôi ưu tiên cho Nga thuê căn cứ Cam Ranh, đặc biệt là trong mục đích hợp tác quân sự. Sau khi Nga chấm dứt sự hiện diện quân sự tại đây, Việt Nam đã quản lý toàn bộ cảng Cam Ranh và không hề có ý định hợp tác với quốc gia nào khác theo hướng sử dụng cảng Cam Ranh vào mục đích quân sự ». Chủ tịch Việt Nam nhấn mạnh : « Việt Nam có toàn quyền quyết định trên lãnh thổ của mình, và Cam Ranh là một cảng của Việt Nam ».
Cảng Cam Ranh nằm tại vịnh Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa của Việt Nam, là cảng nước sâu lý tưởng nhất Đông Nam Á, có vị trí chiến lược quan trọng. Sau khi quân đội Mỹ rút khỏi Việt Nam, đến năm 1979 cảng Cam Ranh đã được Hà Nội cho cho Matxcơva thuê với thời hạn 25 năm và trở thành căn cứ hải quân ở nước ngoài lớn nhất của Liên Xô thời đó. 
Hồi năm 2001, lúc đó ông Vladimir Putin đã là Tổng thống Nga, đã loan báo việc chấm dứt hợp đồng, rời khỏi căn cứ hải quân Cam Ranh. Nga cũng rút khỏi Cuba, nơi có một trạm nghe trộm đặt ở Lourdes từ thời Liên Xô. Vào thời đó, Matxcơva giải thích các quyết định trên đây là do bàn cờ chính trị thế giới thay đổi, và sự cần thiết phải tập trung các nỗ lực để đối phó với mối đe dọa khủng bố.
Ngoài cảng Sébastopol tại Crimée ở miền nam Ukraina, nơi đặt căn cứ của hạm đội Hắc Hải, Nga chỉ giữ lại một « điểm tiếp liệu và hỗ trợ kỹ thuật » tại cảng Tartous thuộc Syria, được Hải quân Nga sử dụng từ thập niên 70.
Nguôn: http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120727-nga-thuong-luong-mo-lai-can-cu-quan-su-o-viet-nam-va-cuba

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

Thuốc súng biển Đông đang cháy?

Thuốc súng biển Đông đang cháy?

2012-07-26
Trung Quốc điều động hải quân xuống Trường Sa tập trận sau khi thiết lập căn cứ quân sự, dựng HĐND cùng với nhà giam ở đảo Phú lâm, mà họ gọi là thủ phủ của "thành phố Tam Sa". Tàu cảnh sát biển Việt Nam và tàu hải giám Trung Quốc đối đầu ngoài khơi Cù Lao Ré, trong khi cố vấn an ninh toà Bạch ốc rời Bắc Kinh đi Tokyo. Cuộc xung đột quân sự phải chăng đang ló dạng? Việt Nam trông cậy được vào ai?
Screen capture
Điểm nóng bùng nổ chiến tranh

Nguy cơ tăng cao

Hôm nay Phó chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc tuyên bố Trung Quốc và Hoa Kỳ đạt được thoả thuận về nhiều điểm trong những cuộc thảo luận giữa cố vấn an ninh toà Bạch ốc Thomas Donilon với những giới chức lãnh đạo hàng đầu về quân sự và ngoại giao của Bắc Kinh trong hai ngày nay.
Nhân dân nhật báo cho biết chủ tịch họ Hồ và cố vấn Donilon hứa hẹn tăng tiến quan hệ song phương, nhưng tờ báo viết tiếp, rằng chủ tịch Trung Quốc đã yêu cầu Hoa Kỳ thận trọng trong những vấn đề gọi là tế nhị.
tom-donilon-wang-san-250
Cố vấn Thomas Donilon đàm đạo với phó chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn- zimbo photo
Trong khi đó thì nghị sĩ Mc Cain cảnh cáo Trung Quốc là đã có hành động khiêu khích không cần thiết tại nơi mà ông nói là Việt Nam cũng cùng nhận chủ quyền. Và “Tổ chức nghiên cứu về khủng hoảng quốc tế”, gọi tắt là ICG, cảnh giác rằng tình trạng căng thẳng tại biển Đông rất có thể dẫn đến xung đột quân sự, vì không đạt được một cơ chế giải quyết. Cùng lúc, Đài Loan cũng tăng cường võ trang cho đảo Ba Bình ở Trường Sa.
Đối chiếu những sự kiện vừa nêu, liệu có nguy cơ xảy ra xung đột võ trang ở biển Đông không?
Nguy cơ xung đột thì lúc nào cũng sẵn sàng bùng nổ, từ lâu nay, nhưng tình hình này làm cho nguy cơ đó tăng cao. Trong những sự kiện mới nhất như vừa kể thì điều đáng chú ý hơn hết là Trung Quốc thiết lập căn cứ phòng thủ và cho bầu cử HĐND của cái gọi là thành phố Tam Sa, ở ngay trên đảo Phú Lâm theo Việt Nam đặt tên, thuộc Hoàng Sa. Trung Quốc gọi nó là Vĩnh Hưng đảo. Đây là một hành động quả quyết của Trung Quốc để áp đặt vững chắc chủ quyền và thực hiện quyền chủ quyền đó của Bắc Kinh, trước hết là trên vùng biển Hoàng Sa và kế tiếp là trên toàn biển Đông.
Nhưng Việt Nam sẽ tiếp tục cho ngư dân đánh cá quanh vùng biển Hoàng Sa, với tàu hải quân hay cảnh sát biển hộ tống. Hoạt động đó sẽ đụng chạm với tàu Hải giám Trung Quốc, gây nguy cơ xung đột cao hơn  nữa.

Chưa sẵn sàng

Tuy nhiên, ngay lúc này hai bên vẫn phải cố gắng kềm chế để không bùng nổ thành xung đột võ trang. Việt Nam chưa sẵn sàng, và Trung Quốc chưa dám làm.Tuy nhiên tình hình đã rất nguy hiểm.
Người ta thấy trên you tube một tin của đài CCTV 13, là kênh tin tức của truyền hình trung ương Trung Quốc, đăng hôm thứ hai, tàu hải giám Trung Quốc và tàu cảnh sát biển của Việt Nam đã đối đầu ở vùng biển Hoàng Sa cách cù Lao Ré 131 hải lý. Nhưng hai bên chỉ đánh võ miệng. Theo phía Trung Quốc thì tàu Việt Nam mắng chửi thậm tệ, nói là "Đề nghị tàu Trung Quốc ra khỏi lãnh thổ Việt Nam không chúng tao bắn chết". Phóng viên CCTV nói phía Trung Quốc chỉ trả lời là “ngôn ngữ của Việt Nam các anh thô lỗ và mất lịch sự”, nhưng liền nói thêm một cách trịch thượng: “tàu Việt Nam các anh cần chú ý ngôn ngữ và THÂN PHẬN của mình”.
Việt Nam ở vào thế phải tử kềm chế hơn nữa vì lực lượng hải quân– không quân chưa sẵn sàng trước khi được giao hàng đủ số tàu ngầm, tàu chiến, máy bay. Trong khi đó Trung Quốc cũng không muốn, hay là chưa muốn gây chiến, vì thể diện nước lớn đối với quốc tế và vì chiến lược ngoại giao quốc tế của Bắc Kinh. Bắc Kinh chưa thể để lộ bộ mặt hiếu chiến và chỉ giỏi ức hiếp nước nhỏ, nhất là một láng giềng đồng chí Cộng Sản với nhau.

Đài Loan muốn gì?

people-coucil-sansha
Trụ sở HĐND Tam Sa mới thành lập- zimbo.com screen capture
Giữa lúc đó thì Đài Loan gấp rút tăng cường và đổi mới võ trang cho đồn phòng thủ ở Ba Bình, với súng cối 120 ly và đại bác 40 ly phòng không và chống tàu chiến nhỏ, không rõ số lượng bao nhiêu. Trước đó Đài Loan đã có kế hoạch nối dài đường băng phi cơ ở đó, và đã tổ chức một lực lượng hành quân không vận phản ứng nhanh, nhắm đến Ba Bình. Việt Nam phản đối hành động tăng cường vũ trang, trong khi Trung Quốc không có phản ứng gì. Có ý kiến cho là Đài Loan thừa gió bẻ măng, củng cố vị trí trên hòn đảo chiếm ở Trường Sa năm 1953 mà họ gọi là đảo Thái Bình. Tuy nhiên về mặt quân sự thì động tác này có vẻ nhằm bảo vệ đảo chống lại cả Việt Nam lẫn Trung Quốc. Đặc tính kỹ thuật của các vũ khí phòng thủ mới tăng cường cho thấy, Đài Bắc e ngại không quân và tàu chiến Trung Quốc nhiều hơn là các lực lượng của Việt Nam và Philippines. Đài Loan phải biết chắc chắn Việt Nam không thể khai triển lực lượng mạnh ra tới Trường Sa, trong khi lực lượng hải quân không quân Philippines không đáng kể, trong khi và Manila cũng như Việt Nam không có ý định giành chiếm lại đảo Ba Bình.
Hành động của Đài Loan trong thực chất nhắm mục đích chính trị nhiều hơn là do sự e ngại về quân sự. Trong khi tình hình đang sôi nổi và căng thẳng quanh Hoàng Sa, Trường Sa với kế hoạch liếm trọn biển Đông của cái lưỡi bò Bắc Kinh, Đài Loan không thể im lặng đứng nhìn, mà phải làm một điều gì đó để mạnh mẽ xác định chủ quyền trên hòn đảo đã chiếm giữ hơn nửa thế kỷ nay.

Mỹ-Trung thoả thuận về biển Đông?

Sang đến hoạt động của cố vấn toà Bạch ốc Tom Donilon ở Bắc Kinh, khi Trung Quốc nói đến “những vấn đề tế nhị” thì đó là vấn đề biển Đông chứ không phải vấn đề Syria, là những đề tài mà hai bên thảo luận trong hai ngày thứ ba và thứ tư.
Như vậy khi tin loan báo hai bên đạt được những thoả thuận về nhiều vấn đề, thì người ta tin rằng không thể có thoà thuận hoàn toàn về vấn đề biển Đông. Nếu đạt thoả thuận về biển Đông thì chủ tịch Trung Quốc đã không cần nhắn nhủ cố vấn Donilon và toà Bạch ốc là Bắc Kinh mong Washington thận trọng khi tiếp cận những vấn đề tế nhị.
Trong khi đó, nghị sĩ Mỹ John McCain,người thường chỉ trích chế độ chính trị của Cộng Sản Việt Nam nhưng lại luôn luôn bênh vực Việt Nam trong vấn đề biển Đông, đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc “có hành động khiêu khích không cần thiết” khi lập căn cứ phòng thủ ở đảo Phú Lâm, hay Vĩnh Hưng, hay Woody Island, và tổ chức bầu cử xong HĐND cho cái gọi là “thành phố Tam Sa” do họ dựng ra trên hải phận của nước khác!
Ông McCain cũng là người chủ trương Mỹ nên liên kết quân sự với Việt Nam để giúp Việt Nam chống Trung Quốc đồng thời để Hoa Kỳ giữ ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á phía nam Trung hoa.
Lập trường của hành pháp của Tổng thống Obama hiện nay về biển Đông và quan hệ Việt Nam-Trung Quốc cũng không thể mâu thuẫn với lập trường đó của nghị sĩ McCain, có thể đã được bày tỏ trong chuyến đi của cố vấn Donilon sang Bắc Kinh.

Chưa rõ về Việt Nam

Tuy nhiên Hoa Kỳ chưa thể liên kết quân sự hay giúp bán vũ khí sát thương cho Việt Nam khi chưa biết Việt Nam có thực tâm muốn có Mỹ sau lưng để chống Trung Quốc hay không. Việt Nam có thực sự muốn “chọn bạn mà chơi”, có thực tâm cắt đứt tình đồng chí Cộng Sản với người láng giềng Trung Quốc là kẻ không cần coi họ là đồng chí mà còn bày tỏ dã tâm xâm chiếm?
Hoa Kỳ cũng chưa biết Việt Nam có tiếc nuối 16 chữ vàng hay không, có tiếc nuối quan hệ kinh tế có lợi cho Trung Quốc hay không, có tiếc tấm tình hữu nghị “răng cắn sứt môi” sau khi đã mất cả đất ở Hà Giang lẫn biển ở vịnh Bắc Bộ và còn mất cả những lô dầu mà Trung Quốc đang gọi thầu? 
vn-us-defense-ministers
Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ thăm Việt Nam, tháng 6-2012- Sreen capture.
Nhưng người Mỹ biết rõ Việt Nam hiển nhiên còn tiếc nuối cái mô thức hệ thống chính trị “Vô sản nhân dân nô lệ, tư bản nhà nước độc tài” của Trung Quốc đang áp dụng ở Việt Nam, là hệ thống chính trị “Cộng sản nhân dân” duy nhất còn lại trên thế giới.
Việt Nam vẫn cần dựa vào Trung Quốc để áp dụng thể chế cai trị đó với người dân và xã hội Việt Nam, liệu có thể dứt bỏ hẳn mẫu mực chính trị để quay thẳng mũi súng vào nhau?
Cuối cùng, chính sách đi xa nhất của Mỹ để giúp Việt Nam chỉ có thể nằm trong lãnh vực kinh tế, quốc phòng một khi Việt Nam dứt khoát hẳn với Trung Quốc về sự chọn lựa chính trị.
Về ngoại giao, dù sao Mỹ cũng không thể ủng hộ những công bố xác định chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trong khi ngoài Trung Quốc còn có Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan công bố chủ quyền trên những diện tích lãnh hải chồng lấn với nhau.
Nguồn   http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-detonator-burning-07262012153409.html

Hoàng Sa & Trường Sa VN Đã Thuộc Về Trung Quốc!?

TRUNG QUỐC - BIỂN ĐÔNG - 
Bài đăng : Thứ tư 25 Tháng Bẩy 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 25 Tháng Bẩy 2012

Trung Quốc muốn áp đặt nhanh chóng tình trạng đã rồi về chủ quyền trên Biển Đông

Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, ảnh chụp từ vệ tinh.
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, ảnh chụp từ vệ tinh.
hoangsa.org

Trọng Nghĩa
Thành phố Tam Sa là tiền tuyến mới của Bắc Kinh trong « Trận chiến Nam Hải ». Báo chí Trung Quốc hôm nay 25/07/2012, đã đồng loạt đưa tin về việc chính quyền thành phố Tam Sa vừa thành lập để quản lý vùng Biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải) chính thức ra mắt vào hôm qua. Theo báo giới Trung Quốc, việc Tam Sa được thành lập giúp Bắc Kinh giành thế chủ động trong điều họ gọi là « Trận chiến Nam Hải » nhắm khẳng định chủ quyền Trung Quốc trong khu vực.

Theo nhiều nhà phân tích, các động thái của Trung Quốc trong việc dựng lên bộ máy chính quyền ở vùng Biển Đông đã được tiến hành một cách cấp tốc, tựa như Bắc Kinh muốn nhanh chóng bày ra một tình trạng đã rồi để buộc quốc tế và tất cả các nước tranh chấp chủ quyền với họ phải chấp nhận.
Đơn vị hành chánh Tam Sa - bao trùm ba quần đảo : Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa), Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa), và Trung Sa (bãi Macclesfield và bãi cạn Scarborough) - đã có từ lâu. Thế nhưng, vào hạ tuần tháng Sáu 2012, Trung Quốc đã quyết định nâng cấp đơn vị này lên hàng thành phố, trực thuộc tỉnh Hải Nam, với trụ sở đặt ngay trên đảo Phú Lâm (Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng) ở quần đảo Hoàng Sa mà họ đã chiếm của Việt Nam từ năm 1974.
Ý nghĩa của quyết định này được cho là rất quan trọng vì như thế hàng trăm hòn đảo, bãi đá, bãi san hô lớn nhỏ, cùng với hơn 80% diện tích của Biển Đông được thu về một mối, đặt dưới quyền điều hành của một « thành phố » duy nhất. Và ngay sau ngày quyết định nâng cấp được loan báo, Bắc Kinh đã dồn dập ban hành các biện pháp nhằm trang bị cho đơn vị này một chính quyền cụ thể và một đội quân thực thụ để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Một cuộc bầu cử hội đồng thành phố đã mau chóng được tiến hành, chọn ra 45 người đại diện cho 1.100 cư dân rải rác trên toàn khu vực, và đặc biệt là quyết định của Quân ủy Trung ương, cấp lãnh đạo quân sự cao nhất tại Trung Quốc cho nguyên một đơn vị quân đội đồn trú trong vùng, mà căn cứ có rất nhiều khả năng được đặt trên quần đảo Hoàng Sa do vị trí địa dư gần lục địa nhất, và không phải là bãi ngầm.
Truyền thông Trung Quốc không tiết lộ quy mô của đơn vị đồn trú tại Tam Sa, tuy vậy, theo tuần báo Time tại Mỹ, một căn cứ tiền phương tại vùng Biển Đông có thể dễ dàng lên đến 10.000 quân. Đơn vị đồn trú tại Hồng Kông chẳng hạn có quân số là 6.000 người.
Theo báo Time, truyền thông Nhà nước Trung Quốc đã cho biết là đơn vị đồn trú tại vùng Biển Đông sẽ được trang bị giống như một sư đoàn chuẩn, tức là có cả lực lượng bộ binh, phương tiện cơ giới, pháo binh, xe bọc thép, cùng với lực lượng đổ bộ được phi cơ và trực thăng hỗ trợ.
Philippines, và nhất là Việt Nam, đã lên tiếng phản đối quyết định thành lập thành phố Tam Sa, xem đấy là hành động vi phạm trắng trợn chủ quyền của mình.
Riêng đối với Việt Nam, sự kiện Bắc Kinh chọn Hoàng Sa làm nơi đặt trụ sở cơ quan hành chánh và căn cứ của đơn vị quân sự đồn trú tại Biển Đông cho thấy rõ quyết tâm của Trung Quốc muốn hành xử quyền quản lý trên một vùng lãnh thổ đã bị họ chiếm bằng võ lực.
Điều đáng nói là Bắc Kinh đã nỗ lực tuyên truyền rộng rãi cho sự kiện này trong dân chúng. Tờ Minh Báo tại Hồng Kông hôm nay đã tiết lộ rằng giới lãnh đạo ngành tuyên truyền của Trung Quốc đã ra lệnh cho báo chí dựa theo Tân Hoa Xã để đưa tin rộng rãi về việc thành lập thành phố Tam Sa, với hàng loạt phóng sự của các nhà báo đến tận nơi để đưa tin.
Điều này sẽ lại càng in đậm trong tâm trí người dân Trung Quốc niềm tin là toàn bộ vùng Biển Đông thuộc về chủ quyền của Trung Quốc, đẩy lùi khả năng Bắc Kinh nhượng bộ trên vấn đề tranh chấp biển đảo với nước khác, đặc biệt là với quần đảo Hoàng Sa.
Theo nguồn
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120725-trung-quoc-tim-cach-nhanh-chong-ap-dat-tinh-trang-da-roi-ve-chu-quyen-tren-bien-dong

Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2012

Ðọc 'Across the Fence' để thương biệt kích Lôi Hổ


Ðọc 'Across the Fence' để thương biệt kích Lôi Hổ
 
Tác Giả: Hà Giang/Người Việt   
Thứ Bảy, 21 Tháng 7 Năm 2012 08:18
“Trời nhập nhoạng tối. Toán lính Bắc Việt ngày càng đến gần hơn, vừa chĩa súng bắn chúng tôi, vừa nhắm lên chiếc trực thăng Kingbee mà nhả đạn xối xả.”

Cuốn “Across the Fence - The Secret War in Vietnam” của tác giả John Stryker Meyer, thuộc lực lượng đặc biệt SOG Hoa Kỳ, kể lại thời gian chiến đấu cùng VNCH. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)
“Sáu và Hiệp bắn cản đường cho chúng tôi bò về hướng trực thăng trong tuyệt vọng. Phải mất hơn 10 phút chúng tôi mới đi hết được 9 mét cuối, đến gần được đến chiếc Kingbee đang bay lởn vởn cách mặt đất chừng 3 mét.”
“Kiểm nhanh lại vũ khí, tôi thấy mình chỉ còn một quả lựu đạn, một lựu đạn khói và hai băng đạn 15 viên. Nếu không thoát được, thì quả lựu đạn cuối cùng này tôi sẽ dành cho chính mình, vì tôi không thể chấp nhận số phận một tù binh, nhất là sau khi toán trinh sát 'Idaho' đã giết biết bao nhiêu là lính Bắc Việt. Nếu phải rút chốt để tự kết liễu đời mình, tôi sẽ cố gắng gây tổn thất tối đa cho kẻ địch.”
“Cuối cùng chúng tôi cũng đứng được ngay dưới bụng chiếc Kingbee. Wolken tiến lên, đứng đối mặt với tôi, lưng quay về đầu máy bay. Khi Davidson đến gần, Wolken và tôi nắm lấy anh rồi ném vào chiếc trực thăng vẫn đang bay là đà. Tiếp đó, chúng tôi đẩy Hiệp và Sáu vào. Vừa lọt vào bụng Kingbee, họ nhào ngay cạnh thủ xạ đang đứng cạnh cửa sổ máy bay, tiếp lấy vũ khí, nhắm vào đám lính Bắc Việt phía dưới mà xả đạn. Phước tiến đến, Wolken và tôi túm lấy rồi ném Phước vào trong.”
“Từ dưới đất ngước lên, tôi kinh ngạc khi thấy nét mặt người đại úy phi công Việt Nam tên Thịnh thật bình tĩnh, thản nhiên, như không hề thấy sự hỗn loạn phía dưới, và đám lính Bắc Việt đuổi sắp đến nơi. Chúng tôi đã chạm địch cả giờ đồng hồ, ai cũng nhếch nhác bẩn thỉu, mồ hôi vã như tắm, và gần như kiệt sức, thân máy bay mang đầy vết đạn, thế mà trông Thịnh vẫn bình chân như vại, như anh đang đón chúng tôi đi một cuộc du ngoạn. Hình ảnh này đã khắc ghi như in trong tâm trí tôi cho đến nhiều năm sau. Tôi nhớ đã thầm phục là không hiểu sao ngay trong khi lửa đạn đang trút xuống như mưa, cái chết gần trong gang tấc, mà Thịnh vẫn có thể vững vàng, thản nhiên, chăm chú điều khiển máy bay như thế.”
“Cuối cùng thì chỉ còn Wolken và tôi ở dưới đất. Vì là chỉ huy, Wolken là người cuối cùng được lên máy bay. Wolken vừa đẩy tôi vào, thì một lằn đạn nữa bắn gần đến rát cả màng tang. Tôi cúi rập người, nắm lấy chiếc áo khoác ngoài của Wolken và cố nhấc thân hình nặng hơn 100 kg của anh kéo vào khoang máy bay với mình. Bóng tối chợt ập xuống. Tôi nhả nguyên một băng đạn về hướng lính Bắc Việt đang bám theo sát nút.”
“Không để phí một giây, đại úy phi công, tên Thịnh, đưa chiếc Kingbee bay vụt lên, trong khi Hiệp và Sáu chăm chú bắn từ cửa sổ bên trái, Phước và Davidson bắn xuống từ bên phải, Wolken và tôi nhả những băng đạn cuối cùng vào bóng hàng chục, không, hàng trăm, bóng quân lính Bắc Việt nhấp nhô bên dưới.”
“Tôi ném lựu đạn khói vào kẻ thù. Khói trắng bay lên làm sáng một vùng rừng xanh thẳm phía sau và những lằn đạn lửa dọc ngang chi chít bầu trời trông như một cây Giáng Sinh thắp đèn rực rỡ. Wolken và Hiệp la lên mỗi khi nghe một tràng đạn bắn vào, rồi chỉ vào những lỗ thủng chi chít trên thân máy bay. Tôi như không nghe thấy gì nữa vì tai đã ù đi. Rồi máy bay vút đi, bỏ lại đám lính Bắc Việt lố nhố phía dưới.”
“Khi chiếc Kingbee chở chúng tôi biến vào đám mây, tôi cảm thấy lạnh. Hơi lạnh như lời chào mừng chiến thắng. Không có tiệc liên hoan, không có lời reo hò cổ vũ, cũng không có vòng tay thân nhân đón người sống sót trở về. Vẫn chỉ có Ðại Úy Thịnh vẫn chăm chú điều khiển chiếc Kingbee, nhưng hình như có một nụ cười mỉm rất mong manh trên môi anh. Không biết Thịnh mừng vì điệp vụ thành công, hay mừng là chúng tôi lại một lần nữa thoát chết.”
“Tôi nhìn trái lựu đạn cuối cùng trong tay mình, và rùng mình nghĩ nếu Thịnh không kịp đưa chúng tôi thoát hiểm, thì tôi đã ôm trái lựu đạn này và rút chốt. Thoát chết, có nghĩa là sáng mai lại nhìn thêm được một bình minh nữa, lại không biết có phải đó là bình minh cuối cùng trong đời mình không, và lại bắt đầu một điệp vụ mới.”
Ðó là vài đoạn trong cuốn “Across the Fence - The Secret War in Vietnam” của tác giả John Stryker Meyer, thuộc lực lượng đặc biệt SOG (Studies & Observation Group) Hoa Kỳ, kể lại thời gian cùng những người lính Việt Nam Cộng Hòa trong đội “Idaho,” một nhóm trinh sát sáu người (Mỹ và Việt Nam) cùng nhau vào sinh ra tử với nhiệm vụ len lỏi qua Cambodia, Lào và Bắc Việt, để theo dõi hành tung của lính Bắc Việt dọc đường mòn Hồ Chí Minh.
Trong cuốn sách dài hơn 300 trang, tác giả John Stryker Meyer kể lại một cách rất sống động sự nguy hiểm, đau đớn, giận dữ, tình huynh đệ và hoạt động bí mật của những người lính biệt kích Hoa Kỳ và Việt Nam trong thời gian từ năm 1968 đến 1970.
Với lối kể chuyện thật xuất sắc qua những chi tiết rõ ràng, và cách viết tỉ mỉ, tác giả đưa người đọc vào trận chiến, cùng ông sống những giây phút nghẹt thở, trái tim đập thình thình trong lồng ngực vì hồi hộp, lo sợ. Trong cuộc chiến bí mật này, John và những đồng đội biệt kích Lôi Hổ Việt Nam, là những anh hùng không tên tuổi, những chiến sĩ vô danh, không mặc quân phục, không đeo số quân, và nếu rủi ro phải hy sinh, xác họ trở thành những tử thi vô chủ. Họ sống sót vì tận tụy với nghĩa vụ, vì can đảm và hy sinh để bảo vệ nhau, và bằng những khả năng không học ở trường lớp.
Trong phần đề tặng (dedication) của cuốn sách, tác giả John Meyer cho biết ông viết cuốn sách này để riêng tặng cho thành viên các đội trinh sát thuộc lực lượng biệt kích Lôi Hổ SOG Hoa Kỳ và Việt Nam, những phi đoàn yểm trợ, đặc biệt là phi đoàn 219, đã ngày đêm sát cánh với ông và đồng đội, lăn lóc dưới đất, phía bên kia hàng rào, trong cuộc chiến bí mật của Mỹ.
Trong “Across the Fence - The Secret War in Vietnam,” tác giả John Meyer không chỉ tả lại một cách tỉ mỉ và sống động một cuộc chiến khốc liệt, mà còn bầy tỏ cảm tình và sự trân quý dành cho những đồng đội Việt Nam, mà ông cho là can đảm, kiêu hùng và gan dạ.
Ðọc “Across the Fence - The Secret War in Vietnam” để hiểu, để thương, để không bao giờ lãng quên những người anh dũng bỏ mình trong cuộc chiến, và để hãnh diện về những người lính VNCH, đặc biệt là nhóm biệt kích Lôi Hổ và phi đoàn 219.
 Nguồn,
http://saigonecho.com/main/lichsuvn/37-chientranhvn/36097-ec-across-the-fence--thng-bit-kich-loi-h.html

    Huỳnh Mai St.8872
{Người đồng cảm sưu tầm}

Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2012

Cam Bốt bị tố cáo chiều ý Trung Quốc để phá hoại ASEAN

Cam Bốt bị tố cáo chiều ý Trung Quốc để phá hoại ASEAN

Ngoại trưởng Cam Bốt Hor Namhong trong lễ bế mạc hội nghị ASEAN (Reuters)
Ngoại trưởng Cam Bốt Hor Namhong trong lễ bế mạc hội nghị ASEAN (Reuters)

Trọng Nghĩa
Trong lịch sử ASEAN, chưa bao giờ một Hội nghị cấp Ngoại trưởng của khối lại không ra được một bản Tuyên bố chung cuộc để đúc kết tiến trình đàm phán, thảo luận. Thế nhưng điều không thể tưởng tượng nổi đó đã xẩy ra tại các Hội nghị ASEAN tại Phnom Penh, vừa kết thúc hôm qua, 13/07/2012. Trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ, giáo sư Carl Thayer đã cho rằng Phnom Penh đã phá hoại nghiêm trọng uy tín của ASEAN.

Nguyên nhân chính là do có bất đồng không thể giải quyết giữa Philippines và Cam Bốt liên quan đến Biển Đông. Chính quyền Manila muốn ghi tranh chấp giữa Philippines với Trung Quốc tại bãi đá Scarborough vào trong bản Tuyên bố chung, một đề nghị đã bị Cam Bốt, trong tư cách là chủ tịch luân phiên ASEAN bác bỏ. Bất chấp các đề nghị thỏa hiệp, cả hai bên đều không thay đổi ý kiến, và Cam Bốt quyết định là Hội nghị sẽ không có được tuyên bố chung.
Trả lời phỏng vấn của ban Việt ngữ RFI, giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc đã phê phán thái độ của Cam Bốt cho rằng Phnom Penh đã phá hoại nghiêm trọng uy tín của ASEAN. Ông phân tích như sau :
Hành động của Cam Bốt trong tư cách Chủ tịch ASEAN đã xóa nhòa sự phân biệt giữa Cam Bốt, một trong 10 thành viên của ASEAN và Cam Bốt, Chủ tịch ASEAN. Lần đầu tiên trong lịch sử của Hiệp hội Đông Nam Á, các ngoại trưởng đã phải cùng nhau làm việc trên một chương trình nghị sự rất nặng nề nhưng lại bị mất đi phương tiện truyền thống để công bố các quyết định của mình, vì cho đến nay, Bản Tuyên bố chung của Chủ tịch ASEAN có mục tiêu ghi lại các quyết định của toàn khối.
Tình hình bắt nguồn từ hành động của Cam Bốt đã đẩy ASEAN vào một tình thế chưa từng thấy. Trang web của Ban Thư ký ASEAN hoàn toàn im hơi lặng tiếng lặng về những vấn đề này.
Trách nhiệm hoàn toàn thuộc về Cam Bốt ?

Nói cách khác, sau một tuần thảo luận một loạt các vấn đề - không chỉ là vấn đề Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) mà thôi – cả khu vực và phần còn lại của thế giới đều không biết được là ASEAN đã quyết định những gì. Đây là một đòn nghiêm trọng đánh vào vị thế và uy tín quốc tế của ASEAN.
Có thể coi là trách nhiệm về việc ASEAN không đạt được đồng thuận hoàn toàn thuộc về Cam Bốt. Ghi nhận của những người có mặt tại Phnom Penh cho thấy rằng chính Cam Bốt trong vai trò chủ tịch đã tỏ ra bướng bỉnh và không khoan nhượng. Họ liên tục cảnh cáo rằng sẽ không có Tuyên bố chung để hăm doạ Philippines. Ngay cả khi Indonesia đứng ra làm trung gian để tìm ra một thỏa hiệp, Cam Bốt cũng không chịu nhúc nhích, và bỏ ngang cuộc họp.
Rất có thể là tranh cãi về các từ ngữ trong bản Tuyên bố chung sẽ lan qua và gây nhiễu cho tiến trình đàm phán giữa các thành viên ASEAN và Trung Quốc trên một bộ Quy tắc Ứng xử (tại Biển Đông). Cam Bốt đã lộ mặt như là một “con ngựa kềm bước” giúp Trung Quốc. Điều này sẽ làm cho đàm phán về một bộ Quy tắc Ứng xử COC chung cuộc với Trung Quốc khó khăn hơn. Chắc hẳn là Philippines, và có thể là một số nước ASEAN khác, sẽ không còn tin tưởng Cam Bốt trong việc giữ kín các lập trường đàm phán bí mật của họ.
Định hướng đối ngoại của ASEAN đến nay đi theo hai chủ trương. Đầu tiên hết là ASEAN cần duy trì quyền tự chủ của khu vực, chống việc các cường quốc ngoài khối xen vào công việc nội bộ của minh. Kế đến, ASEAN nhấn mạnh đến khẳng định vai trò “người cầm lái” hoặc là nhân tố trung tâm của kiến ​​trúc an ninh khu vực. Hành động của Cam Bốt cho thấy rõ ràng là sự thống nhất và gắn kết của ASEAN, công cụ giúp khối này cách ly với thế lực bên ngoài, đã bị sứt mẻ nặng nề. Không những Trung Quốc đã xâm nhập được vào trong ASEAN, mà họ đã làm được như vậy thông qua đại diện là Cam Bốt. Điều đó sẽ tác động tiêu cực đến vai trò “người cầm lái” của ASEAN.
Liệu còn nước ASEAN nào tin được Cam Bốt ?
Đối với Giáo sư Thayer, hành động của Cam Bốt đã làm xóa bỏ sự tin tưởng lẫn nhau trong khối, gây trở ngại cho ASEAN trong nỗ lực tiến tới một Cộng đồng vào năm 2015.
Hành động của Cam Bốt sẽ đầu độc các hoạt động của ASEAN từ nay cho đến tháng Mười một, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN và các hội nghị cấp cao liên quan sẽ được tổ chức. Cam Bốt đã mất đi vai trò trung lập của họ với tư cách là Chủ tịch ASEAN, và một số thành viên ASEAN sẽ nghi ngờ sự điều hành của Cam Bốt trong phần còn lại của năm 2012 này.
Hiện nay đã có một vết rạn thực thụ trong sự thống nhất của ASEAN, và vết này có thể trở thành một kẽ nứt và cản trở việc thành lập Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN, vốn là một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN, dự kiến có hiệu lực vào năm 2015. Tình trạng rắc rối vừa qua làm tăng khả năng ASEAN bị tách thành hai nhóm : các quốc gia lục địa và các quốc gia duyên hải và hàng hải.
Nếu ASEAN muốn trở thành một cộng đồng, họ phải có được một "nhận thức về chúng ta", rằng các thành viên chia sẻ với nhau nhiều điểm chung hơn là với các cường quốc bên ngoài. Nền an ninh của ASEAN phải được xem như là không thể chia cắt. Hành động của Cam Bốt trong tuần này cho thấy là nhận thức về một Cộng đồng ASEAN rất là mong manh.
Trung Quốc thắng trước nhưng có thể thua sau
Phải chăng sự cố vừa qua là một chiến thắng của Trung Quốc trong mưu toan chia rẽ ASEAN và một thất bại của Hoa Kỳ trong mong muốn tạo dựng một mặt trận ASEAN thống nhất ? Về vấn đề này, Giáo sư Thayer phân tích :
Sự kiện ASEAN bị chia rẽ không phải là lợi ích của Mỹ. Hoa Kỳ đã quan tâm đến việc phát huy một cách tiếp cận hợp tác ngoại giao để giải quyết tranh chấp Biển Đông và hỗ trợ một bộ Quy tắc Ứng xử COC có tính chất ràng buộc. Các ngoại trưởng ASEAN đã đạt được thỏa thuận về các yếu tố chính của COC. Đấy là một vấn đề tách biệt với thất bại trong việc ra Tuyên bố chung.
Trung Quốc có thể là đã chỉ giành được một chiến thắng kiểu Pyrrhic (tức là thắng trước nhưng lại thua sau). Thất bại của ASEAN trong việc nêu lên tranh chấp Scarborough Shoal trong Tuyên bố chung là một thành công tạm thời của Trung Quốc. Nhưng thắng lợi đó có khả năng bị suy yếu do phản ứng trước việc Trung Quốc sử dụng trắng trợn Chủ tịch ASEAN như là đại điện thừa hành của mình.
Các Ngoại trưởng ASEAN đã ký tắt công nhận các yếu tố chính của một Bộ Quy tắc Ứng xử cho Biển Đông. ASEAN đã tiến hành ít nhất hai cuộc họp không chính thức với Trung Quốc về việc xúc tiến đàm phán. Các cuộc thảo luận chính thức dự kiến có thể mở ra vào tháng Chín. Trung Quốc đã bắn tin là họ sẵn sàng đàm phán với các thành viên ASEAN khi điều kiện "chín muồi".
ASEAN đã tự dặt ra thời hạn chót là tháng Mười một năm nay phải đạt được thỏa thuận, để bộ Quy tắc Ứng xử có thể được Hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào thời điểm đó thông qua.
Từ nay đến đó con đường còn khó khăn, Trung Quốc có thể được khuyến khích để xoáy vào khác biệt quan điểm trong ASEAN để xóa nhòa các điều khoản liên quan đến cơ chế giải quyết tranh chấp trong Bộ Quy tắc Ứng xử của ASEAN.
Lợi ích của Trung Quốc là cho thấy về mặt hình thức là họ làm việc với các thành viên ASEAN để tiến tới một giải pháp. Tại sao vậy ? Để khỏi bị Hoa Kỳ thúc bách sau lưng.nó.
Nguồn,
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120714-cam-bot-bi-to-cao-chieu-y-trung-quoc-de-pha-hoai-asean

   Huỳnh Mai St.8872. Thích điều này.

Thứ Năm, 19 tháng 7, 2012

Fw: Fwd: Thay mặt cho quân đội Hoa Kỳ, tôi xin lỗi các bạn cựu quân nhân của Quân Lực Miền Nam Việt Nam

Thay mặt cho quân đội Hoa Kỳ, tôi xin lỗi các bạn cựu quân nhân của Quân Lực Miền Nam Việt Nam



Image

Tướng Westmoreland xin lổi cựu quân nhân QLVNCH

"Chúng ta không thua tại Việt Nam, nhưng chúng ta đã không giữ đúng lời cam kết đối với Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa."

"Thay mặt cho quân đội Hoa Kỳ, tôi xin lỗi các bạn cựu quân nhân của Quân Lực Miền Nam Việt Nam vì chúng tôi đã bỏ rơi các bạn."
(On behalf of the United States Armed Forces, I would like to apologize to the veterans of the South Vietnamese Armed Forces for abandoning you guys.)
 
 

Huỳnh Mai St.8872
    {Sưu tầm}

Dân biểu Frank Wolf: Cần có đại sứ Mỹ gốc Việt tại Việt Nam

Dân biểu Frank Wolf: Cần có đại sứ Mỹ gốc Việt tại Việt Nam

Dân biểu Frank Wolf của đảng Cộng hòa trong một cuộc phỏng vấn với VOA

Trong một hành động hy hữu, một nhà lập pháp Mỹ viết thư cho Tổng thống đòi cách chức một vị đại sứ. Dân biểu Frank Wolf, một tiếng nói trong Hạ viện Hoa Kỳ mạnh mẽ bênh vực nhân quyền gửi thư yêu cầu Tổng thống Barack Obama bãi chức đại sứ Mỹ tại Việt Nam, David Shear. Trong cuộc phỏng vấn với Trà Mi của Ban Việt ngữ, dân biểu Frank Wolf nhấn mạnh cần phải cách chức đại sứ Shear vì vị sứ giả này đã thất bại trong việc cổ xúy các giá trị biểu tượng của Hoa Kỳ, tức cổ võ cho nhân quyền ở Việt Nam.

Trà Mi: Lá thư ông gửi cho Tổng thống Obama đòi cách chức đại sứ Mỹ tại Việt Nam thật sự gây sốc. Nếu tôi không lầm đây dường như là trường hợp đầu tiên như thế?

Dân biểu Frank Wolf: Vâng, tôi nghĩ vậy.

Trà Mi: Trong thư ông đề nghị cách chức đại sứ David Shear vì ông Shear không cổ võ cho nhân quyền và không lên tiếng cho những người không có tiếng nói tại Việt Nam. Tuy nhiên, có lập luận cho rằng trách nhiệm và nghĩa vụ của một đại sứ Mỹ không chỉ giới hạn ở việc cổ võ nhân quyền tại một quốc nào đó cho dù đây là một phần trong công việc của ông. Vì ông còn có nhiều nhiệm vụ khác nữa và (như đại sứ Shear có nói) là cần phải ‘cân bằng’ để giữ cho quan hệ giữa Mỹ với quốc gia đó phát triển. Ông có hồi đáp thế nào trước lập luận này?

Dân biểu Frank Wolf: Anh không thể ‘cân bằng’ bằng cách phớt lờ hiệp ước căn bản và hiến chương của quốc gia mà anh đại diện. Những ngôn từ trong Hiến pháp Hoa Kỳ ra đời tại Philadelphia vào năm 1787 là hiệp ước của toàn thế giới cũng như những ngôn từ trong Bản Tuyên ngôn Độc lập là công ước mà người dân Việt Nam cũng như người dân ở Philadelphia vào năm 1776 cùng chia sẻ. Tòa đại sứ Mỹ phải là một hòn đảo của sự tự do. Ngày Độc lập của Hoa Kỳ 4/7 hay Bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ căn bản là hai yếu tố nền tự do và quyền tự do. Cho nên, anh không thể thỏa hiệp để hy sinh nền tự do, quyền tự do của con người, hay nhân quyền để đổi lấy những cái lợi về kinh tế. Có nhiều người Mỹ gốc Việt đã tới văn phòng của tôi cho biết rằng tình hình nhân quyền tại Việt Nam ngày càng tồi tệ đi. Và đại sứ David Shear đã thất bại về những điều căn bản. Sự thật buộc chúng ta phải thốt lên rằng ông ta đã thất bại. Thử so sánh đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông David Shear, với đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, ông Gary Locke xem. Đại sứ Locke ở Trung Quốc đã cổ võ vận động cho nhân quyền. Nhìn vào trường hợp của luật sư nhân quyền khiếm thị Trần Quang Thành sẽ thấy rõ điều đó. Vì thế mà tôi cho rằng vị đại sứ Mỹ tại Việt Nam thay thế cho ông David Shear nên là một người Mỹ gốc Việt. Đại sứ Gary Locke, một người Mỹ gốc Hoa, hiểu và cảm nhận rõ về Trung Quốc. Vì vậy mà ông ta đã có thể đưa nhà hoạt động nhân quyền Trần Quang Thành ra khỏi Trung Quốc để tới Hoa Kỳ. Còn đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông David Shear, thậm chí không thể đưa một công dân Mỹ ra khỏi một trại giam ở Việt Nam. Ông ta quá yếu. Lẽ ra ông ta nên vào trại giam gặp nhà hoạt động Nguyễn Quốc Quân. Vậy mà đại sứ Shear thậm chí cũng chẳng thèm liên lạc với vợ của ông Quân cho tới khi chúng tôi làm ông bẽ mặt. ‘Cân bằng’ ư? Vâng, một vị đại sứ Mỹ cần phải ‘cân bằng’, nhưng ông Shear đã thất bại về các giá trị căn bản. Và kết quả đã cho thấy là tình hình nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam tồi tệ đi trong nhiệm kỳ của ông đại sứ Shear tại Việt Nam. Chính quyền của Tổng thống Obama có một trong những chính sách về nhân quyền và tự do tôn giáo tệ nhất. Hơn nữa, ông đại sứ Shear đã làm chúng tôi bị lầm. Ông viết thư hứa với chúng tôi rằng ông sẽ mở rộng cửa tòa đại sứ tại Việt Nam mời tất cả những nhà bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động tới nhân Ngày Lễ Độc lập 4/7 của Hoa Kỳ, một cách biểu hiện sự bảo vệ đối với các nhà hoạt động nhân quyền tại Việt Nam. Đây là điều đã xảy ra trong những năm 80 khi đại sứ Mỹ tại Romani mở cửa cho các nhà bất đồng chính kiến của nước này. Ông đại sứ Mỹ tại Việt Nam hiện nay đã thất bại trong lĩnh vực nhân quyền và cần phải bị cách chức.

Trà Mi: Ông đề nghị rằng đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nên là một người Mỹ gốc Việt. Chúng ta đang có một Tổng lãnh sự Mỹ ở Việt Nam là một người Mỹ gốc Việt rồi. Liệu có khác biệt gì chăng nếu có một người Mỹ gốc Việt làm đại sứ Mỹ tại Việt Nam?

Dân biểu Frank Wolf: Tôi nhấn mạnh là đại sứ vì đại sứ là người đại diện cho chính phủ Mỹ tại nước ngoài, là tiếng nói đại diện cho Hoa Kỳ.

Trà Mi: Ông đặc biệt phẫn nộ trước việc đại sứ Shear đã không mời những nhà bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động nhân quyền tới đại sứ quán Mỹ trong Ngày Lễ Độc lập của Mỹ và cách thức ông ta xử lý vụ việc của tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân. Thế nhưng đưa ra hai lý do này để yêu cầu cách chức ông đại sứ, liệu có công bằng và đủ sức thuyết phục chăng, thưa ông?

Dân biểu Frank Wolf: Dĩ nhiên. Có rất nhiều lý do và lý lẽ chứng minh rõ ràng rằng ông đại sứ Shear đã thất bại. Hãy đặt trường hợp là thân nhân của một công dân Mỹ bị giam tại Việt Nam mà không được ông đại sứ và chính phủ Mỹ cổ võ bảo vệ cho mình sẽ thấy rõ thế nào. Ông Shear không vào trại giam gặp ông Quân mà cũng chẳng liên lạc với người nhà của ông Quân nữa. Vậy có thể nói tòa đại sứ Mỹ tại Việt Nam là một hòn đảo của sự tự do chăng, có thể là một hòn đảo kinh tế nhưng chắc chắn không phải là một hòn đảo của sự tự do.

Trà Mi: Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mỹ, Victoria Nuland đã lên tiếng bênh vực đại sứ Shear, cho biết ông Shear đã đặt nhân quyền vào trọng tâm mối giao tiếp của Mỹ với Việt Nam và đã nêu vấn đề nhân quyền với quan chức cấp cao của Hà Nội trong mỗi lần tiếp xúc. Phản hồi của ông thế nào?

Dân biểu Frank Wolf: Họ chẳng qua là những người phát ngôn, những cái loa của chính quyền. Chính quyền của Tổng thống Obama có một trong những chính sách về nhân quyền tệ nhất. Mọi người có nhìn thấy không? Hỏi chuyện những người Việt Nam sẽ thấy tình trạng nhân quyền tại Việt Nam ngày càng tồi tệ đi thế nào. Dĩ nhiên chính quyền luôn có người phát ngôn bênh vực họ nhưng họ không thể biện hộ được về những thành tích tệ hại liên quan đến chính sách nhân quyền.

Trà Mi: Theo luật Mỹ, chính khách không có quyền cách chức đại sứ, là những người được Tổng thống chỉ định và được Thượng viện chuẩn thuận. Có thể hiểu thế nào về thông điệp từ lá thư và từ lời kêu gọi của ông?

Dân biểu Frank Wolf: Rằng đại sứ Shear cần phải bị cách chức. Nếu chính quyền Mỹ làm đúng, họ phải cách chức ông đại sứ David Shear và thay bằng một vị khác biết cổ võ cho các giá trị của Hoa Kỳ, cổ súy nhân quyền và giúp đỡ những giáo dân, những tín đồ Phật giáo, những người Thượng Tây Nguyên, những nhà hoạt động dân chủ, và những blogger tại Việt Nam, những người mưu tìm và khao khát quyền tự do căn bản của con người.

Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn dân biểu Frank Wolf đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này. 
Ý Kiến
    Kế tiếp 
bởi: Ty Nan từ: USA
18.07.2012 20:11
Nếu không thể thay đổi ĐẠI SỰ tại VN, thì hãy vận động bà con dồn phiếu cho đảng CỘNG HÒA để thay đổi TỔNG THỐNG vào cuối năm nay.

bởi: Dove từ: Việt Nam
18.07.2012 19:50
Xin lỗi ông Wolf, ông Quân chỉ đại diện cho ông ta và cái gọi là "lợi ích Mỹ" đúng ra là "lợi ích của chú Sam" mà thôi. Ông Quân ko đại diện cho nhân dân, cụ thể là Dove và cho nhân quyền của VN.

Tôi chia sẽ với ông về toàn bộ tinh thần của hiến pháp Mỹ. Vậy, tôi mong đợi một đại sứ gốc Việt và mong rằng tại nước Mỹ ông đại sứ này ko bị các dân biểu như ông Wolf ép buộc phải hy sinh nền tự do và quyền tự do.

Tuy nhiên, ko có nghĩa là hiến pháp Mỹ được mặc nhiên áp dụng ở VN. Chính vì vậy, nếu ông đại sứ Mỹ gốc Việt mà ko hiểu được một điều như vậy thì Dove tôi sẽ kiến nghị Quốc hội VN yêu cầu Chính phủ VN đuổi ông ta go home.

bởi: Vietnammenyeu từ: Canada
18.07.2012 19:02
Dân biểu nầy rãnh rỗi quá nên xạo xạo vào chuyện VN. Dân Mỹ trả lương ông để lo cho họ chứ không phải để lo cho dân VN, dân VN có CPhủ VN lo khỏi cần ông. Ông có quyền đề nghị như 1 công dân Mỹ nhưng lúc đó hãy đừng ăn lương dân biểu. Dân Mỹ ai cũng có quyền kêu gọi nhưng không có lương và cũng không đại diện ai. Còn ông ăn lương người ta, đại diện cho người ta mà không làm việc theo nguyện vọng của người ta. Dân VN trả lương cho ông hồi nào vậy? Ông đại diện dân VN hồi nào vậy? Không có dân biểu xứ nào xạo xạo vào chuyện xứ khác như bân biểu Mỹ. Đó là xạo sự chứ tốt lành gì!

bởi: Mẹ Khờ VN
18.07.2012 18:52
Bệnh già nằm viện hơi lâu , có lẽ vì quá nhớ cái diễn đàn VOA thân thương này mà Khờ phải cố gắng bình phục cho thật sớm .... Ái dà ! Qua cái mẩu tin này làm Khờ chợt có một suy nghĩ hơi lạc đề một chút , nhưng lại có chút dây mơ rễ má về sự thành tâm của DCSVN khi mà vị Dân biểu này nhắc đi nhắc lại về Nhân Quyền & Dân chủ không biết với dụng ý gì ? Cứ theo tuyên bố của CP Mỹ thì điều kiện muốn Mỹ bán vũ khí sát thương cho VN , việc đầu tiên DCSVN phải thực hiện là điều mà họ đã ký kết trong hiến chương LHQ , trong đó có quyền làm người ..... Không hiểu sao miệng lưỡi của DCSVN thì luôn tha thiết yêu cầu Mỹ bán vũ khí để chứng minh cho nhân dân VN biết là đảng ta có một tinh thần yêu nước cao vời vợi , nhưng ngược lại là thời gian gần đây DCSVN ra sức bắt bớ những người chống đối , tìm đủ cách ngăn chặn người yêu nước biểu tình chống TC trong khi cái lỗ miệng thì cứ oang oang kêu gọi sự đoàn kết với đảng chống bọn xâm lược ! Cái mâu thuẫn này khiến gây nhức nhối cho Khờ , thật khó mà hiểu được cái lòng yêu nước kia của DCSVN nó cao được mấy gang tay , hay đó chỉ là cái trò bịp như thưở nào nhân danh CSCN đi giải phóng sự ấm no & tự do cho dân tộc VN !!! Chỉ có Giời biết , vì thế Việt Khang mới có câu : VN ơi thời gian quá nửa đời người và ta đã tỏ tường rồi .... !!!

bởi: Chi từ: USA
18.07.2012 18:46
Đọc những câu hỏi của Trà Mi, tôi có cảm tưởng cô ta là phóng viên ở trong nước, bởi vì nội dung của các câu hỏi có khuynh hướng thiên về một bên.

bởi: Qua Le từ: USA
18.07.2012 18:44

Dân biểu Frank Wolf: "Ông ta quá yếu. Lẽ ra ông ta nên vào trại giam gặp nhà hoạt động Nguyễn Quốc Quân. Vậy mà đại sứ Shear thậm chí cũng chẳng thèm liên lạc với vợ của ông Quân cho tới khi chúng tôi làm ông bẽ mặt." Đúng lắm rồi Ngài Đại Sứ Hoa Ky tại Viet-Nam ơi! Ngài không bảo vệ hoặc can thiệp hiệu quả cho một công dân Hoa Ky ở nước ngoài khi họ gặp nạn (bị bỏ tù) mà Ngài đang làm Đại Sứ tại Việt-Nam. Theo tôi, Ngài nên sớm từ chức đi kẻo bị TT "fired" thì bẽ mặt với 85 triệu người Việt Nam trong nước cũng như người Việt Quốc Gia ở hải ngoại lắm! Chúng tôi dầu sao cũng cám ơn những chuỗi ngày làm việc khó nhọc vất vả nhưng không hiệu quả của Ngài.

bởi: Dương từ: Toronto
18.07.2012 18:35
Ông Dân biểu Frank Wolf đang ở Mỹ đang tức điên người vì cư dân Mỹ đang bị cầm tù ở VN (mặc dù không cùng màu da), trong khi đó Bà Phạm Thị Nhi đang nhờ BBC tiếng Việt cứu con bà ở Nga bởi vì chính quyền làm ngơ (mặc dù cùng màu da dọng nói). Tôi tự hỏi tại sao có sự khác biệt như vậy
- hay là Ông Nguyễn Quốc Quân và Bà Phạm Thị Nhi, một người là VN người kia không phải?
- hay là Ông Frank Wolf là người da trắng giúp người VN, còn người VN không thích giúp đỡ lẫn nhau, như vậy cũng không đúng tại vì Bà Phạm Thị Nhi đang nhờ BBC tiếng Việt và cũng rất nhiều trường hộp người VN hải ngoại đã cứu người VN mình từ ổ mại dâm, nô lệ lao đông.... trên khắp TG.
Mong Nhô(HK), Nguyễn thiên Tử(PHẦN LAN), Vietnammenyeu(Canada)... các bạn có thể giải thích cho mình được sáng không?
Cám ơn nhiều

bởi: NGUYỄN THIÊN TỬ từ: PHẦN LAN
18.07.2012 16:47
Khi nào dân biểu Frank Wolf đòi bãi chức ông Obama đây ?

bởi: Vô danh
18.07.2012 16:27
Toà Đại sứ tại nước nào cũng vậy.Họ hoạt động theo đường lối
của Chính phủ .Dù là ngươì gốc tại nước có toà ĐẠI SỨ,họ cũng
không hoạt động ra ngoằi đường lối của Chính phủ cuả họ được.

bởi: Ngũ ! Đại La Hắc Khí từ: Tiểu Vệ Suy Tàn..
18.07.2012 15:46
Asean không có thông cáo chung về Biển Đông nhìn xa hơn là niềm vui lớn cùa dân VN .Đó là cú vỗ mặt csVN tuy đau nhưng sáng mắt với cái gọi cs anh em đại đồng.Thông cáo Biển Đông không có lần này nhưng sẽ có lần khác .Tàu cộng lăm le đánh cho Việt cộng đớn đau .Thằng chột mắt con hoang đồ tể Khơ me đỏ, một thời cưu mang bằng xương máu của lính Việt cộng, được đôn lên làm thủ tướng vài chục năm Miên cộng ,ma le ma bùn đáo để giả vờ tin trung thành csVN trả ơn xưa bằng đâm sau lưng VC vì chẳng bao giờ tin vào tư tương đạo đức HCM đại bịp thế kỷ , để VC suy nhược thêm cho Tàu cộng mau toại nguyện tham tàn. Thế thời thế thì như thế .Cứ bỏ hẳn giáo điều Cộng đi .Cha mẹ, họ hàng,dân Cộng ,Cộng còn giết.đấu tố, chôn sống thì sao tốt với nước Cộng hàng xóm được .Dân Việt nên ăn mừng sau hội nghị Asean , rõ lòng bỉ ổi Tàu,Việt, Miên cộng với nhau ,chúng dính vào ta ,ta còn khổ dài dài với tai họa CS .Được bà Clinton lên tiếng ủng hộ và dân ta thực tâm chúng ta chẳng cần thiên đường xã hội mơ hồ nào nữa .Chúng ta đủ sức tự vệ về quân sự ,kinh tế như như cha ông ta xưa và hùng mạnh trong khu vực ĐNA. 
Theo nguồn,
http://www.voatiengviet.com/content/dan-bieu-frank-wolf-noi-can-co-dai-su-my-goc-viet-tai-vietnam/1418950.html

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012

HÀNH QUÂN LAM SƠN 719- NAM HẠ LÀO.

HÀNH QUÂN LAM SON 719- NGẢ 3 BIÊN GIỚI NAM HẠ LÀO.

Tác giả: Huỳnh Mai St.8872
Bh Dạ Lệ Huỳnh
July 15, 2012

 Căn Cứ Hỏa lực 6- Đồng Minh Hoa Kỳ Phản Bội

 Chúng ta là chiến sĩ QL.VNCH, đã "Gảy súng tan hàng...!??" với ngày biến cố lịch sử, 30-4-1975, là nổi đau đớn, uất hận tràn lòng.Chúng ta chiến bại là vì Mỹ phản bội đồng minh chiến sĩ VNCH. Và nỗi buồn nhục nhất:"Không chiến đấu cho quê hương chính mình!??"của  chiến hữu đồng minh Hoa Kỳ rút quân tháo chạy khỏi Miền NamViệt NamVNCH, khi Mỹ hoàn tất thương lượng bán đứng Miền Nam VN cho Tầu Cộng/TQ.Chúng ta hãy xem lại những đoạn video-Youtuble, cuộc hành quân Lam Sơn 719, tại ngả 3 biên giới Nam Hạ Lào. Để thấy được sự trải lòng,vì dân, vì nước và sự hy sinh dũng cảm của chiến sĩ VNCH.Và còn cuộc chiến đấu nào hơn thế nữa không, mới gọi là vô trách nhiệm!??, và bị Việt gian đâm sau lưng chiến sĩ!?? của bọn thời cơ "Ăn cơm Quốc Gia, thờ ma Cộng Sản!?"

 quansuvietnam: Người Mỹ Phản Bội Hay Tội Đánh Mỹ (17/03)
(03/17/2012 11:39 AM) (Xem: 1823)
Tác giả : Dạ Lệ Huỳnh
quansuvietnamNgười Mỹ Phản Bội Hay Tội Đánh Mỹ
Một thời chinh chiến
Tg Huỳnh Mai St.8872
Bh.Dạ Lệ Huỳnh
March 15, 2012
9:49 PM

viet nam war















Mỹ Cộng, Việt Cộng bắt tay Hai thằng Đối Tác Việt Nam ăn mày!
Chúng tôi, những chiến sĩ QL.VNCH nơi địa đầu, hỏa tuyến -Tây Nguyên trung phần- ngà ba biên giới Việt- Miên –Lào, trong trận địa chiến Lam Sơn 719 Nam Hạ Lào. Nơi đây căn cứ Hỏa Lục 6 của Mỹ đã bàn giao“ Lầm lộn” cho quân cộng sản Bắc Việt, để rút quân, trước khi Việt Nam hóa chiến tranh…Đã nhận rỏ hành động phản bội của đồng minh Hoa Kỳ, bắt tay, và bật đèn xanh cho quân Cộng Sản Bắc Việt xâm nhập và tiến chiếm Miền nam VNCH tại ngả ba biên giới, được sự bỏ ngỏ căn cứ hỏa lực số 6 Hoa Kỳ. Do Hà Nội áp lực “Việt Nam hóa chiến tranh” trong bàn thảo HĐ Paris có Trung Cộng cố vấn Bắc Việt-Hà Nội tham dự cùng phía Hoa Kỳ để quyết định con cờ Miền Nam VNCH trong chiến tranh VN.
Để chiếm lại ngọn núi máu Vinky, cao trên 1.886 m, thuộc Căn cứ 6 của Mỹ. Trung Đoàn 47/SĐ.22BB được lệnh chuyển quân rời bỏ vùng bình nguyên Tuy Hòa-Phú Yên đầy sóng biển, lên vùng Tây Nguyên Pleiku-KomTum rừng núi chập chùng; mây bay ngang đầu. Chuyển từ vùng Du Kích chiến sang vùng Trận Địa Chiến với mệnh lệnh tiếp viện giải cứu Căn Cứ Hỏa Lực 6 tại Đắc-Tô tỉnh Kom-Tum bị Cộng Quân chính qui Bắc Việt chiếm lấy khi Hoa Kỳ rút quân theo kế hoạch Việt Nam Hóa Chiến Tranh.
viet nam war











Ông Thần “Ben Hét”- Lạc Lối Tạo Anh Hùng
Đoàn quân chúng tôi đến vùng giới tuyến địa đầu Đắk-Tô, Tân Cảnh tỉnh Kom-Tum được quân bạn và “Chị em ta…” trong quán nước vệ đường cho hay: Quân Mỹ đã bàn giao Căn Cứ 6 cho Việt Cộng và quân ta đang đánh nhau để giành lại ngọn đồi căn cứ 6.
Cũng đáng ghi nhận từ các cô ả gái điếm giang hồ này, vì là ổ tình báo chiến trường giữa ta và địch. Có những cô gái quê mùa làm giao liên VC nằm vùng đang hoạt động lấy tin tức, và cũng có những cô gái Thượng-Fulro là tình báo của Mỹ cho tin tức hổ trợ hành quân phe ta. Tất cả là một bải chiến trường đủ màu sắc, giai nhân và chiến sĩ trong lửa khói chiến tranh.
Sau khi nắm được tin tức tình hình và nhận lương thực tiếp tế hành quân, đoàn quân chúng tôi rời điểm xuất phát và tiến sâu vào vùng núi Ben-Hét bên cách mặt của căn cứ Hỏa Lực 6. Ben-Hét cũng là một ngọn núi có căn cứ tiền đồn của quân ta quan sát sự xâm nhập vũ khí, chuyển quân của địch trên đường mòn Hồ Chí minh. Quân chúng tôi chia làm 3 cánh, của 3 tiểu đoàn tiến qua những cứ điểm tiền đồn nổi tiếng khát máu của du kích quân VC, cắt cổ người, trùm poncho rồi im lặng chiếm đồn không tiếng súng. Chúng tôi tiến qua và hướng đến mục tiêu ấn định trên đỉnh Ben-Hét bắt tay quân ta.
Vì trời tối mù mờ đầy mưa gió bảo bùng và địa bàn xa lạ vùng mới đến, nên đỉnh núi nào cũng là ngọn núi! Trong đêm trên bản đồ hành quân, và tôi đi chệch phương giác theo địa bàn trong đêm mưa bảo che mờ đỉnh núi mà tôi nhận dạng lúc ban ngày. Tôi dẫn đầu đoàn quân vì là ngày trực chiến của tiểu đoàn tôi đi lệch sang đỉnh núi nối liền sau lưng Ben Hét bằng một khe suối rộng có giải đất rộng bằng phẳng mà không thấy quân ta. Đặt ống nhòm Hồng Ngoại Tuyến xuyên đêm xuống thung lũng bên kia đình núi bạn thấy lố nhố Cộng Quân đang tập trung quân, đầy đủ xe tăng, đại pháo, cao xạ phòng không hạng nặng của địch đang định nhổ chốt tiền đồn Ben Hét để chúng chuyển vũ khí từ đường mòn Hồ Chí Minh nơi đây; tăng viện quân đánh Căn Cứ Hỏa Lực số 6.
Dẫn lối lạc đường của tiểu đoàn 4/Trung Đoàn 47 do tôi hướng dẫn trở thành lực lương đánh bọc hậu tiêu diệt Cộng Quân một cách tài tình. Bất ngờ theo yếu tố chiến thuật hành quân; gây thiệt hại tối đa cho cộng quân trên đường xâm nhập ngả ba biên giới Nam Hạ Lào bằng đường mòn Hồ Chí Minh tại mặt trận Ben Hét. Và bắt đắt dĩ tôi nhận biệt danh “Ông Thần Ben Hét” của các bạn sĩ quan tác chiến trung đoàn và binh sĩ hành quân trong trận đánh “Đem con bỏ chợ” và “Đì lính” của chúa Tướng Ngô DZU Quân Đoàn II-Plei-Ku
  –{Cũng trong bài viết Cơn Uất Hạ Lào, đã cho biết là Việt Cộng biết rõ kế họach hành quân của quân lực VNCH trước khi các chiến sĩ tới, và theo Bùi Đức Lạc thì có thể gián điệp Vũ Ngọc Nhạ, cố vấn tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã thông báo cho Hà.nội}.
Căn Cứ Hỏa Lực 6, Ngọn Đồi Phản Bội!
Và chúng tôi vẫn phải tiếp tục hành quân tiến chiếm lại ngọn đồi VINKY- Căn Cứ Hỏa Lực 6-cao 1.886 mét, cũng không một nguồn tin tức tình báo về địch tình của BTL/Sư Đoàn 22BB cho cuộc hành quân, chỉ có Chị Em Ta-Gái giang hồ tứ xứ- cung cấp tình báo quân sự là Quân Mỹ đã bỏ căn cứ rút quân bằng trực thăng để lại toàn bộ chiến cụ mìn bải không kịp phá hủy hay bàn giao lại cho đơn vị VNCH nên để Cộng Quân chiếm và làm chủ tình hình.
Vì đây là căn cứ chiến lược, kiểm soát toàn diện ngả ba biên giới Nam Hạ Lào- Campuchia - Việt Nam và cũng là đầu cuối đường mòn HCM có sân bay dã chiến “Phương Hoàng” của MỸ áng ngữ đổ quân, ngăn chặn Cộng quân xâm nhập Tây Nguyên trung phần.
Chúng tôi, trung đoàn 47+41+42/SĐ 22.BB có tăng phái 3 trung đoàn của SĐ.23BB cùng 3 tiểu đoàn Biệt Động Quân chia làm 3 cánh quân tiến chiến lại ngọn đồi Hỏa Lục số 6.
Ngọn núi có dốc cao, lõm chỗm đá núi, mây mù. Đơn vị quân tôi đánh vào chánh diện có ngọn đồi nhỏ nằm kề bên hông núi làm bàn đạp tấn công. Trời còn mờ tối lúc 4 giờ 30 là giờ G ấn định xuất phát hành quân. Giờ này chỉ có sao trời đưa lối dẫn đường và ru êm giấc ngủ cộng quân. Nhưng chúng tôi dẫm phải bải mìn của Mỹ để lại lúc rút quân và đánh thức cộng quân từ các hầm lô cốt Mỹ kiên cố bắn xối xả những khẩu đại liên M60 vào quân chúng tôi trước sự tấn công mãnh liệt đành lại ngọn đồi. Thây người chiến sĩ đồng đội ngả xuống trước họng súng đồng minh Mỹ bắn lại phe ta, máu đã dính lên từng vách đá khe núi quanh ngọn đồi máu đầy xác người chiến sĩ VNCH bị Mỹ phản bội.
Hai đợt tấn công tái chiến ngọn đồi không thành,trước hỏa lực hùng hậu của Mỹ để lại cho địch quân cộng sản xử dụng bắn lại phe ta, và các lô cốt kiên cố, giao thông có “Bonker, cover”, vỉ sắt che chắn vững chắc, và bải mìn dày đặt ngăn chặn sức tấn công của quân ta. Dù cho pháo binh yểm trợ bắn ngang đầu củng không làm nao núng địch quân. Hỏa pháo bắn lên soi sáng vùng trời, toàn là xác người lính ta bên rào lô cốt kiên cố của Mỹ có cộng quân bên trong ẩn núp bắn ra toàn là đạn pháo của Mỹ do cộng quân rành rẻ xử dụng như có sự chỉ dẫn của người Mỹ đồng minh.
Chúng tôi nhận lệnh rút quân xuống sườn núi và áng ngữ con đường viện binh của địch khi BTL tiền phương Sư Đoàn 22BB quyết định ra lệnh bắn pháo binh đầu đạn nổ chụp từ trên cao theo từ tính tầm nhiệt, để tiêu diệt dịch ẩn núp dưới giao thông hào hay ẩn núp kẹt đá núi. Và cho không yểm bằng máy bay ném bomb, tiêu hủy lô cốt Mỹ và dọn sạch bải mìn để quân ta tấn công tái chiếm đỉnh đồi. Nhưng vì hỏa lực của Mỹ quá mạnh, được xử dụng thuần thục như có huấn luyện chu đáo chiến thuật phòng thủ căn cứ vững chắc của đồng minh Hoa Kỳ.
Các đơn vị tấn công được lệnh ngưng bắn và bố trí tải thương về tuyến sau. Khi rút quân xuống chân núi và bố trí ẩn núp an toàn, thì pháo binh của sư đoàn và tiểu khu tỉnh Kom Tum phối hợp với pháo đội 3 tiểu đoàn Nhảy Dù 1-2-3 tăng phái thêm quân số, đang đóng tại sân bay, phía dưới chân núi bắn trục xạ lên đỉnh cao ngọn núi. Đứng dưới nhìn lên, thấy lổ chỗ từng vết bom đạn loang ra nham nhở như hành tinh mặt trăng. Các đợt pháo binh bắn phá vừa chấm dứt, thì đến các phi tuần ném bom của các phi đội Skyraider không quân Việt Nam đảm nhận phần việc san bằng ngọn núi đầy cộng quân chiếm đóng do Mỹ “Bàn giao”. Khói lửa vang rền bốc cao trắng xóa như đỉnh tuyết Phú Sĩ Sơn có pha sắc màu xám xịt tang thương cuộc chinh chiến.
Các phi tuần đánh bom chấm dứt nhiệm vụ, là các đơn vị phối hợp quân binh chủng chúng tôi mở tổng loạt tấn công lên đỉnh núi. Sức kháng cự cộng quân vẫn còn trong  đóng đổ nát, nhưng rời rạc và yếu ớt hơn, sau đợt bắn phá pháo binh và ném bom. Làm lộ nguyên hình đầy thương tích từ các lô cốt bay nóc xiêu vẹo, giao thông hào đầy xác địch chết ngỗn ngang. Còn bên rào lưới thép kẽm gai là xác quân ta nằm vắt vẻo trước họng đại liên Mỹ M60 nằm chổng trơ sau đợt bom phá hủy. Cảnh hoang tàn đổ nát, những khẩu pháo binh chôn vùi dưới lớp đá núi chất chồng phủ kín chỉ còn ló những nồng súng sáng loáng vươn cao trong nắng chiều tà tím tái máu khô. Nghe mùi tử khí ngồn ngột mà lợn cả giọng. Chỉ cần có  điếu thuốc lá mới chấn tỉnh tinh thần!. Và nhìn kỹ lại ngọn núi cao đã bị bom cày, đạn xới san bằng cụt chõm xuống vòng cao độ bản đồ hành quân, mất hết một vòng cao độ 50 mét thành một hố huyệt mộ tập thể chôn cả xác ta và địch lẫn lộn trong cát đá núi cao cho sự phản bội của đồng minh Mỹ trên chiến trường Tây Nguyên VN.
Sau khi thu dọn chiến trường và tập hợp tàn quân các đơn vị chiến đấu, quân ta thiệt mất và tan rã 2 tiểu đoàn vừa tăng phái và cơ hữu sư đoàn 22BB. Phía cộng quân tan rả 3 trung đoàn  bỏ xác tại chỗ với hơn1.630 xác chết. Đơn vị hành quân hỗn hợp chúng tôi tiếp tục truy đuổi và lục soát địch trên đường tháo chạy về sườn núi phía bên kia tiếp giáp với đường mòn HCM, là cứ địa xuất phát của 2 Sư đoàn: Sao Vàng và 324 cộng quân trấn giử đường mòn HCM. Trên đường rút lui chúng bỏ lại những khẩu pháo và giàn cao xạ bắn máy bay tối tân của Trung Quốc, còn thơm mỡ bò, bọc giấy bảo dưỡng China. Trên những khẩu pháo, và có những xác chết trong tư thế bị xiềng xích chân vào ổ đại pháo. Chúng không phải là bộ đội Vn mà là quân Trung Quốc với đôi mắt xếch, một mí người Tàu Chợ Lớn, theo xác nhận của người lính Chợ lớn VNCH. Và lục xác chết trong túi  họ mang theo tiền Campuchia đầy ấp và mới tinh khôi được in ấn lậu từ phía Trung Quốc đem qua Campuchia giao cho du kích pônpốt-Khờme Đỏ phá rối nền kinh tế chính phủ Lonol thân Mỹ. Và số tiền lậu này, tiểu đoàn đơn vị chúng tôi đã tịch thu chiến lợi phẩm trong trận đánh vừa qua tại mặt trận Ben Hét và biên giới Nam hạ Lào…
Những Phát hiện này và vừa qua có dấu vết xe tăng-thiết giáp địch hạng nặng T.54; PT.76 của Liên Xô và Trung Cộng tăng cường xâm nhập chiến trường Miền Nam VN trong khi Mỹ rút quân và Việt Nam Hóa chiến tranh. Mỹ sợ quân VNCH phát hiện âm mưu đi đêm thỏa thuận với Tàu Cộng bán đứng và phản bội đồng minh qua trận đánh Căn Cứ HỎA LỰC 6, nên cả vú lấp miệng em, bằng cách chối từ nhận xét tình hình mặt trận chiến trường qua mặt Mỹ, hầu xin tăng viện vũ khí hiện đại hóa, để bắt kịp tăng trưởng đà viện trợ, tăng cường của khối Nga-Tàu cho cộng quân Cộng sản Bắc Việt tiến chiếm Miền Nam VN.
Và hậu quả đau buồn dân tộc, của người lính VNCH 30-4-1975, ngày gãy súng tan hàng.
 Xin xem link hướng dẫn cùng tác giả:
 - Buồn trong chiến thắng
Nhờ tăng phái thêm 3 tiểu đoàn Dù, và 2 tiểu đoàn biệt kích biệt Lôi Hổ, Biệt Kích 81 Dù này chúng tôi chiếm lại chiếm lại ngọn đồi máu căn cứ 6 này và rảnh tay bung ra lục soát quanh vùng tạo vòng đai an toàn căn cứ trước khi chia tay quân bạn để nhận lãnh trách nhiệm bảo vệ ngọn đồi. Tôi có dịp chứng kiến những mất mát của chiến tranh và tình người trong cuộc chiến.
Chiến thắng nào cũng có cái giá của nó,và miền vui nào cũng có buồn ẩn chứa bên trong, không có cái gì trọn vẹn bao giờ, xin nhớ cho!Trong trận chiến này, người lính chúng tôi phải mượn xác đồng đội trải dài trên rào kẽm thép đánh dấu bải mìn và bước qua  xác bạn để tiến tới lổ châu mai nơi đặt ổ đại liên địch. Thây người chồng chất bịt kín, làm im tiếng súng địch…Tại sao chúng tôi, người lính chiến sĩ VNCH chết nhiều như vậy là vì chúng tôi có tình thần đồng đội rất cao biết hy sinh và chết thế cho nhau trước họng súng kẻ thù để bảo vệ Tự-Do miền Nam. Người lính chúng tôi không thù hằn với anh em Bộ Đội Miền Bắc và, vì chúng tôi chỉ là nạn nhân của chiến tranh, bắt buộc phải giết  lẫn nhau tranh giành sự sống, đó là luật sinh tồn không ai muốn giết nhau giữa Bắc -Nam bao giờ!?.
Trên đường lục soát, tôi bắt gặp nhiều cán binh bộ đội Miền Bắc còn rất trẻ tuổi- Học trò cấp một- bị bắt vào Nam với khẩu hiệu; ”Sinh Bắc Tử Nam”. Vượt dãy Trường sơn vào Nam “Giải Phóng”. Họ được tuyên truyền dụ dỗ cho uống thuốc “Hùng Tâm” do Trung Quốc cung cấp {Kích thích tố hăng say chiến đấu}là chất độc mang lại hệ quả chiến tranh sau này, nhưng trước mắt vẫn là thuốc “Hăng máu” liều mạng, tấn công biển người của Cộng Sản!?. Xác chết cán binh Cộng Sản Miền Bắc có màu da trắng bệch như một xác người di động vô hồn…trên vai mang túi gạo và ít đòn bánh tết{Tét} hẩm hiu, chắc do mẹ tiễn con lên đường vào Nam chống Mỹ…Trong túi áo rách nát đầy máu vết thương, còn sót lại những bức thư tình vụng-dại tuổi học trò nào biết gì chiến tranh!?, Tôi thương họ lắm, và biết nói gì với chiến tranh, khi chính mình cũng là nạn nhân  trong  cuộc chiến phi lý và vô nhân đạo này!!!
viet nam war, người lính việt nam cộng hòa
















Tội Đánh Mỹ!?
Trên con đường lên Tây Nguyên của đoàn xe-Convoi- chở đầy vợ con lính, dọn  nhà khu gia binh và quần áo mang theo rời  khỏi Phú yên, tỉnh Tuy Hòa lên núi Hàm Rồng thuộc tỉnh pkeiku, để tiếp nhận khu gia binh của căn cứ Mỹ nằm dưới chân núi. Trên đường đi theo quốc lộ 19 tới An Khê, Phù Mỹ- tỉnh Quy Nhơn- gặp đoàn  xe- Convoi GMC - chở lính Mỹ đầy máy móc dụng cụ văn phòng ngược chiều về Tuy Hòa cho kịp chuyến bay hay ra khơi với hạm đội số 7 trong đợt rút quân. Với lối ngang tàng, hống hách theo kiểu cow-boy miền tây hoang dã Hoa Kỳ của một đạo quân Viễn Chinh chủ chiến tại Miền Nam VN, không coi trọng tài sản và sinh mệnh của người dân Việt Nam trong thời chiến tranh giúp VN với một chút quyền, mà Mỹ tự cho họ có quyền sinh sát, bố thí Tự- Do cho người dân VN phải mang ơn ngươi Mỹ. Trên con đường vội rút quân. Đoàn quân xa Mỹ lái xe cán bừa lên người, lên vật đang lao nhao hợp chợ phiên làng quê bên đường. Phiên chợ quốc lộ 19 thị trấn An Khê - Phù Mỹ đông đúc dân làng sinh hoạt. Phải một phen làm người dân chạy tán loạn, kinh hoàng bởi đoàn xe lính Mỹ bất thần ào ào tiến tới vói những hung thần Mỹ hất tung hàng hóa, gióng gánh, thúng mẹt ăng tung tóe trên vệ đường quốc lộ. Làm tôm cá, mắm thóc, rau cải của nông dân khuya sớm lặn lội, tảo tần từ trong các đồng sâu mang về đây, để bị người Mỹ đạp đổ không chút tiếc thương quê nghèo. Có người bị thương, chảy máu kêu khóc vang trời…cũng không động lòng văn minh lối sống người Mỹ, sang đây giúp đỡ nhân phẩm tự do của người Việt Nam.
Chúng tôi người lính VNCH, vì thể diện tinh thần dân tộc, không thể chịu đựng trước những hành động côn đồ, mất dạy và khoanh tay đứng nhìn người Mỹ ngang nhiên nhục mạ và sỉ nhục quyền sống đồng bào mình, và họ-Mỹ- rất khinh khi, kỳ thị sắc tộc  da màu khi tới được Miền Nam VNCH, và chà đạp nhân quyền dân bổn xứ VN. Coi đồng minh VNCH là kẻ đánh thuê. Tự cho mình là đỉnh văn minh Hoa Kỳ; khinh rẻ dân bản xứ Việt Nam. Và vì chủ động trong cuộc chiến chống cộng sản, mà Mỹ muốn bỏ rơi chiến hữu đồng minh VNCH trong hợp đồng tác chiến chống Bắc Cộng sản rất tùy tiện, và cố ý thân Tàu Cộng Trung Quốc, để rút quân vội vàng cho sự sắp xếp Việt Nam hóa chiến tranh. Nên đoàn quân chúng tôi phải can thiệp bằng vũ lực quân sự với quân đội Mỹ trong bất bình tột độ. Bắn nhiều loạt đại liên M60 đặt trên nốc xe GMC dẩn đầu mở đường, bảo vệ khu gia binh lính. bắn thẳng vào lốp xe đoàn Mỹ bể bánh, lật trái sang lề đường, gây cản trở cho đoàn xe Mỹ phải dừng lại.Và lính chúng tôi tủa xuống đường, bố trí thành trận địa sẵn sàng nghinh chiến nếu  lính Mỹ có phản ứng cứng đầu, chống lại, và nổ súng ngay, cho dù là chiến hữu, kể cả đồng minh Hoa Kỳ, khi tàn nhẫn với dân tộc minh…Rất may không gặp phản ứng gì khi đoàn xe Mỹ biết nhận lỗi về mình. Nhưng không thể xoa dịu tính tự tôn dân tộc và khí phách kiêu hùng của người lính VNCH, nên chúng tôi bảo chúng đầu hàng,hai tay để trên đầu như kẻ tù binh thua trận đứng về một bên và chúng tôi cho nổ lựu đạn phá hủy chiếc xe gây nạn khủng khiếp cho đồng bào được thỏa lòng hả dạ tự ái dân tộc mình không ai dám công khai chà đạp dân mình dù là ân nhân Mỹ trong cuộc chiến VN. Đứng xa xa là đồng bọn Mỹ thủ súng tự vệ và gọi máy truyền tin, báo cáo sự việc về cho Tướng Cố vấn Hoa Kỳ và tướng Tư lệnh Ngô Dzu SĐ 22BB lên can thiệp vì sợ chúng tôi đốt sạch hết cả đoàn xe Mỹ chở đầy hàng hóa và của cải rút quân về biếu tặng tướng lãnh Sư Đoàn…để trả thù dân tộc và bảo vệ  cho dân.
Khi tiếng trực thăng kêu phạch phạch trên bầu trời là lúc ngọn lửa sắp tàn của chiếc xe bị đốt, khói vẫn bốc lên cao tạo thành hỏa khói chỉ điểm cho trực thăng của Tướng Tư lệnh SĐ vùng II đáp xuống xử lý nội vụ. Nhưng trực thăng không đáp xuống…Mà đoàn xe chở đầy hàng của cãi hàng hóa mỹ, được lệnh tướng tư lệnh cho chở về bản doanh BTL/SĐ 22BB cầu Bà Gi. Còn trung đoàn 47/SĐ 22 BB lập tức theo lệnh lên đường trục chỉ hành quân tiếp viện căn cứ 6, không kịp đưa vợ con lính về căn cứ khu gia binh mới nhận được của Mỹ, ở căn cứ Hàm Rồng. Đây là hình phạt lưu đày lính “Cầm lựu đạn đi tiền đồn” theo luật phạt nhà binh cho lính và ít nhất lảnh “100 củ” ghi vào hồ sơ quân bạ của mỗi sĩ quan trước khi đưa ra tòa án binh giáng cấp chức vụ-xuống cấp bực quân hàm sau đó…! khi chấm dứt lệnh hành quân.
Từ đó, chúng tôi có mối bất hòa với cố vấn quân sự Hoa kỳ trong mỗi lần hành quân phối hợp Việt Mỹ. Vì người Mỹ đánh giặc theo kiểu công tử con nhà giàu rất là keo kiệt, tính toán lời-lỗ với chiến hữu đồng minh VNCH trong tiếp xúc ngoại giao vì công vụ: “Anh ăn, anh trả. Tôi ăn tôi trả…!?”{He ate his return, I eat I pay}, làm tôi muốn điên cái đầu  khi đi công tác, công vụ với cố vấn Mỹ được họ mời cơm, thì phải soát lại trong túi có đủ tiền trả cho buổi cơm đó không!? Và tôi phải mất mặt ghi nợ trước mặt ngươi đẹp bán hàng cho buổi cơm 2 người cố vấn kia theo phong cách hiếu khách dân tộc Việt. Lề lối cư xử con buôn quốc tế từ thời lập quốc tới nay, nên họ mới giàu ra! Về mặt  quyền lợi kinh tế. khi họ cho ai món quà nào thì họ móc cả lưỡi câu vào món mồi đó, có nối liền lưỡi câu bằng một sợi dây dài cằm sẵn nơi bàn tay khôn ngoan đóa để của họ. Không thua gì dân Ba Tàu Trung Quốc.
Tuy nhiên, người Mỹ thiếu kinh nghiệm về chính trị, lẫn quân sự, chỉ biết lấy sức mạnh quân sự làm phương tiện phục vụ kinh tế cho họ. Nên chiến tranh Việt Nam, Mỹ không chủ trương đánh thắng Cộng Sản Bắc Việt, mà muốn mở của thị trường đông dân Trung Quốc mà thôi. Và Hoa Kỳ cóc cần biết ai là Cộng Sản; ai là Quốc Gia tự do yêu nước trong số 25 triệu dân miền nam trong chiến tranh VN. Trước năm 75, có nhiều cố vấn quân Sự Hoa Kỳ hỏi tôi: “ Ai trong số các anh là VC làm sao tôi phân biệt được kẻ thù!???”- Tôi trả lời: “Khi chúng tôi còn mặc quân phục và người dân chúng tôi còn mang ơn các các chiến hữu Hoa Kỳ đem lại hòa bình tự do đó chính là đồng minh, bạn anh. Và khi chúng tôi đánh đuổi, đòi giết anh,thì chúng tôi mới là VC kẻ thù của anh, xin anh rõ nghĩa, thế nào là Cộng Sản rạch ròi đen trắng!?
Và có một điều thú vị, các bạn Mỹ là ân nhân cứu mạng cho Cộng Sản nằm vùng mỗi khi đơn vị Mỹ phối hợp hành quân lục soát mật cứ địch trong vùng “Giải phóng. Với tiếng động ồn ào như đi hội chợ, làm cho VC nằm vùng hoảng hồn bỏ chạy trước khi Mỹ đến mục tiêu không có VC, mà chỉ toàn là nông dân, tay lấm chân bùn…giả dạng thường dân vô tội và làm cho lính Mỹ có cảm tưởng VC hết giờ làm việc,và đi ngủ tất cả rồi! và đưa đến trạng thái ngây thơ trong cuộc chiến VN là lẽ tất nhiên phải thua cuộc với Cộng Sản MTGPMN.
Mọi sự việc xảy ra lính tôi đều chấp nhận, miễn sao gánh bớt thương đau cho dân vùng chiến nạn hằng ngày phải đối mặt với chiến tranh!
-Về… trong nỗi nhục-nhằng bơ-vơ!
Mỗi lần hành quân về, đoàn quân chiến thắng chúng tôi không được vào thành phố, là nơi chúng tôi tìm chút nghĩ ngơi và giải trí sau những ngày hành quân gian khổ, mệt nhọc, thiếu vắng tình người thành phố cho ấm lại hoang vắng núi rừng. Lính chúng tôi chỉ được đón tiếp, chào hỏi, mời mọc của những cô Ả “ Gái giang hồ”{Giải quyết chiến tranh}. Đời lính chúng tôi chỉ được vinh danh trong cái thừa thải xã hội, còn được đồng hóa với chúng tôi vào hàng đỉ điếm…!?
Cấp trên mệnh lệnh đóng quân ra xa khỏi thành phố để tránh tình trạng lính phá phách và đánh nhau giành “Gái”…Người lính trận chúng tôi bị coi thừơng về giá trị Tự-Do mà Tổ Quốc vinh dự trao cho trách nhiệm bảo vệ đến hơi thở cuối cùng, và người lính chúng tôi phải có được quyền sống -Tự- Do- cho cá nhân cộng đồng người lính sau mỗi cuộc hành quân về. Lính chúng tôi là giá trị thể hiện Tự Do tại sao chúng tôi không có quyền hưởng nhu cầu tự do chính mình làm ra cho hòa bình,Tự do dân tộc.
Các ông Tư Lệnh Quân đoàn, Sư Đoàn và Tướng Lãnh Quân khu không cho lính vào các thành phố “Ăn Chơi” của đám thanh niêm, sinh viên con ông cháu cha –Thế lực- trốn lính ăn chơi sa đọa trong các tửu lầu nhạc nhúng sập xình cùng gái đẹp-bia ôm-Cùng đám đại gia; con buôn lậu đồ Mỹ quốc viện trợ chiến tranh…làm đau lòng chiến sĩ ngày đêm đánh trận cho hậu phương an ổn ăn chơi trên xương máu các anh chiến sĩ ngoài trận địa sống chết với kẻ thù, thử hỏi ai không buồn!?.
Và chính các ông tướng lãnh này đứng ra chỉ đạo kinh doanh bằng quyền lực chiến tranh cho phép mở các quán Bar đèn mờ và các động đỉ cao sang tiếp khách quốc tế và các thương gia- Bọn gian thương-chuyên buôn bán đồ Mỹ lậu là mặt hàng viện trợ quân sự chiến tranh, cũng là xương máu của anh em chiến sĩ VNCH do các tướng lãnh quân đội đứng ra làm ma cô, ma cạo ”bảo kê”, hoặc làm chủ kinh doanh bia ôm, động điếm…nên không cho lính dưới quyền mình về phá phách xóm làng và đập bể nồi cơm, nhờ chiến tranh làm giàu cho họ.
Các tướng lãnh quân đội VNCH thời đệ nhị cộng hòa của “ Hội Đồng Cách Mạng Quân Nhân” lên nắm quyền điều hành đất nước Miền Nam thay thế chính phủ dân sự đệ nhất cộng hòa Ngô Đình Diệm, đã làm lu mờ vai trò yêu nước của người quân nhân, chiến sĩ VNCH và mất miền tin trong lòng nhân dân lẫn quần chúng Miền Nam. Người lính chiến đấu bảo vệ Tự-Do Miền Nam mà dân chúng cứ hoài nghi cho thế lực ngoại bang Mỹ-Theo lời VC/MTGPMN nói - Để rồi cuộc chiến đấu này của người lính VNCH bị phủi công ơn và quên lãng của người dân trước sự hy sinh vô bờ bến cho Tự Do Độc lập VNCH.
 -Một thời chinh chiến, một thời ngang dọc…!
Lính tôi trước sự bất công xã hội và bất bình cấp trên, nên rơi vào trạng thái, không ai biết thương mình!?-Một thành phần cuộc chiến bỏ rơi. Nên phản kháng bất cần đời…!!!
Chúng tôi kéo nguyên cả một tiểu đoàn hành quân với đầy đủ súng đạn về thành phố Pleiku-“Phố núi Mây Bay” vì có vài người lính của đơn vị chúng tôi ra phố uống rượu nhằm vào quán Bar đèn mờ của Tướng Ngô DZU thành lập kinh doanh và cho vài lính bảo vệ và có quân cảnh xét giấy tờ bắt quân nhân trên trên thành phố vào nơi có em út sập xình uốn éo cho đám thanh niên vô công rổi nghề, phè phởn ăn chơi trên xương máu, chết sống của người lính. Các chiến hữu đơn vị bị bắt, chạy về báo cáo sự việc, nên tiểu đoàn tôi tức tốc từ căn cứ núi “ Hàm Rồng” vác theo 2 khẩu đại liên M60 và 4 xe GMC đầy nhóc lính chạy ra phố và đặt 2 khẩu đại liên, hai bên đồn lính quân cảnh,và ra lệnh phải thả ngay lập tức 5 người lính của tiểu đoàn bị quân cảnh bắt giữ. Và được một sĩ quan trong đồn ra giải hòa và hứa thả với một chầu bia lon- bia Heineken- tại chổ cho các cấp sĩ quan hai bên vốn đã ghét nhau từ lâu…giữa lính kiểng và lính tác chiến không ưa gì nhau!- Một đàng sống-chết, một đàng lính cô, lính cậu….
Sau khi lấy lính ra khỏi đồn Quân Cảnh, chúng tôi chở lính đến các quán “ Bar” đèn mờ, nhà hàng hạng sang của Tướng Ngô Dzu cho các lính kiểng  đứng ra bảo kê làm đầu nậu,ma cô. Lính chúng tôi vào ăn uống rồi đập phá quán… Ông Tướng Ngô Dzu và ngài Tỉnh Trưởng Pleiku biết được và biệt phái các lính kiểng gác dinh tòa tỉnh. Cả ba chục người trên 5 xe Jeep và lại có thêm 4 xe Quân Cảnh hộ tống. Hai bên lính chúng tôi dàn trận ngay trên những con đường chính của thành phố Pleiku như một trận địa và bắn hai khẩu đại liên{Gà Cồ M6o}bay cao trên đầu họ với làn đạn lửa như pháo hoa và ném lựu đạn ra giửa lòng đường phố nổ tung, gây áp đảo tinh thần lính kiểng-chết nhát!- Làm họ phải tìm nơi ẩn núp bằng hai tay che đầu, núp dưới gốc cây hai bên đường, thấy mà thương cho đời lính kiểng. Họ bỏ xe sắp hàng dài như đi duyệt binh mà không sợ địch phục kích như chúng tôi !?. Sẵn máu nóng hăng say do rượu vào nhưng có biết đâu là bạn,đâu là thù! Lính chúng tôi châm lửa đốt 4 xe Jeep của Quân Khu II. Và lật ngửa chúng ra lộ đường cho hả giận, vì tức tối Tướng cầm quân, hy sinh xương máu chiến hữu dưới quyền tại chiến trận, để bảo vệ thành phố cho các thanh niên, thiếu nữ sống sa đọa, ăn chơi nhảy múa trên máu xương các chiến sĩ VNCH ngoài mặt trận. Không phải là nạn kiêu binh trong thời chinh chiến nhưng là sự nhắc nhở các tướng lãnh cầm quân, hãy quay về với trách nhiệm và danh dự tổ quốc giao phó, khi Miền Nam VN sắp rơi vào cộng quân Bắc Việt, mà Mỹ đã đánh mùi biết trước. Nên Hoa Kỳ rút quân rất sớm để được an toàn!!?
Và 36 năm sau bổng giựt mình nhớ lại cuộc chiến hôm nay; tưởng đã lãng quên chôn vùi trong quá vãng, nào ngờ hiện thực phủ phàng lôi tôi sống lại chiến trường xưa!
 “Ví dù miền Nam Việt Nam có bị đại bại hoàn toàn, cái yểm trợ tận lực của Hoa Kỳ sẽ cho phép người Mỹ nhún vai và nói rằng họ đã cố gắng hết sức. Nhưng, Hoa Kỳ đã không tận lực, mà trái lại người Mỹ lại còn cố gắng che đậy sự thật bằng cách bôi nhọ miền Nam Việt Nam và nhục mạ quân lực VNCH đã sai lầm, không chiến đấu cho dân tộc họ.
Bây giờ đã quá trễ để Hoa Kỳ chuộc lại tội ác tầy trời khi bỏ rơi nhân dân miền Nam Việt Nam vào tay Cộng Sản. Nhưng nó chưa quá trễ để Hoa Kỳ thú nhận lỗi lầm trong việc nhục mạ họ-VNCH. Và cũng chưa quá trễ để bắt đầu vinh danh các thành quả và lòng dũng cảm của những binh sĩ VNCH đã chiến đấu bảo vệ lý tưởng Tự Do cho hòa bình Việt Nam!!!
Huỳnh Mai St.8872
{Thân phận chiến Tranh-VNCH}

MỸ T RỞ LẠI VIỆT NAM. 



   Sau 37 chiến bại miền Nam VNCH, lôi kéo theo sự thất thoát quyền lợi kinh tế của Hoa Kỳ tại biển Đông Á/TBD, bị Trung Cộng chiếm lĩnh mua chuộc tất cả đồng minh- Bãn hàng thương mại của Hoa Kỳ- sau khi Mỹ bỏ biển Đông Á/TBD, đưa quân sang Trung Đông-Á Rập,mở rộng chiến tranh dầu hỏa.
   Và đưa đến kết hậu quả "Phá Sản Chiến Tranh" của nền kinh tế Hòa kỳ suốt cả thập niên qua, khi bỏ rơi Miền Nam VNCH, cho Trung Cộng, và Việt Cộng Bắc Việt Nam chiếm đóng Hoàng Sa & Trường Sa của Miền nam VNCH, và tạo thành khu vực đường lưỡi bò 9 đoạn, chiếm hết 80% biển Đông Á.Gọi là ao nhà của khối Công Sản Trung-Việt, mà Hoa Kỳ không có trách nhiệm và quyền lợi gì!? tại ĐNÁ của thời chiến tranh VN trước năm !975, vì đã chấm dứt HĐ Paris/73; do Hoa kỳ và Việt Cộng đã đồng thuận giao bán Hoàng Sa & Trường Sa của Việt Nam cho đồng chí Trung Quốc, của Công Hàm bán nước/ 58/PVĐ và HĐ Paris/73-Của Hoa Kỳ.
   Nay Mỹ muốn trở lại Việt Nam, để tìm lại quyền lợi cốt lỏi của Hoa Kỳ còn xót lại tại Miềm Nam VNCH sau khi Mỹ rút quân khỏi chiến tranh VN. Đó là những giếng dầu hỏa do Mỹ khoan dò khám phá đầy trữ lượng, năng lượng toàn cầu làm chủ biển Đông. Nếu Hoa Kỳ kiểm soát nguồn năng lượng chiến lược này.    Và nó có khả năng phục hồi lại nền kinh tế suy trầm của nước Mỹ; cũng như hoàn thành trách nhiệm giá tri Tự Do,nhân quyền, mà Mỹ còn nợ "Quyền Sống con người Việt Nam" được đồng minh chiến hữu Tự Do/QL.VNCH phó thác trước khi "Gảy súng tan hàng..." trong cơn bức tử...!?" của đồng minh chiến hữu Hoa Kỳ cùng chiến tuyến TỤ Do!!!

 Hẹn về SÀI GÒN ta quét sạch Việt Cộng Thù- Giọt nước mắt nào tràn mi...trong vòng tay thân thương!!!
    Nữ Thần Tự Do- Bà Hillary Clinton...Đến!!!
  
Sài Gòn Say Xỉn Trước Bình Minh
Thơ,
Huỳnh-Mai St.8872
Dạ Lệ Huỳnh
Người Sàigon… say- xỉn trước bình minh,
 Nâng ly cạn chén chúc nghĩa ân- tình…
Nữ thần Tự-Do Bà Clinton đến...
Tự-Do ngời sáng trọn nghĩa đồng minh,
Ba-lăm năm Miền Nam đầy đen đủi…?
Như trời Obama…không thấy mình...
Dân oan lao-lực… đêm cày tới sáng…
"Ngày làm không đủ tranh thủ làm đêm"
Sàigon nhậu sớm...tiễn ông bóng tối...
Chào đón Nữ Hoàng chợt đến Tự-Do,
xox
Trời chưa sáng Saigon say xỉn...trước!
 Lúc bình minh về...sao thấy Tự-Do…?
Dân chủ Tự-Do…?.Dân chủ Xã Nghĩa…?
Tự-Do chập chờn bóng tối...Obama…?
Hoàng-Trường-Sa một lần về Trung Quốc;
Giếng dầu khí đốt về Mỹ lần hai…?
Chỉ tội dân mình không quyền tự quyết,
Đổi dầu để lấy "Dân Quyền Putin;"
Miền Nam chiến hữu…Mỹ còn bán đứng…?
Bắc Việt ngày nay đổi… lấy giếng dầu…?
xox
Tôi thức suốt đêm… vì sao không ngủ…?
Bạn bè chiến hữu...mòn mõi trong tù;
Cải tạo lái ôm…thương binh vé số,
Trắng đêm không ngủ…ngon giấc cho đời...
Đứa rước khách…đứa ru- ca vọng cổ;
Sống nhờ đêm...bóng tối Obama;
Trút bỏ phận đời cùng cây súng gảy…
Cạn cùng ly rượu xỉn... trước bình minh,
Mặc tình đời...ta say cho kẻ tỉnh….
Dân ta lắm kẻ hòa bình trước dân…?
xox
Saigon…say- xỉn...mất phương định hướng!?
Đêm dài đen tối...muốn thấy bình minh!
 Tự-Do vội vã mắc lừa Cộng Đảng,
Dối dân hại nước ...hòa bình trước dân…?
Dân Chủ bịp… trò lừa Tư Bản Đỏ,
Trở về chia ghế Việt gian Việt Kiều;
Người tù chế độ áo cơm ngậm đắng...
Tự-Do bỏ ngỏ...nuốt cay hận lòng,
Đa nguyên đa đảng là con đảng cộng?
Dân chủ Xã Nghĩa…dân tộc giải hòa;
xox
Saigon nhậu sớm…bao mùa súng gẫy…
Xả thân cơm áo trôi qua tháng ngày,
Không thấy mình say… không là nhục sĩ?
Cơm hè ngủ chợ…quê hương lưu đày;
Nghe Mỹ đến… không nhà tiếp khách;
Chỉ có nhà tù…Mỹ chẵng viếng thăm;
"Vì không có chó bắt mèo ăn… cứt?”
Đối tác chiến lược thay thế đồng minh;
Tự-Do gẫy cánh trong tù phơi xác;
Tự-Do đâu nữa Hoa Kỳ bán buôn!!?
xox
Đảng phái dân oan thôi dừng tranh đấu,
Được mùa Mỹ đến dân quyền lên hương;
Tất thời say xỉn… bình minh sẽ đến;
Lợi quyền chức vụ Cộng Đảng chia cho…
Dân chủ Cộng Nô đổi màu Tư Bản Dỏ,
Cùng nhau cộng hưởng hòa bình trước dân...
Đổi chác giếng dầu chủ quyền Mỹ hứa,
An- toàn Đảng Cộng đáp bải quê hương,
Trở lại Việt Nam...bán thêm Miền Bắc;
Mỹ-Hoa hai kẻ quốc tế gian hùng;
xox
Tự-Do chết dỡ...trong tù Cộng Sản;
Dân chủ…nhân quyền cơm áo xin ăn,
Tự-Do cái giá… đong đầy lệ máu;
Không Tự-Do…Mỹ đến với...lợi quyền;
Đứng dậy mà đi...đồng bào tổ quốc,
Đạp xô "Dân Chủ"...trái chiều Tự-Do;
Phá tù Xã Nghĩa…Tự-Do trong Đó;
Dân Chủ Việt Nam…Mỹ-cộng giải hòa;
Nghe mùi hàng hóa Mỹ trao trung Quốc,
 Đổi màu Việt cộng…"hòa bình trước dân!?”

              Huỳnh-Mai
[Sài Gòn Say Xỉn Trước Bình Minh]  



              Huỳnh Mai St.8872
               Bh, Da Lệ Huỳnh
               {Tội đánh Mỹ-Phản bội!}