SỐNG ĐỂ CHIẾN TRANH- CHẾT CHO HÒA BÌNH{19}
Tiếp theo...
Giải oan cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
Cho dù 30
năm, hay 100 năm đã qua, nếu chúng ta còn may mắn giữ được hơi thở, cũng
không thể nào quên được những kỷ niệm thương đau, uất hận của ngày nào,
năm nào cho quê hương thân yêu cuả chúng ta. Xin gưỉ đến quý vị một bài
viết của một người Mỹ , Ông Harry Noyes, người có cái nhìn...thiện cảm
về... ” Đoàn quân bại trận chúng mình”.Coi như một an ủi dù...quá muộn. Để
thương cho nhưng người bạn, những chiến hữu đã không được may mắn đọc bài
này.
Trong suốt quá trình chiến đấu để bảo vệ đất nước mình, Nam Việt Nam đã
thiệt mất một phần tư triệu binh sĩ trên chiến trường. Họ vóc dáng nhỏ
con, nói chuyện líu lo như chim hót, ưa thêm nước mắm vào mọi món ăn, và
thường hay nắm tay nhau. Không lạ gì lính Mỹ khi qua viễn chinh ở vùng
Đông Nam Á - hầu hết đều là trai trẻ, học thức bình thường, được rập khuôn
trong một xã hội quá cao ngạo và quá ít hiểu biết về những nền văn hóa
khác – khó lòng cảm thông được với những người chiến binh Miền Nam VN.
Điều đáng tiếc hơn nữa là nhiều cựu chiến binh lúc trở về lại đi gia nhập vào hàng ngủ của những nhóm gây rối, trốn lính và hoạt đầu chính trị để bêu xấu danh dự của một đạo quân nay không còn có thể tự đứng ra bào chữa được mình. Nhục mạ một đạo quân đã mạng vong trong chiến trận do nước Mỹ bỏ rơi là một hành vi đê tiện, không xứng danh là người chiến binh Hoa Kỳ.
Chắc một số người sẽ cho rằng đìều khẳng định của tôi là quá đáng. Vậy chứ tôi phải làm thế nào để bào chữa cho họ đây? Mọi người đều “cho” họ là một lũ bất tài, phản trắc và hèn nhát, phải như vậy không?
Không, hoàn toàn sai. Bài viết này sẽ trưng ra một vài chứng cớ hùng hồn để đánh đổ cái huyền thoại thô bỉ này, đồng thời cũng sẽ khảo sát xem do đâu phát sinh ra huyền thoại ấy.
Dĩ nhiên phải công nhận là quân lực Nam Việt không toàn hão. Người chiến binh của họ phải chiến đấu với những kẻ lãnh đạo tồi, những quân nhân hèn nhát, chịu đựng những cuộc khủng hoảng, những biến cố tai ương, bất lợi. Quân lực Mỹ ở Đông Nam Á cũng không hơn gì đâu.
Trên một số phạm vi như cơ cấu tổ chức, tiếp liệu, quản trị và lãnh đạo, quân lực Nam Việt thua bên phía Mỹ. Nhưng có ai trông mong gì khác hơn từ một quốc gia đang phát triển, mới vừa thoát khỏi ách thuộc địa lại phải lao đầu vào một cuộc chiến sinh tử với một quân thù hùng mạnh được cả một khối Cộng Sản hỗ trợ?
Thực tế mà nói, những nhược điểm của Nam Quân cũng hệt như của quân Mỹ thời chiến tranh Độc Lập của Hoa Kỳ (American War of Independence) , dù rằng nước Mỹ hồi cuối thế kỷ thứ 18 có nhiều điểm thuận lợi như: cái qui mô của cuộc Chiến Tranh Cách Mạng (Revolutionary War) nhỏ hơn và dễ chi phối hơn; quá trình thuộc địa Hoa Kỳ đã giúp hình thành được những chính quyền tự phát địa phương, cho phép đất nước này hun đúc nên những vị lãnh tụ tài ba thật sự; quân Anh không quá ngoan cố như quân BV; và quân đồng minh Pháp thời bấy giờ đã không bỏ rơi nước Mỹ non trẻ như kiểu người Mỹ bỏ rơi Nam Việt Nam.
Nhưng dù sao chăng nữa, cơ cấu tổ chức, tiếp liệu, quản trị và ngay cả lãnh đạo đi chăng nữa vẫn chưa phải là những phẩm chất để dựa vào đó mà phỉ báng quân lực Nam Việt.
Có hai câu hỏi đánh động đến đề tài tranh cải. Phải chăng người chiến binh Nam Việt thiếu chí khí, lòng quả cảm, sự can trường và lòng ái quốc mà người Mỹ đã nêu ra trong lời miệt thị và gán lên đầu họ mọi trọng tội vì đã đánh mất cái giá tự do của vùng Đông Nam Á? Quân Mỹ có khá gì hơn đồng minh của mình để dám khinh khi họ như vậy? Trả lời cho cả hai câu hỏi, tôi xin trân trọng khẳng định là “Không!”
Chứng cớ quá rõ ràng. Trận Tổng Công Kích Tết 68 coi như sẽ đập tan được ý
chí chiến đấu của Nam Việt. Thay vì bỏ cuộc, quân NV đã kháng cự mãnh liệt
và hữu hiệu: không một đơn vị nào tan rã hay tháo chạy. Ngay cả cảnh sát
cũng chiến đấu, họ đương đầu với quân chính qui đối phương trang bị bằng
vũ khí hùng hậu với chỉ bằng những khẩu súng Colts. Dựa theo báo cáo, sau
trận này số người xin đăng lính cao đến nỗi chính quyền của quốc gia này
phải đình hoản bớt việc thu nhận thêm tân binh.
Trong cuộc Tổng Tấn Công năm 72, quân trú phòng NV bị vây hãm tại An Lộc
đã giữ vững được vị trí của mình trước một lực lượng ghê gớm của quân thù
cả về người lẫn hỏa lực kinh hồn của đại pháo và hỏa tiễn. Sau trận này
tôi được tiếp xúc với một cố vấn Mỹ để nghe tường thuật lại mẫu chuyện một
tiêu đội lính NV trong vùng được cử công tác thanh toán ba chiến xa, đã
hành động như thế nào. Họ chu toàn nhiệm vụ hạ được một chiếc, rồi quyết
định tìm cách bắt sống hai chiếc còn lại. Theo tôi nhớ thì họ chộp được
một chiếc còn một chiếc bỏ chạy, thế là mấy người lính chạy bộ rượt theo
đến cuối đường. Việc thi hành thượng lệnh của mấy người lính này có thể
không đúng tác phong quân kỷ, nhưng lối hành xử cho thấy tinh thần chiến
đấu cao và thế chủ động mà mọi binh sĩ NV đều có. Dĩ nhiên điều tôi kể
chưa đủ để bào chữa được cho lời tố giác tội hèn nhát.
Để minh chứng hơn, hãy nhìn vào Nam Việt Nam ở thời điểm cuối cùng vào năm 1975 khi đất nước này đang trong tình trạng tuyệt vọng khi biết rõ Mỹ không ra tay cứu giúp nữa (cả nhiên liệu lẫn đạn dược). Thế mà một đơn vị NV tầm cở một sư đoàn đã cầm chân được bốn sư đoàn BV trong suốt hai tuần giao tranh ác liệt tại Xuân Lộc. Chỉ riêng một trận này thôi sự anh dũng còn nổi bật hơn bất kỳ một chiến công nào có thể tìm thấy trong chiến sử Hoa Kỳ. Quân NV sau đó đành phải lui binh vì không quân của họ không còn bom để yểm trợ chiến đấu.
Có lần tôi xem được một phim tài liệu truyền hình do một phóng viên người Úc quay tường thuật về cuộc chiến. Khác với các phóng viên HK, anh ta dành hết thời gian bên cạnh các binh sĩ NV. Anh ta ghi rõ tinh thần chiến đấu của Nam quân bằng những thước phim của mình. Anh còn kể rằng anh từng ghé qua một làng do địch kiểm soát và nghe nói lại rằng lính CS còn sợ lính NV hơn cả lính Mỹ. Lý do chính là lính Mỹ bao giờ cũng ồn ào, nên khi nào lính Mỹ đến là họ biết ngay. Chỉ vậy thôi thì có gì họ phải kinh sợ nếu quân NV không là những chiến binh nguy hiểm.
Tuy vậy, chứng cớ quan trọng nhất chứng tỏ ý chí chiến đấu của quân nhân Miền Nam đến từ hai sự kiện hiển nhiên, những sự kiện vốn thường hay bị lãng quên hoặc che dấu để che đậy sự thất bại của người Mỹ ở Việt Nam.
Sự kiện thứ nhất: Chiến tranh VN đã khởi sự đâu đó bảy năm trước khi lực lượng chính của Hoa Kỳ đổ đến và sau đó lại tiếp tục thêm chừng năm năm sau khi quân Mỹ rút ra. Trong khoảng đó phải có ai đó đang chiến đấu mà kẻ đó là người Miền Nam chứ còn ai khác hơn.
Sự kiện thứ hai: Quân đội NV thiệt mất một phần tư triệu binh sĩ trên chiến trường. Theo tỉ lệ dân số thì tương đương hai triệu lính Mỹ chết (một con số gấp đôi tỗn thất của Mỹ trong tất cả các chiến tranh gộp lại). Cho rằng người ta không chịu chiến đấu thì sao họ lại chết nhiều như vậy.
Vậy thì do đâu mà NV phải chịu mang tai tiếng xấu?
Dĩ nhiên có lúc họ tỏ ra bất tài và hoảng loạn. Lính Mỹ cũng vậy thôi. Tôi biết một câu chuyện qua một đơn vị trưởng pháo binh HK rằng khi hay tin đại đội bộ binh bảo vệ mình bị địch đánh tan tành, các pháo thủ đâm hốt hoảng bắn loạn xạ khiến đám quân yểm trợ này hoảng loạn chạy có cờ giữa hai lằn đạn.
Một biến cố đơn thuần đó không thể đem ra mà gán cho cả quân lực HK là hèn nhát thì thỉnh thoảng có sự tan hàng của người đồng minh của nước Mỹ cũng không có nghĩa là tất cả chiến binh Miền Nam là hèn. Thế mà có kẻ lại suy nghĩ như vậy, qua cách nói bởi một số cựu chiến binh, bởi những chính trị gia muốn bào chữa cho một chính quyền Mỹ đã để cho Nam VN bị suy vong.
Sự thật được minh bạch hơn qua mẫu đối thoại sau đây phát xuất từ hai thế kỷ trước, khi một phụ nữ Anh hỏi viên công tước xứ Wellington rằng lính Anh có bao giờ bỏ chạy trên chiến trường không.
Viên công tước đáp, “Ngoài chiến trường người lính nào cũng có bỏ chạy cả, thưa bà.”
Một nghiên cứu qua loa trong quân sử cũng xác minh được điều này. Những trận đánh thời Nội Chiến (Civil War) cho thấy sự can trường lẫn sợ hãi liên tục khi lên khi xuống, cả những đơn vị phe Confederate lẫn Union thoạt đầu xông pha rất hăng hái, sau đó co cụm lại rồi bỏ chạy trước hỏa lực kinh hồn trước khi tập hợp lại tiếp tục chiến đấu. Chưa có đạo quân nào tự cho mình có nhiều hành động hy sinh anh hùng bằng hai đạo quân này, tuy nhiên họ cũng có lúc chạy tán loạn nơi một chiến trường quá đẫm máu.
Văn sĩ S. L. A. Marshall mô tả sự hoảng hốt bỏ chạy của một đơn vị bộ binh HK thời Đệ Nhị Thế Chiến khi quân cảm tử Nhật vừa tấn công vừa hò hét. Đơn vị thứ hai nằm lại quyết chiến và nhanh chóng tiêu diệt hết đám quân Nhật (chừng 10 tên) và vở lẽ ra là đa số bọn chúng không có võ khí.
Nếu sự việc tương tự xảy đến với một đơn vị Nam Việt, những tên tự xưng là học giả uyên thâm lập tức ra rả lập đi lập lại rằng ấy là chứng cớ rành rành về hành động khiếp nhược của quân đội Miền Nam.
Tại sao vậy? Chúng ta ắt đã ngầm có câu trả lời rồi. Mọi sự còn tùy là cái quân đội đó thuộc chủng tộc gì, nói thứ ngôn ngữ nào. Sự thật đốn mạt là cái quân đội Nam Việt phải chịu mang tai tiếng xấu bắt nguồn từ lòng kỳ thị chủng tộc lẫn tinh thần sô-vanh nước lớn của người Mỹ.
Tôi xin tự minh chứng về khuynh hướng bóp méo sự thật vốn tràn lan rộng khắp. Lúc vừa mới đặt chân đến Nam VN vào tháng Sáu năm 1969, lập tức tôi được chứng kiến những trường hợp bày tỏ thái độ ngu dốt và khinh miệt của một số người Mỹ dành cho người dân cũng như quân đội quốc gia này.
Các binh sĩ Mỹ trắng cũng như đen, luôn cả những người trong các dịch vụ thuộc dân sự như truyền thông báo chí thẩy đều như nhau. Thái độ căm ghét này dành cho xứ sở cùng dân tộc VN kinh khiếp thay lại có một sức mạnh truyền nhiễm kinh hồn.
Một viên đại úy Mỹ tôi được biết có trình độ tốt nghiệp đại học về ngành điện ảnh từ một trường có tiếng tăm (coi như họ được đào tạo để có cái nhìn chuyên môn hơn người thường). Có lần anh ta sau công tác tạm thời ở Thái Lan trở lại VN đã hết lời ca ngợi dân Thái.
“Dân Thái người ta họ cho con đi học đàng hoàng,” anh ta nói, “khác với tụi nhỏ con của người Việt ở đây”. Khi tôi chỉ cho anh ta thấy không đâu xa mà ngay kế bên căn cứ còn có một trường học thì anh ta ngạc nhiên nhưng không hề tỏ ra ân hận về nhận xét của mình. Hằng trăm trẻ nhỏ trong đồng phục quần xanh áo trắng cắp sách đến trường mỗi ngày mà bất cứ ai có mắt đều nhìn thấy. Vậy mà tên làm phim này lại không.
Chua chát thay, dân VN vốn quí trọng sự học còn hơn dân Mỹ, họ đã nâng trình độ người đi học từ 20 lên đến 80 phần trăm dù chiến tranh đang dày xéo chung quanh (dù ngay cả các giáo viên vẫn thường xuyên bị sát hại bởi đối phương). Vậy mà vẫn còn bị tên làm phim này gán cho cái tội là một xứ sở không trường không lớp.
Vì phải viễn chinh nơi một xứ sở xa lạ, xa gia đình, người Mỹ này đã tự hun đúc cho mình một lòng thù ghét đất nước VN, hắn muốn tin rằng người Việt là đáng khinh. Do vậy, điều quan trọng đối với hắn là phải tin tưởng rằng người Việt không có trường học dành cho con cái họ; và chính cảm xúc đó làm mù đi thị giác của hắn.
Hãy nghĩ tưởng đến cảm tưởng của khối quân Mỹ ít học thức hơn khi phải trực diện với nền văn hóa xa lạ trong một môi trường đầy căng thẳng! Có lẽ ta không nên đổ lỗi cho các binh sĩ ấy về thái độ kém cõi của mình. Trời đất còn biết là giới chỉ huy HK chỉ nổ lực qua loa để giáo dục cho binh sĩ mình về đất nước VN và tính chất của cuộc chiến.
Tuy vậy, đó không phải là lý do để bào chữa cho các cựu chiến binh giả vờ cho là mình hiểu về những gì mình thấy ở VN. Ta phải tri ân các cựu chiến binh chiến tranh VN về đức tính quả cảm, sự hy sinh và lòng trung thành đối với tổ quốc. Nhưng tính quả cảm và sự hy sinh không đi đôi với sự hiểu biết. Chiến đấu ở VN không làm cho người lính thành những chuyên gia về đất nước hay cuộc chiến đó, cũng như có con không phải làm cho người mẹ trở thành một chuyên gia về khoa phôi thai (embryology).
Những gì người lính Mỹ làm ở VN không dạy cho họ chi hơn về nền văn hóa, xã hội, chính trị, vân vân và vân vân của Nam Việt. Một ít người Mỹ có học lỏm bõm được vài tiếng Việt; ngay cả có một vài đọc được sách báo VN; và chẳng bao nhiêu người đọc sách vở viết về xứ sở Việt Nam bằng Anh ngữ.
Ngoại trừ các cố vấn, ít người Mỹ nào làm việc gần gũi với những người Việt, có chăng họ có chung đụng với những người làm thư ký, giặt giũ, và nữ hầu bàn do quân đội HK mướn.
Điều quan trọng hơn cả là ít quân nhân HK nào từng chứng kiến sự chiến đấu của binh sĩ NV. Ít ai có bao giờ xét đến thái độ khác biệt hiện hữu trong tâm tư những chiến binh nơi chiến trường ấy, quân Mỹ sang chiến đấu một năm rồi về, họ yên tâm là gia đình họ đều đang bình yên ở nơi chính quốc; trong khi người lính Miền Nam thì khác, hằng ngày họ phải lo lắng cho sự an nguy của gia đình mình, họ thừa hiểu rằng chỉ có cái chết hay chỉ có bị thương ở mức độ tàn phế họ mới ra khỏi được đời sống quân ngủ. Đương nhiên người Việt ắt phải dùng một thước đo riêng để quyết định cái gì là quan trọng hơn để chiến đấu.
Giới nhà báo không khá gì hơn. Thử xét xem về một cuộc tường thuật truyền hình thiên vị mà tôi đã được xem trong đó người phóng viên tố giác không quân NV mặc dù đã Việt Nam Hóa chiến tranh, đã không chịu bay, để cho KQ HK phải lãnh những sứ mạng nguy hiểm chống lại BV.
Nói cho đúng thì chính HK không chịu để cho NV bay ra Miền Bắc (ngoại trừ một vài phi vụ trong thời gian mở màng của các cuộc dội bom). Giới lãnh đạo HK muốn kiểm soát việc ném bom vì có thế HK mới có thế dùng nó như một công cụ để mặc cả trong bàn thương thảo.
Bởi không muốn NV xen vào việc ném bom, HK cố ý chuyển giao cho NV những trang bị không thích hợp cho các phi vụ đánh phá Miền Bắc. Nam Việt không có phi cơ chiến đấu, vũ khí, máy bay tiếp tế xăng trên không, hoặc cả những thiết bị điện tử cấn thiết cho những phi vụ ấy. Chính người Mỹ đã quyết định làm như vậy.
Người phóng viên nêu thắc mắc kể trên hoặc đã quá khờ khạo hoặc đã chọn sự tảng lờ để thực thi hành động báng bổ người đồng minh của HK. Căn cứ vào những lời lẻ vu khống cùng giọng điệu om sòm, tôi đi tới kết luận là sự thiếu kiến thức của anh ta hoàn toàn do cố ý.
Một dẫn dụ khác về tính thiên vị của giới truyền thông là vào thời điểm Khe Sanh bị bao vây. Nếu ta hỏi một ngàn người Mỹ có đơn vị tham chiến ở Khe Sanh, hầu hết ai nghe nhắc đến trận ấy hẳn đều biết TQLC Mỹ chiến đấu ở đó. Nhưng nếu có hơn một người trong số một ngàn người đó biết có một tiểu đoàn BĐQ NV cũng đã san sẻ sự cam khổ ấy thì quả là điều đáng ngạc nhiên. Trong khi ấy còn có những đơn vị NV khác cũng dự phần vào những cuộc hành quân yểm trợ bên ngoài căn cứ đang bị vây hãm này. Báo chí Mỹ coi đồng minh của HK như không đáng để tường thuật đến trừ khi họ phạm điều gì ô nhục, vì thế những chiến sĩ chiến đấu can trường kia trở nên những người hùng vô hình tại Khe Sanh.
Sự thiên vị này, lính Mỹ lẫn giới truyền thông HK đã đồng ca rõ rệt khi tường thuật về cuộc hành quân bất ngờ vào lãnh thổ Lào năm 1972.
Thử xem lại một tài liệu truyền hình được đưa ra một thập niên trước đây. Tài liệu này bao gồm cuộc phỏng vấn một số binh sĩ Mỹ trong khi chiến trận tại Lào đang diễn ra. Những quân nhân HK này, đứng bình yên bên lãnh thổ NV, có những lời nhận xét cay độc, kỳ thị dành cho các binh sĩ NV đang chiến đấu ở bên kia biên giới. Người phóng viên truyền hình này bày tỏ rằng lính Mỹ hiểu rõ tình hình hơn các tướng lãnh của họ.
Cuộc tấn công lên đất Lào dĩ nhiên là nguồn gốc của bức hình nỗi tiếng cho thấy hình ảnh một người lính NV đang đeo trên càng một phi cơ trực thăng để tìm cách vượt thoát. Hình ảnh này được liên tục tung ra trước công chúng Mỹ như là “chứng cớ” cho thấy người Miền Nam là đáng khinh tởm.
Quả thực đây là một thủ thuật xưa như trái đất để xuyên tạc sự thật bằng sức mạnh của hình ảnh. Những gì xảy ra bấy giờ đúng ra là như vầy: Quân NV gặp phải lực lượng đông đảo của đối phương trong khi quân Mỹ không yểm trợ được như đã hứa vì hỏa lực phòng không của địch quá mạnh. Có nhiều báo cáo cho biết phi hành đoàn trực thăng phải đạp những két đạn đại bác xuống đầu các đơn vị NV từ độ cao 5000 bộ trở lên chỉ với hy vọng quân NV sẽ nhận được. Các phi cơ này quả tình là không dám xuống thấp hơn.
Trong phạm vi vấn đề này, thử xem nhận xét của một sĩ quan HK, Đại Tá Robert Molinelli, người đã mục kích tận mắt, được đăng tải trong Armed Forces Journal (Tập San Quân Đội) số ngày 19 tháng Tư, 1971 như sau: “Một tiểu đoàn NV gồm 420 người bị bao vây bởi một trung đoàn đối phương đông đến từ 2500 đến 3300 quân trong suốt ba ngày ròng. Phía HK không thể nào tăng viện cho đơn vị này. Họ phải chiến đấu đến gần cạn kiệt hết đạn dược mới bắt đầu phá vòng vây với vũ khí và đạn dược thu được của địch quân. Đơn vị này còn mang theo những đồng đội bị thương cũng như đã chết. Hình ảnh phi cơ trinh sát chụp được cho thấy rải rác chung quanh đơn vị này là xác của 637 quân địch.
Đơn vị này chỉ còn 253 người trong tình trạng khả thi chiến đấu khi họ chạy đến được một đơn vị NV khác. Một số ít trong số 17 kẻ hoảng sợ đã bám càng trực thăng để thoát thân. Số còn lại, tất cả đều không.
Giờ đây, chắc có người cho rằng đeo càng trực thăng để thoát cho nhanh, dù rằng dễ làm mồi cho hỏa lực phòng không mà phi cơ lại bay cao và nhanh. Nhưng ngoài chuyện ấy ra, một trường hợp cá biệt, việc lui binh trong khi đang giao chiến ác liệt (một chiến thuật khó khăn nhất trong binh pháp) lại bị phóng đại thành một lời buộc tội cho cả một quân đội, một quốc gia và tệ hơn nữa cả một dân tộc?
Câu trả lời rằng đó là do chính lòng kỳ thị chủng tộc. Vì lẽ những người bám càng trực thăng là người ngoại chủng. Thử hỏi kẻ đó là người Mỹ hay người Anh thì sao, cam đoan không sai rằng ta sẽ cảm thông cho là người đó đang phải chịu hoàn cảnh nghiệt ngã.
Minh chứng cho điều này có thể thấy người Mỹ đã phản ứng như thế nào đối với lính Anh trước cuộc triệt thoái của họ hồi thời gian đầu Thế Chiến Thứ Hai.
Nơi đây cũng có những hình ảnh tủi hổ xảy đến cho lính Anh ở Dunkirk cũng như tại một số nơi khác. Ở Dunkirk một hạ sĩ quan để tái lập trật tự phải chĩa súng đại liên vào đồng ngủ của mình đang hốt hoảng trèo lên tàu. Trên một tàu khác, các binh sĩ dùng báng súng dộng liên hồi vào người một sĩ quan để ngăn không cho ông này leo lên tàu qua ngỏ tháp súng. Tại đảo Crete, một lữ đoàn quân Tân Tây Lan đã tạo một vòng đai an toàn với lưỡi lê chĩa ra ngoài ngăn không cho các quân Anh đang hoảng loạn tràn ngập lên được tàu mình.
Tuy thế, hình ảnh nước Anh đơn độc chống lại Hitler năm 1940 lại là một hình ảnh hào hùng. Điều này được minh chứng bởi sự kiện hoàn toàn hiển nhiên, ngay cả những biến cố đơn lẻ như vừa nêu bật ở trên vẫn không làm lu mờ được cái hình ảnh toàn cảnh về đức tính can trường và xả thân cứu nước của dân tộc này.
Quả thật quân Nam Việt đã tỏ ra xuất sắc vào những ngày cuối cùng của Miền Nam qua sự bảo vệ Xuân Lộc vô cùng anh dũng.
Tuy rằng có nhiều lý do như vậy. Thẳng hoặc có nhiều lý do để tin rằng, nếu có sự ủng hộ trung thành của phía người Mỹ ắt Nam Quân sẽ chứng tỏ cho thế giới thấy thêm nhiều Xuân Lộc khác nữa, và có lẽ họ cũng đã cứu được đất nước họ không bị mất.
Vấn đề được nêu ra không phải là khả năng chiến đấu của quân Nam Việt như thế nào nhưng mà xét xem người Mỹ sẽ hành xử ra sao nếu tình huống tương tự xảy đến với họ.
Sự thật là quân Mỹ nếu bị HK bỏ rơi như chính NV đã phải chịu, có lẽ họ cũng sẽ không khá chi hơn.
Hãy nhớ rằng: năm 1974 Hoa Kỳ đã cắt viện trợ cho Nam Việt một cách thê thảm một vài tháng trước khi đối phương mở cuộc tấn công sau cùng. Kết quả của sự cắt viện trợ là chỉ một ít nhiên liệu và đạn dược gửi sang cho Miền Nam. Các phương tiện để vận chuyển cả trên không lẫn trên bộ đều phải bị bỏ xó vì không có cơ phận thay thế. Quân lính NV đi hành quân không có bình điện để liên lạc vô tuyến, y tá trên chiến trường không có đủ y dược cụ căn bản. Trong những ngày tháng sau cùng của cuộc chiến, quân Nam Việt phải chiến đấu thắc lưng buộc bụng, họ được phép bắn ba viên mỗi ngày, khẩu phần này áp dụng cho cả súng trường lẫn đại bác.
Tình trạng tồi tệ đến nỗi ngay chính Văn Tiến Dũng, người chiếm được Miền Nam cũng chấp nhận sự thật là khả năng lưu động và hỏa lực của đối thủ của mình chỉ còn phân nửa trước đây. Vậy thì ngoài sự thiếu thốn vật chất này ra, sự chiến đấu kiểu nhà nghèo này cũng tác động lớn lên tinh thần chiến đấu của người lính NV.
Quân BV với trang bị đầy ắp, với những chiến xa tối tân, với những xe cơ giới chở quân hiện đại, họ đã đánh thẳng vào Miền Nam suy sụp này bằng cuộc tấn công phủ đầu.
Phải, quân NV đã gát lại, đã vứt bỏ chiến cụ (không vứt cũng coi như vứt vì có cơ phận đâu mà thay), cả đạn dược cũng bị bỏ lại (số lượng mà họ đã chắt chiu dành dụm được, mang theo đến phút cuối cho tới lúc biết là đã quá muộn màng rồi không có cơ hội để bắn hay mang theo được nữa, họ thừa biết họ sẽ không bao giờ có thêm để mà bắn). Vậy thì lỗi nơi ai? Họ hay người Mỹ?
Phải, quân NV đã triệt thoái khỏi các tỉnh phía bắc một cách vụng về và khá muộn màng, đưa đến tình trạng hỗn loạn và suy sụp. Nhưng làm thế nào chính quyền Miền Nam có thể bỏ mặc dân chúng sớm hơn được, trước khi áp lực địch quá lớn buộc họ phải làm thế?
Đã có lúc Nam VN hy vọng B-52 trở lại để giúp họ chặn bớt làn sóng xâm lăng của Cộng Sản. Khi biết rằng điều ấy sẽ không xảy đến, tinh thần chiến đấu của họ bị suy sụp cũng không có gì đáng ngạc nhiên.
Không còn nhuệ khí chiến đấu, nhiều binh sĩ quay ra đào ngũ - làm thế không phải vì họ hèn nhát hay không có tinh thần hy sinh để bào vệ đất nước mình, nhưng vì họ không muốn xả thân cho một sự nghiệp biết chắc là đang trên đà phá sản trong khi gia đình họ đang khẩn thiết cần đến mình.
Quân Mỹ liệu sẽ làm gì khá hơn được chăng nếu cũng lâm vào tình huống như Nam VN hồi 1975? Liệu quân Mỹ có chiến đấu ngon lành với quân xa, truyền tin đều hỏng, hệ thống quân y què quặc, thiếu thốn nhiên liệu và đạn dược, và không yểm thì nhỏ giọt hoặc hầu như không có. Với một tình trạng bết bát như thế mà phải đối đầu với một kẻ địch có quyết tâm cao, hùng mạnh, trang bị tối tân, sung mãn. Tôi e là không thắng nổi.
Liệu NV có thắng được trận 1975 nếu chính phủ Mỹ vẫn giữ vững sự cam kết, và tiếp tục chi viện cho NV không kém với chi viện mà khối CS dành cho Miền Bắc?
Câu trả lời là không biết được. Ít ra họ có một cơ hội để đọ sức, cái cơ may mà người Mỹ phản trắc đã tước mất của họ. Hiển nhiên là họ có thể chiến đấu hữu hiệu hơn. Cho dù họ có bại trận họ cũng ngã gục một cách hào hùng trong một trận đánh lưu danh muôn thuở cho hậu duệ, để tiếp tục chiến đấu dưới hình thức du kích chiến rập khuôn theo kiểu Afghanistan.
Cho dù NV có đại bại, sự ủng hộ hết mình của Hoa Kỳ ít ra cũng khiến họ có thể nhún vai mà nói rằng dù sao họ cũng đã giúp đỡ hết mình rồi. Đằng này người Mỹ chưa có hết mình giúp đỡ. Những kẻ nào muốn trốn tránh sự thật ấy bằng cách quay ra báng bổ NV và quân đội ấy là không phải lẽ.
Trước một tội ác tày trời bỏ mặc cho nhân dân Miền Nam rơi vào tay CS, người Mỹ sau này quay ra đi làm “điều tốt” kể ra đã quá muộn màng. Nhưng nếu biết nhìn lại và công nhận mình đã sai lầm khi sĩ nhục lương tâm của người Miền Nam ấy thì chưa có muộn đâu. Cũng chưa muộn màng gì nếu ta biết khởi đầu vinh danh đúng mức những thành tích họ đã đạt được cùng những hành động hào hùng họ đã tạo nên để bảo vệ cho lý tưởng tự do./.
Theo nguồn,
http://hon-viet.co.uk/GiaiOanChoQuanLucVietNamCongHoa.htmDI TẢN CHIẾN THUẬT-TÂY NGUYÊN 1975
Quân dân di tản chiến thuật dọc theo quốc lộ 14- Buông Mê Thuộc và liên tỉnh lộ 7- Cũng Sơn Tuy Hòa
Qua những tư liệu " Cuộc Triệt Thoái Quân,1975"- Phạm Huấn.Dù đã 36 năm trôi qua,nhưng những hình ảnh kiên cường chiến đấu,vừa rút quân vừa bảo vệ làn sóng người dân di tản theo đoàn quân.Đã nói lên cái chết bi tráng hào hùng của người chiến sĩ VNCH.Đó là sự hy sinh cống hiến,bảo vệ Tự Do Miền Nam của bạn bè chiến hữu Sư Đoàn 22BB lần cuối cùng trong cuộc Triệt Thoái Quân ra khỏi vùng Tây Nguên của Quân Đoàn II theo quốc lộ 14 về liên tỉnh lộ 7 ra cửa biển Phú Yên-Tuy Hòa.
Những Cái chết bi thảm và hào hùng đó của bạn chiến hữu tôi đã rơi rớt và nằm lại ven rừng làm phân bón lá trong cuộc "Di Tản Quân Về" được ghi đậm nét trong những ngày tù cải tạo.
Thơ,
Di Tản Quân Về!
Qua những tư liệu " Cuộc Triệt Thoái Quân,1975"- Phạm Huấn.Dù đã 36 năm trôi qua,nhưng những hình ảnh kiên cường chiến đấu,vừa rút quân vừa bảo vệ làn sóng người dân di tản theo đoàn quân.Đã nói lên cái chết bi tráng hào hùng của người chiến sĩ VNCH.Đó là sự hy sinh cống hiến,bảo vệ Tự Do Miền Nam của bạn bè chiến hữu Sư Đoàn 22BB lần cuối cùng trong cuộc Triệt Thoái Quân ra khỏi vùng Tây Nguên của Quân Đoàn II theo quốc lộ 14 về liên tỉnh lộ 7 ra cửa biển Phú Yên-Tuy Hòa.
Những Cái chết bi thảm và hào hùng đó của bạn chiến hữu tôi đã rơi rớt và nằm lại ven rừng làm phân bón lá trong cuộc "Di Tản Quân Về" được ghi đậm nét trong những ngày tù cải tạo.
Di Tản Quân Về!
Di tản quân về trong cơn chiến loạn,
Loạn cả dân tình loạn cả Tự-Do,
Ai đem chinh chiến cho dân Nam khổ!
Thiên đàn Xã Nghĩa khuất tất Tự-Do,
........... ***
Đường núi chập chùng rừng xe nghẹt kín,
Gánh gồng,bồng bế mịch khói đoàn quân
Rừng lá trơ cành trong cơn đói lạnh,
Suối cạn nguồn trong cơn khát điêu linh,
Bao xác người rơi rớt đường di tản,
Trốn bỏ quê hương lủ giặc cộng về!
Rừng cây đá núi chôn bao mầm sống
Lệ máu tràn đầy tiếng khóc thãm thương,
Sỏi đá còn buồn hởi người vô tánh!?
Cây còn khóc lá giữa trời bảo giông!
***
Khiếp đời lính chiến an dân cứu nước,
Nửa gánh sơn hà lịm chết Tự-Do!
Không còn dân chủ người dân chạy trốn,
Tay súng nầy gẩy gánh nợ nước non,
Cung đướng di tản thây người chặt núi,
Xác dân lành vung vắt khắp lối đi,
Người lính chiến đem thân chống đạn,
Súng đâu còn đạn bắn hởi người ơi!
Vận nước trơ cờ phản dân đón giặc
Hoan hô “Giải Phóng “Cộng Hồ rừng Xanh,
***
Lệnh hàng giặc Cộng thôi đành gẩy súng!
Súng bể cong nòng áo trận vất tung,
Bờ rào chiến lũy gục đầu khó`c ngất,
Máu xương này là cái giá Tự-Do,
Chiến sĩ anh hùng lưu dang tự sát,
Thiên thần gảy cánh Tự-Do vào tù,
Lời song núi Tư-Do không Cộng sản,
Quốc Việt muôn đời là của dân Nam,
Chớ lầm yêu nước là yêu Xã Nghĩa,
Tự Do này cả thế giới cùng theo,
***
Thưở Tự-Do ba mươi lăm năm cũ!
Tháng Tư về trong nổi nhớ miền đau,
Vận nước chưa thông,dân tình chưa tỉnh,
Men say chiến thắng xích xiềng tay dân,
Huỳnh Mai St.8872
Loạn cả dân tình loạn cả Tự-Do,
Ai đem chinh chiến cho dân Nam khổ!
Thiên đàn Xã Nghĩa khuất tất Tự-Do,
........... ***
Đường núi chập chùng rừng xe nghẹt kín,
Gánh gồng,bồng bế mịch khói đoàn quân
Rừng lá trơ cành trong cơn đói lạnh,
Suối cạn nguồn trong cơn khát điêu linh,
Bao xác người rơi rớt đường di tản,
Trốn bỏ quê hương lủ giặc cộng về!
Rừng cây đá núi chôn bao mầm sống
Lệ máu tràn đầy tiếng khóc thãm thương,
Sỏi đá còn buồn hởi người vô tánh!?
Cây còn khóc lá giữa trời bảo giông!
***
Khiếp đời lính chiến an dân cứu nước,
Nửa gánh sơn hà lịm chết Tự-Do!
Không còn dân chủ người dân chạy trốn,
Tay súng nầy gẩy gánh nợ nước non,
Cung đướng di tản thây người chặt núi,
Xác dân lành vung vắt khắp lối đi,
Người lính chiến đem thân chống đạn,
Súng đâu còn đạn bắn hởi người ơi!
Vận nước trơ cờ phản dân đón giặc
Hoan hô “Giải Phóng “Cộng Hồ rừng Xanh,
***
Lệnh hàng giặc Cộng thôi đành gẩy súng!
Súng bể cong nòng áo trận vất tung,
Bờ rào chiến lũy gục đầu khó`c ngất,
Máu xương này là cái giá Tự-Do,
Chiến sĩ anh hùng lưu dang tự sát,
Thiên thần gảy cánh Tự-Do vào tù,
Lời song núi Tư-Do không Cộng sản,
Quốc Việt muôn đời là của dân Nam,
Chớ lầm yêu nước là yêu Xã Nghĩa,
Tự Do này cả thế giới cùng theo,
***
Thưở Tự-Do ba mươi lăm năm cũ!
Tháng Tư về trong nổi nhớ miền đau,
Vận nước chưa thông,dân tình chưa tỉnh,
Men say chiến thắng xích xiềng tay dân,
Huỳnh Mai St.8872
Dạ Lệ Huỳnh
[Di tản chiến thuật]
[Di tản chiến thuật]
Quân Sự Lục Quân Việt Nam Cộng Hòa - Trở Lại Những Ngọn Đồi Vô Danh - Phạm Huấn (Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên, 1975)11 giờ sáng ngày 31/03/1975, tại Bộ Tư Lệnh Hành Quân Mặt Trận Bình Định, vị Tư Lệnh Sư Đoàn 22 Bộ Binh nhận được lệnh «điều động» Sư Đoàn về phòng thủ Quy Nhơn.11 giờ 01 phút, trên hệ thống truyền tin chỉ huy giữa Sư đoàn với Trung đoàn; và sau đó, Trung đoàn- Tiểu đoàn, các Trung đoàn trưởng, Tiểu đoàn trưởng đều nghẹn ngào khi nghe tin này. Cả 3 Trung đoàn 41, 42, 47 lúc đó đều đang giao tranh với địch. Trung đoàn 41 và 42 Bộ Binh tại các mặt trận Quốc lộ 19, cách Quy Nhơn hơn 30 cây số, và Trung đoàn 47 ở phía Bắc Bình Định.Có những quân nhân nhà nghề đã chiến đấu trong đại đơn vị này suốt 2 thập niên, ngay từ khi Sư đoàn mới thành lập. Đã trải qua bao nhiêu thăng trầm, biến đổi, vinh quang, bi hùng trong suốt 20 năm dòng dã. «Những người lính già của chiến trường», tưởng không bao giờ gục ngã. Nhưng, với cái lệnh rút khỏi vùng hành quân hôm nay, họ biết ngay, đây là giai đoạn chót cuối đời binh nghiệp!!Sư đoàn đã từng bị đánh tan tành, và tưởng rằng bị xóa tên, trong Mùa Hè 72. Họ đã rút lui, đã tan hàng, chạy bộ suốt cả chục cây số đường rừng, núi để về tới «điểm tập trung».Nhưng họ không sờn lòng, nản chí. Họ vẫn giữ vững tinh thần, tin tưởng rằng sẽ có ngày Sư Đoàn hồi sinh, trở lại phong độ.Một cuộc «rút lui» khác nữa mà họ cũng không bao giờ quên. Đó là cuộc chuyển quân thần tốc của một Trung đoàn – Trung đoàn 42 Bộ Binh – từ Tây Nguyên trở về Bình Định tái chiếm đèo Nhông – đây cũng là một chiến thắng kỳ diệu nhất của Trung đoàn 42 trong năm 1974. Trung đoàn 42 Bộ Binh đang hành quân tại vùng Pleime, Tây Nam Pleiku, trong một buổi chiều, được lệnh về giải tỏa áp lực của địch tại mặt trận Bình Định. Cuộc chuyển quân tưởng rằng phải được thực hiện trong vòng 2 hay 3 ngày. Nhưng, ngay đêm ấy, toàn bộ Trung đoàn đã về tới Bắc Phù Cát. Và từ đó, dùng bàn đạp, đánh thẳng vào hậu phương địch, khiến Bắc quân trở tay không kịp. Những trận đánh đẫm máu dòng dã suốt 3 ngày sau. Trung đoàn 42 đã tiêu diệt gần 1 Trung đoàn CSBV của Sư đoàn 3 Sao Vàng, dựng nên «Chiến Thắng Đèo Nhông».Trước khi mặt trận Ban Mê Thuột bùng nổ, lần nữa, Trung đoàn 42 Bộ Binh lại biến 2 ngọn đồi vô danh từ Tây Tây Nam quận Hoài Nhơn, Bình Định thành những «di tích» của chiến sử, nói lên tinh thần chiến đấu chống Cộng phi thường của người quân nhân QLVNCH.Hai ngọn đồi vô danh, đó là những ngọn đồi chiến lược, được mang số 82 và 174, nằm trên huyết lộ vận chuyển của Cộng quân, trên trục Quảng Ngãi – Bình Định – cũng tại hai cao điểm chiến lược này, bọn nhà báo bất lương ngoại quốc, sau gần 20 năm xuyên tạc về chiến tranh Việt Nam, đã ngả nón kính phục về tinh thần dũng cảm của QLVNCH. Một phái đoàn Quốc hội Hoa Kỳ cũng được gởi tới đó quan sát chiến trường, và khi trở về nước, đã lên tiếng binh vực, ủng hộ Việt Nam. Nhưng, mọi chuyện đã quá muộn!22 giờ đêm, Tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh cuối cùng của Quân đoàn 2 và chiến trường Cao Nguyên, bay trên đầu những cánh quân Sư đoàn 22 Bộ Binh. Với phương tiện và Hải pháo yểm trợ của Hải Quân vùng 2. Ông hy vọng sẽ cứu được 50% lực lượng của Sư đoàn. Tuy nhiên, điều mong ước của Ông không bao giờ đến!Giờ phút này, trước đó, và sau đó suốt 22 tiếng đồng hồ, các Trung đoàn 41, 42, 47, trên chặng đường rút quân và cũng là một trận tuyến dài hơn 30 cây số; từng đơn vị bị phục kích, bị đánh tan tác, bị «chặt đứt» ra từng khúc nhỏ.Đây là một cuộc trả thù tàn ác, man rợ nhất trong trận chiến sau cùng của chiến tranh Việt Nam. Trên 30 cây số đường máu, chiến đấu không yểm trợ, không tiếp tế, không tản thương. «Hậu phương» rã ngũ, bỏ súng.Trước mặt, sau lưng, đều là địch.«Đối thủ» tuy vẫn là Sư đoàn 3 Sao Vàng, và những Tiểu đoàn đặc công CSBV. Nhưng Bắc quân ở thế thượng phong, có pháo, chiến xa yểm trợ, và một «hậu phương lớn nổi dậy». Những người cộng sản đã không cần biết đến quy luật của chiến tranh. Chúng thẳng tay tàn sát «kẻ thù» trong đơn vị, mà trước đây đã gây cho chúng những tổn thất lớn lao, những thất bại đau đớn.Trên 30 cây số đường máu, các chiến sĩ Sư Đoàn 22 Bộ Binh đã chiến đấu trong tình trạng tuyệt vọng, nhưng dũng cảm, anh hùng.Họ đã bắn đến viên đạn cuối cùng rồi, gục xuống, có những hành động thật hào hùng, thật phi thường.Một cấp chỉ huy Trung đoàn 47 đã quỳ xuống, ôm lấy người lính bị thương, rồi bật khóc. Người lính chỉ còn thoi thóp, nhưng ngón tay vẫn để trên cò súng. Hình ảnh này làm Ông đau đớn. Ông đứng dậy bỏ đi. Nhưng rồi trở lại. Và thật bình tĩnh. Ông rút súng…kết liễu đời đứa em thân yêu, sau đó, bắn vào đầu mình.Có một «Người Anh Lớn» khác, đợi cho các chiến hữu của mình lên tầu hết, rồi lững thững bỏ đi. Trời bừng sáng, nhưng Anh không đi về hướng mặt trời. Anh trở lại con đường cũ. Trở lại phía có «Những Ngọn Đồi Vô Danh». Nơi đó, anh sẽ gặp «Dũng sĩ» Mai Hồng Bướm – người Binh Nhất Trung Đội Trưởng anh hùng Sư Đoàn 22 Bộ Binh – «người Trung Đội Trưởng thứ…sáu» của Trung Đội, đã chỉ huy đơn vị đánh bật kẻ thù khỏi đỉnh Du Tự, Hoài Ân trước khi gục ngã. Và, gặp lại rất nhiều những anh hùng vô danh khác của Sư Đoàn, những người đã lấy máu mình tô thắm cho mầu cờ đơn vị, trong những năm sau cùng!!!
…Có một hy sinh của người anh hùng – một đại anh hùng – sáng ngày 1/4/1975, cũng bị rơi vào quên lãng. Và cũng là một thiệt thòi lớn lao cho đất nước! Đó là trường hợp Đại tá Nguyễn Hữu Thông, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 42, Sư đoàn 22 Bộ Binh.Tôi có thể quả quyết rằng, trong 20 năm sau cùng của chiến tranh Việt Nam, không một tướng lãnh nào khi chỉ huy cấp trung đoàn và lữ đoàn, đã tạo dựng những chiến công to lớn như người anh hùng Nguyễn Hữu Thông. Những Tướng CSBV chỉ huy Sư đoàn 320 Điện Biên Phủ, Sư đoàn 3 Sao Vàng trong những năm 73, 74, 75, cho đến bây giờ và mãi mãi sẽ phải cúi mặt khi nhớ đến thảm bại nhục nhả. Những thảm bại bởi Trung đoàn 42 Bộ Binh, do Đại tá Nguyễn Hữu Thông chỉ huy, tại Pleime, đèo Nhông, và «Những Ngọn Đồi Vô Danh» (Cao điểm chiến lược 82 và 174) tại Tây Tây Nam Hoài Nhơn, Bình Định.«Nhân vật và hình ảnh» Nguyễn Hữu Thông, sau khi đưa «những chiến hữu anh em còn lại» về vùng an toàn; đã một mình lững thững…trở lại con đường cũ, về phía «Những Ngọn đồi vô danh»…thật phi thường, thật hào hùng.Ngày 1/4/1975, nếu người anh hùng Nguyễn Hữu Thông là Thiếu tướng Nguyễn Hữu Thông, chắc chắn cái chết của Ông sẽ tạo thành một trận cuồng phong. «Trận cuồng phong» từ vùng đất linh thiêng của Quang Trung Đại Đế, sẽ làm quân thù khiếp sợ. Và gây được sự tin tưởng, phấn khởi cho toàn Quân, toàn Dân trong những ngày cuối cùng!Hai năm trước đây, tôi có dịp hầu chuyện với một vị tiền bối cùng thời với Hồ chí Minh. Tôi có thưa với Cụ về tài ba, anh hùng, của những Sĩ quan các khóa 16, 17, 18…Đà Lạt. Họ được huấn luyện 4 năm cả về Quân Sự lẫn Văn Hóa, như tại các trường Võ Bị của Mỹ, Anh, Pháp. Trong trận chiến sau cùng, các Sĩ quan này giữ những chức vụ Trung đoàn trưởng, Lữ đoàn trưởng đa số đều tự tử chết; hoặc ở lại chiến đấu với chiến hữu của mình cho đến phút cuối cùng. Như các Trung tá Nguyễn Xuân Phúc, Thủy Quân Lục Chiến, ngoài vùng I; Nguyễn Hữu Thông, Lê Cầu, tại mặt trận Bình Định; Bùi Quyền, Lữ đoàn 3 Nhảy Dù…Nếu Hiệp Định Paris 27/1/1973 được ký kết trễ hơn khoảng 2 năm nữa, miền Nam không bao giờ mất vào tay cộng sản. Bởi vì, đất nước và quân đội sẽ được lãnh đạo và chỉ huy bởi những Tướng Lãnh anh hùng, có khả năng cả về quân sự lẫn văn hóa, với đầy đủ Trí, Đức, Dũng.Vị tiền bối thở dài nói:- Đó là một chuyện đáng tiếc, và cũng là vận nước đã hết!! Khi cố Tổng thống Ngô Đình Diệm nhìn thấy cái «chu kỳ quân nhân cầm quyền» tại Việt Nam, tại những quốc gia chậm tiến, có chiến tranh, và trong «tay» của Mỹ. Ông đã bổ nhiệm một người có gần…đầy đủ những đức tính đó về «dạy» Trường Võ Bị Đà Lạt. Nhưng, Ông Diệm đã «để trể» mất 1 năm, nên «người đó» chỉ đào tạo được những «De Gaulle, Eisenhower …cấp Đại Tá» cho Việt Nam!!Nghe lời vị tiền bối, tôi đã nhớ lại một, vài sự việc đã xẩy ra cách đây hơn 20 năm. Năm 1965, Tướng Moshe Dayan của Do Thái, với tư cách một chuyên gia quân sự, và sang «hành nghề» phóng viên chiến tranh tại Việt Nam. Trong một cuộc gặp gỡ thân mật với nhóm phóng viên quân đội, Ông cho biết tinh thần chiến đấu dũng cảm của những chiến sĩ QLVNCH rất đáng ca ngợi. Những Sĩ quan cấp Đại đội trưởng, Tiểu đoàn trưởng đều là những anh hùng. «Chắc chắn họ sẽ là những nhà Lãnh Đạo, những Tướng Lãnh tài ba của Việt Nam trong tương lai!»Một sự việc khác, liên quan đến một Cấp Chỉ Huy, và cũng là người có công rất lớn trong việc đào tạo cán bộ trẻ trong Quân Đội, kể từ đầu thập niên 1960, đồng thời, nói lên tin thần «cao ngạo anh hùng» của người Sĩ Quan này, đó là trường hợp Đại tá Trần Ngọc Huyến, Cựu Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị Đà Lạt. Thời Tướng Nguyễn Khánh là Quốc Trưởng, Ông đã cải lệnh Tướng Khánh, bỏ chức Thứ Trưởng Thông Tin, bỏ lên Tướng, bỏ Sài Gòn, bỏ người yêu (!), mang lon Đại tá đi hành quân cùng với 1 Tiểu đoàn Bộ Binh, Sư đoàn 22 tại Dakto, Kontum.Trong gần 30 năm Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam được thành lập, Đại Tá Trần Ngọc Huyến cũng là Sĩ quan Trừ Bị duy nhất (tốt nghiệp Trường Sĩ Quan Thủ Đức), được đề cử chỉ huy Trường này.Và với tài ba, kiến thức sâu rộng, Ông đã cho áp dụng đúng theo những phương châm «Tự Thắng Để Chỉ Huy», «Chỉ Huy và Lãnh Đạo» để huấn luyện, đào tạo những Sĩ quan ưu tú, và anh hùng của QLVNCH trong gần 2 thập niên sau cùng của chiến tranh Việt Nam.Phạm Huấn (Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên, 1975)*/*/*Sư Đoàn 22 Bộ Binh"Tháng 3 năm 1975, Trung đoàn 42 thuộc Sư Đoàn 22 đã trấn thủ nơi đây, cho đến khi được lệnh rút về cảng Quy Nhơn. Gần 1 tháng quần thảo với hai Sư Đoàn Cộng sản, Trung Đoàn 42 vẫn giữ nguyên được quân số cho đến khi được lệnh rút lui chiến thuật về cảng Quy Nhơn, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 22 đã đưa hơn 10 ngàn quân gồm Trung đoàn 42 và các đơn vị khác theo con đường vòng qua Ghềnh Ráng đi theo con đường nay có tên là Nguyễn Huệ.
Người ta ước tính số linh bị tử trận chỉ trong 2 ngày rút quân này cao gấp 2 lần toàn thể số lính tử trận sau hơn 1 tháng trấn giữ mặt trận An Khê - Phú Phong. Dân Quy Nhơn không dám ăn cá suốt mấy tháng trời vì xác anh em binh sĩ bơi ra tàu bị chết chìm đến 10 ngày sau vẫn còn tấp vào bờ biển. Đoạn đường rút quân đươc gọi là eo "Nín Thở'. Con đường từ Phú Phong về Quy Nhơn mà tôi đang đi hôm nay, ngày rút quân được gọi là "con đường buồn thiu". Về Quê Hương Nguyễn Huệ, Đất Võ Tây Sơn - Nguyễn Ngân
Qua nhận xét tác giả
Qua những tư liệu " Cuộc Triệt Thoái Quân,1975"- Phạm
Huấn.Dù đã 36 năm trôi qua,nhưng những hình ảnh kiên cường chiến đấu,vừa
rút quân vừa bảo vệ làn sóng người dân di tản theo đoàn quân.Đã nói lên
cái chết bi tráng hào hùng của người chiến sĩ VNCH.Đó là sự hy sinh
cống hiến,bảo vệ Tự Do Miền Nam của bạn bè chiến hữu Sư Đoàn 22BB lần cuối cùng trong cuộc Triệt Thoái Quân ra khỏi vùng Tây
Nguên của Quân Đoàn II theo quốc lộ 14 về liên tỉnh lộ 7 ra cửa biển
Phú Yên-Tuy Hòa.
Những Cái chết bi thảm và hào hùng đó của bạn
chiến hữu tôi đã rơi rớt và nằm lại ven rừng làm phân bón lá trong
cuộc "Di Tản Quân Về" được ghi đậm nét trong những ngày tù cải tạo.
Huấn.Dù đã 36 năm trôi qua,nhưng những hình ảnh kiên cường chiến đấu,vừa
rút quân vừa bảo vệ làn sóng người dân di tản theo đoàn quân.Đã nói lên
cái chết bi tráng hào hùng của người chiến sĩ VNCH.Đó là sự hy sinh
cống hiến,bảo vệ Tự Do Miền Nam của bạn bè chiến hữu Sư Đoàn 22BB lần cuối cùng trong cuộc Triệt Thoái Quân ra khỏi vùng Tây
Nguên của Quân Đoàn II theo quốc lộ 14 về liên tỉnh lộ 7 ra cửa biển
Phú Yên-Tuy Hòa.
Những Cái chết bi thảm và hào hùng đó của bạn
chiến hữu tôi đã rơi rớt và nằm lại ven rừng làm phân bón lá trong
cuộc "Di Tản Quân Về" được ghi đậm nét trong những ngày tù cải tạo.
Bài Viết
Người về từ cõi chết trên liên tỉnh lộ 7
Bởi Ngô Trúc Khánh
NGÔ TRÚC KHÁNH : NGƯỜI VỀ TỪ CÕI CHẾT
TRÊN TỈNH LỘ 7 PHÚ BỔN - TUY HÒA
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––-
Ngô Trúc Khánh sinh tại Chợ Lầu, Hòa Ða, Bình Thuận. Cựu
học sinh Trung Học Phan Bội Châu, Phan Thiết 1958-1965. Trước khi vào
lính, là công chức Bộ Thông Tin-Chiêu Hồi (Sài Gòn). Tốt nghiệp Khóa
7/1968 tại Trường Bộ Binh Thủ Ðức.
- Từ 1969 tới 1971, Ðại Ðội Phó/ÐÐ 238 ÐPQ thuộc Chi Khu Hòa Ða(Bình Thuận).
- 1972 Biệt phái ngoại ngạch Cảnh Sát Quốc Gia : Trung Uý Trưởng Cuộc Hòa An và Lại An (Thiện Giáo-BT).
- 1973 Trưởng Cuộc Cảnh Sát, Thị Xã Hậu Bổn (Phú Bổn) ố Sĩ quan Hành Chánh , Phụ Tá Biện Lý Tòa Hòa Giải Pleiku.
- 1974 tới tháng 2/1975 : Phụ Tá Trưởng phòng Hành Quân/BCH/CSQG/Phú Bổn.
Ngày
10-3-1975 thủ phủ của cao nguyên Trung Phần là thành phố Ban Mê Thuộc
thất thủ. Pleiku tổng hành dinh của Bộ Tư Lệnh Quân Khu /Quân Ðoàn II
Chiến Thuật coi như bị cô lập và vây hảm vì hai quốc lộ chính 14 và 19
đã bị cộng sản Băc Việt cắt đứt và bịt kín nhiều đoạn. Mặc dù ở đây có
rất nhiều đơn vi chiến đấu thiện chiến nhất là Biệt Ðộng Quân nhưng giờ
chót cũng được lệnh di tản chiến thuật về duyên hải, nói là để bảo tồn
lực lượng cố thủ các tỉnh còn lại của quân đoàn.
Ngày
17-3-1975, bắt đầu cuộc triệt thoái của Quân Ðoàn II tại Pleiku, chặng
đầu tới Phú Bổn tình hình tốt đẹp, mọi liên lạc, từ đoàn xe về Nha
Trang, qua hệ thống siêu tầng số, liên tục và rõ ràng. Liên Ðoàn 6 Công
Binh và những Ðơn Vị BÐQ mở đường, nhiều Liên Ðoàn BÐQ khác + Lử Ðoàn 2
Thiết Giáp đoạn hậu. Cảnh tượng xô bồ chưa từng có khi đoàn xe bắt đầu
chuyển bánh . Nguyên do là hầu như ai kể cả cây cột đèn
ở đây cũng đều muốn chạy khỏi vùng đất chết sắp xãy ra. Vì vậy nên mọi
kế hoạch của cuộc hành quân di tản gần như đảo lộn với sự có mặt của
hàng vạn đồng bào chạy loạn bằng đủ thứ phương tiện từ xe gắn máy, xe
thồ, xe ngựa, xe kéo tới xe ô tô các loại. Cứ thế dân theo lính nối đuôi
nhau không làm sao mà đếm nổi số lượng kéo dài hằng hằng cây số.
Hởi
ôi chiến tranh là chết chóc đau khổ thế nhưng cộng sản VN vì chủ nghĩa
đế quốc và lợi lộc nên lúc nào cũng gây ra chiến tranh. Ðồng bào vô tội
qua thời gian của cuộc chiến quá sợ cộng sản phi nhân bạo tàn nên biết
đi là chết nhưng vẫn cứ chạy theo QLVNCH để xa lánh quỷ dử Việt Cộng.
Những trang lịch sử cận đại của nước nhà ngày nay đã ghi rõ ràng từng
đoạn đường thảm tuyệt của người dân chiến nạn từ Tết Mậu Thân 1968, Mùa
Hè Ðỏ Lửa 1972 và tàn khốc dã man có một không hai, đó
là cuộc thảm sát của cộng sản Bắc Việt nhắm vào dân thường trên liên
tỉnh lộ 7. Ðó là mồ chôn nhiền chục ngàn xác đồng bào và trẻ thơ vô tội,
xóa sổ cả một đoàn quân cùng chiến cụ của cao nguyên lừng danh, từng
làm cho giặc xiêu hồn bạt vía, kéo theo sự sụp đổ của đất nước vào cuối
tháng 4-1975.
Lúc 18 giờ 15 ‘ cùng ngày, đoàn xe tới Phú Bổn, ban đêm
lính Thượng nổi loạn, đốt nhà, cướp của, đồng lúc VC pháo kích dồn dập
vào Thị Xã Cheo Reo, khiến cho thành phố nhỏ bé của miền núi, như đắm
chìm trong biển lửa và hổn loạn. Vì vậy mọi đơn vị của Tiểu Khu, cũng tự
động di tản theo Quân Ðoàn. Phòng Hành Chánh của Cảnh Sát Phú Bổn lúc đó, gồm ba sĩ quan (1 Ðại Úy + 2 Trung Úy ) với gia đình
tôi (vợ + ba con nhỏ), tổng cộng 7 người, chất trên 1 xe Jeep. Riêng
tôi đi bằng chiếc xe Honda Dame, chạy trước dẫn đường về được Chi Khu
Phú Túc, sau hai ngày đêm may mắn, thoát khỏi đạn pháo của Cộng Sản và các nút chặn của Thượng Cộng
+ Thượng Fulro, trên Tỉnh Lộ 7.
Lúc này, một số du kích VC đã dùng súng cối, pháo vào đoàn xe với mục đích
làm trì trệ cuộc di chuyển, chờ quân chính qui của Sư Ðoàn 320, từ Ban
Me Thuột, kéo tới với nhiều đại bác 122 ly của SD23BB bỏ lại. Bấy giờ ,
Tư lệnh QÐ2 là Tướng Phạm Văn Phú, đang bay trên C-47, ra lệnh cho Tướng
Trần văn Cẩm, điều động LÐ7BÐQ và Lữ Ðoàn 2 Thiêt Giáp, phối hợp bảo vệ
đoàn xe. Các đơn vị trưởng có trách nhiệm trong cuộc di tản trên, ngoài
Tướng Phú (Tư Lệnh), Tướng Cẩm (Tư Lệnh Phó), còn có Ðại Tá Lý
(TMT/QÐ2), Tướng Tất (CHT/BDQ/V2), Ðại Tá Ðồng (CHT/TG) và Các Liên Ðoàn Trưởng BÐQ. Rút sau cùng là LÐ4 và 25 BÐQ, vì kẹt ở Thanh An (Pleiku).
Trong
lúc mọi việc tưởng đâu tốt đẹp, thì xui xẻo lại tơi, khi Không Quân bỏ
bom lầm, làm cháy 2 Thiết Vận Xa M113, khiến một số Binh sĩ TG và BDQ
thương vong. Chết chóc, khổ đau.. bắt đầu từ giây phút đó.
Hổn loạn bắt đầu từ 15 giờ ngày 18-3-1975. Theo nhận xét chung của mọi người, nếu người chỉ huy lúc đó
là Cố Ðại Tướng Ðổ Cao Trí, tướng Trương Quang Ân hay Trung Tướng
Nguyễn Văn Toàn. thì họ sẽ nhảy ngay vào Mặt Trận, để trực tiếp chỉ huy ,
nên chăc chắn sẽ không có cảnh ‘ mạnh ai náy làm, coi mệnh lệnh của
thượng cấp, kể cả chỉ thị của TT Thiệu, Bộ TTM/QLVNCH như cỏ rác ‘.Nhưng
tướng Phú đã không bao giờ làm vậy thay vì bay trực thăng xuống thẳng
Phú Bổn, để trực tiếp chỉ huy đoàn quân di tản, lúc đó như rắn không đầu vì chẳng ai phục ai, mà chỉ ngồi chờ tại Bộ Tư Lệnh QÐ2 ở Nha Trang, để chực đón phái đoàn cao cấp từ Sài Gòn của Thủ tướng Khiêm tới ban lệnh miệng. Trong khi đó
tin tức dồn dập từ mặt trận báo về, Trung Ðoàn 9/SÐ968 của Cộng Sản Bắc
Việt + nhiều Tiểu đoàn Du kích Thượng Cộng, đã lập xong một phòng tuyến
dài trên tỉnh lộ, để chờ chận đánh đoàn xe, trong đó có rất nhiều đồng bào tháp tùng chạy loạn lánh nạn.
Lúc
1 giờ 15 sáng ngày 19-3-1975, Tướng Tất báo cáo từ dưới đất về Nha
Trang : Quận Phú Túc bị pháo nặng và tràn ngập nhưng LÐ7 BÐQ và Thiết
Giáp đã tới giải vây. Trận chiến thật ác liệt, cuối cùng LÐ7 BÐQ cũng đã
tái chiếm lại được quận, mặc dù chung quanh VC vẫn còn bám trụ, đóng chốt, pháo kích pha nátÔ đoàn xe. Cùng lúc, hai Tiểu đoàn K9, K13 của VC Phú Yên, đã đóng
chốt từ Hiếu Xương lên tới quận Sơn Hòa. Tuy đoạn đường này, chỉ dài 25
cây số nhưng lại là đoạn đường máu lệ, chẳng khác nào chốn quỷ môn
quan, đã tàn sát không biết bao nhiêu mạng lính và dân, trong đoàn người
di tản phải vượt qua, trước khi tới được Tuy Hòa.
Tại
Phú Túc, tôi và các bạn đi chung với vợ con trên chiếc xe Jeep, đã bị
thất lạc, trong chốn loạn quân, cho tơi ngày thứ 4 (21-3), mới gặp lại
bên bờ này sông Ba. Từ đó, mọi người chia tay vì chiếc xe Jeep phải bỏ lại. Riêng gia đình
tôi, còn phải chịu thêm 8 ngày nữa, trong địa ngục trần gian, để vượt
qua đoạn đường tử thần này, dưới đất có hàng trăm ngàn quả mìn gài sẳn,
của cả VC và Ðại Hàn từ bao năm trước. Còn trên đầu thì đầy trời Rocket
và bom lửa của Không Quân + hàng trăm chốt của giặc, luôn nả đạn pháo
vào đoàn người, bất kể quân, dân, người lớn hay trẻ con, khi chạy ngang
tầm súng.
Ðoàn
xe ứ đọng kéo dài và ngừng hẳn vì giòng sông Ba chắn ngang trước mặt.
Ðâu đâu cũng vang dậy tiếng khóc của đồng bào di tản từ trẻ sơ sinh
thiếu sửa cho tới những nạn nhân đang quằn quại vì bom đạn và sự cướp
bóc diễn ra. Tội nghiệp nhất là các đơn vị QLVNCH vừa phải mở đường,
chiến đấu và thêm trọng trách đùm bọc đồng bào đang cùng với lính trong cơn chiến nạn.
Ai
cướp của dân, ai giết dân để mà cướp của thì ngày lịchsử cũng đã ghi
lại rõ ràng qua miệng đời của chính những nhân chứng còn sống sót. Tuy
vậy lịch sử cũng không thể nào bỏ sót công trạng thật là vĩ đại của
những người lính Công Binh Chiến Ðấu của QLVNCH. Không có họ can đãm đầu
đội bom dạn, mệt nhọc hy sinh tánh mạng , hiên ngang trầm mình dưới
giòng nước lủ sông Ba để hoàn thành cho được một cây cầu nổi bằng vỹ sắt
nối hai bờ sông, giúp đoàn xe tiếp tục về Tuy Hòa, tránh một cuộc thảm
sát khi bộ đội Bắc Việt đang trên đường truy đuổi sắp bắt kịp.
Hởi ôi đời là vậy đó
vì ngày trước hay bây giờ vẫn còn một số người đâu có bao giờ nghĩ tới
sự hy sinh vô bờ bến của những người lính VNCH. Họ chiến đấu vì ai mà
phải hy sinh xác thân nơi sa trường, lại phải chịu đói khát cực khổ như đơn vị Công Binh đang thi hành nhiệm vụ tại Sông Ba. Toán này lo đón
nhận những chiếc vỷ được thả xuống từ trực thăng trong khi toán khác
tiếp ngay để ráp lại thành một chiếc cầu dã chiến. Phía dưới nước chảy
thật xiết, mặc kệ hai chiếc xe ủi vẫn liên tục làm việc ủi đất và đá lấp kín một khoảng sông và thả vỷ sắt trên đó.
Có một cảnh tượng mà tới bây giờ chắc những người có mặt bên bờ sông Ba sẽ không bao giờ quên được. Ðó là chuyện đàn
bò gần 200 con của đồng bào quận Cũng Sơn được dẫn theo với chủ tị nạn.
Nhưng khi chúng vừa lội qua tới bờ bên kia thì bị đơn vị Việt Cộng đang
chốt sã súng đủ loại kể cả lựu đạn giết không chừa một con. Tội nghiệp
thịt xương của những con vật vô tội văng tứ phía còn nước sông thì nhuộm
đỏ máu bò. Một vài con may mắn dù bị thương vẫn cố lết lên bờ và lũi
vào rừng núi biệt dạng.
Cảnh tượng trên làm cho mọi người thêm khiếp đãm, thêm vào đó là sự chen lấn leo bừa lên trực thăng gây nên cảnh chết tan xương nát thịt khiến cho ai nhìn thấy cũng phải đau lòng.
Suốt thời gian này, ai cũng vậy chẳng riêng gì gia đình tôi, đói
thì lượm đọt rau và củ sắn dại trong rừng để an, còn khát thì uống nước
vũng bùn, lợn cợn đầy máu, mỡ của xác người. Riêng đạn bom, mìn bẩy thì
đành giao cho số mệnh . Cuối cùng nhờ Trời Phật và Tổ Tiên hộ trì, Tôi cùng Vợ và ba con nhỏ, sau 12 ngày đêm đói khát, lặn lội trong địa ngục bom đạn máu lửa, cũng về được Tuy Hòa ngày 25-3-1975 rồi Khánh Hòa.
Tại
Nha Trang, Ðài truyền hình liên tiếp tường thuật lại cuộc di tản của
QÐ2 trên Liên Tỉnh Lộ 7, mở đầu là Những Thiết Vận Xa M113 của Lử Ðoàn 2
Thiết Giáp, kế tới là hình ảnh của một sĩ quan trẻ tuổi, râu tóc dựng
ngược, mặt mày hốc hác, quần áo rách nát tả tơi, chỉ còn nguyên vẹn 1
đôi giầy lính, tấm bản đồ hành quân và khảu P.38 ngắn nòng. Dân chúng
tại Nha Trang đã túa ra hai bên đường, để đón
mừng, tiếp tế cho đoàn người về từ cỏi chết, mà người dẫn đầu, chính là
Trung Úy Ngô Trúc Khánh, chỉ có chiếc xe Honda Dame, đã mang được vợ và
ba con về từ địa ngục có thật.
Sau
ngày CSQT cưởng chiếm được toàn Miền Nam VN, như hằng triệu quân công
cán cảnh của VNCH, Trung Uý Khánh lần lượt trải qua nhiều địa ngục trần
gian, từ Kà Tót, Tổng Trại 8 Sông Mao, Lương Sơn, Tà Dôn, Long Hoa tới
trại A.30 Tuy Hòa, Tổng cộng hơn 7 năm tù khổ sai. Ðược tị nạn chính trị
tại Hoa Kỳ ngày 26-4-1992, qua diện HO 11, cùng vợ với 2 con. Cuối cùng
ngày 28-3-2006, sau 14 năm chờ đợi, đứa con trai lớn mới tới Mỹ để đoàn
tụ cả gia đình. Ðời trai kiếp lính thời loạn là vậy đó, bi thảm, cùng tận.. thế nhưng tới nay có được mấy người cảm thông thương tiếc ?
Tóm
lại cuộc di tản của QD2 coi như hoàn toàn thất bại, không phải vì người
lính không chịu chiến đấu hay không đủ vũ khí đạn dược, để chống chọi
với kẻ thù, mà do một hệ thống chỉ huy tồi tệ, từ Bộ TTM/QLVNCH cho tới
BTL/QÐ2, toàn những kẻ sợ chết, ganh tị, vô kỷ luật, chỉ biết chia phe
kết đảng, mới đưa đến cái thảm họa mất nước vào tay đảng CSQT, đẩy dân
lính vào con đường chết. Cũng may trong đoàn di tản, còn có được những
Liên Ðoàn BÐQ thiện chiến, Các đơn vị Thiết Giáp, Công Binh, những đơn
vị Lôi Hổ, Biệt Kích.. chịu hy sinh, nên mới đem được hơn 2000 xe đủ
loại và mấy chục ngàn người từ các tỉnh Cao nguyên Kon Tum, Pleiku, Phú
Bổn về được Phú Yên.
Kết quả 70% chiến xa M48,41 bị hũy diệt, 100% Pháo binh tan hàng. Có hơn mấy chục ngàn đồng bào, đa số là trẻ thơ, đàn
bà bị thảm sát, 20.000 chiến sĩ thuộc QD2, gồm BÐQ, Lử Ðoàn 2 Thiết Kỹ,
Liên Ðoàn 6 Công Binh Chiến Ðấu. Pháo Binh, Lực lương Thám Sát, Biệt
Kích, Lôi Hổ.. tán mạng.. Ðau đớn như vậy, thế nhưng suốt 13 ngày đoàn
quân di tản, cho tới lúc số sống sót về được Tuy Hòa, Nha Trang. Trong
lúc đó, các tướng lãnh Cao Văn Viên (TTMT), Lê Nguyên Khang và Ðồng văn Khuyên được coi là ba tướng lãnh có quyền uy cao nhất lúc đó,
cũng không hề rời Sài Gòn, đi máy bay ra Tuy Hòa hay Nha Trang.. thăm
viếng, ủy lạo các nạn nhân mới từ địa ngục về. Ðó là sự thật của lịch
sử.
Trong
nổi buôn ly xứ dường như trong tôi luôn ‘ Còn Một Chút Gì Ðể Nhớ ‘ như
nhà thơ Vũ Hữu Ðịnh đã nhớ về Pleiku thời binh lửa năm nào :
‘ phố núi cao phố núi đầy sương
phố núi cây xanh trới thấp thật buồn
anh khách lạ đi lên đi xuống
may mà có em đời còn dễ thương .’
California tháng 8-2008
NGÔ TRÚC KHÁNH
Trong khoảng 20 năm tồn tại của quốc gia Việt Nam Cộng Hoà, chiến cuộc
dai dẳng khiến hằng triệu thường dân Miền Nam thiệt mạng, bị thương
tích, mất nhà cửa. Quân Lực VNCH gánh trên vai áp lực bảo vệ cả cơ đồ
Miền Nam -- trước võ lực xâm lăng của Bắc Việt và sự đánh phá của các
phần tử cộng sản tại chỗ.
Để 20 triệu dân Miền Nam được thở bầu không khí tự do, quân đội phải trả giá với khoảng 300 ngàn binh sĩ đền nợ nước, thêm 1.2 triệu thương tích. Như trong lời thơ của một thời chinh chiến:
...Giặc đánh lớn - mùa mưa đã tới
Mùa mưa như một trận mưa liền
Châu thổ mang mang trời nước sát
Hồn chừng hiu hắt nỗi không tên
Tiếp tế khó - đôi lần phải lục
Trên người bạn gục đạn mươi viên
Di tản khó - sâu dòi lúc nhúc
Trong vết thương người bạn nín rên
Người chết mấy ngày chưa lấy xác
Thây sình mặt nát lạch mương tanh...
Qua hằng ngàn chiến trận lớn nhỏ khác nhau, người lính VNCH đã đứng vững -- cho đến giờ phút cuối cùng, giữa một Sài Gòn ngã đạn. Sau đây là đôi nét nhìn lại cuộc chiến giữ gìn bờ cõi kiêu hùng của Quân Lực VNCH mấy thập niên trước.
Huế nước mắt Mậu Thân
Cố đô Huế là chiến trường thảm khốc nhất trận Mậu Thân. Hơn 10 ngàn cán binh cộng sản chiếm giữ thành phố gần trọn Tháng Giêng 1968. Đây cũng là một trong những trận đánh hiệp đồng tác chiến lớn giữa quân đội VNCH và các đơn vị đồng minh Hoa Kỳ. Chỉ 4 ngày sau khi mất Huế, từ Mồng 5 Tết, cùng với quân bạn đồng minh, quân đội Miền Nam mở cuộc phản công (chánh yếu với các đơn vị Dù, Thuỷ Quân Lục Chiến, và Sư đoàn 1 Bộ binh của Tướng Ngô Quang Trưởng). Cộng quân trốn vô Thành Nội, đào hầm hố địa đạo cố thủ, nên quân bạn phải đánh hỏa lực mạnh, gây nhiều thiệt hại. Thành phố Huế bị tàn hại gần 80%; Thành Nội gần như hoàn toàn sụp đổ; cửa Ngọ Môn hư hại nặng... Cuối cùng, cộng quân triệt thoái ngày 22-2-1968, chết ít nhất 2,500 bộ đội.
Phía quân đội VNCH cũng chịu hằng ngàn thương vong để chiếm lại Huế. Thêm hằng ngàn dân chúng bị thảm sát trong thời gian cộng quân "giải phóng" đất cố đô. Không chỉ thất bại quân sự, cộng quân thua luôn thế trận tâm lý chiến vì người Miền Nam lần đầu tiên nhìn thấy phương pháp "triệt để" của họ trên diện rộng.
An Lộc tử thủ
Bốn năm sau Mậu Thân, cộng quân hồi phục, mở trận Mùa Hè Đỏ Lửa. Từ đầu Tháng Ba 1972, Bắc Việt tung 14 sư đoàn vào trận địa, với khoảng 120,000 lính và 1,200 chiến xa đủ loại. Thị xã An Lộc bé xíu, thuộc tỉnh Bình Long, gần biên giới Cao Miên, diện tích chừng 4 cây số vuông, với 45 ngàn dân -- là 1 trong những mục tiêu chánh. Vì ở vị trí quan yếu, cách thủ đô Sài Gòn chỉ khoảng 100 km, An Lộc đã có thể trở nên "thủ đô" cho mặt trận cộng sản ở Miền Nam. Cộng quân tính đánh chiếm An Lộc trong một ngày, nhưng quân phòng thủ (chánh yếu là Sư đoàn 5 Bộ binh của Tướng Lê Văn Hưng và các đơn vị Biệt động quân) đã tử thủ trong khoảng 2 tháng trời. Phía cộng quân có ít nhất 3 Sư đoàn và nhiều đơn vị yểm trợ, lên tới 40,000 bộ đội, cùng hằng trăm chiến xa. Sau 7 đợt tấn công ác liệt, cộng quân thất bại, chết ít nhất 10,000 bộ đội, hằng trăm chiến xa T-54 và đại bác bị bắn cháy. Mặt trận An Lộc hoàn toàn yên tĩnh ngày 9-6-1972.
Cận chiến với chiến xa Bắc Việt bên trong Thị xã An Lộc
Trong trận này, binh sĩ VNCH chứng tỏ can đảm, đánh xáp lá cà, cận chiến với bộ đội cộng sản trên từng thước đất An Lộc. Các lực lượng giải cứu (chánh yếu Sư Đoàn 21 Bộ Binh của Tướng Hồ Trung Hậu và các đơn vị Dù, gồm cả Biệt Cách Dù 81) phải hứng chịu... cơn mưa pháo kích của cộng quân suốt 26 km từ Chơn Thành lên An Lộc. Mất hằng tuần lễ, họ vẫn tiến lên, cho đến ngày bắt tay được với quân phòng thủ. Trận An Lộc cho thấy quân đội Miền Nam tinh thần can cường, đủ sức bảo vệ quê cha đất tổ, một khi có hiệp đồng tác chiến và hoả lực yểm trợ.
Quảng Trị - tái chiếm cổ thành
Thị xã Quảng Trị, vùng địa đầu giới tuyến, là một mục tiêu tối hậu khác của cộng quân trong trận Mùa Hè Đỏ Lửa 1972. Đầu Tháng Năm, quyết định chiến thuật sai lầm của một vị tư lịnh khiến xảy ra cảnh thảm sát trên "Đại Lộ Kinh Hoàng" và cổ thành Quảng Trị bỏ ngỏ. Từ 28-6, tướng Ngô Quang Trưởng (tư lịnh Quân Đoàn 1) chỉ huy cuộc phản công tái chiếm cổ thành, chánh yếu với Sư đoàn Thủy quân Lục chiến của Tướng Bùi Thế Lân và vài đơn vị Dù.
Để cố thủ Quảng Trị, cộng quân có ít nhất 4 sư đoàn chủ lực, thêm pháo binh tầm xa, và 2 trung đoàn chiến xa. Địch quân được tiếp tế đạn dược, lương thực, thuốc men thoải mái từ Cửa Việt. Phía quân đội VNCH có lợi thế không quân và hải pháo -- nguyên do của khoảng 80% thương vong cho cộng quân. Kết quả: Toàn bộ 1,500 bộ đội cộng sản cố thủ trong cổ thành coi như bị xoá sổ; ước lượng thương vong của địch quân lên quá 10 ngàn. Phía quân bạn, Thuỷ Quân Lục Chiến thiệt hại nặng với trên 3,500 quân nhân hy sinh, trung bình mỗi ngày có 150 binh sĩ Cọp Biển chết trận.
Đây là một trong những trận chiến ác liệt bậc nhất chiến cuộc VN -- kéo dài gần 3 tháng, với tổn thất nặng nề cho cả 2 bên. Binh sĩ VNCH tỏ ra thiện chiến, chiếm lại cổ thành, nhưng bờ Bắc sông Thạch Hãn, phần còn lại của tỉnh Quảng Trị, đành chịu mất luôn về tay Bắc Việt.
Tái chiếm cổ thành Quảng Trị
Thường Đức & đồi máu 1062
Đây là nơi hẻo lánh hiểm trở, không mấy ai muốn tới, dù chỉ cách Đà Nẵng khoảng 60 cây số về hướng Tây. Nó nằm trên trục đường "Đông Trường Sơn" hệ trọng cho Bắc Việt. Ngày nào Thường Đức còn đứng vững, canh gác "Đường 14", thì cộng quân không thể thoải mái đi lại, chuyển quân về uy hiếp Sài Gòn. Phía VNCH chỉ có Liên Đoàn 14 Biệt Động Quân bảo vệ. Bắc Việt gom góp đến 3 sư đoàn để đánh Thường Đức từ 29-7-1974, khiến nơi này thất thủ nhanh chóng. Tiểu Đoàn Biệt Động Quân 79 oai hùng, chiến đấu gan lì, bị xoá sổ. Từ 8-8-1974, các đơn vị của Lữ đoàn Nhảy Dù tổ chức phản công. Tuy nhiên, đối phương lập tuyến phòng thủ chắc chắn, quyết giữ bằng được Thường Đức. Giao tranh chánh yếu diễn ra trên ngọn đồi 1062 phía đông Thường Đức. Nhiều lần ngọn đồi đổi chủ, với trên 1,000 cộng quân mất mạng và nhiều ngàn bị thương. Bên quân đội VNCH, có nhiều đơn vị Dù thiệt hại quân số trên 50%. Cuối cùng, VNCH chiếm giữ đồi 1062, nhưng không lấy lại được Thường Đức.
Xét về mức độ ác liệt, trận Thường Đức có lẽ chỉ kém trận Cổ Thành Quảng Trị và trận An Lộc. Đây là quận lỵ đầu tiên của VNCH rơi vào tay Bắc Việt sau hiệp định đình chiến Paris 1973. Các lực lượng cộng sản nổ súng để đo lường phản ứng của VNCH và đồng minh. Thất thủ êm thấm, Thường Đức trở nên con cờ domino đầu tiên trong cuộc cờ lớn của các siêu cường, với thân phận và xương máu quân dân Miền Nam bị hy sinh trong trò chơi lịch sử.
Xuân Lộc phòng tuyến chót
Vào những ngày thập tử nhất sinh cuối Tháng Ba đầu Tháng Tư 1975, VNCH lập phòng tuyến Xuân Lộc để bảo vệ cửa ngõ phía đông của Sài Gòn, chịu trách nhiệm chánh là Sư đoàn 18 của Tướng Lê Minh Đảo. Tại đây, quân đội Miền Nam có khoảng 12,000 tay súng, lâm vào cảnh phải đương đầu địch quân với 40,000 bộ đội từ 4 sư đoàn, và nhiều lực lượng yểm trợ khác. Chiến trận diễn ra từ 9-4 đến 20-4, sau cùng Sư đoàn 18 triệt thoái về hướng Sài Gòn. Trận đánh đẫm máu nhất tại Dầu Giây, Chiến Đoàn 52 Bộ Binh đánh trong thế 1 chọi 10. Khi hầm chỉ huy bị sập, chiến đoàn trưởng lui binh chỉ còn 200 người sống sót. Sư đoàn 18 tính chung thiệt hại 30% quân số. Cũng trong trận này, không quân VNCH mang 2 trái bom Daisy Cutter, được mệnh danh là "tiểu nguyên tử" thả lên vùng tập trung của Bắc Việt tại ngã ba Dầu Giây, với lúc nhúc chiến xa, đại pháo, gây thiệt hại không nhỏ.
Xuân Lộc là trận đánh lớn cuối cùng của một đại đơn vị quân lực VNCH trong chiến tranh Việt Nam. Đây cũng là trận hiệp đồng tác chiến sau chót với đơn vị bạn của Không Quân VNCH, sử dụng phản lực cơ A-37 và F-5. Giai đoạn đầu, Xuân Lộc giúp nâng cao tinh thần binh sĩ, đem lại chút hy vọng kháng cự cho Dinh Độc Lập. Về sau, nỗ lực của Sư đoàn 18 có thể đã giúp mua thêm chút thời gian cho dân chúng Sài Gòn di tản, chạy trốn cộng sản.
Sài Gòn ngày cuối
Quân đội VNCH, vào cuối tháng 3-1975, sau khi Quân Đoàn 1 và 2 thất thủ, chỉ còn khoảng 1/2 binh lực. Bốn tuần sau đó, thêm Quân Đoàn 3 kể như cũng tan rã. Chỉ còn Biệt Khu Thủ Đô bảo vệ đô thành Saigon với vài chục chiến xa M-41 và M-48, một số chiến đấu cơ và trực thăng, và những đơn vị lẻ tẻ. Để đối đầu khoảng 20 sư đoàn của địch quân, với hàng ngàn chiến xa, trọng pháo đang từ mọi ngả rầm rập kéo về Sài Gòn. Mặc dù không còn gì có thể cứu vãn, một số đơn vị và binh sĩ vẫn tổ chức kháng cự đến phút cuối cùng. Cầu Rạch Chiếc (trên xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa, cách dinh Độc Lập 7km) tổ chức phòng thủ chắc, đêm 27-4 đến sáng 30-4 còn quần thảo ra trò với đối phương. Binh sĩ Thủy quân lục chiến, một chi đội thiết giáp pháo binh, chiến hạm của hải quân Sài Gòn ở Tân Cảng, các đơn vị Liên Trường Thủ Đức... phối hợp đánh giặc trận cuối, kết quả có 52 cán binh cộng sản đã bỏ mạng ở cầu này.
Các quân nhân Liên đoàn Biệt Cách Dù 81 vẫn giữ an ninh cho Bộ Tổng Tham Mưu đến trưa ngày 30-4-1975. Nhiều xác xe tăng cộng sản cháy rải rác từ Ngã Tư Bảy Hiền sang Lăng Cha Cả. Thiết giáp cộng sản qua Hàng Xanh, bọc cầu Thị Nghè để tiến vào dinh Độc Lập, thì gặp quân Dù kháng cự, bắn cháy vài chiến xa và quân xa. Ngay sau khi vị tổng thống cuối cùng của VNCH kêu gọi binh sĩ Miền Nam buông súng, vẫn còn giao tranh ở ngã tư Hồng Thập Tự và Lê Văn Duyệt, cách Dinh Độc Lập không xa. Bốn binh sĩ Dù quần thảo với địch quân lần chót trong khoảng 45 phút, đến hết đạn rồi tất cả cùng tự sát.
Những binh sĩ này nằm xuống trong giờ phút chung cuộc của Miền Nam tự do. Họ yên nghỉ khi tóc vẫn còn xanh, mộng đời còn chưa trọn. Họ thuộc về hằng trăm ngàn chiến sĩ khác, hữu danh và vô danh, đã vị quốc vong thân. Họ là hình ảnh những tấm gương kiêu dũng, nhưng cũng ít nhiều cô độc, trong cuộc chiến bi hùng của quân đội Miền Nam.
Theo Nguồn,Để 20 triệu dân Miền Nam được thở bầu không khí tự do, quân đội phải trả giá với khoảng 300 ngàn binh sĩ đền nợ nước, thêm 1.2 triệu thương tích. Như trong lời thơ của một thời chinh chiến:
...Giặc đánh lớn - mùa mưa đã tới
Mùa mưa như một trận mưa liền
Châu thổ mang mang trời nước sát
Hồn chừng hiu hắt nỗi không tên
Tiếp tế khó - đôi lần phải lục
Trên người bạn gục đạn mươi viên
Di tản khó - sâu dòi lúc nhúc
Trong vết thương người bạn nín rên
Người chết mấy ngày chưa lấy xác
Thây sình mặt nát lạch mương tanh...
(Qua Sông-Tô Thuỳ Yên)
Qua hằng ngàn chiến trận lớn nhỏ khác nhau, người lính VNCH đã đứng vững -- cho đến giờ phút cuối cùng, giữa một Sài Gòn ngã đạn. Sau đây là đôi nét nhìn lại cuộc chiến giữ gìn bờ cõi kiêu hùng của Quân Lực VNCH mấy thập niên trước.
Huế nước mắt Mậu Thân
Cố đô Huế là chiến trường thảm khốc nhất trận Mậu Thân. Hơn 10 ngàn cán binh cộng sản chiếm giữ thành phố gần trọn Tháng Giêng 1968. Đây cũng là một trong những trận đánh hiệp đồng tác chiến lớn giữa quân đội VNCH và các đơn vị đồng minh Hoa Kỳ. Chỉ 4 ngày sau khi mất Huế, từ Mồng 5 Tết, cùng với quân bạn đồng minh, quân đội Miền Nam mở cuộc phản công (chánh yếu với các đơn vị Dù, Thuỷ Quân Lục Chiến, và Sư đoàn 1 Bộ binh của Tướng Ngô Quang Trưởng). Cộng quân trốn vô Thành Nội, đào hầm hố địa đạo cố thủ, nên quân bạn phải đánh hỏa lực mạnh, gây nhiều thiệt hại. Thành phố Huế bị tàn hại gần 80%; Thành Nội gần như hoàn toàn sụp đổ; cửa Ngọ Môn hư hại nặng... Cuối cùng, cộng quân triệt thoái ngày 22-2-1968, chết ít nhất 2,500 bộ đội.
Phía quân đội VNCH cũng chịu hằng ngàn thương vong để chiếm lại Huế. Thêm hằng ngàn dân chúng bị thảm sát trong thời gian cộng quân "giải phóng" đất cố đô. Không chỉ thất bại quân sự, cộng quân thua luôn thế trận tâm lý chiến vì người Miền Nam lần đầu tiên nhìn thấy phương pháp "triệt để" của họ trên diện rộng.
An Lộc tử thủ
Bốn năm sau Mậu Thân, cộng quân hồi phục, mở trận Mùa Hè Đỏ Lửa. Từ đầu Tháng Ba 1972, Bắc Việt tung 14 sư đoàn vào trận địa, với khoảng 120,000 lính và 1,200 chiến xa đủ loại. Thị xã An Lộc bé xíu, thuộc tỉnh Bình Long, gần biên giới Cao Miên, diện tích chừng 4 cây số vuông, với 45 ngàn dân -- là 1 trong những mục tiêu chánh. Vì ở vị trí quan yếu, cách thủ đô Sài Gòn chỉ khoảng 100 km, An Lộc đã có thể trở nên "thủ đô" cho mặt trận cộng sản ở Miền Nam. Cộng quân tính đánh chiếm An Lộc trong một ngày, nhưng quân phòng thủ (chánh yếu là Sư đoàn 5 Bộ binh của Tướng Lê Văn Hưng và các đơn vị Biệt động quân) đã tử thủ trong khoảng 2 tháng trời. Phía cộng quân có ít nhất 3 Sư đoàn và nhiều đơn vị yểm trợ, lên tới 40,000 bộ đội, cùng hằng trăm chiến xa. Sau 7 đợt tấn công ác liệt, cộng quân thất bại, chết ít nhất 10,000 bộ đội, hằng trăm chiến xa T-54 và đại bác bị bắn cháy. Mặt trận An Lộc hoàn toàn yên tĩnh ngày 9-6-1972.
Cận chiến với chiến xa Bắc Việt bên trong Thị xã An Lộc
Trong trận này, binh sĩ VNCH chứng tỏ can đảm, đánh xáp lá cà, cận chiến với bộ đội cộng sản trên từng thước đất An Lộc. Các lực lượng giải cứu (chánh yếu Sư Đoàn 21 Bộ Binh của Tướng Hồ Trung Hậu và các đơn vị Dù, gồm cả Biệt Cách Dù 81) phải hứng chịu... cơn mưa pháo kích của cộng quân suốt 26 km từ Chơn Thành lên An Lộc. Mất hằng tuần lễ, họ vẫn tiến lên, cho đến ngày bắt tay được với quân phòng thủ. Trận An Lộc cho thấy quân đội Miền Nam tinh thần can cường, đủ sức bảo vệ quê cha đất tổ, một khi có hiệp đồng tác chiến và hoả lực yểm trợ.
Quảng Trị - tái chiếm cổ thành
Thị xã Quảng Trị, vùng địa đầu giới tuyến, là một mục tiêu tối hậu khác của cộng quân trong trận Mùa Hè Đỏ Lửa 1972. Đầu Tháng Năm, quyết định chiến thuật sai lầm của một vị tư lịnh khiến xảy ra cảnh thảm sát trên "Đại Lộ Kinh Hoàng" và cổ thành Quảng Trị bỏ ngỏ. Từ 28-6, tướng Ngô Quang Trưởng (tư lịnh Quân Đoàn 1) chỉ huy cuộc phản công tái chiếm cổ thành, chánh yếu với Sư đoàn Thủy quân Lục chiến của Tướng Bùi Thế Lân và vài đơn vị Dù.
Để cố thủ Quảng Trị, cộng quân có ít nhất 4 sư đoàn chủ lực, thêm pháo binh tầm xa, và 2 trung đoàn chiến xa. Địch quân được tiếp tế đạn dược, lương thực, thuốc men thoải mái từ Cửa Việt. Phía quân đội VNCH có lợi thế không quân và hải pháo -- nguyên do của khoảng 80% thương vong cho cộng quân. Kết quả: Toàn bộ 1,500 bộ đội cộng sản cố thủ trong cổ thành coi như bị xoá sổ; ước lượng thương vong của địch quân lên quá 10 ngàn. Phía quân bạn, Thuỷ Quân Lục Chiến thiệt hại nặng với trên 3,500 quân nhân hy sinh, trung bình mỗi ngày có 150 binh sĩ Cọp Biển chết trận.
Đây là một trong những trận chiến ác liệt bậc nhất chiến cuộc VN -- kéo dài gần 3 tháng, với tổn thất nặng nề cho cả 2 bên. Binh sĩ VNCH tỏ ra thiện chiến, chiếm lại cổ thành, nhưng bờ Bắc sông Thạch Hãn, phần còn lại của tỉnh Quảng Trị, đành chịu mất luôn về tay Bắc Việt.
Tái chiếm cổ thành Quảng Trị
Thường Đức & đồi máu 1062
Đây là nơi hẻo lánh hiểm trở, không mấy ai muốn tới, dù chỉ cách Đà Nẵng khoảng 60 cây số về hướng Tây. Nó nằm trên trục đường "Đông Trường Sơn" hệ trọng cho Bắc Việt. Ngày nào Thường Đức còn đứng vững, canh gác "Đường 14", thì cộng quân không thể thoải mái đi lại, chuyển quân về uy hiếp Sài Gòn. Phía VNCH chỉ có Liên Đoàn 14 Biệt Động Quân bảo vệ. Bắc Việt gom góp đến 3 sư đoàn để đánh Thường Đức từ 29-7-1974, khiến nơi này thất thủ nhanh chóng. Tiểu Đoàn Biệt Động Quân 79 oai hùng, chiến đấu gan lì, bị xoá sổ. Từ 8-8-1974, các đơn vị của Lữ đoàn Nhảy Dù tổ chức phản công. Tuy nhiên, đối phương lập tuyến phòng thủ chắc chắn, quyết giữ bằng được Thường Đức. Giao tranh chánh yếu diễn ra trên ngọn đồi 1062 phía đông Thường Đức. Nhiều lần ngọn đồi đổi chủ, với trên 1,000 cộng quân mất mạng và nhiều ngàn bị thương. Bên quân đội VNCH, có nhiều đơn vị Dù thiệt hại quân số trên 50%. Cuối cùng, VNCH chiếm giữ đồi 1062, nhưng không lấy lại được Thường Đức.
Xét về mức độ ác liệt, trận Thường Đức có lẽ chỉ kém trận Cổ Thành Quảng Trị và trận An Lộc. Đây là quận lỵ đầu tiên của VNCH rơi vào tay Bắc Việt sau hiệp định đình chiến Paris 1973. Các lực lượng cộng sản nổ súng để đo lường phản ứng của VNCH và đồng minh. Thất thủ êm thấm, Thường Đức trở nên con cờ domino đầu tiên trong cuộc cờ lớn của các siêu cường, với thân phận và xương máu quân dân Miền Nam bị hy sinh trong trò chơi lịch sử.
Xuân Lộc phòng tuyến chót
Vào những ngày thập tử nhất sinh cuối Tháng Ba đầu Tháng Tư 1975, VNCH lập phòng tuyến Xuân Lộc để bảo vệ cửa ngõ phía đông của Sài Gòn, chịu trách nhiệm chánh là Sư đoàn 18 của Tướng Lê Minh Đảo. Tại đây, quân đội Miền Nam có khoảng 12,000 tay súng, lâm vào cảnh phải đương đầu địch quân với 40,000 bộ đội từ 4 sư đoàn, và nhiều lực lượng yểm trợ khác. Chiến trận diễn ra từ 9-4 đến 20-4, sau cùng Sư đoàn 18 triệt thoái về hướng Sài Gòn. Trận đánh đẫm máu nhất tại Dầu Giây, Chiến Đoàn 52 Bộ Binh đánh trong thế 1 chọi 10. Khi hầm chỉ huy bị sập, chiến đoàn trưởng lui binh chỉ còn 200 người sống sót. Sư đoàn 18 tính chung thiệt hại 30% quân số. Cũng trong trận này, không quân VNCH mang 2 trái bom Daisy Cutter, được mệnh danh là "tiểu nguyên tử" thả lên vùng tập trung của Bắc Việt tại ngã ba Dầu Giây, với lúc nhúc chiến xa, đại pháo, gây thiệt hại không nhỏ.
Xuân Lộc là trận đánh lớn cuối cùng của một đại đơn vị quân lực VNCH trong chiến tranh Việt Nam. Đây cũng là trận hiệp đồng tác chiến sau chót với đơn vị bạn của Không Quân VNCH, sử dụng phản lực cơ A-37 và F-5. Giai đoạn đầu, Xuân Lộc giúp nâng cao tinh thần binh sĩ, đem lại chút hy vọng kháng cự cho Dinh Độc Lập. Về sau, nỗ lực của Sư đoàn 18 có thể đã giúp mua thêm chút thời gian cho dân chúng Sài Gòn di tản, chạy trốn cộng sản.
Sài Gòn ngày cuối
Quân đội VNCH, vào cuối tháng 3-1975, sau khi Quân Đoàn 1 và 2 thất thủ, chỉ còn khoảng 1/2 binh lực. Bốn tuần sau đó, thêm Quân Đoàn 3 kể như cũng tan rã. Chỉ còn Biệt Khu Thủ Đô bảo vệ đô thành Saigon với vài chục chiến xa M-41 và M-48, một số chiến đấu cơ và trực thăng, và những đơn vị lẻ tẻ. Để đối đầu khoảng 20 sư đoàn của địch quân, với hàng ngàn chiến xa, trọng pháo đang từ mọi ngả rầm rập kéo về Sài Gòn. Mặc dù không còn gì có thể cứu vãn, một số đơn vị và binh sĩ vẫn tổ chức kháng cự đến phút cuối cùng. Cầu Rạch Chiếc (trên xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa, cách dinh Độc Lập 7km) tổ chức phòng thủ chắc, đêm 27-4 đến sáng 30-4 còn quần thảo ra trò với đối phương. Binh sĩ Thủy quân lục chiến, một chi đội thiết giáp pháo binh, chiến hạm của hải quân Sài Gòn ở Tân Cảng, các đơn vị Liên Trường Thủ Đức... phối hợp đánh giặc trận cuối, kết quả có 52 cán binh cộng sản đã bỏ mạng ở cầu này.
Các quân nhân Liên đoàn Biệt Cách Dù 81 vẫn giữ an ninh cho Bộ Tổng Tham Mưu đến trưa ngày 30-4-1975. Nhiều xác xe tăng cộng sản cháy rải rác từ Ngã Tư Bảy Hiền sang Lăng Cha Cả. Thiết giáp cộng sản qua Hàng Xanh, bọc cầu Thị Nghè để tiến vào dinh Độc Lập, thì gặp quân Dù kháng cự, bắn cháy vài chiến xa và quân xa. Ngay sau khi vị tổng thống cuối cùng của VNCH kêu gọi binh sĩ Miền Nam buông súng, vẫn còn giao tranh ở ngã tư Hồng Thập Tự và Lê Văn Duyệt, cách Dinh Độc Lập không xa. Bốn binh sĩ Dù quần thảo với địch quân lần chót trong khoảng 45 phút, đến hết đạn rồi tất cả cùng tự sát.
Những binh sĩ này nằm xuống trong giờ phút chung cuộc của Miền Nam tự do. Họ yên nghỉ khi tóc vẫn còn xanh, mộng đời còn chưa trọn. Họ thuộc về hằng trăm ngàn chiến sĩ khác, hữu danh và vô danh, đã vị quốc vong thân. Họ là hình ảnh những tấm gương kiêu dũng, nhưng cũng ít nhiều cô độc, trong cuộc chiến bi hùng của quân đội Miền Nam.
TD
http://baotreonline.com/Chuyen-muc-tre/Ky-niem-30/4/nhung-tran-danh-vang-lung-chien-su.html
Tháng Tư 1975
NGƯỜI HÙNG PHAN RANG
(Lần cập nhật hoá mới nhất: Thứ Ba, Ngày 28 tháng 8, 2012.
Latest update on: Tuesday August 28, 2012.)
(Lần cập nhật hoá mới nhất: Thứ Ba, Ngày 28 tháng 8, 2012.
Latest update on: Tuesday August 28, 2012.)
Lực lượng Hải quân gồm:
- Duyên đoàn 27 (Gần nhà Lại Văn Lý)
- Tuần dương hạm (WHEC - White High Endurance Cutter, Frigate) HQ-2 - Trần Quang Khải
- Tuần dương hạm (WHEC - White High Endurance Cutter, Frigate) HQ-3 - Trần Nhật Duật
- Tuần dương hạm (WHEC - White High Endurance Cutter, Frigate) HQ-17 - Ngô Quyền
- Hộ Tống Hạm (PCE - Patrol Craft Escort) HQ-07 - Đống Đa II
- Hộ Tống Hạm (PCE - Patrol Craft Escort) (Admirable Class Minesweeper) HQ-11 - Chí Linh
- Trợ chiến hạm (LSSL - Landing Ship Support Large) HQ-228 - Đoàn Ngọc Tăng
- Trợ chiến hạm (LSSL - Landing Ship Support Large) HQ-231 - Nguyễn Đức Bóng
- Hải vận hạm (LSM - Landing Ship Medium) HQ-403 - Ninh Giang
- Hải vận hạm (LSM - Landing Ship Medium) HQ-406 - Hậu Giang
- Dương vận hạm (LST - Landing Ship Tank) HQ-503 - Vũng Tàu
- Dương vận hạm (LST - Landing Ship Tank) HQ-505 - Nha Trang
- Một số LCU và nhiều PGM
- Tuần dương hạm (WHEC - White High Endurance Cutter, Frigate) HQ-2 - Trần Quang Khải
- Tuần dương hạm (WHEC - White High Endurance Cutter, Frigate) HQ-3 - Trần Nhật Duật
- Tuần dương hạm (WHEC - White High Endurance Cutter, Frigate) HQ-17 - Ngô Quyền
- Hộ Tống Hạm (PCE - Patrol Craft Escort) HQ-07 - Đống Đa II
- Hộ Tống Hạm (PCE - Patrol Craft Escort) (Admirable Class Minesweeper) HQ-11 - Chí Linh
- Trợ chiến hạm (LSSL - Landing Ship Support Large) HQ-228 - Đoàn Ngọc Tăng
- Trợ chiến hạm (LSSL - Landing Ship Support Large) HQ-231 - Nguyễn Đức Bóng
- Hải vận hạm (LSM - Landing Ship Medium) HQ-403 - Ninh Giang
- Hải vận hạm (LSM - Landing Ship Medium) HQ-406 - Hậu Giang
- Dương vận hạm (LST - Landing Ship Tank) HQ-503 - Vũng Tàu
- Dương vận hạm (LST - Landing Ship Tank) HQ-505 - Nha Trang
- Một số LCU và nhiều PGM
Hộ Tống Hạm (PCE -
Patrol Craft Escort) HQ-07 - Đống Đa II
Ngày 5 tháng 4/1975, Hộ Tống Hạm
HQ 07 - Đống Đa II vào sát bờ trong vịnh Phan Rang, bắn vào những vị trí trên quốc lộ 1 ngăn chận xe tăng Cộng quân.
Hải vận hạm (LSM - Landing
Ship Medium) HQ-406 - Hậu Giang
Hạm Trưởng: Hải Quân Trung Tá Nguyễn Quốc Trị, Khoá 10 - Đệ Nhất NAM DƯƠNG - Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang.
Hạm Trưởng: Hải Quân Trung Tá Nguyễn Quốc Trị, Khoá 10 - Đệ Nhất NAM DƯƠNG - Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang.
Ngày 12 tháng 4 HQ 403 nhận lệnh về Sài
Gòn. Từ Cát Lỡ, HQ 406 đưa hai đại đội Cảnh sát Dã chiến ra tăng cường.
Dương vận hạm
(LST - Landing Ship Tank) HQ-503 - Vũng Tàu
Hạm Trưởng: Hải Quân Trung Tá Nguyễn Văn Lộc, Khoá 11 - Đệ Nhất BẢO BÌNH - Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang.
Hạm Trưởng: Hải Quân Trung Tá Nguyễn Văn Lộc, Khoá 11 - Đệ Nhất BẢO BÌNH - Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang.
Ngày 13 tháng 4/1975, HQ 17 và HQ 503 nhận lệnh ra Vùng 2 Duyên hải.
HQ 505
cũng được lệnh tiếp tế cho chiến trường Phan Rang 800 tấn đạn 105 và
155 ly. (Số đạn này sau đó được trả lại cho Thành Tuy Hạ khi Phan Rang
thất thủ,
HQ 505 nhận nhiệm vụ di chuyển nhân viên và gia đình Đài Mẹ Việt Nam ra Phú Quốc).
Tuần dương hạm
(WHEC
- White High Endurance Cutter, Frigate)
HQ-17 - Ngô Quyền
Hạm Trưởng: Hải Quân Trung Tá Lê Hữu Quýnh, Khoá 8 - Đệ Nhất HỔ CÁP - Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang.
Hạm Trưởng: Hải Quân Trung Tá Lê Hữu Quýnh, Khoá 8 - Đệ Nhất HỔ CÁP - Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang.
Tuần dương hạm
(WHEC
- White High Endurance Cutter, Frigate)
HQ-17 - Ngô Quyền
Hạm Trưởng: Hải Quân Trung Tá Lê Hữu Quýnh, Khoá 8 - Đệ Nhất HỔ CÁP - Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang.
Hạm Trưởng: Hải Quân Trung Tá Lê Hữu Quýnh, Khoá 8 - Đệ Nhất HỔ CÁP - Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang.
Tuần dương hạm
(WHEC - White High Endurance Cutter, Frigate)
HQ-3 - Trần Nhật
Duật
Hạm Trưởng: Hải Quân Trung Tá Nguyễn Kim Triệu, Khoá 7 - Đệ Nhất THIÊN XỨNG - Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang.
Hạm Trưởng: Hải Quân Trung Tá Nguyễn Kim Triệu, Khoá 7 - Đệ Nhất THIÊN XỨNG - Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang.
Ngày 15 tháng 4/1975 Chuẩn tướng Trần
Văn Nhựt thoát ra Tuần dương hạm Trần Nhật
Duật HQ 3 trong vịnh Ninh Chữ khi phòng tuyến
Phan Rang tan vỡ.
Ngày 15 tháng 4/1975 từ sáng sớm, CSBV liên tục pháo từng
chập vào căn cứ. Từ chiều trở đi, Tướng Nghi liên tiếp nhận được tin
địch sẽ tập trung tấn công trong đêm sắp tới. Một trong những công điện
gởi từ bộ chỉ huy Cộng quân tại Ba
Râu, cho hay bộ binh địch cùng nhiều chiến xa sẽ tấn công vào Phan Rang
lúc 5 giờ sáng dọc đường rầy xe lửa, theo quốc lộ 1 phát xuất từ Rừng
Dừa ở Ba
Ngòi. Biết ý định của Cộng quân, Trung tướng Nghi báo động mọi nơi đề
phòng, đặc biệt là LD 31 BDQ có nhiệm vụ án ngữ ở Du Long.
Một phiên họp tại phi trường Phan Rang do
Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi triệu tập gồm Chuẩn tướng Trần Văn Nhựt,
Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang và
Phó Đề đốc Hoàng Cơ
Minh. Chưa bàn thảo được gì thì ngoài bãi đậu nhiều phi công
lấy trực thăng bay đi, tạo nên tình trạng hốt hoảng, rối loạn, mọi người
đành phải phân
tán. Tướng Trần Văn Nhựt và
Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh
được trực thăng đưa ra
HQ 3. Từ đài chỉ huy
HQ 3, Tướng Nhựt báo cáo trung ương là Phan Rang thất thủ!
Trong ngày 16 tháng 4/1975, HQ 505 được lệnh rời vịnh Phan Rang và
HQ 406 đem hai đại đội CSDC về lại Cát Lỡ.
HQ 3 đưa
Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh về Sài
Gòn. HQ 2 và những chiến hạm khác thả neo ngoài khơi chờ lệnh. Sau đó,
HQ 503 đã vớt được khoảng 200 quân và dân thuộc quận Tuy
Phong, Bình Thuận, khi nhóm này rút ra biển bằng ghe.
Tuần dương hạm (WHEC - White High Endurance Cutter, Frigate)
HQ-2 - Trần Quang Khải
Kể
từ ngày 18.4.1975 chiến hạm HQ 02 đến tăng
viện và nhận quyền chỉ huy.
HẢI QUÂN VIỆT NAM ANH DŨNG CHỐNG QUÂN XÂM LĂNG TRUNG CỘNG TẠI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA
*
Trích từ tài liệu "THẾ GIỚI LÊN ÁN TRUNG CỘNG XÂM LĂNG HOÀNG
SA CỦA VNCH" do cục Tâm Lý Chiến- Tổng Cục CTCT- Quân Lực
VNCH ấn hành vào năm 1974 (bản song ngữ Việt Anh)- Xin xem toàn bài
trong phần "Các tài liệu về Hoàng Sa"
* Một số dữ kiện và số liệu ghi trong tài liệu này chưa được phối kiểm.
* Một số dữ kiện và số liệu ghi trong tài liệu này chưa được phối kiểm.
Chiều ngày
15-1-1974, một ghe đánh cá Trung Cộng chở người
đến cắm cờ và dựng lều trên Đảo
Cam Tuyền (Robert) thuộc Quần Đảo Hoàng Sa.
Tuần-dương-hạm Việt Nam Cộng Hòa dùng
quang hiệu đuổi họ rời khỏi đảo nhưng
vô hiệu.
Sáng ngày
16-1-1974, lực lượng Hải Quân Việt Nam Cộng
Hòa (HQ/VNCH) hoạt động trong vùng Quần Đảo
Hoàng Sa ghi nhận 2 chiến đĩnh Trung Cộng
chạy chung quanh Đảo Duy Mộng (Drummond).
Sáng ngày
17-1-1974, chiến sĩ Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa
được lệnh đổ bộ lên Đảo Vĩnh
Lạc (Money) và tìm thấy trên đảo này có 4 ngôi
mộ người Trung Hoa. Ngoài
ra, HQ/VNCH cũng đã ghi nhận thêm một chiến
hạm của Trung Cộng di chuyển quanh Đảo Cam
Tuyền.
Khu-Trục-Hạm
HQ4 của HQ/VNCH
Chiều ngày
17-1-1974, 31 đoàn viên HQ/VNCH có võ trang được đổ
bộ lên đảo Cam Tuyền nhưng chỉ tìm
thấy một lá cờ Trung Cộng và một bản
đồ ghi bằng chữ Trung Hoa.
Trong khi đó, HQ/VNCH ghi nhận có 2 chiến hạm
của Trung Cộng neo tại phía Nam Đảo Cam
Tuyền nhưng sau đó 2 chiếc tàu này đã nhổ
neo di chuyển đi nơi khác.
Vào
chiều tối cùng ngày, 2 chiến hạm Trung Cộng
xuất hiện từ hướng Đảo Quang Hòa
(Duncan) di chuyển đến Đảo Cam Tuyền (Robert)
và dùng quang hiệu yêu cầu các tàu của ta rời
khỏi hải phận của họ (?).
Các chiến hạm Việt Nam Cộng Hòa vẫn
ở tại chỗ chờ lệnh và sau đó các tàu
Trung Cộng bỏ đi.
Lúc 19
giờ 40 phút cùng ngày, một phi cơ lạ bay ngang qua
chiến hạm HQ 4 của HQ/VNCH rồi bay về hướng
Đông Nam mất dạng.
Qua hôm sau tình
hình không có gì đột biến ngoại trừ các
chiến hạm Trung Cộng không ngừng khiêu khích.
Tàu
Trung Cộng bất chấp luật Hàng Hải Quốc
Tế,
khiêu khích ta bằng cách xấn ngang mũi chiến
hạm HQ/VNCH
Tính đến
ngày 19-1-1974, Trung Cộng đã có 14 chiến hạm đủ
loại hiện diện trong khu vực Quần Đảo
Hoàng Sa, kể cả 4 phi-tiễn-hạm loại Komar.
Ngoài ra, phi cơ lạ cũng đã được
ghi nhận xuất hiện trong vùng vào lúc hừng đông
và bay mất dạng về hướng Bắc.
Kể
từ ngày 18-1 đến sáng 19-1, các chiến hạm Trung
Cộng không ngưng khiêu khích lực lượng HQ/VNCH
trong vùng Hoàng Sa bằng cách đâm thẳng vào các
chiến hạm của HQ/VNCH, nhưng các tàu ta đã
cố né tránh.
Tàu
Trung Cộng gây hấn bằng cách
đâm
vào hông chiến hạm HQ/VNCH
Vào lúc 8
giờ 30 phút ngày 19-1, hai toán Biệt Hải thuộc QLVNCH
gồm 74 người, đổ bộ lên đảo Quang
Hòa (Duncan) và bị hơn một đại đội
Trung Cộng võ trang vũ khí đủ loại tấn công.
Cuộc tấn công này đã gây cho 2 binh sĩ ta
bị thiệt mạng cùng 2 người khác bị thương. Sau đó, các toán Biệt Hải được
lệnh triệt thoái khỏi đảo.
Đến
10 giờ 22 phút cùng ngày, một hộ-tống-hạm Trung
Cộng loại Kronstadt đã đâm ngang hông đồng
thời nổ súng vào khu-trục-hạm Trần Khánh Dư
của ta đang hoạt động ở ngoài Đảo
Quang Hòa. Khu-trục-hạm
Trần Khánh Dư phản pháo tự vệ và bắn chìm
hộ-tống-hạm Trung Cộng này, khu-trục-hạm
của ta bị hư hại nhẹ.
Tuần-Dương-Hạm
HQ5 của HQ/VNCH
Hộ-Tống-Hạm loại Kronstadt của
Trung Cộng
Vào xế
trưa, lực lượng hai bên đoạn chiến.
Các chiến hạm của ta tập trung về khu
vực các hải đảo phía Tây của Quần Đảo
Hoàng Sa và 30 đoàn viên hải quân được đổ
bộ lên 2 đảo Cam Tuyền (Robert), Vĩnh Lạc
(Money). Trong khi đó
tại hải đảo Hoàng Sa (Pattle) đã có một
trung đội Địa Phương Quân thuộc
Tiểu Khu Quảng Nam và 4 nhân viên đài khí tượng
trú đóng từ trước.
Trong đêm
cùng ngày, 3 chiến hạm của ta bị hư hại,
được lệnh trở về Căn Cứ Hải
Quân Đà Nẵng.
Trong
cuộc hải chiến, hộ-tống-hạm HQ 10 của
HQ/VNCH bị trúng hỏa tiễn Styx của Trung Cộng và
bị thiệt hại nặng trong ngày 19-1.
Chiến hạm cùng thủy-thủ-đoàn gồm 82
người đã bị mất liên lạc.
Hạm
Trưởng Hộ-Tống-Hạm Nhật Tảo HQ10, HQ
Thiếu Tá Ngụy Văn Thà đã anh dũng hi sinh theo
chiến hạm. Hộ-Tống-Hạm
HQ10 đã bị chìm trong trận Hải Chiến Hoàng Sa.
Lúc 10
giờ 20 phút ngày 20-1-74, 4 phi cơ Mig 21 và Mig 23 của
Trung Cộng đã oanh tạc các hải đảo Hoàng Sa
(Pattle), Cam Tuyền (Robert) và Vĩnh Lạc (Money) đồng
thời quân Trung Cộng cũng đổ bộ tấn công
các đơn vị ta đồn trú trên các hải đảo
này. Sau 20 phút giao tranh, vô
tuyến bị hư, các toán quân tuần đảo dã
mất liên lạc. Bốn
chiến hạm của ta còn lại trong vùng biển
gồm 1 hộ-tống-hạm và 3 tuần đỉnh cũng
bị trúng đạn và hư hại nhẹ.
Tuần-Dương-Hạm
HQ 16 trở về bến.
Đồng bào đón tiếp các chiến sĩ
vừa dự trận hải chiến bảo vệ Hoàng
Sa.
Nữ
sinh tại địa phương choàng vòng hoa cho các
chiến sĩ anh hùng.
Tình
quân dân thắm thiết vì bảo vệ tổ quốc
chống ngoại xâm
Trung Cộng là nhiệm vụ của toàn thể nhân
dân.
Phái đoàn dân chính địa
phương thăm viếng các chiến hạm.
tham dự trân
Hải Chiến Hoàng Sa chống Trung Cộng.
Sau trận
hải chiến oai hùng của Hải Quân VNCH với
lực lượng Trung Cộng, tổn thất đôi bên
được ghi nhận như sau:
Việt Nam Cộng Hòa
Trung Cộng
19
tử thương
Không được ghi nhận.
43
bị thương
101
mất tích
Nhân
dân thủ đô biểu tình lên án Trung Cộng
xâm chiếm Quần Đảo Hoàng Sa của Việt
Nam Cộng Hòa,
Nhân
dân thủ đô cực lực lên án tham vọng bá
quyền của Trung Cộng.
Vào lúc 18
giờ 30 phút ngày 22-1-74, thương thuyền Kopionella
quốc tịch Hòa Lan đã vớt được 23
thủy thủ của hộ-tống-hạm HQ 10 bị tàu
Trung Cộng bắn chìm ngày 19-1-74 tại vùng 287 cây số
Đông Đà Nẵng.
Sáng hôm sau,
chiến ham HQ 6 của HQ/VNCH đã tiếp nhận số
thủy thủ trên. Trong
số này, có 2 quân nhân bị tử thương (gồm có
1 Đại Úy Hạm Phó) và 2 người khác bị thương.
Tư
Lệnh Hải Quân Trần Văn Chơn đang tuyên dương
chiến sĩ Hải Quân trên các chiến hạm tham
dự trận hải chiến.
Tư
Lệnh HQ thăm hỏi các chiến sĩ hải quân...
Phái
đoàn dân chính địa phương thăm viếng và
ủy lạo các chiến sĩ.
Thăm viếng và ủy lạo các chiến sĩ
bị thương. Giúp đỡ các
chiến sĩ bị thương trở về.
Ngoài ra,
hồi 12 giờ ngày 29-1-74, ngư phủ ta đã vớt
được 15 quân nhân Hải Quân gồm 1 sĩ quan, 2
hạ-sĩ-quan và 12 đoàn viên tại 55 cây số phía
Đông Mũi Yên (Qui Nhơn). Tất
cả 15 chiến sĩ HQ này thuộc toán đổ bộ
lên Đảo Vĩnh Lạc.
Trong số
48 chiến sĩ ta bị Trung Cộng bắt giữ, 5 người
gồm 2 Địa Phương Quân, 1 Công Binh, 1 Hải Quân
và 1 nhân viên đài khí tượng đã được
Trung Cộng trao trả tại Hương Cảng ngày
31-1-74. Do một chuyến
phi cơ đặc biệt, họ đã trở về
tới Sài Gòn hồi 15 giờ 30 phút và được
đón tiếp vô cùng nồng hậu.
43 người còn lại cũng đã trở về
tới Sài Gòn chiều ngày 17-2-74 trong sự tiếp đón
tưng bừng của các đoàn thể và nhân dân
thủ đô.
Đồng
bào thủ đô đang chờ đón các chiến sĩ
tham dự
trân Hải Chiến Hoàng Sa
trở về tại phi trường.
Một số chiến sĩ bị thương
được trực thăng tải thương về
hậu cứ.
Các chiến sĩ QLVNCH trấn đóng cùng nhóm nhân
viên Đài Khí Tượng
trên
đảo bị Trung Cộng tấn công và bắt giữ
trái phép được trao trả cho VNCH.
Hân hoan đón các chiến sĩ trở
về sau trân Hải Chiến Hoàng Sa.
Trao tặng huy chương,
ủy lạo chiến sĩ trong tình chiến hữu.
Niềm
vui đoàn tụ sẽ chẳng trọn khi toàn dân
Việt chưa thể tái chiếm Quần Đảo Hoàng
Sa vì phải tập trung nỗ lực chiến đấu
chống quân tay sai Cộng Sản Bắc Việt, đang
đựơc chính bọn bá quyền Trung Cộng và
cả khối Cộng tích cực yểm trơ mọi
mặt.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
(Trích
từ tài-liệu “THẾ
GIỚI LÊN ÁN TRUNG CỘNG XÂM LĂNG HOÀNG SA CỦA VNCH”
do CỤC TÂM LÝ CHIẾN – TỔNG CỤC CHIẾN TRANH CHÍNH
TRỊ - QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA ấn hành năm
1974 (bản song ngữ Việt-Anh) – Xin xem toàn văn trong
phần “Các
tài Liệu Về Hoàng Sa”)Hậu Quả Của Việc Hoa Kỳ Bỏ Rơi Việt Nam
Tác Giả: Giáo sư Robert F. Turner | ||
Chúa Nhật, 16 Tháng 9 Năm 2012 20:51 | ||
Tôi là một sinh viên trong số tương đối ít ỏi đã thực tin rằng việc
chống Cộng sản xâm lược là việc đúng của Hoa kỳ ở Việt Nam, Lào,
Cambodia là đúng. Trong hơn hai chục năm, tôi đã có nhiều khóa giảng dạy tại viện Đại học Virginia về Chiến tranh Việt Nam. Vì thời giờ có hạn, tôi phải nói ngắn, nhưng trước khi đề cập tới chủ điểm của bải thuyết trình, tôi xin có thêm một lời cảnh báo, nhất là với các khán thính giả trẻ tuổi. Rằng đa số lập luận “sáng suốt phổ biến” của người Mỹ về Chiến tranh Việt Nam thật ra lại không đúng. Rất đáng tiếc rằng điều ấy có nghĩa là đa số những gì được giảng dạy tại cấp trung và đại học lại gần với thần thoại hơn là lịch sử. Tôi chi xin đơn cử hai thí dụ, hai thí dụ quan trọng: 1- Ngày nay, chúng ta được nghe rằng cuộc chiến Việt Nam là “bất khả thắng”. Chúng ta đứng sai chỗ. Tôi xin được góp tiếng bên cạnh nhiều sử gia thuộc loại xuất sắc nhất ngày nay khi nêu lập luận ngược rằng chúng ta không chỉ hy vọng thắng mà thực tế đã thắng vào đầu thập niên 1970. (Và khi nói “chúng ta”, tôi không nghĩ rằng đấy là Quân lực Hoa Kỳ mà là nỗ lực chung của hai quân đội miền Nam Việt Nam và Hoa Kỳ cùng với người dân miền Nam). 2- Chuyện gì đã xảy ra? Khi tôi tuyên bố là có thể thắng. Tôi xin đưa câu nói của người bạn thân Douglas Pike: ông Douglas Pike đã quá vãng, người mà tôi hoán đổi công vụ nhiều lần trong Sứ quán Hoa Kỳ, ông Pike nói rằng: Tôi tin rằng chúng tôi có thể đã thắng cuộc chiến Việt Nam. Tôi tin rằng trong tương lai lịch sử sẽ nói rằng chúng ta đã thắng. Đó là sự thật. Một số thí dụ sau đây sẽ chứng minh. Có một bài viết trong báo Foreign Affairs năm 2004 do Giáo sư John Lewis Gaddis Khoa trưởng Americạn Diplomatic Historians nói rằng: Các sử gia hiện tại công nhận rằng miền Nam Việt Nam và đồng minh đã thắng cuộc chiến quân sự. Nhưng lại thua cuộc chiến tâm lý tại Mỹ. Tôi xin nhắc lại cho quý vị trẻ biết sau khi bị bỏ bom tơi bời Hà Nội vội vã trở lại đàm phán tại Paris. Và mọi chuyện êm xuôi nếu chúng ta dùng máy bay B52 để trấn giữ hiệp định. Nhưng quốc hội với áp lực của “Phong trào Hòa Bình” đã thông qua dự luật vào tháng năm 1973. Sẽ là bất hợp pháp nếu Tổng Thống sử dụng bất cứ đồng nào trong công quỹ cho cuộc chiến tại Việt Nam, Lào và Cambodia. Làm như vậy, Quốc hội đã chuyển thắng thành bại. Quốc hội phản bội lời cam kết lịch sử của Hoa Kỳ là bảo vệ các nước không Cộng sản tại Đông Dương. Lúc ấy tôi làm việc tại Thượng nghị viện, nghị sĩ Ted Kennedy tuyên bố rằng “Việt Nam không cần giúp đỡ, họ đã có lượng vũ khí trị giá vô số triệu đô la”. Đó là sự thật. Việt Nam có phi cơ trực thăng, xe tăng Hoa Kỳ. Nhưng cái mà họ không biết là, Việt Nam không có đạn, không có xăng. không có phụ tùng. Đống đồ đó trở nên vô dụng. Đây là câu chuyện tôi chưa bao giờ kể cho ai nghe. Ngay sau khi sơ tán từ Việt Nam về tới Mỹ, tôi gặp Nghị sĩ Ted Kennedy tại Thượng Nghị Viện. Đó là lần đầu tiên tôi gặp ông ấy khi trở về Mỹ. Ông ấy đứng cách tôi khoảng 3 mét. Tôi cung tay phải lên và tự nhủ: “mình phải cho nó biết tay, phải đấm gục hắn ta và nói cho thế giới biết rằng chúng tôi vừa mới phản bội chính danh dự của mình và bỏ rơi những người đáng yêu.” Nhưng tôi đã tự cản bản thân mình vì làm vậy sẽ ảnh hưởng đến cương vị Nghị sĩ của tôi và Ted Kennedy sẽ trở thành người hùng. Không phải là việc làm đúng đắn nhưng đôi lúc tôi nghĩ là mình đã bỏ rơi cơ hội ấy. Sau khi Quốc Hội cắt hết viện trợ cho Việt Nam, Trung cộng gia tăng viện trợ cho Hà Nội. Phạm Văn Đồng nói rằng: “Được cho kẹo tụi nó cũng không dám quay lại”. Đó là lý do của sự thất bại tại chiến trường Việt Nam. Quân nhân Mỹ, QLVNCH, và miền Nam Việt Nam không bị bại trận, mà thua vì cái gọi là “tự do” của Quốc hội Hoa Kỳ. Điềm thứ 2 tôi muốn đưa lên là: Việt Nam rất quan trọng. Họ cho rằng Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến “phi lý” tiến hành không lý do chính đáng, do hiểu lầm về vụ đụng độ không đáng kể ở Vịnh Bắc Bộ. Thật sự là ngớ ngẩn. Tôi đã viết 450 trang trình bày trong luận án đạt giải danh dự năm 1966. Tôi đã ghi lại vào tháng Năm 1975 đảng Lao động của Cộng sản Việt Nam đã quyết định từ Tháng Năm năm 1959 là mở ra đường mòn Hổ Chí Minh và gửi vào Nam nhiều ngàn lính và vô số chiến cụ với mục đích lật đổ chính phủ trong Nam. Đây là hành động xâm lược quốc tế và vi phạm Hiên chương Liên hiệp quốc. Hoa Kỳ tham chiền để giúp người dân miền Nam tự vệ vì cùng một lý do như việc chúng ta tham chiến tại Cao Ly, nhằm bảo vệ tự do của con người và thực thi việc chống xâm lược đã được ghi trong Hiến chương Liên hiệp quốc. Trong cuốn sách “Cộng sản Việt Nam” xuất bản năm 1975, Hà Nội đã nhiều lần xác nhận sự thực đó từ Tháng Năm năm 1959 ngay ngày sinh nhật Hồ Chí Minh. 10 năm trước, chúng tôi đã thảo luận tại Đại học Luật Virginia về vấn đề hợp pháp này. Luật quốc tế và Hiến chương Liên hiệp. Không thể thảo luận nối vì Hà Nội lập luận rằng đó là nội chiến trong miền Nam VN v.v... hãy bỏ qua 1 số điểm vì thời gian có hạn. Tôi nêu lên hậu quả của việc bỏ rơi VN. Tôi có thể nói hoài về việc người Mỹ bỏ rơi Việt Nam. Tôi là người đứng ngay trong trận khi Quốc Hội biểu quyết không giúp đỡ Angola vì sự xâm lăng của Xô Viết. Kết quả nạn nhân bị tử vong ở đấy được ước lượng là không dưới trăm ngàn người. Đến việc Liên Xô xâm chiếm Afghanistan khiến cả triệu người chết. Sẽ không xảy ra nếu chúng ta không rút lui. Và lần đầu tiên trong sáu chục năm, Moscow bảo với tay sai của họ ở Mỹ châu La Tinh rằng tiến hành “đấu tranh võ trang” để cướp chính quyền thì cũng được, từ đấy mới xảy ra nội chiến tại El Salvador, Nicaragua, Honduras, Guatemala, Costa Rica và các nước khác trong vùng. Vô số người lại thiệt mạng vì chuyện đó. Một số lớn súng M16 tịch thu được từ quân phiến loạn El Salvador, căn cứ theo số xê ri là súng bỏ lại tại chiến tranh VN của quân đội Mỹ. Hà Nội đã cung cấp cùng với Xô Viết qua đường Cuba rồi đưa lậu qua El Salvador. Cho những người nói chiến tranh VN là phi lý. Họ đã sai. Nhưng hôm nay tôi không muốn tập trung về các vấn đề dù rất quan trọng là đia dư chiến lược. Tôi muốn nói về hậu quả của quyết đinh của Hoa Kỳ đối với con người. “Phong trào hòa bình” - của phe phản chiến - trấn an chúng ta rằng Hoa Kỳ chỉ lần rút quân và chấm dứt chiến tranh thì mình sẽ phát huy “nhân quyền” và “ngăn nạn tàn sát”. Tôi rất ngại nói về những gì xảy ra tại Việt Nam sau khi Hoa Kỳ triệt thoái, vì trong hội trường này và tại khu “Little Sàigon” có nhiều người đã trực tiếp nếm mùi và biết rõ hơn những gì mà mọi “học giả” Mỹ có thể muốn biết. Nhưng có một số sự thật thì đã rõ ràng. Hãy trước tiên nói về nhân quyền. Tháng Tư năm 1975, khi sự chiến thắng của Cộng sản đã thành hiển nhiên cho mọi người, Đệ nhất Bí thư đảng Lao Động là Lê Duẩn đã tuyên bố rằng: sau khi “giải phóng” Miền Nam, chúng ta sẽ biến nhà tù thành trường học”. Tới Tháng 10 năm 1978, nhật báo Times đầy uy tín tại Luân Đôn đã báo cáo sự thật: Cộng sản Việt Nam đã biến nhà trường và cô nhi viện thành nhà tù vì họ có quá nhiều tù nhân. Điều 11 của Hiệp định Paris ký kết năm 1973 cấm “mọi hành vi trả thù hay kỳ thị các cá nhân hay tổ chức đã hợp tác với một phe bên này hay bên kia”, và còn rõ ràng bảo đảm quyền tự do báo chí, tôn giáo, tự do sinh hoạt chính trị và một loạt những quyền thiêng liêng khác. Vậy mà Tháng Năm năm 1977, tờ Quân đội Nhân dân công khai thông báo “triệt để cấm mọi hành vi chống lại chế độ và tước hết mọi quyền tự do của những kẻ không tin vào xã hội chủ nghĩa”. Bài báo tuyên bố: “Với bọn phản cách mạng... nhân dân ta dứt khoát xoá bỏ quyền tự do ngôn luận và trừng phạt đích đáng”. Sau đó, một dân biểu duy nhất của Quốc hội Việt Nam Cộng Hòa được phép tham gia cái gọi là “Quốc hội Thống nhất” đã tuyên bố: Chế độ mới cai tri bằng bạo lực và khủng bố. Không có tự do di chuyển hay lập hội; không có tự do báo chí hay tự do tôn giáo hay... cả quyền tự do có ý kiến riêng... Sự sợ hãi tràn ngập khắp nơi” QUYỀN TỰ DO BÁO CHÍ Tháng Chín năm 1970, Trưởng phòng Sài Gòn của tờ Christian Science Monitor là Daniel Sutherland - ông bạn của tôi vào thời ấy - có viết một bài dài về “quyền tự do báo chí” trong Nam. Ông viết: “Dưới bộ luật báo chí mới, Miền Nam bây giờ có một nền báo chí thuộc loại tự do nhất Đông Nam Á...”. Tôi tin chắc rằng mình không là người duy nhất trong hội trường này có thề xác nhận điều ấy. Riêng Sài Gòn thì đã có hơn ba chục tờ báo, và nhiều tờ trong số đó kịch liệt chống chính phủ. Dĩ nhiên là để thu thập dữ kiện về quyền tụ do ấy, tôi thường cầm máy ảnh lang thang trong Sài Gòn vào những chiều Chủ Nhật được nghỉ. Tôi thấy bày bán công khai những quyển sách như “Chiến tranh Nhân dân và Quân đội Nhân dân” của Tướng Võ Nguyên Giáp là cuốn chỉ nam về nổi dậy của Việt Cộng, vài cuốn của lãnh tụ cộng sản Cuba là Ché Guevarra, và cả các cuốn sách về hay của Mao Trạch Đông. Sau ngày gọi là “giải phóng”, người Cộng sản chiếm đóng đã “tạm thời” đình chỉ xuất bản mọi tờ báo hay tạp chí độc lập. Chưa đầy một tháng sau, mọi tiệm sách báo đều bị đóng cửa và việc mua bán hay tàng trữ các văn hoá phầm xuất hiện “dưới chế độ cũ!” đều bị cấm. TÙ CHÍNH TRỊ Một trong các vấn đề nặng nề nhất là những người chống Việt Nam thường nêu ra, là cái gọi là “chế độ phát xít” tại miền Nam đã giam giữ hơn 200 ngàn “từ chính trị”. Khi trở lại Đông Dương vào Tháng Năm 1974 - cũng là dịp thăm viếng Cam Bốt và Lào – tôi chú trọng đến việc điều tra những lời cáo giác trên. Tôi ghé thăm Linh mục Chân Tín, nổi danh lãnh tụ của “lực lượng thứ ba” nhưng có lẽ là một cán bộ của Hà Nội. Tôi hỏi ông là tìm đâu ra con số “202 ngàn tù nhân chính trị?” Ông ta bảo rằng mình đã hỏi các tù nhân cũ và gia đình thân nhân của họ là họ nghĩ xem có bao nhiêu tù nhân. (Tôi nghi là họ đã cộng lại tổng số của các câu trả lời). Sự thật thì thời đó chỉ có khoảng 35 ngàn tù nhân trong tất cả các nhà tù của Miền Nam. Tôi cũng gặp một lãnh tụ khác của “lực lượng thứ ba” là bà Ngô Bá Thành, người nói với tôi rằng định nghĩa của bà về “tù nhân chính trị” có thể gồm cả người nh Sỉrhan Sirhan, là tay cán bộ người Palestine đã ám sát nghị sĩ Robert Kennedy vào tháng Sáu năm 1968. Mục đích của hắn, bà Ngô Bá Thành giải thích là, “chính trị” khi hắn ám sát một ứng cử viên Tổng thống rất nổi tiếng của Hoa Kỳ . Rồi còn vụ “chuồng cọp” đầy tai tiếng tại Côn Sơn, được họ mô tả như sau: ,”… xà lim chôn dưới mặt đất với các đống sắt, đồng trên trần thay vì ở dưới. Mà trần xây thấp đến nỗi tù nhân không thể đứng được …” .”… những hố nhỏ được đào dưới đất và che bằng chấn song sắt.” - “[Mấy hầm đó] quá hẹp cho những người Việt Nam dù thấp bé cũng không thể nằm duỗi thẳng và trần quá thấp nên tù nhân khó có thể đứng thẳng người” Thật ra, tôi có đến đảo Côn Sơn và thăm những chuồng cọp này. Tôi nghĩ rằng chúng ta cùng đồng ý là tôi hơi cao hơn đa số người Việt Nam. Vậy mà tôi chưa thể với tới các chấn song trên trần - vốn cao tới ba thước (khoảng 10 bộ) kể từ mặt đất lên. Ngay cả lực sĩ Nghiêu Minh (Yao Minh) người Tầu - tay trung phong của đội bóng rổ Rocket's ở Houston bên Texas - cũng chỉ cao tới bảy bộ và sáu phân - hơn hai thước hai - nên anh ta cũng chẳng gặp khó khăn gì đề duỗi dài trong căn xà lim một bề thước rưỡi một bề ba thước của cái gọi lả “chuồng cọp”. Ít nhất, một số cán bộ chống Việt Nam đã từng cáo giác chuyện “chuồng cọp” biết là họ nói láo. Trước khi qua Việt Nam năm 1974, tôi nói với một người trong số này rằng tôi dự tính sẽ tới nhà tù Côn Sơn đề tự minh xem tận mắt và anh ta có vẻ khó chịu – có lẽ biết rằng tôi sẽ thấy sự thật. Anh ta nói rằng vấn đề thật bây giờ chính là tại nhà tù Chí Hòa ở Sài Gòn. Vì vậy sau khi thăm Côn Sơn, tôi xin phép vào xem nhà tù Chí Hòa và chưa đầy 48 tiếng sau đã được tới đó trong mấy tiếng đồng hồ. Đây không là nơi mà mình thích sống nhưng cũng chẳng tệ hơn đa số các nhà tù và bên trong tôi không thấy dấu vết gì của những sự lạm dụng phổ biến. Tôi nói riêng với vài người Mỹ đã từng ở trong này và họ nói rằng dù có nghe nhiều lời tố cáo nhưng tất cả đều cho biết là họ không hề nghe thấy “tiếng gào thét trong đêm vắng” hoặc được báo cáo về nạn tra tấn hay hành hạ tù nhân. NGĂN CHẬN TÀN SÁT Bi thảm nhất của những người chống Việt Nam là lý luận của họ, rằng cắt viện trợ cho Miền Nam là Hoa Kỳ sẽ “ngăn được nạn tàn sát”. Họ sai lầm tới chừng nào. Ông bạn Giáo sư R.J. Rummel của tôi (một người từng được tuyển liên tiếp cho giải Nobel Hòa Bình) ước lượng là tổng số người bị giết sau khi miền Nam được “giải phóng” lên tới 643 ngàn. - Khoảng 100 ngàn bị xừ tử qua quít ngay sau khi Cộng sản nắm quyền. Qua quít vì cũng chẳng có một hình thức tạm bợ về “tiến trình hợp pháp” hay một toà án. - Giáo sư Rummel cho là 400 ngàn là “thuyền nhân” bị chết ngoài biển cả khi muốn thoát khỏi chê độ độc tài và đàn áp đã trùm lên quê hương. Cao ủy Ty nạn của Liên hiệp quốc thì cho là một phần ba những người vượt biên bằng thuyền đã chết ngoài biển - một số là vì tầu quá đông người bị chìm, hoặc chết vì đói, vì khát. Nhiều người tử nạn sau khi bị hải tặc cướp bóc và cưỡng hiếp. Cao ủy cũng tường trình rằng có khoảng 840 ngàn người tới được Hong Kong hay các nước không Cộng sản ở Đông Nam Á. Nếu áp dụng tỷ số “chết một phần ba” cho con số này thì ta đoán là có một triệu 300 ngàn người vượt biên bằng thuyền và khoảng 420 ngàn người đã chết trên đường tìm tự do. Con số không xa với ước lượng của Giáo sư Rummel. Giáo sư Lewia Sorley, tác giả cuốn sách có giá trị của một dấu mốc là “A Better War” - một Cuộc Chiến Khá Hơn - mà tôi ân cần giới thiệu đến quý vị, cho rằng có chừng 250 ngàn sĩ quan và binh lính của miền Nam cũ đã chết trong các “Trại Cải Tạo” do chế độ Cộng sản lập ra. - Khoảng một triệu rưởi người dân miền Nam bị đày vào các khu “Kinh Tế Mới” để sống trong những điều kiện nghiệt ngã và chừng 48 ngàn đã chết tại đấy. Tôi biết rằng rất đông người trong cộng đồng này có thể kể lại những kinh nghiệm thật về “Trại Cải Tạo” và khu “Kinh Tế Mới” và khuyên các sinh viên ở đây nên tìm ra họ, ghi nhận câu chuyện của họ để làm chứng liệu cho lịch sử. CĂM BỐT Và còn chuyện xứ Căm Bốt nữa. Khi Tổng thống Nixon gửi quân đội Hoa Kỳ sang Cam Bốt vào năm 1970 đề yêm trợ các đơn vị Việt Nam Cộng Hòa, khuôn viên các Đại học Mỹ bị đóng vì những cuộc phản đối đầy bạo động chống lại vụ xâm lược “phi pháp”. Thật ra, về pháp lý thì y như Việt Nam, Căm Bốt là “quốc gia thành viên của Nghị định thư” - Protocole States - đã được cam kết bảo vệ chống Cộng sản xâm lăng trong khuôn khổ Hiệp ước SEATO năm 1954. Mười năm sau, và với tỷ lệ đầu phiếu là 99,6%, khi Quốc hội Hoa Kỳ cho phép Tổng thống Johnson tham chiến tại Đông Dương. quy chế ấy hoàn toàn có thể áp dụng cho Căm Bốt như cho Việt Nam và Lào. Nghị quyết ấy của Quốc hội chỉ cần dẫn chiếu “Protocole States” của hiệp ước SEATO (South East Asia Treaty Organization). Tôi thăm viếng Căm Bốt nhiều lần trong năm 1974 và trong nhiều năm đã viết về Khờme Đỏ. Thời ấy, việc họ là những kẻ sắt máu có dự tính tàn sát không tưởng tượng nỗi với đồng bào Khờme của họ thật ra chẳng còn là bí mật. Và dĩ nhiên, khi tôi trở lại Việt Nam vào Tháng Tư năm 1975, một trong những mục tiêu chính của tôi là đễ cố gắng cứu lấy đám trẻ cô nhi tại Căm Bốt. Tôi đến quá trễ và có lẽ những đứa trẻ tôi hy vọng cứu được chắc là đã chết. Không hề có một cuộc khảo sát dân số tại Căm Bốt và chẳng ai biết thực sự có bao nhiêu người đã sống tại nơi ấy. Con số ước đoán về nạn nhân có những dị biệt lớn, với một số chuyên gia thì cho lả có hơn hai triệu. Tài liệu khảo cứu khá nhất mà tôi được đọc là của Đại học Yale, nơi mà Chương trình của Yale về nạn Diệt chủng Căm Bốt ước tính là Pol Pot và bọn đao phủ của hắn đã thảm sát một triệu bảy trăm ngàn người - hơn 20% dân số toàn quốc. Một bài báo về “các vùng thảm sát” của Căm Bốt trên tạp chí Nattonal Geographic Today trong số tháng Giêng năm 2004 cho chúng ta những chi tiết này: “Nhân viên hướng dẫn giải thích rằng đạn quá quý để dùng cho việc tàn sát. Rìu, dao và gậy tre thật đắc dụng hơn. Còn về trẻ em thì bọn đồ tể chỉ đơn giản giọng chúng vào thân cây”. Ông Douglas Pike đã quá vãng, người mà tôi hoán đỗi công vụ nhiều lần trong Sứ quán Hoa Kỳ, có viết như sau về hậu quả nhân sinh của việc Hoa Kỳ bội ước sự cam kết của mình là sẽ bảo vệ người dân của các nước không cộng sản ở Đông Dương: “Dù có ước lợng dè dặt nhất, có nhiều thường dân Đông Dương bi bạo sát sau Chiến tranh Việt Nam hơn là tổng số nạn nhân trong thời chiến, ít ra là hơn hai triệu... Nỗi khổ đau lên tới mức chưa từng thấy, còn thê thảm hơn những ngày chinh chiến”. Thật bi đát vì tôi nghĩ rằng ông Pike có lý. Và tôi lại càng tin rằng cộng đồng tại đây, đôi khi ngay trong hội trường, có những người có thể cung cấp những dữ kiện trực kiến về thảm kịch nêu như ta muốn tìm đến họ và ghi nhận lời chứng của họ. Việc này thì chẳng ai có tâm trí bình thường lại thích làm, nhưng là điều mà những ai muốn truy lùng sự thật tới cùng vẫn có nhiệm vụ thực hiện. Chúng ta phải kể lại chuyện này - một cách chính xác và cẩn trọng – đểngười khác sẽ biết rất lau về sau, khi các nhân chứng cuối cùng không còn tại thế nữa. Chúng ta phải kể lại, nếu không chuyện đó sẽ lại tái diễn. Những ai thấy bàng hoàng về những chuyện đã xảy ra khi Cộng sản khống chế người dân Miền Nam và của Căm Bốt hay Lào thật ra không hiểu gì về lịch sử hiện đại. Nếu quý vị muốn biết rõ hơn về thảm kịch, tôi xin đề nghị tập sách do nhà Harvard University Press xuất bản có tên là “The Black Book of Communism” - Cuốn Hắc thư về Chủ nghĩa Cộng sản”. Do một nhóm trí thức Âu Châu thuộc khuynh hướng trung tả biên soạn, cuốn sách kết luận là trong thế kỷ 20, chủ nghĩa cộng sản quốc tế đã gây ra cái chết cho từ 80 đến 100 triệu sinh linh. Những ai muốn biết sâu xa hơn về Chiến tranh Việt Nam có thể còn bị lầm lạc lớn nếu không chịu khó tìm đọc các cuốn sách do chư vị diễn giả nơi đây hoặc bằng hữu của chúng tôi đã biên soạn. Đây là một vinh dự cho tôi khi được thuyết trình trước một cử toạ quan trọng như hôm nay và trong cơ hội long trọng này. Với những người giận dữ về sự bội phản của nước tôi 35 năm về trước, xin cho tôi được nói rằng sự giận dữ này cũng là sự giận dữ của bản thận tôi. Tôi yêu quý Hoa Kỳ và tin rằng đây là một xứ tuyệt vời nhất trên địa cầu. Nhưng khi đa số của Quốc hội phản bội nạn nhân của Cộng sản xâm lược họ cũng phản bội 58 ngàn 200 lính Bộ binh, Hải quân và Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đã dâng hiến mạng sống trong sự hy sinh cao quý nhất cho chính nghĩa này. Họ cũng phản bội sự hy sinh của hai triệu bảy trăm ngàn người Mỹ đã từng phục vụ tại Việt Nam từ năm 1959 cho đến 1975. Chúng ta không cải sửa được điều ác đã xảy ra. Nhưng chúng ta có thể nghiên cứu nó và có thể hành động để người Mỹ chúng ta lánh xa truyện thần thoại sai lạc mà hiểu rõ thảm kịch lớn lao của sự bội tín. Tôi thiết tha kêu gọi giới trẻ trong cử toạ nơi đây là hãy tự nguyện giành một chút cố gắng để học hỏi trang sử này và chịa sẻ với người khác. Quan trọng nhất, hãy chú ý đến các cựu chiến binh và những người sống sót trong cộng đồng, hãy ghi lại lời kể của họ khi mình còn cơ hội. Nếu mình làm được như vậy thì may ra những hy sinh lớn lao của thảm kịch bi đát này sẽ không bị uổng phí. Xin cảm tạ quý vị và cầu xin Thượng Đế sẽ phù hộ chúng ta./. Giáo sư Robert F. Turner Trung tâm an Ninh Luật Pháp Quốc Gia Đại Học Luật Khoa Virginia & Học Viện Hải Quân. (Trích trong “những sự thật về Chiến Tranh Việt Nam) Theo nguồn, http://saigonecho.com/main/lichsuvn/37-chientranhvn/37060-hu-qu-ca-vic-hoa-k-b-ri-ong-dng.html Ngày 30-04-1975, QLVNCH Buông Súng Nhưng Không Đầu Hàng Từ chiều 29 cho tới trưa ngày 30-4-1975, súng đủ loại lớn nhỏ đã bắt đầu nổ vang khắp Sài Gòn. Kinh khiếp hơn hết là các loại bích kích pháo B40-41, hỏa tiễn 122 ly, cứ bì bỏm liên tục, rót xuống phi trường Tân Sơn Nhất và các vùng đông dân lân cận. Rốt cục chỉ có mặt nhựa ở phi đạo bị đan làm xoáy tung mà thôi. Nơi nơi bôn hướng, cây cối, dây điện, gạch vôi và thân xác của những người lính quèn lúc đó, vẫn còn ở lại để phòng thủ cái phi trường trống không, chập choạng, ngả nghiêng thảm thê theo làn đạn địch. Ánh lửa hồng từ các đám cháy, quyện với mùi khói khét và sơn vôi gạch vụn, theo gió bốc mùi vào các ô cửa kính bị vỡ vì mãnh đạn bay lạc. Trong Viện Quốc Gia Nghĩa Tử, nằm cạnh khu nghĩa trang Thánh Tây và phi trường, trên đường Võ Tánh, là nơi tạm trú của mấy trăm gia đình di tản thuộc các Ty Cựu Chiến Binh từ Miền Trung chạy vào. Mọi người ai cũng đang co rúm giữa bốn bức tường mỏng manh loang lổ đan, nằm ngồi trên nền xi măng hay các bàn ghế học trò lạnh lẽo, đói khát. Lũ con nít thiếu nước, thiếu sữa nên la khóc inh ỏi. Lúc đó trên đường Võ Tánh từ cổng chính của Bộ Tổng Tham Mưu gần ngã ba Trương Tấn Bửu chạy tới ngã ba Bảy Hiền, xa nhìn ngút mắt, có các đám cháy lớn và nhiều quân xa chở lính cũng như thiết giáp đang dồn dập di chuyển. Khói lửa, điêu linh và chết chóc, đã được đám khoa bảng trí thức vô dụng, ăn chén đá bát của miền Nam, qua cái rổ tự do dân chủ, hòa hợp dân tộc, để rước cọng sản đệ tam quốc tế Hà Nội, mang từ Liên Xô và Trung Cộng, vào tận đất Sài Gòn thơ mộng hiền hòa. Trong nổi câm nín của những ngày Việt Nam sắp mất nước, đất trời như cũng cảm thông chia sớt với thân phận của một dân tộc nhược tiểu, bị chính đồng bào mình, qua nhân danh lãnh tụ, đem bán đứng cho các thế lực ngoại nhân, trong có đế quốc Trung Cộng, là một kẻ thù ngàn đời mãn kiếp của nước Việt.. Bởi vậy bốn bề quang cảnh mông mênh sầu thảm, qua cơn mưa hè đầu mùa sụt sùi lệ mắt. Trong góc phòng, có chiếc máy thu thanh của ai đó mở suốt từ đêm qua, nhưng âm thanh tuyệt nhiên vắng ngắt , lâu lâu phát ra những tiếng gió sè sè lãng xẹt. Giữa giờ thứ 25 chết chóc đang chực chờ, bổng thấy thèm những giọng ca thương lính thuở nào, của những nam nữ ca sĩ phong lưu dỏm dáng, trắng trẻo no tròn, với bộ đồ trận rằn ri, lúc nào cũng còn nguyên nếp gắp và mùi thơm vải. Tình nhất là trên túi aó có lúc lắc chùm huy chương đủ loại, cũng như các phù hiệu của những binh chủng dữ dằn như Nhảy Dù, TQLC, BÐQ, Lôi Hổ.. Cũng thấy nhớ tới những bài diễn văn bốc lửa, đượm tình mến nước yêu dân của các đấng nguyên thủ, chính khách, lãnh tụ, cha-thầy, kể cả các trí thức khoa bảng của Sài Gòn. Rồi nhưng cuộc biểu tình chống chính phủ, chống tham nhũng, chống đàn áp tôn giáo, báo chí đến nỗi ký giả phải đi ăn mày để có được tự do ngôn luận như các đồng nghiệp đang sống ở Hà Nội, trong thiên đàng xã hôi chủ nghĩa, cái gì cũng có. Nhưng giờ này họ ở đâu ?, vì hôm qua còn thấy chường mặt đủ trên đài truyền hình hay báo chí, hùng hổ phun bọt mép, khua cả tay chân quả đấm đòi này nọ, để có thực quyền đối mặt với mấy trăm ngàn bộ đội miền Bắc, đang lăm lăm súng đạn, mả tấu, để phanh thây xé xác đồng bào. Họ nói có quyền mới có hòa hợp hoà giải,mang lại hòa bình cho đất nước và trên hết người Việt không cần phải bỏ nước ra đi, để phải chết vì thèm mấm tôm cà pháo nơi xứ người. Tất cả gần như chạy hết rồi, bỏ lại đồng bào thân yêu , lính tráng đồng đội đang còn tử chiến với giặc khắp chiến trường, các thương bệnh binh đang rên la trong quân y viện và mảnh đất Sài Gòn ba trăm năm, trong cơn hấp hối : Sài Gòn, những phút giờ hấp hối Hai mươi năm chinh chiến, bao giờ cũng vậy, tới lúc cuối cùng chờ chết, vẫn là người lính trận và đồng bào nghèo, không có phương tiện để vượt thoát khỏi cảnh bom đạn. Lính chết thật oan khiên vì chiến đấu trong đơn độc, không có đồng minh cũng như đồng đội yểm trợ, vì vào giờ thứ 25, đâu có ai ngu như người lính VNCH, ở lại chết để không có tiền tử tuất, kể cả chiếc quan tài vùi thây đời lính. Biết nghĩ như vậy, những ai còn sống sót tơí ngày hôm nay, phải nhỏ một giọt nước mắt, dù muộn màng để cảm ơn họ. Lính chết oan khiên chẳng những ngoài chiến trường khi phải đối mặt với kẻ thù hung ác, mà còn chết lãng nhách nơi hậu phương bởi những cái lưỡi tắc kè xanh xanh đỏ đỏ, giờ này nhìn lại cũng đỏ đỏ xanh xanh, đâu có thấy đổi màu. Thảm nhất là trên đầu lính, gần hết là bọn lãnh đạo tồi, thứ này giờ đã hết răng để mà ăn, nhưng lúc nào cũng muốn chường ra giữa bia miệng, chọc cho thuộc hạ và con cháu khinh nhờn, khi cứ xưng chức, đeo huy chương và trả lời những phỏng vấn cuội, như mới đây có đám việt gian ở hải ngoại về Sài Gòn phỏng vấn lũ tướng đầu hàng VC, trong đó có Nguyễn Hữu Hạnh và Triệu Quốc Manh, thuộc hàng tép riu, không quân, không đơn vị trước khi Dương Văn Minh được làm tổng thống hai ngày, để bắt QLVNCH buông súng rã ngủ. Người lính Miền Nam bi hùng là thế đó, như vậy làm sao bảo họ phải chiến thắng khối cộng sản đệ tam quốc tế, trong đó có Liên-Xô và Trung Cộng ? Người lính đã ở lại tới giờ phút cuối cùng vào trưa ngày 30-4-1975, đã là anh hùng thử hỏi có quân đội nào anh hùng hơn, kể cả quân Pháp, Ðức, Anh trong Thế chiến 2. Sau khi Hoa Kỳ cùng Bắc Việt đồng thuận ngụy tạo cuộc ngưng bắn bịp vào tháng 2-1973, chấm dứt sự hiện hữu của Mỹ tại chiến trường. Cũng từ đó, QLVNCH bị đem con bỏ chợ, chiến đấu trong thiếu thốn, thiếu cấp chỉ huy trên thượng tầng, thiếu đạn dược, thuốc men, xăng nhớt, các quân dụng khiến cho nhiều phi cơ, chiến xa phải nằm ụ vì không cơ phận sửa chữa hay thay thế. Tóm lại mọi sự đều do người bạn đồng minh Hoa Kỳ tạo ra, như cắt quân viện, bội ước lời thề ‘ một đỗi một ‘ được chính siêu cường ký nói hứa hẹn bằng giấy trắng mực đen. Trong khi đó thì Bắc Việt, từ Hồ Chí Minh tới Lê Duẩn, Lê Ðức Thọ, Phạm Văn Ðồng.. đã đem mãnh giang sơn gấm vóc của tiền nhân, cầm bán thế chấp cho đệ tam cộng sản, nên được cả khối như Liên Xô-Trung Cộng, Ðông Âu, Bắc Hàn, Cu Ba, các đảng cộng sản Ý, Pháp, Mỹ và những thành phân ăn cơm miền nam lại theo VC miền bắc, giúp đỡ hết lòng, từ cây kim hột gạo, cho tới bom đạn, tăng, máy bay, tiền bạc và những cái lưỡi tắc kè đỏ đỏ xanh xanh đảo lộn sự đời. Tệ nhất là lũ hề hữu danh vô thực, trong cái gọi là Liên Hiệp Quốc, lúc nào cũng bưng bợ Hà Nội, như muốn đổ dầu vào biển lửa thống hận trùng hằng tại Miền Nam. Không chịu nổi cái cảnh ứa gan, hiếp người ngã ngựa, nhà bỉnh bút quân sử thế giới lương thiện và nổi tiếng là Louis A Fanning, đã phải viết lời chửi Mỹ : " Sau hiệp định Paris 1973, hơn 300.000 bộ đội cọng sản quốc tế, được người Mỹ bỗng dưng tự tác cho ở lại trên lãnh thổ của nước khác. Ðó là Miền Nam VN, một quốc gia độc lập, có chủ quyền, quốc hội và không hề là thuộc địa hay các tiểu bang của Hoa Kỳ. Trong lúc đó, VNCH là một đồng minh với Mỹ từ khuya , lại bị chính Mỹ phản bội, lường gạt, cắt viện trợ và sỉ nhục mọi điều. Ðúng là thái độ của bọn con buôn chính trị, hèn chi người Mỹ đã bị thế giới tự do coi thường, vì đã bội tín với nhiều đồng minh của mình." Viết về tình trạng đồng bào VN, sống giữa cảnh chết chóc của chiến tranh mạt kiếp, đáng lẽ sẽ chẳng bao giờ xảy ra nếu không có đảng cọng sản Hà Nội, khiến cho đất nước sau khi Nhật đầu hàng, thay vì sẽ có hòa bình như nhiều nước trong vùng Á Châu, lúc đó cũng đang là thuộc địa của bọn thực dân da trắng. Ðể diễn tả sự bất hạnh này, nhà báo người Tây Ðức Une Siemon Netto, đã viết trong tờ International Herald Tribune : ‘ giờ thì mọi người đã biết rõ cái thực chất cách mạng cứu nước, mà cọng sản Hà Nội luôn dùng làm chiêu bài, để có cớ gây nên một cuộc chiến vô luân, nồi da xáo thịt. Tiếc thay trước tháng 5-1975, nhiều trí thức khoa bảng và nhà báo Tây Phương, đã biết rõ cọng sản đệ tam quốc tế gây chiến tranh chỉ vì ý thức hệ và trên hết chúng rất dã man tàn bạo. Nhưng vì họ ích kỷ, hám danh và trên hết nhiều kẻ đã táng tận lương tâm, nên muối mặt, bẻ cong ngòi bút, viết láo sai sự thật, để đầu độc môi người, nhất là dân chúng Hoa Kỳ, đang có nhiều người thân tham dự cuộc chiến thần thánh, bảo vệ tự do cho nhân loại tại Ðông Dương, đang bị Ðệ tam cọng sản quốc tế tàn sát nhuộm đỏ.’. Hành động vô lương của bọn bồi bút, đã gây nên nhiều nổi oan khiên tội nghiệp, khiến bao oan hồn lương dân vô tội, đã bị bộ đội cọng sản miền bắc tàn sát dã mang trong tết Mậu Thân, nhất là tại Huế. Rồi mùa hè đỏ lửa 1972 trên đại lộ kinh hoàng, từ Ðông Hà về Huế, trên quốc lộ 14 Dakto-KomTum, đường 13 An Lộc-Bến Cát và đoạn đường số 1, từ Tam Quan-Hoài Nhơn-Phù Mỹ về Qui Nhơn, qua những Lai Giang, sông Côn, sông Cả.. Nhưng bi thảm nhất cũng vẫn là những ngày cuối cùng di tản tại Vùng I, vùng II trên đường số 7, dân chúng lánh nạn gục chết như ra vì đạn kích pháo của giặc, không cần biếy hay thương hại cho mạng người lá rụng, dù những mạng sống đó vốn cùng bộ đội VC, chung cháu Lạc Con Hồng. Tóm lại tất cả đều vô lý, đã khiến cho nhiều nhà báo ngoại quốc sau này, phải kêu trời không ngớt, vì tự vấn lương tâm khi họ đả vô tình hay cố ý, câm nín trước những thảm trạng của nam VN. Trong lúc đó vụ Mỹ Lai (Quảng Ngãi), do chinh Hà Nội giật dây đạo diễn, đẩy dân lành vô tội ra làm bia đỡ đạn cho lính Mỹ, thì được bao chi Tây phương làm lớn chuyện, tuyên truyền không công cho Hà Nội, trong suốt cuộc chiến. Sài Gòn đã bắt đầu xáo trộn từ tháng 3-1975, từ lúc miền Trung bị mất qua quyết định sai lầm rút bỏ quân đoàn I và II của TT.Nguyễn Văn Thiệu, Thủ Tứớng Trần Thiện Khiêm và Ðại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu trưởng QLVNCH lúc đó. Ngày 21-4-1975, Tổng Thiệu qua áp lực của Mỹ, muốn thay ngựa theo ý của cọng sản Bắc Việt, để hòa hợp hòa giải, nên ông phải tuyên bố từ chức tổng thống trong lúc đất nước nguy ngập, ngàn cân treo chỉ mành và đã cùng Thủ tướng Khiêm, được Tòa Ðại Sứ Mỹ, đưa ra khỏi Sài Gòn, tới Ðài Bắc trong đêm tối bằng máy bay quân sự. Việc bỏ nước ra đi của TT. Thiệu, khác với trường hợp của Thủ Tứơng Khiêm hay Ðại Tứớng Viên, vì hai người này chẳng hề bị đe dọa hay bắt buộc. Trái lại Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vào giờ thứ 25 của VNCH trong tháng 4-1975, giống như cái chết của Tổng Thống Ngô Ðình Diệm ngày 2-11-1963, được quyết định bởi bàn tay của người Mỹ. Tổng Thống Diệm không cho người Mỹ đem quân vào VN nên bị giết trong danh dự. TT Thiệu khôn ngoan từ chức ra đi, nên được sống những ngày thừa nơi quê người, chịu bia miệng nguyền rủa, vì ham sống sợ chết, dù rằng con kiến cũng muốn sống. Ðó là sự thật của lịch sử, của thân phận nhược tiều VN, mà các tài liệu Mỹ đã hé mở cho mọi người cùng đọc, trong vài năm trước đây và còn được lưu trữ phổ biến khắp mọi văn khố, kể cả VC. Ngoài ra, cũng theo sử liệu, chính Tổng Thống Trần Văn Hương, muốn người Mỹ đem Tổng Thống Thiệu ra khỏi nước, mà theo TT Hương, đó là kỳ đà cản mũi, nên ông ta không thể trị nước hay chống Cộng được. Đáng thương là Cụ Trần văn Hương lúc đó, đã gần đất xa trời, thêm mắt mũi kém, lại bị Mỹ bắt làm Tổng Thống VNCH, theo điều kiện của Bắc Việt. Nguyên thủ như vậy, nên miền Nam bị mất là cái chắc, dù sớm hay muộn cũng thế thôi.Sau đó lại màn thay ngựa cuối cùng, để Dương Văn Minh danh chánh ngôn thuận, kết thúc cuộc chiến từ đầu cũng do VC sắp đặt và cuối cũng cũng do VC quyết định, qua miệng kẻ cầm quyền của miền Nam, dù chỉ có hai ngày ngắn ngủi. VNCH đang lúc lâm nguy vì thù trong giặc ngoài. Cả triệu quân, công, cán cảnh.. lúc đó đang xã thân, dùng xác người thay súng đạn Mỹ, làm công sự cản xe tăng hứng đạn pháo của cọng sản khắp mọi nẻo đường dẫn vào thủ đô, thì cũng lúc đó nhưng sâu bọ nơi hậu trường chính trị, hăng say toắc mồm, áo thụng vái lạy ông, bày ra những trò hề tác tệ, để tự phong quan gắn chức, làm nản chí những người lính đang xả thân nơi chiến trường, bắt QLVNCH phải tan hàng rã ngũ trong tức tủi oan khiên và cuối cùng làm cho cả nước phải sống đọa đày thương đau, trong cùm gông xã nghĩa từ ấy cho tới bây giờ, vẫn không hề thay đổi, vẫn không có tự do dù chút tự do để nói lời chân thật trong đáy hồn mình. Nhưng dù gặp khó khăn nguy hiểm, các lộ quân còn lại của VNCH vẫn cản nổi quân xâm lăng Bắc Việt, trên khắp các tuyến đường dẫn vào Sài Gòn. Chính hành động phi thường này, nên dù VNCH không còn nửa, vẫn được thế giới ngợi khen và kính phục, như Peter Kohn đã viết trên tờ the Wall Street Journal : " Quân đội VNCH là một quân đội can đảm và chiến đấu lão luyện. Quân đội ấy đã chiến đấu giỏi trên nhiều địa danh, mà người Mỹ hoặc thế giới biết hay chưa biết tới. Quân đội ấy đã hào hùng ngạo nghễ với địch , qua hàng ngàn chiến trận, tiền đồn hẻo lánh hiu hắt. Quân đội ấy không được trang bị như quân Mỹ hay bộ đội cọng sản Hà Nội. Thế nhưng từ khi Hoa Kỳ rút quân về nước hay lúc đầu quân Mỹ chưa vào VN, vẫn hiên ngang chiến đấu trong suốt 20 năm khòi lửa, gần như bảo toàn trọn lãnh thổ của cha ông, từ phía bên này vỹ tuyến 17 cho tới Cà Mâu, đến khi bị Việt gian đâm sau lưng, VC bắn trước mặt, mới đành để mất non sông vào tay đệ tam cọng sản quốc tế. Cũng vì phải chiến đấu khắp các mặt trận, nên đã có hằng tram ngàn người lính phải chết, hằng triệu thương phế binh, cô nhi quả phụ. Tới giờ phút cuối cùng, đã biết nước sắp mất, chết chỉ thêm uổng mạng nhưng họ vẫn hiên ngang chiến đấu tại Khánh Dương, Phan Rang, Phan Thiết, Xuân Lộc, Long An, Tây Ninh, Củ Chi , Biên Hòa và Sài Gòn. Tất cả đều là những chiến tích để đời và lưu danh thiên cổ trong dòng sử Việt Cuối cùng trong giờ thứ 25, QLVNCH đã xử sự một cách mã thượng anh hùng. Thay vì dùng vũ lực bắt trọn Toà Ðại Sứ và Cơ Quan Dao làm con tin, như Iran đã từng làm, để gây áp lực, bắt Hoa Kỳ phải giữ lời hứa, dùng B52 đuổi bộ đội cọng sản rúr về phía bên kia vỹ tuyến 17 như Hiệp định Geneve năm 1954 và 1973. Nhưng họ vẫn không làm như vậy, vẫn tôn trọng kỷ luật quân đội, biểu lộ nét hào hùng văn hiến ngàn đời của một dân tộc có văn minh, văn hóa VN, khi cố gắng phòng thủ và tiếp tục chiến đấu khắp nơi, giúp cho Mỹ và những đồng đội, cấp chỉ huy hèn nhát, bỏ chạy khỏi nước một cách an toàn, trước khi giặc Hồ vào Sài Gòn trưa 30-4-1975. Họ đáng được ca tụng và kính phục . " QLVNCH tử chiến trong giờ thứ 25 Sau khi được 400.000 quân Trung Cộng phòng thủ đất Bắc, cọng sản Hà Nội xua toàn bộ quân đội xâm lăng miền Nam. Mai mỉa nhất là lúc mà Dương Văn Minh cùng nội các mới, hy vọng được hòa hợp hòa giải với VC, để chúng chia chức nhín cho một chút quyền trong cái chính phủ liên hiệp, nếu có cũng chỉ là thứ bù nhìn, như MTGPMN được dựng lên, từ 12-1960 tới tháng 5-1975. Ðây chính là thời điểm , mà Bắc Bộ Phủ gọi là giờ G, ngày N, để tổng tấn công chiếm Sài Gòn. Ðó là lúc nửa đêm 29-4-1975, thời gian Hà Nội qui định cho tất cả các cánh quân, từ năm hướng tiến vào thủ đô. Ðây cũng là thời gian qui định cho bọn đặc công, biệt động nằm vùng, chui ra khỏi các hang ổ để gây hỗn loạn trong thành phố, chỉ đường, bắt tay cho bộ đội miền Bắc. Tại Mặt Trận Miền Ðông Nam Phần, từ sau ngày SÐ18BB và Lữ Ðoàn 1 Dù, rút lui an toàn về Bà Rịa, Quân Ðoàn III đã tái phối trí lại các phòng tuyến mới vào những ngày cuối tháng 4-1975. Vì SD18BB của Thiếu Tướng Lê Minh Ðảo bị thiệt hại nặng nề sau 12 ngày ác chiến với cọng sản Bắc Việt. Ngoài Trung Ðoàn 48/18 của Trung Tá Công, tương đối quân số còn nguyên vẹn, các Trung Ðoàn 52/18 của Ðại Tá Ngô Kỳ Dũng, tại Mặt Trận Ngã Ba Dầu Giây-Túc Trưng, thiệt hại hơn 80% quân số và Trung Ðoàn 43/18 của Ðại Tá Lê Xuân Hiếu, tử thủ trong thị xã Xuân Lộc, thiệt hại trên 30% nhất là Tiểu Ðoàn 2/43/18 của Thiếu Tá Nguyễn Hữu Chế, là đơn vị cuối cùng rời Long Khánh. Do đó sau khi chỉnh đốn lại đơn vi, SD18BB được giao trách nhiệm phòng thủ tuyến phía đông Sài Gòn, từ kho đan thành Tuy Hạ chạy dài tới Tổng Kho Long Bình. Riêng BCH Hành quân của SD18BB đặt tại căn cứ Hải Quân Cát Lái. Phòng tuyến của SD 18BB tiếp giáp với vị trí phòng thủ của Lực lượng Nhảy Dù, Trường Thiết Giáp và Bộ Binh Thủ Ðức. Tỉnh Phước Tuy và Ðặc Khu Vũng Tàu, trong đó có quốc lộ 15 được Lữ Ðoàn 1 Nhảy Dù, SD3BB phối họp với các lực lượng DPQ + NQ của Phước Tuy và Bình Thuận di tản từ miền trung tới. Thiếu Tướng Bùi Thế Lân, tư lệnh SDTQLC kiêm Tổng trấn đặc khu Vũng Tàu. Riêng SD3BB từ vùng 1CT di tản vào, quân số kể luôn SD1BB cộng được hơn 1000 người, lập thành 2 tiểu đoàn thuộc Trung Ðoàn 2/3 và 56/3 vẫn do Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh làm tư lệnh. SD3BB được tăng cường thêm Chi đoàn 2/15 Thiết Kỵ và Lữ Ðoàn 1 Dù, bảo vệ QL15, thị xã Bà Rịa-Vũng Tàu. Tỉnh Biên Hòa và phi trường do Lực lượng III xung kích của Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi, được tăng phái thêm 2 Lữ đoàn 147 và 258 TQLC phòng thủ. Từ ngày 28-4-1975, để bảo vệ thành phố Biên Hòa, Liên Ðoàn 81 Biệt Kích Dù bố trí trong phi trường giữ mặt bắc Bộ tư Lệnh QDIII. Một TD/TQLC thuộc Lữ Ðoàn 2 bảo vệ BTL.QDIII, các thành phần còn lại của Lữ Ðoàn, phòng thủ mặt nam BTL. Quân Ðoàn. Lữ Ðoàn Nhảy Dù giữ hai Cầu Mới và Sắt cùng các nút chận vào thị xã. Riêng Lực Lượng III Xung kích gồm Chiến Ðoàn 315phòng thủ từ Ngã ba Hố Nai đến Ngã tư Lò Than. Chiến đoàn 322 giữ từ Ngã tư Lò Than tới cổng phi trường Biên Hòa và Chiến đoàn 318 từ phi trường tới Cầu Mới. Về phía bắc Sài Gòn có SD25BB của Chuẩn Tướng Lý Tòng Bá được tăng phái thêm hai Liên Ðoàn 8 và 9 Biệt Ðộng Quân, trách nhiệm Tây Ninh và Củ Chi-Hậu Nghĩa. Mặt trận phiá bắc tỉnh Bình Dương là trách nhiệm của SD5BB của Chuẩn Tướng Lê NguyênVỹ, kể cả Trung Ðoàn 8/5 của Ðại Tá Nguyễn Bá Mạnh Hùng tăng phái cho Lực Lượng III Xung kích của Tướng Khôi ở Hưng Lộc, vừa được trả về. Phòng tuyến phía nam Sài Gòn là Long An, có SD22BB ở Bình Ðịnh di tản tới, phối hợp với Lực Lượng 99 Tuần Thám Ngăn Chận của Hải Quân và DPQ+NQ.Long An, từ lâu nổi tiếng là kiêu dũng thiện chiến, không kém gì quân chủ lực. Như vậy trừ ba SD7,9 và 21BB của QDIV phải bảo vệ lãnh thổ của các tỉnh thuộc Vùng 4/CT.. Phía VNCH chỉ còn lại : sáu Sư Ðoàn gồm SD5,18,22,25 bô binh + Hai Lữ Ðoàn 1 và 4 Nhảy Dù + Sư đoàn TQLC + Lực Lượng III Xung Kích +Liên Ðoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù +4 LiênÐoàn BDQ + DPQ và NQ + 625 chiến xa đủ loại và 400 pháo, tất cả chừng 240.000 người, để bảo vệ Sài Gòn. Trong khi đó VC tung vào 5 lộ quân với quân số trên 280.000, gồm 15 Sư đoàn BB + 5 Lữ đoàn biệt lập + 4 Lữ đoàn thiết giáp + 6 Trung Ðoàn Ðặc công.Tất cả được trang bị đầy đủ với các vũ khí bom đạn hiện đại, không thua gì quân đội Mỹ. Từ chiều ngày 29-4-1975, hai Bộ Tư Lệnh Không Quân và Hải Quân VNCH đã di tản chiến thuật, kể cả Tướng Nguyễn Văn Toàn (Tư Lệnh QDIII) và Ðại Tướng Cao Văn Viên, Tổng TMT từ chức. Do đó, tổng thống mới nhậm chức là Dương Văn Minh, cử Tướng Vĩnh Lộc lên thế chức Tổng Tham Mưu Trưởng. Ðến tối cùng ngày, Tướng Lộc ra lệnh cho SD18BB về bố trí từ Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hoà, tới Thủ Ðức. Từ đầu tháng 4-1975, trường Bộ Binh Thủ Ðức đã dời về Long Thành-Biên Hòa, đông nghẹt sinh viên các khóa, trong đó có hai quân trường từ Ðà Lạt di chuyển về như Trường Võ Bị và Chiến Tranh Chính Trị. Lúc 8 giờ tối ngày 27-4-1975, trường Bộ Binh lại có lệnh di chuyển trở về trường củ ở Thủ Ðức. Tới 8 giờ sáng ngày 30-4-1975, có bốn T54 của cọng sản Bắc Việt từ Xa Lộ Biên Hòa, tấn công trường, bị Pháo Binh 105 bán trực xạ cháy 3 chiếc tại chỗ. Nhưng chiếc còn lại đã nhập dược vào trung tâm, sau khi thoát được các tầm đạn M72 của sinh viên, bắn tử thượng Trung Tá Ông văn Tuyên, Trung sĩ I Nhân và 5 sinh viên, cùng 10 người bị thương, trong số này có Trung Tá Vương Bá Thuần. Cuối cùng chiếc tăng trên bò ra khỏi trường và bi M72 bắn đứt xích, nằm tại Niệm Phật Ðường cạnh Chợ Nhỏ, nhưng vẫn tác xạ dữ dội vào trường. Giờ chót, có hai sinh viên Thủ Ðức, chưa được gắn Alpha, tình nguyện mang lựu đạn lân tinh loại xuyên phá, mới tiêu diệt được chiếc T54 này. Cũng tại Long Bình vào sáng ngày 29-4-1975, Tiểu Ðoàn 43 thuộc Liên Ðoàn 4 BDQ do Thiếu Tá Xẻn làm TDT được lệnh của Biệt Khu Thủ Ðô tăng phái phòng thủ Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung. Từ 2 giờ 30 chiều cùng ngày, VC đã về tới Trung Chánh-Hóc Môn, sau khi chiếm được Căn cứ Ðồng Dù của SD25BB, căn cứ Pháo Binh Lòng Tảo và đánh tan Trung Ðoàn 46/25BB trên QL số 1 từ Củ Chi về Tân Phú Trung. Lúc đó Trường Quân Vận đối diện với TTHL Quang Trung cũng đã mất, nên Chiến xa của VC bắt đầu tấn công trung tâm, nhưng không ngờ trong đó không phải chỉ có tân binh quân dịch, mà còn sự hiện diện của một tiểu đoàn BDQ vơí hơn 500 tay súng, suốt cuộc chiến, đã cùng với các TD41,42,44 là những cọp ba đầu rằn tung hoành như chỗ không người trong mật khu sình lầy của Vùng 4 Chiến thuật. Tối 29-4-1975, qua hệ thống truyền tin của TD43BDQ, mới biệt BTL Biệt Khu Thủ Ðô đã bỏ chạy, chỉ còn các sĩ quan cấp uý ở lại nhưng BCH.Biệt Ðộng Quân và Tướng Ðổ Kế Giai vẫn còn nguyên vẹn tại Trại Tô Hiến Thành. Bên trong chiến hào của TTHL Quang Trung, cũng như suốt đoạn đường từ ngã ba Trung Chánh- Hóc Môn, về tới Ngã ba Bảy Hiền, các đơn vị kiệt hiệt nhất của QLVNCH như BDQ, Biệt Cách Dù và Nhảy Dù đang đợi chờ một trận đánh cuối cùng dũng liệt như SD18BB, LD1ND,TD82BDQ và DPQ Long Khánh, tại Xuân Lộc, thì trưa 30-4-1975 bị Dương Văn Minh ban lệnh buông súng rã ngũ, một cách tức tủi đoạn trường. 5 giờ chiều ngày 29-4-1975, các mặt trận, lính vẫn chiến đấu không ngừng nghĩ. Tại Biên Hòa, TQLC, Biệt Cách Dù và các Chiến Ðoàn thuộc Lực Lượng III Xung Kích, đã ngăn chống VC tại các phòng tuyến vô cùng đẫm máu kinh hoàng. Tại BCH. Thiết Giáp trong trại Phù Ðổng, cũng là nơi đặt tạm BTL.QDIII từ Biên Hòa di tản về, cũng như Trung Tâm Hành Quân /BTTM/QLVNCH gần như không còn đại bàng để nhận tin chiến trường và quyết định lệnh lạc. Cho tới 22 giờ 30 đêm 29-4-1975, Phế tướng Nguyễn Hữu Có, người vào năm 1965 bị Nguyễn Cao Kỳ lột chức và bắt ở lại Hồng Kông không cho về nước, cách đó vài giờ, vừa được TT.Dương Văn Minh gắn cho cái lon Trung Tướng, lên máy ra lệnh cho SD18BB của Thiếu Tướng Ðảo và LL3XK của Tướng Khôi, cố gắng giữ yên phòng tuyến trong đêm 29-4-1975, để rạng sáng ngày 30-4-1975 sẽ có hòa bình vì cọng sản Bắc Việt đã chịu hòa họp hoà giải hòa chung máu lệ với TT. Minh và lực lượng thứ ba đối lập. Nhưng 23 giờ 45 đêm 29-4-1975, Bắc Việt đã không hòa hợp mà lại tấn công dữ dội bằng bộ binh và chiến xa khắp các phòng tuyến tại Biên Hòa. Hai bên gần như cận chiến với khoảng cách chừng 10-15m, nhất là tại phòng tuyến do quân Dù, TQLC và Chiến Ðoàn 315 của Trung Tá Ðổ Ðức Thảo có chiến xa M48. 2 giờ sáng ngày 30-4-1975, phòng tuyến SD18BB của Tướng Ðảo tại Long Bình bị VC tràn ngập, quân ta từ Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa phải rút về Thủ Ðức. Riêng Chiến Ðoàn 3, thuộc Liên Ðoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù của Thiếu Tá Phạm Châu Tài, quân số hơn 1000 người, từ Biên Hòa được điều động về bảo vệ Bộ Tổng Tham Mưu từ 5 giờ 30 ngày 26-4-1975. Bộ Chỉ Huy Chiến Ðoàn đóng tại Building số 1, đối diện vối Trại Võ Tánh. Các Biệt đội 811 của Ðại Uý Lâm đóng trong Lục Quân Công Xưởng. Biệt đội 812 của Ðại Uý Ánh đóng ở giữa cổng sau TTM và Tổng Y Viện Cộng Hòa. Biệt đội 813 ủa Ðại Uý Thạch rải quân từ Ngã Tư Bảy Hiền tới Trại Phi Long của Nhảy Dù và Biệt Ðội 815 của Ðại Uý Lợi là lực lượng trừ bị của Chiến Ðoàn, đóng trước cổng Bộ TTM. Từ ngày 28-4-1975, các đại bàng ở Bộ TTM, Bộ Tư Lệnh QD3, Quân Khu Thủ Ðô... từ Ðại Tướng trở xuống đã di tản chiến thuật, nên coi như không còn ai ra lệnh cho thuộc cấp dưới quyền. Về việc tên phi công nội tuyến Nguyễn Thành Trung, dẫn đoàn máy bay của KQ.VNCH bỏ lại ở Phù Cát, Phan Rang vào oanh tạc phi trường Tân Sơn Nhất, không bị Chiến Ðoàn 3 Biệt Cách Dù bắn hạ, vì đã tưởng là phe ta làm đảo chánh. Chiều ngày 29-4-1975, Tướng Vĩnh Lộc được TT.Minh cử làm Tổng Tham Mưu Trưởng thay Cao Văn Viên, còn Nguyễn Hữu Có thỉ gắn ba sao, xưng là Tổng Tham Mưu Phó. Ngoài ra còn có VC nằm vùng Nguyễn Hữu Hạnh, cũng được Dương Văn Minh gắn sao tướng, dù Có và Hạnh đã bị giải ngũ từ lâu. Mới đây VC lại cho các tên hề Có, Hạnh và Triệu Quốc Mạnh làm cuộc phỏng vấn cuội tại Sài Gòn, do bọn Việt gian hải ngoại từ Canada về thực hiện, rồi đem phát trên đài để lừa bịp người Việt trong và ngoài nước, một cách trơ trẽn vì câu chuyện lãng xẹt của đám sâu bọ, từng làm xấu hổ danh dự và thể thống của người lính VNCH năm nào. Từ 6 giờ 30 sáng ngày 30-4-1975, VC pháo kích bừa bãi hỏa tiễn 122 ly vào khu dân cư đông đúc, nhiều trái rớt xuống đường Võ Di Nguy, làm nhiều đồng bào thương vong. Nhiều trái khác rơi vào vòng thành Bộ TTM. Trên các đường phố dẫn tới Ðại Lộ Chí Lăng, chiến xa Bắc Việt đã xuất hiện, bắn vào Bệnh Viện Vì Dân tại Ngã Tư Bảy Hiền nhưng bị Biệt Cách Dù, dùng súng đại bác M90 ly không giựt, chỉ trong vòng 15 phút, bắn cháy 6 chiếc T54, PT76 cùng với một khẩu pháo phòng không có bánh xe kéo, với nhiều đặc công bị chết, nằm rải rác từ Bảy Hiền tới Bộ TTM.
Chiến công cuối cùng của LĐ 81 BCD tại Lăng Cha Cả, Bảy Hiền trong lòng Thủ Đô Sài Gòn ngày 30-04-1975
9 giờ 30 sáng ngày 30-4-1975, Dương Văn Minh ra lệnh cho Chiến Ðoàn 3 Biệt Cách Dù, lúc đó cũng đang tử chiến với VC, phải ngưng đánh nhau, để chờ đầu hàng. Tuy nhiên nhiều toán không tuân lệnh, vẫn tiếp tục bắn vào các đoàn xe của VC, sau đó tự tử tập thể bằng lựu đạn vào giờ thứ 25. Riêng 2 Chiến Ðoàn Biệt Cách Dù do Ðại Tá Phan Văn Huấn chỉ huy, sáng ngày 30-4-1975, từ Suối Máu rút về Nghĩa trang Quân Ðội Biên Hòa, khi nghe lệnh Dương Văn Minh bắt đầu hàng, nên cũng rã ngũ tại đây. Khôi hài nhất là lúc mà người lính đang nối tiếp nhau ngã gục khắp các chiến trường, để bảo vệ cho thủ đô Sài Gòn và cuộc di tản bằng máy bay trực thăng của Mỹ, trên các mái nhà tại Cơ Quan DaAO và Tòa Ðại Sứ, thì gần hết tướng lãnh bỏ chạy trước. Còn Chính phủ Dương Văn Minh vừa mới nhậm chức, thì đã sai Nguyễn Văn Huyền vào Trại David, để thương thuyết với giặc xin đầu hàng, nhưng bị Võ Ðông Giang làm nhục và bắt giam luôn bọn Việt Gian Chân Tín, Châu Tâm Luân và Trần Ngọc Liễng, từ chiều ngày 29-4-1975, khi vào làm sứ giả hòa bình. Trong cuộc di tản ra khỏi nước, ngoài người Mỹ còn có đủ mọi thành phần lúc đó, từ quan tướng, trí thức, thầy cha, nhà báo, ca sĩ, mẹ mìn, đĩ điếm. Tất cả đạp lên đầu lẫn nhau để kiếm một chỗ chạy ra khỏi nước trốn cọng sản. Lúc đó không còn ai thèm nghỉ tới tư cách, thể diện, trinh tiết hay gì gì nửa. Kỳ cục nhất là những chuyên viên đối lâp, phản chiến, phá hoại và nói xấu chính phủ VNCH, giờ phút cuối lại là những thành phần hăng hái chạy trốn nhiều và trước hết. Ba mươi năm sau mới chợt hiểu, thì ra họ chỉ có thể chũi người quốc gia mà thôi. Với cọng sản, dù chỉ mới léng phéng mồm miệng, không bị roi đòn thoi đấm, hay ăn mã tấu, vào tù, bị cột đá neo sông, mới là chuyện lạ. Bởi vậy phải nhanh chân chạy trước ra ngoại quốc, để được tiếp tục đối lập với người Việt tị nạn, lần nữa làm tôi mọi cho cọng sản, dù rằng đã vì chúng mà phải một lần chuốc lấy sự nhục nhã năm nào. Sài Gòn náo loạn khắp nơi, dân chúng ùn ùn kéo tới các ngân hàng rút tiền ký thác. Các Tòa Ðại Sứ lần lượt đóng cửa, cũng như nhiều Hãng Máy bay ngưng hoạt động vì sợ họa lây. Hòn Ngọc Viễn Ðông như đã chết vào những ngày gần cuối tháng 4-1975 Thế rồi 9 giờ 30 sáng ngày 30-4-1975, trong lúc mọi người đang mê tỉnh trong cơn hấp hối của đất nước, thì Dương Văn Minh vì quá nghe lời xúi dại của bọn thân Cộng như Lý Quý Chung, Nguyễn Hữu Thái, Nguyễn Hữu Hạnh, nên lợi dụng chức vụ tổng thống tổng tư lệnh quân đội, ép QLVNCH buông súng rã ngủ, trong khi tất cả còn đang tử chiến với giặc ngoài biên đình. Hỡi ơi VN chỉ vì một tên hám danh lừng khừng, mà cả một dân tộc chịu cảnh lầm than nô lệ từ ba chục năm qua và không biết tới bao giờ mới thoát khỏi xích xiềng tù ngục. Tất cả đều là ý trời, là số mệnh, là hậu quả tất yếu của một hậu phương miền Nam vô tình bạc nghĩa, chỉ biết hưởng thụ cá nhân, nên chẳng bao giờ chịu chia xẻ nỗi đau cùng cực của người lính, đã vì họ mà vong thân hay tàn phế nữa đời. Nhưng rồi giặc chiếm được nước, tất cả dân lính cùng chịu cảnh tan tác phân ly không chừa hay bỏ sót một thành phần nào, kể cả những người một thời theo giặc. Lính bỏ súng vào tù, dân không còn được lính bảo vệ, nên bị đe dọa mạng sống và mất hết tự do kể cả quyền sống làm người dân thường bên vệ đường. Trưa 30-4-1975, bộ đội Bắc Việt hồ hởi tiến vào Sài Gòn. Người người cùng cười dù đang thúi ruột, vì lần đầu tiên được chạm mặt với lính cụ Hồ, lù khù, ngô nghê. Nhiều chàng nàng cục mịch trong bộ đồ trận, với nón cối, dép râu, y chang những con dã nhân trong sở thú. Vậy mà suốt ba mưới năm qua, tháng tư nào cũng khoe là mùa xuân đại thắng, hay huênh hoang nhận đại là quân đội nhân dân anh hùng. Bộ đội cụ Hồ ngơ ngác giữa Sài Gòn hoa lệ trong ngày 30/4 và cũng là lần đầu tiên nhận ra được sự dối trá của những gì được dạy bảo từ BCT/guồng máy lãnh đạo họ Phút cuối vẫn còn một số đơn vị Dù, TQLC, BDQ, Biệt Cách Dù.. không thèm nghe lệnh của Dương Văn Minh. Họ chận đánh cọng sản Bắc Việt, trên các đường phố Hồng Thập Tự, Thị Nghè. Tại Ðại lộ Thống Nhất, lính Dù và BDQ bắn M72 vào xe tăng VC khi chúng tiến vào chiếm Dinh Ðộc Lập.
Những người lính Biệt Động Quân chiến đấu tới giây phút cuối cùng
của cuộc chiến ngay tại cửa ngõ vào thủ đô Sài Gòn ngày 30 tháng 4 năm 1975. Họ đã chiến đấu vì Danh Dự của QLVNCH Ðúng 12 giờ 30 trưa ngày 30-4-1975, lá cờ vàng ba sọc đỏ của quốc dân VN treo trên nóc Dinh Tổng Thống VNCH bị giặc tước bỏ. Dương văn Minh và toàn bộ nội các có mặt tại dinh, bị bộ đội miền bắc, nhốt giữ tại chỗ, dù từ lớn tới nhỏ, đã sùi bọt mép nịnh bợ ca tụng chúng. Nhục nhã muôn đời là cả đám bị thu hình trước ống kính của hằng trăm nhà báo ngoại quốc. Cũng vào giờ phút mà Dương văn Minh bị còng tay gục đầu, thì tại Bộ Quốc Phòng, Trung Tá Nguyễn văn Cung, thuộc SD18BB khi nghe tin đầu hàng đã tự sát. Nhiều lính Dù cũng dùng súng M16 kết liễu đời trai trước Tổng Cục Chiến Tranh Chính trị. Trong trại Hoàng Hoa Thám, một toán lính Nhảy Dù, nắm tay làm thành vòng tròn, rồi mở chốt lựu đạn để cùng chết tập thể. Một Ðại Úy Cảnh Sát tự bắn vào đầu chết trước Quốc Hội. Trong khi đó các tướng lãnh Phạm văn Phú, Nguyễn Khoa Nam, Lê văn Hưng, Lê nguyên Vỷ, Phạm Văn Hai.. cũng quyên sinh khi thành mất. Ðó là những hình ảnh tuyệt vời, ngàn đời khắc sâu trong tâm khảm của người Việt và những trang sử bất diệt của dân tộc. Sài Gòn đã chết từ đó, dân chúng thành đô dửng dưng trước chủ mới. Cùng lúc, có nhiều con khỉ trong sở thú, vừa được sổ chuồng, cổ quàng khăn đỏ, tay phất cờ máu, trang bị súng đạn lượm được của lính bõ bên vệ đường, chễm chệ trên các xe quân đội, tung tăng múa rối khắp đường phố, cổ võ, làm oai, hoan hô, đã đảo một cách lố bịch. Những kẻ xu thời bám víu thời cơ tung hô chủ mới Trưa đó, 125 nhà báo ngoại quốc còn nán lại, đổ xô tới chiêm ngưỡng những anh hùng cách mạng, mà từ năm 1960-1975, họ đã không ngớt xưng tụng và tô son đánh phấn khắp thế giới không tiếc lời. Nhưng sự thật đã làm té ngửa các trái tim thú vật, khi biết được tất cả chì là sự tuyên truyền lừa bịp của miệng lưỡi cọng sản, mục đích để cho thế giới có thành kiến không tốt và ghét bỏ VNCH. Có như vậy họ mới bỉ ổi ca tụng một chiều cuộc xâm lăng miền Nam của Bắc Việt, mà không cần phải tìm hiểu sự thật. Từ đó, thế giới mới bắt đầu tỉnh ngộ và chịu viết về một sự thật mà họ đã cố tình dấu diếm : ‘ Không có ai là người miền nam, tất cả đều là bộ đội miền bắc, trong tập đoàn đệ tam cọng sản quốc tế, do Liên Xô-Trung Cộng cầm đầu ‘.Riêng Norman Podhreta, khi về nước đã viết trên tờ Los Angeles times :’ Nam VN bị mất, không phải vì cấu xé nội bộ, cũng không do nhiệt thành quốc gia hay vì chính phủ không tranh thủ được lòng dân. Sự thật tất cả do sự xâm lăng của Bắc Việt, qua hậu thuận của khối cọng sản đệ tam quốc tế, trong đó có đảng cọng sản Hoa Kỳ .’ Còn nữ ký giả Ý từng ca tụng Hồ Chí Minh, tên Tiziano Tersani thì viết ‘ Binh sĩ tấn công vào Sài Gòn đều là bộ đội Bắc Việt. Sự phân biệt rất dễ dàng nhờ hình vóc và tiếng nói, người miền bắc hoàn toàn khác lạ với VC miền nam. ‘.Một nữ ký giả Pháp, Brigitte Friang thì mai mỉa hơn ‘ Trưa 30-4-1975, bộ đội Bắc Việt vào Sai Gòn. Ðây là một thành phố chết, chỉ có 125 nhà báo ngoại quốc và hơn một chục đứa con nít nam nữ, trương cờ máu đế chào đón chúng. Ba triệu dân miền Nam nhìn chúng bằng thái độ lãnh đạm. Vậy mà Trần văn Trà, Nguyễn Thị Bình đi đâu cũng tuyên bố rằng, chính nhân dân miền nam đã tổng nổi dậy, để lật đổ chính phủ VNCH’. Nhưng cay cú nhất, phải là lời viết của Jean Larteguy, một nhà báo Pháp từng cuồng nhiệt ca tụng Hồ Chí Minh và VC như thần thánh trong nhiều năm qua . Ông viết ‘Sài Gòn mất bởi đạo quân Bắc Việt. Nhìn đoàn quân chiến thắng đang hồ hởi trên những chiếc tăng T54 hay PT46, treo cờ máu , đâu có khác gì cảnh quân Sô Viết đàn áp, xâm lăng Hung Gia Lợi, Tiếp Khắc, Ba Lan tai Ðông Âu năm nào .’ Ba mươi hai năm qua, hầu hết đồng bào VN trong cũng như ngoài nước tan nát cửa nhà sau cuộc đổi đời không bao giờ dám nghĩ là sẽ có. Nên cứ mỗi lần tháng tư quốc hận tới, cho dù ai chăng nửa, đại đa số người dân sống thầm lặng bên vê đường thời gian hay thiểu số dấn thân trên con đường đấu tranh quang phục đất nước, đều mang chung tâm trang bi thương, tức tưởi, ngậm ngùi. Tất cả đều là sự thật vì mọi bí mật của cuộc chiến đã được cac phe phái, chính người trong cuộc hay các sử gia tìm hiểu, như giáo sư Morris ‘ Cọng sản Hà Nội đã thắng cuộc xâm lăng miền nam, nhờ tuyên truyền, đẻ và thổi phồng bịa đặt các huyền thoại chính trị mà hầu hết, đều là chuyện trên trời dưới biển. Có như vậy, VC mới dụ dỗ và phỉnh gạt được, nhiều trí thức khoa bảng nhà báo trong và ngoài nước. Nhờ thế suốt cuộc, chính thành phần này đã góp phần chiến thắng cho Hà Nội, không phải ở chiến trường, mà là tại Paris, Luân Ðôn và Hoa Thịnh Ðốn. ‘ Ba mươi hai năm rồi, xin hãy trả lại cho người lính trận miền Nam những gì họ đã mất từ lâu, do những kẻ cứ hay tự xưng mình là trí thức, đã cướp đoạt. Người lính VNCH không cần bất cứ ai phải vinh danh, vì chính cái phẩm cách tuyệt luân phi thường của lính, đã có một vị trí xứng đáng trong lòng dân tộc Bổng ao ước sao cho đất nước sớm có tự do cuộc đời trở lại như thuở nào, để dân-lính lại thỏa tình cá nước, lính từ dân mà có và dân sống được nhờ sự bảo vệ thần thánh và chân thành của lính, điển hình như các cuộc di tản khỏi vùng chiến cuộc Tết Mậu Thân 1968, mùa hè đỏ lửa 1972, cuộc di tản tại Bình Thuận, Xuân Lộc và những ngày Sài Gòn hấp hối, cuối tháng 4-1975.
Ta về cúi mặt đầu sương điểm
nghe nặng từ tâm lượng đất trời cám ơn hoa đã vì ta nở thế giới vui vì mọi lẻ loi ‘ (Thơ Tô Thùy Yên) Ba mươi hai năm trước hay bây giờ, người Mỹ cũng chỉ nghỉ đến quyền lợi của quốc gia mình mà thôi. Bởi vậy muốn đem quân vào VN, người Mỹ phải giết một tổng thống dân cử của bản xứ. Rồi để rút quân an toàn về nước, khi đã đạt xong mục đích chiến lược kinh tế của mình, Mỹ lại dùng áp lực quân viện, để bắt buộc đồng minh của mình, ký vào một hiệp ước giả mạo phi luân. Cuối cùng dùng nó để bán đứng quốc gia VN, chôn vùi tương lai của dân tộc anh hùng trong vòng nô lệ của cọng sản đệ tam quốc tế., suốt thời gian từ đó tới bây giờ. Tất cả đúng như lời Sir R.Thompson đã viết năm 1989 trong tác phẩm ‘ Make for the hill ‘, đại ý ông nói rằng, sự sống của miền nam VN đã bị bán đứng , vì cảnh cấu xé của nước Mỹ. Riêng Nixon, nhân vật chính đã cùng Kissiger đạo diễn tấn thảm kịch VN hôm nay, cũng đã viết những lời sám hối trong ‘ No More VietNam ‘.Ông viết rằng, tôi đã nhìn thấy những vấn đề nan giãi của hiệp định Ba Lê, nhất là sự thỏa hiệp, cho phép bộ đội Bắc Việt công khai ở lại và xâm lăng miền Nam . Nhưng đau đớn nhất, có lẽ là lời phát biểu của M. Gauvin, nguyên Ủy Viên Giám Sát Quốc Tế (ISCC) tại VN. Ngay khi thấy CS Hà Nội ngang nhiên xé bỏ hiệp định ngưng bắn mà chúng vừa ký kết chưa ráo mực, tấn công xâm lăng VNCH, bất chấp cả Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc. Vì vậy ông đã viết bài đăng trên tờ The Times số 59362 ngày 5-4-1975 rằng, sự thất bại của VNCH đã bắt nguồn từ hiệp định Ba Lê, vì nó chẳng bao giờ phản ảnh được ý muốn và nguyện vọng của dân-nước VNCH. Một thập niên sau ngày Mỹ bỏ chạy khỏi Sài Gòn trong đêm tối trên mái nhà, do những biến chuyển chính trị thế giới, quan trọng nhất là sự hòa hoãn giữa Nga-Hoa cũng như sự liên hệ của Mỹ và Trung Cộng có chiều hướng thay đổi. Ðể chiếm phần ưu tiên, người Mỹ lại tìm cách mon men trở lại Ðông Dương lần thứ 4 vào tháng 4-1985. Bởi vậy một phái đoàn cao cấp của Mỹ , do Richard Armitage cầm đầu, cùng với phụ tá ngoại trưởng Mỹ là Paul Wolfon Witz (đặc trách Ðông Á và Thái Bình Dương ), lần đầu tới Hà Nội, với chiêu bài ‘ tìm lính Mỹ mất tích và hài cốt quân Hoa Kỳ còn tại VN’. Sự kiện giằng co úp mở giữa hai nước, cho tới khi phái đoàn nghiên cứu Mỹ do cưu bộ trưởng quốc phòng Mc.Namara, sau khi thăm viếng Hoa Lục về, đã tiết lộ âm mưu Trung Cộng đang có dã tâm muốn trở thành Á Châu và Thái Bình Dương. Vì thế Hoa Kỳ mới mở phòng liên lạc giữa hai nước vào ngày 3-2-1995 và nối lại bang giao năm 1996. Một Ðại Sứ Mỹ tại Hà Nội được Thượng viện Hoa Kỳ chấp thuận sau 22 năm chiến tranh chấm dứt, đã chính thức xác nhận sự bình thường hoá ngoại giao với VC. Ngày nay, lịch sử đã ngừng lại và quay tròn đúng vào thời điểm củ trên đất nước tội nghiệp VN. Cả hai : Tài phiệt Hoa Kỳ và cọng sản đệ tam quốc tế cũng đều vì quyền lợi riêng tư của mình, nên muối mặt đổi thù thành bạn. Lần này không còn có chiêu bài VN là tiền đồn chống cộng, nên người Mỹ đã công khai tới VN qua danh phận lái buôn lái súng. Hiện trong cộng đảng cầm quyền đã manh nha hai phe theo Tàu, theo Mỹ. Nhưng dù VN có theo phe nào chăng nửa, thì chắc chắn đất nước chúng ta cũng sẽ bị cuốn hút theo vết xe lịch sử, khi Trung Cộng công khai gây nên thế chiến lần thứ 4 tại Á Châu-Thái Bình Dương. Ðọc và viết lịch sử không phải để khóc hận than thân, mà là lấy đó làm một kinh nghiệm để hành động cứu nước trong thực tại và tương lai. Năm 1954, khi cọng sản đệ tam chiếm được miền bắc, một số ít trí thức khoa bảng chạy vào làm trùm tại VNCH nên họ chẳng hề biết gì về kinh nghiệm sống chung với VC. Ngày 30-4-1975, khi VC chưa vào Sài Gòn, số trí thức khoa bảng trên lại ù trốn chạy sang Mỹ hay ngoại quốc. Họ không hề biết thế nào là sự đổi đời của phận người xuống hàng súc vật. Ở ngoại quốc, vì quá tự do, nên vẫn chứng nào tật đó, coi sự hiểu biết của mình ngang hàng với lãnh tụ, muốn ai cũng phải theo ý và đứng sau lưng mình. Họ vì không sống thật với lịch sử nên chẳng bao giờ có kinh nghiệm lịch sử, vẫn ảo tưởng xây lâu đài và chức phận trên cát biển, vẫn ngây thơ muốn hòa hợp hòa giải, với một đảng cướp tàn bạo bất lương, qua bảy mươi năm chỉ lừa bịp lường giết đồng bào và ban nước mình mà thôi.. Tệ nhất là mình và gia đình lúc nào cũng thích sang giàu hạnh phúc nơi thiên đường Âu Mỹ, mà mồm thì luôn xuí người khác, nếu đi hết biển, thì phải trở về để làm nô lệ cho cọng sản . Cũng may bọn người này không nhiều và ngày nay hầu hết đều giống như những bình vội gìa nua, mà Phan Khôi từng ví với bọn cán ngố miền bắc trong tác phẩm ‘Trăm Hoa Đua Nở ‘, chỉ nổ trên giấy hay nằm trơ trọi trong góc đời hiu quạnh về chiều.. Thảm thê cho thân phận nhược tiểu VN, hết bị Tàu đô hộ tới Pháp, Nhật, Mỹ, Liên Xô.. rồi nay lại làm đầy tớ cho cả thế giới, mà điển hình nhất là hình ảnh của những công nhân lao động và phụ nữ bị bán ra nước ngoài. Không biết bao giờ đất nước và đồng bào mới thoát được nổi thống hận trên, để cho con cháu có cơ hội ngẩn mặt nhìn trời, người Việt tị nạn tha phương, trở về cố quốc, một cõi lòng mà ai cũng hoài vọng ao ước, khi quê hương không còn bóng dáng lá cờ máu và đảng CSQT. Mùa Quốc Hận<o:p></o:p> 2008-02-08 Mường Giang<o:p></o:p> Còn tiếp...SỐNG ĐỂ CHIẾN TRANH- CHẾT CHO HÒA BÌNH {20} |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét