Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2011

TẬP THƠ:QUÊ HƯƠNG TÀN CHINH CHIẾN!-Phần III


Tập thơ:  QUÊ HƯƠNG TÀN CHINH CHIẾN! -Phần III
                              {Gảy Súng tan Hàng}
                                        -&-&-&-

Chuyến viếng thăm nghĩa trang này tiết lộ trong công điện đề ngày 9 tháng 1, 2009 đánh đi từ tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ tại Sài Gòn.
Những chuyến đi của TNS Jim Webb, đảng Dân Chủ tiểu bang Virginia, về Việt Nam thường được báo chí quan tâm, vì ông không chỉ là một vị dân cử cao cấp, thành viên Ủy Ban Ngoại Giao và Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện, mà còn có những mối quan hệ đặc biệt với Việt Nam.
Ông từng là trung úy thủy quân lục chiến phục vụ tại Việt Nam, đoạt nhiều huy chương cao quý trong chiến đấu kể cả huy chương Navy Cross. Ông đại diện một tiểu bang nhiều người Việt sinh sống; “khu Eden” nằm trong tiểu bang Virginia. Vợ ông là người Việt Nam, và ông nói rành tiếng Việt.
Chuyến đi đầu tiên của ông trong tư cách thượng nghị sĩ năm 2007 chẳng hạn, hay chuyến đi mới đây vào tháng 8 năm nay khi chuyện biển Ðông và quan hệ với Trung Quốc đang nóng bỏng, đều được báo chí đưa tin dồn dập.
Nhưng chuyến đi cuối năm 2008 đặc biệt thầm lặng. Báo chí ít đưa tin, và văn phòng ông cũng không đưa ra một thông cáo báo chí nào. Việc ông viếng Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa được giữ kín từ đó tới khi công điện ngoại giao bị Wikileaks tung ra.
Trong bức công điện, Tổng Lãnh Sự Kenneth Fairfax cho biết, chính nhờ ông Webb được phép viếng nghĩa trang mà nhân viên lãnh sự được trở lại nơi này lần đầu tiên kể từ đầu năm 2007.
Thượng Nghị Sĩ Webb tới Sài Gòn ngày 29 tháng 12, và ngay hôm đó đi thăm nghĩa trang. Theo lời TLS Fairfax, chính quyền cho phép ông Web tới viếng nơi này vì “nguyện vọng cá nhân” của ông, và với điều kiện được xem là một chuyến đi “riêng tư,” không có nhân viên chính quyền nào đi theo. Thượng Nghị Sĩ Webb đồng thời cũng tới thăm một nghĩa trang liệt sĩ của quân đội cộng sản.
Nhại theo tựa cuốn tiểu thuyết của Charles Dickens, TLS Fairfax đặt tựa cho đoạn viết về hai nghĩa trang này là “A Tale of Two Cemeteries” - “Chuyện của hai nghĩa trang” để so sánh giữa một bên là nghĩa trang liệt sĩ được bảo toàn đẹp đẽ (ông dùng chữ “immaculate” - sạch không một vết nhơ) với tình trạng của Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa.
Theo hồ sơ của Việt Nam Cộng Hòa, tính tới ngày 30 tháng 4, 1975, có khoảng 16,000 ngôi mộ trong khuôn viên nghĩa trang, được dự trù xây cho 30,000 mộ. Trong số này, có một nửa đã kịp xây mộ bia bằng xi măng, còn một nửa thì chưa.
Tới nay, có khoảng 12,000 mộ, “trong nhiều tình trạng khác nhau” trên miếng đất 58 hectares này. Năm 2006, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định lấy khu vực này ra khỏi quyền cai quản của Quân khu 7, chuyển cho chính quyền địa phương, đổi tên lại thành nghĩa trang Bình An.
Phải tới khi đó, công điện viết, “nhiều gia đình vào được để sửa sang mộ bị hư hỏng.” Nhờ vậy, khi Thượng Nghị Sĩ Webb tới viếng, “nhiều bia mộ đã được chùi rửa, sửa sang, hoặc xây lại”. Có cả những người mở quán trước cửa nghĩa trang, họ nhận dịch vụ sửa sang mộ cho những gia đình ở xa không tới thường xuyên được, hoặc giúp người nhà tìm mộ của thân nhân.
Nhưng, ngoài những ngôi mộ được gia đình quan tâm sang sửa riêng, còn lại thì nghĩa trang tàn phế. Tổng Lãnh Sự Fairfax miêu tả:
“Một số mộ có bia trắng trong khi những mộ khác chỉ là một gò đất với cục gạch làm dấu. Nhiều ngôi mộ có vẻ như chưa từng được đụng tới từ năm 1975. Những tượng đài đổ vỡ và nhà cầu đứng trụ ngay giữa nghĩa trang, và đường đi chỉ là đất với sỏi.”
Bên ngoài nghĩa trang cũng không khá hơn, “cửa tiệm và nhà dân lấn đất nghĩa trang, cột đá và cầu thang trước đây là lối vào nghĩa trang thì nay bị cây cối, dây leo lấn hoàn toà”n
Ðền Tử Sĩ trên đồi cũng hoang phế: “Một vài con bò nhởn nhơ gặm có trong lúc Thượng Nghị Sĩ Webb và nhân viên tòa lãnh sự đi xem đền trên đỉnh đồi.”
Một nhóm người, có thể là nhân viên nghĩa trang hoặc là an ninh theo dõi, lặng lẽ đi theo đoàn nhưng không can thiệp.
Họp mặt với Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải và Chủ tịch Thành phố Lê Hoàng Quân, TNS Webb nêu vấn đề cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hòa. Trong lúc khen Sài Gòn tiến bộ nhiều về kinh tế, ông kể chuyện ông đến Sài Gòn thời thập niên 1990 (lúc đó ông làm cố vấn thương mại cho các công ty Mỹ muốn làm ăn ở Việt Nam), công viên đối diện khách sạn New World, tức bùng binh Phù Ðổng Thiên Vương, đầy rẫy cựu chiến binh miền Nam vô gia cư đi ăn xin, mà nay ông chứng kiến người dân Sài Gòn tuôn ra đó vui vẻ mừng đá banh thắng Thái Lan.
Ông khuyến khích chính quyền giảng hòa với cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa. Hai ông Hải và Quân, khi đáp lời ông Webb, không nhắc gì tới quân đội cũ. Cả hai nói tới vai trò quan trọng của Mỹ trong việc phát triển kinh tế Việt Nam.
Và cả hai đều nhắc tới những bước tiến trong quan hệ hai nước, để người Việt ở Mỹ có thể trở về nước làm ăn.
––––––
Liên lạc tác giả: VuQuiHaoNhien@nguoi-viet.com

'VN cần công bằng trong hòa giải'

Thượng Nghị sỹ Jim Webb
Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua ngân sách một triệu đô la để giúp Việt Nam tìm lính mất tích trong Cuộc chiến Việt Nam trong năm tài khóa 2010.

Các bài liên quan

Ông Webb nói Thượng Viện Hoa Kỳ yêu cầu sử dụng ngân quỹ này "cho mục đích tìm kiếm và xác định quân nhân Việt Nam mất tích từ cả hai phía của cuộc xung đột".
Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ - USAID - hiện đang thực hiện chương trình này.
Trong thông báo ra ngày 22/9, ông Web nói:
"Tôi đã đề nghị USAID ngưng chương trình này cho tới khi họ có thể bảo đảm rằng viện trợ sẽ được dùng để xác định danh tính của những người lính đã nằm xuống của tất cả các bên.
"Điều quan trọng cần thấy là trong Biên bản Ghi nhớ ký với Chính phủ Việt Nam về chương trình đã nhắc tới chuyện này khi nói tới chuyện "tìm kiếm và xác định danh tính những người lính Việt Nam mất tích trong chiến tranh.
"Việc thực hiện chương trình phải thể hiện sự tôn trọng như nhau đối với tất cả những người đã phục vụ trong quân ngũ và chết trong chiến tranh cũng như mang lại sự an ủi cho những người đã mất người thân yêu trong cuộc chiến lịch sử và thảm khốc.
"Chương trình hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam nhằm tìm kiếm hài cốt của những người lính Việt Nam có thể là cơ hội quý báu để thúc đẩy mục tiêu hòa giải - nhưng chỉ khi nó được thực hiện với sự tôn trọng đúng mực cho tất cả những người đã chiến đấu chứ không phải chỉ đối với một bên này, hay bên kia."
"Đây là điều quan trọng trong tinh thần hòa giải và đối với quan niệm trung thành và tôn trọng của người Mỹ rằng chúng ta không bao giờ quên những người đã ở bên chúng ta, ngay cả khi chúng ta bước vào tương lai và hợp tác với những người từng chiến đấu chống lại chúng ta."
'Hoang tàn và đổ nát'
Thượng Nghị sỹ Webb nói ông được biết rằng các thảo luận giữa USAID và Chính phủ Việt Nam cho thấy binh lính của Việt Nam Cộng hòa không nằm trong số quân nhân mà Việt Nam coi là đang bị mất tích và như vậy không thuộc dự án đang được Hoa Kỳ giúp đỡ.
Văn phòng của ông Webb cho biết Chính phủ Việt Nam nói họ muốn xác định danh tính của 350.000 lính Bắc Việt, những người đang được chôn tại những nghĩa trang chính quyền xây lên và con số ước tính 300.000 lính còn chưa tìm thấy xác.
Thông báo của vị Thượng Nghị sỹ cũng nói một con số không xác định các tử sỹ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa vẫn chưa được xác định danh tính trong khi Nghĩa trang Bình An (trước đây là Biên Hòa) đang "trong tình trạng cực kỳ bỏ hoang và đổ nát".
Nghĩa trang Biên Hòa
Ông Webb cũng nhắc lại chuyện ông sẽ cố gắng để "khôi phục khu đất thiêng liêng" của nghĩa trang Biên Hòa "để bày tỏ sự tôn trọng những người lính đã ngã xuống trong chiến tranh.
Ông Jim Webb, người có vợ là bà Hong Le Webb, người miền Nam Việt Nam, nói: "Đây là điều quan trọng trong tinh thần hòa giải và đối với quan niệm trung thành và tôn trọng của người Mỹ rằng chúng ta không bao giờ quên những người đã ở bên chúng ta, ngay cả khi chúng ta bước vào tương lai và hợp tác với những người từng chiến đấu chống lại chúng ta."
Các chuyên gia nói Bấm Nghĩa trang Biên Hòa là "sáng kiến của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu" và hoàn thành năm 1966.
Hồi năm 2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có Bấm quyết định chuyển 58 ha khu đất nghĩa địa Bình An thuộc tỉnh Bình Dương, khi đó do Bộ Quốc phòng quản lý, sang sử dụng vào mục đích dân sự.
Đông đảo độc giả BBC khi đó đã có Bấm bình luận về quyết định này.
Những người tới thăm nghĩa trang gần đây nói các công trình xây dựng và nhà máy hiện bao quanh khu vực nghĩa trang.

Tượng đài Thương Tiếc biểu tượng cho Tự Do/VNCH                        

                                    {Cõi buồn mùa Xuân}

Thơ,
          NGHĨA TRANG BUỒN!
           Trên Đỉnh Thiên Thu…
                                                Huỳnh Mai St.8872
                                                  Dạ Lệ Huỳnh

Trở gót thu về trên đỉnh thiên thu!
Nghĩa Trang Biên Hòa phủ đám sương mù,
Tiếng thu thổn thức hàng cây nghĩa địa,
Xoa nỗi đau thương theo vết hận thù,
Mưa thu nhỏ lệ khóc người nằm xuống,
Kiếp đời quên lãng nơi chốn hoang vu,
Mồ hoang cỏ dại hoang tàn hương khói,
Tình đời bỏ mặc theo tiếng gió ru,
Hồn thu gởi trọn quê hương vĩnh biệt,
Tan hồn chiến sĩ vào cõi sương mù!!!
Tượng Đài Thương Tiếc,
Thức giấc nữa đêm oan hồn tử sĩ!
Hồn thiêng hóa đá tượng đài tiếc-thương,                     
Gác súng nhìn trăng thương quê tan tác
Đổ nát tượng đài chiến sĩ Trận Vong
Anh năm xuống cho phận đời quên,
Canh thu chày ru giấc ngủ quê hương,
Tiếng dế buồn thở than cùng vận nước
Tượng hồn chiến sĩ đổ ngả quê hương,
Nhìn đời ngược mắt, Đất trời điên đảo,
Trăng sao hổn loạn còn gì nước-non!!!
Tam Quan Đền thiêng Tử Sỉ!
Tam Quan dẩn lối đền thiêng Tử sĩ
Cỏ hoang rêu bám ngại lòng lữ khách,
Âm-u hoang phế.khói hương lạnh lòng,
Dậu đổ bìm leo cũng tại… lòng ngươi,
Nỗi buồn nhân thế thu buồn chất ngất,
Còn lại gì nhau đất nước tình người,
Hồn thiêng sông núi tụ hồn tử sĩ,
Bốn vùng chiến thuật hồn nước là đây,
Đền thiêng tử sĩ khí hùng dân tộc,
Khí phách anh linh chiến Sĩ VNCH!!!
Nghĩa Dũng Đài,
Hai hàng lệ đổ mờ trong khói hương!
Hiển lòng chiến sĩ vẫn thấy thương thương,
Bao nhiêu xác lá thu tàn Đài Nghĩa Dũng,
Bốc cao hào khí chốn ra sa trường,
Tôi đến thăm anh vực hồn chiến sĩ,
Cho tôi thêm chút khí kiên cường,
Bao năm tù tội trở về thăm anh,
Lòng thành chiến hữu hương nguyện ước thầm,
Non nước lòng dân trời cao thấu hiểu,
Cho lòng chiến sĩ chết vì Tự-Do,
Gươm thiêng gảy cụt, khăn tang rêu mốc,
Làm sao ráo lệ quắn vành khăn tang,
Tổ quốc tôi ơi thôi đừng than khóc!
Trách chi con người phản quốc vong thân,
Khăn tang ngang đầu vung cây kiếm cụt!
Lời thề Quyết Tử-Tổ quốc Quyết Sinh!!!
                                         Huỳnh Mai
                        {Thu buồn trên Đỉnh Thiên Thu}

C. Lòng "thiện cảm" của kẻ chiến thắng (?): 

Qua bài viết "Một ngày tháng Tư thăm nghĩa trang quân đội Biên Hoà" trong phần mở đầu viết rằng : 

"Ba mươi lăm năm nhìn lại. Thời gian đã đủ lâu để những người đang sống thấy thấm thía nỗi đau ngăn cách. Quyết định dân sự hóa nghĩa trang quân đội cũ xem ra đã là một bước tiến khá dài cho mục tiêu hoà hợp dân tộc, hàn gắn lòng người

Và mượn lời của nhân vật tên Kha, tiếp : "Vậy mà có những người không rõ vô tình hay ác ý đến giờ vẫn cứ lạnh lùng phân biệt"bên này" với"bên kia". Nghe đau lòng lắm. Mẹ tôi hồi còn sống cũng rất khổ tâm", ông Kha bộc bạch." 

Quả thật, người sống đang thấm thía nỗi đau ! Nhưng thử hỏi lại lòng mình, của một kẻ chiến thắng : "Nỗi đau thấm thía đó, có phải họ muốn dành cho những kẻ bại trận phải chịu đựng - không chỉ là hơn 35 năm qua - khi trở lại viếng thăm những nấm mồ của người thân đã hy sinh trong chiến cuộc, nơi những nghĩa trang bị bỏ quên cho thêm hoang phế, mà không bao giờ được nhà cầm quyền đương thời chấp nhận sự trùng tu, dù chi phí hoàn toàn do sự quyên góp mà có ?" 

Có lẽ, có một số người mĩm cười thú vị khi biết rằng có "những người đang sống thấm thía nỗi đau", và trong số đó là những kẻ cầm bút - viết để được sống còn mà không phải từ bất kỳ cảm nhận nào của họ, dù phải ngoa ngôn, ngụy tạo, hay sống sượng bịa đặt nhằm mê muội lòng người ngây ngô. 

Và có phải chăng, quyết định dân sự hóa nghĩa trang quân đội cũ là một đặc ân cho sự hòa hợp dân tộc nhằm "hàn gắn lòng người", hay đó chính là kế hoạch muốn xóa tan dấu tích lịch sử dân tộc mà qua đó cũng là một bài học hiển thực - khiến kẻ chiến thắng lo sợ - cho thế hệ mai sau nghiền ngẫm ? 

Vì một khi đã là dân sự hóa, thì nghĩa trang quân đội không còn được xem là một di tích bất khả xâm phạm. Đặc quyền đó bị tước đoạt vì những người đã phải hy sinh không bao giờ được xem là tử sĩ, mà chỉ là những cái chết rất bình thường trong xã hội, không vì bổn phận hay nghĩa vụ gì cả. Và cho dù những sự hy sinh cao đẹp đó, bị phủ nhận bởi kẻ chiến thắng, nhưng ít ra, trong số những người còn lại chắc chắn phải nghiêng mình kính phục với tất cả sự tôn trọng dành cho họ. 

Vời một cái nhìn xa hơn, người ta cũng có thể thấy rằng, một khi nhà nước muốn dân sự hóa nghĩa trang quân đội cũ được tiến mau hơn, thì chỉ cần "mở cửa" tự do - không thu tiền mua đất mộ, hay chỉ lấy tượng trưng - vừa được lòng dân, và sự hòa nhập tăng lên rất mau. Từ đó, không ai không biết hay không nhìn nhận đó là nghĩa trang dân sự. Đến một thời gian sau, nếu nhà nước cần quy hoạch vùng đất nghĩa trang cho mượn tạm, thì rất hợp lý và hợp pháp. Dân địa phương sẽ cho người đến lo dời phần mộ người thân, nhưng những nấm mồ chiến sĩ của chế độ cũ có được mấy ai lo vì gia đình bị lưu lạc, phân tán, hay bần hàn trong một xã hội phân biệt nhau bằng tờ khai lích lịch ba đời. Có một nghĩa trang dân sự nào được nhà nước ra Quyết định trên văn bản, là bất khả xâm phạm không ? Hay có ai đã dám ký xác nhận, một khi dân sự hóa NtQdBH sẽ được pháp luật bảo vệ vùng đất đó vĩnh viễn không ? Dĩ nhiên là không ! Ngàn lần là không ! Như vậy, đó không phải là kế hoạch của nhà nước, vừa xóa được một vết lở, và thu lợi không ít trên vùng đất đó sao ? 

Sự "lạnh lùng phân biệt" "bên này" với "bên kia" là "vô tình hay ác ý", như ông Kha nào đó nói, quả không sai. Có ai nghĩ rằng, thái độ đó là của kẻ chiến bại đang mong nhờ đặc ân thiện cảm nào đó của kẻ chiến thắng dành cho họ không ? Hay kẻ chiến thắng với quyền lực đang có, nên họ có quyền tỏ thái độ như trên ? Và sự "vô tình hay ác ý" đã và đang được thể hiện qua những tiến hành thực tế nhất đối với Nghĩa trang Quân đội Biên hòa (NtQdBH), hôm nay. Và tất nhiên, những điều đó, không thể nghĩ rằng do chính những kẻ bại cuộc, không quyền lực, nhưng đã có thể gây nên. 

Và bài viết đó tiếp: "Đây là thực tế mà ông Võ Văn Sung, một trong 5 thành viên chính thức của phái đoàn Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà tham dự ký Hiệp định Paris đã nhắc tới khi nói về hoà hợp dân tộc, hàn gắn lòng người. 

Trong một bài viết thu hút đông đảo sự chú ý của dư luận, ông Sung nói rằng:"Ở Việt Nam có đặc điểm là kháng chiến chống xâm lược nước ngoài kéo dài quá lâu. Riêng ở miền Nam Việt Nam liên miên gần 30 năm và ước tính có đến 90% gia đình Việt Nam có người cả hai bên. Mặt khác chiến tranh lâu năm cả nước và mỗi gia đình Việt Nam đều chịu nhiều mất mát đau thương, do đó không có cách nào khác là phải tha thứ cho nhau để xây dựng lại, vì nếu làm ngược lại thì 90% gia đình Việt Nam phải tiếp tục đau khổ"." 

Trước mặt những người đại diện trong Hiệp định Paris, Võ Văn Sung đã đứng ra lên tiếng về sự "tha thứ cho nhau" và bày tỏ sự đồng cảm cùng 90% gia đình Việt Nam. Lời kêu gọi thật là ý nghĩa, và không kém phần thiết tha ! Dường như có cả dân tộc Việt Nam đang sung sướng mĩm cười trong niềm tự hào về lòng nhân đạo mà họ có được từ lễ giáo Đông phương, trước những quan khách ngoại quốc. Chắc chắn rằng, sau đó sẽ có những tràng pháo tay cổ võ, tán thưởng, và khen ngợi dù… điều đó chưa được chứng minh qua thực hiện, nhưng người ta vẫn mong muốn và hy vọng hơn là chẳng có gì. Đáng tiếc thay, sự "tha thứ cho nhau" chỉ là một nước cờ chính trị trong hiện tình năm 1973 cho việc trao đổi tù binh chiến tranh; chớ không phải là một chính sách được áp dụng sau khi chiến tranh chấm dứt trên hai miền, mà nhiều người cứ mãi hiểu lầm khi đọc lại câu nói trên. Vì bằng chứng lịch sử gần đây ghi nhận rằng, 90% gia đình miền Nam Việt Nam phải tiếp tục đau khổ qua chính sách tập trung học tập cải tạo, qua lao tù nhục hình hạ thấp nhân phẩm, qua cưỡng bức xây dựng kinh tế mới, qua xã hội phân biệt giai cấp dựa trên tờ khai lích lịch, v.v. Và nhất là qua sự thi hành bản án cho người chết đang nằm rải rác trong những nghĩa trang quân đội nói chung, và NtQdBH nói riêng. 

Bài viết cũng không quên nhắc đến lời của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, trước báo Quốc tế (Bộ Ngoại giao) về sự kiện ngày 30/04 như sau : 

"Ông nói, chiến thắng tháng Tư năm 1975 là vĩ đại, nhưng Việt Nam cũng đã phải trả giá cho chiến thắng đó bằng cả nỗi đau và nhiều sự mất mát. Và đây là câu chuyện khi nhắc lại có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là một vết thương chung của dân tộc cần đươc giữ lành thay vì tiếp tục làm nó thêm rỉ máu". 

Chia sẻ với trăn trở này, ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận tổ quốc TP. Hồ Chí Minh (Mttq Tp HCM ) cũng lưu ý: "Nếu vẫn để căng thẳng kéo dài chắc chắn không mang lại một chút lợi ích nào về mặt tinh thần cho những người Việt Nam khắp nơi, dù thuộc bên này hay bên kia, trong hay ngoài nước". 

Những lời của Võ Văn Kiệt trong vai trò Thủ tướng (1992-1997) và Lê Hiếu Đằng, Phó chủ tịch Mttq Tp HCM (1989-2009), dù trong hai hoàn cảnh khác nhau, nhưng dường như có cùng ý tưởng. Trong 17 năm đã qua, từ 1975 đến điểm thời gian 1992, và suốt 5 năm nhiệm kỳ của Thủ tướng Kiệt, cũng không đủ làm lành vết thương đang rỉ máu, nên oán hận nào đó vẫn cứ trút đổ xuống những nấm mồ chiến sĩ của chế độ cũ_ những người chết mang bản án nhân dân, và được xét xử lại trong mỗi giai đoạn nhiệm kỳ mới của Thủ tướng nào đó. Và xa hơn nữa, là thời điểm năm 2009 - khoảng thời gian mà tác giả Phong Thu trở về thăm viếng NtQdBH_ trong suốt 12 năm sau khi vai trò Thủ tướng Kiệt chấm dứt, Phó chủ tịch Mttq Tp HCM cũng không đủ sức làm giảm đi sự căng thẳng đang kéo dài vì sự mâu thuẩn trong hòa hợp hòa giải dân tộc giữa hai khối người Việt trong và ngoài nước, giữa kẻ vẫn là chiến thắng và kẻ vẫn phải là chiến bại, dù đã nhiều lần kêu gọi thoáng qua. Nên thực trạng hôm nay, 2011, so với năm 2009, của NtQdBH, dĩ nhiên, càng ngày càng thêm trầm trọng, và có nhiều biểu hiện cho một di tích lịch sử sẽ biến mất trong một ngày không xa. 

Những bức hình sau đây được so sánh qua hai thời điểm khác nhau : từ nguồn của tác giả Phong Thu vào khoảng cuối tháng 12/2009 và từ nguồn trên trang mạng letungchau.blogspot vào khoảng tháng 09/2011, để chứng minh cho sự kêu gọi hòa hợp hòa giải dân tộc trong hơn 36 năm của những người mang tên "chiến thắng".

Và trong đoạn kết của bài viết "Một ngày tháng Tư thăm nghĩa trang quân đội Biên Hoà", qua lời của nhân vật tên Kha như sau : 

"Xem ra, chẳng có gì quá khó."Tất cả đều ở cách con người ứng xử thế nào với nhau. Họ có đủ can đảm và dũng khí, dám vượt lên quá khứ đau buồn hay không?", ông Kha kết thúc câu chuyện với những người khách lần đầu gặp mặt." 

Thoáng đọc qua đoạn kết, như có một cảm giác chợt rùng mình khi cơn gió trái mùa đi ngang, khiến cơ thể mệt mõi và nhuốm bệnh làm mất hết "can đảm và dũng khí" để "vượt lên quá khứ đau buồn", trong khi "ở cách con người ứng xử" của kẻ chiến thắng luôn là dấu hỏi. Nhưng đoạn kết đó dễ làm người ta xúc động trong một bài viết "lưu loát văn chương". Dường như điều mà mọi người muốn biết là bằng chứng hiện thực hơn là những bài viết vu vơ, vô tội vạ, hay những lời tuyên bố hùng hồn, thậm chí trong ký kết hiệp định hay dùng danh nghĩa hội viên quốc tế nào đó. 


D. Công Ước Genéva và Hiệp Định về vấn đề phần mộ:
 
Clip phim youtube "Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà - Quốc Hận 30/4/1975 Phần II", có ghi lại những phần như sau : 

- Công Ước Genéva được ký ngày 12/08/1949, Chương III, Điều 120, và Điều 121: nói về trách nhiệm chôn cất tù binh và bảo vệ phần mộ của các phe lâm chiến. 

- Hiệp Định Genéva ngày 20/07/1954, Điều 23 : xác nhận trách nhiệm bảo toàn phần mộ của các tử sĩ đối phương trong lãnh thổ chiếm đóng. 

- Hiệp Định Hòa Bình Paris ký ngày 17/01/1973, Điều 8 : cũng ghi rõ nhiệm vụ bảo vệ và gìn giữ phần mộ của tử sĩ phe đối địch.


Để minh xác cho sự thật, chúng ta thử duyệt qua những trích đoạn trong Công Ước, Hiệp Định nêu trên, để một lần nữa không-còn-nghi-ngại đó là cách ngụy biện của kẻ thua cuộc bày ra. 

1. Công Ước ngày 12/08/1949 : 

Đây là Công Ước quốc tế lần thứ tư định nghĩa một cách rộng rãi về những quyền cơ bản của tù nhân chiến tranh (dân sự và quân nhân) trong chiến tranh, thành lập sự bảo vệ cho những người bị thương tích và dân sự trong vùng chiến, kể cả những nầm mồ, hài cốt của người tham chiến hay không dự phần. Công Ước nầy được những nước là thành viên của Liên Hiệp Quốc ứng dụng trong thực thi lòng nhân đạo nhằm xoa dịu phần nào những đau thương, thống khổ, và mất mát trên cả hai phần của con người : vật chất/ (thể chất) và tinh thần. Dù trong chiến tranh, người ta cố gắng bảo vệ lý tưởng nào đó, nhưng trong đoạn kết, ngay cả kẻ chiến thắng cũng cảm thấy quá mõi mệt để đeo đuổi nó, khi nhìn lại những xác chết, nấm mồ của bạn-và-thù chưa từng quen biết. 

Nguồn trên trang mạng http://www.icrc.org có đăng toàn bộ Công Ước. Trong Phần IV: Mức hạn của sự giam cầm, Mục III: Sự tử vong của các tù nhân chiến tranh, và… 

a. Điều 120 có những đoạn như sau : 

"… The burial or cremation of a prisoner of war shall be preceded by a medical examination of the body with a view to confirming death and enabling a report to be made and, where necessary, establishing identity. 

The detaining authorities shall ensure that prisoners of war who have died in captivity are honourably buried, if possible according to the rites of the religion to which they belonged, and that their graves are respected, suitably maintained and marked so as to be found at any time. Wherever possible, deceased prisoners of war who depended on the same Power shall be interred in the same place. 

Deceased prisoners of war shall be buried in individual graves unless unavoidable circumstances require the use of collective graves." 

Tạm dịch : "… Việc chôn cất hoặc hỏa táng một tù sẽ được tiến hành sau một cuộc kiểm tra y tế trên thể xác với sự thẩm định để xác nhận về sự tử vong và cho phép làm bản báo cáo và, khi cần thiết, xác minh sự nhận dạng 

Các nhà chức trách giam giữ sẽ phải bảo đảm rằng các tù binh, những người đã tử vong trong sự giam cầm, được chôn cất một cách vinh dự, nếu có thể, theo các nghi thức của tôn giáo của họ, và phần mộ của họ được tôn trọng, duy trì một cách phù hợp và đánh dấu để có thể tìm lại được trong bất kỳ thời gian nào. Bất cứ khi nào có thể, những tù binh quá cố, những người dựa vào cùng chính quyền sẽ được táng cùng một nơi. 

Những tù binh quá cố sẽ được chôn trong những phần mộ riêng lẽ, trừ khi trong hoàn cảnh không thể tránh được, đòi hỏi phương cách của ngôi mồ tập thể." 

Trong trích đoạn của Điều 120 ở trên, có nhắc đến trách nhiệm của nhà chức trách trong tinh thần nghĩa vụ quốc tế về sự chôn cất, bảo vệ phần mộ đối phương, và "lòng cao thượng" của họ nên được thể hiện qua sự tôn trọng những chiến binh quá cố, sự đồng cảm về tình đồng đội. Và để nhấn mạnh thêm về trách nhiệm chăm sóc phần mộ là của nhà cầm quyền, phần cuối của Điều khoản viết : 

"… Responsibility for the care of these graves and for records of any subsequent moves of the bodies shall rest on the Power controlling the territory, if a Party to the present Convention" 

Tạm dịch : "… Trách nhiệm cho việc chăm sóc các phần mộ và hồ sơ của bất kỳ sự xê dịch xác chết tiếp theo sau đó sẽ vẫn là của nhà cầm quyền đang kiểm soát lãnh thổ, nếu nhóm đảng tham gia Công Ước này." 

b. Điều 121 có đoạn : 

"Every death or serious injury of a prisoner of war caused or suspected to have been caused by a sentry, another prisoner of war, or any other person, as well as any death the cause of which is unknown, shall be immediately followed by an official enquiry by the Detaining Power 

… If the enquiry indicates the guilt of one or more persons, the Detaining Power shall take all measures for the prosecution of the person or persons responsible." 

Tạm dịch : "Mỗi cái chết hoặc sự chấn thương nghiêm trọng của tù binh bị xãy ra hoặc nghi ngờ rằng đã bị gây ra bởi lính gác, tù binh khác, hoặc bất kỳ người nào khác, cũng như bất kỳ cái chết nào từ nguyên nhân chưa được biết, sẽ phải được theo dõi ngay lập tức bởi công cuộc điều tra chính thức của nhà cầm quyền." 

Nếu cuộc điều tra chỉ rỏ tội của một hoặc nhiều người, nhà cầm quyền sẽ phải tiến hành các biện pháp truy tố cá nhân hoặc những người có trách nhiệm." 

Trong Điều 121, nói về "trách nhiệm" của nhà cầm quyền đối với "cái chết" của tù binh, dù với lý do nầy hay lý do khác, nhưng đó vẫn là trách nhiệm của họ ! 


2. Hiệp định Genéva ngày 20/07/1954, Điều 23: 

Đây là một Hiệp Định mà hầu hết người dân Việt biết đến, vì nó đánh dấu sự chia cắt hai miền Nam-Bắc nơi vĩ tuyến 17, cùng những đoàn người xuôi ngược giữa hai miền trước khi bước vào giai đoạn "hận thù" nhau, hơn nửa thế kỷ qua. 

Từ nguồn http://www.usshancockcv19.com/histories/xodesk3.htm là toàn bộ Hiệp Định 54. Một phần trích đoạn trong Điều 23 như sau : 

"In cases in which the place of burial is known and the existence of graves has been established, the Commander of the Forces of either party shall, within a specific period after the entry into force of the Armistice Agreement, permit the graves service personnel of the other party to enter the part of Vietnam territory under their military control for the purpose of finding and removing the bodies of deceased military personnel of that party, including the bodies of deceased prisoners of war. The Joint Commission shall determine the procedures and the time limit for the performance of this task. The Commanders of the Forces of the two parties shall communicate to each other all information in their possession as to the place of burial of military personnel of the other party." 

Tạm dịch : "Trong những trường hợp mà trong đó các địa điểm mai táng được biết đến và sự tồn tại của ngôi mộ đã được xây dựng, Tư lệnh Lực lượng của cả hai bên, trong khoảng thời gian cụ thể sau khi sự ghi nhận danh mục trở nên có hiệu lực trong Hiệp Định đình chiến, sẽ phải cho phép các nhân viên phục vụ mộ phần của bên kia vào phần lãnh thổ Việt Nam dưới sự kiểm soát quân sự của họ cho mục đích của việc tìm kiếm và di chuyển xác của những quân nhân quá cố của bên đó, bao gồm xác của các tù binh đã mất. Ủy ban Hợp tác sẽ quyết định phương thức và thời hạn để thực hiện nhiệm vụ này. Tư lệnh Lực lượng của hai bên sẽ trao đổi với nhau tất cả các thông tin của họ như là nơi chôn cất các quân nhân của bên kia." 

Qua Điều 23, có nói về quyền hạn của nhân viên phục vụ mộ phần vào Nam hay ra Bắc, nhưng phải tuân theo phương thức và thời hạn của nhà cầm quyền trên miền của họ. Có nghĩa, dường như nó chỉ có hiệu lực trong thời gian ấn định nào đó, vì khi chiến tranh bùng nỗ sau 1954, xem như Hiệp Định 54 đã hết hữu hiệu. 

3. Hiệp định Paris ký ngày 17/01/1973, Điều 8 : 

Và đây cũng là một Hiệp Định được biết đến với đại đa số dân Việt. Hiệp Định nầy là cả sự hảnh diện của chình quyền Hà Nội trong thế chính trị khôn ngoan đã buộc Hoa Kỳ lui bước khỏi miền Nam Việt Nam và trói tay quân lực Việt Nam Cộng Hòa với tên gọi Hiệp Định Đình chiến Hòa Bình. 

Cũng từ nguồn http://www.mtholyoke.edu/acad/intrel/vietnam/treaty.htm cung cấp một bản sao đầy đủ những Chương, Điều khoản. Trong đó, Điều 8 được viết như sau : 

"(a) The return of captured military personnel and foreign civilians of the parties shall be carried out simultaneously with and completed not later than the same day as the troop withdrawal mentioned in Article 5. The parties shall exchange complete lists of the above-mentioned captured military personnel and foreign civilians on the day of the signing of this Agreement. 

(b) The parties shall help each other to get information about those military personnel and foreign civilians of the parties missing in action, to determine the location and take care of the graves of the dead so as to facilitate the exhumation and repatriation of the remains, and to take any such other measures as may be required to get information about those still considered missing in action. 

(c) The question of the return of Vietnamese civilian personnel captured and detained in South Viet-Nam will be resolved by the two South Vietnamese parties on the basis of the principles of Article 21 (b) of the Agreement on the Cessation of Hostilities in Viet-Nam of July 20, 1954. The two South Vietnamese parties will do so in a spirit of national reconciliation and concord, with a view to ending hatred and enmity, in order to ease suffering and to reunite families. The two South Vietnamese parties will do their utmost to resolve this question within ninety days after the cease-fire comes into effect." 

Tạm dịch : "(a) Sự trao trả quân nhân, thường dân nước ngoài bị bắt của các bên sẽ được tiến hành cùng lúc và hoàn tất không muộn hơn trong cùng ngày khi quân rút lui, được đề cập tại Điều 5. Các bên sẽ trao đổi danh sách đầy đủ những quân nhân và thường dân nước ngoài bị bắt nói trên vào ngày ký kết Hiệp định này. 

(b) Các bên sẽ giúp đỡ lẫn nhau để có tin tức về những quân nhân và thường dân nước ngoài của các bên bị mất tích trong trận chiến, để xác định vị trí và chăm sóc các ngôi mộ của người chết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai quật và hồi hương các bộ hài cốt, và để thực hiện bất kỳ biện pháp khác như có thể được yêu cầu góp nhặt tin tức về những người vẫn được xem là mất tích trong trận chiến. 

(c) Những câu hỏi về sự trao trả nhân viên dân sự Việt bị bắt và bị giam giữ ở miền Nam Việt-Nam sẽ được giải quyết do hai đảng phái của miền Nam Việt Nam trên cơ sở các nguyên tắc của Điều 21 (b) của Hiệp Định về sự đình chiến ở Việt Nam ngày 20 tháng bảy, 1954. Hai đảng phái của miền Nam Việt Nam sẽ làm như vậy trong một tinh thần quốc gia hòa giải và hòa hợp, với một quan điểm chấm dứt thù hận và thù nghịch, nhằm giảm bớt đau khổ và đoàn tụ với gia đình. Hai đảng phái của miền Nam Việt Nam sẽ làm hết sức mình để giải quyết câu hỏi này trong vòng chín mươi ngày sau khi lệnh ngưng bắn có hiệu lực." 

Vì đây là Hiệp Định giữa bốn bên (Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam_ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam hay Việt Minh_, và Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa) nên có những Điều khoản rất dễ làm người đọc hiểu sai, vì đôi khi cả ba bên được nói đến trong cùng một Điều khoản, hoặc chỉ nói đến 2 bên. Như trong Điều 23, phần (a) và (b) ứng dụng cho 3 bên (hơn là 4 bên, hay chỉ 2 bên Nam-Bắc), và phần (c) dành cho 2 bên, nhưng chỉ ứng dụng trong miền Nam giửa 2 nhóm thế lực. 

Và Điều 23(b) cũng nhắc đến sự giúp đỡ lẫn nhau giữa các bên trong việc khai quật, hồi hương hài cốt, và chăm sóc phần mộ. Cũng như tin tức về những người mất tích trong chiến tranh. 

Xét qua những Điều khoản trên, đều có nhắc đến "phần mộ", và tùy theo mục đích của Công Ước hay Hiệp Định vấn đề đó được nhấn mạnh, hay chỉ sơ sài chi tiết. Cho dù là vậy, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã là thành viên của Liên Hiệp Quốc từ ngày 20/09/1977 nhưng vẫn cố tình không thực hiện những Điều khoản trong Công Ước Genéva quốc tế, và Hiệp Định đã từng ký kết về phần mộ của các tù nhân chiến tranh, hay chiến sĩ đối phương. 

Điều nầy chắc chắn sẽ gây nên trở ngại cho những cuộc bang giao của Việt Nam với quốc tế, ngoại trừ với khối cộng sản bé nhỏ. Sự tín nhiệm của nước khác vào Việt Nam trong cương vị là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, sẽ là một dấu hỏi không nhỏ. Nhất là khi NtQdBH - một nghĩa trang bậc quốc gia của chế độ cũ, còn sót lại - bị xóa mất dấu tích, sẽ khiến quốc tế có cái nhìn e ngại hơn về lòng nhân đạo của Việt Nam. 

Thử nhìn lại một góc cạnh nhỏ trong bối cảnh sau khi Hiệp Định Paris 1973 đã được ký kết, để có thể phán xét, ai là kẻ gây nên chiến tranh, trong sự công bằng và sự thật của lịch sử. Theo Wikipedia, "Le Duc Tho", bản tiếng Anh, có đoạn như sau : 

"Lê Đức Thọ and Henry Kissinger were jointly awarded the 1973 Nobel Peace Prize for their efforts in negotiating the Paris Peace Accords. However, Thọ declined to accept the award, stating, "There was never a peace deal with the U.S. We won the war." 

Tạm dịch : "(Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Chính khách VNDCCH) Lê Đức Thọ và (Bộ Trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ) Henry Kissinger cùng được trao chung giải Hòa Bình Nobel năm 1973 cho những nỗ lực của họ trong cuộc đàm phán Hiệp định Hòa bình Paris. Tuy nhiên, Thọ đã từ chối chấp nhận giải thưởng, nói rằng "Không bao giờ có một thỏa thuận hòa bình với Mỹ. Chúng tôi chiến thắng." 

Và vẫn theo Wikipedia, "Kissinger", bản tiếng Anh, đã viết : "Tho rejected the award, telling Kissinger that peace had not been really restored in South Vietnam." 

Tạm dịch : "Thọ từ chối giải thưởng, nói với Kissinger rằng hòa bình chưa thực sự được khôi phục ở miền Nam Việt Nam" 

Qua câu nói của Lê Đức Thọ_ chỉ vừa sau khi ký xong Hiệp Định_ đã đủ phô diển niềm tự kiêu của kẻ hiếu chiến (xâm phạm Hiệp Định Paris, nhất là nơi Điều 15) và chỉ mong chiến thắng (tiếp tục vận chuyển bộ đội, vũ khí Trung cộng, Liên Xô vào miền Nam) hơn là xây dựng nền hòa bình thực sự như trong bản Hiệp Định mang tên Hòa Bình đó. Có lẽ, cũng vì vậy, niềm hy vọng mong chờ một đặc ân trong hòa hợp hòa giải dân tộc từ phía nhà cầm quyền đương thời, cho những phần mộ của chiến sĩ "được nằm yên" trong NtQdBH, là một điều rất mong manh - chắc không bao giờ là hiện thực. Vả lại Việt Nam hôm nay có quá nhiều thay đổi; sức mạnh đồng tiền (đô la) không còn là hư ảo trong chủ nghĩa xã hội nữa, mà nó hiển hiện một cách trung thực, rõ ràng, và mãnh liệt nhất, hơn cả sinh mạng con người đang sống. Thì làm sao, có thể đặt chút hy vọng vào một đặc ân nào đó cho người quá cố của chế độ "thù nghịch" cũ ! (?). 


Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét