Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Mỹ Cộng (19): Hà Nội: Hayden, Aptheker, Lynd



Mỹ Cộng (19): Hà Nội: Hayden, Aptheker, Lynd


VRNs (01.01.2014) – Sài Gòn - Chương 12: HÀ NỘI: Hayden, Aptheker, Lynd - 19 tháng chạp năm 1965 – 2 tháng 2 năm 1966
Một Chuyến Hành Hương Cấp Tiến: Nể Phục Nhân Dân và Nông Dân tại Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc (PRS) và Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam (DVR)
Và theo đó, gần trước Giáng sinh, Tom Hayden cùng hai đồng hành – Staughton Lynd và Herbert Aptheker – đã tận hưởng mùa Giáng sinh năm 1965 bằng một kỳ nghỉ ba tuần đáng nhờ từ 19 tháng 12 năm 1965 đến 10 tháng 1 năm 1966 với tư cách là khách mời của chính phủBắc Việt và là các du khách của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc. Hayden đã rời thành phố New York vào ngày 19 tháng 12 năm 1965 để bay qua London và (sau khi hủy bỏ một chuyến bay đến Brussels)  đáp tại Prague.
Tại điểm dừng chân Prague, Hayden đã đến thăm đài tưởng niệm cộng sản ở Lidice, nơi đồng hóa việc Đức quốc xã tàn sát thường dân vô tội Tiệp với việc Mỹ ném bom Hiroshima và Nagasaki. 1277   Hayden đã theo bước chân của tên Việt Cộng “Lê-nin” Nguyễn Văn Hiếu, kẻ từng dừng lại đền Lidice lúc bắt đầu gia nhập khối xã hội chủ nghĩa quốc tế.
Băc Kinh
Từ Prague, Hayden đã bay tới Moscow để ở lại bốn ngày (21 tới 25 tháng chạp) và từ đó bay đến Bắc Kinh để tham dự ba  ngày thật đáng ghi nhớ (25 tới 27 tháng chạp).   1278
 Trung Cộng: Tàn sát và Quân Viện
Tom Hayden và Staughton Lynd viết:
“Phong Trào Cộng sản Quốc tế bùng nổ trong tin tưởng … Khắp mọi nơi tiếp diễn những sinh hoạt đầy ý nghĩa … Chúng tôi đã chứng kiến hàng ngàn người cùng đào con kênh trong khi nhạc phát ra vang dội từ các loa xung quanh.”  1279
Chuyến thăm của họ xẩy ra vài năm sau Bước Đại Nhảy vọt của Trung Quốc, một “bước nhảy vọt” mà đã kết thúc với cái chết của 36 triệu người vì bị xử tử, vì bệnh tật và vì đói kém.  1280  Từ  mười tới hai mươi triệu người rối cũng sẽ bỏ mạng trong cuộc Cách mạng Văn hóa của Trung Cộng mà lúc đó sẽ sắp bắt đầu.
Trong khi các phương tiện truyền thông báo chí Hoa Kỳ gần như bỏ qua vì mãi thích miêu tả cuộc chiến tranh như là một cuộc đấu tranh giải phóng của dân bản xứ, Trung Cộng đã gửi bảy sư đoàn xuống Bắc Việt vào năm 1965.  1281 Độ 317.000 quân Trung Quốc sẽ phục vụ tại Việt Nam – mà trong số đó đã có 150.000 như quân phòng không để sẽ ở lại cho đến cuôi năm 1973.  1282  Một số 1.446 binh sĩ Trung Quốc đã thiệt mạng tại Việt Nam và 16 trong tong số 6000 quân Liên Xô cũng sẽ bỏ mạng tại chổ.  1283
Việc Hayden và Lynd cầu mong cho có một quốc gia Cộng sản nô lệ để là một kẻ thù truyền kiếp với Hoa Kỳ đã gợi nhớ lại các giai thoại về nô lệ da đen hát vang trong khi hái bông gòn. Có lẽ chính Lynd và Hayden mới là những ca sĩ chính thống. “Chúng tôi chỉ ra lệnh hát các bài hát chúng tôi cần cho bất kỳ ai biết hát ” tên chuyên viên tuyên truyền Liên Xô  V.  Pereverzev đã tuyên bố vào năm 1929.1284
Lynd và Hayden biết rỏ âm điệu và các lời ca. “(Vào buổi ăn tối), chúng tôi đưọc hộ tống vô một căn phòng riêng biệt … nhưng … các nhà hàng đều phục vụ cho  mọi người, thực phẩm thì như nhau cho mọi người và giá cả lại thấp.”  1285Christopher Lasch đã điểm là Other Side của Hayden và Lynd giống như ” những ý kiến của bọn Mỹ cấp tiến trước đó trong các thập niên hai và ba mươi mà đã từng có thiện cảm đi thăm Liên Xô về viết.” – 1286  một chiều và gian dối trong nội dung.
Sau Moscow và Bắc Kinh thì Hayden, Aptheker và Lynd đến Hà Nội vào ngày 28 tháng chạp năm 1965 để ở lại trong vòng mười ngày. Trong cuốn hồi ký đã được kiểm duyệt hoàn toàn của y là Reunion, Hayden sau đó đã viết là y đã “phỏng vấn các nông dân” tại Hà Nội vào tháng chạp năm 1965. Cho dù nông dân đã nói gì thì Hayden cũng tuyên bố, “Cách tốt nhất để hỗ trợ binh sĩ Mỹ là phải ngưng  việc giết hại.”  1287
Hồ sơ lịch sử thì khác xa những lời tuyên bố sau đó của Hayden về tình đoàn kết của y với quân nhân Mỹ và nông dân Việt Nam.
Lời Mời Hayden từ Hà Nội
Nhiều câu hỏi đã được đặt ra: Chuyến đi bắt nguồn từ đâu ? Ai đã trang trải sở phí? Và các bạn đồng hành của y là ai?
Cách thức mà Hayden đã được chọn để đi đáng được tranh cãi. Bây giờ thì Hayden nói là Staughton Lynd đã yêu cầu y đi Hà Nội chỉ sau khi lãnh tụ Herbert Aptheker của CPUSA đã yêu cầu Lynd đề nghị một bạn đồng hành không Cộng sản. Do đó Hayden chủ trương là tên không Cộng sản Lynd đã chọn y cho chuyến đi chứ không phải là tay thành viên CPUSA Aptheker. “Herbert Aptheker … đã tham dự một hội nghị ở Helsinki trong mùa hè năm 1965 hoặc đầu mùa thu … Bắc Việt đã hỏi Aptheker có muốn đến thăm … [Aptheker] đã liên lạc với giáo sư Staughton Lynd … [người]  đã hỏi là mình có thể chọn một người thứ ba không và ông đã chọn tôi. “
Bây giờ thì Hayden lại nói là Hà-nội đã muốn tiếp xúc với  “phong trào hòa bình.”   1288
Tuy nhiên lúc được mời đi Hà Nội thì Tom Hayden vẫn chưa phải là một nhà lãnh đạo được công nhận của phong trào hòa bình. Ban đầu y đã phản đối cuộc biểu tình chống chiến tranh ngày 17 tháng 4 năm 1965 của SDS mà đã rất thành công và chống lại việc dùng đề tài Việt Nam như là phương tiện để tổ chức tả phái.
Rõ ràng là có nhiều lãnh đạo khác của SDS mà có uy tín hơn Tom Hayden. Tại cuộc biểu tình chống chiến tranh trong tháng 4, bài phát biểu “Hãy kêu tên kẻ thù -  Name the Enemy” của Paul Potter đã là thời điểm đầy kịch tính. Nanci Gitlin đã gặp bọn Việt Nam vào tháng 7 tại Djakarta, Indonesia. Hayden  không còn là chủ tịch của SDS mà chính là Carl Oglesby. Hayden đã chống lại nỗ lực của Oglesby nhằm để Việt Nam là vấn đề quyết định cho SDS. Oglesby đã đi Nam Việt vào tháng 8, nhưng đã chủ trương là đi Bắc Việt của Cộng sản sẽ khiến cho phong trào chống chiến tranh mang tiếng là cộng sản.  1289  Chính Oglesby, chớ không Hayden, đã đọc bài diển văn kết luận đầy kịch tính tại cuộc biểu tình hòa bình SANE ở Washington trong tháng 11.
Do đó, Hayden đã không có thể được lựa chọn vào năm 1965 trong vai trò lãnh đạo của SDS hay của phong trào hòa bình. Lý do thực sự mà Hà Nội đã chọn Hayden là vì cộng sản nghĩ rằng Hayden đáng tin cậy về phương diện chính trị , nashi, phe ta.
Ngay từ năm 1965, Bắc Việt đã cho thấy họ sẵn sàng tiếp xúc với những người Mỹ như những người trong WSP,  Câu lạc bộ DuBois, hay CPUSA. Aptheker, một tên lãnh đạo Cộng sản hàng đầu của Mỹ, đã gặp Bắc Việt tại Đại hội Hòa bình Thế giới Helsinki vào tháng 7 do Liên Xô kiểm soát. 1290  Bắc Việt cũng đã gặp các thành viên Mỹ của  Women’s Strike for Peace vào tháng 5 tại Hà Nội và trong tháng 7 tại Jakarta. 1291  WSP đã nghiêm túc báo cáo các hành vi “thô bạo” của Mỹ.” Kiểu mô tả về chi tiết và các số liệu thống kê của chúng chỉ có thể là do tin tình báo chiến trường của Bắc Việt cung cấp.  Bắc Việt thích WSP nhưng không tin tưởng lắm SDS.
SDS đã đang tích cực thăm dò làm sao đi một chuyến đến Việt Nam. Vào cuối tháng 4 năm 1965, sau cuộc biểu tình thành công vào ngày 17, Paul Booth đã viết một số giấy tờ “chuẩn bị” về một chương trình rất có khả năng sẽ diển ra vào mùa hè tại Việt Nam.
2. Sứ Mệnh đi Việt Nam – Liên minh Sinh viên Hành động Hòa bình (Canada) đang đề xuất một sứ mệnh cuối hè tại Việt Nam để sẽ liên lạc với các lực lượng khác nhau ở đó, và sẽ là bàn đạp cho một chuyến đi toàn quốc để thuyết trình. Sẽ có người tham gia từ nhiều quốc gia …
7. Vấn đề   (về dự thảo chồng quân dịch) … là phải có quyết định quan-trọng nhất có thề có được ngõ hầu khiến  người  dân sự sẽ không đi theo Việt Cộng -  trở thành như vậy là kẻ phạm tội hình chiếu theo Luật gián điệp năm 1919.  1292
Booth đã quan tâm đến việc phải đối phó với “các lực lượng khác nhau,” nhưng chưa quyết ý “đi theo Việt Cộng.”  Cũng vậy, Todd Gitlin mà người vợ là Nanci Gitlin đã gặp Bắc Việt chung với  WSP tại Indonesia vào tháng 7, đã đích thân đề xuất một chuyến đi đến miền Bắc Việt  SDS tài trợ :
Đề nghị  được đưa ra là gửi một phái đoàn …  đi Bắc Việt  để giúp xây dựng lại một bệnh viện hay trường học bị phá hủy bởi bom đạn của Mỹ và để đóng vai trò  làm con tin Mỹ hầu ngăn ngừa các vụ đánh bom thêm nữa trong các vùng lân cận.”
Todd Gitlin đã nghỉ là một dự án phi chính trị như vậy sẽ giúp gây quỹ. Vé máy bay khứ hồi từ San Francisco là 1.200 $. Gitlin nêu ra câu hỏi chính. “Liệu Chính phủ Hà Nội có cho phép chuyến đi không? – Phái đoàn sẽ rât có giá trị đối với  phong trào phản chiến ở Mỹ.”  1293
Vào tháng 7 năm 1965, Carl Oglesby, tên  chủ tịch SDS mới được bầu để thay thế Todd Gitlin, đã đi Nam Việt chứ không phải là Bắc Việt. Trong khi Oglesby luôn luôn chỉ trích chính sách của Mỹ và ca ngợi Việt Cộng nhưng y không phải là tay  tuyên truyền đáng tin cậy cho Bắc Việt. Nhiều năm sau thì Oglesby đã tuyên bố một cách yếu đuối là “Chủ nghĩa Stalin quả là “đúng thời trang”. 1294
Trong tháng 8 năm 1965, trong một phần nhỏ nhưng đầy ý nghĩa của một báo cáo, Oglesby đã viết: ” Mọi người ở Sài Gòn đều biết mặt trận là cộng sản và đều chống lại mặt trận … Bạn có thể không chịu đựng được bọn Cộng sản bởi vì chúng đàn áp (hay thủ tiêu hoặc đày ải lưu vong bạn). “  1295
 Nều nghe theo Hayden và Oglesby thì chúng ta cần lưu ý là Bắc Việt đã không chấp nhận bất cứ học sinh  hay kẻ làm việc nhân đạo  hoặc người hoạt động cho hoà bình nào mà muốn đi Hà Nội. Oglesby đã nói với tác giả vào năm 1989 rằng mọi người đều biết là y không quan tâm đến việc đi Hà Nội vào năm 1965.
Do đó, Tom Hayden đã tuyên bố  là việc Bắc Việt chọn lựa riêng y ta là vô căn cứ. Theo một cuộc phỏng vấn của Jack Newfield với đích thân Hayden trong tờ Village Voice, cả hai Carl Oglesby và một đại diện SNCC (không xác định được)  (mà đúng ra là Robert Moses 1296 ) đã cùng từ chối lời đề nghị của Aptheker để đi Bắc Việt. Tương tự như vậy, các tay phản chiến kiêm sử gia Zaroulis và Sullivan đã viết rằng Aptheker “đã mời Lynd và một người thứ ba, một nhà lãnh đạo của nhóm Tân Tả mà đã rút lui vào phút cuối vì sợ làm mất mặt tổ chức của mình.”   1297
Vì vậy, theo lời Jack Newfield là bạn của Hayden, chỉ sau khi cả tay lãnh tụ SDS, có thể Oglesby, và một tay lãnh đạo SNCC, Robert Moses đã cùng từ chối thì Aptheker đã mới ngỏ ý hỏi cả Lynd và Hayden.  1298   Một vài tháng sau đó, Aptheker đã viết, “chúng tôi cùng hỏi ông Tom Hayden … là có muốn theo chúng tôi không.” 1299
Theo các tường trình có thiện cảm của lúc đó từ cả hai Newfield và Aptheker, tên Cộng sản Aptheker đã hỏi Hayden trực tiếp mà không cần qua trung gian. Rõ ràng bây giờ khi Hayden tuyên bố là chỉ có tên Lynd không Cộng sản yêu cầu y thì quả là không ổn chút nào.
Cuối cùng, trong hai vấn đề đương thời của tờ New York Times (ngày 1 và 11 tháng giêng năm 1966), tay  Cộng sản Aptheker đã được báo cáo một lần nữa là đã đồng thời yêu cầu cả hai Hayden và Lynd để cùng đi theo y. Thật vậy, Herbert Aptheker đã biết rỏ Hayden từ “những ngày sôi nổi đó” khi y đã đến thăm căn phòng trong chung cư của Hayden tại Ann Arbor  1300  – không trể hơn là tháng 5 năm 1964. Aptheker cũng có thể đã biết các thành tích của Hayden nhờ thông qua các hoạt động của con gái là Bettina trong Phong trào Tự do Ngôn luận (Free Speech Movement) dưới ảnh hưởng của Club DuBois tại Berkeley vào mùa thu và mùa đông năm 1964.
Herbert Aptheker  rất có khả năng đã từng gặp Hayden nhân nhiều cuộc họp khác mà do đó y biết rằng Hayden không chống Liên Xô mà cũng không chỉ đơn thuần ủng hộ Việt Cộng. Các lập trường của Hayden trong việc kịch liệt chống lại các kẻ chống Cộng chắc chắn cũng đã được biết đến kể từ các cuộc tranh luận trong tháng 6 năm 1962 khi SDS được sáng lập tại Port Huron.
Nếu Aptheker và Bắc Việt mà đã muốn tìm kiếm một phát ngôn viên đáng tin cậy thì quả Tom rất xứng đáng. Cho dù do quá trình loại bỏ hay kiểu đánh giá về tích cực, trong việc này thì Bắc Việt đã chấp nhận các thiện ý của Aptheker về những  thành quả của Hayden.
Hayden và Lynd đã có thái độ rất quỵ lụy. Gitlen nói, “… trong số thư từ của Paul Potter, tôi tìm thấy điều ghi chú này: “Staughton và Tom đã … rất là tương đồng  … họ có thể chỉ trích Bắc Việt cho tới một mức nào đó .. .[Chúng] sợ rằng Bắc Việt  … sẽ hiểu sai bất kỳ lời chỉ trích nào… mà sẽ làm giảm một cách trầm trọng các khả năng liên lạc tương tự trong tương lai . “  1301
Thật vậy, Hayden và Lynd đã hoàn toàn tôn vinh bọn mời chúng đến.
Trong tờ The Other Side, chúng đã viết, “Chúng tôi đoán là các cuộc họp hành kiểu Mỹ  thời thuộc địa và các cuộc họp hành thôn làng Việt Nam hiện nay, hay các liên đoàn nông dân Á châu cùng  các nghiệp đoàn lãnh canh Black Belt đều có  nhiều điểm chung, đặc biệt là khái niệm về một nền ‘cơ sở’ hay ‘từ gốc rễ’. Chúng đã nhận ra được ” các khả năng cho một chủ nghĩa xã hội thực sự. “  1302
Tài Trợ
Việc tài trợ chuyến đi Hayden vào năm 1965 có vẻ khá mơ hồ và bất hợp pháp.1303  Trong tờ Reunion, Hayden viết rằng “nhiều ủng hộ viên tự do của NCUP” – (Dự án Newark Cộng đồng Đoàn Kết  – Newark Community Union Project)   1304 đã cung ứng 1.000 USD để tài trợ cho chuyến đi ba tuần tới Bắc Kinh và Hà Nội. Hayden đã rất cẩn thận không đề cập đến bất kỳ tài trợ nào từ Hà Nội trong hồi ký của mình. Tương tự như vậy, các tường thuật của tờ New York Times  vào năm 1965-1966 đã nói là chuyến đi đã được “tư nhân tài trợ” và “bảo trợ” bởi một ấn phẩm có tên gọi là  Báo cáo Việt Nam (Viet Report) 1305  “Tiền trang trải cho chuyến đi của chúng tôi là của riêng của chúng tôi hay do từ các quà tặng hoặc cho vay của bạn bè cá nhân,” Lynd và Hayden tuyên bố trước khi họ ra đi. 1306
Tờ Báo cáo Việt Nam (Viet Report)  khó có thể là nguồn tài trợ cho chuyến đi chơi kéo dài trong ba tuần của cả ba người. Loan báo trong tháng 5 năm 1965 và xuất bản lần đầu trong tháng 7 năm 1965, Báo cáo Việt Nam  đã là một “bản tin khẩn cấp …  thời chiến.” Kể từ khi Báo cáo Việt Nam  được in ra rất đẹp nhưng giá lại rẻ,1307  thì tờ này đã được giúp tiền bởi nhiều tình nguyện viên, nhà in và / đóng góp, và chắc chắn là thiếu khã năng để tài trợ cho một chuyến đi như vậy. Tuy nhiên khi tự cho mang bộ mặt khoa bảng (với nội dung thân Việt Cộng)   và nhắm vào các buổi dạy tại chổ của đại học (college teach-ins)  1308  và khi có được Staughton Lynd trong Hội đồng Tư vấn , 1309  Báo cáo Việt Nam  đã rất nhanh đứng ra đại diện cho một nhà tài trợ bề ngoài có vẻ đáng kính để phát hành một bản báo cáo cuối cùng về chuyền đi của bộ ba đi Hà Nội, Prague, Moscow và Bắc Kinh.  1310  Không thể có việc tài trợ này. 1311  Báo cáo Việt Nam  ngày nay chỉ còn tồn tại trên một vài danh sách về sử của “các ấn phẩm chui.”  1312
Ba năm sau đó, Hayden đã thừa nhận rằng Bắc Việt đã trả tiền cho hầu hết các chuyến đi du lịch, bao gồm chỗ ở và thức ăn từ Tiệp Khắc cho tới mãi Moscow, Bắc Kinh và Hà Nội.  1313   Một chuyến du ngoạn quả khá đắt tiền. Vì vậy, cả bọn bạn bè “tự do” và cả Bắc Việt đã chia nhau trả tiền cho chuyến đi. Và, dĩ  nhiên, với tư cách là một viên chức cao cấp CPUSA, Hubert Aptheker quả đã có thể chấm mút số tiền 1 triệu 3  đô la Mỹ mà Liên Xô mỗi năm cung cấp cho  CPUSA qua trung gian của Morris Childs, nhân viên FBI  vào nằm được trong CPUSA.  1314
Tuy nhiên cả các bài báo trên New York Times vào năm 1965 hay  tờ Reunion của Hayden vào năm 1988 đã nói lên được sự thật. Việc Cộng sản trả tiền chính đã là lý do khiến một số người khác  từ chối lời mời gọi của Bắc Việt đi Hà Nội và cũng từ chối luôn mọi đề nghị sau đó.
Bộ Ba của Hà Nội – Aptheker, Lynd và Hayden
Bạn đồng hành của Hayden đã là những tên cộng sản nổi tiếng từng  tự đề cao như tay lãnh tụ CPUSA Herbert Aptheker  và giáo sư Staughton Lynd. Năm 1988, Hayden đã nói về Aptheker  như là một lý luận gia Mác-xít cũng như là một tay Cộng sản. Hayden đã nói về Lynd như là một Quaker và không là một người cộng sản.  1315
Thành tích “không cộng” của Lynd có vẻ mơ hồ hơn là rỏ ràng.
Staughton Lynd, một kẻ từng ngưỡng mộ Trotsky, đã là một thành viên của Câu lạc bộ John Reed từng chịu ảnh hưởng của Cộng sản tại Đại học Harvard, đã là một thành viên của Câu lạc bộ Dubois WEB  do Đảng Cộng sản Mỹ thành lập,  đã là một thành viên của CPUSA  American Youth for Democracy (đã bị xóa sổ), đã là một tay gây quỹ của  National Guardian  và một tên viết cho tờ Liberation chủ hòa và Báo cáo Việt Nam1316  Ít ra thì Lynd cũng chỉ là một học giả Mác-xít mà đã ráng Mỹ hóa chủ thuyết Marx bằng cách viết về chủ nghĩa lý tưởng không tưởng của các thí nghiệm công đồng tại Mỹ.
Staughton Lynd cũng là một người Quaker và tự phong là người chủ trương hòa bình đã lại bị ngỡ ngàng khi người bạn thân của y là Norman Morrison đã tự thiêu chết trước Lầu Năm Góc để phản đối chiến tranh Việt Nam. Vào cuối tháng 9, Lynd đã thuyết trình tại một đại học tên Rutgers Iniversity và đã cáo buộc Mỹ ném bom đánh phụ nữ và trẻ em Việt Nam.
Với Aptheker thì rất là rỏ ràng: y là một tên trung thành tận tụy với chủ thuyết cộng sản bảo trợ bởi Liên Xô.
Trong phần “nói về – forward” của bài viết Sứ mệnh đi Hà Nội  của Aptheker , Tom Hayden đã gọi Aptheker là “một người đàn ông của thế kỷ” và dường như đồng ý với các phân tích về chủ nghĩa Mác-Lênin của Aptheker. “Người đàn ông thế kỷ” của Tom, Aptheker, đã theo gợi ý của Liên Xô để kịch liệt bênh vực các tên điệp viên cốt lõi Julius và Ethel Rosenberg – chỉ sau khi lặng câm chờ đợi trong hai năm cho tới khi Liên Xô ra lệnh cho  CPUSA phải làm như vậy. 1317  Trong nhiều năm Aptheker đã nằm trong Ban chấp hành Đảng Cộng sản Mỹ. Uỷ ban Hạ Viện về các Hành Vi Chống Mỹ HCUA sau đó đã hỏi Hayden là có phải chăng tờ New York Times đã được yêu cầu làm giảm vai trò của tên Cộng sản Aptheker trong việc tổ chức chuyến đi Hà Nội và đẩy mạnh tư cách phát ngôn nhân của y trong bộ ba cánh tả với báo chí.
Đa số tường trình đương thời của New York Times đều chú tâm vào Staughton Lynd và hầu như không đề cập gì đến Aptheker, người mà Times thường xuyên mô tả như là “Giám đốc của Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác.” Điều này thực sự có thể là cách đền đáp được “độc quyền” tường thuật chuyến đi Hà Nội.  1318
Chóp Bu trong số Người Đồng Đẳng
Trong mọi hoàn cảnh thì rất rỏ ràng là Bắc Việt đã rất kỷ lưỡng trong việc lựa khách mời đến Hà-nội – Aptheker, Lynd và Hayden.
Theo tờ The People’s World  ngày 1 tháng giêng năm 1966, trước khi bộ ba của chúng ta đi, thì chỉ có bốn người Mỹ (không xác định được) là đã từng đến Hà Nội.  1319 Bốn kẻ duy nhất mà lời nói đã được phát thanh  qua Đài Hà Nội trước  chuyến đi của Hayden là Robert Williams, Cecil Clarence Adams, Leo Taylor và Margaret (Randall). 1320  Trong tháng 8 một nhóm của Du Bois Club đã đến thăm Hà Nội. Như chúng ta đã thấy, một năm trước chuyến đi của Hayden, năm người Mỹ khác đã tham dự một Hội nghị Quốc tế Đoàn kết với Nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược và cho Việc Bảo vệ Hòa Bình. Bọn Mỹ đến Hà Nội đã là: Robert Williams của Phong trào Hành động Cách mạng (Revolutionary Action Movement) , một người cộng sản da đen và bốn tên cộng sản theo  chủ nghĩa Mao từng bênh vực và tham gia trong phong trào Bước Tiến Đại Nhảy Vọt của Mao và Cách mạng Văn hóa – Sidney Rittenberg, Frank Coe, 1321  Worthy William và Anna Louis mạnh. 1322
Do đó, tương đối lúc cuộc chiến tranh mới bắt đầu, vào  năm 1965 Tom Hayden đã  là một trong một số ít người Mỹ mà đã từng đi hay thậm chí đã có tiếng nói phát thanh đi từ Bắc Việt. Trong kiểu viết lại lịch sử mà bọn tả phái rất rành nghề, hai mươi năm sau thì Hayden đã kể lại hoàn toàn khác hẳn.
Ngày 19 tháng 6 năm 1986, Văn phòng dân cử của y đã phân phối một thông cáo dài 19 trang cho các dân biểu khác trong quốc hội California mà lúc đó đang xem xét việc bải nhiệm y ra khỏi Quốc hội vì lý do cổ xúy “… hỗ trợ một chính phủ ngoại quốc chống lại Hoa Kỳ trong trường hợp có chiến tranh”. Bản này khẳng định: “Tom Hayden đã là một trong hàng trăm công dân Mỹ, từ các linh mục đến các nhà báo mà đã đến thăm Bắc Việt trong thời chiến tranh không được công bố.” 1323  Sau đó nhiều người cũng sẽ đi, nhưng Hayden đã dẫn đầu trong số các thành phần phi liên kết.
Vào năm 1965 đã không hề có  nhà báo Mỹ nào tại Hà Nội – mà chỉ có các ký giả Cộng sản của báo Pravda của Liên Xô, báo Cộng sản Pháp L’Humanité ‘ và tay cảm tình viên người Anh là James Cameron là đã được chào đón.
Trong tháng giêng năm 1965 biên tập viên của tờ San Francisco Chronicle Scott Newhall đã viết là James Cameron là một “chỗ dựa cho một số chương trình  công cộng mà các viên chức tại Hà Nội đã khai thác một cách rất khéo léo.” Tờ Time đã viết, ” Phóng viên Cameron chỉ là một phương tiện để Bắc Việt dùng để tuyên truyền. Y đã tuyệt đối xem Hà Nội y như Luân-đôn vào thời chiến lúc bị oanh tạc nặng nề trong khi mà Hà-nội thì vẫn chưa hề lãnh quả bom nào.” Aptheker sau đó có nhớ lại là thiệt hại của Hà Nội trong tháng chạp năm 1965 ” không hề giống “ các vụ dội bom của đồng minh trong Thế chiến II.  1324
Cameron đã gợi ý là chính oanh tạc cơ Mỹ đã gây nên hoàn cảnh phải hạn chế  lương thực. Thật vậy, ngay việc chính sách hạn chế  lương thực đã bị thiết lập từ năm 1954 cũng đủ để bác bỏ biết bao vô số là điều dối trá về Bắc Việt. 1325 Và năm 1966, James Cameron đã đạo diễn một bộ phim tài liệu dài 43 phút về cuộc sống hàng ngày tại Bắc Việt rất rỏ ràng với nhiều bằng chứng là đã bị kiểm duyệt và sửa chữa nội dung, phim ảnh cùng âm thanh bởi Bắc Việt . 1326
Lẻ dĩ nhiên, vào năm 1965, tổng số kiểm  kê về số các “linh mục” hay những kẻ  với đức tin phóng khoáng mà đã đến thăm Việt Nam là khá thấp. Các nhóm tôn giáo sẽ chỉ kéo nhau theo sau khi Tả phái đã liên tục đưa ra ý tưởng rằng Bắc Việt- Việt Cộng có đạo đức hơn và rằng người Mỹ mới chính là những con quái vật bạo tàn trong thời chiến.
Hòa Bình, Tình Thâm-giao, Tình Huynh Đệ
Hayden sau đó đã viết:
Trong năm 1965, chúng tôi đã  những khách Mỹ đầu tiên của Ủy ban (Hòa Bình) …. Ủy ban Hòa bình là một tổ chức thường được sử dụng bởi các chính phủ Cộng sản nhằm phát triển mối quan hệ “anh em” với các phong trào hòa bình hay các quan khách tư nhân đến từ các nước khác.  1327
“Hòa Bình” và “Huynh Đệ” thật sự có nghĩa là gì?
Hội đồng Hòa bình Thế giới (World Peace Council) , Hội đồng Hòa bình Mỹ (U. S. Peace Council)  v.v.. . đều là những mặt trận của Liên Xô. Ủy ban Hòa bình Việt Nam (Vietnamese Peace Committee) , một chi nhánh của Hội đồng Hòa bình Thế giới (World Peace Council) cũng vậy, đều đã là một thành phần của Bắc Việt trong chiến lược đấu tranh bao quát nhằm chiến thắng trong chiến tranh cách mạng. Nhiều ủy ban hòa bình và đoàn kết khác nhau đã được coi là phần không thể tách rời của các hoạt động chính trị trong lòng địch ở ngoại quốc gọi là địch vận. Những hành động chính trị như vậy đã rất cần thiết cho chiến lược Bắc Việt nhằm dành chiến thắng trong lý thuyết về chiến tranh cách mạng của chúng.
Về phương diện tổ chức, Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền và Giáo dục Bắc Việt là Tố Hữu (1963-1975) chịu trách nhiệm Văn phòng Hoạt động Nước ngoài, cơ quan phụ trách tất cả các hoạt động tuyên truyền quốc tế. Những hoạt động tuyên truyền quốc tế này bao gồm việc liên hệ với các ủy ban khác nhau của ngoại quốc như là về hữu nghị, hòa bình cùng các ủy ban đoàn kết. Sau chuyến đi Hà Nội, Hayden, Lynd và Aptheker chỉ còn trích dẫn  có thơ của Tố Hữu, một tay tôn thờ Joseph Stalin, tên sát nhân tập thể và cũng là tên độc tài Xô Viết. 1328
Tố Hữu đã viết, “Sì-ta-lin! Sì-ta-lin! Tôi vui mừng xiết bao khi nghe con tôi biết được tên ông … Tôi yêu cha và mẹ của tôi, tôi yêu bản thân chỉ một . Nhưng tôi yêu ông tới mười lần! ” 1329 Theo lý thuyết đấu tranh của chiến tranh cách mạng, các kẻ tới Bắc Việt có thể được coi là “những người đang chống giặc Mỹ xâm lược ” trong cuộc đấu tranh chính trị thuộc chiến lược về chiến tranh cách mạng của họ .
Các mối quan hệ “Anh Em” không chỉ đơn thuần là “thiện chí” và “tương cảm” mà ta thường thấy có giữa những người bạn. 1330  ”Các liên hệ Anh Em” và các ủy ban hữu nghị đều đã chỉ dành cho các Đảng Cộng sản ngoại quốc với các tay  lãnh tụ đảng. Sự kiện này đã được SDS công nhận trong tháng 6 năm 1962 khi cho phép Jim Hawley, một tên cộng sản, đến quan sát đại hội của mình dù không có một “mối quan hệ huynh đệ” nào cả.
Do đó, việc Hayden sử dụng các từ “hòa bình” và “anh em” không chỉ là loại mật mã mà Quakers và khách du lịch thường dùng. Vậy thì “trước hết” Hayden muốn nói gì với hai chữ “anh em”?  Sau đó, Hayden đã nói: “Vâng, tôi có đi – Tôi đã là một khách đồng hành đi Hà Nội với [lãnh đạo CPUSA] Herbert Aptheker vào năm 1965.” 1331  Lynd thì cũng sẽ nói rằng họ “đại diện cho ba trắc nghiệm khác nhau về chính trị học xã hội chủ nghĩa ở Mỹ.”  1332
Sứ Mệnh tại Hà Nội
Tờ New York Times đã viết là chuyến đi nhằm “tìm kiếm sự thật cho . . . hòa bình.”  Một số người đã tin là Hayden, Aptheker và Lynd đã có một thỏa thuận bí mật với Bắc Việt để duy trì “các mối quan hệ huynh đệ” với CPUSA chứ không phải  với những người ủng hộ “hòa bình”  1333 Khi đọc các lá bài lật lên thì ta thấy ngay bàn tay kỷ luật Đảng . Đài Hà Nội đã cho Lynd tuyên bố: “Chúng tôi đã biết thêm nhiều so với trước đây rằng chính sách của Mỹ tại Việt Nam là vô đạo đức, bất hợp pháp, và phản dân chủ”  1334  Đó có phải chăng là đi “tìm hiểu thực tế” cho “hòa bình” với các “nông dân” như theo lời tường thuật của tờ New York Times ? Khám phá đầu tiên của đám khách đi này của chúng ta đã là gì?
Hayden và Lynd đã viết khi bay vào Hà Nội thì chúng đã thấy “những cánh đồng được chăm sóc rất tinh-vi,“  bằng chứng của bản sắc Việt Nam. 1335  Chúng được chào đón tại sân bay bởi “những em bé gái … với hoa đang  vẫy chào” 1336   Khắp mọi nơi đều đã chỉ là hòa bình, hữu nghị và tình anh em.
Trong Other Side, 1337 Lynd và Hayden đã giải thích các hành vi tàn bạo của Bắc Việt vào giữa thập niên 50 khi đã giết chết không ít hơn số 32.000 người và sau đó khoảng 500.000 trong chính sách “cải cách ruộng đất” của họ – một hình thức cưởng bách tập thể hóa nông nghiệp. Lynd và Hayden đã rất mơ hồ khi nói tới  “các sự kiện năm 1956,”.  Chúng nói rằng “thời kỳ này” là chỉ một phần nối tiếp cuộc chiến tranh chống Pháp. Về mặt đạo đức chỉ là tương đương với “bạo lực … việc khủng bố của các lực lượng kháng chiến [phi Cộng]. ” 1338
 Đã không hề có những lời xin lỗi tương tự về việc giết người của Mỹ trong chiến tranh. Thật vậy, Hayden và Lynd với WSP trước đó, đã tố cáo Mỹ vi phạm các tội ác chiến tranh khi cố ý ném bom các làng dân sự. 1339  Họ giả bộ không hề biết trong bao thập niên Việt Cộng đã từng phát động những chiến dịch khủng bố và thủ tiêu các thường dân vô tội.
Hayden đã nói rằng y là “một trong những người đầu tiên phát hiện được bằng chứng là Chính phủ Mỹ đã ném bom các mục tiêu dân sự như sau này đã được xác nhận bởi tờ New York Times,” 1340 và rằng LBJ đã “gây ra chết chóc cho hàng triệu nạn nhân dân sự.” 1341  Trong tờ Reunion, Hayden nói rằng vào năm 1965, y đã thăm một trường mẫu giáo và một ngôi chùa bị dội bom ở Nam Định. 1342  Hayden và các tên hoạt động phản chiến khác mà thường được hướng dẫn đến Nam Định đã không bao giờ báo cáo rằng ngôi chùa này nằm sát một trung tâm chuyển hàng quan trọng – sông ngòi, đường sắt, bải chứa hỏa xa, kho trử hàng và bồn trữ dầu – nhằm phục vụ cho các nỗ lực chiến tranh của Bắc Việt. Aptheker có báo cáo chuyến thăm của chúng đến “một trong các ụ súng bên ngoài” Nam Định, nơi mà Tom và y đã được chụp ảnh. 1343 Các  trường Mầm Non và chùa không cần hệ thống phòng không nhưng lại là những phương tiện ngụy trang hữu hiệu cho việc đặt súng phòng không và hỏa tiễn SAM cũng như là kho nhiên liệu và đạn dược và lại càng là những phương tiện tuyên truyền ngàn vàng ngỏ hầu tố cáo các hành vi tàn bạo đối với thường dân vô tội.
Gặp Gở Các Tù Binh Chiến Tranh Hoa Kỳ
“Đồ ngủ áo tay dài, tối nay có gì đặc biệt đây,” người Bắc Việt đã báo hiệu cho Thiếu tá Ron E. Byrne, một tù binh chiến tranh Mỹ cùng bạn tù là Đại tá Larry Guarino. Đây là cách ông đã “đồng ý” để gặp các khách Mỹ. Byrne đã đi hơn  bốn giờ “và tôi quả thực rất lo … Khi ảnh trở lại thì anh ta hóan toàn kiệt quệ, cả thể xác lẫn tinh thần,”  Guarino nhớ lại như vậy.
Tù binh chiến tranh Byrne ngồi trên một cái ghế gỗ, trong khi bộ ba Mỹ ngồi sau ba cái bàn “chất đầy hoa quả và trà.” Họ thay phiên nhau nói chuyện với Byrne. Lynd, theo Byrne, nói rất ít, dường như có vẻ không thoải mái và có một chủ ý gì đó. Aptheker thì hỏi rất nhiều nhưng “bị dội” khi Byrne dường như gặp khó khăn để trả lời chúng trước mặt kẻ giam mình. Aptheker nói: “Đây không phải là nơi tốt nhất để nói chuyện … dài.” Byrne cho biết về Aptheker, “Y ta không quá mức khắc nghiệt … cũng như y ta không tàn nhẫn khi phê bình …”
Trong khi đó thì Hayden về phương diện khác lại là “tay đầu nậu”.  Bắc Việt vẫn xem phi công bị bắn rớt “không phải là tù binh chiến tranh nhưng là bọn phạm hình bị bắt giữ.” Tom Hayden cũng chủ trương như vậy. Tù binh chiến tranh Byrne nói với Guarino rằng Hayden “… đã rất hung dữ với tôi, đã không chịu bỏ qua, đã cố để gài cho tôi phải chấp nhận là chúng ta là những tội phạm, những kẻ đang tham dự một cuộc chiến tội lổi! Tôi đã cố gắng hết sức để tránh nói bất cứ điều gì có tính cách nhận tội , nhưng y cứ đeo đẳng tôi một cách không thương tiếc. Tôi chỉ còn cầu nguyện Thượng đế giúp tôi qua cơn này để làm sao mà sau đó bọn Việt đừng tra tấn tôi .”
Sau đó tù binh chiến tranh Byrne đã nói về Hayden: “Y tự giam mình trong hận thù … Y thù ghét tất cả mọi giá trị nền tảng của Mỹ … Y thù ghét tổ chức quân đội của chúng ta … Thù ghét hệ thống chính trị của chúng ta.” Byrne đã kết luận: “Y là một tên nguy hiểm … Y là một tên bệnh hoạn đầy cay đắng và y làm tôi khùng điên lên tới mức tôi gần tới mức sẽ nôn mữa vô thẳng mặt y .”
Hayden đã không đề cập đến lần y thẩm vấn tù binh chiến tranh Ron Byrne trong bất kỳ tác phẩm nào của y.  1344
Cách thẩm vấn của Hayden phù hợp hoàn hảo với kiểu chiến tranh chính trị của Hà Nội. “Một trong những trách nhiệm của Binh vận là thâm nhập và tuyển dụng từ số tù binh chiến tranh để tiếp tục lũng đoạn công luận ở Pháp và Mỹ … Các hoạt động về chiến lược lâu dài đã được soạn ra để bao gồm luôn các cá nhân hầu phục vụ lý tưởng cộng sản sau khi được thả về lại đơn vị củ và quê hương của họ “.  1345
Và dĩ nhiên là mong muốn để lấy được tin tình báo quân sự từ các tù binh chiến tranh. Một báo cáo của CIA từ Sài Gòn cho biết:
Khởi đầu với chuyến thăm Bắc Việt năm 1960  của tay Phó Giám đốc KGB và bắt đầu đào tạo chuyên viên bởi KGB, Bộ Công an đã duy trì liên lạc chặt chẽ nhưng có kiểm soát với KGB Liên Xô … (và) … Bộ Công an Cộng sản Trung Quốc …  đã trao đổi thông tin với nhau. (Bình luận từ hiện trường …  Nguồn … đã nhận dạng được các viên chức MPS  núp bóng tại toà Đại sứ Bắc Việt ở Lào và Cam-pu-chia mà đã từng thường xuyên liên lạc với các viên chức Đại sứ quán Liên Xô và Trung Quốc … “  1346
Và “Bắc Việt . . . đã cung cấp các nguồn tin của KGB về những phi công Mỹ . . . và . . . những yêu cầu tình báo đặc biệt từ Liên-xô và Trung Cộng. 1347
Yết kiến Phạm Văn Đồng, Lê Duần, Hà Văn Lâu
Tuy là Tom Hayden đã muốn ở lại Việt-nam, 134mấy 10 ngày sống tại Hà-nội để “phỏng vấn nông dân” và được các em bé gái chào tặng hoa trong một môi trường không tưởng xã hội chủ nghĩa thì cũng phải chấm dứt.
Rồi thì cũng phải tới giờ làm việc với Thủ tướng Phạm Văn Đồng, với viên Đệ Nhất Bí thư của Ủy ban Trung Ương (Cộng sản) Bắc Việt , Lê Duẩn, tay tổng chỉ huy bí mật của Việt cộng tại miền Nam Việt Nam và cũng như là họp với một đại tá tên là Hà Văn Lâu nào đó.  1349
Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã gặp gỡ bộ ba trong một giờ đồng hồ. Đồng đã nói với chúng rằng Việt Nam muốn Mỹ rút quân và chấm dứt dội bom trước khi có thể đàm phán.
Khi được hỏi việc rút quân Mỹ sẽ có thể dẫn tới việc rút quân của Bắc Việt khỏi Nam Việt hay không thì Phạm Văn Đồng đã trả lời: “Cái gọi là sự hiện diện của các lực lượng Bắc Việt (Cộng hòa Dân chủ Việt Nam) ở miền Nam Việt Nam chỉ là một huyền thoại do đế quốc Mỹ tưởng tượng ra… “
Khi được hỏi về một chính phủ liên hiệp cùng việc thống nhất đất nước, Đồng đã nói rằng một liên minh là “một vấn đề nội bộ” và thống nhất đất nước sẽ có nghĩa là  chỉ “bằng những phương tiện hòa bình”.  Nhóm “American Peace Fighters”  đã đòi hỏi câu trả lời cho việc cáo buộc là Mặt Trận Giải Phóng Quốc Gia NFL, tức là “Việt Cộng” chỉ là một công cụ của miền Bắc. Phạm Văn Đồng cũng gọi đó chỉ là  “một sáng kiến thấp hèn.”
Hầu như tất cả những gì Đồng đã thốt lên đều gian dối. Thật vậy, “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam NFLSV là đại diện chân chính duy nhất của nhân dân miền Nam Việt Nam.”  1350  Đồng đã rất hùng biện hỏi  ”Việc tấn công [Johnson] hòa bình có nghĩa gì? Để lấy lòng dân. ” Johnson đã không hề muốn hòa bình.
 Chúng lại trải qua hai giờ với Đại tá Hà Văn Lâu mà đã nói  “… đặc biệt (về) những khó khăn chính trị, ngoại giao và đạo đức cùng tình trạng cô lập của chính phủ Mỹ …” Và về tính cách vô nhân đạo của người Mỹ quả là một vấn đề. “  Liệu chăng các cuộc biểu tình cũng không thể nào ngăn chặn việc sử dụng bom napalm …? “  1351  Các hình của chuyến đi đã cho thấy những ghi nhận như “… vũ khí … súng ống  … dây mang đạn” nhưng lại đã không nói gì tới một kho vũ khí lớn của súng phun lửa napalm do Trung Cộng  sản xuất.
Tháng chạp năm 1965, Hồ Chí Minh đã cho biết, “Chúng tôi nồng nhiệt chào đón … giới thanh niên … đã tỏ long sẵn sàng đến Việt Nam và cùng chúng tôi chống giặc Mỹ xâm lược.”  1352
Tuy nhiên, người dân Mỹ không hề chấp nhận những lời mời như vậy. Vào ngày 9 tháng  giêng năm 1966, một cuộc thăm dò Gallup cho thấy hầu hết người Mỹ vẫn diều hâu hay không biết gì về cuộc chiến. Họ muốn nói với Tổng thống “Hãy tăng cường những nỗ lực của chúng ta tại Việt Nam” hoặc muốn hỏi “Tại sao chúng ta đang chiến đấu tại Việt Nam?” nhưng họ không hề yêu cầu Tổng thống rút ra khỏi Việt Nam.  1353
Hayden, Aptheker và Lynd đã tìm cách làm vui lòng Hồ và đã muốn khiến đồng hương của mình bênh vực lập trường của Hà Nội.
Roger Canfield
Lê Bá Hùng chuyển ngữ với sự chấp thuận của Tác giả
*****
1277  Về các nạn nhân Tiệp Khắc, đọc Callum MacDonald, The killing of SS Obengruppen Fuhrer Reinhard Heydrich. N. Y: Macmillan năm 1989.
1278  Số ngày theo CIA, 15 tháng 11 năm 1967, trang 17
1279   Paul Hollander, Political Pilgrims, trang 316 ghi chú 141, trang 293 ghi chú 44 do Hayden và Lynd viện dẫn, The Other Side. Đọc thêm : Todd Gitlen, The Sixties, trang 260-261 về những báo cáo thuộc The Other Side.
1280   Yang Jisheng, Tombstone viện dẫn trong Anne Applebaum, “When China Starved,” Washington Post, 12 tháng 8 năm 2008, A13.
1281   Mark Moyar, “Why the Americans Fought in Vietnam,”  trong Joachim Le Tinh Thong, (ed.), The Missing Pieces in the Vietnam War Puzzle, the Vietnamese-American Nationalist in Diaspora, Westminster, 28 tháng 4 năm 2010, trang 34.
1282   Jung Chang và Jon Halliday, Mao: The Unknown Story, New York: Alfred A. Knopf, 2005, ghi chú tại trang 575.
1283   Hãng Thông Tấn Agence France Presse (French Press Agency) đưa tin ngày 4 tháng 4 năm 1995 về việc Chính Phủ Việt Nam công bố các con số tử và thương vong trong cuộc chiến Việt Nam. 1,100,000; Tucker, Spencer, Encyclopedia of the Vietnam War, 1998; Official VN [1954-75]: 3 tháng 4 năm 1995 AP; 30 tháng 4 năm 995 Washington PostHerald Sun, 5 tháng 5 năm 1995; Plain Dealer (Cleveland, Ohio), 1 tháng giêng năm 1996; Financial Times (London, England), 5 tháng 4 năm 1995; Xinhua News Agency, 3 tháng 4 năm 1995; UPI, 25 tháng 2 năm 1997. (5 tháng 11 năm 2004) tại http://www.rjsmith.com/kia_tbl.htmlvà http://users.erols.com/mwhite28/warstat2.htm#Vietnam
1284  Utopia in Power, trang 271 ghi chú 139
1285  Như trên, trang 386 ghi chú 105.
1286   Christopher Lasch, New York Times Book Review, 23 tháng 4 năm 1967 trang 18 nêu ra trong Hollander trang 482 ghi chú 44.
1287   Reunion. Trang 176-7
1288   HCUA, 1968, trang 2542.
1289  Oglesby cho Canfield biết năm 1989
1290  Herbert Aptheker, Mission to Hanoi, N.Y. International Publishers, 1966, trang 12.
1291   Xem: tường trình của Nanci Gitlin trong SDS Bulletin, Bộ  4, số 1, trang 9-10
292   Xem: Paul Booth, “Working Papers…Summer Projects”, bản đánh Stencil của SDS, N.D.[cuối tháng 4 năm 1965], không đánh số trang [5], do tác già đang nắm giữ.
1293  Todd Gitlin, “SDS Aid to North Vietnam? A Proposal for a Mission to North Vietnam.” Bản Tin SDS, Bộ 4, Số 1, tarng 2-4. (tháng 8 năm 1965).
1294  Hollander, trang 215 ghi chú 113, nêu ra trong Nigel Young, An Infantile Disorder?: The Crisis and the Decline of the New Left. London, 1977, trang 309; Hollander, trang 468 viện dẫn Carl Oglesby (ed.) The New Left Reader. N.Y., 1969, trang 223.
1295   ”Carl Oglesby On Vietnam”, SDS Bulletin Bộ 4, Số  1 (tháng 8 năm 1965), trang 8-9.
1296   James W. Clinton phỏng vấn Herbert Aptheker, tháng 11 năm 1990, trang 114, trong  James W. Clinton, The Loyal Opposition: Americans in North Vietnam, 1965-1972, Niwot: University Press of Colorado, 1995, trang 14.
1297  Zaroulis và Sullivan, Who Spoke Up… trang 66; Oglesby bác bỏ là mình từng được mời đi Hà-nội và nói là mình không biết là Newfield- Hayden đã từng tuyên bố như vậy. Tác già tin Oglesby hơn. Ký giả John Corry cũng nói là một tân lãnh tụ Tân Tả không xác định được danh tính đã chấp thuận và sau đó đã rút lui để tránh gây cho tổ chức của y bối rối.
 1298   HCUA, (1968), trang 2542 tường trình cuộc phỏng vấn của Jack Newfield với Hayden trong  Village Voice.
1299   Aptheker, Mission… trang 12.
1300   Aptheker, People’s Daily World, 6 tháng 8 năm 1989
1301   Gitlen, trang 261
1302   Gitlen, trang 260
1303   Nhóm Phản đối cuộc chiến Iraq Global Exchange đã có thu nghập chiếu theo tờo khai năm 2004 IRS Form 990, đổ đồng hơn $7,000,0000 trong mấy năm gần đây. Cuối cùng là trên $4,000,000. Nhóm nàu cũng chỉ khai trình tài sản lợi tức từ tiền hội viên đóng góp, các chuyền đi chơi và bán sách.
1304  Reunion, trang 176
1305  New York Times, 1 và 10 tháng giêng năm 1966.
1306   John Corry, “Yale Professor Is Visiting Hanoi.” bản cắt từ báo không truy nguyen được, vào độ 28 tháng chạp na78m 1966
1307   50 cents mổi 30 trang và bán sĩ theo giá 15 cents mổi bản.
1308  Cùng với SDS, Ủy Ban American Friends Service, và Fellowship for Reconciliation đã phân phối tờ Viet Report.
 1309   Các kẻ khác mà đã cộng tác với Viet Report với tư cách cố vấn, chủ bút, nhà văn hay trong ban tham mưu đã là Carol Brightman, Robert S. Brown, Otto Feinstein, Robert Hagen, John McDermott, Stanley Millet, Martin Nicolaus.
1310   Viet Report, bộ 2, Số 1, tháng giêng năm 1966 trang 3.
1311  Xem: bản quay Stencil trong tháng hay 5 năm 1965 công bố tờ Viet Report  sắp ra mắt, kể luôn cà bản mục lục;  “Message of N.L.F. Intellectuals” trong số tháng 7; tháng 8 và 9 năm 1965, Viet Report; và một ấn bản gởi đi miển phí.  Các bằng chứng này là từ  Indochina Archives tại University of California ở Berkeley và trong bộ sưu tâp của Tân Tả thuộc Hoover Institute ở Stanford University.
1312   Nêu ra trong Violence and the Media, p.?  ; trong tiểu sử của Lynd biography; và trong Gettleman (ed.) 1985, trang ?
1313   HCUA, 1968, trang 2541-5.
1314   1958-1978  - $26 triệyu chia cho 20 = $1.3 triệu. John Barron, Operation Solo, Regnery 1996, trang 305.
1315   Reunion, trang 176
1316   Gannon, Bộ  I, trang  429-31.
1317  Cách Đảng CS Mỹ CPUSA biện hộ trể mãi đến hai năm sau cho cặp Rosenberg đã khiến cho nhiều người tin là do Cộng sản lúc đó đã đang cố chuyển dư luận thế giới qua một vấn đề khác – việc thanh lọc chống Do-thái cùng thủ tiêu những đảng viên gốc Do-thái trong đảng Cộng sản Tiệp (vụ Slansky). Xem : Ronald Radosh và Milton, The Rosenbergs, trang 348-349.
1318   Tường trình đầu tiên nhất có vẻ là của UPI vào ngày 28 tháng chạp năm 1965 về ngày thứ nhất của nhóm tại Hà-nội.
1319  Xem thêm: “Mission to Hanoi,” National Guardian, 1 tháng giêng năm 1966
1320  Xem: Foreign Broadcast Information Service, “Log of Statements Attributed to U.S. Citizens Which Were Broadcast by Hanoi Radio, 1965-71.”
1321   Điệp viên Cộng sản bị nhận dạng, Trevor Loudon và Cliff Kinkaid, 12 tháng 6 năm  2011.
 1322   Douglas Pike, Viet Cong trang 328 viện dẫn đài Radio Hanoi.
1323   Báo cáo của Hayden cho “các thành viên của Quốc hội” ngày 19 tháng 6 năm  1986, trang 1mà hiện tác giả đang có.
1324   James W. Clinton  phỏng vấn Herbert Aptheker, 14 tháng 11 năm  1990  trong James W. Clinton, The Loyal Opposition: Americans in North Vietnam, 1965-1972, Niwot: University Press of Colorado, 1995, trang 17.
1325   “Conduit in North Viet Nam,” Time Friday, 17 tháng chạp năm 1965http://www.time.com/time/printout/0,8816,834806,00.html
1326   Dan Pavlides, “Eyewitness…North Vietnam: Synopsis,” All Movie Guide tạihttp://tv.msn.com/movies/movie.aspx?m=36092&mp=syneyewitnessinnorthVietnam
 1327   Reunion, trang 184
1328   Tố Hữu do Đoàn Văn Toại viện dẫn, “A Lament for Vietnam,” New York Times Magazine,  29 tháng 3 năm 1981, trang 8 ; Ho Chi Minh, “U.S. Imperialists, Get Out of South Vietnam,” Vietnam Courier, (Hanoi), 15 tháng 4 năm 1965 trong Fall (ed.), trang 327.
1329   James Banerian và  the Vietnamese Community Action Committee, Losers Are Pirates: A close Look at the PBS Series “Vietnam: A Television History,”Phoenix: Tiếng Mẹ Publications, 1984, trang 156.
1330   Aptheker, Mission…  tại trang 16 diễn tả cảm giác này đối với Hayden và Lynd, nhưng lien hệ của họ có tính cách chính trị nhiều hơn là xã hội.
1331   HCUA, 1968,  trang 2498.
1332   Lynd, “Nhập đề” cho Mission của Aptheker , trang 10.
1333   Louis Harris, (Augusta, Ga.) Chronicle.  3 tháng năm 1968.
1334   New York Times, 12 tháng giêng năm 1966, L-6.
1335   Hayden và Lynd, The Other Side viện dẫn bởi Paul Hollander trong Political Pilgrims. N.Y: Oxford University Press, 1981, trang 271.
1336   Như trên, trang 356; Xem thêm Aptheker, Mission, trang 12 về hình ảnh tặng hoa khi đáp xuống phi trường.
1337   ”Phe bên kia” là từ mà Aptheker đã dùng trong Mission…  trang 15.
1338   Hollander, trang 424 ghi chú 69.
1339   Hayden và Lynd, The Other Side,  trang 225.
1340   Báo cáo của văn phòng Hayden cho các Dân biểu Quốc hội, 19 tháng 6 năm 1986, trang 1 mà tác giả hiện đang có.
1341   Diển văn của Tom Hayden tại Hofstra University, mùa Xuân 1985, trang 3 lặp lại toàn văn trong báo cáo gởi các Dân biểu Quốc hội California vào ngày 19 tháng 6 năm 1985, trang 16.
1342   Reunion, trang 190-1
1343   Aptheker, Mission  trang 47.
1344   Đại tá Larry Guarino, A P.O.W. Story: 2801 Days in Hanoi. N.Y: Ivy Books, 1990,trang 80-81; Aptheker, Mission pp. trang 50-53.
1345   Bell và Veith
1346   Bell và Veith
1347   Bell và Veith
1348   James W. Clinton phỏng vấn Herbert Aptheker, 14 tháng 11 năm 1990 trong James W. Clinton, The Loyal Opposition: Americans in North Vietnam, 1965-1972, Niwot: University Press of Colorado, 1995, trang 12, 17.
 1349   Aptheker, Mission trang 32; Hayden và Lynd, The Other Side; HCUA, 1968, trang 2543.
1350   Hanoi VNA International News Service, 28 tháng giêng năm 1966, các trích dẫn kể trong Rockroth,  trang 168-69. Mary Hershberger, Traveling… viện dẫn Viet-Report, các số tháng giêng và 2 đăng các bản sao chép những buổi họp tại Há-nội.
 1351  Aptheker, Mission, trang 32-33.
1352   Hồ Chí Minh, “U.S. Imperialists, Get Out of South Vietnam,” Vietnam Courier, (Hanoi), 15 tháng 4 năm 1965 trong Fall (ed.)  trang 327.
1353   Adam Garfinkle, Telltale Hearts: The Origins and the Impact of the Vietnam Antiwar Movement, NY: St. Martin’s Griffin, 1997, trang 15.

Nguồn:  http://www.chuacuuthe.com/2014/01/my-cong-19-ha-noi-hayden-aptheker-lynd/

Xem để biết bản chất của Cộng sản

 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét