SỐNG ĐỂ
CHIẾN TRANH…CHẾT CHO HÒA BÌNH…!!!{4}
Tiếp theo…
Di Tản Chiến Thuật Tây Nguyên
DI TẢN CHIẾN THUẬT-TÂY NGUYÊN 1975
Qua những tư liệu " Cuộc
Triệt Thoái Quân,1975"- Phạm Huấn.Dù đã 36 năm trôi qua,nhưng những hình
ảnh kiên cường chiến đấu,vừa rút quân vừa bảo vệ làn sóng người dân di tản theo
đoàn quân.Đã nói lên cái chết bi tráng hào hùng của người chiến sĩ VNCH.Đó là
sự hy sinh cống hiến,bảo vệ Tự Do Miền Nam của bạn bè chiến hữu Sư Đoàn 22BB
lần cuối cùng trong cuộc Triệt Thoái Quân ra khỏi vùng Tây Nguên của Quân Đoàn
II theo quốc lộ 14 về liên tỉnh lộ 7 ra cửa biển Phú Yên-Tuy Hòa.
Những Cái chết bi thảm và hào hùng đó của bạn chiến hữu tôi đã rơi rớt và nằm lại ven rừng làm phân bón lá trong cuộc "Di Tản Quân Về" được ghi đậm nét trong những ngày tù cải tạo.
Những Cái chết bi thảm và hào hùng đó của bạn chiến hữu tôi đã rơi rớt và nằm lại ven rừng làm phân bón lá trong cuộc "Di Tản Quân Về" được ghi đậm nét trong những ngày tù cải tạo.
Di tản quân về trong cơn chiến loạn,
Loạn cả dân tình loạn cả Tự-Do,
Ai đem chinh chiến cho dân Nam khổ!
Thiên đàn Xã Nghĩa khuất tất Tự-Do,
Loạn cả dân tình loạn cả Tự-Do,
Ai đem chinh chiến cho dân Nam khổ!
Thiên đàn Xã Nghĩa khuất tất Tự-Do,
***...........
Đường núi chập chùng rừng xe nghẹt kín,
Gánh gồng,bồng bế mịch khói đoàn quân
Rừng lá trơ cành trong cơn đói lạnh,
Suối cạn nguồn trong cơn khát điêu linh,
Bao xác người rơi rớt đường di tản,
Trốn bỏ quê hương lủ giặc cộng về!
Rừng cây đá núi chôn bao mầm sống
Lệ máu tràn đầy tiếng khóc thãm thương,
Sỏi đá còn buồn hởi người vô tánh!?
Cây còn khóc lá giữa trời bảo giông!
***
Khiếp đời lính chiến an dân cứu nước,
Nửa gánh sơn hà lịm chết Tự-Do!
Không còn dân chủ người dân chạy trốn,
Tay súng nầy gẩy gánh nợ nước non,
Cung đướng di tản thây người chặt núi,
Xác dân lành vung vắt khắp lối đi,
Người lính chiến đem thân chống đạn,
Súng đâu còn đạn bắn hởi người ơi!
Vận nước trơ cờ phản dân đón giặc
Hoan hô “Giải Phóng “Cộng Hồ rừng Xanh,
***
Lệnh hàng giặc Cộng thôi đành gẩy súng!
Súng bể cong nòng áo trận vất tung,
Bờ rào chiến lũy gục đầu khó`c ngất,
Máu xương này là cái giá Tự-Do,
Chiến sĩ anh hùng lưu dang tự sát,
Thiên thần gảy cánh Tự-Do vào tù,
Lời song núi Tư-Do không Cộng sản,
Quốc Việt muôn đời là của dân Nam,
Chớ lầm yêu nước là yêu Xã Nghĩa,
Tự Do này cả thế giới cùng theo,
***
Thưở Tự-Do ba mươi lăm năm cũ!
Tháng Tư về trong nổi nhớ miền đau,
Vận nước chưa thông, dân tình chưa tỉnh,
Men say chiến thắng xích xiềng tay dân,
Huỳnh Mai
[Di tản chiến thuật]
Đường núi chập chùng rừng xe nghẹt kín,
Gánh gồng,bồng bế mịch khói đoàn quân
Rừng lá trơ cành trong cơn đói lạnh,
Suối cạn nguồn trong cơn khát điêu linh,
Bao xác người rơi rớt đường di tản,
Trốn bỏ quê hương lủ giặc cộng về!
Rừng cây đá núi chôn bao mầm sống
Lệ máu tràn đầy tiếng khóc thãm thương,
Sỏi đá còn buồn hởi người vô tánh!?
Cây còn khóc lá giữa trời bảo giông!
***
Khiếp đời lính chiến an dân cứu nước,
Nửa gánh sơn hà lịm chết Tự-Do!
Không còn dân chủ người dân chạy trốn,
Tay súng nầy gẩy gánh nợ nước non,
Cung đướng di tản thây người chặt núi,
Xác dân lành vung vắt khắp lối đi,
Người lính chiến đem thân chống đạn,
Súng đâu còn đạn bắn hởi người ơi!
Vận nước trơ cờ phản dân đón giặc
Hoan hô “Giải Phóng “Cộng Hồ rừng Xanh,
***
Lệnh hàng giặc Cộng thôi đành gẩy súng!
Súng bể cong nòng áo trận vất tung,
Bờ rào chiến lũy gục đầu khó`c ngất,
Máu xương này là cái giá Tự-Do,
Chiến sĩ anh hùng lưu dang tự sát,
Thiên thần gảy cánh Tự-Do vào tù,
Lời song núi Tư-Do không Cộng sản,
Quốc Việt muôn đời là của dân Nam,
Chớ lầm yêu nước là yêu Xã Nghĩa,
Tự Do này cả thế giới cùng theo,
***
Thưở Tự-Do ba mươi lăm năm cũ!
Tháng Tư về trong nổi nhớ miền đau,
Vận nước chưa thông, dân tình chưa tỉnh,
Men say chiến thắng xích xiềng tay dân,
Huỳnh Mai
[Di tản chiến thuật]
SƯ ĐOÀN 22 BB/ QL.VNCH
Quân Sự Lục Quân Việt Nam Cộng Hòa - Trở Lại Những Ngọn Đồi Vô Danh - Phạm Huấn (Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên, 1975)11 giờ sáng ngày 31/03/1975, tại Bộ Tư Lệnh Hành Quân Mặt Trận Bình Định, vị Tư Lệnh Sư Đoàn 22 Bộ Binh nhận được lệnh «điều động» Sư Đoàn về phòng thủ Quy Nhơn.11 giờ 01 phút, trên hệ thống truyền tin chỉ huy giữa Sư đoàn với Trung đoàn; và sau đó, Trung đoàn- Tiểu đoàn, các Trung đoàn trưởng, Tiểu đoàn trưởng đều nghẹn ngào khi nghe tin này. Cả 3 Trung đoàn 41, 42, 47 lúc đó đều đang giao tranh với địch. Trung đoàn 41 và 42 Bộ Binh tại các mặt trận Quốc lộ 19, cách Quy Nhơn hơn 30 cây số, và Trung đoàn 47 ở phía Bắc Bình Định.Có những quân nhân nhà nghề đã chiến đấu trong đại đơn vị này suốt 2 thập niên, ngay từ khi Sư đoàn mới thành lập. Đã trải qua bao nhiêu thăng trầm, biến đổi, vinh quang, bi hùng trong suốt 20 năm dòng dã. «Những người lính già của chiến trường», tưởng không bao giờ gục ngã. Nhưng, với cái lệnh rút khỏi vùng hành quân hôm nay, họ biết ngay, đây là giai đoạn chót cuối đời binh nghiệp!!Sư đoàn đã từng bị đánh tan tành, và tưởng rằng bị xóa tên, trong Mùa Hè 72. Họ đã rút lui, đã tan hàng, chạy bộ suốt cả chục cây số đường rừng, núi để về tới «điểm tập trung».Nhưng họ không sờn lòng, nản chí. Họ vẫn giữ vững tinh thần, tin tưởng rằng sẽ có ngày Sư Đoàn hồi sinh, trở lại phong độ.Một cuộc «rút lui» khác nữa mà họ cũng không bao giờ quên. Đó là cuộc chuyển quân thần tốc của một Trung đoàn – Trung đoàn 42 Bộ Binh – từ Tây Nguyên trở về Bình Định tái chiếm đèo Nhông – đây cũng là một chiến thắng kỳ diệu nhất của Trung đoàn 42 trong năm 1974. Trung đoàn 42 Bộ Binh đang hành quân tại vùng Pleime, Tây Nam Pleiku, trong một buổi chiều, được lệnh về giải tỏa áp lực của địch tại mặt trận Bình Định. Cuộc chuyển quân tưởng rằng phải được thực hiện trong vòng 2 hay 3 ngày. Nhưng, ngay đêm ấy, toàn bộ Trung đoàn đã về tới Bắc Phù Cát. Và từ đó, dùng bàn đạp, đánh thẳng vào hậu phương địch, khiến Bắc quân trở tay không kịp. Những trận đánh đẫm máu dòng dã suốt 3 ngày sau. Trung đoàn 42 đã tiêu diệt gần 1 Trung đoàn CSBV của Sư đoàn 3 Sao Vàng, dựng nên «Chiến Thắng Đèo Nhông».Trước khi mặt trận Ban Mê Thuột bùng nổ, lần nữa, Trung đoàn 42 Bộ Binh lại biến 2 ngọn đồi vô danh từ Tây Tây Nam quận Hoài Nhơn, Bình Định thành những «di tích» của chiến sử, nói lên tinh thần chiến đấu chống Cộng phi thường của người quân nhân QLVNCH.Hai ngọn đồi vô danh, đó là những ngọn đồi chiến lược, được mang số 82 và 174, nằm trên huyết lộ vận chuyển của Cộng quân, trên trục Quảng Ngãi – Bình Định – cũng tại hai cao điểm chiến lược này, bọn nhà báo bất lương ngoại quốc, sau gần 20 năm xuyên tạc về chiến tranh Việt Nam, đã ngả nón kính phục về tinh thần dũng cảm của QLVNCH. Một phái đoàn Quốc hội Hoa Kỳ cũng được gởi tới đó quan sát chiến trường, và khi trở về nước, đã lên tiếng binh vực, ủng hộ Việt Nam. Nhưng, mọi chuyện đã quá muộn!22 giờ đêm, Tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh cuối cùng của Quân đoàn 2 và chiến trường Cao Nguyên, bay trên đầu những cánh quân Sư đoàn 22 Bộ Binh.Với phương tiện và Hải pháo yểm trợ của Hải Quân vùng 2. Ông hy vọng sẽ cứu được 50% lực lượng của Sư đoàn. Tuy nhiên, điều mong ước của Ông không bao giờ đến!Giờ phút này, trước đó, và sau đó suốt 22 tiếng đồng hồ, các Trung đoàn 41, 42, 47, trên chặng đường rút quân và cũng là một trận tuyến dài hơn 30 cây số; từng đơn vị bị phục kích, bị đánh tan tác, bị «chặt đứt» ra từng khúc nhỏ.Đây là một cuộc trả thù tàn ác, man rợ nhất trong trận chiến sau cùng của chiến tranh Việt Nam. Trên 30 cây số đường máu, chiến đấu không yểm trợ, không tiếp tế, không tản thương. «Hậu phương» rã ngũ, bỏ súng.Trước mặt, sau lưng, đều là địch.«Đối thủ» tuy vẫn là Sư đoàn 3 Sao Vàng, và những Tiểu đoàn đặc công CSBV. Nhưng Bắc quân ở thế thượng phong, có pháo, chiến xa yểm trợ, và một «hậu phương lớn nổi dậy». Những người cộng sản đã không cần biết đến quy luật của chiến tranh. Chúng thẳng tay tàn sát «kẻ thù» trong đơn vị, mà trước đây đã gây cho chúng những tổn thất lớn lao, những thất bại đau đớn.Trên 30 cây số đường máu, các chiến sĩ Sư Đoàn 22 Bộ Binh đã chiến đấu trong tình trạng tuyệt vọng, nhưng dũng cảm, anh hùng.Họ đã bắn đến viên đạn cuối cùng rồi, gục xuống, có những hành động thật hào hùng, thật phi thường.Một cấp chỉ huy Trung đoàn 47 đã quỳ xuống, ôm lấy người lính bị thương, rồi bật khóc. Người lính chỉ còn thoi thóp, nhưng ngón tay vẫn để trên cò súng. Hình ảnh này làm Ông đau đớn. Ông đứng dậy bỏ đi. Nhưng rồi trở lại. Và thật bình tĩnh. Ông rút súng…kết liễu đời đứa em thân yêu, sau đó, bắn vào đầu mình.Có một «Người Anh Lớn» khác, đợi cho các chiến hữu của mình lên tầu hết, rồi lững thững bỏ đi. Trời bừng sáng, nhưng Anh không đi về hướng mặt trời. Anh trở lại con đường cũ. Trở lại phía có «Những Ngọn Đồi Vô Danh». Nơi đó, anh sẽ gặp «Dũng sĩ» Mai Hồng Bướm – người Binh Nhất Trung Đội Trưởng anh hùng Sư Đoàn 22 Bộ Binh – «người Trung Đội Trưởng thứ…sáu» của Trung Đội, đã chỉ huy đơn vị đánh bật kẻ thù khỏi đỉnh Du Tự, Hoài Ân trước khi gục ngã. Và, gặp lại rất nhiều những anh hùng vô danh khác của Sư Đoàn, những người đã lấy máu mình tô thắm cho mầu cờ đơn vị, trong những năm sau cùng!!!
…Có một hy sinh của người anh hùng – một đại anh hùng – sáng ngày 1/4/1975, cũng bị rơi vào quên lãng. Và cũng là một thiệt thòi lớn lao cho đất nước! Đó là trường hợp Đại tá Nguyễn Hữu Thông, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 42, Sư đoàn 22 Bộ Binh.Tôi có thể quả quyết rằng, trong 20 năm sau cùng của chiến tranh Việt Nam, không một tướng lãnh nào khi chỉ huy cấp trung đoàn và lữ đoàn, đã tạo dựng những chiến công to lớn như người anh hùng Nguyễn Hữu Thông. Những Tướng CSBV chỉ huy Sư đoàn 320 Điện Biên Phủ, Sư đoàn 3 Sao Vàng trong những năm 73, 74, 75, cho đến bây giờ và mãi mãi sẽ phải cúi mặt khi nhớ đến thảm bại nhục nhả. Những thảm bại bởi Trung đoàn 42 Bộ Binh, do Đại tá Nguyễn Hữu Thông chỉ huy, tại Pleime, đèo Nhông, và «Những Ngọn Đồi Vô Danh» (Cao điểm chiến lược 82 và 174) tại Tây Tây Nam Hoài Nhơn, Bình Định.«Nhân vật và hình ảnh» Nguyễn Hữu Thông, sau khi đưa «những chiến hữu anh em còn lại» về vùng an toàn; đã một mình lững thững…trở lại con đường cũ, về phía «Những Ngọn đồi vô danh»…thật phi thường, thật hào hùng.Ngày 1/4/1975, nếu người anh hùng Nguyễn Hữu Thông là Thiếu tướng Nguyễn Hữu Thông, chắc chắn cái chết của Ông sẽ tạo thành một trận cuồng phong. «Trận cuồng phong» từ vùng đất linh thiêng của Quang Trung Đại Đế, sẽ làm quân thù khiếp sợ. Và gây được sự tin tưởng, phấn khởi cho toàn Quân, toàn Dân trong những ngày cuối cùng!Hai năm trước đây, tôi có dịp hầu chuyện với một vị tiền bối cùng thời với Hồ chí Minh. Tôi có thưa với Cụ về tài ba, anh hùng, của những Sĩ quan các khóa 16, 17, 18…Đà Lạt. Họ được huấn luyện 4 năm cả về Quân Sự lẫn Văn Hóa, như tại các trường Võ Bị của Mỹ, Anh, Pháp. Trong trận chiến sau cùng, các Sĩ quan này giữ những chức vụ Trung đoàn trưởng, Lữ đoàn trưởng đa số đều tự tử chết; hoặc ở lại chiến đấu với chiến hữu của mình cho đến phút cuối cùng. Như các Trung tá Nguyễn Xuân Phúc, Thủy Quân Lục Chiến, ngoài vùng I; Nguyễn Hữu Thông, Lê Cầu, tại mặt trận Bình Định; Bùi Quyền, Lữ đoàn 3 Nhảy Dù…Nếu Hiệp Định Paris 27/1/1973 được ký kết trễ hơn khoảng 2 năm nữa, miền Nam không bao giờ mất vào tay cộng sản. Bởi vì, đất nước và quân đội sẽ được lãnh đạo và chỉ huy bởi những Tướng Lãnh anh hùng, có khả năng cả về quân sự lẫn văn hóa, với đầy đủ Trí, Đức, Dũng.Vị tiền bối thở dài nói:- Đó là một chuyện đáng tiếc, và cũng là vận nước đã hết!! Khi cố Tổng thống Ngô Đình Diệm nhìn thấy cái «chu kỳ quân nhân cầm quyền» tại Việt Nam, tại những quốc gia chậm tiến, có chiến tranh, và trong «tay» của Mỹ. Ông đã bổ nhiệm một người có gần…đầy đủ những đức tính đó về «dạy» Trường Võ Bị Đà Lạt. Nhưng, Ông Diệm đã «để trể» mất 1 năm, nên «người đó» chỉ đào tạo được những «De Gaulle, Eisenhower …cấp Đại Tá» cho Việt Nam!!Nghe lời vị tiền bối, tôi đã nhớ lại một, vài sự việc đã xẩy ra cách đây hơn 20 năm. Năm 1965, Tướng Moshe Dayan của Do Thái, với tư cách một chuyên gia quân sự, và sang «hành nghề» phóng viên chiến tranh tại Việt Nam. Trong một cuộc gặp gỡ thân mật với nhóm phóng viên quân đội, Ông cho biết tinh thần chiến đấu dũng cảm của những chiến sĩ QLVNCH rất đáng ca ngợi. Những Sĩ quan cấp Đại đội trưởng, Tiểu đoàn trưởng đều là những anh hùng. «Chắc chắn họ sẽ là những nhà Lãnh Đạo, những Tướng Lãnh tài ba của Việt Nam trong tương lai!»Một sự việc khác, liên quan đến một Cấp Chỉ Huy, và cũng là người có công rất lớn trong việc đào tạo cán bộ trẻ trong Quân Đội, kể từ đầu thập niên 1960, đồng thời, nói lên tin thần «cao ngạo anh hùng» của người Sĩ Quan này, đó là trường hợp Đại tá Trần Ngọc Huyến, Cựu Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị Đà Lạt. Thời Tướng Nguyễn Khánh là Quốc Trưởng, Ông đã cải lệnh Tướng Khánh, bỏ chức Thứ Trưởng Thông Tin, bỏ lên Tướng, bỏ Sài Gòn, bỏ người yêu (!), mang lon Đại tá đi hành quân cùng với 1 Tiểu đoàn Bộ Binh, Sư đoàn 22 tại Dakto, Kontum.Trong gần 30 năm Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam được thành lập, Đại Tá Trần Ngọc Huyến cũng là Sĩ quan Trừ Bị duy nhất (tốt nghiệp Trường Sĩ Quan Thủ Đức), được đề cử chỉ huy Trường này.Và với tài ba, kiến thức sâu rộng, Ông đã cho áp dụng đúng theo những phương châm «Tự Thắng Để Chỉ Huy», «Chỉ Huy và Lãnh Đạo» để huấn luyện, đào tạo những Sĩ quan ưu tú, và anh hùng của QLVNCH trong gần 2 thập niên sau cùng của chiến tranh Việt Nam.Phạm Huấn (Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên, 1975)*/*/*Sư Đoàn 22 Bộ Binh"Tháng 3 năm 1975, Trung đoàn 42 thuộc Sư Đoàn 22 đã trấn thủ nơi đây, cho đến khi được lệnh rút về cảng Quy Nhơn. Gần 1 tháng quần thảo với hai Sư Đoàn Cộng sản, Trung Đoàn 42 vẫn giữ nguyên được quân số cho đến khi được lệnh rút lui chiến thuật về cảng Quy Nhơn, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 22 đã đưa hơn 10 ngàn quân gồm Trung đoàn 42 và các đơn vị khác theo con đường vòng qua Ghềnh Ráng đi theo con đường nay có tên là Nguyễn Huệ.
Người ta ước tính số linh bị tử trận chỉ trong 2 ngày rút quân này cao gấp 2 lần toàn thể số lính tử trận sau hơn 1 tháng trấn giữ mặt trận An Khê - Phú Phong. Dân Quy Nhơn không dám ăn cá suốt mấy tháng trời vì xác anh em binh sĩ bơi ra tàu bị chết chìm đến 10 ngày sau vẫn còn tấp vào bờ biển. Đoạn đường rút quân đươc gọi là eo "Nín Thở'. Con đường từ Phú Phong về Quy Nhơn mà tôi đang đi hôm nay, ngày rút quân được gọi là "con đường buồn thiu". Về Quê Hương Nguyễn Huệ, Đất Võ Tây Sơn - Nguyễn Ngân
Quân Sự Lục Quân Việt Nam Cộng Hòa - Trở Lại Những Ngọn Đồi Vô Danh - Phạm Huấn (Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên, 1975)11 giờ sáng ngày 31/03/1975, tại Bộ Tư Lệnh Hành Quân Mặt Trận Bình Định, vị Tư Lệnh Sư Đoàn 22 Bộ Binh nhận được lệnh «điều động» Sư Đoàn về phòng thủ Quy Nhơn.11 giờ 01 phút, trên hệ thống truyền tin chỉ huy giữa Sư đoàn với Trung đoàn; và sau đó, Trung đoàn- Tiểu đoàn, các Trung đoàn trưởng, Tiểu đoàn trưởng đều nghẹn ngào khi nghe tin này. Cả 3 Trung đoàn 41, 42, 47 lúc đó đều đang giao tranh với địch. Trung đoàn 41 và 42 Bộ Binh tại các mặt trận Quốc lộ 19, cách Quy Nhơn hơn 30 cây số, và Trung đoàn 47 ở phía Bắc Bình Định.Có những quân nhân nhà nghề đã chiến đấu trong đại đơn vị này suốt 2 thập niên, ngay từ khi Sư đoàn mới thành lập. Đã trải qua bao nhiêu thăng trầm, biến đổi, vinh quang, bi hùng trong suốt 20 năm dòng dã. «Những người lính già của chiến trường», tưởng không bao giờ gục ngã. Nhưng, với cái lệnh rút khỏi vùng hành quân hôm nay, họ biết ngay, đây là giai đoạn chót cuối đời binh nghiệp!!Sư đoàn đã từng bị đánh tan tành, và tưởng rằng bị xóa tên, trong Mùa Hè 72. Họ đã rút lui, đã tan hàng, chạy bộ suốt cả chục cây số đường rừng, núi để về tới «điểm tập trung».Nhưng họ không sờn lòng, nản chí. Họ vẫn giữ vững tinh thần, tin tưởng rằng sẽ có ngày Sư Đoàn hồi sinh, trở lại phong độ.Một cuộc «rút lui» khác nữa mà họ cũng không bao giờ quên. Đó là cuộc chuyển quân thần tốc của một Trung đoàn – Trung đoàn 42 Bộ Binh – từ Tây Nguyên trở về Bình Định tái chiếm đèo Nhông – đây cũng là một chiến thắng kỳ diệu nhất của Trung đoàn 42 trong năm 1974. Trung đoàn 42 Bộ Binh đang hành quân tại vùng Pleime, Tây Nam Pleiku, trong một buổi chiều, được lệnh về giải tỏa áp lực của địch tại mặt trận Bình Định. Cuộc chuyển quân tưởng rằng phải được thực hiện trong vòng 2 hay 3 ngày. Nhưng, ngay đêm ấy, toàn bộ Trung đoàn đã về tới Bắc Phù Cát. Và từ đó, dùng bàn đạp, đánh thẳng vào hậu phương địch, khiến Bắc quân trở tay không kịp. Những trận đánh đẫm máu dòng dã suốt 3 ngày sau. Trung đoàn 42 đã tiêu diệt gần 1 Trung đoàn CSBV của Sư đoàn 3 Sao Vàng, dựng nên «Chiến Thắng Đèo Nhông».Trước khi mặt trận Ban Mê Thuột bùng nổ, lần nữa, Trung đoàn 42 Bộ Binh lại biến 2 ngọn đồi vô danh từ Tây Tây Nam quận Hoài Nhơn, Bình Định thành những «di tích» của chiến sử, nói lên tinh thần chiến đấu chống Cộng phi thường của người quân nhân QLVNCH.Hai ngọn đồi vô danh, đó là những ngọn đồi chiến lược, được mang số 82 và 174, nằm trên huyết lộ vận chuyển của Cộng quân, trên trục Quảng Ngãi – Bình Định – cũng tại hai cao điểm chiến lược này, bọn nhà báo bất lương ngoại quốc, sau gần 20 năm xuyên tạc về chiến tranh Việt Nam, đã ngả nón kính phục về tinh thần dũng cảm của QLVNCH. Một phái đoàn Quốc hội Hoa Kỳ cũng được gởi tới đó quan sát chiến trường, và khi trở về nước, đã lên tiếng binh vực, ủng hộ Việt Nam. Nhưng, mọi chuyện đã quá muộn!22 giờ đêm, Tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh cuối cùng của Quân đoàn 2 và chiến trường Cao Nguyên, bay trên đầu những cánh quân Sư đoàn 22 Bộ Binh.Với phương tiện và Hải pháo yểm trợ của Hải Quân vùng 2. Ông hy vọng sẽ cứu được 50% lực lượng của Sư đoàn. Tuy nhiên, điều mong ước của Ông không bao giờ đến!Giờ phút này, trước đó, và sau đó suốt 22 tiếng đồng hồ, các Trung đoàn 41, 42, 47, trên chặng đường rút quân và cũng là một trận tuyến dài hơn 30 cây số; từng đơn vị bị phục kích, bị đánh tan tác, bị «chặt đứt» ra từng khúc nhỏ.Đây là một cuộc trả thù tàn ác, man rợ nhất trong trận chiến sau cùng của chiến tranh Việt Nam. Trên 30 cây số đường máu, chiến đấu không yểm trợ, không tiếp tế, không tản thương. «Hậu phương» rã ngũ, bỏ súng.Trước mặt, sau lưng, đều là địch.«Đối thủ» tuy vẫn là Sư đoàn 3 Sao Vàng, và những Tiểu đoàn đặc công CSBV. Nhưng Bắc quân ở thế thượng phong, có pháo, chiến xa yểm trợ, và một «hậu phương lớn nổi dậy». Những người cộng sản đã không cần biết đến quy luật của chiến tranh. Chúng thẳng tay tàn sát «kẻ thù» trong đơn vị, mà trước đây đã gây cho chúng những tổn thất lớn lao, những thất bại đau đớn.Trên 30 cây số đường máu, các chiến sĩ Sư Đoàn 22 Bộ Binh đã chiến đấu trong tình trạng tuyệt vọng, nhưng dũng cảm, anh hùng.Họ đã bắn đến viên đạn cuối cùng rồi, gục xuống, có những hành động thật hào hùng, thật phi thường.Một cấp chỉ huy Trung đoàn 47 đã quỳ xuống, ôm lấy người lính bị thương, rồi bật khóc. Người lính chỉ còn thoi thóp, nhưng ngón tay vẫn để trên cò súng. Hình ảnh này làm Ông đau đớn. Ông đứng dậy bỏ đi. Nhưng rồi trở lại. Và thật bình tĩnh. Ông rút súng…kết liễu đời đứa em thân yêu, sau đó, bắn vào đầu mình.Có một «Người Anh Lớn» khác, đợi cho các chiến hữu của mình lên tầu hết, rồi lững thững bỏ đi. Trời bừng sáng, nhưng Anh không đi về hướng mặt trời. Anh trở lại con đường cũ. Trở lại phía có «Những Ngọn Đồi Vô Danh». Nơi đó, anh sẽ gặp «Dũng sĩ» Mai Hồng Bướm – người Binh Nhất Trung Đội Trưởng anh hùng Sư Đoàn 22 Bộ Binh – «người Trung Đội Trưởng thứ…sáu» của Trung Đội, đã chỉ huy đơn vị đánh bật kẻ thù khỏi đỉnh Du Tự, Hoài Ân trước khi gục ngã. Và, gặp lại rất nhiều những anh hùng vô danh khác của Sư Đoàn, những người đã lấy máu mình tô thắm cho mầu cờ đơn vị, trong những năm sau cùng!!!
…Có một hy sinh của người anh hùng – một đại anh hùng – sáng ngày 1/4/1975, cũng bị rơi vào quên lãng. Và cũng là một thiệt thòi lớn lao cho đất nước! Đó là trường hợp Đại tá Nguyễn Hữu Thông, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 42, Sư đoàn 22 Bộ Binh.Tôi có thể quả quyết rằng, trong 20 năm sau cùng của chiến tranh Việt Nam, không một tướng lãnh nào khi chỉ huy cấp trung đoàn và lữ đoàn, đã tạo dựng những chiến công to lớn như người anh hùng Nguyễn Hữu Thông. Những Tướng CSBV chỉ huy Sư đoàn 320 Điện Biên Phủ, Sư đoàn 3 Sao Vàng trong những năm 73, 74, 75, cho đến bây giờ và mãi mãi sẽ phải cúi mặt khi nhớ đến thảm bại nhục nhả. Những thảm bại bởi Trung đoàn 42 Bộ Binh, do Đại tá Nguyễn Hữu Thông chỉ huy, tại Pleime, đèo Nhông, và «Những Ngọn Đồi Vô Danh» (Cao điểm chiến lược 82 và 174) tại Tây Tây Nam Hoài Nhơn, Bình Định.«Nhân vật và hình ảnh» Nguyễn Hữu Thông, sau khi đưa «những chiến hữu anh em còn lại» về vùng an toàn; đã một mình lững thững…trở lại con đường cũ, về phía «Những Ngọn đồi vô danh»…thật phi thường, thật hào hùng.Ngày 1/4/1975, nếu người anh hùng Nguyễn Hữu Thông là Thiếu tướng Nguyễn Hữu Thông, chắc chắn cái chết của Ông sẽ tạo thành một trận cuồng phong. «Trận cuồng phong» từ vùng đất linh thiêng của Quang Trung Đại Đế, sẽ làm quân thù khiếp sợ. Và gây được sự tin tưởng, phấn khởi cho toàn Quân, toàn Dân trong những ngày cuối cùng!Hai năm trước đây, tôi có dịp hầu chuyện với một vị tiền bối cùng thời với Hồ chí Minh. Tôi có thưa với Cụ về tài ba, anh hùng, của những Sĩ quan các khóa 16, 17, 18…Đà Lạt. Họ được huấn luyện 4 năm cả về Quân Sự lẫn Văn Hóa, như tại các trường Võ Bị của Mỹ, Anh, Pháp. Trong trận chiến sau cùng, các Sĩ quan này giữ những chức vụ Trung đoàn trưởng, Lữ đoàn trưởng đa số đều tự tử chết; hoặc ở lại chiến đấu với chiến hữu của mình cho đến phút cuối cùng. Như các Trung tá Nguyễn Xuân Phúc, Thủy Quân Lục Chiến, ngoài vùng I; Nguyễn Hữu Thông, Lê Cầu, tại mặt trận Bình Định; Bùi Quyền, Lữ đoàn 3 Nhảy Dù…Nếu Hiệp Định Paris 27/1/1973 được ký kết trễ hơn khoảng 2 năm nữa, miền Nam không bao giờ mất vào tay cộng sản. Bởi vì, đất nước và quân đội sẽ được lãnh đạo và chỉ huy bởi những Tướng Lãnh anh hùng, có khả năng cả về quân sự lẫn văn hóa, với đầy đủ Trí, Đức, Dũng.Vị tiền bối thở dài nói:- Đó là một chuyện đáng tiếc, và cũng là vận nước đã hết!! Khi cố Tổng thống Ngô Đình Diệm nhìn thấy cái «chu kỳ quân nhân cầm quyền» tại Việt Nam, tại những quốc gia chậm tiến, có chiến tranh, và trong «tay» của Mỹ. Ông đã bổ nhiệm một người có gần…đầy đủ những đức tính đó về «dạy» Trường Võ Bị Đà Lạt. Nhưng, Ông Diệm đã «để trể» mất 1 năm, nên «người đó» chỉ đào tạo được những «De Gaulle, Eisenhower …cấp Đại Tá» cho Việt Nam!!Nghe lời vị tiền bối, tôi đã nhớ lại một, vài sự việc đã xẩy ra cách đây hơn 20 năm. Năm 1965, Tướng Moshe Dayan của Do Thái, với tư cách một chuyên gia quân sự, và sang «hành nghề» phóng viên chiến tranh tại Việt Nam. Trong một cuộc gặp gỡ thân mật với nhóm phóng viên quân đội, Ông cho biết tinh thần chiến đấu dũng cảm của những chiến sĩ QLVNCH rất đáng ca ngợi. Những Sĩ quan cấp Đại đội trưởng, Tiểu đoàn trưởng đều là những anh hùng. «Chắc chắn họ sẽ là những nhà Lãnh Đạo, những Tướng Lãnh tài ba của Việt Nam trong tương lai!»Một sự việc khác, liên quan đến một Cấp Chỉ Huy, và cũng là người có công rất lớn trong việc đào tạo cán bộ trẻ trong Quân Đội, kể từ đầu thập niên 1960, đồng thời, nói lên tin thần «cao ngạo anh hùng» của người Sĩ Quan này, đó là trường hợp Đại tá Trần Ngọc Huyến, Cựu Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị Đà Lạt. Thời Tướng Nguyễn Khánh là Quốc Trưởng, Ông đã cải lệnh Tướng Khánh, bỏ chức Thứ Trưởng Thông Tin, bỏ lên Tướng, bỏ Sài Gòn, bỏ người yêu (!), mang lon Đại tá đi hành quân cùng với 1 Tiểu đoàn Bộ Binh, Sư đoàn 22 tại Dakto, Kontum.Trong gần 30 năm Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam được thành lập, Đại Tá Trần Ngọc Huyến cũng là Sĩ quan Trừ Bị duy nhất (tốt nghiệp Trường Sĩ Quan Thủ Đức), được đề cử chỉ huy Trường này.Và với tài ba, kiến thức sâu rộng, Ông đã cho áp dụng đúng theo những phương châm «Tự Thắng Để Chỉ Huy», «Chỉ Huy và Lãnh Đạo» để huấn luyện, đào tạo những Sĩ quan ưu tú, và anh hùng của QLVNCH trong gần 2 thập niên sau cùng của chiến tranh Việt Nam.Phạm Huấn (Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên, 1975)*/*/*Sư Đoàn 22 Bộ Binh"Tháng 3 năm 1975, Trung đoàn 42 thuộc Sư Đoàn 22 đã trấn thủ nơi đây, cho đến khi được lệnh rút về cảng Quy Nhơn. Gần 1 tháng quần thảo với hai Sư Đoàn Cộng sản, Trung Đoàn 42 vẫn giữ nguyên được quân số cho đến khi được lệnh rút lui chiến thuật về cảng Quy Nhơn, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 22 đã đưa hơn 10 ngàn quân gồm Trung đoàn 42 và các đơn vị khác theo con đường vòng qua Ghềnh Ráng đi theo con đường nay có tên là Nguyễn Huệ.
Người ta ước tính số linh bị tử trận chỉ trong 2 ngày rút quân này cao gấp 2 lần toàn thể số lính tử trận sau hơn 1 tháng trấn giữ mặt trận An Khê - Phú Phong. Dân Quy Nhơn không dám ăn cá suốt mấy tháng trời vì xác anh em binh sĩ bơi ra tàu bị chết chìm đến 10 ngày sau vẫn còn tấp vào bờ biển. Đoạn đường rút quân đươc gọi là eo "Nín Thở'. Con đường từ Phú Phong về Quy Nhơn mà tôi đang đi hôm nay, ngày rút quân được gọi là "con đường buồn thiu". Về Quê Hương Nguyễn Huệ, Đất Võ Tây Sơn - Nguyễn Ngân
Thượng và Hạ viện quốc hội Hoa Kỳ cảnh cáo cho biết, nếu TT Nguyễn văn Thiệu không ký dự thảo Paris khi Cộng sản Bắc Việt không rút 120.000 Cộng Quân ra khỏi Miền Nam VNCH. Vì vậy, gây trở ngại hòa đàm thì Quốc hội sẽ ra luật rút quân để đổi lấy tù binh, cắt hoàn toàn viện trợ, đưa ra hạ viện với tỷ lệ 2-1, nếu không có viện trợ Sài Gòn sẽ chết ngay.
Lời nhắn của quốc hội Mỹ cho ông Thiệu VNCH biết rằng: họ muốn nói gần như công khai sẵn sàng đánh đổi Đông Dương lấy 580 tù binh Mỹ còn bị BV giam giữ, đối với họ chỉ có sinh mạng của tù binh Mỹ mới là quan trọng, sinh mạng của cả Đông Dương không nghĩa lý gì. Về điểm này trong No More Vietnams trang 142, Nixon cũng nói như vậy, nhưng ông Thiệu vẫn không tin cho là họ chỉ hù dọa chứ không dám bỏ Đông dương, cho tới tháng 3-1975 ông vẫn không tin Mỹ bỏ miền nam VN và đã tháu cáy giả vờ thua chạy, cho rút khỏi Pleiku giữa tháng 3-1975 để dụ cho Mỹ trở lại, hậu quả đưa tới sụp đổ VNCH thật nhanh chóng.Vì người ta quá chán ngán chiến tranh đông dương đang xẫy ra tại Việt Nam.{Tg;Trọng Đạt}
Ông Thiệu rút quân khỏi Tây Nguyên Trung phần là thi hành Hiệp Định Paris do Mỹ và quốc hội Hoa Kỳ bắt ép. Và đã trở thành một thất sách của hàng bại tướng chiến lược QL.VNCH, vì nghe theo lời hù dọa, áp lực của Hoa Kỳ cúp viện trợ quân sự cho VNCH, nên phải co cụm về bảo vệ thành lũy cuối cùng Sài gòn của vùng 4 chiến thuật đồng bằng sông Cữu long-Lũy tuyến Tự-Do còn lại VNCH.
Quân Đoàn I, thuộc Quảng Trị, Thừa Thiên, Huế; trở vào Quân Đoàn II, Pleiku Kom Tum, và Nha Trang Bình Thuận-Phan thiết là phần đất được Hoa Kỳ chỉ định ông Thiệu phải trao lại cho chính phủ Lâm Thời Mặt trận GPMNVN có đất, hay lãnh thỗ để thành lập chính phủ Lâm Thời Việt Cộng nằm vùng gọi thành phần thứ 3 được Mỹ chấp nhận trong Hiệp Định Paris/73 và được dân Miền Nam phản chiến; biểu tình; đề cử, ủng hộ việt Cộng Giải Phóng Miền Nam VN.
Kissinger - Hoa Kỳ-được Lê Đức Thọ - Hà Nội- hỏi: Hoa Kỳ chấp nhận sống chung với TQ và đối xử ra sao với đồng chí CS bắc Việt. Và được trả lời:”Sống chung được với TQ, thì phải chấp nhận hòa bình với tôi tớ ông chủ” Và vì thế ông Thiệu phải cam tâm hy sinh quân lính-chiến Sĩ VNCH- rút quân chiến thuật, đưa lưng làm bia đở đạn Việt Cộng. Tay bồng tay bế con thơ, dắt vợ chạy trong lửa đạn…và dưới nước mắt thương đau của ông Thiệu đang khóc trong tòa nhà trắng -White House - tại vịnh Cam Ranh-10-4-1975, chứng kiến cuộc di tản rút quân thiếu chiến thuật này do người Mỹ gây nên.
Chiến tranh Việt Nam tự nó không có thắng và thua giữa Bắc Việt và Nam Việt Nam, và nó biến chuyển tùy theo tình hình quyền lợi được sắp đặt giữa hai khối Tư Bản Hoa Kỳ và Cộng Sản Nga Tàu chia vùng ảnh hưởng, thống trị làm ăn, còn tự do dân chủ VNCH đứng sang bên lề thắng bại chiến-tranh. Vì thế Lê Duẩn Cộng Sản nói chiến thắng miền nam là thắng giùm cho Nga Tàu.
Rút quân Tây Nguyên là thế của Miền Nam phải rút, khi viện trợ quân sự Hoa- kỳ cắt giảm, rút quân giao đất, nhường vùng lãnh thổ VNCH cho MTGPM lập chính phủ lâm thời Cộng Hoà Miền Nam VN.
Ông Thiệu bị Nixon của Mỹ hăm dọa: cắt bỏ cái đầu, nếu không chịu ký kết H.Đ Paris/73 theo ý muốn quyền lợi kinh tế với TQ, và bầu cử nước Mỹ. Quốc hội Hoa Kỳ ra đạo luật rút quân, cúp viện trợ quân sự VNCH do dân Mỹ phản chiến bỏ rơi chiến tranh VN, trả con em trở về với họ. Đứng trước tình hình chiến sự nguy cấp, nên ông Thiệu phải rút quân, bảo toàn lực lượng và bỏ lại một phần đất tự do -Tây nguyên- cho địch chiếm theo áp lực cắt bỏ viện trợ quân VNCH, để tiếp tay cộng quân Bắc Việt vẫn còn hiện diện đóng quân tại Miền Nam VNCH, được Hoa Kỳ và quốc tế LHQ cho phép tồn tại trong HĐ Paris đã được ký kết.
Tất cả trách nhiệm mất tự do miền nam, phía Mỹ đổ lỗi cho VNCH: “Không chịu chiến đấu bảo vệ tự do cho chính dân tộc mình”.Ông Thiệu phải nuốt hận, căm nín làm thinh cho đến ngày chết, không biện hộ, không kết tội người bạn đồng minh Hoa Kỳ hứa lời cam kết rồi phản bội khi VNCH ký kết xong H Đ Paris -27-1-1973.
TT Nixon nói: “Tới đoạn cuối nếu Hà Nội vi phạm, họ sẽ bị trả đũa nặng nề. Đô Đốc Moorer đã thảo kế hoạch khẩn trương,3 và 6 ngày cho kế hoạch đòi hỏi, để tấn công BV. Ban tham mưu phải thực hiện chặt chẽ kế hoạch, gài mìn trở lại và xử dụng B-52 oanh tạc Hà Nội, nếu BV vi phạm Mỹ sẽ giáng trả hết cỡ, chúng ta phải giữ một lực lượng tại địa điểm để thi hành. Sự giáng trả BV phải ồ ạt hữu hiệu, trước hết B-52 phải nhắm vào Hà Nội”
Một Bại Tướng Đầy Nhiệt Lòng Yêu Nước!
Ông TT.Thiệu là một tổng tư lệnh QL.VNCH và các sĩ quan tướng lãnh quân đội miền nam được đào tạo chỉ huy quân sự trong các nhà trường quốc tế Pháp-Mỹ, và dày dạn trong chiến trường Việt Minh chống Pháp; đầy đủ kinh nghiệm mặt trận điện Biên Phủ -Bắc Việt Nam- lại phải bỏ trống Tây Nguyên, vị thế chiến lược quan trọng – Nóc nhà Tây Nguyên- trung phần miền nam VN.để rồi lần lược mất cả Miền Nam VNCH vào tay quân Cộng Sản Bắc Việt, ngày 30-4-1975.
Quân Cộng Sản Bắc Việt chiếm đóng Sàigon với quân số 15 sư đoàn CSBV xiết chặt vòng lửa bảo vệ thủ đô Saigòn của chiến sĩ VNCH cùng năm trái bom CBU-Bom ngạt chân không- bị đồng minh mỹ tháo ngòi nổ…và đổ thêm 2 tiểu đoàn thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, từ đệ thất hạm đội ngoài khơi Vủng Tàu vào sàigon bảo vệ các yếu nhân Mỹ chưa kịp rút đi bằng trực thăng đậu trên các cao ốc Saigon, với mục đích đề phòng quân nhân, chiến sĩ VNCH bắt tù binh Mỹ làm con tin cuộc chiến, vì phẩn nộ không có ngòi nổ cho 5 trái CBU -Tiểu Nguyên Tử-này, tức là Mỹ muốn giao sàigon cho cộng quân Bắc Việt. Và Mỹ viện cớ không can thiệp vào VN theo H Đ Paris/73 khi quân Cộng Sản bắc việt được quyền uy hiếp Sài gòn và sẳn sàng vi phạm H Đ Paris 30-4-75. Vậy đâu là phản bội đồng minh cũa Mỹ!???
Sài gòn bị quân cộng Sản Bắc Việt chiếm đóng trước phản ứng tự vệ để bảo vệ gia đình, thân nhân và chiến hữu đơn vị mình không bị trả thù của bọn Việt Cộng nằm vùng… và các đảng phái cách mạng 30, giờ thứ 25 nổi dậy trả thù quân- dân, cán- chính VNCH, trước lời kêu gọi đầu hàng của tên việt gian cộng hòa T.T Dương Văn Minh, trong sự tức tối căm hờn của chiến Sĩ Tự Do VNCH cho ngày “Gãy súng tan hàng” tối tăm đất nước!?
Sàigon chiến bại, nhưng không đổ nát, hoang tàn trong khói lửa chiến tranh vì lòng nhân đạo của chiến sĩ VNCH biết tôn trọng của cải và tư hữu và quyền sống tự do người dân miền Nam. Nên khi cộng sản Miền Bắc vào sàigon và cả nông thôn Miền Nam để tiếp thu, được quân dân cán chính VNCH bàn giao cơ sở vật chất còn nguyên vẹn không thất thoát, hư hao hay bị đốt phá. Và cũng từ đây ta thấy đâu là chính nghĩa Tự do của Người Việt Quốc Gia, và đâu là phi nhân, phi nghĩa của người Cộng Sản. Khi bắt tù binh VNCH vào tù cải tạo và cướp bóc tài sản, làm hằng triệu người dân miền nam sợ hải bỏ nước ra đi tìm tự do của hàng trăm ngàn người bỏ xác trong lòng đại dương biển cả…
Nhờ sự kiện và biến cố “Giải Phóng Miền Nam” ngày 30-4-1975 đã làm lộ ra chân tướng sự thật của các đoàn thể nhân dân trí thức, nhân sĩ và các hội đoàn xã hội là cơ sở bí mật hoạt dộng cho việt cộng nằm vùng. Các giáo hội tôn giáo là cơ sở tổ chức che dấu hoạt động phong trào sinh viên, quần chúng phản chiến của phiến quân cộng Sản nằm vùng: “Đánh cho Mỹ cút-Ngụy nhào”. Họ: “Ăn cơm quốc gia và thờ ma Cộng Sản”
Với dân tình đất nước như thế này: mất nước là phải rồi!? trách nhiệm là lỗi của VNCH, chỉ biết xử dụng thành phần Việt gian cộng Sản vào nằm vùng trong tổ chức chính phủ VNCH. Kể từ khi đệ nhất cộng hòa do TT Ngô đình Diệm chấp chính, rồi sụp đỗ 1963. Và Mỹ đưa quân vào biển Đà Năng 1965. Và kể từ đó dân Miền Nam theo Cộng Sản Miền Bắc thì nhiều, thậm chí vùng nông thôn, hết 85% theo Việt Cộng và có mật cứ nuôi quân VC/GPMN…
Đáng lý ra Mỹ không nên đưa quân vào Miền NamVNCH là thất sách chính trị, và tạo bằng chứng cho Cộng sản miền bắc tuyên truyền lòng yêu nước trong toàn dân để chống “Mỹ xâm lược, tay sai VNCH” Vô tình mất chính nghĩa Người Việt Quốc Gia, và đẩy người dân về phía địch, do VC đánh lừa dối dân tộc, cho một chủ nghĩa cộng sản ngoại lai.
Từ khi Cộng sản Bắc Việt chiếm đóng Miền Nam Tự Do/VNCH, tìm vùng đất hứa của chủ nghĩa ngoại lai Cộng sản, thì người dân Miền Nam mới thực sự thực hiện ước mơ sống chung hòa bình với người anh em cộng sản Bắc Việt. Đây là một cuộc pha trộn, đổi màu dân tộc, từ màu vàng của Tự Do, trộn lẫn màu đỏ máu-Cộng Sản. Người dân Miền Nam nhận được một màu “Tim tái-đỏ bầm” rỉ máu con tim dân tộc. Một màu biểu tượng chiến thắng; có pha màu máu vết thương kẻ chiến bại Miền Nam. Khi biết được thì đã muộn- màn,khánh kiệt nguồn lực sống, và liệt kháng toàn dân khi trót lỡ lầm đặt niềm tin yêu vào sự vong bản, phản bội quê hương của CSVN.
US Marines - South Vietnam
1966
Đây là phát kiến độc đáo của Tướng Một Mắt Do Thái Moshe Dayan sang thăm
chiến trường Miền Nam Việt Nam, và gửi lại một lời cố vấn quân sự cho Tổng Tống
Nguyễn Văn Thiệu với một quốc sách chiến lược VNCH; “Muốn thắng Cộng Sản, phải
biết thua Cộng Sản trước đã!. lùi một bước, để tiến lên 3 bước”. Tức thua một
Miền Nam mà thống nhất tư tưởng, ý chí tự do chống cộng cả 3 miềm Nam-
Trung- Bắc; để sau này giải phóng thủ đô Hà Nội; đòi lại chủ quyền Hoàng
Sa-Trường Sa sau những năm dài mất nước trước tỉnh thức của toàn dân. Biết sống
chung cùng nỗi đau thương Cộng Sản, mới vở lẽ thế nào sống chung cùng xã hội
Cộng Sản.Trước khi thi hành chiến lược “Thụt lùi” của tướng Do Thái Moshe Dayan và lời khuyến cáo “Khổ nhục kế” chân tình của TT Lý Quang Diệu-Singapore- nên ông Thiệu chịu nhục nhã mang 16 tấn vàng của ngân khố VNCH, xin thế chấp cho Mỹ và vay mượn 300.triệu đô la mua đạn dược cho quân sĩ chiến đấu cầm cự 3 tháng, đợi giải pháp chính trị tự do trung lập cho Miền Nam VN, nhưng bất lực không thành…với người Mỹ quyết tâm cúp viện trợ và tước quyền Tự Do miền Nam VNCH, trói tay bức tử QL.VNCH trao cho Quân Cộng Sản Bắc Việt Hà Nội. Và lịch sử sẽ phán xét Công và Tội của TT Nguyễn văn Thiệu khi tự do và hòa bình trở lại quê hương Việt Nam…!
Ông Thiệu, dù bất tài cầm quân khiển tướng, nhưng nhiệt lòng yêu nước. Và đã xô đẩy Việt Nam vào hoàn cảnh khốn cùng phải sống chung hòa bình với Cộng Sản Miền Bắc để thử thách và đánh thức niềm tin dân chủ, tự do Miền Nam của người Việt Quốc Gia đã ngủ yên trong lòng dân Việt; để lại cho đời câu nói mai sau: ‘Đừng tin những gì Cộng sản nói, hãy nhìn kỹ những gì Cộng sản làm”.
Tự Chủ -Tự Quyết Dân Tộc Là Giá Trị Tự Do Việt Nam!
Suốt 37 năm nay-2012- người dân cả nước đang chiến đấu cho tự do,dân chủ
Việt Nam không biết mệt mõi,với nhiều hình thức, tù nhân chiến tranh trong tù
cải tạo cộng sản,đi vùng kinh tế mới,và tìm cách vượt biên của hàng triệu người
Miền Nam không chấp nhận cộng sản. Ngay đến người dân Cộng sản Miền Bắc cũng phản tỉnh, nên hoạt động, tranh đấu đòi quyền dân chủ, nhân quyền bị áp bức độc tài đảng trị CSVN bị khống chế chủ quyền biển đảo Việt Nam. Dù phải tù tội cũng không nản chí sờn lòng, cho một ngày mai thành công dân chủ, nhân quyền và quền tự chủ-tự quyết dân tộcViệt Nam,
Nhưng không thể quyết đoán và đổ lỗi hoàn toàn trách nhiệm cho Hoa Kỳ bán đứng Miền Nam VNCH,và momg muốn sự góp sức, góp công của Mỹ, cho Việt Nam mau chóng tiến đến độc lập, dân chủ hòa bình dân tộc. Hiện nay, Hoa Kỳ không còn xem Việt Nam là món hàng hóa, lẫn quyền lợi trao đổi với Trung Quốc Cộng Sản khi hai nền kinh tế cạnh tranh nhau quyết liệt. Cho đến hôm nay đang xảy ra xung đột quyền lợi kinh tế tại biển Đ.Á/TBD.Vì dù sao Mỹ cũng mắc nợ Việt Nam vì thiếu trách nhiệm trên tinh thần tự do, an ninh hòa bình thế giới, vì lý do nội tại theo chủ thuyết:
Hiện Sinh Tư Bản Thực Dụng Chủ Nghĩa Hoa Kỳ
Phát sinh từ chủ nghĩa Anh hùng trong cuộc nội chiến Nam Bắc Hoa Kỳ-1865-được cả thế giới tôn vinh là dân tộc văn minh, độ lượng và anh hùng, nên đã trao cho danh dự,trách nhiệm giử gìn an ninh, hòa bình thế giới Tự Do. Nhưng vì Hoa Kỳ phải sống cho thực tế theo chủ nghĩa “Hiện Sinh Tư Bản” cho dân tộc mình lớn mạnh và giàu có bằng cách làm Kinh Tế là nguồn sống thực tế của Hoa Kỳ để mưu cầu tự do và hạnh phúc cho dân tộc đang lên cũa Mỹ. Do đó ta không nên trách Mỹ bán đứng VNCH vì quyền lợi sống cho họ nên đánh mất tự do, hòa bình dân chủ của Việt Nam.Hãy chấp nhận sự thật, và nhận lãnh trách nhiệm về mình. Phải can đãm đứng dậy từ nơi té ngả của mình, để đòi lại quyền tự chủ, tự quyết cho Việt Nam, sau đó bạn bè thế giới và đồng minh Hoa Kỳ sẽ giúp mình. Vì muốn phục hồi kinh tế toàn cầu và tìm sự sống còn cho Xã Hội Hiện Sinh Tư Bản Mỹ, bắt buộc họ sẽ quay trở lại Việt Nam và giúp tìm lại tự do dân chủ mà họ đã bỏ rơi suốt 37 năm qua kể từ 30-4-1975.
Rừng Khóc
Giữa Mùa Xuân
Phạm Tín
An Ninh
Hơn hai mươi năm nay, từ
ngày đến định cư ở Na-Uy, một nước Bắc Âu nổi tiếng với những mùa đông dài băng
giá, nhưng lại rất đẹp vào những ngày hè và lãng mạn vào thu, tôi vẫn giữ thói
quen đi len lỏi trong rừng, không chỉ vào những ngày nghỉ cuối tuần mà bất cứ
lúc nào thấy lòng mình trăn trở. Không phải tò mò vì những cuộc tình cháy bỏng
trong “Rừng Na-Uy”, cuốn tiểu thuyết nổi tiếng mới đây của một ông nhà văn Nhật
Bản, nhưng để được lắng nghe những tiếng khóc. Tiếng khóc của cây lá, của gỗ đá
trong rừng. Tiếng khóc có mãnh lực quyến dụ tôi, thúc bách tôi, cho dù nó đã
làm cho tôi đau đớn, khốn khổ gần cả một đời.
Tôi sinh ra ở Huế, nhưng lớn
lên ở thành phố Nha Trang, sau khi cùng cả nhà theo cha tôi vào đây nhận nhiệm
sở mới. Có lẽ ngày ấy tôi là một cô gái khá xinh. Ngay từ năm tôi học lớp đệ
lục trường Nữ Trung Học, cũng đã có vài chàng học trò khờ khạo si tình, đạp xe
theo tôi sau những buổi tan trường. Lên năm đệ tam, cũng có vài chàng sinh viên
sĩ quan Hải Quân, Không Quân chờ trước cổng trường tán tỉnh. Nhưng như là số
trời, trái tim tôi chỉ rung động trước một người. Anh là bạn chí thân với ông
anh cả của tôi, hai người học cùng lớp từ thời còn ở trường Võ Tánh. Tháng tư
năm 68, chúng tôi làm đám cưới, kết thúc một cuộc tình đầu thật dễ thương,
không có nhiều lãng mạn, cũng chẳng có điều gì trắc trở. Ông xã tôi là lính biệt
động quân. Hậu cứ đóng ở Pleiku. Ngày về làm đám cưới, đôi giày saut của anh
còn bám đầy đất đỏ hành quân. Đám cưới chúng tôi được tổ chức tại một nhà hàng
nằm gần bờ biển, không xa tòa tỉnh, nơi vừa mới trải qua khói lửa Mậu Thân.
Sau đám cưới, cha mẹ chồng
cho tôi theo anh lên Pleiku một tháng, rồi phải trở về sống ở nhà chồng, bởi
anh đi hành quân liên miên, không an toàn khi tôi phải sống một mình. Chỉ những
khi nào tiểu đoàn về hậu cứ dưỡng quân, anh đánh điện tín để tôi lên với anh.
Mãi đến ba năm sau, tôi mới
sinh cho anh đứa con đầu lòng. Một đứa con trai bụ bẫm. Có lẽ vì nặng nợ với
núi rừng, anh đề nghị tôi đặt tên cho con là Cao Nguyên, Lê Cao Nguyên. Anh về
phép thăm con khi cháu vừa đầy tháng. Càng lớn Cao Nguyên càng giống cha. Đôi
mắt to, sóng mũi cao, và đặc biệt là trên đầu mỗi vành tai đều có một “lỗ tai
nhỏ” như ba nó.
Chỉ đúng một tuần sau khi
chia tay vợ con về đơn vị, anh bị thương nặng trong lúc đơn vị hành quân giải
vây căn cứ Pleime. Tôi bồng con lên Pleiku. Hậu cứ lo cho mẹ con tôi nơi ăn
chốn ở và có xe đưa đón mỗi ngày để tôi thăm và săn sóc anh trong quân y viện.
Sau khi xuất viện, đôi chân còn đi khập khiễng, nên anh được chuyển về Bộ Chỉ
Huy Liên Đoàn đảm trách một công tác tham mưu ở hậu cứ. Mẹ con tôi ở lại Biển
Hồ với anh kể từ ngày ấy. Mẹ chồng tôi rất nhân từ, thường xuyên lên thăm chúng
tôi và thuê cho tôi một người giúp việc. Cuối năm 1973, trong một lần VC pháo
kích vào trại gia binh làm một số đàn bà con nít bị thương, trong đó có cháu
Cao Nguyên. Rất may, mảnh đạn gây một vết thương khá lớn ở cánh tay, nhưng
không vào xương. Sau hôm ấy, chúng tôi ra thuê một căn nhà bên ngoài doanh trại
để ở. Năm sau, khi Cao Nguyên vừa tròn hai tuổi, tôi sinh đứa con thứ nhì. Lần
này là con gái. Con bé giống mẹ, được chúng tôi đặt tên Thùy Dương để nhớ thành
phố biển Nha Trang, nơi hai chúng tôi lớn lên và yêu nhau.
Mấy năm sống ở Pleiku, cái
thành phố “đi dăm phút trở về chốn cũ” ấy, những ngày nắng chỉ thấy toàn bụi
đỏ, còn những ngày mưa bùn bám dính gót chân. Pleiku đúng là một thành phố
lính. Những người vợ lính sống ở đây dường như chỉ để chờ chồng trở về sau
những cuộc hành quân, hoặc để chăm sóc chồng những ngày bị thương nằm trong
quân y viện. Với họ thì đúng là “may còn có anh đời còn dễ thương”. Trong số ấy
đã có biết bao người trở thành góa phụ!
Giữa tháng 3/75, sau đúng
một tuần Ban Mê Thuột mất vào tay giặc, một buổi sáng, từ bản doanh Liên Đoàn
về, chồng tôi hối hả bảo mẹ con tôi và chị giúp việc thu dọn đồ đạc gấp, bỏ lại
mọi thứ, chỉ mang theo những gì cần thiết, nhất là thức ăn và sữa cho các con,
theo anh vào hậu cứ.
Khi vừa đến cổng trại, tôi
ngạc nhiên khi thấy tất cả mọi người đều đã ngồi sẵn trên xe. Chúng tôi rời
khỏi doanh trại. Thành phố Pleiku như đang ngơ ngác trước những người từng bao
năm sống chết với mình nay vội vàng bỏ đi không một tiếng giã từ. Đang giữa mùa
xuân mà cả một bầu trời u ám. Pleiku tiễn chúng tôi bằng một cơn mưa đổ xuống
khi đoàn xe vừa ra khỏi thành phố. Đến ngã ba Mỹ Thạnh, đoàn xe dừng lại. Phía
trước chúng tôi dày đặc xe và người, vừa dân vừa lính, đủ các binh chũng, đủ
các loại xe, kể cả xe gắn máy. Tôi nghe chồng tôi và bạn bè nói là một số đơn
vị Biệt Động Quân được chỉ định đi sau, ngăn chận địch quân tập hậu để bảo vệ
cho đoàn quân di tản! Đây là trách nhiệm nguy hiểm và nặng nề nhất trong một
cuộc hành quân triệt thoái.
Hơn một ngày mò mẫm trên
Tỉnh Lộ 7, chúng tôi đến thị xã Hậu Bổn vào lúc trời sắp tối. Vừa dừng lại chưa
kịp ăn cơm thì bị pháo kích và súng nổ khắp nơi. Xe và người dẫm lên nhau trong
cơn hốt hoảng. Địch đã bao vây. Các đơn vị biệt động quân chống trả kiên cường,
nhưng địch quá đông, và bên ta thì vừa quân vừa dân chen chúc nhau hỗn độn.
Trong lúc nguy nan này trời lại giáng xuống cho bên ta thêm một điều bất hạnh:
Một chiếc phản lực cơ dội bom nhầm vào quân bạn. Đoàn xe vội vã rời Hậu Bổn, di
chuyển đền gần Phú Túc thì lại bị địch tấn công từ khắp hướng. Nhiều xe bốc
cháy và rất nhiều người chết hoặc bị thương. Cả đoàn xe không nhúc nhích được.
Chúng tôi có lệnh bỏ lại tất cả xe cộ, băng rừng tìm đường về Củng Sơn. Chồng
tôi, vừa chiến đấu vừa dẫn đường chúng tôi cùng một số binh sĩ, vợ con. Tôi dắt
theo Cao Nguyên còn chị giúp việc bồng cháu Thùy Dương. Chúng tôi lầm lũi trong
rừng. Tiếng súng vẫn còn ầm ĩ, những viên đạn lửa như muốn xé màn đêm. Khi
chúng tôi mệt lả cũng là lúc đến bờ một con sông nhỏ. Chồng tôi lo chỗ ngủ cho
mẹ con tôi dưới một gốc cây, rồi cùng một số đồng đội chia nhau canh gác. Mệt
quá, tôi ngủ vùi một giấc, thức dậy thì trời vừa sáng. Chúng tôi lại tiếp tục
lên đường. Tôi không còn đủ sức để bồng Cao Nguyên, nên chồng tôi phải dùng cái
võng nilong gùi cháu sau lưng, bên ngoài được phủ bằng cái áo giáp. Vừa ra khỏi
bìa rừng tôi ngạc nhiên khi thấy từng đoàn người lũ lượt kéo nhau đi cùng hướng
chúng tôi, trong đó có nhiều người vừa bị thương, mình đầy máu. Tôi nghĩ họ
cũng là những vợ chồng, con cái, cha mẹ dắt dìu nhau đi tìm sự sống. Hình như
họ không còn mang theo bất cứ thứ gì. Nhìn nét mặt ai nấy cũng kinh hoàng.
Chồng tôi bàn bạc cùng một số bạn bè trong đơn vị, chúng tôi lại tách khỏi đám đông
này, tìm một lộ trình khác mà đi, để tránh sự phát hiện của địch. Vừa rời đoàn
người vài phút thì đạn pháo thi nhau rót xuống. Tiếng la khóc thất thanh cộng
với tiếng súng nổ khắp nơi làm cho cả một khu rừng như trải qua một cơn địa
chấn. Trong nhóm chúng tôi cũng đã có một số người chết. Đến lúc này thì mạnh
ai nấy tìm đường sống. Gia đình tôi cùng gia đình vài người bạn nữa chạy vào
khu rừng phía trước, nơi không nghe tiếng súng. Kinh nghiệm bao nhiêu năm chiến
trận, bây giờ chồng tôi chỉ còn dùng để mong cứu được vợ con mình. Địch quân
tràn ngập. Một số đơn vị tan rã. Đồng đội kẻ chết người bị thương. Có thể một
số đã bị bắt. Tôi không thể tưởng tượng được số mệnh bi thảm của những người
lính biệt động một thời oanh liệt trên khắp chiến trường, giờ này lại tan tác
trong bất ngờ, tức tưởi! Chồng tôi suýt bật khóc, khi nghe cấp chỉ huy truyền
lệnh từ ông tướng tư lệnh Quân Đoàn: “Đạp lên mà đi!” Trong cả đời binh nghiệp,
chắc những người lính không còn nhận cái lệnh nào đau đớn hơn thế nữa!
Sau chừng một tiếng đồng hồ
băng rừng, chúng tôi bất ngờ gặp một toán lính hơn 20 người thuộc tiểu đoàn cũ
của chồng tôi. Thầy trò chưa kịp nắm tay mừng rỡ thì súng nổ. Địch quân phía
trước mặt. Trở lại cương vị chỉ huy, chồng tôi lưng mang con, điều động anh em
xông vào trận mạc. Một cuộc đánh tốc chiến, toán địch quân bị tiêu diệt. Chồng
tôi quay lại tìm và hướng dẫn đám đàn bà con nít chúng tôi đi tiếp. Trong núi
rừng đêm xuống thật nhanh. Cái bóng tối bây giờ thật rợn người. Tôi hình dung
đến cái bóng của tử thần. Chúng tôi dừng lại trên một ngọn đồi thấp. Tội nghiệp
cho những người lính trung thành. Đáng lẽ họ lợi dụng bóng đêm để đi tiếp, vì
đó là sở trường của họ, nhưng thấy một số vợ con bạn bè cùng vài anh em bị
thương không thể đi nổi, nghe lời chồng tôi, tất cả cùng ở lại qua đêm. Sau khi
sắp xếp anh em phòng thủ, chồng tôi trở lại phụ lo chỗ nằm cho mẹ con tôi. Tối
hôm ấy, dù mệt, nhưng sao tôi cứ trằn trọc, không ngủ được. Chồng tôi ôm tôi
dựa vào một gốc cây. Anh ôm tôi thật chặt vào lòng, thỉnh thoảng hôn nhẹ tôi,
trên môi, trên tóc. Trong hoàn cảnh này chẳng ai còn lòng dạ nào để lãng mạn
yêu thương, nhưng có lẽ anh đang tội nghiệp cho một người con gái đã trót chọn
chồng là lính chiến. Và không ngờ đó lại là những nụ hôn cuối cùng anh dành cho
tôi. Buổi sáng sớm khi vừa xuống chân đồi, chúng tôi chạm súng với địch. Cũng
là lần cuối cùng tôi chứng kiến những người lính biệt động can trường. Các anh
phân tán từng toán nhỏ, xông vào lòng địch mà đánh, tiếng thét “Biệt Động Quân
Sát” vang dội cả một vùng. Nghe súng nổ, tôi đoán lực lượng địch đông lắm. Một
anh trung sĩ bị thương ở cánh tay trong trận đánh hôm qua, được chỉ định dắt
tất cả đám đàn bà con nít chúng tôi ra khỏi vùng giao chiến. Đã vậy anh còn
phải dìu theo một người lính bị thương khác.Vợ chồng tôi thất lạc nhau kể từ
phút ấy. Tôi còn lạc mất cả cháu Cao Nguyên, được ba nó gùi theo phía sau lưng
ngay cả những khi lâm trận. Không biết chiếc áo giáp có đủ che chắn hình hài bé
nhỏ của con tôi. Hình ảnh này trước đây tôi nghĩ chỉ có diễn ra trong mấy cuốn
truyện Tàu mà tôi đã đọc.
Tiếp tục di chuyển chừng vài
giờ đồng hồ nữa, khi tới một con đường mòn, chúng tôi lại nghe súng nổ. Anh
trung sĩ dẫn đường chúng tôi nhận ra từng loạt lựu đạn nổ, bảo tât cả chúng tôi
nằm rạp xuống. Chờ im tiếng súng, đám chúng tôi rời con đường mòn, chạy về
hướng rừng bên phải, mà theo anh trung sĩ, có thể an toàn hơn. Khi đến bìa
rừng, tôi bàng hoàng nhìn thấy mấy người lính biệt động quân nằm chết bên cạnh
xác quân thù, máu me lai láng. Sau này tôi được biết những người lính này bị
địch bao vây, đã tự sát để cùng chết chung với giặc. Đi vào cánh rừng bên phải
chỉ vài trăm mét nữa thì chúng tôi bị một đám khá đông VC chặn lại. Anh trung
sĩ bị tước hết vũ khí. Tất cả chúng tôi bị lùa vào bên bờ suối nhỏ. Ở đây tôi
gặp một số sĩ quan, binh sĩ của ta bị bắt, nhiều người tay bị trói ngược ra
sau, ngồi theo hàng dọc quay lưng ra suối, trước họng súng sẳn sàng nhả đạn của
kẻ thù. Tôi cố ý tìm xem, nhưng không thấy chồng tôi trong số người bị bắt.
Lòng tôi lo âu vô hạn. Từ lúc ấy, tiếng súng tạm im, chỉ còn tiếng quát tháo
với cái giọng rất khó nghe của đám người thắng trận. Tất cả chúng tôi bị lùa về
địa điểm tập trung, một ngôi trường nằm trong huyện Củng Sơn (Sơn Hòa).
Trong cảnh khốn cùng này,
tôi chỉ còn lại một điều may mắn. Chị giúp việc rất tốt bụng và trung thành.
Vừa bồng bế, bảo bọc cho cháu Thùy Dương, vừa lo lắng cho tôi. Chị đi đâu đó
xin cho tôi nửa bát cơm, nhưng tôi không nuốt nổi, mặc dù đã trải qua hai ngày
đói khát. Nhìn đứa con gái vừa mới lên hai lây lất bên cạnh và nghĩ tới chồng
tôi và đứa con trai giờ này không biết sống chết ra sao, lần đầu tiên tôi bật
khóc.
Cuối cùng thì tôi cũng lần
mò về đến Nha Trang, khi thành phố này cũng vừa lọt vào tay giặc. Khi nhận ra
tôi, mẹ tôi ôm tôi vào lòng và khóc như mưa. Tôi không đủ can đảm mang tin buồn
đến nhà chồng, nhờ cha tôi sang báo tin tôi và cháu Thùy Dương vừa mới về nhà,
chồng tôi và cháu Cao Nguyên còn đang mất tích. Cả nhà chồng kéo sang thăm tôi,
bồng cháu Thùy Dương về nhà săn sóc. Mẹ chồng tôi thẫn thờ cả mấy ngày liền khi
nhận được tin này. Nằm nhà hơn một tuần, nhờ mẹ tận tình chăm lo, sức khỏe tôi
đã gần bình phục, tôi xin được trở lại Phú Bổn tìm chồng và cháu Cao Nguyên. Cả
nhà tôi và cha mẹ chồng đều ái ngại, âu lo. Nhưng qua sự nài nỉ của tôi, cuối
cùng cha mẹ chồng cho đứa em trai út của chồng tôi, dùng xe honda chở tôi ngược
đường lên Tỉnh Lộ 7..
Mặc dù đã chứng kiến bao
nhiêu máu lửa tang tóc, cũng như đã chuẩn bị tinh thần, nhưng tôi thực sự kinh
hãi những gì trước mắt, khi nhìn thấy ngổn ngang bao nhiêu xe cộ bị đốt cháy,
những bộ xương người con vương vãi đó đây, bao nhiêu nấm mộ lấp vội bên đường.
Cả một vùng xông mùi tử khí. Chiếc khăn bịt miệng tẩm ướt dầu Nhị Thiên Đường
đã giúp tôi và cậu em vượt qua chặng đường gần 100 cây số. Đến Cheo Reo, hỏi thăm
một vài người dân, được biết một số sĩ quan bị bắt làm tù binh, đang còn giam ở
Thuần Mẫn. Chúng tôi đến đó, trình giấy phép đi tìm chồng của Ủy Ban Quân Quản,
mới được cho vào trại. Sau khi tên VC trực ban cho biết không có tên chồng tôi
trong danh sách tù binh, tôi xin được gặp bất cứ một sĩ quan nào cùng đơn vị
với chồng tôi. Rất may, tôi được gặp anh đại đội phó lúc chồng tôi còn ở tiểu
đoàn. Anh cho biết là có gặp một số binh sĩ cùng chồng tôi chiến đấu dưới ngọn
đồi gần đèo Tu Na. Họ cho biết chồng tôi bị thương, nhưng cố tìm cách đưa cháu
Cao Nguyên đến một nơi nào đó. Tôi sáng lên niềm hy vọng. Ngay hôm ấy tôi thuê
năm người Thượng, theo tôi lần theo con đường dọc bờ sông mà tôi còn nhớ, trở
lại khu đồi thấp, rồi bung ra xa đi tìm. Liên tục trong một tuần, chúng tôi chỉ
tìm được mấy bộ xương người, một số ngôi mộ vô danh, nhưng không thấy dấu vết
của chồng tôi. Tôi trở về mang theo niềm tuyệt vọng, không chỉ cho tôi, mà cho
cả nhà chồng.
Cha mẹ chồng tôi lập bàn thờ
cho chồng tôi và Cao Nguyên, đứa cháu đích tôn của ông bà. Ngày 19 tháng 3 là
ngày giỗ của hai cha con.
Hàng năm, cứ đến ngày này,
tôi và Thùy Dương đều trở lại Phú Bổn, tìm đến chân đồi, dưới gốc cây nằm giữa
đỉnh đồi, mà đêm cuối cùng chồng tôi ôm tôi vào lòng, thắp hương tưởng niệm anh
và cháu Cao Nguyên. Tôi đã dùng dao khắc đậm tên anh và cháu Cao Nguyên vào
thân cây.Và lần nào, khi nước mắt ràn rụa, trong tiếng gió rừng, tôi mơ hồ như
có tiếng khóc từ gốc cây này, rồi văng vẳng bao nhiêu tiếng khóc từ những thân
cây khác, từ những khúc gỗ nằm vương vãi do bom đạn hôm nào, tạo thành một thứ
âm thanh não nùng, xé ruột.
Tôi đã mang dư âm của tiếng
khóc ấy đến tận Bắc Âu, nơi mẹ con tôi định cư sau chuyến vượt biển được một
chiếc tàu của vương quốc Na Uy cứu vớt. Tháng 5 năm 1985, cha mẹ chồng tôi góp
vàng cùng một người bạn ở vùng biển Lương Sơn đóng ghe vượt biển. Tôi, cháu
Thùy Dương và một đứa em trai của tôi được đi cùng với gia đình chồng. Tôi cũng
xin được một chỗ cho chị giúp việc lúc trước (chị đã về quê trên vùng Diên
Khánh, sau ngày cùng tôi thoát chết trở về), nhưng chị chối từ. Tôi âm thầm gom
nhặt tài sản của nhà chồng và của tôi mang lên biếu chị trước khi rời khỏi quê
nhà.
Hai mươi năm sau, khi Thùy
Dương vừa làm đám cưới, tôi muốn đưa vợ chồng cháu về lại Việt Nam trình diện
ông bà ngoại, và đến địa điểm cuối cùng khi chồng tôi và Cao Nguyên còn sống,
như là một nghĩa cử để cháu tưởng nhớ đến cha và anh mình. Chúng tôi đến đây
đúng vào giữa mùa Xuân, một ngày trước ngày giỗ chồng và đứa con trai.
Con đường Tỉnh Lộ 7 ngày xưa
bây giờ đã được tráng nhựa và đổi tên thành Quốc Lộ 25. Chúng tôi thuê bao một
chiếc xe tám chỗ ngồi. Ngoài tôi và vợ chồng cháu Thùy Dương, còn có cậu em
trai út của tôi và vợ chồng chị giúp việc ngày xưa. Chúng tôi đến Cheo Reo, bây
giờ có tên mới là A Yun Pa thuộc tỉnh Gia Lai. Tất cả không còn gì dấu vết của
chiến tranh. Người ta đã cố tình trát phấn tô son lên thành phố núi này để có
dáng dấp của thời kỳ đổi mới. Màu sắc lòe loẹt, vài ngôi nhà cao tầng quê mùa
kệch cỡm, những ngôi nhà sàn “cải biên” thành những biệt thự của các ông quan
lớn, nằm chơ vơ giữa một vùng nghèo nàn được mang tên “thị xã”. Nhìn dãy núi
Hàm Rồng từ xa, ẩn hiện trong những đám mây mù, lòng tôi chùng xuống. Nơi ấy,
đã bao lần tôi đến thăm chồng, để được hòa mình vào đơn vị với những người lính
trẻ, sẵn sàng chết cho quê hương. Cũng ở nơi ấy tôi đã vinh dự chứng kiến chồng
tôi cùng nhiều anh em đồng đội được ông tướng Vùng gắn huy chương lên ngực áo
khi ban quân nhạc trổi khúc quân hành. Tất cả bây giờ đã trở thành huyền thoại.
Sau khi thuê phòng trọ, tắm
rửa và cơm nước xong, chúng tôi hỏi đường đến tháp Yang Mun và tháp Drang Lai.
Vì nghe dân ở đây bảo các vị thần Chàm trong hai ngôi tháp này linh thiêng ghê
lắm. Tôi khấn vái và xin xăm. Tôi ngạc nhiên vô cùng khi lá xăm tôi bốc trúng
lại là bốn câu Kiều của ông Nguyễn Du:
Từ phen chiếc lá lìa rừng
Thăm tìm luống những liệu chừng nước mây
Rõ ràng hoa rụng hương bay
Kiếp sau họa thấy kiếp này hẳn thôi
Thăm tìm luống những liệu chừng nước mây
Rõ ràng hoa rụng hương bay
Kiếp sau họa thấy kiếp này hẳn thôi
Tôi bán tín bán nghi, vì
nghe nhiều người nói ở Việt Nam,
chuyện cúng bái, mê tín dị đoan, bây giờ là một business. Chẳng lẽ ông thần
Chàm này lại thuộc cả truyện Kiều. Nghĩ như vậy, nhưng thấy bốn câu thơ lại
đúng vào trường hơp của mình, tôi cũng thấy lòng buồn vô hạn. Trở về phòng trọ,
bà chủ nhà cho biết ngày mai có chợ phiên của người dân tộc, vừa đông vui vừa
có thể mua nhiều thứ thổ sản, gia cầm với giá rất rẻ. Tôi cũng muốn mua mấy con
gà, để cúng chồng tôi. Khi còn sống anh thích ăn gà luộc. Bà còn cho biết thêm
dân chúng ở vùng này đa số là người Thượng thuộc các sắc tộc Djarai, Bahnar,
Hroi và M’dhur. Có một số sống trong các bản rất xa, cách thị xã này từ 10 tới
hơn 20 cây số.
Sau một đêm trằn trọc với
những cơn ác mộng, vừa mới chợp mắt tôi đã nghe tiếng người réo gọi nhau. Ngôn
ngữ của các sắc tộc, tôi không hiểu họ nói gì. Chợ phiên nhóm rất sớm.
Chúng tôi vội vàng ăn sáng
rồi kéo nhau ra khu chợ, nằm không xa trước nhà trọ. Tôi có cảm giác lạ lẫm vì
đây là lần đầu tiên tôi đến một buổi chợ phiên của người sắc tộc. Đã vậy vợ
chồng cháu Thùy Dương cứ theo hỏi tôi điều này điều nọ. Khi đang cố giải thích
về nguồn gốc của người Thượng, chúng tôi đến một quày gà. Những con gà tre nhỏ
xíu được nhốt trong mấy cái lồng đan bằng tre. Tôi ngồi xuống lựa hai con gà
béo nhất, bảo người chủ bắt hộ hai con gà này ra khỏi lồng. Người chủ là một
anh đàn ông Thượng vừa đen vừa ốm, nói tiếng Việt chưa sõi.. Khi anh xăn tay áo
lên và thò tay vào lồng gà, tôi bỗng giật mình khi phát hiện vết sẹo trên cánh
tay trái. Vết sẹo có hình dáng đầu một con cọp. Tôi nhớ tới Cao Nguyên, đứa con
trai ba tuổi, bị thương trong trận pháo kích của VC vào trại gia binh ở Biển
Hồ. Vết thương trên cánh tay cháu sau khi chữa lành cũng để lại một vết sẹo có
hình ảnh đầu một con cọp. Biểu tượng binh chủng Biệt Động Quân mà chồng tôi
luôn mang trên vai áo. Tôi biến sắc, nắm chặt cánh tay anh người Thượng và nhìn
vào mặt anh ta. Cũng hai con mắt khá to, cũng cái sóng mũi cao, nhưng khuôn mặt
cháy nắng, mái tóc màu nâu sậm như màu đất đỏ Pleiku. Không có nét đẹp của Cao
Nguyên ngày trước. Anh người Thượng ngượng ngùng, cúi mặt xuống, khựng lại.
Nhưng tôi kịp nhớ ra trên vành tai của Cao Nguyên có một lỗ tai nhỏ, giống như
ba nó, tôi cúi xuống để nhìn kỹ vào tai anh người Thượng. Tôi bàng hoàng khi
nhận ra hai cái lỗ tai nhỏ trên hai vành tai. Bất giác, tôi ôm chầm lấy anh và
nước mắt trào ra. Nhưng anh bán gà đẩy mạnh tôi ra rồi nói một tràng tiếng
Thượng. Vợ chồng cháu Thùy Dương ngơ ngác nhìn tôi, không biết xảy ra điều gì.
Nghĩ tới chị giúp việc ngày trước có thể xác nhận cùng tôi đôi điều kỳ lạ, tôi
bảo cháu Thùy Dương đi gọi chị từ gian hàng hoa lan phía trước. Tôi kéo chị ra
xa, nói vào tai chị:
- Chị nhìn kỹ anh người
Thượng này xem có giống ai không?
Sau một lúc nhìn không chớp
mắt, mặt chị biến sắc, rồi không trả lời tôi mà thì thầm một mình:
- Thằng Nguyên? Chẳng lẽ là
thằng cu Nguyên?
Rồi chị nhìn thẳng vào mặt
anh ta hỏi:
- Mày có phải là thằng
Nguyên, Lê Cao Nguyên không?
Anh người Thượng lắc đầu:
- Tao là thằng Ksor Tlang,
Tôi mua hết những lồng gà
hôm ấy và đưa cho anh một nắm tiền. Sau khi đếm xong anh trả lại cho tôi hơn
một nữa, rồi buột miệng:
- Mày bắt cái con gà nhiều
tiền quá!
Tôi mất hết bình tĩnh, bảo
vợ chồng chị giúp việc đứng giữ anh ta, rồi chạy vào phòng trọ tìm bà chủ nhà.
Tôi kể rất vắn tắt những gì đã xảy ra. Có lẽ bà ta là người tai mắt ở đây,
nhưng là một người tốt bụng, nhấc điện thoại gọi công an. Chưa đầy ba phút, hai
gã công an chạy tới bằng xe gắn máy, một Kinh một Thượng, cúi đầu chào bà chủ.
Chưa kịp nói gì, bà chủ kéo tay hai gã công an ra chợ. Vừa đi bà vừa giải
thích. Đến nơi, gã công an nói một tràng tiếng Thượng. Tôi không hiểu gì nhưng
thấy anh bán gà gân cổ cãi lại. Cuối cùng hai người công an kéo anh đi, mặc dù
anh cố tình chống lại. Chúng tôi đi theo phía sau trở về phòng trọ.
Qua trung gian của bà chủ
nhà trọ, tôi nhờ gã công an giúp tôi, dịch lại các điều trao đổi giữa tôi với
anh bán gà, và cố gắng bằng mọi cách tìm ra tông tích của anh ta. Tôi nhét vào
tay bà chủ nhà trọ hai tờ giấy bạc 100 đô la.
- Em có cha mẹ không? Tên ông bà là gì?
- Tôi có cha mẹ . Cha tôi tên Ksor H’lum, mẹ tôi tên H’Nu.
- Có anh em không?
- Không.
- Anh có nhớ ngày sinh không?
- Không
- Tôi có cha mẹ . Cha tôi tên Ksor H’lum, mẹ tôi tên H’Nu.
- Có anh em không?
- Không.
- Anh có nhớ ngày sinh không?
- Không
(Gã công an nhìn sang tôi, bảo là sẽ tìm khai sinh
sau)
- Anh có nhớ lúc còn nhỏ,
khi ba, bốn tuổi anh ở đâu không?
- Không! Thì chắc tôi ở
với cha mẹ tôi mà.
- Cái sẹo trên cánh tay trái, anh biết vì sao mà có cái sẹo này không?
- Cái sẹo trên cánh tay trái, anh biết vì sao mà có cái sẹo này không?
(Gã công an bảo anh xăn tay áo lên và chỉ vào vết sẹo)
- Không! Chắc là bị cành cây
đâm trúng.
Tôi thở ra thất vọng. Nhưng vừa chợt nghĩ ra điều gì,
tôi lại hỏi:
- Cha mẹ anh đang ở đâu?
- Buôn Ban Ma Dek.
- Buôn Ban Ma Dek.
(Gã công an nhìn tôi, bảo Ban Ma Dek cách đây hơn 10
cây số)
- Anh ở chung với cha mẹ anh?
- Không, ở bên cạnh, với vợ và hai đứa con.
- Đã có vợ con rồi à! Tôi buột miệng.
- Không, ở bên cạnh, với vợ và hai đứa con.
- Đã có vợ con rồi à! Tôi buột miệng.
Tôi đề nghị hai gã công an
cùng đi với chúng tôi và anh bán gà về buôn Ban Ma Dek. Sau khi hỏi nhỏ bà chủ
nhà trọ, hai gã công an gật đầu. Nhưng bảo là chúng tôi phải thuê xe ôm, vì về
buôn Ban Ma Dek chỉ có đường rừng, xe ô tô không chạy được. Bà chủ nhà trọ gọi
hộ chúng tôi bảy cái xe ôm.
Cha mẹ của anh bán gà đã khá
già, trước đây chỉ sống lẻ loi trong núi nên không nói được tiếng Việt. Chúng
tôi lại trao đổi qua sự thông dịch của gã công an người Thượng. Vợ và hai con
của Ksor Tlang thấy có nhiều người cũng chạy sang nhìn.
Ông bà cứ nhất quyết Ksor
Tlang là con đẻ của ông bà. Nhưng thấy tôi khóc lóc, năn nỉ và nhờ gã công an
gạn hỏi, cuối cùng ông cha mới kể lại sự thực:
- Năm ấy, lâu rồi, sau mấy
ngày chiến trận ác liệt, mà vợ chồng tôi phải nằm suốt sau tảng đá to trước nhà
để tránh đạn. Bỗng một buổi chiều có người lính mặc áo rằn ri, bị thương nặng
lắm, nhưng cố lếch vào dưới căn nhà sàn của tôi rồi gục chết, trên lưng có mang
một đứa bé. Nó là thằng Ksor Tlang bây giờ.
- Rồi xác người lính ấy ở
đâu? Tôi hỏi.
Ông chỉ tay ra rừng cây phía
trước:
- Tôi đã chôn ông ta dưới
gốc cây ấy, rồi rào lại, sợ thú rừng bới lên ăn thịt.
Chúng tôi theo hai người
công an dìu ông già đi về phía khu rừng.
Tôi khóc ngất khi nhìn thấy
nấm mồ thấp lè tè nằm dưới tàng cây, được rào lại bằng những que gỗ nhỏ. Vợ
chồng cháu Thùy Dương cũng quỳ xuống ôm vai tôi mà khóc. Tôi ngước lên dáo dác
tìm Ksor Tlang, thằng Cao Nguyên, đứa con trai duy nhất của vợ chồng tôi. Nó
đang đứng bất động, hai tay nắm chặt hai đứa con đang trần truồng, đen đúa. Tôi
chạy lại ôm hai đứa nhỏ vào lòng, nhưng cả hai đứa trố mắt nhìn tôi dửng dưng,
xa lạ.
Tôi khóc lóc, năn nỉ lắm,
ông già mới cùng vợ chồng và hai đứa con thằng Ksor Tlang về nhà trọ với tôi.
Nhờ bà chủ thuê một cậu học trò thông dịch. Suốt một đêm, tôi, cháu Thùy Dương
và vợ chồng chị vú giúp việc ngày xưa, giải thích, khóc hết nước mắt, xin vợ
chồng Ksor Tlang và hai đứa con theo chúng tôi về Nha Trang ở với ông bà ngoại,
rồi tôi sẽ tìm cách đưa sang Na Uy. Cả hai ông bà già, nếu muốn, chúng tôi sẽ
mua nhà cửa ở Nha Trang và chu cấp tiền bạc cho ông bà sống gần Ksor Tlang.
Nhưng cả Ksor Tlang và ông già một mực chối từ, bảo là họ không thể nào bỏ bản
mà đi. Núi rừng mãi mãi là nhà của họ. Họ không thể sống xa rừng cũng như loài
cá không thể sống mà không có nước.
Dự trù lên đây ba ngày. Vậy
mà chúng tôi đã ở lại đây hơn hai tuần rồi. Ban đầu tôi dự định xin phép cha mẹ
nuôi của Ksor Tlang cho tôi cải táng phần mộ của chồng tôi, mang về an táng
trong nghĩa trang gia tộc ở Nha Trang, nhưng rồi tôi đã đổi ý. Bởi anh phải nằm
ở đây, bên cạnh đứa con trai và hai đứa cháu nội của anh, mặc dù bây giờ tất cả
đã trở thành người Thượng và chắc không biết gì về anh. Và có lẽ anh cũng muốn
nằm lại với bao nhiêu đồng đội, một thời cùng anh vào sinh ra tử, mà linh hồn
chắc đang còn phảng phất ở quanh đây. Tôi mướn thợ xây lại ngôi mộ. Trên tấm
bia không có hình chân dung của anh, mà có tấm ảnh anh chụp chung với tôi cùng
hai cháu Cao Nguyên và Thùy Dương trong ngày sinh nhật bốn tuổi của Cao Nguyên,
chỉ hơn một tháng trước ngày anh mất. Tấm ảnh này lúc nào tôi cũng mang theo.
Tôi cũng không thể bắt Cao
Nguyên và vợ con phải rời khỏi núi rừng, nơi đã cưu mang nó. Có lẽ cái tên Cao
Nguyên mà ngày xưa chồng tôi đề nghị đặt cho nó đã vận vào cuộc đời của nó.
Điều làm tôi đau đớn hơn là tôi chẳng làm được điều gì cho đứa con trai ruột
thịt máu mủ của mình, ngoài việc nhờ bà chủ nhà trọ thuê người dựng cho vợ
chồng nó và ông bà cha mẹ nuôi một ngôi nhà sàn chắc chắn và rộng rãi hơn, sắm
cho vợ chồng nó và hai đứa con một số quần áo mới. Nhưng phải năn nỉ khóc lóc
mãi nó mới chịu nhận, cùng số tiền 200 đô la. Bằng đúng số tiền mà tôi đã trả
công cho hai gã công an!
Ngày cuối cùng, chúng tôi ở
lại với vợ chồng Cao Nguyên trên ngôi nhà sàn mới. Buổi chiều, tôi bảo Cao
Nguyên và vợ con nó, thay quần áo mới, cùng với tôi và vợ chồng Thùy Dương ra
thắp hương trước mộ ba nó. Nó quỳ bên cạnh tôi, cúi đầu nói điều gì lầm thầm
trong miệng và khi ngước lên, đôi mắt đỏ hoe. Suốt đêm hôm ấy, tôi ngồi khóc
một mình.Tôi nghĩ tình mẫu tử thật thiêng liêng, nhưng có lẽ ông trời đã phạt
tôi. Tôi sinh ra Cao Nguyên, nhưng không bảo vệ được con mình, để mất nó trong
núi rừng này từ ngày chỉ vừa lên bốn tuổi.
Tôi rời khỏi Cheo Reo, chạy
ngược về cầu sông Ba theo Tỉnh Lộ 7 ngày xưa, mang theo trong lòng nỗi đau đứt
ruột. Đang giữa mùa xuân nhưng cả bầu trời nhuộm màu ảm đạm. Nhìn núi rừng hai
bên đường, trong ràn rụa nước mắt, tôi mơ hồ như cây lá không còn nữa, mà tất
cả đều mang hình dáng của những bộ xương người nối tiếp nhau, trùng điệp. Tai
tôi nghe trăm ngàn tiếng khóc quyện vào trong gió. Không biết đó là tiếng khóc
của người hay tiếng khóc của cây?
II-GẢY SÚNG
TAN HÀNG
Đi Vùng Kinh
Tế Mới
Tâm Sự Của Một Người Vợ Tù Nhân "Cải Tạo"
Chúc ThuầnLời BBT: Đây là kinh nghiệm sống lăn lóc, đọa đày có thật 100% của một người Mẹ Việt Nam âm thầm kiên trì nuôi con thờ chồng ở tuổi thanh xuân; một người vợ hiền, nhẫn nhục, thuỷ chung lặn lội thay chồng săn sóc Mẹ Cha, nuôi dạy các con và đã lèo lái gia đình đến bến bờ Tự Do, Hạnh Phúc tại Virginia, miến Đông Bắc Hoa Kỳ. Lần đầu tiên Chúc Thuần ghi lại tâm sự của Chị do sự thôi thúc, mời gọi của Lê Mộng Hoàng để chia sẻ cùng các chị em trang Kỷ Nguyên Mới.
Tôi sinh ra ở miền Bắc, nhưng lại lớn lên tại miền Nam, tuy tôi gốc là người Bắc nhưng tôi không hiểu gì về miền Bắc cả.
Thời đó, cha tôi là một thầu khoán làm việc cho người Pháp. Mẹ tôi thì sung sướng từ nhỏ tới lớn. Đến khi lập gia đình, bà sống trong sự giàu sang, không biết gì về mọi việc ngoài xã hội; đùng một cái trong một chuyến công tác, cha tôi từ trần đột ngột với tuổi đời bốn mươi chín.
Sau biến cố đau buồn nầy, mẹ tôi vì thiếu kinh nghiệm trường đời nên bao nhiêu tiền bạc của cải do cha tôi để lại từ từ hết sạch. Thế là mẹ con tôi sống rất lao đao khổ sở. Người anh cả của tôi đã bỏ mẹ đi theo cộng sản năm anh 8 tuổi, chỉ còn lại 3 chị em gái chúng tôi sống với người mẹ góa chồng khi bà tròn 28.
Sau hiệp định Geneve (1954) nước Việt Nam phải chia đôi, thế là mẹ con tôi bồng bế nhau di tản vào miền Nam để tìm tự do. Ôi hai chữ "tự do" sao tôi quý nó vô vàn, tôi phải đánh đổi nó với bao sự tủi hờn cay đắng...
Vào miền Nam, chị em chúng tôi còn rất nhỏ, chị lớn nhất 12 tuổi, chị kế 10 tuổi và tôi 8 tuổi. Tôi lớn lên nhờ sự đùm bọc nuôi dưỡng của người mẹ kiêm luôn người cha. Tôi rất thương yêu và quí trọng mẹ tôi. Mẹ tôi là một kho tàng quý báu. Cho đến bây giờ tôi không còn kiếm ở đâu ra được tình thương vô bờ bến của người mẹ đã dành cho tôi nữa.
Do sự cố gắng của mẹ tôi, tôi đã được học hết bậc trung học sắp đi vào ngưỡng cửa đại học, nhưng vì Mẹ tôi làm ăn thua lỗ nên tôi phải bỏ ngang sự học và rồi tôi lập gia đình, kết hôn với người bạn đời mà trong suốt thời gian trước chúng tôi không hề tìm hiểu và biết mặt nhau. Sau khi cưới, chúng tôi đưa mẹ về sống chung. Cuộc sống của mẹ con tôi tạm coi như ổn định.
Chồng tôi sau khi ra trường trừ bị Thủ Đức, anh được thuyên chuyển về miền Tây với binh chủng Biệt Động Quân. Một binh chủng đã lập được những chiến công lừng lẫy trên khắp các địa bàn chiến lược, đã làm cho Việt Cộng khiếp vía kinh hồn. Ai đã ở miền Tây năm 1962-1965 đều nghe danh 2 tiểu đoàn 44 và 42 Biệt Động Quân.
Thời gian trước đó, tôi là một nữ sinh thường được bà cố vấn Ngô Đình Nhu đến trường bốc đi thăm các chiến sĩ ngoài tiền tuyến, từng khoác vòng hoa chiến thắng trên đại lộ Thống Nhất từ Dinh Độc Lập tới Sở Thú, nên tôi rất yêu mến những chàng chiến sĩ oai phong lẫm liệt của chế độ VNCH. Cho đến bây giờ những hình ảnh kiêu hùng đó khó có thể phai mờ trong tâm khảm của tôi.
Sau 1975, chồng tôi cũng như bao nhiêu chàng trai tuấn tú mà tôi đã ca tụng ở trên đều lần lượt bị chế độ Cộng Sản cưỡng bách đi "học tập cải tạo"; nói là học tập cho hoa mỹ vậy thôi, chính là đưa đầu cho chúng tóm vào tù. Tôi một mẹ 7 con với một bào thai trong bụng, không nhà, không tiền bạc, không hộ khẩu vì chúng tôi từ miền Trung di tản nên sản nghiệp chẳng còn gì ngoài 2 bàn tay trắng. Mẹ con tôi phải sống nương tựa vào 2 bà chị của tôi. Mỗi gia đình cưu mang một nửa. Cuộc sống của mẹ con tôi thật vất vả. Tôi chỉ còn một chút tiền nho nhỏ ra chợ trời tập buôn bán. Bụng thì càng ngày càng to, sức tôi trói gà cũng không chặt, có nghĩa là từ trước tới giờ tôi chỉ biết đi học. Sau lập gia đình thì làm nội trợ ngoài ra tôi chẳng biết gì ở ngoài xã hội cả! Lúc đó tôi cảm thấy cả một bầu trời sụp đổ. Chế độ tự do của miền Nam lọt vào tay cộng sản đã 2 năm mà tôi cứ tưởng như là giấc mơ. Đến lúc tôi béo mạnh vào bắp thịt non thấy đau mới sực tỉnh và tự nhủ lòng—thôi rồi… sự thật đây mà!
Vì di tản không hộ khẩu, không nhà cửa nên tôi gặp rất nhiều khó khăn với phường khóm, nhất là với tụi công an địa phương. Chúng làm khó dễ họp hành vợ con cải tạo riêng để lên lớp mắng chửi xua đuổi đi kinh tế mới. Có nhiều lúc chúng đòi gặp riêng để tán tỉnh, nhưng với lòng dũng cảm khắc phục chờ chồng và nhất là ngay trước hình ảnh oai phong của chồng tôi cũng như của các chiến sĩ VNCH vẫn còn ngự trị trong tôi, nên với tụi cán ngố, trước mắt tôi chỉ là phường ngu ngốc không xứng đáng sánh vai với tôi được.
Bẵng đi 4 năm sau ngày chồng tôi đi học tập, tôi mới được lá thư đầu tiên viết về báo là anh đang ở Yên Bái, Cao Bằng chỗ gần giáp giới với Việt Nam và Trung Quốc. Ngày đó tôi chỉ được gửi 5 kg cho người cải tạo, nhưng nhờ lanh trí, tôi đã gói ghém được một ít tiền bỏ vào trong hộp mắm ruốc xào sả ớt nên chồng tôi cũng đắp đổi qua ngày.
Tụi Cộng Sản chuyên ăn hối lộ nên tôi đã chạy được hộ khẩu và chính thức là thường trú nhân của TPHCM, tuy nhiên những gia đình vợ con của mấy người "tù cải tạo" chúng tôi vẫn bị sự kềm chế của chính quyền địa phương. Chúng bắt đi kinh tế mới, nào là: "Các chị cứ đi, đi đến đó thì các anh cũng đón các chị ở đấy rồi". Tôi tưởng thật, có nhiều lúc thấy cực khổ, quá thiếu vắng chồng con với tuổi đời 32, đôi lúc tôi cũng muốn đánh liều đi đại cho rồi để có chồng phụ lực với tôi nuôi đàn con dại; nào ngờ chúng dùng toàn thủ đoạn dối trá. Nếu tôi không có người anh ruột đã theo đuổi chúng bao nhiêu năm cách mạng cho biết sự xảo quyệt của chúng, không biết chừng giờ này mẹ con tôi đã chết rục xương ở vùng kinh tế mới rồi.
Tôi là người đạo Phật nên rất tin tưởng vào các chư Bồ Tát. Có những lúc tận cùng của khổ đau, tôi đã âm thầm chắp tay hàng đêm cầu xin mẹ Quan Thế Âm cứu vớt gia đình tôi qua cơn hoạn nạn. Trong thời gian đó có rất nhiều gia đình vì quẫn trí đã uống thuốc chuột để tự tử. Tôi cũng đã vạch ra một chương trình như thế, nếu tôi không nuôi nổi đàn con của tôi, phút chót tôi cũng sẽ nấu một nồi cháo gà thật ngon, mẹ con ngồi quây quần ăn một bữa cho no rồi cùng qua bên kia thế giới!
Giòng đời cứ thế trôi đi, tôi cũng không thể cưỡng lại với định mệnh, con tằm vay nợ phải nhả tơ cho đến phút cuối. Tần tảo nuôi đàn con dại cộng thêm 2 vị song thân của chồng tôi. Vì ông bà có 2 người con trai đều phải đi "tù cải tạo" cuộc sống của 2 cụ gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian buôn bán chợ trời tôi gặp rất nhiều may mắn có quí nhân phù trợ. Họ đã giúp vốn cho tôi mua được hai cây vàng và ra chợ vàng chồm hổm Lê Thánh Tôn bán. Cũng mua vào bán ra; nhưng vì mới ra làm quen với chợ vàng nên ít người biết đến. Đi không rồi lại về không, rồi lỗ vốn tiền ăn mà chẳng té ra được đồng nào cả!
Có một hôm vì tiền cũ đổi ra tiền Hồ nhiều quá, kinh nghiệm đếm qua đếm về không có, tôi đã thâm thủng hết năm chục ngàn. Đi thì một triệu, về chỉ còn chín trăm năm chục ngàn mà thôi. Tôi rất lo lắng ngày đêm không thể ăn ngủ yên được, nhưng tôi vẫn gắng kiên trì đeo đuổi mãi rồi cũng đạt được đến đích. Nhờ buôn bán thật thà nên cũng được nhiều gia đình tín nhiệm. Lúc đầu thì cần vốn sau chỉ cần miệng nói, họ vẫn tin tưởng cho mình cầm vàng đi bán, sau đem tiền về cho họ.
Dòng thời gian cứ thế trôi đi, tôi cũng đã dành dụm được một số tiền mua được căn nhà nhỏ sống với bố mẹ chồng và người mẹ ruột--suốt đời bà đã hy sinh cho con cháu. Bà thấy tôi neo đơn nên từ chối về ở với 2 người con lớn. Mặc dầu 2 chị tôi cầu khẩn bà về để cho 2 chị tôi chăm sóc hưởng sự an nhàn, còn ở với tôi một đàn con dại hành bà chỉ còn nắm xương. Nhưng vì lòng mẹ thương con biển trời lai láng, nên bà không nỡ để mẹ con tôi sống bơ vơ. Cũng nhờ vậy mà tôi yên tâm, đi từ sáng đến tối, lặn lội kiếm sống nuôi con nuôi chồng cải tạo.
Năm 1979 chồng tôi viết thư về nhắn tôi ra Bắc thăm nuôi vì anh đã thấy lác đác có một vài cải tạo viên được thăm nuôi rồi. Tôi vội vã lên phường, nơi tôi cư ngụ xin ra Bắc thăm chồng. Họ từ chối bảo là: "Chưa có lệnh của cấp trên." Tôi cãi lại và nói rằng: "Chồng tôi gửi thư bảo trong Nam đã cho lệnh thăm nuôi." Họ trả lời: "Ở đâu không biết nhưng địa phương này chưa có!" Tôi thất vọng ra về mà lòng buồn bã khôn nguôi. Sau tôi nghĩ ra được một cách, vì tôi là người Bắc, dứt khoát phải còn thân nhân, chạy giấy tờ chi ra 5 chỉ vàng lấy được tờ giấy phép là công nhân viên ra Hà Nội thăm thân nhân. Từ đó tôi vào bộ nội vụ xin giấy được vào trại Ba Sao tức là trại Hà Nam Ninh thăm chồng. Nhờ có thân nhân, tôi được bà con giúp đỡ làm đủ mọi thứ nào xôi, nào cơm nắm, nào bánh chưng, mắm, thịt, sữa, đường... trọng lượng khoảng 200 ký. Đường đi từ Hà Nội tới Phủ Lý tương đối dễ nhưng từ Phủ Lý vào trại thì đường xá gập gềnh. Tôi thuê một chiếc xe bò với người phu xe. Những lúc trời mưa, ổ gà to lớn, bánh xe lọt thỏm xuống sình lầy, tôi phải tuột xuống đi chân đất, quần áo xăn lên tận đầu gối, đẩy ì à ì ạch. Đẩy mãi mà bánh xe cũng không làm sao lên được, mồ hôi ướt đẫm. Cuối cùng anh phu xe phải xuống phụ lực xe mới lăn được bánh. Đi trong rừng sâu muỗi bọ thật nhiều, chúng mà cắn phải thì sưng lên chù vù, to như hột bắp; sau cùng chúng tôi cũng tới được trại Ba Sao.
Gần tới cổng trại tôi đã gặp được những toán đi lao động trở về. Nhìn các anh lòng tôi quặn thắt, nước mắt đoanh tròng. Thật là tội nghiệp cho các anh, vì đất nước đổi thay mà người ngu lên lớp dạy người khôn.
Tôi cũng cố gắng mở mắt cho thật to xem có bóng dáng người chồng của tôi trong đó hay không, nhưng toàn là người xa lạ cả. Tôi vào trại trình giấy tờ lên bộ chỉ huy, được họ cho xuống nhà chờ đợi để ngày mai gặp chồng. Nhưng trớ trêu thay một ngày, rồi hai ngày, rồi ba ngày, tôi thấy những bà vợ của cải tạo viên vào sau mà họ đã được lần lượt gọi tên để đến phòng tiếp tân gặp thân nhân, riêng tôi thì chẳng thấy ai gọi cả. Tôi rất bực tức liền lên ban chỉ huy của trại khiếu nại để biết lý do. Sau cùng tôi được họ cho biết là tôi thăm 2 chồng, 1 chồng ở Hà Nội và 1 chồng là cải tạo viên. Lúc đó tôi mới vỡ lẽ ra là chúng muốn kiếm chuyện cho có lý do giữ tôi ở lại để chúng nói chuyện tào lao. Tôi thật là thù hận bọn chúng nhưng chẳng làm thế nào được cả, đành theo lệnh của chúng mà thôi.
Đến ngày thứ tư, tôi được chúng gọi tên để qua phòng tiếp tân thăm chồng tôi. Lần đầu tiên sau 5 năm xa cách, tôi thật là bồn chồn chẳng biết hình hài anh bây giờ ra sao. Cuối cùng thì tôi cũng được nhìn thấy chồng tôi thấp thoáng xa xa, anh đang đẩy cái xe 2 bánh mà chúng gọi bằng một từ rất hoa mỹ là "xe cải tiến" với thân hình ốm yếu gầy mòn, quần áo rách mướp chỗ thì vá, chỗ hở da. Đau lòng thay! Nước mắt tôi chảy ra như thác, thương cho anh, thương cho đồng đội của anh, những chàng trai hùng dũng khi xưa nay vì vận nước đổi thay mà phải chịu nhục nhã, bị hành hạ bởi đám quỷ đỏ. Nhưng không hiểu sao tôi vẫn thấy thương và yêu mến những con người ấy mặc dầu hình hài của các anh đã tiều tụy lắm rồi.
Tôi được sắp đặt ngồi ở một cái bàn lớn đối diện với chồng tôi. Ở đầu bàn có một công an ngồi để quan sát, theo dõi chúng tôi nói gì. Chúng tôi chỉ được 2 tiếng đồng hồ để thăm nuôi, vừa nói chuyện vừa đưa quà, nhưng lúc đó vì quá xúc động, bao nhiêu chuyện muốn nói lại không nhớ gì để mà nói. Loay hoay hết giờ lúc nào tôi cũng không biết. Thế là phải đành xếp thức ăn vào xe cải tiến cho chồng tôi mang vô trại. Tôi chỉ còn dặn dò chồng tôi: "Anh đem vào xem các anh nào không thân nhân thăm nuôi, cần gì thì anh cho các anh ấy với nhé, và nhớ cho họ ăn một bữa đêm nay cho thật no." Nói xong vợ chồng tôi từ giã để chia tay mà không biết bao giờ còn có thể gặp nhau lại!
Lúc sửa soạn để gặp chồng tôi, bao nhiêu chuyện nhà, chuyện cha mẹ, chuyện con cái, chuyện vượt biên sống chết, khi gặp thì lại quên hết. Khi về đến nhà tạm nghỉ thì mọi chuyện lại đến với tôi sáng rõ như ban ngày, luyến tiếc thì cũng đã muộn! Tôi đành đáp chuyến xe bò cuối cùng của trại để ra Phủ Lý đón tàu về Hà Nội rồi mua vé xuôi Nam. Ôm trọn nỗi buồn đau xót, đắng cay của một người vợ có chồng đi "tù cải tạo".
Năm 1980, bọn chúng sợ Mỹ giải vây cho những người tù cải tạo. Chúng chuyển chồng tôi và một số anh em vô Nam. Về Long Khánh, cũng cái màn ăn hối lộ, tôi đã bắt được mánh chạy cho chồng tôi ra. Năm 1982, thế là vợ chồng tôi cùng 3 con nhỏ (5 cháu lớn tôi đã gửi bà con mang đi trước) vượt biên. Chúng tôi đến Mỹ cuối năm 1983. Hai vợ chồng với bầy con 8 đứa, các cháu còn rất nhỏ, chúng tôi phải vất vả lắm mới thích nghi được với cuộc sống của xứ người. Cũng may với số vốn Anh ngữ
trước kia đã là hành trang cho chúng tôi vươn lên.
Bây giờ ngồi nghĩ lại tôi thật hãi hùng, bao nhiêu chuyện đắng cay tôi đã phải trải qua, nhưng bù đắp lại là gia đình chúng tôi đã được chư Phật mười phương cứu giúp đến được bờ bến tự do, được sống trên một quốc gia tân tiến nhất thế giới. Tôi cảm thấy quá đầy đủ lắm rồi, không còn ước muốn gì nữa cả. Thiên đàng là đây! Niết bàn là đây, mình còn phải đi tìm ở đâu xa nữa. Các con tôi cũng đã thành nhân và trưởng thành hết rồi. Con đàn cháu đống, con cháu hiếu thảo. Vợ chồng chúng tôi bây giờ số tuổi đã cao nhưng còn sức khỏe, vẫn đi làm và có thu nhập chút đỉnh, không còn phải lo lắng cho các con như xưa nữa. Quãng đời còn lại vợ chồng tôi chú tâm vào con đường HÀNH THIỆN, nghĩ đến quê hương còn rất nhiều người đang còn khổ đau, tù đày giam hãm, rất cần sự giúp đỡ của chúng tôi, của mọi người. Tuy không được to lớn, nhưng "một miếng khi đói bằng một gói khi no". Chúng tôi nguyện cầu ơn Tam Bảo giúp sức và độ cho chúng tôi được sức khỏe để tiếp tục noi theo gương hạnh Bồ Tát của đức Như Lai hàn gắn những mảnh đời bất hạnh.
Tôi cũng cảm ơn nước Mỹ đã cho gia đình chúng tôi và đồng bào của tôi được dung thân nơi đây, hít thở không khí Tự Do.
Người mẹ say…1 (22/08)
(08/21/2011 03:02 PM) (Xem: 4747)
Tác giả : Dạ Lệ Huỳnh
Bà Mẹ Say hay Những dòng đời nghiệt ngả (*) được tác giả Dạ Lệ Huỳnh trình
bày qua bối cảnh miền Nam
sau ngày 30/04/1975 bị Cộng sản Việt Nam chiếm đóng. Chúng tôi trân trọng giới thiệu đến quý độc giả trong và ngoài nước Tập truyện hồi ký Bà Mẹ say.
Ban biên tập Lịch Sử Quân Sử Việt Nam (http://quansuvn.info).
(*) Tựa nhỏ do LSQSVN bổ túc
Dạ Lệ Huỳnh
Cựu Đại úy Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
Đơn vị sau cùng: Bộ Tổng Tham Mưu/QL.VNCH/TCQH
2 năm rưỡi tù Cộng sản.
Bà là mẹ vợ của tôi mỗi lần hành quân về tôi cùng mẹ hay mở tiệc tầy trần mừng ngày bình yên chiến thắng trở về…
Ngoài chuyện mẹ con ra tôi và mẹ còn tình chiến hữu bạn nhậu vong niên là mẹ của cô con gái đẹp tôi xin cưới làm vợ. Chúng tôi quen nhau và cảm phục nhau qua tính can trường dũng cãm của một người lính và biết yêu lính của một cô gái Gia Long, nữ sinh trường áo tím Saigon…
Tôi cưới nàng làm vợ, khi gặp nàng trong đoàn ủy lạo chiến sĩ tại chiến trường Pleiku, Kom tum ở Pleime trong trận đánh giành lại “Ngọn đồi máu” -Căn cứ hỏa lực số 6 tại Dăktô, ngả ba biên giới nam hạ Lào năm 71-72 mùa hè đỏ lửa…
Tôi có mặt tại Saigon trong đợt rút quân về gọi là “di tản chiến thuật” ra khỏi Tây –Nguyên thuộc Quân Đoàn 2. Và từ đó, tôi về cố thủ, bảo vệ vành đai lửa thủ đô Saigon…cho tới ngày gãy súng tan hang 30-4-1975
Kể từ đó tôi và gia đình nàng sum hợp một nhà và thường xuyên uống rượu với “bà mẹ say”của tôi thường khi hơn, trong tâm trạng kẻ chiến bại, chờ ngày cải tạo trong tù Cộng Sản…
Mẹ tôi vốn là một phật tử thuần hành, hay đi chùa lễ Phật, với mục đích ăn chay, cầu nguyện cho hai vợ chồng tôi và đứa con trai củaa bà còn sống kẹt ở chiến trường xa nhà, được bình an trong lửa đạn chiến tranh…
Biết được nỗi đoạn trường chiến tranh của các bà mẹ miền nam đi đánh trận hiểm nguy, nên các nhà chùa, sư sải trong giáo hội Phật giáo Ấn Quang lợi dụng tình thương mẫu tử gia đình của các bà mẹ Saigon. Giáo hội Phật giáo phản chiến này tổ chức tuần hành Phật tử, đem bàn thờ phật tổ xuống đường phản đối chính quyền Saigon chấm dứt chiến tranh, để đánh động mối thương tâm của các bà mẹ gia đình Phật Tử. Sau đó phong trào phật giáo đấu tranh hướng dẫn mẹ tôi và đa số ni sư cách che dấu đào hầm nuôi Viêt-cộng nằm vùng-đặc công Cộng Sản-để khủng bố bom mìn, đặt chất nổ tại chợ búa và nơi công cộng,làm lung lạc ý chí chống cộng của đồng bào Miền Nam, bắt buộc phải ủng hộ cho chúng thành lập mặt trận “Giải Phòng Miền Nam”-MTGPMN-và gây tê liệt tinh thần chiến đấu của chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa.
Mẹ tôi đã tham gia vào phong trào Phật giáo phản chiến Ấn Quang cùng lực lượng xung kích biểu tình che chắn và nuôi dưỡng Việt Cộng nằm vùng tại viện Hóa Đạo Việt Nam Quốc Tự và các chùa chiền trong thành phố Saigon. Mẹ tôi đã che dấu, dối lòng với Phật tổ từ bi…lợi dụng cửa chùa bao che Việt Cộng, ủng hộ các sư thầy làm chính trị phản dân hại nước, mất vẽ tu hành chân chánh của vị phật tử xuất gia. Nhiều lúc mẹ trầm ngâm ngồi uống rượu một mình để say, để quên những gì là tội lỗi? mà câu kinh tiếng kệ, cùng tiếng mõ, chuông chùa ngân vang cũng không đánh thức được hồn nước Tự-Do trong bà…Mẹ đã lầm say theo giáo điều thiêng đàng Cộng Sản, trong đó có các con của bà trở về trong hòa bình với Cộng Sản???...
Trước khi “Giải phóng” tháng tư, trong cơn say bà nói cười bí hiểm, như sắp hoàn thành trọng trách của giáo hội phật giáo Ấn Quan-một tổ chức Việt Cộng-giao cho. Và bà sắp đạt được ước nguyện sum hợp gia đình cho con cháu bà không còn phải xa nhà. Sự thật mẹ không ưa gì cộng Sản Miền bắc qua lời kể chuyện của người Bắc di cư vào Nam tìm Tự-Do, ngay cả Chúa cũng vào Nam. Bà không muốn các con của bà xa nhà đi đánh trận vùng xa và sẽ ở mãi bên bà cùng nhau uống rượu khi quê hương được hòa bình theo rượu hứa ”Cá tháng tư” của giáo hội phật giáo phản chiến?…
Sau ngày Saigon “giải phóng” Sự thật Cộng Sản đã được phơi bày, bà cũng như hầu hết các bà mẹ Miền Nam Saigon không có tham vọng chính trị và quyền lực chiếm đóng Saigon đi thu gom tài sản, cướp của người dân, đuổi họ đi vùng kinh tế mới, bắt giam cầm tù cải tạo quân dân cán chính Miền Nam VNCH.làm cho dân chúng Miền Nam chán chán ghét Việt Cộng, bỏ nước ra đi tìm Tự-Do xứ khác…
Bà mẹ tôi cũng là nạn nhân bị Việt Cộng- “Giải phóng Miền Nam”dối lừa và hứa hẹn đủ điều cho tính nhẹ lòng nhẹ dạ của các bà mẹ tham gia vào các tổ chức phản chiến phật giáo Ấn Quang là tổ chức Việt Cộng trá hình núp bóng các bà mẹ phật tử để lung lạc tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ VNCH để chúng cướp Miền Nam qua sự cả tin lợi dụng tình mẫu tử thiêng liêng của các bà mẹ Saigon…
Nhà tôi cùng bà mẹ ở trong khu gia binh căn cứ quân cụ 20, gần” Quân Tiếp Vụ “Hòa Hưng, là nơi có nhiều doanh trại quân đội nhất Saigon. Sau ngày thất thủ 30-4-1975, các doanh trại gia binh chúng tôi là đối tượng trả thù của Cộng Sản Miền Bắc. Các cán bộ Cách Mạng và dân 30 Cờ Đỏ giờ thứ 24 thường xuyên đóng chốt chặn khu gia binh tôi ở và các khu khác trong vùng Hòa Hưng…Không cho vợ con binh sĩ mang ra khỏi trại bất cứ vật dụng gì? Ngoài cổng trại ngoại trừ cái áo dính thân…Và khuyến cáo vợ con Quân Ngụy, đi vùng kinh tế mới do phường tổ chức và chỉ định nông trường lao động “Lê Minh Xuân”Hốc Môn Cũ Chi…Nếu chịu đi lao động cải tạo thì được “Cách Mạng cứu xét cho chồng đi cải tạo sớm được về đoàn tụ gia đình theo chính sách khoan hồng của chính quyền Cách Mạng cộng Sản”…
Sự vở mộng của mẹ tôi làm bà thêm buồn muốn con cháu bà gần mẹ giờ lại càng xa,
Con bà yêu nước bảo vệ Tư-Do chính nghĩa quốc gia giờ trở thành kẻ thù của chúng bị nhốt tù cải tạo để trừng trị tội Ngụy quân Ngụy Quyền phản quốc. Cách mạng thành công nó giống như sự trái khoái nghịch chiều suy tư mong muốn của mẹ được sự cảnh báo của đồng bào Miền Bắc di cư vào Miền Nam năm 19754 bằng tàu”Há mồm”để trốn chạy Cộng Sản.
Suốt ngày mẹ tôi cứ mãi say xỉn, cả khu gia binh thân thuộc người cũ, ai cũng biết mẹ tôi say, khi nói bậy bạ nhãm nhí làm phiền lòng hàng xóm…Nhưng người ta ai cũng thích và bênh vực bà mẹ say mỗi khi bà uống rượu say…Bà trở thành bợm nhậu rất ghiền rượu. Sáng nào thức dậy,mẹ tôi cũng súc miệng bằng một xị”ba xi đế”cho ấm bụng qua cơn đói, vì mẹ chán ăn bobo thay cơm. Nhìn chén bobo, mẹ nội cơn điên la hét chửi bới ôm xồm…làm cho đám con nít khu gia binh báo động rủ nhau tới nhà”bà ngoại say”, đem theo muỗng đũa và những chiếc thau nhôm dung đựng thức ăn còn trống rổng, gõ đập lóc cóc..leng keng;…đánh nhịp để hướng dẩn bà ngoại say của chúng đến chốt chặn đầu ngỏ khu gia binh do dân quân, bộ đội và cán bộ phường xuống đóng chốt, bao xây kinh tế toàn khu vực các khu gia binh trong vùng hòa Hưng…
Đám con nít gia binh dẫn bà ngoại say đến khu đất trống làm hội trường đang tập hợp vợ con của lính do cán bộ của phường và thành phố xuống phổ biến chính sách nhà nước cách-mạng khuyến cáo đi” lao động kinh tế mới “để cải thiện lương thực đang ăn độn sắn khoai từng bữa và được cách mạng khoang hồng cho chồng sớm về đoàn tụ gia đình?…
Vừa nói đến đây thì lời nói cán bộ bị loãng trong tiếng la hét ồn ào của nồi niêu xoang chảo gõ đập leng keng…trong tiếng cười sặc sụa chửi bới của bà mẹ say;…làm buổi tập hợp bắt nghe của vợ con lính gián đoạn giải tán. Cán bộ phường lẩm bẩm nói long bong bực bội;”bà già điên”…Mấy đứa con nít cải lại:”ngoại tui say?”. Cứ thế ngày nào mẹ cũng say và ngày nào đám con nít cũng khua soong- chảo nồi niêu đưa bà ra trước cổng trại để chưởi bới cán bộ và bộ đội đóng chốt trong tiếng reo hò khoái chí của con nhà lính.
Có một lần mẹ say giữ cháu ngoại bà tám tháng tuổi và trông nhà cho vợ tôi đạp xe đạp ra bến xe xa cảng Phú Lâm, vì trời mưa lạnh không mang theo con được sợ nó bệnh, chỉ chở được cái cân bàn theo cho khách mướn cân hàng hóa chở về quê theo chuyến xe đò về miền lục tỉnh và người ta cho chút tiền mướn cân, suốt ngày chỉ được vài đồng tiền “mới đổi” để cải thiện cuộc sống cho hai bà cháu, có khi không đủ tiền mua rượu cho bà…nhiều lúc vợ tôi ra chợ lượm đầu cá về cho heo ăn..thật ra mình ăn thế cho heo, để có sức mong chồng cải tạo về…Mẹ tôi ờ nhà trông cháu ngoại, nhưng mẹ vẫn say không tỉnh bao giờ…Bà nhờ đám con nít gia binh mua rượu về cho bà uống bằng tiền ăn sang vợ tôi cho hai bà cháu chỉ đủ cho bà súc miệng bằng rượu là đã no rồi…Ngày nào bà say là ngày đó, vợ tôi không bị công an rượt đuổi lấy cân tịch thu phương tiện kiếm sống của một người vợ sĩ quan cải tạo không bao giờ chịu nhục trước kẻ thù cộng sản…
Mẹ tôi sợ không giữ nổi đứa cháu trong lúc say xỉn nên lấy
sợi dây dù trái sáng hỏa châu [khi tôi còn hành quân để lại nhà] cột chân cháu
lại…cùng cổ tay của mẹ thả ra cho cháu nó bò lòng vòng quang chổ bà nằm khỏi sợ
cháu bò xuống bếp phỏng lửa hay trèo lu nước nguy hiểm và mẹ chìm vào cơn say
quên hết muộn phiền…
Cũng đám con nít đến cửa réo gọi bà thức dậy trong tiếng soong chảo
leng…keng,làm con tôi-cháu ngoại bà- toe toét cười vui vì có đám con nít đến
chơi,nên vội bò ra cửa kéo theo cánh tay bà giựt mình thức dậy.Đám con nít xúm
nhau ẩm bế em giùm ngoại và kéo bà đi theo sợi dây dù dưới cổ chân bé dã nối
liền với cánh tay mẹ.Đi theo đám con nít ra ngoài cổng chửi bới cán bộ V.C nằm
vùng đả đuổi nhà mẹ lấy bớt một căn nhà cấp cho cán bộ ở?Mẹ phải dọn sang nhà
con gái ở…lệnh trong vòng một tiếngđồng hồ phải giao nhà cho cán bộ Miền Bắc vào công tác?...Mẹ tôi không kịp dọn nhà phải vứt đồ đạc ra sân,nhờ trẻ con khuân vác phụ,nay mượn rượu say bà chưởi cho hả cơn giận…Thật thảm thương cho con tôi,đám trẻ như một đoàn làm xiếc đang điều khiển con “khỉ con”cháu bà nhe răng cười,nghe ngoại chửi…thề “Cộng Sàn”. Người ta thường nói”Điếc không sợ súng”nhưng với mẹ”say không sợ cộng sản”,làm các bà vợ lính lo ngại cho bà chắc sớm đi kinh tế mới cho con cải tạo sớm về?...nếu không thì tù “mút mùa lệ thủy”.
Mấy ngày nay mẹ buồn lắm…cơm nước chẵn ăn người của mẹ rày rạc thất thần như nhuốm bệnh nhưng vẫn uống rượu ngày hai cữ chửi cán bộ cách mạng ngày hai lần thay cơm cũng đủ no rồi…Nếu như không có ngoài Bắc vào Nam “giải phóng”thì sự mê lầm của mẹ tôi không thấy được và không chửi họ cho bỏ ghét như ngày hôm nay…
Vơ tôi cũng biết mẹ tôi ngả bệnh do rượu hành mẹ vì uống quá nhiều rượu nên bị “sơ gan cổ trướng”.Nghèo vì chế độ đổi thay,con không có quyền khuyên mẹ nên hậu quả thế này đành chịu thôi.Vợ tôi chì biết viết thư vào trại cai tạo cho tôi hay.Trong trại tù cải tạo có rất nhiều Bác Sĩ nổi tiếng Sai gon đều bị tập trung nơi đây,đã hợp bàn khám bệnh”Từ xa” cho mẹ tôi trong tù cai tạo, cũng đành chịu thua bệnh bệnh tình ung thư gan của mẹ ở giai đoạn cuối,vã lại thiếu thuốc men sau thời kỳ giai phóng,cùng thiếu thầy thuốc giỏi phương tiện tốt để cứu chửa?,nên vô phương cho mẹ tôi.Bên ngoài chỉ có Y.Bác Si cứu thương của Hà-Nội không đủ trình độ chuyên môn chửa trị.Họ đã phản bội lại lời thề của ông tổ ngành Y Hypporat cứu chửa nhân đạo cho bệnh nhân dù là kẽ thù trên chiến trường hay trong mặt trận,nhưng họ đã bỏ rơi chúng tôi,không cứu chửat rong trận”Nổ kho đạn Long Khánh trại cải tạo”.Các bác sĩ Ngụy quân Sai gon phải tự cứu chữa lấy và cưa chân cưa tay cho đồng đội mình bằng lưỡi cưa tự chế,không thuốc gây mê trong tiếng thét ghê hồn của đồng tù cải tạo….Đây là chứng thực cho bài học đã được lên lớp giảng dạy rò rang trong các trại tù cải tạo cho “chính sách kẽ thù quân ngụy” của nhà nước cộng sản VN.
Tôi đợi cả tháng sau, mới đúng đợt cho phép viết thư về nhà từ trong tù,và cho biết bệnh tình của mẹ được các bác sĩ cai tạo “khám từ xa”Qua thư từ và khuyên vợ tôicha7m sóc cho bà cẩn thận…chiều chuộng yêu thương mẹ tôi những ngày cuối đời…
Vợ tôi và đứa con gái bé nhỏ ở trại gia binh,vừa nhận danh sách thong báo của phường khóm thong qua tổ đóng chốt của trại.Vợ con của sĩ quan ngụy có chồng học tập cải tạo hãy thu xếp gia đinh chuẩn bị đi vùng kinh tế mới Lê Minh Xuân do quận 10 đảm nhận kết nghĩa với Củ Chi-Sông Bé.Trước cái tin nầy vợ tôi chết khiếp,vì vợ tôi sống Sai gon nhỏ đến lớn chưa có về quê lần nào…nên rất sợ đỉa và rắn…nên Việt cộng bắtđi cải tạo lao động vùng kinh tế mới cho biết mùi đời nằm vùng kháng chiến…Vợ tôi
Mấy ngày nay nghỉ cho mướn cân tại bến xe xa cảng nên thiếu tiền ăn uống và thuốcmen cho mẹ nên bàn chiếc áo cưới của hai vợ chồng dể tiêu pha cho mẹ và con và có chút thời gian ở nhà chăn sóc mẹ.Lúc rảnh chạy tìm cây cỏ thuốc nam do người ta mách bảo về trị bệnh cho mẹ cầm chừng”Còn nước còn tát”…
Hôm nay mẹ thức dậy thật sớm và thấy tỉnh táo hơn mọi ngày,mẹ đi đứng có vẽ khỏe khoắn hơn nhiều…làm cho vợ tôi đỡ lo và vui mừng ra mặt,nên khi mẹ tôi bảo cho mẹ đi thăm thằng “Ba cụt giò”ở dưới chân cầu Ông Lảnh bên Khánh Hội.Là lính chiến đấu của anh hai con cùng đơn vị ngày xưa vùng 1 ở Huế ,Đà Nẵng,nghe nói đến anh Trung Sĩ Thành phế binh VNCH,chợt buồn hiện diện lên đôi mắt giữa hai mẹ con bà.Cả ha đều êm lặng mặc cho quá khứ thương đau trở về trước tháng tư năm 1975…
Vợ tôi gật đầu không kịp dạ thưa trả lời mẹ vì sức khỏe có cho phép bà không!? và lấy tiền đâu mướn xe đưa mẹ đi cho được an toàn?Hơn cả năm nay không thăm anh Thành,không biết anh bị đi vùng kinh tế mới nơi đâu?.Sau suy nghĩ,chắc phải nhờ anh lính xích lô ở cùng khu gia binh đưa mẹ tôi đi mới mới an toàn,còn tiền bạc sẽ tính toán sau,vì cùng cảnh ngộ đời lính Ngụy nên thông cảm nhau…
Mẹ tôi lên xe xích lô đi… mà sao má sao cháu ngoại bà khóc nhiều quá?Cháu mến và đòi theo ngoại làm bà rơi nước mắt trên khuôn mặt xanh xao vàng bệch chưa khỏi bệnh của bà ,phải chăng là một hiện ảnh chia ly cuối cùng của bà mẹ say trong khu gia binh này?Anh Thành mà mẹ tôi sắp thăm là lính chiến đấu của đơn vị anh vợ tôi chì huy trong đợt “Rút quân chiến thuật”từ Tây Nguyên Quân Đoàn 1 về bảo vệ thủ phũ Saigon.Anh vợ tôi chỉ huy tiểu đoàn 3 thuộc Sư Đoàn 1 bộ binh đi đoạn hậu cuộc rút quân sau cùng dưới trận mưa pháo kích của Cộng quân bắn bừa bải vào đám dân chúng di tản chạy theo đoàn rút quân của sư đoàn gồm đàn bà,trẻ con chạy ra cửa biển xuôi tàu vào Sai gon hay ra hạm đội 7 Hoa kỳ đậu ngoài khơi,đa số là vợ con lính tráng trong các khu gia binh các đơn vị mọi quân binh chủng đóng trong quân khu 1.được lệnh rút quân của Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu…
Dân thường và vợ con binh sĩ chết rất nhiều dọc theo bải biển Đà Nẵng vì đạn pháo kích cộng quân muống giữ dân ở lại không cho dân bỏ đi…nên có hành động nhẫn tâm giết hại đồng bào một cách tàn bạo khát máu.
Trước sự chết chóc của đồng bào cùng vợ con lính,quá đau lòng,nên đơn vị đoạn hậu tiểu đoàn anh vợ tôi không tuân lệnh cấp trên và tự ý quay đầu tiến ngược vao bải biển,xung phong đánh chiếm các điểm cao có đặt các giàn phóng hỏa tiễn,những ổ trọng pháo của giặc cộng bám đuôi theo đoàn rút quân,để giết hại đòng bào…Anh
Thành là Trung Sĩ1thuộc tiểu đội súng cối 81 ly tiểu đoàn pháo yểm trợ cho ba đại đội tiến chiếm mục tiêu địch trên đỉnh cao.Bắn hết cấp số đạn mang theo,chưa thanh toán được mục tiêu,Tr/sĩ Thành phải xử dụng đến khẩu M72 là hỏa tiễn vác vai chống tăng để phá ổ trong pháo của quân cộng đang nả đạn liên tục xuống bãi biển.Anh gan lì với thế thủ quỳ gối vác vai,vương ống nhắm M72 và bình thảm bấm nút cò phá hủy ổ trọng pháo Của địch dưới lằn mưa đạn và anh đã bị thương ngả quỵ tại chỗ không còn theo kịp đồng đội an hem tiến lên xung phong chiếm ổ trọng pháo.
Ông anh vợ tôi không thể bỏ rơi chiến hữu mình nên cõng Tr/sĩ Thành tiếp tục cùng đồng đội tiến lên nhưng không may ông anh vợ bị trúng đạn ngang đầu do viên đạn tàn quân bỏ chạy bắn trả tháu thân để lại cái chết cho anh không kịp trối trăn.Tr/sĩ Thànhkhông nhận được một lời nào nhắn gởi từ cái chết tức tưởi của anh.vì là cấp trên cũnglà Trưởng trại khu gia binh đơn vị có vơ con cùng di tản trong cuộc rút quân,nên tr/sĩThành biết cùng quê quán Sai gon.
Sau khi nằm bệnh xá quân y bị cưa cụt hết hai chân chưa lành hẳn thì quân giải phóngcộng Sản vào chiếm thành phố Đà Nẵng đuổi anh ra khỏi y viện quân y một cách tànnhẫn không thương tiếc người tàn tật phế binh Miên Nam Công Hòa.Anh đợi lành lặnhai chân cụt và lê lết tìm đường về Sai gon trên những chuyến xe đò tỉnh thương khônglấy tiền khi biết được anh là thương binh Sai gon chiến bại.
Anh lê tấm than tàn ma dại trên chiếc xe lăn tự chế bằng bốn cái bạt đạn phế thải nằmdưới cái khung cây lót ván để anh ngồi lên đó…rồi anh dung hai tay xỏ trong đôi dépbơi đi như chèo thuyền trên đường nhựa đá Sai gon,kiếm sống bằng nghề bán vésố…Với chiếc xe lăn,anh lăn cuộc đời tàn phế mất hai chân ở chiến trường trở về dướichân cầu Ông Lảnh bên kia Khánh Hội .Chiếc xe lăn hay chiếc xe”tăng” nghiến xíchsắt bằng bạt đạn rồ rồ… trên đường nhựa Sai gon đầy ổ gà để tiến qua chợ Sai gon bánvé số nhưng không chịu ăn xin khi dân chúng đôi khi còn khổ như mình.
Lái chiếc xe Tăng “Tăng tự chế bằng 4.Bạc Đạn” ngang qua cổng dinh Độc Lập lưudấu một thời oanh liệt nay không còn nữa? chỉ còn chiến tích trên chiếc xe tăngnầy…thêm buồn.Thôi,cứ nhắm thẳng hướng chợ Hòa Hưng và trường đua Phú Thọ hỏithăm người cũ tìm nhà cấp trên.Vì không biết địa chỉ và thay đổi tên đường xa lạ quá,cónhững “nhà không số,nhưng phố không tên”bên cạnh những ngôi nhà sang trọng “ngóiđỏ vôi hồng”của cán bộ,mà nhằm hỏi thăm người cũ “Sĩ Quan Ngụy”thì chúng bắtchết…Dò hỏi từng khu nhà từng dảy phố,đến Quân Tiếp Vụ đường Tô Hiến Thànhgặp người lính cũ chì cho.Đoạn đường dài từ chân cầu Ông Lãnh qua Hòa Hưng-PhúThọ đường dài 5-6 cây số mà anh Thành phải lăn xe mất trọn nữa tháng trời để tìm nhàcấp chì huy của mình,vừa đi tìm vừa bán vé số độ nhật sinh nhai.Ngày đi,đêm ngủ dọc
đường góc phố,vỉa hè.Cứ sợ sệt công an bố ráp bắt bới xin ăn không nhà cửa lang thangbỏ vào trại xã hội phục hồi nhân phẫn đĩ điếm thì tàn đời…Quả là tình chiếnhữu”Huynh đệ chi binh” chiến sĩ VNCH,
Đoạn đường vượt qua của anh rất khổ sở giữa Sai gon đói nghèo và phân biệt đối xửNgụy Quân Ngụy Quyền chế độ Sai gon để bắt đi tù cải tạo,đánh tư sản mại bản,đuổiđi vùng kinh tế mới làm dân chúng hoang mang,hốt hoảng,sợ hải tỉm đường bỏ nước rađi…anh thấy gian nan vất vã còn hơn một cuộc vượt Trường Sơn từ Bắc vào Nam củaBộ Đội Cụ Hồ đội của cải tài sản Miền Nam về Bắc.Việc “Thay ngôi đổi chủ”chiếnthắng Miền Nam của Cộng Sản Miền Bắc,mà Bộ Đội Cụ Hồ chỉ là những người phukhuân vác của cải từ người chủ cũ Miền Nam đem về cho người chủ mới Miền Bắccòn dânchu1ng là kẽ trắng tay vô sản một đời chuyên chính giai cấp bần cố nông?.
Anh Thành quyết tâm tìm gặp lại gia đình cấp chì huy để báo tin buồn mấy năm naychưa gặp gia đình mẹ tôi khỏi phải đợi chờ tin conva2 chia sẻ mất mát với gia đìnhchiến hữu hy sinh vì đồng đội cứu anh mà phải chết cho nhau.Xin đa tạ nhớ ơn mẹ cóngười con dũng cảm anh hùng cứu mạng anh và xin mẹ đừng khóc: “Chiến tranh cómấy khi trông người trở lại?”.
Cuối cùng báo tin của anh thương phế binh Thành là tin vui ít buồn nhiều…hayno1ithẳng ra buồn nhiều hơn vui của “Sự thật chiến tranh” không thề giấu giếm được nỗiđau thương người trong chiến cuộc dã chết rồi…
Cấp chỉ huy của anh muốn nhân dịp di tản “Rút quân chiến thuật”về Sai gon…sẵn ramắt trình diện với mẹ người vợ sắp cưới của con trai bà đã nang thai cháu bà batháng…chính là em gái ruột của anh Tr/sĩ Thành phế binh là cô nữ sinh Sai gon ra thămanh trong dịp hè nên hai người đã duyên nợ với nhau và quyết định dịp di tản quân vềnầy ra mắt thú tội cùng mẹ xin cưới nhau tại Sai gon.
Trong chuyến di tản chiến thuật của quân đoàn 1,em của anh là vợ sắp cưới của cấp chìhuy cũng theo gia đình vợ con anh chị mình trở về Sai gon ra mắt “Bà mẹ say”.Cứtưởng là buồn trong rút quân mà vui trong dịp cưới.Các chị em trong khu gia binh đồnđiếu với nhau và kéo nhau lên trạm xá quân y xin cấp thuốc ngừa tránh thai cho đàn bàcon gái trong khu trại,gây nên hiện tượng sốt thuốc ngừa thai không có trong quânđội.Vì không có thuốc,vợ con lính đổ dồn ra phố chợ bỏ tiền túi ra mua thuốc ngừatránh thai…tại các tiệm thuốc tây tư nhân hết sạch thuốc,gây hoang mang “có lý” chocác phụ nữ bên ngoài đang có phong trào vượt biên muống tránh đổ vở và bảo vệ hạnhphúc gia đình cho chồng con,nếu vượt biển chẵn may bị cướp biển Thái Lan hãmhiếp,giết người được chúng tha mạng sau khi thảo mãn thú tính dã man để trở lại
chồng con.Vừa nói anh vừa khóc nức nở cảm thương cho số phận nữ lưu hào kiệt đànbà Việt Nam trung trinh tiết nghĩa thời chồng thời loạn lạc chiến tranh.Và anh khócnhiều hơn cho vợ ,hai con anh cùng em gái phu nhân sắp cưới của cấp chi huy cứu sốngmình,mang thai ba tháng dã chết tức tưởi trên bải biển chưa kịp xuống tàu di tản,vìpháo kích của giặc Cộng bắn chặn đầu dân chúng di tản làm chết vô số khá đông dânthường và vợ con lính tráng của các đơn vị rút quân khỏi Quân Đoàn 1 đang chen chútlên tàu.Các tàu ra biển có hạm đội 7 của Mỹ rước ngoài khơi cho người tỵ nạn,hoặcchạy theo chồng xuôi Nam vào Sai gon.Xác chết người dân nằm rải rác dọc bảibiển,máu loang đỏ thắm từng đợt sóng biển xô vào bờ bải đầy xác người…Thương tâmvà đau lòng nhất là chuyến tàu cuối của đoàn người di tản theo đoàn quân bị trúng đạnphào của Cộng quân trong đất liền bắn vói theo…trúng tàu bốc cháy dữ dội rồi chìmdần dưới biển không một người nào thoát chết.Vợ con anh và em gái của anh mằn lạiđây trong nghiệt ngã chiến tranh và tàn bạo mất tính người của giặc cộng Miền Bắc.
Mẹ tôi đến thăm anh “Thành Cụt”phế binh trong tình trạng rất tỉnh táo như chưa baogiờ biết say nên anh xích lô lính cũ yên tâm để mẹ tôi ở lại thăm chơi với anh ThànhRồi đạp xích lô đi kiếm ăn.
Nhà anh Thành cụt chân nay dọn về chân cầu Ông Lãnh vì nhà của ba mẹ anh sống nhờbị nhà nước Công Sản đánh tư bản đuổi đi vùng kinh tế mới hết rồi… còn lại mình anhphải bám vào thanh phố mà sống dưới chân cầu kiếm sống hằng ngày bằng nghề bánvé số…nên nhà anh không có số giữa cái phố đổi tên trên cái quê hương lưu đày nầy?...
Lấy giạ chân cầu làm nhà cùng với vài ba gia đình đồng cảnh ngộ như anh không muốnđi vùng kinh tế mới để lại nhà cho chính quyền Cách Mạng Cộng Sản chia nhau chiếmgiữ nhà dân.Chỗ anh ở chỉ dễ đủ chiếc xe lăn bán vé số và bộ vạc giường lót trên đấttrải chiếu ngủ qua đêm những khi mưa gió trở trời.Nơi anh ở không phải là nhà,giữaphố đổi tên sửa đường nên khó tìm nơi anh ở trên đất Sai gon biến đổi chiến tranh chonhững mãnh đời khốn khổ của những kẽ chiến bại như anh…
Bà rất vui khi gặp lại anh và cái vui nào cũng có rượu đi kèm đó là đặc tính của dânMiền Nam người Sai gon chân thành hiếu khách “Không say Không về” của bợm nhậunhư bà mẹ say của tôi.Cũng vì khề khà nhậu nhẹt nên bao nhiêu chuyện buồn đời…họđiều trút bỏ vào ly rượu rồi cùng nhau uống chén đắng cay nồng thế sự sau hồi cuộcchiến…
Bà mẹ say bất kể bệnh tình con bà khuyên bảo…một hai chun rượu đế Hốc Môn BàĐiểm đâu thỏa tình quân dân cá nước lâu ngày gặp lại…Con sâu rượu trong bà bắt đầungọ-ngậy nổi lên khí thế hào hùng trong nỗi nhớ thương con bà trổi dậy trong lòng nên
rủ Thành Cụt lên xe tăng cải tiến cho bà kéo đi mua thêm rượu và mồi nhậu…Thànhcũng là tay”lưu linh”-bợm nhậu-thổ địa nơi nầy nên biết nơi đâu có rượu ngon và đồnhấm rượu sành điệu nghệ dân nhậu.
Tuân lệnh mẹ.Thành leo- lên chiếc “tăng” cho bà kéo đi trong hơi men chếnh choángcủa vài ly sơ- khởi cho nóng người…
Thật ra trong túi hai người bạn say vong niên nầy như hai mẹ con lâu ngày gặp lại nhaunhưng không tiền nhậu rượu.Sẵn trong túi còn một sắp vé số mới lảnh về chưa kịp bánở đại lý xé số trả tiền sau giờ xổ-có thế chân-Thành yên chí và hăm hởi lên xe cho mẹkéo vừa đi bán vé số vừa có tiền mua rượu.
Chiếc tăng ộp ẹp phát tiếng kêu rồ rồ…của bốn bánh thiếu dầu mở nghiến trên mặtđường nhựa đá gồ ghề đầy ổ gà nham nhở phát ra tiếng kêu khủng khiếp,rít thét trongkhông gian hổn độn xe và người bát nháo chạy vại kiếm cái ăn…Thành Cụt phải lấyhai tay xỏ vào đôi dép chống xuống phụ sức đẩy cho mẹ kéo đi và vỗ về chiếctăng:”Thôi đừng khóc nữa chiến hữu của tôi…”có mẹ đến thăm và không kéo nồi emđâu?..,vì mẹ yếu sức lắm rồi.
Ra tới đoạn đường bằng phẳng dưới dốc chân cầu và tiếp tục lộ trình bán vé số nhắmhướng chợ Sai gon bươn tới để kiếm tiền mua rượu hai mẹ con uống.
Các chị bán hàng rong buôn gánh bán bưng hay bị công an rượt bắt,những anh lái xeôm,những chú xe ba gác đạp ,những bác xích lô già toàn là lính ngụy và vợ con họ phảilao động nô dịch-phục dịch- như thế nầy để kiếm sống.Vì lý lịch ba đời quân ngụy khómà tìm công ăn việc làm công sở chính quyền,hay làm công nhân quốc doanh chochúng.Dân ngụy là bị gạt qua bên lề xã hội của chúng phân biệt đối xử như kẽ thù bịchiếm đóng của phát xít Nhật Bản.Họ thương quen biết người bạn già cụt chân bán vésố,nay lại có thêm một bà lão đáng mẹ kéo chiếc tăng cho bạn già,thật tội nghiệp đángthương cho bà lão.Để chứng tỏ cho giới lao động nô dịch thường quen biết,mọi chuyệnvẫn bình thường như mọi ngày không gì thay đổi,anh cất tiếng ca vé số bắng chiếc loaphóng thanh,dụng cụ hành nghề của người bán vé số dạo kiếm ăn…Ca bài Sắc hoa màunhớ,Tình anh lính chiến,và Kỹ vật cho em,Nỗi buồn hoa phượng…làm xúc động lòngngười nghe đến rơi nước mắt…Đây là những bài hát nhà nước cộng sản cấm,nhưngđây là”thương hiệu ca của vé số do người già tàn tật sinh sống,do đó người ta cùngkhông muống bắt giam người già cụt chân cho đỡ tốn cơm nuôi họ.Vã lại họ cụt châncũng không chạy đi đặt bom mìn khủng bố phá hoại chính quyền cách mạng thì lý do gìđể bắt?.Không như ngày xưa tại các chợ búa trướng học khu vui chơi giải trí công cộngđều bị Việt Cộng đặt mìn và pháo kích vào dân trước 3o-4-i975.So với vé số chỉ mang
đến vận hên may mắn hy vọng cho mọi người không phải là khủng bố…
Trái lại bằng một ý nghĩ hay nhận thức nào đó? sự hiện diện các thương phế binh cônhi ,tử sĩ chế độ Sai gon sống lầm than khổ não đã nói lên được sự chiến thắng củahọ,nhưng cái thắng trong bạo ngược và hung tàn…mà họ cần phải nhân ái,có tỉnhthương hơn hởi con người Cộng Sản VN?...Cần cám ơn kẽ chiến bại…để có chiếnthắng cho họ ngày hôm nay???Thật đau xót vô cùng nói lên sự nghiệt ngã của chiếntranh của người lính VNCH vì Tự-Do mà trở thành kẽ mất tự-do trong “Cụt chân điđứng”và bỏ xác trong tù cải tạo.bằng lời ca tiếng hát thương tâm trách hận của ngườilính chiến bại: “…Viên đạn đồng đen anh cho em làm kỹ vật…anh trở về là viên tướngcụt chân…”
Lời ca thảm thiết chiến tranh làm mẹ tôi choàng tỉnh cơn say và bật khóc òa giữa phốchợ đông người.Bao nhiêu người cứ tưởng mẹ tôi điên.Không,mẹ tôi không điên ,mẹkhóc vì không gặp mặt lại đứa con chết ở mặt trận chiến trường để mẹ cài hoa tênhòm gổ phủ cờ cho con.Tiếng ca trong loa vội vàng cắt đứt,mọi người xúm lại dìu mẹtôi vào vệ đường Để bà ngồi một mình khóc ngất cho vơi nỗi đau thương chất chứatrong lòng bà mẹ lính say…
Trên bước đường xuôi ngược đủ mọi thành phần của phố chợ đa đoan tất tả cho cuộcsống,người ta cũng vẫn dành những phút mật niệm “Anh hùng chiến bại Sai gon”chonhững người lính cũ VNCH và mọi người xúm lại mua hết vé số…để đưa bà cụ vềsớm nghỉ ngơi…
Mẹ tôi không chịu về và muống tiếp tục lang thang trên đường phố khu vực chợ Saigon và ôn lại những kỹ niệm lỗi lầm đau thương của mẹ đi biểu tình phản chiến,tổchức Ni Sư tuyệt thực,các Sư Thầy tự thiêu,phật tử giữ chùa chống đối chính quyềnSai gon là những nguyên nhân sâu xa dẫn đến mất Miền Nam do những hànhđộng “Đâm sau lưng chiến sĩ”, “Ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản” của giáo hội PhậtGiáo phản chiến.Gây nên cái chết của con trai bà cùng con dâu và cháu nội chưa gặpmặt của bà…
Tâm tư mẹ ray rứt muộn phiền hơn chiếc lá héo mùa thu của than xác bà đang trở lạigiữa dòng Sai gon với tâm trạng nuối tiếc quê hương mất mát có phần tham dự của bàcùng tại công trường Quách Thị Trang chợ Bến Thành.Thu Sai gon nay xao-xác quá!…và bà đã sống lại tâm trạng con bà người lính chiến mất Tự-Do cho quê hương nếucon vẫn còn sống tới ngày hôm nay,thì cũng trên chiếc xe lăn nầy mà ngâm khúc tinhca “Súng gảy tan hàng”.
“Giữa quê hương sao súng…phải cong nồng???
Tiếng khóc quê hương….chìm trong góc phố,
Quan tài phủ bạt …đẫm mưa lề đường,
Quê hương ta đó vỉa hè…làm chứng,
Buồn cố hương …chìm-nổi biết bao Thu!
Được tiền bán vé số sớm hơn mọi khi,trời cũng sắp tan sở về chiều,những cột khói bốccao của làng thịt nướng “Chó thui”làm cay mờ con mắt đông người mà bơm nhậugọi “Lệ khói…Sai gon”,chó nương thui bay mùi thơm phưng phức,hấp dẫn giới sànhđiệu cọng nhân,lao động ít tiền mỗi khi tan sở chiều về.Dù cho hoàn cảnh khó khăn củađất nước còn khoai,sắn độn cơm ,từ người chiến thắng đến kẽ chiến bại đều thíchnhậu món “cầy tơ” vì nó là truyền thống “Nước mắt quê hương” không phân biệt hậnthù Nam Bắc…
Bà mẹ say và Thành Cụt nghe mùi chó nướng thui đều cắt đứt dòng tâm tưởng suy tưtrở về thực tại thấy thèm rượu và chó nướng vô cùng…Nghĩ đến nhậu mẹ tôi phấnchấn lại ngay không còn biết buồn là gì chắc mẹ sẽ khỏe lại sau những ngày cai rượuchửa bệnh.Nếu có chết cũng là con ma say không biết buồn đời…!
Cùng đồng ý nghĩ đó của bà mẹ say ghiền rượu,anh Thành Cụt cố gắng lăn xe dẩnđường không để mẹ kéo, đi vào quán nhậu đông người chen lấn.mua cho bằng đượcnhững túi thịt chó đủ món dồi,chã,lòng,gia vị nước chấm v.v… cho chung vào một túilớn,kèm theo ba lít rượu đế ngâm thuốc và một can 10lít bia hơi.Thành Cụt phải chenlấn dưới làn đạp của người lành lặn đủ hai chân nhưng vì muống nhậu nên phải khổđời tranh đấu giành giựt miếng ăn…
Tất cả thức nhậu cụ bị sẵn sàng chất đầy một chiếc tăng và cùng mẹ say lăn ra bếnsông Sai gon gần bến đò Thủ Thiêm,dưới chân tượng đài tưởng niệm Đức Thánh TrầnHưng Đạo,có gió nước sông mát rười rượi làm người say mau tỉnh rượu.Nếu lở saykhông biết đường về cũng có chỗ nằm ngủ dưới chân tượng đài qua đêm,nơi khánhsạn “ ngàn sao trăng nước” này,sáng tỉnh ra về…Người giàu cũng phải thua hai mẹ conchiến sĩ say này?...
Hai người tuy cách biệt tuổi tác đáng mẹ và con nhưng có cùng chung nỗi đau mất mátgia đình trong cuộc chiến tranh,dù trước kia mẹ cùng họ có đứng về phía bên nào cuộc
chiến,có khác nhau tư tưởng nhưng họ vẫn là kẽ chiến bại theo vận nước mất TỰ-Do,nên họ phải buồn và say cho hoàn cảnh quê hương đổ nát trong màng “Lệ khói Saigon”,một lối sống tức tưởi,u ẩn,vội vàng và đầy phàn bội của một Sai gon mất Tự-Do?...
Giã biệt Sai gon…nghẹn tiếng tạ từ,
Lệ nào tôi khóc giữa trời Tháng Tư…
Cuộc chiến tàn rồi nỗi chết riêng tôi,
Khói súng vệ thành hướng về phương Bắc,
Ngược gió trở chiều…đôi mắt cay…cay,
Cong nồng súng gảy…thấy lòng đăng đắng,
Mắt cay không khóc…đắng cay nghẹn lời,
Anh đi cải tạo… chiến trường tan khói súng,
Mắt mờ nhang khói…em đi lể chùa,
Cán bộ làm chồng…giải phóng đời em?
Khói hương ảnh hiện…hồn anh có biết,
Hương lửa ba sinh…ảo vọng cuộc đời,
Thiên đàng Xã Nghĩa…em lần bước đến,
Cuộc sống ngàn lần…trên cả Tự-Do,
Vì đời chiến đấu… nên anh phải chết,
Phật Chúa độ đời Xã Nghĩa thành công,
Xin anh tha thứ…cho em lấy chồng,
Còn thương còn nhớ cũng đã qua rồi,
Ngồi đây khóc mướt chì có mình tôi…
Đem thân chiến đấu cho đời quên lãng,
Khói súng xây thành…lệ khói còn cay…
Nhưng khóc lần nầy…lệ khói làng say,
Làng thịt nướng… khói bay cay mắt,
Lệ khói nhòa …xuyên thấu quán cầy tơ,
Duệ quốc tương lai…cháu con hỉ-hả…
Tưng bừng nhậu nhẹt…một bải chiến trường,
Có đứa thảm bại “Hello”rồi gục ngả…
Đứa còn sức tỉnh…củng nhòa khói say,
Mất cả quê hương dang dở cuộc tình,
Phục quốc mê mờ…cơn say thế hệ?
Sương trắng bạc mái đầu chiến sĩ ca!
Sai gon gục chết…Sai gon vẫn đẹp,
Như những anh hùng súng gảy trong Tay,
Cho một lủ còn… say men chiến thắng?
Cay đắng tình người…ráo lệ quê hương,
[Làng chó nướng thui]
Từ làng thịt
chó nướng -thui ,cửa Tây chợ Sai gon về bến Bạch Đằng công trường MêLinh -cũ-
mất hơn nữa tiếng đồng hồ xe lăn chất đầy đồ nhậu:thịt chó, bia hơi và rượungâm
thuốc.Quả hạnh phúc cho đời khốn khổ của mẹ say tôi.,bao năm qua mẹ uống đểsay
và say để có dịp chửi cán bộ Việt Cộng nằm vùng, nguyên nhân đưa đến cảnh
mấtnước miền man cùng cái chết của con cháu bà và cướp mất những gì là hạnh
phúc bàcó…kể cả Tự-Do,nay chỉ là nhà tù Cộng Sản???
Con đường để đến điểm nhậu dưới chân tượng đài Thánh Trần Hưng Đạo phải xuyênqua lòng phố chợ Sai gon đông người chen lấn dẫm đạp lên nhau giành lấy một miếngthịt “Cầy nướng”cùng một chiếc ghế tốt để ngồi nhậu được sau khi tranh giành thành
công “chiến thắng”với các bợm nhậu khác thì đôi mắt đã nhòa trong”lệ khói Saigon”của làng chó nướng-thui rồi?
Thành Cụt giò và mẹ say một già một cụt cùng chiếc xe tăng chỉ là hình ảnh biểu trưngcủa kẽ chiến bại trong đám đông ham mồi nhậu của Sai gon.cuối cùng chỉ giành giữ lạicho mình một phần thịt của con chó già ốm đói trơ xương bị cụt mất hai chân…Sao mà nó giống phận đời mẹ say và Thành Phế binh cụt giò quá?.Nó củng biết chiến đấu choTự-Do cuộc sống…nhưng nó cũng không thoát khỏi bợm nhậu cho dù bị cụt mất haicẵng sau cũng phải lên bàn nhậu với đám người say…Thôi,thì ta hãy nhậu với chính tatrước đã?...Sự hiện diện của đám người say bất cần đời nầy nói lên sự bất dung CộngSản trong cái xã hội miền nam thiếu vắng Tự-Do.họ là những mẹ say đổi đời chiến sĩ bên cạnh thương phế binh như Thành Cụt bán vé số,cô nhi tử sĩ bán hang rong,chợtrời,lính ngụy lái xe ôm,làm phu bốc vác v.v…một đời lao động nô dịch khổ sai của một chế độ phân biệt dối xử Cộng Sản,chứng tỏ Tự-Do không hề bị khuất phục và vẫnđang tồn tại Sai gon Miên Nam nầy,chờ ngày quật khởi?...
Tôi không trách được mẹ tôi thường say rượu…vì trước kia.Mỗi lần ra quân đánh trậntôi thường hay uống rượu với anh em lính tráng để không thấy buồn khi mình phảichiến đấu sống còn cho Tự-Do miền Nam thì ngày nay mẹ tôi có quyền say để tỉnhthức nhận thấy con bà hành động đúng Tự-Do nhân bản của người lính chiếnVNCH.thể hiện tinh thần quốc gia dân tộc.Mẹ cứ say…để thấy mình thức tỉnh hơn những người còn say men chiến thắng Tự-Do Miền Nam nầy?...
“Túy ngạo sa trường quân mạc vấn,Con đường để đến điểm nhậu dưới chân tượng đài Thánh Trần Hưng Đạo phải xuyênqua lòng phố chợ Sai gon đông người chen lấn dẫm đạp lên nhau giành lấy một miếngthịt “Cầy nướng”cùng một chiếc ghế tốt để ngồi nhậu được sau khi tranh giành thành
công “chiến thắng”với các bợm nhậu khác thì đôi mắt đã nhòa trong”lệ khói Saigon”của làng chó nướng-thui rồi?
Thành Cụt giò và mẹ say một già một cụt cùng chiếc xe tăng chỉ là hình ảnh biểu trưngcủa kẽ chiến bại trong đám đông ham mồi nhậu của Sai gon.cuối cùng chỉ giành giữ lạicho mình một phần thịt của con chó già ốm đói trơ xương bị cụt mất hai chân…Sao mà nó giống phận đời mẹ say và Thành Phế binh cụt giò quá?.Nó củng biết chiến đấu choTự-Do cuộc sống…nhưng nó cũng không thoát khỏi bợm nhậu cho dù bị cụt mất haicẵng sau cũng phải lên bàn nhậu với đám người say…Thôi,thì ta hãy nhậu với chính tatrước đã?...Sự hiện diện của đám người say bất cần đời nầy nói lên sự bất dung CộngSản trong cái xã hội miền nam thiếu vắng Tự-Do.họ là những mẹ say đổi đời chiến sĩ bên cạnh thương phế binh như Thành Cụt bán vé số,cô nhi tử sĩ bán hang rong,chợtrời,lính ngụy lái xe ôm,làm phu bốc vác v.v…một đời lao động nô dịch khổ sai của một chế độ phân biệt dối xử Cộng Sản,chứng tỏ Tự-Do không hề bị khuất phục và vẫnđang tồn tại Sai gon Miên Nam nầy,chờ ngày quật khởi?...
Tôi không trách được mẹ tôi thường say rượu…vì trước kia.Mỗi lần ra quân đánh trậntôi thường hay uống rượu với anh em lính tráng để không thấy buồn khi mình phảichiến đấu sống còn cho Tự-Do miền Nam thì ngày nay mẹ tôi có quyền say để tỉnhthức nhận thấy con bà hành động đúng Tự-Do nhân bản của người lính chiếnVNCH.thể hiện tinh thần quốc gia dân tộc.Mẹ cứ say…để thấy mình thức tỉnh hơn những người còn say men chiến thắng Tự-Do Miền Nam nầy?...
Thành.
Anh cụt chân thì còn tay.Hãy lê đời tàn cùng mẹ thay tôi anh hãy uống để thấy talà một “Chiến Sĩ Say…”
Ảo thực đôi bờ ranh giới chiến tranh,
Dân tình nước Việt kiếp sống mong manh,
Chiến sĩ vì đời Tự-Do…chiến đấu…
Sống chết tình vờ…ảo ảnh cơn say?
Chiến sĩ có say… chiến đấu mới thực?!
Trọn tình non nước…vẹn nghĩa Tự-Do,
Sau lưng Chiến Sĩ…đau thương ngút ngàn,
Có Tự-Do mới biết được mình say,
Mất Tự-Do rồi…vì ai mà chiến đấu,
Quê hương còn trong giấc ngủ…mê say?1
Rượu nầy ta uống dưới cờ lâm chiến!
Cho thật say…không gớm máu quân thù,
Máu loang đổ thấy lòng mình … cũng chết,
Say men chiến đấu xây dời hạnh phúc
Có ai thương tiếc phận đời chiến sĩ,
Cuộc chiến tàn rồi…ảo ảnh cơn say?
Sau cơn say Tháng Tư…hồn thức tỉnh,
Giữa trời Tự-Do máu đổ đầm đìa…
Ta thấy sợ cho lòng người phản bội?
Trở ngược cờ…cho máu thắm Tự-Do,
Chiến sĩ say trong Tay cây sung gảy,
Bẻ súng cong nồng…khóc ngất tỉnh say,
Tỉnh thấy chiến bào…tả tơi rào kẽm,
Say khỏi nhìn bội phản, cho lòng đau?
Men Tự-Do đâu thắm …thế gian tình,
Thiên đàng Xã Nghĩa một thời mộng tưởng,
Tìm lại mình nỗi nhớ chiến trường xưa!
Mượn rượu khỏa khuây…đời bất đắc chí,
Kinh Kha bại tướng vở mộng không thành,
Địa ngục…thiên đàng Phật Chúa phân ngôi,
Tự-Do …Cộng Sản con người định đoạt,
Khôn nhờ dại chịu say thời cứ say?
Giận thời nói vậy…lòng thêm tan nát,
Vở mãnh trăng thề…non nước mây che,
Nước non rèo gọi…hồn người lính chiến!
Chiều Sai gon khói cay mùi thịt nướng,
Quên đi đất nước…cha ông là chiến sĩ!
Một thời chết dở…lủ chó nướng thui,
Chó săn cho Cộng…chủ Tàu xâm-lăng,
Canh chừng phát hiện…người tù trốn trại,
Rượt đuổi thuyền nhân…ra tận biển khơi!
Rượu cạn mền môi…tinh thần chiến sĩ,
Nghe mùi thịt nướng…bomb cày xác giặc,
Củng vì mồi chó rượu vào…thêm say???
“Nước mắt quê hương”…ta uống thật say!
Cơn say nào cũng chìm…vào áo ảnh?!
Thực tại chinh mình…một chiến sĩ say,
Trên thềm đá dưới chân tượng đài Đức Thánh Hưng Đạo la liệt thức ăn “xà bần” lẩnlộn xương chó,một đóng mằn dưới bình bia hơi 10 lít hết cạn sạch,cùng ba chai rượuđế lăn lóc…chỉ còn ít rượu dính đáy,Thành rót cạn vào ly mời mẹ uống…Mẹ cầm lyrượu bằng một tay,tay kia mẹ bới trong đóng xương tìm mồi nhậu tiếp…Bới tìmhoài,không thấy khúc xương “củ lẳng” chân chó` đâu?...Không biết mẹ tìm dểnhậu…hay để ráp lại đôi chân nguyên vẹn cho Thành?.Gió mát con sông Sai gon làmmẹ tỉnh rượu,và không chửi bới bong long Cách mạng nằm vùng nữa,quay lại thực tếhiển hiện trước mắt mẹ,thấy chân của Thành không có.Mẹ ứa nước mắt và khóc thậtnhiều cho hối tiếc những năm tháng qua bà đã phản lại những chiến sĩ Tự-Do nầy đểchuốt lấy bất hạnh của ngày hôm nay khi cách mạng về…Bà nâng ly rượu cuối cùng uống cạn như để tạ tội với đời,với mọi người đang đau khổ hôm nay mà bà đã có phầntrách nhiệm…
Thành cụt cứ tưởng mẹ vẫn còn say nên bảo mẹ: “Chó` nầy không có chân, vì con đã bỏ nó ở chiến trường năm 75 rồi mẹ”.Mẹ như bị khơi dậy nỗi đau buồn,tâm tư chấtngất bị dồn nén tứ lâu,nay cơn say làm làm vở òa…Sức suy tàn căn bệnh của mẹ cùngtrầm uất suy tư dã thật sự vở tung ra rồi?...Mẹ khóc, mẹ la, mẹ cười không kiểmsoát…Ảo ảnh cơn say đã hiện về.Hình ảnh con bà chết trận trong chiến trường năm
xưa qua bóng dáng uy nghi Đức Thánh Trần Hưng Đạo mặc áo chiến bào tuốt gươmxông trận…Ngước nhìn lên cũng thấy con bà đang tuốt gươm thiêng chỉ ra bến sông Saigon trong tiếng thét hải hùng… “Mẹ…mẹ…cứu vợ con và cháu nội của mẹ…Tàu sắpchìm rồi mẹ ơi…”Tiếng thét đau lòng làm mẹ say hoảng hốt nhìn theo tay chỉ con bà qua tay bức tượng ra bến sông Sai gon,thấy lờ mờ ảo ảnh cơn say…con dâu của mẹ ẵm cháu nội đang chới-với sắp chìm trong sóng nước sông Sai gon bên cạnh “Bắc”-đòThủ Thiêm.Mẹ vội quăng ly rượu cầm tay chưa uống cạn và thét lớn lên…chạy nhanh ra bờ sông ,bên cạnh chiếc “Bắc”đưa đò nằm êm chờ khách bến sông và nhảy ùmxuống sông cứu cháu nội cung con dâu cúa bà…Mẹ chìm… chìm mất xác, để lại trên mặt nước còn những gợn sóng lao xao vào nạm bờ trước sự ngơ ngác đau lòng người chứng kiến.
Anh Thành quá bi thảm uất lòng…thấy không bảo vệ dược người mẹ của chiến hữuchỉ huy mình và vợ con gia đình trong cuộc di tản 75…cũng như để mất Tự-Do Sai gon30-4-75,anh sống cũng thừa với hai chân cụt không giúp được gì,cho đất nước,dân tộclầm than trong tay Cộng Sản.Anh Thành Cụt đã chấm dứt cuộc đời theo bà mẹ say cùng chiếc xe lăn hết tốc độ trong cái đẩy mạnh cánh tay của người chiến sĩ đã từng gảy súng tan hàng ngày 30-4.Và anh đã chết…!. Như nhũng anh hùng chiến trận hôm qua…!!!
Xin đề thơ cho mẹ để tưởng nhớ người mẹ tôi say….
Mẹ tôi không phải mẹ hùng Liệt Cộng
Say men chiến đấu rước quân giặc về,
Gảy súng tan hàng bỏ dở cuộc chơi,
Cuộc chiến chưa tàn Sai gon vội mất,
Miền Nam nầy chưa đánh đã bại thua…!
Thắng thua cũng chỉ “Dọn chè cho chó”
Thời nầy chinh chiến vạn khối người say,
Rượu thắng ta, chớ nào ta thắng rượu,
Dân tộc nầy chiến bại…cũng vì say?
Đông số người say…đền công Liệt Cộng,
Đào hầm giấu giặc đến lúc thành công,
Mẹ uống thật say…tiễn con cải tạo,
Chốn nhà tù là…khuất bóng Tự-Do!
Quê nhà mẹ lấp hầm,moi xác Cộng,
Cuốc mã đào mồ…phản quốc Việt Gian!
Mẹ say lệ đổ tuôn trào nước mắt…!
Cơn say choáng váng như gió trở cờ,
Cờ Sao vải đỏ chúng may mẹ mặc?
Máu-tim se thắt …vận nước hồn đau,
Đa số mẹ say…mừng công chiến thắng,
“Cách mạng” nằm vùng nay đã thành công,
Mẹ say sao mẹ…tuông trào nước mắt!?
Mẹ khóc thật rồi…không phải mẹ say,
Cay nồng rượu đắng…cho đời Phật Tử,
Đem Phật xuống đường …cản lối Tự-Do,
Chuông chùa cảnh báo…đào hầm giấu giặc,
Khoát áo Di Đà…phản chiến Tự-Do,
Nhà thờ chuông đổ… Thiên Thần có cánh
Thiên thần nón cối…bay quanh nhốt chúa,
Đặc công Cộng Sàn …hộ pháp Di Đà,
Bại quốc vong gia …vô thần Xã Nghĩa,
Chảy máu Phật ,nhốt Chúa lại lừa dân!?
Mẹ uống thật say…quên lời Cộng hứa,
Không biết ngày mai…xẩy đến những gì!?
Cháu bà vượt biển bị tù không thoát,
Say đi không thấy…xác con trong tù,
Mẹ say… mẹ khóc cho đời hoang phế,
Thiên đàng Cộng hứa…có phải là đây,
Mẹ say mẹ biết…bà là mẹ “Ngụy”
Nhường cơm xẻ áo…nhường nhà ra đi,
Có tiền mua rượu thật say… mẹ uống,
Nạn nhân chiến cuộc mà bà phản chiến,
Thiên đàng chỉ thấy…ngục tù trần gian,
Đời mẹ “Ngụy” khổ đau không chấm dứt,
Tự-Do mất rối…mẹ phải lầm than,
“Cách mạng” thành công sao bà chiến bại!?
Đứa vào cải tạo…đứa đi vượt biển,
Mẹ chỉ là mẹ say…của lính “Ngụy”,
Công Cách Mạng…Phật Chúa chứng cho bà,
Xã nghĩa này của thiêng đàng Cộng Sản,
Không chỗ Chúa Phật…ngự trị Tự-Do,
Một buổi chiều mùa đông đầy gió lạnh!
Gió bấc lạnh lung…thổi thóc vào Nam,
Men rượu say không ấm lòng mẹ “Ngụy”
Co ro dưới tượng Hưng Đạo Vương Đài,
Bến sông Sai gon mẹ nhìn rồi khóc,
Lần, theo hướng chỉ Hưng Đạo Thánh Trần,
Ảo ảnh nhớ thương cháu con vượt biển,
Mẹ ôm chai rượu…làm thuyền ra khơi...!
Mẹ say chìm xác nhưng hồn bay bổng,
Bỏ lại quê hương…vạn khối say buồn!!!
Huỳnh-Mai
[Tưởng nhớ mẹ say…]
Huỳnh-Mai.St:8872Bh.Dạ Lệ Huỳnh
Cựu Đại- úy Quân Lực Việt Nam Cộng HòaĐơn vị sau cùng: Bộ Tổng Tham Mưu/QL.VNCH/TCQH2 năm rưỡi tù Cộng Sản
{Còn tiếp...}
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét