Nữ tướng 4 sao Mỹ đầu tiên chỉ huy không quân Thái Bình Dương
Đăng Bởi Một Thế Giới - 14:08 07-10-2014
Nữ tướng không quân Lori Robinson - Ảnh: Flickr
Thượng viện Mỹ gần đây xác nhận bà Lori Robinson là nữ tướng không quân Mỹ đầu tiên sẽ chỉ huy toàn lực lượng không quân của nước này ở vùng Thái Bình Dương.
Quan trọng hơn, khu vực này cũng là nơi đóng quân của một số quân đội lớn nhất thế giới, ít nhất là 8 đối tác an ninh vốn có quan hệ chặt chẽ với Mỹ, nơi giữ vai trò cân bằng về ngoại giao và quốc phòng với lợi ích của Mỹ.
Tướng Robinson sẽ trở thành người phụ nữ cấp cao nhất trong lịch sử quân sự của Mỹ tại khu vực này, chịu trách nhiệm chỉ huy chiến đấu.
Sơ yếu lý lịch của nữ tướng quân chỉ huy không lực Thái Bình Dương nhìn chung khá ấn tượng. Bà được đào tạo như một chỉ huy các cuộc chiến trên không, tốt nghiệp và được hướng dẫn tại Trường không quân Fighter Weapons và đã trải qua vị trí chỉ huy ở nhiều cấp độ.
Lori Robinson (phải) khi còn là thiếu tướng (ba sao) không quân năm 2013 - Ảnh: acc.af.mil
Sự kiện này đúng là đáng mừng, nhưng không có nghĩa là giới nữ từ nay đã đươc gỡ bỏ hoàn toàn các rào cản trên con đường phát triển sự nghiệp quân sự. Bởi đơn giản, khi các quy tắc được phá vỡ cũng không có nghĩa bạn sẽ dễ dàng vượt qua nó.
Phụ nữ chiếm gần 15% lực lượng vũ trang Mỹ, khoảng 150 người đã thiệt mạng trong các cuộc chiến tranh kể từ sự kiện 11.9, với sự đóng góp vô giá trong suốt thời gian trên chiến trường.
Cùng với đô đốc hải quân Michelle Howard và tướng quân Janet Wolfenbarger, tướng Robinson đã gia nhập "biệt đội nữ bốn sao", tức những người phụ nữ cấp cao nhất trong quân đội Mỹ, đứng ở vị trí chỉ huy chiến đấu.
Tuy nhiên, tỉ lệ nữ giới giữ cấp tướng chiếm chưa đầy 8% tổng số tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang nước này. Họ còn phải phấn đấu để đi một quãng đường rất xa nữa mới đạt được những thành tựu như các đồng nghiệp nam cùng cấp.
Và không có gì đảm bảo họ sẽ làm được, ngay cả trong tương lai.
Thứ nhất, họ chính là đại diện cho thế hệ đầu tiên của nữ giới đạt được vị trí cao khi phục vụ trong quân ngũ. Mọi hoạt động của họ chắc chắn sẽ bị để ý từng chút và tất nhiên, có người ủng hộ thì cũng có người không ủng hộ.
Điều này đòi hỏi một sự thay đổi nhận thức đối với nữ giới trong các bộ phận của quân đội Mỹ. Các chỉ huy nam cấp cao thường tránh việc thuê phụ nữ trẻ làm việc nhiều giờ hoặc đi công tác xa do nhận thức vẫn không thay đổi. Họ còn lo ngại khả năng xuất hiện những lời cáo buộc thiên vị trong lực lượng.
Vào tháng 7.2014, hội đồng chỉ huy không quân Mỹ ra đề nghị "không có nữ" ở vị trí chuẩn tướng không quân (một sao). Chi phí dịch vụ tổng thể cho nữ chỉ huy cấp cao gần gấp đôi so với nam giới.
Càng ở cấp cao, tỉ lệ có mặt của nữ giới càng ít dần. Theo thống kê năm 2013, nữ giới chiếm 23% trong lực lượng không quân, nhưng lên đến cấp trung úy chỉ còn 12% và cấp đại tá là hơn 7% (ba sao).
Sự đánh giá thấp khả năng của phụ nữ từ xưa đã dẫn đến nhận thức ngày hôm nay. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây, tập trung vào các lực lượng không quân, đã xác định những trở ngại về cơ cấu nếu duy trì nữ nhân viên.
Nghĩa vụ quân sự vẫn được xác định trên mô hình năm 1950 với người vợ đảm nhiệm vai trò quán xuyến việc nhà và người chồng ra xông pha trận mạc.
Phụ nữ trong quân đội phải đối mặt với gánh nặng không cân xứng về công việc gia đình và nuôi dạy con cái, ngược lại với các đồng nghiệp nam. Điều này làm cản trở con đường thăng tiến sự nghiệp của họ, khiến họ không thể cạnh tranh công bằng với các đồng nghiệp nam ở mọi phương diện.
Vì thế, nhiều phụ nữ đã tự nguyện rời quân ngũ để trở về với việc quán xuyến gia đình.
Các nhà lãnh đạo quân sự cấp cao đã nhận tình trạng này và đang tiến hành các bước khắc phục, như cung cấp một kỳ nghỉ phép cho cả nam lẫn nữ quân nhân để họ về thăm gia đình, tăng sự linh hoạt trong vấn đề sử dụng nhân tài.
Song Anh theo National Interest
Đăng Bởi Một Thế Giới - 14:08 07-10-2014
Nữ tướng không quân Lori Robinson - Ảnh: Flickr
Thượng viện Mỹ gần đây xác nhận bà Lori Robinson là nữ tướng không quân Mỹ đầu tiên sẽ chỉ huy toàn lực lượng không quân của nước này ở vùng Thái Bình Dương.
Trong tháng 10 này, bà Robinson sẽ đảm nhận trách
nhiệm tại khu vực địa lý liên quan đến Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật
Bản, Ấn Độ Dương cùng toàn bộ khu vực phía bắc và phía nam Thái Bình
Dương với khoảng 36 quốc gia, nơi có 3,5 tỉ người đang sinh sống, chiếm
hơn 52% bầu khí quyển của thế giới.
Quan trọng hơn, khu vực này cũng là nơi đóng quân của một số quân đội lớn nhất thế giới, ít nhất là 8 đối tác an ninh vốn có quan hệ chặt chẽ với Mỹ, nơi giữ vai trò cân bằng về ngoại giao và quốc phòng với lợi ích của Mỹ.
Tướng Robinson sẽ trở thành người phụ nữ cấp cao nhất trong lịch sử quân sự của Mỹ tại khu vực này, chịu trách nhiệm chỉ huy chiến đấu.
Sơ yếu lý lịch của nữ tướng quân chỉ huy không lực Thái Bình Dương nhìn chung khá ấn tượng. Bà được đào tạo như một chỉ huy các cuộc chiến trên không, tốt nghiệp và được hướng dẫn tại Trường không quân Fighter Weapons và đã trải qua vị trí chỉ huy ở nhiều cấp độ.
Lori Robinson (phải) khi còn là thiếu tướng (ba sao) không quân năm 2013 - Ảnh: acc.af.mil
Sự kiện này đúng là đáng mừng, nhưng không có nghĩa là giới nữ từ nay đã đươc gỡ bỏ hoàn toàn các rào cản trên con đường phát triển sự nghiệp quân sự. Bởi đơn giản, khi các quy tắc được phá vỡ cũng không có nghĩa bạn sẽ dễ dàng vượt qua nó.
Phụ nữ chiếm gần 15% lực lượng vũ trang Mỹ, khoảng 150 người đã thiệt mạng trong các cuộc chiến tranh kể từ sự kiện 11.9, với sự đóng góp vô giá trong suốt thời gian trên chiến trường.
Cùng với đô đốc hải quân Michelle Howard và tướng quân Janet Wolfenbarger, tướng Robinson đã gia nhập "biệt đội nữ bốn sao", tức những người phụ nữ cấp cao nhất trong quân đội Mỹ, đứng ở vị trí chỉ huy chiến đấu.
Tuy nhiên, tỉ lệ nữ giới giữ cấp tướng chiếm chưa đầy 8% tổng số tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang nước này. Họ còn phải phấn đấu để đi một quãng đường rất xa nữa mới đạt được những thành tựu như các đồng nghiệp nam cùng cấp.
Và không có gì đảm bảo họ sẽ làm được, ngay cả trong tương lai.
Thứ nhất, họ chính là đại diện cho thế hệ đầu tiên của nữ giới đạt được vị trí cao khi phục vụ trong quân ngũ. Mọi hoạt động của họ chắc chắn sẽ bị để ý từng chút và tất nhiên, có người ủng hộ thì cũng có người không ủng hộ.
Tỉ lệ nữ giới giữ cấp tướng chiếm
chưa đầy 8% tổng số tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang Mỹ. Họ còn phải
phấn đấu để đi một quãng đường rất xa nữa mới đạt được thành tựu như
đồng nghiệp nam cùng cấp.
Điều này đòi hỏi một sự thay đổi nhận thức đối với nữ giới trong các bộ phận của quân đội Mỹ. Các chỉ huy nam cấp cao thường tránh việc thuê phụ nữ trẻ làm việc nhiều giờ hoặc đi công tác xa do nhận thức vẫn không thay đổi. Họ còn lo ngại khả năng xuất hiện những lời cáo buộc thiên vị trong lực lượng.
Vào tháng 7.2014, hội đồng chỉ huy không quân Mỹ ra đề nghị "không có nữ" ở vị trí chuẩn tướng không quân (một sao). Chi phí dịch vụ tổng thể cho nữ chỉ huy cấp cao gần gấp đôi so với nam giới.
Càng ở cấp cao, tỉ lệ có mặt của nữ giới càng ít dần. Theo thống kê năm 2013, nữ giới chiếm 23% trong lực lượng không quân, nhưng lên đến cấp trung úy chỉ còn 12% và cấp đại tá là hơn 7% (ba sao).
Sự đánh giá thấp khả năng của phụ nữ từ xưa đã dẫn đến nhận thức ngày hôm nay. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây, tập trung vào các lực lượng không quân, đã xác định những trở ngại về cơ cấu nếu duy trì nữ nhân viên.
Nghĩa vụ quân sự vẫn được xác định trên mô hình năm 1950 với người vợ đảm nhiệm vai trò quán xuyến việc nhà và người chồng ra xông pha trận mạc.
Phụ nữ trong quân đội phải đối mặt với gánh nặng không cân xứng về công việc gia đình và nuôi dạy con cái, ngược lại với các đồng nghiệp nam. Điều này làm cản trở con đường thăng tiến sự nghiệp của họ, khiến họ không thể cạnh tranh công bằng với các đồng nghiệp nam ở mọi phương diện.
Vì thế, nhiều phụ nữ đã tự nguyện rời quân ngũ để trở về với việc quán xuyến gia đình.
Các nhà lãnh đạo quân sự cấp cao đã nhận tình trạng này và đang tiến hành các bước khắc phục, như cung cấp một kỳ nghỉ phép cho cả nam lẫn nữ quân nhân để họ về thăm gia đình, tăng sự linh hoạt trong vấn đề sử dụng nhân tài.
Bước khắc phục được tiến hành đồng thời là thúc đẩy những phụ nữ xứng đáng trở thành nhà lãnh đạo hàng đầu.
Và như thế, nữ tướng quân chỉ huy quân lực Thái Bình Dương
vừa được phê chuẩn cùng "biệt đội nữ bốn sao" sẽ không chỉ truyền cảm
hứng cho những phụ nữ khác đạt được thành công trong quân đội, mà còn là
sự kỳ vọng làm thay đổi nhận thức, quan điểm và các chỉ tiêu trong quân
đội Mỹ. Song Anh theo National Interest
Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=30922
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét