Mỹ đưa vũ khí cho Việt Nam chống xâm lược
Hoa Kỳ thông báo dỡ bỏ một phần cấm vận vũ khí cho Việt Nam.
REUTERS/Yuri Gripas
Gần 40 năm sau khi chiến tranh
kết thúc, Hoa Kỳ và Việt Nam có lẽ đang trở thành bạn hữu. Quan hệ
thương mại song phương lên đến 20 tỷ đô la mà xuất siêu nghiêng về phía
Việt Nam. Washington vừa lấy một quyết định lịch sử, hủy bỏ một phần cấm
vận vũ khí bán cho Hà Nội. Hành động này mang ý nghĩa chính trị nhiều
hơn là tiền bạc.
Trong khuôn khổ chiến lược ngoại
giao toàn cầu, chính quyền Barack Obama đặt Châu Á Thái Bình Dương lên
hàng ưu tiên số một. Chiến lược này được giới phân tích gọi tên là « tái
định vị » hay « chuyển trục ». Trong bối cảnh này, và trước khi lãnh
đạo siêu cường công du Châu Á vào tháng 11/2014 sắp đến, Barack Obama
để Ngoại trưởng John Kerry tiếp kiến Ngoại trưởng kiêm Phó Thủ tướng
Việt Nam Phạm Bình Minh để thông báo một quyết định « lịch sử » : giảm
nhẹ cấm vận vũ khí, chuyển giao trang thiết bị phòng thủ biển đảo.
Quyết định bỏ một phần cấm vận vũ khí sát thương và tin đồn bán máy bay trinh sát P-3 Orion thật ra đã được các nguồn tin Hoa Kỳ lẫn Việt Nam hé lộ trong thời gian gần đây, trong bối cảnh Bắc Kinh liên tục lấn chiếm biển đảo trong vùng biển Đông Nam Á qua các động thái cụ thể như vụ dàn khoan dầu hồi mùa hè 2014, xây dựng thêm trên quần đảo Trường Sa, tấn công ngư dân Việt Nam.
Giảm nhẹ cấm vận bán vũ khí cho Việt Nam là một bước tiến mới trong quan hệ hai nước cựu thù, gỡ bỏ một phần chướng ngại cuối cùng trong tiến trình biến thù thành bạn. Báo chí Mỹ cũng cho đây là lập luận của Ngoại trưởng Phạm Bình Minh khi gặp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Hà Nội rất bất bình vì bị Washington đặt ngang hàng với những chế độ thù địch như Bắc Triều Tiên hay Syria, Zimbawe trong nhiều thập niên.
Tuy Washington và Hà Nội đều nói là không có mục tiêu chống Trung Quốc nhưng đã nói đến « phòng thủ » tức là để đối đầu với « xâm lược ». Hành động hung hăng của Trung Quốc trong mùa hè vừa qua càng làm tăng khát vọng của Việt Nam muốn được mua vũ khí Mỹ . Cũng chính thái độ phiêu lưu quân sự của Trung Quốc tại Thái Bình Dương, lấn hiếp hai đồng minh của Mỹ trong khu vực là Nhật Bản và Philippines đã buộc Washington phải thay đổi trận thế.
Làm cách nào để tăng cường khả năng quân sự của Tokyo và Manila để ngăn chận tham vọng của Bắc Kinh mà không phải đưa hạm đội 7 trực diện với hải quân Trung Quốc ? Bên cạnh ra-đa, tàu chiến, máy bay đã và sắp cung cấp cho các đồng minh, giới chính trị Mỹ đứng đầu là Thượng Nghị sĩ đầy thế lực John Mc Cain vận động giảm nhẹ cấm vận bán vũ khí cho Việt Nam.
Đổi lại, Hà Nội cũng có một số cử chỉ đáp ứng áp lực của lập pháp Mỹ về nhân quyền. Sự kiện một loạt tù nhân chính trị, thật ra là đã sắp mãn hạn tù hoặc sức khỏe nguy ngập, được trả tự do trong những tuần qua có lẽ nằm trong sự đổi chác này.
Do vậy, tổ chức nhân quyền Mỹ Human Rights Watch cảnh báo không nên tin cậy vào chế độ Hà Nội thực tâm cải thiện nhân quyền sau khi được Mỹ bán vũ khí. Washington cũng khẳng định chỉ bán cho Hà Nội vũ khí phòng thủ còn các loại vũ khí khác thì phải chờ nhân quyền được cải thiện. Theo hãng tin Blommberg, chướng ngại sau cùng này rất lớn vì chính quyền Việt Nam trấn áp các quyền tự do đến đỉnh điểm với hơn 100 người bị bỏ tù vì bất đồng chính kiến.
Tuy nhiên, giảm nhẹ cấm vận cho Hà Nội sẽ được lợi nhiều hơn là hại. Đầu tiên là lực lượng đối đầu với Trung Quốc được tăng cường. Thứ hai là bước ngoặt này biết đâu sẽ tạo cơ hội tốt cho chế độ độc tài thay đổi từ bên trong. Tuy Mỹ mất đi một đòn bẩy để gây áp lực với Việt Nam nhưng quan hệ hai nước sẽ được cải thiện và giúp Hà Nội thân thiện hơn với Tây phương.
Về tài chính thì Mỹ gần như không thu được gì nhiều do Việt Nam là nước nghèo, không phải là thị trường vũ khí quan trọng. Bù lại, Mỹ có thể thắt chặt quan hệ quân sự với Việt Nam, gia tăng các cuộc tập trận chung và lôi kéo quân đội Việt Nam vào chính sách phòng thủ chung tại Biển Đông.
Giảm nhẹ cấm vận không có nghĩa là một sớm một chiều Hà Nội sẽ gia nhập liên minh chống Trung Quốc nhưng có hệ quả nào quan trọng hơn là Việt Nam trở thành bạn của Hoa Kỳ trong chính sách tái định vị ?
Quyết định bỏ một phần cấm vận vũ khí sát thương và tin đồn bán máy bay trinh sát P-3 Orion thật ra đã được các nguồn tin Hoa Kỳ lẫn Việt Nam hé lộ trong thời gian gần đây, trong bối cảnh Bắc Kinh liên tục lấn chiếm biển đảo trong vùng biển Đông Nam Á qua các động thái cụ thể như vụ dàn khoan dầu hồi mùa hè 2014, xây dựng thêm trên quần đảo Trường Sa, tấn công ngư dân Việt Nam.
Giảm nhẹ cấm vận bán vũ khí cho Việt Nam là một bước tiến mới trong quan hệ hai nước cựu thù, gỡ bỏ một phần chướng ngại cuối cùng trong tiến trình biến thù thành bạn. Báo chí Mỹ cũng cho đây là lập luận của Ngoại trưởng Phạm Bình Minh khi gặp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Hà Nội rất bất bình vì bị Washington đặt ngang hàng với những chế độ thù địch như Bắc Triều Tiên hay Syria, Zimbawe trong nhiều thập niên.
Tuy Washington và Hà Nội đều nói là không có mục tiêu chống Trung Quốc nhưng đã nói đến « phòng thủ » tức là để đối đầu với « xâm lược ». Hành động hung hăng của Trung Quốc trong mùa hè vừa qua càng làm tăng khát vọng của Việt Nam muốn được mua vũ khí Mỹ . Cũng chính thái độ phiêu lưu quân sự của Trung Quốc tại Thái Bình Dương, lấn hiếp hai đồng minh của Mỹ trong khu vực là Nhật Bản và Philippines đã buộc Washington phải thay đổi trận thế.
Làm cách nào để tăng cường khả năng quân sự của Tokyo và Manila để ngăn chận tham vọng của Bắc Kinh mà không phải đưa hạm đội 7 trực diện với hải quân Trung Quốc ? Bên cạnh ra-đa, tàu chiến, máy bay đã và sắp cung cấp cho các đồng minh, giới chính trị Mỹ đứng đầu là Thượng Nghị sĩ đầy thế lực John Mc Cain vận động giảm nhẹ cấm vận bán vũ khí cho Việt Nam.
Đổi lại, Hà Nội cũng có một số cử chỉ đáp ứng áp lực của lập pháp Mỹ về nhân quyền. Sự kiện một loạt tù nhân chính trị, thật ra là đã sắp mãn hạn tù hoặc sức khỏe nguy ngập, được trả tự do trong những tuần qua có lẽ nằm trong sự đổi chác này.
Do vậy, tổ chức nhân quyền Mỹ Human Rights Watch cảnh báo không nên tin cậy vào chế độ Hà Nội thực tâm cải thiện nhân quyền sau khi được Mỹ bán vũ khí. Washington cũng khẳng định chỉ bán cho Hà Nội vũ khí phòng thủ còn các loại vũ khí khác thì phải chờ nhân quyền được cải thiện. Theo hãng tin Blommberg, chướng ngại sau cùng này rất lớn vì chính quyền Việt Nam trấn áp các quyền tự do đến đỉnh điểm với hơn 100 người bị bỏ tù vì bất đồng chính kiến.
Tuy nhiên, giảm nhẹ cấm vận cho Hà Nội sẽ được lợi nhiều hơn là hại. Đầu tiên là lực lượng đối đầu với Trung Quốc được tăng cường. Thứ hai là bước ngoặt này biết đâu sẽ tạo cơ hội tốt cho chế độ độc tài thay đổi từ bên trong. Tuy Mỹ mất đi một đòn bẩy để gây áp lực với Việt Nam nhưng quan hệ hai nước sẽ được cải thiện và giúp Hà Nội thân thiện hơn với Tây phương.
Về tài chính thì Mỹ gần như không thu được gì nhiều do Việt Nam là nước nghèo, không phải là thị trường vũ khí quan trọng. Bù lại, Mỹ có thể thắt chặt quan hệ quân sự với Việt Nam, gia tăng các cuộc tập trận chung và lôi kéo quân đội Việt Nam vào chính sách phòng thủ chung tại Biển Đông.
Giảm nhẹ cấm vận không có nghĩa là một sớm một chiều Hà Nội sẽ gia nhập liên minh chống Trung Quốc nhưng có hệ quả nào quan trọng hơn là Việt Nam trở thành bạn của Hoa Kỳ trong chính sách tái định vị ?
Nguồn: http://vi.rfi.fr/viet-nam/20141003-my-dua-vu-khi-cho-viet-nam-chong-xam-luoc/
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét