Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012

Fw: SIÊU QUYỀN-LỰC ẨN-DANH ĐIỀU-HÀNH NƯỚC MỸ ?

   SIÊU QUYỀN-LỰC ẨN-DANH ĐIỀU-HÀNH NƯỚC MỸ ?
   DalatNguyen
(PDX Oct-26-2012)
 
Quyền và Nghĩa vụ công dân.
Bầu cử là một quyền và cũng là nghĩa vụ cơ bản của công dân Hoa Kỳ – Đó là quyền để chọn phương thức mà họ muốn chính quyền điều hành cùng các vấn đề liên hệ tới cuộc sống của họ.
Người dân Mỹ bỏ phiếu cho mọi chức vụ chính trị, từ thành viên hội đồng của trường học cho tới các nhà lập pháp của Tiểu bang, từ dân biểu, nghị sỹ tới tổng thống Hoa Kỳ, thậm chí tất cả những vấn đề của Tiểu bang và địa phương (City va County) ...
 
Theo tài liệu thống kê cho biết rằng con số người đi bầu đã bớt đi vì mất hứng khởi kể từ thế kỷ thứ 20 trở về sau này bởi vì một số người nghĩ rằng một lá phiếu của họ chẳng thể tạo nên sự khác biệt nào. Một số người khác thì chán ghét những hình thức vận-động tranh cử mà các Ứng cử viên thường bôi nhọ (Negative) nhau qua báo chí và TV ...
 
Nước Mỹ là một nước có "đa đảng" nếu kể cả vài đảng nhỏ khác như Đảng Xanh (Green Party), đảng Tự Do Chủ Nghĩa (Libertarian Party), đảng Độc Lập (American Independent Party), và đảng Canh Tân (Reform Party), nhưng thực ra chỉ có hai đảng chính là Cộng-Hoà và Dân Chủ thôi, nhưng thể thức bầu cử TT Mỹ rất phức tạp, nhưng có thể tóm lược một cách giản dị với hai phần chính:
        - Bầu Ứng cử Viên Tổng Thống
        - Bầu Tổng Thống.
(Mời bấm để đọc thêm về Thể thức bầu cử Tổng Thống Mỹ tại =>  Blog Bảo-Mai ... )
 
      Kể từ hôm nay (Oct. 26) thì chỉ còn đúng 10 ngày nữa là tới hồi kết thúc cuộc vận động sôi nổi để tranh cử chức Tổng Thống (TT) Mỹ diễn ra giữa đương kim TT Barack Obama (đảng Dân Chủ), và cựu Thống Đốc tiểu bang Massachusetts (đảng Cộng Hòa).
 ***
Trong phạm vi hạn hẹp của một Email này, tôi chỉ xin trình bày những suy ngẫm của cá nhân dẫn tới vài thắc mắc khiến ta liên tưởng tới một màn kịch tuyệt hảo có vị đạo diễn tài giỏi đứng sau tấm màn nhung điều hành ...
 
1. Ứng-cử viên OBAMA ?
Trước hết tôi xin khảng định rằng cá nhân tôi không ghét ông Obama vì mầu da của ông không được trắng. Ngoài ra bạn bè tôi gọi ông là "Ba lém" nhưng tôi cũng không ghét tài "lẻo mép" của ông vì biết rằng ông đã học thuộc lòng bài viết sẵn hoặc dùng "Teleprompter" ... (Khi không có Teleprompter thì ông cũng ngọng như tôi vậy !)
- Tuy nhiên với cương vị là một người Việt tị nạn cộng sản trên quốc gia HK, tôi rất e ngại cái dĩ vãng bí mật của ông hao hao giống cái tiểu sử huyền bí của lão Hồ. Đặc biệt là những hoạt động của ông và các cộng sự viên đã được in trên giấy trắng mực đen tại đây (mời bấm: Valerie Jarrett and => Obama ) (Hoặc đây => http://keywiki.org/index.php/Main_Page )
 Ai cũng biết rằng Democratic Socialists of America là căn bản của tổ chức Marxist.
- Ông có chiều hướng muốn lái nền kinh tế HK theo chủ trương "Quốc Doanh" của Nga, Tầu và ... VN-XHCN bằng cách "Bail out" các xí nghiệp với số tiền mang danh nghĩa "Stimilus" (trên 50% cổ phần).
- Dường như ông có chủ đích "Trung-ương tập quyền" tước đoạt bớt quyền của các Tiểu bang.
- Thiển nghĩ không lẽ trên 313 triệu dân Hoa-Kỳ đều không biết những việc làm giả dối và tư-tưởng lệch hướng của ông này mà không thấy báo chí truyền thông la làng? (Mời đọc tiếp có thể sẽ tự tìm thấy câu trả lời ).
 
2. Ứng-cử viên Mitt Romney ?
Là một biểu tượng của một gia đình được xếp vào loại "quý tộc", giầu sang với bản tánh hiền lành, lịch sự, có tài năng ... Mời bấm vào đây để đọc thêm về => Mitt Romney ...).
 
 
3. Dinner tại Al Smith Foundation ?
Ngay tối hôm sau cuộc tranh luận cuối cùng, nẩy lửa lần thứ 3 tại Florida (Oct-22-2012) thì cả hai ông TT-Obama và Thống đốc Romney được mời tới dự một bữa ăn tối tại Al Smith Foundation (Mời bấm để đọc thêm => http://www.alsmithfoundation.org/thedinner.html)
                               
Qua vài điểm đặc biệt được ghi nhận trong bữa ăn này, ta tự hỏi rằng ai là người có quyền lực "mời" cả hai ngồi xuống trong tư thế:
- Một vị Hồng y công giáo ngồi giữa, hai ông Obama và Romney ngồi sát hai bên .
- Cả hai ông đều mặc đồng phục với Bow-tie, cùng loại vải, cùng mầu trắng (không còn mầu xanh, biểu tượng của Dân chủ và mầu đỏ, biểu tượng của Cộng-hoà nữa).
- Ngoài ra khi điểm mặt nhân vật trong giới truyền thông chỉ thấy Mainstream TVs mà không có Fox !!!
 
Phải chăng có một nhóm người nào đó trong bóng tối, nhưng có quyền lực tối cao trong việc sắp xếp và điều hành hướng tiến sắp tới của nước Mỹ và dường như họ làm chủ, kiểm chế cả giới truyền thông chính của HK ?
 
****
Xin hân hạnh giới thiệu với quý vị và các bạn một bài viết hy vọng rằng có thể giải đáp phần nào thắc mắc của tôi và có thể cũng là thắc mắc của một số bạn đọc.
Bài dưới đây được tìm thấy trong mục Xã luận của Nguyệt San Đỉnh Sóng Số #17 (phát hành tháng 11/2012).
 
Trích dẫn:
" ... Hoa Kỳ thực chất là một hệ thống chính trị độc đảng với hai cánh (wings) hay hệ phái (factions) của cùng một đảng duy nhất tiềm ẩn (hidden). Đảng tiềm ẩn nầy hỗ trợ cả hai hệ phái, cung ứng những cán bộ và tiền của cho các cuộc vận động của cả hai cánh và dứt khoát hoàn thành những mục tiêu của chính nó thông qua thực lực của cả hai cánh nầy.
 
"Đảng chính trị đích thực của Hoa Kỳ là một đám tài phiệt gồm một số ngân hàng và tập đoàn - đặc biệt là thành phần thiểu số 1% hay thậm chí ít hơn, gồm khoảng 400 nhân vật nắm quyền kiểm soát số tài sản lớn hơn cả tài sản của 155 triệu người Mỹ gộp lại."  
Tập đoàn tài phiệt Mỹ được liên kết chặt chẽ với Chính Phủ mà nó chỉ định và kiểm soát - thực thi quyền năng và tiếng nói mà họ muốn cùng với những tư tưởng đã thông qua..."
 
 Mời đọc thêm tài liệu bằng English về Finacial Oligarchy
           Bấm: => "How Financial Oligarchy Replaces Democracy"
      DNguyen   
(PDX Oct-26-2012)
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
 
Hệ-Thống Siêu Quyền Lực Ẩn Danh
Xã luận - Nguyệt San Đỉnh Sóng Số #17 (tháng 11/2012)
 
Nhóm từ "Tập Đoàn Tài Phiệt" là phỏng dịch của hai chữ "Financial Oligarchy". Từ ngữ "Oligarchy - tập đoàn" có nghĩa đen là "một số người cai trị hay chỉ huy" và nghĩa rộng là một hình thức cơ chế chính quyền trong đó quyền bính thực sự thuộc về một thiểu số người. Những người nầy có thể được phân biệt qua giai cấp hoàng tộc, đảng phái - hay đúng hơn, Bộ Chính Trị -, liên hệ gia đình, học vấn, tập đoàn, độc đảng như Đảng Cộng Sản, hay quyền hành quân sự. Những quốc gia như thế thường được kiểm soát bởi một số ít gia đình thượng đẳng truyền lại ảnh hưởng của họ từ thế hệ nầy sang thế hệ tiếp theo.
Xuyên suốt lịch sử, các tập đoàn đều độc tài (dựa trên sự phục tùng của dân chúng mà tồn tại) hay tương đối ít khắc nghiệt hơn. Arsitote đi tiên phong trong việc xử dụng từ ngữ trên như là một đồng nghĩa cho sự cai trị của những người giàu; nhưng từ oligarchy không luôn luôn là sự cai trị bằng của cải, vì những tập đoàn có thể đơn thuần là một nhóm được ưu đãi, và không nhất thiết liên kết bằng huyết thống như trong một nền quân chủ.
 
Lịch sử cận và hiện đại có khá nhiều hình thức cai trị tập đoàn: Liên Hiệp Âu Châu, Liên Xô cũ, Nam Phi, Hoa Kỳ v.v. Nhưng bài viết nầy không đề cập đến những hình thức chính trị tập đoàn và chỉ muốn nhấn mạnh trên tập đoàn tài phiệt (Financial Oligarchy).
Một số tác giả đương thời đã nhận định rằng hiện tình chính trị ở Hoa Kỳ mang tính chất tập đoàn tài phiệt trong bản chất.
· Simon Johnson viết rằng "sự tái trỗi dậy của tập đoàn tài phiệt Mỹ thực sự là mới đây". Đó là một cơ chế mà ông cho là tân tiến nhất thế giới.
· Jeffrey A. Winters cho rằng "tập đoàn và dân chủ hoạt động bên trong một hệ thống duy nhất, và chính trị Hoa Kỳ là một biểu hiện hằng ngày của đối tác đó."
· Bernie Sanders cho rằng một "tầng lớp thượng lưu của những gia đình cực kỳ giàu sang có xu thế địa ngục nhằm tiêu diệt viễn ảnh dân chủ của một giai cấp trung lưu mạnh đã từng làm thế giới phải ganh tỵ Hoa Kỳ. Thay vào đó, họ đã cương quyết tạo ra một tập đoàn trong đó một số ít gia đình kiểm soát đời sống kinh tế và chính trị của quốc gia."
 
Giới lãnh đạo chính trị và kỹ nghệ tài chánh Hoa Kỳ gần đây đã bị chế ngự bởi những người liên kết với Harvard và Yale. Tất cả năm thành viên của Tối Cao Pháp Viện hiện thời đều đã theo học tại các trường luật Harvard hay Yale. Sandra Day O'Connor là thành viên cuối cùng được Tổng Thống Ronald Reagan bổ nhiệm và không theo học đại học nào trong hai đại học vừa nói. Ronald Reagan cũng là tổng thống Hoa Kỳ cuối cùng không theo học ở Harvard hay Yale.
Sau Đệ Nhị Thế Chiến các chế độ quân chủ đúng nghĩa hầu như không còn tồn tại ngoại trừ một vài quốc gia ở Trung Đông, Phi Châu... Thay vào đó là những chế độ quân phiệt (militrary oligarchy), trong đó một tướng lãnh hay một tập đoàn gồm một số tướng lãnh nắm quyền cai trị quốc gia, có hoặc không có hiến pháp.
Một hình thức hệ thống chính trị khác nữa là các chế độ Cộng Sản độc đảng trong đó quyền hành nằm trong tay một Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng, có hoặc không có hiến pháp.
 
Trái ngược với những thể chế vừa nói là các nền dân chủ đại để với hệ thống chính trị đa đảng, có hiến pháp nhất định, và cai trị bằng luật pháp hiến định, có sự phân quyền giữa ba ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp, phần lớn được định đoạt qua phổ thông đầu phiếu, tất cả dựa trên tiền đề căn bản là tự do của giới bị trị: tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại v.v.
Một cách chính thức, hệ thống chính trị của Hoa Kỳ mang đầy đủ những thuộc tính và cơ chế nói trên. Thông thường người Mỹ và thế giới bên ngoài vẫn xem hệ thống chính trị đó như là một hệ thống lưỡng đảng, Đảng Cộng Hòa và Đảng Dân Chủ, tranh đấu nhau để tranh thủ cử tri và quyền chính.
Cũng như các nên dân chủ Âu Châu, chúng chủ yếu khác nhau nhờ vào những tiền đề đối nghịch sâu sắc về nguyên tắc và thế giới quan, như khác nhau giữa Cánh Tả và Cánh Hữu.
Tuy nhiên, theo nhận định của một số học giả, đó chỉ là phiên bản chính thức; và đó là một phiên bản mang tính dối gạt, phờ phỉnh. Hoa Kỳ thực chất là một hệ thống chính trị độc đảng với hai cánh (wings) hay hệ phái (factions) của cùng một đảng duy nhất tiềm ẩn (hidden). Đảng tiềm ẩn nầy hỗ trợ cả hai hệ phái, cung ứng những cán bộ và tiền của cho các cuộc vận động của cả hai cánh và dứt khoát hoàn thành những mục tiêu của chính nó thông qua thực lực của cả hai cánh nầy.
"Đảng chính trị đích thực của Hoa Kỳ là một đám tài phiệt gồm một số ngân hàng và tập đoàn - đặc biệt là thành phần thiểu số 1% hay thậm chí ít hơn, gồm khoảng 400 nhân vật nắm quyền kiểm soát số tài sản lớn hơn cả tài sản của 155 triệu người Mỹ gộp lại."
Thành phần thiểu số nầy nắm trong tay phần lớn những nguồn tài chánh và những tài nguyên khác và có trong tay cả ảnh hưởng lẫn quyền kiểm soát đối với hai cánh vốn chỉ tranh biện nhau qua những vấnđề nhỏ nhặt, hình thức và cá nhân. Chúng không bao giờ cho thấy sự khác biệt hay tra hỏi về những vấn đề thực sự quan trọng như quyền hạn (right) của tập đoàn tài phiệt (thường được mệnh danh là financial oligarchy hay corporatocracy) trong việc cai trị và khai thác những quyền lợi quốc gia, đừng nói đến chuyện đề xướng một giải pháp thay thế cho nó.
Đó là một loại siêu quyền lực khiến người ta liên tưởng đến một chế độ toàn trị giả định mà Alexis de Tocqueville đã mô tả ở thế kỷ 19 trong tác phẩm "De l'esprit des lois", "Một uy quyền như thế không tiêu diệt hiện hữu, nhưng ngăn cản hiện hữu; nó không độc tài, nhưng nó giam hảm, làm suy nhược, dập tắt, và vô hiệu hóa một dân tộc, cho đến khi mọi quốc gia bị giản lược thành không gì hơn là một đàn thú nhút nhát và cần cù do chính phủ đứng chăn. Sự hiện hữu thê thảm nầy được người dân chấp nhận, vì họ đi qua những tiến trình bầu bán những người bảo vệ của họ, tự đánh lừa mình rằng họ và những đồng bào của họ vẫn còn tự do vì họ tham gia vào tiến trình tự cai trị. Tuy nhiên, khi nhà nước vú em bành trướng, lá phiếu trở nên kém phần hiệu lực và cá nhân càng lúc càng mất quyền bầu cử. "
 
Carrol Quigley, một sử gia lỗi lạc thẳng thắn nhận định, "Quả là một ý tưởngđiên rồ nếu cho rằng hai đảng đại diện cho những tư tưởng và chính sáchđối nghịch - một của Cánh Hữu và một của Cánh Tả. Ý tưởng đó chỉ có thể được chấp nhận đối với những tư tưởng gia hàn lâm và giáo điều mà thôi. Thay vì thế, hai đảng hầu như là một, cho nên người Mỹ có thể dùng lá phiếu để ''vứt bỏ bọn bất lương" trong một kỳ bầu cử nhưng vẫn không đưa đến những chuyển quyền sâu sắc hay triệt để về chính sách."
Tocqueville nói rõ thêm, "Những người đương thời của chúng ta thường bị kích động bởi hai tham vọng mâu thuẫn nhau: họ vừa muốn bị dẫn dắt lại vừa muốn tự do. Vì không thể tiêu diệt một trong hai xu hướng trái ngược đó nên họ cố thỏa mãn cả hai cùng một lúc. Họ thiết kế một hình thức chính phủ độc nhất, mô phạm, và toàn quyền, nhưng lại được dân bầu. Họ phối hợp nguyên tắc trung ương tập quyền và nguyên tắc nhân dân làm chủ; điều nầy đem lại cho họ một thời gian trì hoản; họ tự an ủi đang được dạy bảo theo suy nghĩ là họ đã lựa chọn những người bảo vệ của họ. Mỗi người tự đặt mình vào những sợi dây xích cổ, vì thấy rằng đó không phải là một người hay một gia cấp mà là toàn thể dân chúng đang nắm đầu dây xích. Trong hệ thống nầy, người dân chỉ vùng vẫy thoát ra tình trạng lệ thuộc của họ một thời gian đủ dài để lựa chọn người chủ của họ và sau đó lại trở về tình trạng cũ một lần nữa. Ngày nay, rất nhiều người hoàn toàn bằng lòng với loại thỏa thiệp giữa chế độ độc tài và nhân dân làm chủ; và họ nghĩ rằng tự do cá nhân của họ đã được bảo vệ đầy đủ khi họ phó thác nó cho quyền hành quốc gia nói chung. Cuối cùng, những gì còn lại chỉ là một nền dân chủ trống rỗng bịchế độ chuyên chế đục khoét mà ít ai phản kháng. "
 
Tập đoàn tài phiệt Mỹ được liên kết chặt chẽ với Chính Phủ mà nó chỉ định và kiểm soát - thực thi quyền năng và tiếng nói mà họ muốn cùng với những tư tưởng thông qua những đại bài như
1. The Council on Foreign Relation (4500 thành viên),
2. The Trilateral Commission ( 87 Americans + 337 từ các quốc gia khác),
3. The Bilderberg Club (120-140 "khách") và
4. Nhiều cơ quan được miễn thuế khác như The Rockefeller Foundation, trong đó những đại biểu và quản gia then chốt cùng với những quyền lợi của tập đoàn tiêu biểu cho những kế hoạch trước mắt và toàn cầu; và nghị trình được bàn thảo, cải thiện và sau đó được thi hành bởi những đám lưu manh chính trị nô bộc.
 
Giới hạn của bài nầy không cho phép đi sâu vào ba tổ chức vừa để cập ở trên; nhưng chúng ta chỉ cần ghi nhận rằng sự nghiệp chính trị của nhiều người đã vươn lên như phép lạ sau khi tham dự buổi hội nghị Bilderberg đầu tiên của họ: Margaret Thatcher, Bill Clinton, and Tony Blair. Obama đã bổ nhiệm 11 thành viên của Ủy Ban Trilateral Commission (nghĩa là hơn 10%) vào những chức vụ hàng đầu và then chốt trong chính quyền của ông trong mười ngày đầu của nhiệm kỳ của ông.
Năm 1976, người sáng lập của Trilateral CommissionDavid Rockefeller, kẻ dựng ngôi vua của Mỹ, đã đưa một gã vô danh mang tên Jimmy Carter vào Tòa Bạch Ốc.
Giữa 1945 và 1972, khoảng 45% những viên chức ngoại giao hàng đầu phục vụ trong chính phủ Mỹ cũng là những thành viên của Hội Đồng Tài Phiệt The Council on Foreign Relation, khiến một trong những thành viên hàng đầu có lúc nói rằng việc gia nhập vào Hội Đồng chủ yếu là một "nghi thức thăng tiến" thành một viên chức của chính sách ngoại giao...
Khoảng 42% những chức vụ ngoại giao hàng đầu trong chính quyền Truman do các thành viên của Hội Đồng Tài Phiệt nắm giữ; con số đó là 40% trong chính quyền của Eisenhower, 51% trong chính quyền của Kennedy, và 57% trong chính quyển của Johnson. Hội Đồng Tài Phiệt đã và tiếp tục có những ảnh hưởng lớn lao trong thế giới truyền thông, nhờ đó nó có thể quảng bá ý thức hệ của nó, thăng tiến những nghị trình của nó, và che đậy ảnh hưởng của nó... Cơ Quan Tình Báo Trung Ương CIA cũng không phải là kẻ xa lạ trong hệ thống nầy, vì thường xuyên trong những thập niên đầu khi mới hình thành, những giám đốc của nó đều đến từ Hội Đồng, như Allen Dulles, John A. McCone, Richard Helms, William Colby, và George H.W. Bush."
Quí vị có thể vào địa chỉ:
để có được một danh sách đầy đủ hơn về những nhân vật hàng đầu thuộc Hội Đồng liên quan đến bang giao quốc tế và thuộc Trilateral Commission trong thếgiới chính trị, kinh doanh, kỹ nghệ, hàng lâm, truyền thông, quân sự, và CIA...
Do đó, không mấy ngạc nhiên khi Hillary Clinton, trong một giây phút yếu lòng, đã công khai thú nhận: "Chúng tôi nhận nhiều khuyến cáo của Hội Đồng, nên điều nầy sẽ có nghĩa là lúc nào tôi cũng sẽ được bảo nên làm gì và nghĩ gì về tương lai. (We get a lot of advice from the Council, so this will mean I won't have as far to go to be told what we should be doing and how we should think about the future.)"
Theo Jim Brown, "tập đoàn tài phiệt là một hệ thống chủ yếu Anh Mỹ, theo một mức độ nào đó, hoạt động theo phương cách mà Cánh Hữu Cực Đoan tin là tương tự như hoạt động của những người Cộng Sản. Thực vậy, hệ thống nầy thườngđược nhận diện như là Nhóm Bàn Tròn (Round Table Groups), không ngần ngại hợp tác với Cộng Sản hay bất kỳ nhóm nào khác, và họ thường xuyên làm thế. Tôi biết được những hoạt động của hệ thống nầy vì tôi đã nghiên cứu nó 20 năm nay và vào đầu thập niên 1960, trong hai năm, tôi được phép xem xét những tài liệu và hồ sơ bí mật của nó. Tôi không có ác cảm gì đối với nó hay đa số những mục tiêu của nó, và trong phần lớn của đời tôi, tôi đã tiếp cận với nó và nhiều công cụ của nó. Cả trong quá khứ lẫn mới đây, tôi đã phản đối một số chính sách của nó (đặc biệt là quan niệm cho rằng Anh Quốc là một Đại Tây Dươngđúng hơn là một Cường Quốc Âu Châu, phải được liên minh với Hoa Kỳ và phải đứng cô lập với Âu Châu), nhưng nói chung, theo quan điểm cá nhân của tôi, hệ thống đó muốn không ai biết đến, và tôi tin rằng vai trò của nó trong lịch sử là khá đáng kể để mọi người biết đến."
 
Có thể có hay không có câu trả lời đích thực cho những câu hỏi sau đây?
§ Chung qui, đâu là cơ quan thực sự hoạch định chính sách và thực thi quyết định trong hệ thống chính trị Hoa Kỳ? Tòa Bạch Ốc, Điện Capitol, Ngũ Giác Đài...?
§ Qua phổ thông đầu phiếu, người Mỹ có nghĩ rằng mình đúng khi cho rằng tổng thống và các nhà đại biểu dân cử đích thực là do lá phiếu của người dân hay không? Theo Tocqueville, không bao giờ có thể tin rằng một chính phủ tự do, khôn ngoan, và nghị lực lại có thể sản sinh từ những lá phiếu của một dân tộc nô lệ.
§ Cơ chế chính trị mà người Mỹ đang kinh qua có đích thực tự do và dân chủ hay không, hay, theo nhận định của Mark Levin, cá nhân hiện hữu để phục vụ nhà nước, và nhà nước thì hiện hữu để phục vụ mục tiêu của những tay đầu sỏ?
§ Có thể tin được rằng, trên cơ bản, thế giới chính trị mà người Mỹ đang sống thực sự khác với cơ chế chính trị cộng sản hay không, hay chung qui chỉ là một chế độ độc tài mềm? Theo Tocqueville, chế độ gây nguy hiểm nhất cho xã hội là một chế độ độc tài mềm. Đó là lối áp đặt từng bước sự chấp nhận chủ nghĩa bình đẳng cực đoan, được ngụy trang như một chủ nghĩa không tưởng dân chủ và hành chánh. Đó là niềm tin vào khả năng vô tận của những viên chức được bầu ra có thể bảo vệ được đời sống và bảo đảm sự điều tiết thích hợp trong một bộ máy chính quyền nhà nước bao la.
§ Hệ thống chính trị Hoa Kỳ có thực sự là một hệ thống đa đảng hay không?
§ Vai trò bá chủ thế giới có thực sự chuyển từ Đế Quốc Anh sang Hoa Kỳ kể từ thập niên 1950 hay vẫn còn nằm trong tay Đế Quốc Anh thông qua Tập Đoàn Tài Phiệt? Vận mệnh của Hoa Kỳ có thực sự nằm trong tay người dân Hoa Kỳ hay không?
§ Phải chăng thế giới hiện nay thực sự không còn đường ranh rõ rệt giữa tự do dân chủ và độc tài toàn trị, và nhân loại sẽ từng bước bị áp đặt một thể chế toàn trị từ hai phía?
§ Hành tinh chúng ta cuối cùng sẽ trở thành một Chợ Trời Lớn trong đó con người sống ăn đong trả nợ, tài sản nay còn mai mất, phục vụ quyền lợi của đám đầu sỏ trên cao, cả tư bản xanh lẫn tư bản đỏ vô hình vô dạng;
§ Phải chăng núi nợ khổng lồ hiện nay của Hoa Kỳ vừa là biểu hiện vừa là hậu quả của chính sách nô lệ hóa từ trên cao?
Bạn đọc có thể nêu tiếp nhiều câu hỏi khác nữa ở đây.
"Ác quỉ lộng hành khi những người lương thiện không làm gì cả.- Edmund Burke
(Evil flourishes when good men do nothing)
Theo nguồn,
https://mail.google.com/mail/u/0/?shva=1#inbox/13abfebd14eecbb3 
(...

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét