Mỹ Cộng (20): Hà Nội dùng con nít đưa thư
VRNs (02.01.2014) – Sài Gòn - Chương 13: Bọn Con Nít Đưa Thơ của Hà-nội: Hayden, Aptheker, Lynd
Sau mười ngày tại Bắc Việt, Hayden, Lynd
và Aptheker đã bay về New York qua ngõ Bắc Kinh, Moscow, Prague, Zurich
và Paris. Tại New York, quan thuế Mỹ đã tịch thu các sách báo và băng
thư âm của Hayden.
Dubois Club, nhóm thanh niên CPUSA chính
thức, các mạng lưới truyền hình và nhiều kẻ khác đã ra chào đón một
cách khá thân thiện các sứ giả của hòa bình tại sân bay Kennedy. Tờ New York Times mô tả một quang cảnh như sau:
Những thanh niên nam nữ nghiêm trang đi lẫn trong đám đông đễ bán các tạp chícánh tả, bao gồm cả International Socialist Review, Young Socialist, The Militant và The Partisan: magazine against war and fascism.” 1354
Điều đáng lưu ý hơn về các hiệp hội
chính trị quốc nội là Hayden, Lynd và Aptheker đã theo đúng y chang chủ
trương của Hà Nội, hầu như đúng cả từng chữ. Ví dụ, chúng đã khẳng định
việc cáo buộc Bắc Việt có bộ đội ở miền Nam Việt Nam chỉ là “hoàn toàn
láo khoét”. Tuy nhiên, cách nói “hoàn toàn láo khoét” này lại đã xuất
phát ngay từ miệng của Phạm Văn Đồng. Sau tín hiệu của Đồng, chúng đã
tuyên bố là Việt Cộng độc lập với Bắc Việt và chúng cũng nói Bắc Việt sẽ
chấp nhận các cuộc bầu cử tự do “[ở bên trong miền Nam Việt Nam] … mà
sẽ không có bên nào “cố gắng để gây áp lực hoặc cố gắng để thôn tính phe
bên kia.” 1355
Hayden đã không hề được gia đình hay cha
mẹ ra chào đón . Vì quá xấu hổ và bối rối, Jack Hayden đã từ chối trả
lời các thư và các lần gọi điện thoại của con trai mình suốt trong mười
lăm năm. 1356
Các máy quay phim đã tắt đi sau khi Hayden và Lynd đọc báo cáo của chúng mà bỏ qua không thu những lời phát biểu của Aptheker 1357 Luôn
luôn ở bất kỳ nơi nào thì đa số các giới truyền tin đều cố bảo vệ
phong trào phản chiến mà không để lộ ra sự liên kết của nó với Cộng Sản.
Điều này đã buộc chúng ta phải đi sâu một chút ở điểm này.
Dù mới thành công với bọn cấp tiến, vào
cuối năm 1965 và đầu năm 1966, khi đối mặt với một sự gia tăng mạnh mẽ
của quân đội Mỹ cùng khã năng không tạc ở miền Nam Việt Nam, Quân đội
Nhân dân Bắc Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn. 1358
Vì vậy Hà Nội đã cho thâm nhập them vào khoảng 11.000 bộ đội chính quy
của sư đoàn 325 của chúng (mà sau đó sẽ sớm được bành trướng thành tới
hai sư đoàn) cùng hơn 30.000 cán bộ chính trị xuống Nam Việt trong năm
1965. 1359 Để trả lời cho cáo buộc của Mỹ là Bắc Việt
đang có các đơn vị bộ đội chính quy là Sư Đoàn 325 và những đơn vị khác
đang chiến đấu ở miền Nam, Hồ Chí Minh đã công bố một lời bác bỏ dứt
khoát chỉ một vài tuần trước khi Hayden đến:
Giả tạo bằng chứng để vu khống miền Bắc Việt Nam là một thủ thuật lừa đảo của Hoa Kỳ … để che đậy việc xâm lược của chúng tại miền Nam Việt Nam … Cuộc đấu tranh yêu nước hiện nay … đang được tiến hành bởi nhân dân và lực lượng giải phóng miền Nam Việt Nam. 1360
Bắc Việt và các tên điệp viên Mỹ của
chúng thường áp dụng kiểu tuyên truyền là Mỹ đã “sang chế” những câu
chuyện sai sự thật. Quả vậy, khi bị bắt quả tang đang nói dối, chúng sẽ
sẵn sàng bẻ ngược lại đúng theo giáo điều cộng sản để khẳng định chính
người tố cáo đã phạm một tội nào đó về “nghiển chuyện”. Những gì mà cộng
sản gọi là chế tạo thì hầu như luôn luôn có thể được xem như là sự
thật.
Về bộ đội Bắc Việt thì sau đó Lynd đã nhớ lại,
“Tôi đã đặc biệt cố gắng hỏi họ là bộ đội Bắc Việt có đang chiến đấu ở miền Namhay không. Sau đó thì tôi đã tuyệt đối nghỉ là … có quân đội Bắc Việt đang chiếnđấu ở miền Nam … trong thời điểm mà chúng tôi đã có mặt. [Đó] là một câu hỏi mà tôi đã viết xuống … và câu trả lời đã là không … Tôi đã bị họ nói dối …. tôi đãbị gài. “
Hayden, bao giờ cũng là kẻ a dua với các
đồng minh của Bắc Việt, sau đó chỉ nói rằng y đã quá “lãng mạn” và rằng
Hà Nội đã chỉ đơn thuần làm y thất vọng. 1361
Về bề ngoài thì Bắc Việt đã đòi hỏi Việt
Cộng được xem như là đại diện duy nhất của miền Nam Việt Nam. Tuy
nhiên, trong các cuộc đàm phán bí mật, thì chúng lại đòi hỏi thống nhất
hoàn toàn miền Bắc và miền Nam Việt Nam, và do đó đã khiến cho cả Mặt
Trận Giải Phóng Quốc Gia và vấn đề bầu cử hoàn toàn không còn ý nghĩa
nữa. Cả hai thái độ, nơi công cộng và trong chốn riêng tư của Hà Nội đã
là không hề chấp nhận các cuộc bầu cử ở Nam Việt Nam. Trong thực tế, các
kẻ cựu thù của Hayden, các tay Xã hội Dân chủ – Michael Harrington,
Norman Thomas và Bayard Rustin – đã đang yêu cầu bầu cử tự do trước khi
Mỹ chấp nhận một lệnh ngừng bắn hay rút quân. 1362
Miền Bắc cương quyết đòi hỏi Mỹ ngưng ném bom vô điều kiện và Việt Cộng phải được tham gia chính quyền 1363 ,
mà không cần có bầu cử ở Nam Việt Nam. Nếu trong thực tế đã có bầu cử ở
Nam Việt thì các Phật tử và những kẻ khác đã có thể chống đối, nhưng
Cộng sản luôn luôn dễ dàng bị đánh bại trong các cuộc bầu cử tự do ở một
miền Nam an ninh. 1364
Ngày 11 tháng 11 năm 1966, Hayden tuyên
bố trong một cuộc phỏng vấn ở Newark rằng cuộc chiến “có thể là dai
dẳng” nếu Mỹ đòi hỏi có được một căn cứ quân sự tại Việt Nam 1365
mà không hề đề cập gì đến lực lượng quân sự Bắc Việt tại Nam Việt cùng
sự hiện diện quân sự của Liên Xô và Trung Quốc ngày càng gia tăng ở Bắc
Việt .Trong một cuộc phỏng vấn bởi Charlotte Wotter của tờ MichiganDaily, Hayden, một tên chai lỳ thuộc xã hội chủ nghĩa, đã rất trung thành và một lần nữa lặp đi lặp lại những lời hứa của Hà Nội:
Sau khi họ đã có thể có được hòa bình thì Mặt Trận Giải phóng Quốc Gia sẽ thànhlập một liên minh rộng rãi … để bao gồm cả các nhóm người
yêu nước … tầng lớp trung lưu … các nhóm tôn giáo … Sau đó, họ sẽ tổ
chức bầu cử tự do …. Chương trình của họ sẽ là … cải cách, nhưng … không
… là Chủ nghĩa xã hội. 1366
Trong số các gian dối khác mà Hayden hân
hoan lặp đi lặp lại đã là: một nước Việt Nam hậu chiến sẽ trung lập và
không đâu, Bắc Việt không hề có bộ đội ở miền Nam Việt Nam mà. 1367
Cái bọn Mỹ luôn luôn tin những lời nói láo của Hà-nội cùng phát ngôn viên của chúng thì quả là không thiếu.
Năm ngàn ủng hộ viên cũ cũng như mới đã
tới chật nghẹt hội trường và phòng khiêu vũ của Trung tâm Manhattan vào
ngày chủ nhật 16 tháng giêng năm 1966 để “hăng hái và thân thiện” chào
mừng bộ ba. Tay chủ hòa lâu năm A. J. Musti đã chủ tọa trong hơn bốn
tiếng cho các bài phát biểu bảo trợ bởi Fifth Avenue Peace Parade
Committee. 1368 Lynd đã báo cáo là Bộ Ngoại giao và
Thượng viện Hoa Kỳ đã không hề quan tâm đến những gì y, Hayden và
Aptheker sẽ phải nói. Aptheker kể về những trẻ em và các bà nội ngoại
ngồi trên các hầm trú ẩn tránh không kích ở miền Bắc Việt Nam. “Họ đã là
các mục tiêu,” Aptheker cùng Hayden đồng nói: “Những người nổi lên
chống lại chúng ta … thì đã biết rỏ về độc lập và về cách làm thế nào để
duy trì nó hơn là chúng ta.” 1369
Ngày hôm sau, Lynd, Hayden và Aptheker
đã tổ chức một cuộc họp báo khác. Lynd, với một khuôn mặt lạnh lùng,
tuyên bố là Bắc Việt Nam đã rút quân như một cử chỉ hòa bình. Như vậy,
chỉ trong vòng một tuần, cả hai Hayden và Lynd đều nói là không có bộ
đội Bắc Việt tại miền Nam Việt Nam và cũng nói là cái quân đội bị
nghiển ra đó đã không bao giờ có thật thì nay lại được rút đi!
Sau này, Hayden đã mô tả những nỗ lực
của y ở Bắc Việt chỉ là của một người Mỹ yêu nước muốn đóng vai trò một
“nhà ngoại giao tài tử” nhằm thúc đẩy “việc tiếp xúc giữa các đối thủ
trong chiến tranh.” Điều không may là y đã luôn luôn trung thành mang
theo mình những thông điệp sai lầm của chỉ một bên mà thôi. TrongOther Side, Tom Hayden đã rỏ ràng không chỉ là một người môi giới trung lập.1370 Y đã là một kẻ ủng hộ cho một chiến thắng của kẻ thù và một cuộc thua trận của ngay tổ quốc mình.
Nhiều Chỉ Trích Đáp Ứng Lại
Các thông điệp nhắn gửi này không phải
lúc nào cũng được đón nhận một cách vui vẻ. Vào ngày 9 tháng giêng năm
1966, Ủy ban điều phối quốc gia để kết thúc chiến tranh ở Việt Nam
(National Coordinating Committee to End the War in Vietnam – NCC) đã làm
một điều đáng ngạc nhiên bằng một cuộc bỏ phiếu 38/25 chống việc rút
ngay lập tức của quân đội Mỹ!
Vài nhóm trong NCC đã hỗ trợ việc rút
quân của riêng Mỹ, chẳng hạn như Vietnam Day Committee (Berkeley), Young
Socialist Alliance YSA và Socialist Workers Party. Chỉ có các nhóm địa
phương trong NCC đã bỏ phiếu trong khi nhiều lãnh đạo của các nhóm có
tính cách toàn quốc lại không tham dự, mà trong số đó có Đảng Cộng sản
Mỹ, WEB Dubois và SDS. Theo tờ New York Times, các
lãnh đạo toàn quốc gia không bỏ phiếu hẳn đã sẽ hỗ trợ cho việc Hoa Kỳ
rút quân ngay tức khắc nếu NCC đã cho phép họ tham dự.
Tổ chức NCC vì chỉ mới thành lập được có vài tháng nên vẫn chưa được tổ chức kỹ lưỡng:
Thành phần ôn hòa đã cáo buộc bọn cấp tiến đặt các quan điểm về lý thuyết củachúng trước … mục tiêu hòa bình … [và] rằng bọn cấp tiến đã hy vọng sẽ phá vỡban điều hợp toàn quốc và … giành lấy quyền kiểm soát phong trào. 1371
Bằng chứng khá rõ ràng là số ôn hòa muốn
hòa bình trong khi bọn cấp tiến thì chỉ muốn có một chiến thắng của
cộng sản. Bên ngoài phong trào phản chiến đã có những lời chỉ trích khác
ngay tức khắc bọn sứ giả mà Hà Nội đã lựa chọn này.
Ngày 18 tháng giêng năm 1966, Chủ tịch
của Yale là Kingman Brewster, một người theo khuynh hướng tự do chống
chiến tranh, đã tuyên bố là chuyến đi Hà Nội quả thật ”ngây thơ và sai
lầm.” Brewster lưu ý rằng Lynd (Aptheker, Hayden) đã:
Phản bội những căn nguyên về quyền tự do được bất đồng chính kiến, quyền tự do được đi lại, và quyền tự do có được một lập trường chủ hòa theo lương tâm …. Anh ta có quyền khi tuyên bố như vậy.
Nhưng việc lợi dụng sự hiện diện của anh ta tại Hà Nội đã giúp và bào chữa chomột chính phủ đang tham chiến với các lực lượng Mỹ … [việc này] … không phù hợp với … việc đi tìm hiểu thực tế với danh nghĩa hòa bình. 1372
Tay theo khuynh hướng tự do Brewster đã
đưa ra một định nghĩa hiến định về tội phản quốc. Điều III, Mục 3 (1)
của Hiến pháp Hoa Kỳ định nghĩa tội phản quốc như có tính cách “… tham
dự với đối phương, giúp và an ủi họ.” Kingman Brewster thì không thể là
“một tên hữu phái cuồng tín,” chiếu theo lời Tom Hayden mà sau đó đã
tiếp tục ngỏ ý:
Ngoài việc chống lại cuộc chiến tranh, Brewster đã công khai đặt câu hỏi liệunhững ngưòi làm cách mạng da đen sẽ có thể có một phiên xử công bằng ở Mỹ. Phó Tổng thống Agnew … đã chỉ trích tay Chủ tịch Yale có lập trưòng tự do này … [Ở] Washington … đã có 1.000 sinh viên Yale hướng dẫn bởi Kingman Brewster đểvận động hành lang các đại biểu quốc hội của họ. 1373
Tóm lại, Chủ tịch Yale Brewster đã chống
lại chiến tranh, đã ủng hộ các cuộc biểu tình và hội thảo đòi hòa bình,
và tích cực vận động hành lang Quốc hội, nhưng ông ta phản đối việc
cung cấp “viện trợ và giúp đở một chính phủ đang tham chiến với các lực
lượng Mỹ.” Điều này sẽ là “… không phù hợp với … công tác đi tìm hiểu sự
thật vì hòa bình.”
Các Phản Ứng Phía Chính Quyền
Lẽ dĩ nhiên, Chính phủ Mỹ cũng không gấp
gì để nghe biết về “các sự kiện” mà Hayden được cho là đã học từ nông
dân ở miền Bắc Việt Nam.
Bộ Ngoại giao đã bỏ lơ qua hai điện tín
mà bọn đi tìm sự thật gởi. Sau gần hai tuần chậm trể, Averill Harriman
dã tiếp Aptheker và Hayden tại Bộ Ngoại giao. Một số ít luật sư tại Bộ
Ngoại giao được đồn là đã quan tâm đến các sự kiện liên quan đến vấn đề
lật đổ và phản bội chính thể.
Tờ New York Times tường trình
là việc đi du lịch mà không xin phép, việc xúi giục nổi loạn, việc phản
quốc và các cuộc đàm phán riêng tư với một thế lực thù địch nước ngoài
đang bị nghiên cứu để sẽ truy tố. Hình phạt đã có thể là 5 năm tù giam
và phạt tiền tới 5.000 $. Tuy nhiên, sự việc đã không đi đến đâu và Bộ
Ngoại giao đã không hề có bất cứ phản ứng nào đối với các cáo buộc
nghiêm trọng nhất về hành vi xúi dục nổi loạn và bội phản bởi vì những
quyết định truy tố như vậy có thể sẽ bất lợi cho tiến trình theo đuổi
hòa bình trong hai năm 1965-1966 của Tổng thống Johnson.
Các tường trình của FBI đã ghi nhận là
Tòa Bạch Ốc “[đã] sợ … cuộc tấn công hòa bình (24 tháng chạp tới 31
tháng giêng) của họ sẽ bị xáo trộn 1374 và Chưởng Lý Nicholas Katzenbach sợ “cuộc điều tra có thể sẽ gây ra một làn sống căm phẫn. ‘ 1375 Aptheker
nói là các hồ sơ FBI của y cho thấy Bộ Tư pháp muốn truy tố Aptheker,
nhưng lại sợ cũng phải buộc truy tố một lãnh tụ SDS là Hayden và một
giáo sư đại học nổi danh là Lynd. 1376
Trong khi đó ở Quốc hội, số bạn bè của
Hà Nội đang tập trung lực lượng lại. IPS đã thành lập Thành viên của
Quốc hội vì hòa bình thông qua Luật (Members of Congress for Peace
through Law MCPL) vào năm 1961, nhưng cho tới mãi năm 1966 khi các dân
biểu mới bỏ phiếu chống thì tiền đóng thuế của người dân vẫn đã được
dùng để trả lương cho các nhân viên (Edith Wilkie, June Campagna, Murray
Woldman, Frank Record, Richard Creecy) và để tài trợ cho MCPL .
Các thành viên của Members of Congress
for Peace through Law MCPL sẽ phát triển theo thời gian để đặc biệt gồm
luôn các Thượng nghị sĩ James Abourezk, Joe Biden, Frank Church, Dick
Clark, Alan Cranston, Christopher Dodd, William Fulbright, Edward
Kennedy, George McGovern,Mike Gravel, Gary Hart, Mark Hatfield, Hubert
Humphrey và Edmund Muskie. Các dân biểu Hạ viện đáng lưu ý thì sẽ gồm có
Jonathan Bingham, George Brown, John Burton, Phil Burton, Shirley
Chisholm, John Conyers, Ron Dellums, Chris Dodd, Tom Downey, Robert
Drinan, Donald Fraser, Lee Hamilton, Michael Harrington, Tom Harkin ,
Augustus Hawkins, Elizabeth Holtzman, Barbara Jordan, Robert
Kastenmeier, Pete McCloskey, George Miller, Barbara Milulski, Abner
Mikva, Norm Mineta, Tip O’Neill, Claude Pepper, Otis Pike, Charles
Rangle, John Sieberling, Paul Simon, Henry Waxman, Theodore Weiss,
Charles Whalen và Lester Wolfe.
Cuộc Tấn Công Hòa Bình của Johnson
Cuộc “tấn công hòa bình” của Tổng thống
Johnson chính ra là 37 ngày ngưng dội bom vào dịp Giáng sinh nhằm cung
ứng cho Bắc Việt “một cơ hội ngưng xâm lấn mà không bị mất mặt.” Nếu
không, việc ngưng không kích sẽ được dùng như là “lý do chính để thuyết
phục người dân Mỹ” về nhu cầu leo thang chiến tranh. 1377
Harriman, Humphrey, Bundy, Goldberg và
G. Mennon Williams đã đi tới hơn một tá quốc gia để thảo luận tay ba
(với bọn Canada, với Seaborn và Ronning, và bọn Ba Lan ngay sau đó)
trong một sự kiện được mệnh danh là “cuộc chạy đua cho giải Nobel” và đã
có bí mật liên lạc trực tiếp với Bắc Việt (ở Moscow, Rangoon và Paris).
1378 Một số quốc gia khối Xô Viết cũng tham dự trong
chuyến đi săn vịt trời cho hòa bình này, cái kiểu mà người bang Texas
hay gọi là đi săn chim mỏ-nhát – snipe hunt (với một bọn ngu ngốc ngu ngơ bị xúi đại đi tìm chim mỏ-nhát không hề có để mà săn.)
Rusk: Các Điểm A, B, C, và D Về Việt Nam?
Hòan tòan không phối hợp gì với nhau,
Ngoại trưởng Dean Rusk lại muốn biết liệu FBI có thể trả lời một câu hỏi
thiết yếu của Quốc hội, “Có bằng chứng nào là Đảng Cộng sản đã đang
hướng dẫn theo ý họ người dân ở đất nước này về từng điểm A, B, C và D
trong vấn đề Việt Nam? “ 1379
Thật vậy, phong trào phản chiến đôi khi
đã nghiêm túc, thường thì lại rất nhiệt tình, đi theo sự hướng dẫn của
Việt Cộng và Mỹ Cộng, từ A đến Z. Hayden và đồng bọn đã chỉ lặp lại
như vẹt đúng y bon từng chữ mà Phạm Văn Đồng đã nói. Trong vài lần, bọn
lãnh đạo của phong trào phản chiến sẽ đề nghị sữa đổi cho thích hợp một
vài điểm đặc biệt nào đó trong các tiết mục từ A đến Z về Việt Nam ngõ
hầu chinh phục một cử tọa Mỹ.
—Xem để biết bản chất của Cộng sản
—
Ngày 23 tháng giêng năm 1966 trên tờ New York Times,
Fellowship for Reconciliation đã thuê đăng một quảng cáo, “Họ là những
anh em mà Chúng ta giúp”, một tuyên bố của Ủy ban quốc tế của lương tâm
về Việt Nam (International Committee of Conscience on Vietnam). Quả
đúng, nó đã theo đúng y bon điểm “A” của Hà Nội là Hoa Kỳ mới chính là
kẻ xâm lấn vô lương tâm mà đã giết các thường dân vô tội.
Giúp Đở Y Tế cho các Nạn Nhân Dân Sự trong Cuộc Chiến Mỹ
Tổ chức FOR của Alfred Hassler và James
Forest đứng ra xúc tiến việc giúp các nạn nhân của cuộc chiến tranh vô
đạo đức của Mỹ, tổ chức gây quỹ để cung cấp viện trợ y tế cho các nạn
nhân dân sự của cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. James H. Forest,
tay đại diện của FOR nằm trong Catholic Peace Fellowship đã từng là một
cựu biên tập viên của tờ Công nhân Công giáo (Catholic Worker) và là con
trai của một thành viên nổi bật của đảng Cộng Sản Hoa Kỳ CPUSA. 1380
Chiếu theo Đạo luật Buôn Bán Với Địch
(Trading With the Enemy Act), Tổng thống Johnson đã không cho viện trợ y
tế cho Bắc Việt vì tin rằng nguồn vốn và vật tư y tế sẽ được chuyển
hướng để hỗ trợ cho Việt Cộng trên chiến trường. Trong mùa thu năm 1966,
mười đơn xin đã được cho phép đóng góp tổng cộng đến $10.200 cho Ủy ban
dịch vụ bạn bè Canada (Canadian Friends Service Committee) cùng với
việc Hồng Thập Tự Quốc Tế sẽ cung cấp các quan sát viên nhằm bảo đảm
chính thường dân mới nhận được trợ giúp này. Nhưng Hà Nội đã từ chối các
quan sát viên của Hồng Thập Tự Quốc Tế và Bộ Tài chánh đã rút lại quyết
định thử nghiệm này. 1381
Một số thành viên của FOR cũng đã phản
đối việc giúp Bắc Việt mà đã đang khủng bố thường dân. Từ đó, Hassler
và Forest tiếp tục tìm kiếm sự giúp đỡ từ Quốc hội Mỹ và chính quyền
Johnson ngõ hầu cho phép viện trợ y tế cho Bắc Việt . 1382Chính quyền Nixon sẽ đã phê duyệt việc hỗ trợ sau Hiệp định Hòa bình Paris vào năm 1973.
Trong khi đó, những tên cổ võ cho tất cả các điểm từ A đến Z đã giành được sự chú ý của chính phủ Mỹ.
Các Tên Đi Lại Mà Không Có Chứng Cớ: Các Sổ Thông Hành Vô Ích, Tháng 2 năm 1966
Bộ Ngoại giao bắt đầu bị áp lực chính
trị nên cảm thấy phải làm một cái gì đó để trừng phạt Hayden, Lynd và
Aptheker. Bộ Ngoại giao bèn nắm lấy một vấn đề vô thưởng vô phạt, phi
chính trị – các tay anh hùng của chúng ta đã sử dụng sồ thông hành của
chúng đi du lịch trái phép. Ngày 2 tháng 2 năm 1966, Bộ Ngoại giao đã
thử rút lại sổ thông hành của Hayden, Lynd và Aptheker vì lý do đã có
những hành vi ”gây phương hại đến việc tiến hành đúng đắn các vấn đề
ngoại giao” nhưng điều này quả chỉ đã cho thấy một chiến thắng vô hiệu
quả và chỉ thoáng qua mà thôi. Hayden đã được đặc cấp cho phép đi Pháp
vào tháng 8 năm 1967 và tới Cuba vào đầu năm 1968 rối được gia hạn cho
tới tháng chạp năm 1970. 1383 Một tòa án liên bang sau
đó đảo ngược lại quyết định này. Bộ ba đã nhận lại dược sổ thông hành
vào mùa xuân năm 1968, sau khi một tòa án phúc thẩm ở Washington, DC
phán quyết luật hạn chế việc đi lại của công dân Mỹ là vi hiến. Bộ
Ngoại giao đành hủy bỏ việc kháng án. 1384
Vào mùa xuân năm 1968, Hayden đã rất
ngạc nhiên bởi quyết định của Bộ Ngoại giao để trả lại sổ thông hành cho
y. Lúc đó chiến tranh vẫn tiếp diễn. Tuy nhiên, những sự kiện này đã rõ
ràng cho Hayden hiểu được , ít ra là vào năm 1968, là đi thăm một kẻ
thù trong thời chiến là một hành vi không được quốc gia mình chấp
thuận. Câu chuyện sổ thông hành thậm chí còn kỳ lạ hơn nữa. Hayden dường
như đã không sử dụng sổ Mỹ của mình. Y nói rằng y đã dùng thị thực của
Bắc Việt. (Wilfred Burchett cũng đã làm như vậy.) Một số người sau đó
cáo buộc rằng Hayden đã sử dụng một sổ thông hành Liên Xô.
Từ năm 1967 cho đến năm 1972, Quốc hội
Hoa Kỳ đã ráng tranh đấu, nhưng một cách yếu xìu, để hạn chế việc đi du
lịch tới một quốc gia đang xung đột vũ trang với Mỹ. Án lệ lúc đó đã
không cho phép hạn chế việc đi du lịch, nhưng hành pháp có thể thu hồi
sổ thông hành, thu hồi giấy tờ tùy thân của một ai đó, trong trường hợp
sổ thông hành đó đã được sử dụng. Thêm nữa, việc sử dụng bất hợp pháp
sổ thông hành này lại phải đã được chứng minh bằng sự hợp tác của đối
phương, một điều cực kỳ lạ lùng mà sẽ không thể nào xẩy ra được.
Điều đó có nghĩa là sổ thông hành phải
đã được đóng dấu với con dấu của cộng sản và mực đỏ trên sổ sẽ đã chính
thức chứng minh. Không có con dấu, không có mực đỏ thì có nghĩa là không
có hành vi phạm pháp! Việc báo chí cùng hình ảnh và các chương trình
phát thanh đã cho thấy là có ai đó đã thực sự đi đến một nước bị cấm thì
hoàn tòan không đáng kể tới. Cuối cùng dù sao thì cái sổ thông hành
thiêng liêng đã không hề bị hoen ố, chỉ có ngay Hoa Kỳ bị mà thôi. 1385 Hayden
và đồng bọn chỉ là những tên phản quốc nhưng không có chứng cớ trên
giấy tờ chúng là những cộng tác viên và điệp viên của một kẻ thù trong
thời chiến.
Trong khi Bộ Ngoại giao đã rất nghiêm
túc mà hành xử một cách vô hại cho cả Hà Nội và các đồng minh trong
phong trào phản chiến thì Hà Nội đã sử dụng thời gian 37 ngày ngưng
không kích từ 24 tháng chạp năm 1965 đến 31 tháng giêng năm 1966 để di
chuyển được toàn thể vật tư quân sự tương đương với số lượng của cả bảy
tháng ròng xuống miền Nam. Hà Nội vẫn tham chiến trong khi hoà đàm.
Trước một chiến lược quá rõ ràng như vậy thì Mỹ vẫn không bao giờ chấm
dứt “thiện chí” của mình hầu xoa dịu kẻ xâm lược với những lời đề nghị
bất tận cho hòa bình.
Thảm Sát của Chuyến Xe Buýt tại Tuy Hòa, 14 tháng 2 năm 1966
Đồng thời, Việt Cộng cũng đã lợi dụng
việc ngưng không kích để cứ giết thường dân vô tội Việt Nam. Vào ngày 14
tháng 2 năm 1966, ba quả mìn Việt Cộng trên đường gần Tuy Hoà, tỉnh Phú
Yên đã bị phá nát ba chiếc xe buýt chở nông dân, phụ nữ và trẻ em và
giết chết 54 nạn nhân cùng làm bị thương 18 người khác. 1386
Hình: Thảm sát xe buýt tại Tuy Hòa, Thông Tin Việt nam, 14 tháng 2 năm 1966 tại Trung Tâm Lưu Trử Việt Nam 1389
Roger Canfield
Lê Bá Hùng chuyển ngữ với sự chấp thuận của Tác giả
*****
1354 The New York Times, 17 tháng giêng năm 1966.
1355 The New York Times, 12 tháng giêng năm 1966, L-6.
1356 Dominick, Los Angeles Magazine, 1989, trang 144.
1357 James W. Clinton phỏng vấn Herbert Aptheker, 14 tháng 11 năm 1990 trong James W. Clinton, The Loyal Opposition: Americans in North Vietnam, 1965-1972, Niwot: University Press of Colorado, 1995, trang 18-19
1358 Victory in Vietnam: The Official History of the People’s Army of Vietnam, (Hardcover) của William J. Duiker (Foreword), Merle l. Pribbenow. (Thông dịch viên)
1359 Việc xâm nhập nay đã được công nhận, xem : Karnow, .
1360 Hồ, “Let the U.S. Imperialists Withdraw Their Troops From South Vietnam and Peace will Be Immediately Restored.” Vietnam Courier (Hanoi), 16 tháng chạp năm 1965.
1361 Gitlen, trang 260.
1362 David Dellinger, Revolutionary Nonviolence, trang 65.
1363 Hãy đọc: Sứ mệnh của Chester Ronning kể trong Karnow, History … trang 492.
1364 Peter Grose, “U.S. Encouraged by Vietnam Vote: Officials Cite 83% Turnout Despite Vietcong Terror,” New York Times, 4 tháng 9 năm 1967, trang 2.
1365 New York Times, 12 tháng giêng năm 1966.
1366 Charlotte Wotter, Michigan Daily, 12 tháng giêng năm 1966.
1367 Charlotte Wotter, Michigan Daily, 12 tháng giêng năm 1966. Đọc thêm: Gannon, Bộ II, trang 412.
1368 Linda Hager
Morse, một thành viên của Fifth Avenue committee sau này sẽ đi theo
Hayden trên các đường phố Chicago và luôn cả cùng Gia Đình Đỏ của y tại
Berkeley.
1369 Rasa Gustaitis, “5,000 Hear Prof. Lynd Defend Trip to Hanoi.” New York Herald Tribune, 17 tháng giêng năm 1966, trang 5.
1370 Hayden đã viết về chuyến đi Hà-nội của y trong : New Left Notes, 21 tháng giêng năm 1966 và trong Guardian, 29 tháng giêng và 5 tháng 2 năm 1966.
1371 The New York Times, 9 tháng giêng năm 1966, trang 2.
1372 New York Times, 19 tháng giêng năm 1966.
1373 Reunion,
trang 416-417. Vào năm 1970, Brewster cũng đã miển cưỡng chấp thuận “mở
rộng Yale” cho các phản ứng của Hayden đối với vụ Nixon tiến vào
Kam-pu-chia nhưng chỉ sau khi Hayden đã áp dụng quan niệm “quyền . . .
ngăn chận” để đối-chất với Brewster. Ramparts, tháng 7 năm 1970, trang 26, 27. Đọc thêm: “There should be no violence here this weekend. We agree with you on means …” Reunion, trang 416-417.
1374 New York Times, 11 tháng 2 năm 1966.
1375 Các tường trình của FBI trong Reunion, trang 196-7.
1376 James W. Clinton phỏng vấn Herbert Aptheker, 14 tháng11 năm 1990 trong James W. Clinton, The Loyal Opposition: Americans in North Vietnam, 1965-1972, Niwot: University Press of Colorado, 1995, trang 19.
1377 McNamara nói với Johnson (30 tháng 11 năm 1965) viện dẫn trong Zaroulis, trang 67.
1378 New York Times, l và 11 tháng giêng năm 1966; Lyndon Baines Johnson,The Vantage Point, New York: Popular Library, 1971, trang 590-591; Zaroulis và Sullivan, Who Spoke Up, trang 7; và Karnow, History, trang 492.
1379 Phúc trình FBI, Hoover gởi Tolson v. v. . . , 12:57 PM ngày 14 tháng 2 năm 1966 tại FBI, FOIA website dưới đề mục Tolson.
1380 Thomas C. Cornell, “Catholic Peace Fellowship Ten years Old,” TheNational Catholic Reporter, 25 tháng 4 năm 1975; Peace on earth-peace in Vietnam: the Catholic Peace Fellowship, and antiwar witness, 1964-1976,” Journal of Social History, 22 tháng 6 năm 2003. Forest cuối cùng đã trở thành một người theo đạo Thiên Chúa Giáo Chính Thống sùng tín.
1381 Đọc E. Parl
Welch chống George P. Schultz, số 71-1208 US District Court of Appeals,
District of Columbia Circuit, 482 F.2d 780, 157 U.S. App. D.C. 191.
1382 CPF003, 14
group, các hồ sơ 14/02-11, BROTHERS, Hộp 14, Lưu Trử của Notre Dame ,
archives.nd.edu/findaids/ead/index/CPF003.htm
1383 Hạ Viện, ủy ban
Committee on Internal Security, Investigation of Students for a
Democratic Society, Part 7-A, 9 tới 11 và 16 tháng chạp năm 1969, Phụ
đính A, Bằng chứng số 1 cỉa Ủy ban, trang 2317.
1384 Steven V. Roberts, Esquire, tháng chạp 1968, trang 176.
1385 Đọc: Hạ viện, ủy
ban Committee on Internal Security, Travel to Hostile Areas, Phúc trình
19 và 25 tháng 9 năm 1972 (Washington: U.S. Government Printing
Office, 1972), trang 7602-7606.
1386
Các báo cáo vè thảm sát trong Chiến Tranh Việt Nam,
vnafmamn.com/VNWar_atrocities; Ted Sampley và Xuân Nhị, Vietnamese
American Youth, “Vietnamese Communist Party’s Crimes Against Humanity,
một thỉnh nguyện thư gởi Bà Mary Robinson, Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân
Quyền và mọi Tổ Chức Nhân Quyền, 2002.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét