Hiệp Định Genève 1954: bài học gì cho Bộ Chính Trị ĐCSVN ngày nay?
Ls Lưu Tường Quang, Australia
2014-07-21
2014-07-21
Bài viết đánh dấu 60 năm Hiệp Định Genève được soạn thảo
với một hi vọng nho nhỏ là chúng ta có thể học được kinh
nghiệm của quá khứ đau buồn mà đất nước Việt Nam thân yêu đã
phải trải qua. Hiệp Định nầy và hậu quả của nó đã được
trình bày từ nhiều quan điểm khác nhau, kể cả tài liệu khá
đầy đủ của Bộ Quốc Phòng Mỹ, The Pentagon Papers (1971).
Từ năm 2004, một số tài liệu do Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh phổ biến giúp chúng ta hiểu thêm về quan điểm và mục tiêu chiến lược của hai cường quốc cộng sản Liên Xô và Trung Quốc, đặc biệt là Trung Quốc, trong vấn đề Việt Nam (Đông Dương) và thân phận của Việt Minh / Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) trong quan hệ với hai đồng minh bảo trợ.
Tài liệu Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh xác nhận điều mà chúng ta đã suy diễn là VNDCCH - cũng như Quốc Gia Việt Nam / Việt Nam Cộng Hòa (QGVN/VNCH) - đã bị chi phối quá nhiều bởi chính trị đại cường và do đó đã không theo đuổi được chính sách độc lập.
Bài viết nầy phần lớn nhìn vào sách lược của Bắc Kinh tại Hội Nghị Genève trong nỗ lực củng cố và mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc như là một đại cường đang bước chân vào diễn đàn quốc tế. Có thể nói, đây là sách lược mà Bắc Kinh theo đuổi liên tục trong 60 năm qua, kể cả trong vấn đề tranh chấp Biển Đông với Việt Nam hiện nay.
Bối Cảnh
Hiệp Định Genève 1954 giữ vai trò quan trọng trong lịch sử Việt Nam thời hậu bán thế kỷ thứ 20 khi mà cuộc chiến tranh lạnh đang ở mức độ cao. Nhưng lý do dẫn đến sự chia cắt đất nước Việt Nam vào ngày 21 tháng 7 năm 1954 bắt nguồn từ những biến cố lịch sử trong và sau Thế Chiến Thứ Hai, đặc biệt là tại Hội Nghị Potsdam.
Sau khi đã đánh bại Đức Quốc Xã và trước khi Nhựt Bản đầu hàng, lãnh đạo đồng minh gồm Hoa Kỳ, Anh Quốc và Liên Xô đã họp Hội Nghị tại Potsdam từ ngày 17 tháng 7 đến ngày 2 tháng 8 năm 1945 để qui định việc phân chia quyền lực và vùng ảnh hưởng trong thời hậu chiến.
Việt Nam không phải là một vấn đề lớn trong chương trình nghị sự. Phe đồng minh quyết định trao quyền giải giới quân đội Nhựt Bản từ vĩ tuyến thứ 16 trở ra Bắc cho Trung Hoa Dân Quốc (quân đội Tưởng Giới Thạch) và từ vĩ tuyến thứ 16 (từ phía nam Đà Nẳng) trở vào Nam cho Anh Quốc. Cũng tại Hội Nghị nầy, phe đồng minh đã chấp nhận lời yêu cầu của đại diện nước Pháp vừa được giải phóng, để Pháp có thể tiếp thu trở lại thuộc địa Đông Dương. Đây là một quyết định tai hại cho Việt Nam và đi ngược lại trào lưu dân tộc tự quyết trong vùng Đông Nam Á. Tướng Charles de Gaulle, được coi là anh hùng tranh đấu cho nền tự do của nước Pháp, nhưng trong vấn đề Đông Dương, Tướng de Gaulle là một tên thực dân không hơn không kém.
Mặc dầu một hiệp ước sơ bộ được ký kết ngày 06.03.1946 với chính quyền Hồ Chí Minh, cuộc chiến Việt-Pháp đã không thể tránh được và trở nên khốc liệt hơn kể từ cuối năm 1949, sau khi Mao Trạch Đông chiếm Bắc Kinh và thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Quốc). Khối cộng sản (Liên Xô và Đông Âu) - và đặc biệt là Trung Quốc đã trở thành hậu phương lớn tiếp viện ồ ạt chiến cụ, và gởi cố vấn tham chiến tại Việt Nam.
Năm 1952, Đại tướng Dwight D. Eisenhower đắc cử tổng thống Mỹ và vào giữa năm 1953, Washington ủng hộ Kế hoạch Navarre của Pháp nhằm thực hiện chiến lược mới và xúc tiến việc thành lập quân đội QGVN. Trong kế hoạch mới nầy, Điện Biên Phủ, một tỉnh lẻ tại vùng biên giới Lào-Việt được chiếm lại và tạo dựng thành một căn cứ quân sự với một lực lượng quân đội Liên Hiệp Pháp khoảng 10 ngàn người.
Cũng vào giữa năm1953, chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) tạm thời được ngưng bắn (armistice) chính thức vào ngày 27 tháng 7. Phương thức ngưng bắn nầy được coi là có thể áp dụng tại Đông Dương.
Có lẽ vì thế mà vào ngày 25.01.1954, tại Berlin, Hội Nghị Ngoại trưởng Tứ Cường (Mỹ, Anh, Pháp và Liên Xô) bày tỏ ý định triệu tập một hội nghị về Triều Tiên và Đông Dương tại Genève vào ngày 26 tháng 4 cùng năm. Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Liên Xô gởi mật điện yêu cầu Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc thông báo và khuyến khích VNDCCH tham dự [1]. Cũng theo mật điện nầy, Liên Xô tin rằng QGVN, Lào và Cao Miên sẽ đồng ý tham dự. Mật điện nầy không nói lý do tại sao Liên Xô tin như vậy, nhưng một chi tiết ít khi được nhắc đến là Quốc Trưởng Bảo Đại đã cử cựu Thủ tướng Nguyễn Văn Tâm tham dự Hội Nghị Berlin với tư cách quan sát viên [2].
Theo một chiến lược cố hữu ‘vừa đánh vừa đàm’ mà Chu Ân Lai đề cập trong Bản Nhận Định và Đề Nghị trình Ủy Ban Trung Ương trước khi Hội Nghị Genève bắt đầu, và để tạo thế mạnh chính trị trước hoặc trong khi Hội Nghị Genève được triệu tập, Việt Minh tập trung một lực lượng hùng hậu nhằm bao vây Điện Biên Phủ. Vào tháng 3 năm 1954, tương quan quân số đôi bên là 50 ngàn chống 10 ngàn, tức là Tướng Võ Nguyên Giáp, dưới sự cố vấn của Đại Tướng Trung Cộng Trần Canh [3], có ưu thế gấp 5 lần nhiều hơn.
Ngày 07.05.1954, Điện Biên Phủ thất thủ và tạo một ảnh hưởng chính trị lớn tại Paris vượt xa giá trị quân sự của tỉnh lẻ nầy. Bộ đội Việt Minh thiệt hại khoảng 8 000 nhân mạng so với khoảng 1 500 của quân đội Liên Hiệp Pháp. Bảo Đại nói rằng sự thất thủ của Điện Biên Phủ chẳng phải là một tai họa chiến lược gì [4].
Nhưng mục tiêu của Việt Minh không phải, hoặc không chỉ là quân sự – mà là ảnh hưởng chính trị tại các thủ đô phương Tây. Mười bốn năm sau, Hà Nội đã mở cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 tại VNCH và đã thất bại nặng nề về mặt quân sự, nhưng lại chiến thắng về mặt chính trị tại Washington, dẫn đến Hòa Đàm Paris sau đó.
Một ngày sau khi Điện Biên Phủ thất thủ, Hội Nghị Genève được khai mạc để thảo luận vấn đề Đông Dương (Hội Nghị đã bắt đầu từ 29 tháng 4, để thảo luận vấn đề Triều Tiên)
Sự Kiện:
Hội Nghị Genève về Đông Dương được triệu tập ngày 08.05.1954 và kết thúc vào quá nửa đêm ngày 20.07.1954 tức là ngày 21.07.1954.
Đồng Chủ tịch Hội Nghị là Anh Quốc và Liên Xô và thành phần tham dự gồm:
Anh Quốc / United Kingdom:
Anthony Eden, Bộ trưởng Ngoại Giao
Hoa Kỳ / United States:
General Walter Bedell Smith, Thứ trưởng Ngoại Giao
U. Alexis Johnson
Trung Quốc / People's Republic of China
Chu Ân Lai / Chou En-lai, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại Giao
Chang Wen-t'ien
Li K'e-nung
Việt Minh
Phạm Văn Đồng, Bộ trưởng Ngoại Giao
Ai Lao / Laos
Phoui Sananikone, Bộ trưởng Ngoại Giao
Liên Xô / USSR
Vyacheslav Molotov, Bô trưởng Ngoại Giao
Pháp / France
Georges Bidault, Bộ trưởng Ngoại Giao (đến ngày 17.06.1954)
Jean Chauvel
Pierre Mendès-France, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại Giao (từ ngày 17.06.1954)
Việt Nam
Giáo sư Nguyễn Quốc Định, Bộ trưởng Ngoại Giao (trong chính phủ Bửu Lộc) Nguyễn Đắc Khê, Bộ trưởng (trong chính phủ Bửu Lộc)
Bác sĩ Trần Văn Đỗ, Bộ trưởng Ngoại Giao (trong chính phủ Ngô Đình Diệm)
Cao Miên / Cambodia
Tep Phan, Bộ trưởng Ngoại Giao
Sam Sary
Trong thành phần nầy, Việt Nam là nước duy nhất có hai phái đoàn đại diện cho hai chính phủ thù địch là QGVN và VNDCCH. Pathet Lào và cộng sản Khmer, mặc dầu được phe cộng sản (Liên Xô, Trung Quốc và Việt Minh) ủng hộ, nhưng vẫn không được mời tham dự Hội Nghị. Thế nhưng, không phải vì thế mà họ bị bỏ quên, vì Molotov, Chu Ân Lai và Phạm Văn Đồng lúc nào cũng nêu vai trò của phe cộng sản tại Ai Lao và Cao Miên với đòi hỏi là Hội Nghị phải giải quyết chung vấn đề cho cả 3 nước Đông Dương. Hai phái đoàn Ai Lao và Cao Miên lập luận rằng vấn đề Ai Lao và Cao Miên khác với vấn đề Việt Nam, nên cần có giải pháp riêng. Tuy lập trường nầy được phe phương Tây ủng hộ, sau cùng quan điểm của phe cộng sản được chấp nhận.
Việt Nam có 3 trưởng phái đoàn liên tiếp, vì các thay đổi chính phủ tại Sài Gòn. Giáo sư Nguyễn Quốc Định là Bộ trưởng Ngoại Giao trong chính phủ Bửu Lộc (11.01 – 16.06.1954) và Ông Nguyễn Đắc Khê cũng là Bộ trưởng (phụ trách vấn đề dân chủ hoá) trong chính phủ Bửu Lộc. Còn Bác sĩ Trần Văn Đỗ là Bộ trưởng Ngoại Giao trong chính phủ Ngô Đình Diệm đầu tiên và thứ nhì (16.06.1954 – 23.10.1955). Sau cuộc trưng cầu dân ý tháng 10 năm 1955, Ông Ngô Đình Diệm trở thành Tổng thống VNCH [5].
Trong thời gian Hội Nghị, Pháp cũng có thay đổi chính phủ: Chính phủ của Thủ tướng Joseph Laniel mà Bộ trưởng Ngoại Giao là Ông Georges Bidault bị phe nhóm trung tả của Ông Pierre Mendès-France đánh bại tại Quốc Hội. Ngày 17.06.1954, Ông Mendès-France trở thành Thủ tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao và thay thế Ông Bidault tại Hội Nghị Genève. Đây là biến chuyển chính trị vô cùng tai hại cho QGVN, như chúng ta sẽ phân tích ở phần sau của bài nầy.
Hội nghị Genève thảo luận hai vấn đề chính là Triều Tiên và Đông Dương, nhưng đã dành phần lớn thì giờ cho Đông Dương hơn, vì Triều Tiên đã được ngưng bắn trong khi chiến cuộc vẫn tiếp diễn tại Việt Nam trong suốt thời gian Hội Nghị. Bài nầy chỉ chú trọng vào vấn đề Việt Nam tại Genève mà thôi. Ngoài diễn đàn chính tại Genève, đại diện quân sự đôi bên còn nhóm họp tại Trung Giã (Tỉnh Phúc Yên), từ ngày 4 đến 27 tháng 7 để bàn thảo về những vấn đề kỹ thuật như việc hạn chế hoạt động quân sự, rút quân, tập kết, trao đổi tù binh vv…
Riêng về Việt Nam, Hội Nghị kết thúc với một Hiệp Định (Accords sur la cessation des hostilités en Indochine, Accords de Genève 1954 (20 juillet 1954) và Một Lời Tuyên Bố Sau Cùng (The Final Declaration of The Geneva Conference: On Restoring Peace in Indochina, July 21, 1954). Hiệp Định gồm 47 điều với hai bản văn chính thức bằng tiếng Pháp và tiếng Việt được ký bởi Thiếu tướng Henri Delteil, đại diện Bộ Tổng Tư Lệnh Quân Đội Liên Hiệp Pháp tại Đông Dương và Ông Tạ Quang Bửu, Thứ trưởng Quốc Phòng của VNDCCH.
Một vấn đề còn tranh cãi
Sáu mươi năm đã trôi qua, nhưng vấn đề tồn đọng và còn được tranh cãi là hiệu lực và tính cách ràng buộc của Lời Tuyên Bố Sau Cùng. Văn kiện nầy chỉ được vị đồng Chủ tịch Anthony Eden đọc lên trước khi Hội Nghị bế mạc [6] và không ai ký tên vào bản văn cả.
Hoa Kỳ không phải là thành viên kết ước, nhưng tuyên bố tôn trọng Hiệp Định. QGVN từ chối ký tên và Ngoại trưởng Trần Văn Đỗ phát biểu rõ rệt là Việt Nam chống đối hoàn toàn giải pháp chia cắt đất nước. Vì vậy, mặc dầu Lời Tuyên Bố của Trưởng Phái Đoàn Trần Văn Đỗ không được chính thức ghi vào văn bản, nhưng không ai có thể coi là QGVN /VNCH chấp nhận kết quả của Hội Nghị Genève, kể cả Lời Tuyên Bố Sau Cùng. Tại Thủ đô Sài Gòn, Thủ tướng Ngô Đình Diệm lên tiếng chống đối mạnh mẽ việc đặt nửa phần đất nước dưới chế độ cộng sản và cờ rủ được treo khắp nơi trên lãnh thổ Việt Nam từ phía nam Sông Bến Hải, như là ngày tang cho tổ quốc.
Trong cốt lõi, Lời Tuyên Bố Sau Cùng gồm hai điểm quan trọng. Thứ nhất là vĩ tuyến 17 là ‘ranh giới quân sự tạm thời’ chớ không phải là ‘một biên giới phân định về chính trị hay lãnh thổ’(đoạn 6). Và thứ hai là tổng tuyển cử dự trù được tổ chức 2 năm sau, tức là vào tháng 7 năm 1956, để thống nhất Việt Nam (đoạn 7).
Lời Tuyên Bố Sau Cùng là một văn kiện chính trị, bày tỏ ý muốn của phe cộng sản (Liên Xô, Trung Quốc và VNDCCH) và được Anh và Pháp đồng ý, nhưng ước muốn tự nó không thể có hiệu lực cưỡng hành như một hiệp ước. Phe cộng sản và một số tác giả phương Tây bằng vào các lời cam kết tôn trọng Hiệp Định Genève mà kết luận rằng Lời Tuyên Bố Sau Cùng là một phần của Hiệp Định và có tính cách ràng buộc. VNCH, thể chế chính trị kế thừa QGVN, không đồng ý với quan điểm nầy.
Trên nguyên tắc, Tổng thống Ngô Đình Diệm không chống đối một cuộc tổng tuyển cử tự do và được Liên Hiệp Quốc giám sát. Không ai – kể cả những chính phủ và các tác giả ủng hộ phe cộng sản – có thể lập luận rằng bầu cử tự do có thể được tổ chức tại Bắc Việt trong năm 1956. Đấy là một chế độ độc tài toàn trị, do guồng máy công an kiểm soát chặt chẽ từng nhà bằng phương thức hộ khẩu, mô phỏng theo chế độ Mao Trạch Đông. Trái lại, Nam Việt Nam là một chế độ tự do, tuy chưa hoàn hảo.
Người ta có khuynh hướng so sánh chế độ tự do tại VNCH với chế độ dân chủ Tây Âu và Bắc Mỹ, trong khi vì hoàn cảnh lịch sử, VNCH đáng lẽ phải được so sánh với các nước vừa được độc lập sau Thế Chiến Thứ Hai như Indonesia và Philippines – là những quốc gia non trẻ tập tễnh trên con đường dân chủ đầy chông gai. Điều trớ trêu là Ông Hồ Chí Minh không bị chỉ trích vì chế độ độc tài toàn trị ở Miền Bắc, mà Ông Ngô Đình Diệm lại bị đả kích vì chế độ tự do tại Miền Nam ‘thiếu dân chủ’. Điển hình cho khuynh hướng nầy là tác giả Joseph Buttinger, thoạt đầu là một người bạn nhưng sau đó trở thành một người chỉ trích dữ dội Ông Ngô Đình Diệm [7].
Người ta cũng thường trích dẫn nhận xét của Tổng thống Dwight D. Eisenhower, theo đó Ông Hồ Chí Minh có thể thắng trong một cuộc bầu cử tự do. Ngoài lý do nhận xét nầy thường được trích dẫn bên ngoài văn mạch (out of context) khi Tổng thống Mỹ so sánh Ông Hồ Chí Minh với Cựu Hoàng Bảo Đại, nhận xét nầy còn phải được hiểu, trong bối cảnh thực tế của năm 1956 khi Miền Bắc đông dân hơn Miền Nam. Bởi vậy, cho dầu 100% dân chúng Miền Nam ủng hộ Ông Ngô Đình Diệm – một scenario không thể xảy ra bắt cứ tại đâu bên ngoài khối cộng sản – Ông Hồ Chí Minh vẫn có thể đạt được đa số [8].
Còn việc giám sát của Liên Hiệp Quốc thì sao? Lập trường xuyên suốt của QGVN / VNCH là Liên Hiệp Quốc phải có vai trò chính trong việc giám sát cuộc đình chiến cũng như trong vấn đề tổ chức bầu cử tự do. Tại sao phe cộng sản tại Hội Nghị Genève cũng như sau Hội Nghị luôn luôn từ chối sự giám sát của Liên Hiệp Quốc trong vấn đề chấm dứt chiến tranh và vãn hồi hòa bình tại Viêt Nam?
Trước kia, chúng ta có thể suy đoán, nhưng ngày nay chúng ta có thể tìm được lý do trong số 80 công điện và phúc trình mật và tối mật mà Chu Ân Lai gởi về Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ và Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc và được Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh phổ biến hạn chế hồi năm 2004. Bằng chứng cũng có thể tìm thấy trong các nhật ký của Molotov trong số 8 văn kiện mật mà Moscow đã phổ biến.
Phe cộng sản – cá biệt là Bắc Kinh – rất e ngại vấn đề Việt Nam được quốc tế hóa mà Bắc Kinh coi là con đường dẫn đến sự tham dự của Hoa Kỳ [9]. Liên Xô còn có thêm một lý do khác để chống đối sự tham dự của Liên Hiệp Quốc. Trong vấn đề Triều Tiên, Moscow đã không sử dụng quyền phủ quyết khi Hội Đồng Bảo An quyết nghị can thiệp, dẫn đến sự tham chiến quốc tế do Mỹ lãnh đạo trong cuộc chiến Triều Tiên (1950 - 1953). Trong vấn đề giám sát của Liên Hiệp Quốc, Ông Hồ Chí Minh (mà các văn kiện mật và tối mật của Bắc Kinh và Moscow thường gọi với bí danh là “Comrade Ding / Đồng chí Ding”) tuân theo đường lối của hai đàn anh cộng sản.
Ngày nay, trong bối cảnh khác và tác nhân tranh chấp khác – tức là giữa Trung Quốc và Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, hoặc với Philippines, Bắc Kinh cũng chống đối việc quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, dầu là dưới hình thức trước Tòa Án Quốc Tế hay dưới hình thức thương thuyết đa phương, mà mục đích là để ngăn ngừa sự tham dự của Mỹ.
Một lập luận khác cũng thường được nêu lên là vì Pháp chấp nhận thi hành Hiệp Định Genève kể cả Lời Tuyên Bố Sau Cùng, nên QGVN / VNCH cũng bị ràng buộc và phải thi hành. Cơ sở của lập luận nầy là (a) QGVN chưa hoàn toàn độc lập trong Liên Hiệp Pháp, và (b) Pháp hành xử thẩm quyền ngoại giao thay cho QGVN tại Hội Nghị Genève.
Luận điệu nầy không đúng. Việt Nam là một quốc gia độc lập và thống nhất Nam Bắc Trung theo Bản Tuyên Bố Chung Việt-Pháp tại Vịnh Hạ Long ngày 05.06.1948 và được chính thức xác nhận bởi Tổng Thống Pháp Vincent Auriol ngày 08.06.1949. Trên cơ sở hai văn bản nầy, thì QGVN quả thật chưa hoàn toàn độc lập về phương diện tài chánh và ngoại giao. Thế nhưng, giới hạn cuối cùng nầy đã được tháo gỡ bởi Hiệp Ước Việt-Pháp mà Thủ tướng Bửu Lộc và Thủ tướng Joseph Laniel đã ký ngày 04.06.1954.
Tại Hội Nghị Genève, Việt Nam là một quốc gia hoàn toàn độc lập và được ít nhất là 35 quốc gia khác trên thế giới công nhận từ năm 1949 đến năm 1955 so với 26 quốc gia có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc trong cùng khoảng thời gian ấy [10].
Quan điểm của Sài Gòn là VNCH không bị ràng buộc bởi Lời Tuyên Bố Sau Cùng là có cơ sở.
Phân Tích: chính trị đại cường
‘Chính trị đại cường’ hay chính trị nước lớn là một nhóm chữ đơn giản nhưng không thể hiện được sự phức tạp trong quan hệ Anh-Pháp-Mỹ từ phía ‘đồng minh’ phương Tây. Từ phía cộng sản, quan hệ giữa Bắc Kinh và Moscow chưa có gì gây cấn và được coi là rất đầm ấm, vào thời điểm 1954 vì Trung Quốc, chỉ sau 5 năm thành lập, còn phải học hỏi nhiều từ Liên Xô về mặt ngoại giao trên diễn đàn quốc tế. Nhưng không phải vì sự khác biệt trong nội bộ cường quốc phương Tây và trong nội bộ cường quốc cộng sản mà hai phía đối nghịch Việt Nam không phải đối diện với nhiều khó khăn tại Hội Nghị. Đáng ngạc nhiên là những khó khăn nầy lại giống nhau, tức là những khó khăn với chính ‘đồng minh’của mình. Dị biệt giữa Washington, London và Paris sâu đậm và phức tạp hơn, nên QGVN đã không thể vượt qua những trở lực tại Hội Nghị và sau cùng đã phải chịu thất bại nặng nề hơn là VNDCCH [11].
Khởi thủy, lập trường của hai phe đối nghịch Việt Nam đều chống đối giải pháp chia cắt đất nước. Thế nhưng trong khi QGVN nhất quán duy trì lập trường bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ, thì VNDCCH đã không cưỡng lại được sức ép của Trung Quốc và Liên Xô nên phải chấp nhận giải pháp chia đôi.
Chia đôi Việt Nam là giải pháp mà Moscow và Bắc Kinh chủ trương rất sớm từ đầu tháng 3 năm 1954. Lần đầu tiên bước vào sân khấu chính trị thế giới nên Bắc Kinh đã chuẩn bị rất kỹ. Chính Thủ tướng Chu Ân Lai đã soạn thảo chính sách chỉ đạo mà Ban Bí Thư Ủy Ban Trung Ương đã cứu xét và chấp thuận ngày 02.03.1954 [12].
Theo tài liệu quan trọng nầy, Trung Quốc đánh giá cao thành công của Liên Xô trong việc vận động triệu tập Hội Nghị Genève và coi việc tham dự của Trung Quốc là một bước tiến lớn, mặc dầu các cường quốc ‘phản động’ không tin là Hội Nghị có thể đạt kết quả gì. Bởi vậy, chính sách của Trung Quốc là phải tham dự̣ để cải thiện thể đứng ngoại giao và phá vỡ âm mưu gây chiến của ‘đế quốc Mỹ’. Trung Quốc phải nỗ lực đạt kết quả, dầu là kết quả giới hạn hoặc tạm thời, để mở đường cho việc giải quyết tranh chấp bởi các đại cường. Trung Quốc đã tự coi mình là một đại cường. Đối với Đông Dương, Trung Quốc phải cố gắng để hội nghị không thất bại, và tham dự để, nếu cần, tạo ra tình trạng vừa đánh vừa đàm (“negotiating while fighting”) nhằm gây khó khăn cho Pháp và tạo mâu thuẩn giữa Pháp và Mỹ. Một cách cụ thể, chính sách đã nói rõ là ‘ngưng bắn tại chỗ’ không tốt bằng chia đôi Nam/Bắc có thể là tại vĩ tuyến thứ 16. Chu Ân Lai còn nói thêm là Trung Quốc phải chuẩn bị thảo luận các giải pháp hợp tác kinh tế thương mại để bẻ gẫy phong tỏa của Mỹ - và bên lề hội nghị, cải thiện bang giao song phương với Anh, Pháp và Canada. Trong bản văn nầy, Chu Ân Lai đã nhận xét chính xác là các cường quốc phương Tây chia rẽ và có nhiều khó khăn chính trị nội bộ.
Sự phối hợp giữa phe cộng sản chặt chẽ hơn là phe phương Tây. Ngày 22.04.1954, tại Moscow, Chu Ân Lai thảo luận với Đệ Nhất Bí Thư Nikita Khrushchev và Thủ tướng George M. Malenkov và Liên Xô đồng ý với chính sách của Chu Ân Lai. Khrushchev nói chính sách nầy phải được bảo mật. Khrushchev cho biết là đã tiếp Đồng chí Ding (bí danh của Hồ Chí Minh) và cho biết yêu cầu của Hồ Chí Minh có thể được thỏa mãn (satisfied), nhưng không nói rõ hoặc mật điện không ghi rõ là yêu cầu gì. Mật điện nói thêm là Hồ Chí Minh ghé lại Bắc Kinh để gặp Mao Trạch Đông trên đường về [13].
Một phiên họp quan trọng khác được tổ chức tại Liễu Châu / Liuzhou, Trung Quốc, ngày 04.07.1954 giữa Chu Ân Lai và các phụ tá với Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp, nhưng nội dung không được tiết lộ trong mật điện [14].
Bề ngoài, Chu Ân Lai có vẻ quan tâm đến uy tín của VNDCCH. Ngoài các phiên họp đặc biệt với Hồ Chí Minh, Chu Ân Lai không bỏ lỡ cơ hội than phiền với các trưởng phái đoàn phương Tây về việc mà ông gọi là “bất bình đẳng” (inequality) trong việc phương Tây phân biệt đối xử giữa QGVN và VNDCCH.
Trong cuộc thảo luận với Ngoại trưởng Anthony Eden ngày 14.05.1954, Chu Ân Lai than phiền là Pháp đã không thèm trả lời đề nghị chính trị của Phạm Văn Đồng, vì Pháp chỉ coi QGVN là đại diện cho toàn thể Việt Nam. Theo lời Chu Ân Lai, người đòi hỏi quá nhiều không phải là Hồ Chí Minh mà là Bảo Đại, vì Bảo Đại không những coi mình là lãnh tụ duy nhất của Việt Nam mà còn đòi hỏi Liên Hiệp Quốc bảo đảm Bảo Đại là lãnh tụ duy nhất sau cuộc tổng tuyển cử – một đề nghị mà Moscow và Bắc Kinh đều không chấp nhận. Tất nhiên, Chu Ân Lai cũng không quên đòi hỏi cho chính mình là Trung Quốc xứng đáng được có qui chế của một đại cường [15]. Cũng theo Chu Ân Lai, Ngoại trưởng Georges Bidault chẳng những không công nhận Việt Minh mà còn coi họ là một ‘lực lượng phản loạn’ [16].
Thật vậy, nếu chúng ta có thể chia Hội Nghị Genève làm hai giai đoạn trước và sau ngày 17.06.1954, thì vị thế của phái đoàn QGVN trên chân hẳn phái đoàn VNDCCH trong giai đoạn đầu.
Mặc dầu có sự nghi kỵ và khác biệt quan điểm giữa Anh-Pháp-Mỹ, Mỹ và đặc biệt là Pháp ủng hộ QGVN mạnh mẽ. Lập trường sơ khởi của Thủ tướng Joseph Laniel và Ngoại trưởng Georges Bidault không khác gì lập trường của QGVN. Thủ tướng Laniel đã đặt 5 điều kiện ngưng bắn là quân cộng sản phải rút khỏi Miên và Lào, thiết lập một vùng phi quân sự tại Đồng bằng Sông Hồng, di chuyển quân cộng sản tại Việt Nam vào vùng chờ đợi định trước, quân Việt Minh phải rút khỏi Nam Việt và bảo đảm ngăn cấm mọi tăng viện từ bên ngoài [17].
Thế đứng của QGVN sụp đổ cùng với sự sụp đổ của chính phủ Laniel. Ngày 17.06.1954, tân Thủ tướng thiên tả Pierre Mendès-France tuyên bố trước Quốc Hội Pháp rằng điều đình ôn hòa có thể̉ thực hiện được và ngưng bắn có thể đạt được. Tân Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Pháp tự đặt cho mình một thời hạn phải đem lại kết quả là ngày 20.07.1954. Bảo Đại coi đây là lời tuyên bố “lạ lùng” [18], nhưng quan trọng hơn là phái đoàn QGVN tại Genève bị cô lập hoàn toàn kể từ thời điểm nầy.
Vài ngày sau, Chu Ân Lai và Mendès-France gặp nhau lần đầu tiên tại Đại Sứ quán Pháp ở Bern, Thụy Sĩ. Theo phúc trình của Chu Ân Lai ngày 23.06.1954, Mendès- France đã nói rằng nhìn chung, mục tiêu của Trung Quốc và Pháp không có nhiều dị biệt về nguyên tắc. Mendès-France đồng ý với Chu Ân Lai về giải pháp 2 bước: đình chiến về quân sự và tiếp theo sau là giải pháp chính trị. Mendès-France cũng đồng ý với Chu Ân Lai là Pháp sẽ không để Mỹ lập căn cứ quân sự trong vùng [19].
Sự rạn nứt giữa Pháp và Mỹ được xác nhận. Trung Quốc rất lo ngại trước nguồn tin Mỹ thảo luận thành lập tổ chức Liên Phòng Đông Nam Á SEATO mà Chu Ân Lai coi như là một đe dọa cho chính Trung Quốc. Trong cuộc thảo luận nầy, Chu Ân Lai cũng cho biết là Trung Quốc thúc giục VNDCCH tiếp xúc với phái đoàn Pháp và phái đoàn QGVN và yêu cầu Pháp cũng có đề nghị ngược lại với Bảo Đại.
Chu Ân Lai tiếp tục lo ngại về khả năng Mỹ thiết lập căn cứ quân sự tại Đông Nam Á và nêu vấn đề nầy với Anthony Eden và Mendès-France. Eden giải thích rằng SEATO, nếu được thành lập, chỉ là một liên minh phòng thủ (defensive) trong khi đó Mendès-France nhắc lại quan điểm của Pháp là không có kế hoạch thiết lập căn cứ Mỹ trong vùng [20].
Thời hạn 20.07.1954 gần kề nên Mendès-France nỗ lực thu hẹp dị biệt lập trường giữa hai bên. Các đại cường đã đồng ý là thành viên Uỷ Hội Kiểm Soát Đình Chiến bao gồm các nước Ấn Độ, Canada và Ba Lan. Vấn đề còn lại là Việt Nam sẽ bị chia cắt tại đâu và tổng tuyển cử được ấn định lúc nào? Không khác chi các chuyến ‘đi đêm’ giữa Henry Kissinger và Lê Đức Thọ trong thời gian Hòa Đàm Paris vào đầu thập niên 1970, Pháp, Anh, Liên Xô và Trung Quốc cùng đi đêm với nhau mà phái đoàn QGVN không biết và có lẽ phái đoàn VNDCCH cũng không biết rõ [21]. Phái đoàn QGVN chỉ nhận được tin tức đã chậm mà còn không đầy đủ, do phái đoàn Mỹ chuyển lại. Tuy vậy, Trưởng phái đoàn Trần Văn Đỗ cũng gặp được Chu Ân Lai, do sự giới thiệu của phái đoàn Pháp. Một ngày trước khi Hội Nghị kết thúc, Bác sĩ Trần Văn Đỗ lên tiếng cực lực bác bỏ phát biểu của Liên Xô và của Pháp khi cả hai cường quốc nầy đề cập đến sự chia đôi lãnh thổ Việt Nam [22].
Trong khi đó, trái với lập trường nguyên thủy, VNDCCH chấp nhận giải pháp chia đôi. Họ đã từng đề nghị một nơi nào đó giữa vĩ tuyến 13 và 14, nhưng trước sức ép của Liên Xô và Trung Quốc, họ hi vọng đó là vĩ tuyến thứ 16, trong khi Pháp hãy còn đòi hỏi vĩ tuyến thứ 18. Mendès-France nói rằng Pháp không thể chấp nhận vĩ tuyến 16 vì Pháp không thể để cố đô Huế lọt vào tay cộng sản. Tài liệu Liên Xô cũng cho thấy Moscow chấp nhận vĩ tuyến16 rất sớm, từ đầu tháng 3 năm 1954. Thế nhưng Molotov vẫn bênh vực đề nghị vĩ tuyến 13/14 của VNDCCH như là một chiến thuật thương thuyết để sau nầy có cơ hội trao đổi “nhượng bộ”. Cũng theo chiến thuật thương thuyết nầy, Moscow đã ủng hộ thời hạn tổ chức tổng tuyển cử mà VNDCCH muốn đạt được là trong vòng 6 tháng sau khi ngưng chiến. Do sức ép của Liên Xô và Trung Quốc – đặc biệt là Trung Quốc vì Bắc Kinh không muốn Hội Nghị thất bại và Bắc Kinh đang lo Mỹ can thiệp - VNDCCH phải từ bỏ vĩ tuyến 13/14 và phải chấp nhận tổng tuyển cử vào tháng 7 năm 1956 [23].
Trong phiên họp ngày 20.07.1954 giữa Chu Ân Lai, Mendès-France và Eden, Mendès-France đề nghị giải pháp dung hòa là vĩ tuyến 17. Phạm Văn Đồng không trả lời [24].
Số phận Việt Nam đã an bài.
Tạm Kết
Chúng ta không thể thay đổi lịch sử, nhưng diễn tiến lịch sử tại Hội Nghị Genève 1954 có thể cho ta bài học gi?
Trái với luận điệu tuyên truyền “môi hở răng lạnh” mà cả Bắc Kinh và Hà Nội đều đã sử dụng, Trung Quốc giúp đỡ phe cộng sản tại Việt Nam trước và sau năm 1954 là vì quyền lợi của Trung Quốc. Trung Quốc coi Hội Nghị Genève là bàn đạp để Trung Quốc xác định vai trò đại cường trên diễn đàn quốc tế. Trung Quốc không muốn Hội Nghị thất bại, vì e ngại sự thất bại ấy có thể dẫn đến sự can thiệp quân sự của Mỹ mà Trung Quốc coi là mối đe dọa cho chính Trung Quốc. Đây là một tầm nhìn chiến lược mà Bắc Kinh không thay đổi trong 60 năm qua. Trong chiến lược nầy, quyền lợi của Việt Nam là thứ yếu. Nhân cuộc chiến biên giới Việt-Trung 1979, Hà Nội lần đầu tiên và chỉ một lần thôi, dám lên tiếng cáo buộc Trung Quốc đã phản bội VNDCCH tại Hội Nghị Genève [25].
Trên 60 năm qua, Việt Nam Thống Nhất hoặc Việt Nam chia đôi đều đã là nạn nhân của ván bài chính trị đại cường. Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam sẽ tiếp tục vướng mắc trong chính trị nước lớn, nếu Hà Nội tiếp tục gắn bó trong mối quan hệ đặc biệt và bất bình đẳng với Bắc Kinh như được diễn đạt dưới chiêu bài 16 chữ vàng và 4 tốt. Trong thế giới đa cực ngày nay, quyền lợi lâu dài của tổ quốc Việt Nam là bang giao độc lập và bình đẳng với tất cả các cường quốc.
Ls Lưu Tường Quang, AO
Sydney, ngày 23.03.2014
Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/60th-anni-genev-agreem-07212014113041.html
Từ năm 2004, một số tài liệu do Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh phổ biến giúp chúng ta hiểu thêm về quan điểm và mục tiêu chiến lược của hai cường quốc cộng sản Liên Xô và Trung Quốc, đặc biệt là Trung Quốc, trong vấn đề Việt Nam (Đông Dương) và thân phận của Việt Minh / Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) trong quan hệ với hai đồng minh bảo trợ.
Tài liệu Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh xác nhận điều mà chúng ta đã suy diễn là VNDCCH - cũng như Quốc Gia Việt Nam / Việt Nam Cộng Hòa (QGVN/VNCH) - đã bị chi phối quá nhiều bởi chính trị đại cường và do đó đã không theo đuổi được chính sách độc lập.
Bài viết nầy phần lớn nhìn vào sách lược của Bắc Kinh tại Hội Nghị Genève trong nỗ lực củng cố và mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc như là một đại cường đang bước chân vào diễn đàn quốc tế. Có thể nói, đây là sách lược mà Bắc Kinh theo đuổi liên tục trong 60 năm qua, kể cả trong vấn đề tranh chấp Biển Đông với Việt Nam hiện nay.
Bối Cảnh
Hiệp Định Genève 1954 giữ vai trò quan trọng trong lịch sử Việt Nam thời hậu bán thế kỷ thứ 20 khi mà cuộc chiến tranh lạnh đang ở mức độ cao. Nhưng lý do dẫn đến sự chia cắt đất nước Việt Nam vào ngày 21 tháng 7 năm 1954 bắt nguồn từ những biến cố lịch sử trong và sau Thế Chiến Thứ Hai, đặc biệt là tại Hội Nghị Potsdam.
Sau khi đã đánh bại Đức Quốc Xã và trước khi Nhựt Bản đầu hàng, lãnh đạo đồng minh gồm Hoa Kỳ, Anh Quốc và Liên Xô đã họp Hội Nghị tại Potsdam từ ngày 17 tháng 7 đến ngày 2 tháng 8 năm 1945 để qui định việc phân chia quyền lực và vùng ảnh hưởng trong thời hậu chiến.
Việt Nam không phải là một vấn đề lớn trong chương trình nghị sự. Phe đồng minh quyết định trao quyền giải giới quân đội Nhựt Bản từ vĩ tuyến thứ 16 trở ra Bắc cho Trung Hoa Dân Quốc (quân đội Tưởng Giới Thạch) và từ vĩ tuyến thứ 16 (từ phía nam Đà Nẳng) trở vào Nam cho Anh Quốc. Cũng tại Hội Nghị nầy, phe đồng minh đã chấp nhận lời yêu cầu của đại diện nước Pháp vừa được giải phóng, để Pháp có thể tiếp thu trở lại thuộc địa Đông Dương. Đây là một quyết định tai hại cho Việt Nam và đi ngược lại trào lưu dân tộc tự quyết trong vùng Đông Nam Á. Tướng Charles de Gaulle, được coi là anh hùng tranh đấu cho nền tự do của nước Pháp, nhưng trong vấn đề Đông Dương, Tướng de Gaulle là một tên thực dân không hơn không kém.
Mặc dầu một hiệp ước sơ bộ được ký kết ngày 06.03.1946 với chính quyền Hồ Chí Minh, cuộc chiến Việt-Pháp đã không thể tránh được và trở nên khốc liệt hơn kể từ cuối năm 1949, sau khi Mao Trạch Đông chiếm Bắc Kinh và thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Quốc). Khối cộng sản (Liên Xô và Đông Âu) - và đặc biệt là Trung Quốc đã trở thành hậu phương lớn tiếp viện ồ ạt chiến cụ, và gởi cố vấn tham chiến tại Việt Nam.
Năm 1952, Đại tướng Dwight D. Eisenhower đắc cử tổng thống Mỹ và vào giữa năm 1953, Washington ủng hộ Kế hoạch Navarre của Pháp nhằm thực hiện chiến lược mới và xúc tiến việc thành lập quân đội QGVN. Trong kế hoạch mới nầy, Điện Biên Phủ, một tỉnh lẻ tại vùng biên giới Lào-Việt được chiếm lại và tạo dựng thành một căn cứ quân sự với một lực lượng quân đội Liên Hiệp Pháp khoảng 10 ngàn người.
Cũng vào giữa năm1953, chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) tạm thời được ngưng bắn (armistice) chính thức vào ngày 27 tháng 7. Phương thức ngưng bắn nầy được coi là có thể áp dụng tại Đông Dương.
Có lẽ vì thế mà vào ngày 25.01.1954, tại Berlin, Hội Nghị Ngoại trưởng Tứ Cường (Mỹ, Anh, Pháp và Liên Xô) bày tỏ ý định triệu tập một hội nghị về Triều Tiên và Đông Dương tại Genève vào ngày 26 tháng 4 cùng năm. Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Liên Xô gởi mật điện yêu cầu Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc thông báo và khuyến khích VNDCCH tham dự [1]. Cũng theo mật điện nầy, Liên Xô tin rằng QGVN, Lào và Cao Miên sẽ đồng ý tham dự. Mật điện nầy không nói lý do tại sao Liên Xô tin như vậy, nhưng một chi tiết ít khi được nhắc đến là Quốc Trưởng Bảo Đại đã cử cựu Thủ tướng Nguyễn Văn Tâm tham dự Hội Nghị Berlin với tư cách quan sát viên [2].
Theo một chiến lược cố hữu ‘vừa đánh vừa đàm’ mà Chu Ân Lai đề cập trong Bản Nhận Định và Đề Nghị trình Ủy Ban Trung Ương trước khi Hội Nghị Genève bắt đầu, và để tạo thế mạnh chính trị trước hoặc trong khi Hội Nghị Genève được triệu tập, Việt Minh tập trung một lực lượng hùng hậu nhằm bao vây Điện Biên Phủ. Vào tháng 3 năm 1954, tương quan quân số đôi bên là 50 ngàn chống 10 ngàn, tức là Tướng Võ Nguyên Giáp, dưới sự cố vấn của Đại Tướng Trung Cộng Trần Canh [3], có ưu thế gấp 5 lần nhiều hơn.
Ngày 07.05.1954, Điện Biên Phủ thất thủ và tạo một ảnh hưởng chính trị lớn tại Paris vượt xa giá trị quân sự của tỉnh lẻ nầy. Bộ đội Việt Minh thiệt hại khoảng 8 000 nhân mạng so với khoảng 1 500 của quân đội Liên Hiệp Pháp. Bảo Đại nói rằng sự thất thủ của Điện Biên Phủ chẳng phải là một tai họa chiến lược gì [4].
Nhưng mục tiêu của Việt Minh không phải, hoặc không chỉ là quân sự – mà là ảnh hưởng chính trị tại các thủ đô phương Tây. Mười bốn năm sau, Hà Nội đã mở cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 tại VNCH và đã thất bại nặng nề về mặt quân sự, nhưng lại chiến thắng về mặt chính trị tại Washington, dẫn đến Hòa Đàm Paris sau đó.
Một ngày sau khi Điện Biên Phủ thất thủ, Hội Nghị Genève được khai mạc để thảo luận vấn đề Đông Dương (Hội Nghị đã bắt đầu từ 29 tháng 4, để thảo luận vấn đề Triều Tiên)
Sự Kiện:
Hội Nghị Genève về Đông Dương được triệu tập ngày 08.05.1954 và kết thúc vào quá nửa đêm ngày 20.07.1954 tức là ngày 21.07.1954.
Đồng Chủ tịch Hội Nghị là Anh Quốc và Liên Xô và thành phần tham dự gồm:
Anh Quốc / United Kingdom:
Anthony Eden, Bộ trưởng Ngoại Giao
Hoa Kỳ / United States:
General Walter Bedell Smith, Thứ trưởng Ngoại Giao
U. Alexis Johnson
Trung Quốc / People's Republic of China
Chu Ân Lai / Chou En-lai, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại Giao
Chang Wen-t'ien
Li K'e-nung
Việt Minh
Phạm Văn Đồng, Bộ trưởng Ngoại Giao
Ai Lao / Laos
Phoui Sananikone, Bộ trưởng Ngoại Giao
Liên Xô / USSR
Vyacheslav Molotov, Bô trưởng Ngoại Giao
Pháp / France
Georges Bidault, Bộ trưởng Ngoại Giao (đến ngày 17.06.1954)
Jean Chauvel
Pierre Mendès-France, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại Giao (từ ngày 17.06.1954)
Việt Nam
Giáo sư Nguyễn Quốc Định, Bộ trưởng Ngoại Giao (trong chính phủ Bửu Lộc) Nguyễn Đắc Khê, Bộ trưởng (trong chính phủ Bửu Lộc)
Bác sĩ Trần Văn Đỗ, Bộ trưởng Ngoại Giao (trong chính phủ Ngô Đình Diệm)
Cao Miên / Cambodia
Tep Phan, Bộ trưởng Ngoại Giao
Sam Sary
Trong thành phần nầy, Việt Nam là nước duy nhất có hai phái đoàn đại diện cho hai chính phủ thù địch là QGVN và VNDCCH. Pathet Lào và cộng sản Khmer, mặc dầu được phe cộng sản (Liên Xô, Trung Quốc và Việt Minh) ủng hộ, nhưng vẫn không được mời tham dự Hội Nghị. Thế nhưng, không phải vì thế mà họ bị bỏ quên, vì Molotov, Chu Ân Lai và Phạm Văn Đồng lúc nào cũng nêu vai trò của phe cộng sản tại Ai Lao và Cao Miên với đòi hỏi là Hội Nghị phải giải quyết chung vấn đề cho cả 3 nước Đông Dương. Hai phái đoàn Ai Lao và Cao Miên lập luận rằng vấn đề Ai Lao và Cao Miên khác với vấn đề Việt Nam, nên cần có giải pháp riêng. Tuy lập trường nầy được phe phương Tây ủng hộ, sau cùng quan điểm của phe cộng sản được chấp nhận.
Việt Nam có 3 trưởng phái đoàn liên tiếp, vì các thay đổi chính phủ tại Sài Gòn. Giáo sư Nguyễn Quốc Định là Bộ trưởng Ngoại Giao trong chính phủ Bửu Lộc (11.01 – 16.06.1954) và Ông Nguyễn Đắc Khê cũng là Bộ trưởng (phụ trách vấn đề dân chủ hoá) trong chính phủ Bửu Lộc. Còn Bác sĩ Trần Văn Đỗ là Bộ trưởng Ngoại Giao trong chính phủ Ngô Đình Diệm đầu tiên và thứ nhì (16.06.1954 – 23.10.1955). Sau cuộc trưng cầu dân ý tháng 10 năm 1955, Ông Ngô Đình Diệm trở thành Tổng thống VNCH [5].
Trong thời gian Hội Nghị, Pháp cũng có thay đổi chính phủ: Chính phủ của Thủ tướng Joseph Laniel mà Bộ trưởng Ngoại Giao là Ông Georges Bidault bị phe nhóm trung tả của Ông Pierre Mendès-France đánh bại tại Quốc Hội. Ngày 17.06.1954, Ông Mendès-France trở thành Thủ tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao và thay thế Ông Bidault tại Hội Nghị Genève. Đây là biến chuyển chính trị vô cùng tai hại cho QGVN, như chúng ta sẽ phân tích ở phần sau của bài nầy.
Hội nghị Genève thảo luận hai vấn đề chính là Triều Tiên và Đông Dương, nhưng đã dành phần lớn thì giờ cho Đông Dương hơn, vì Triều Tiên đã được ngưng bắn trong khi chiến cuộc vẫn tiếp diễn tại Việt Nam trong suốt thời gian Hội Nghị. Bài nầy chỉ chú trọng vào vấn đề Việt Nam tại Genève mà thôi. Ngoài diễn đàn chính tại Genève, đại diện quân sự đôi bên còn nhóm họp tại Trung Giã (Tỉnh Phúc Yên), từ ngày 4 đến 27 tháng 7 để bàn thảo về những vấn đề kỹ thuật như việc hạn chế hoạt động quân sự, rút quân, tập kết, trao đổi tù binh vv…
Riêng về Việt Nam, Hội Nghị kết thúc với một Hiệp Định (Accords sur la cessation des hostilités en Indochine, Accords de Genève 1954 (20 juillet 1954) và Một Lời Tuyên Bố Sau Cùng (The Final Declaration of The Geneva Conference: On Restoring Peace in Indochina, July 21, 1954). Hiệp Định gồm 47 điều với hai bản văn chính thức bằng tiếng Pháp và tiếng Việt được ký bởi Thiếu tướng Henri Delteil, đại diện Bộ Tổng Tư Lệnh Quân Đội Liên Hiệp Pháp tại Đông Dương và Ông Tạ Quang Bửu, Thứ trưởng Quốc Phòng của VNDCCH.
Một vấn đề còn tranh cãi
Sáu mươi năm đã trôi qua, nhưng vấn đề tồn đọng và còn được tranh cãi là hiệu lực và tính cách ràng buộc của Lời Tuyên Bố Sau Cùng. Văn kiện nầy chỉ được vị đồng Chủ tịch Anthony Eden đọc lên trước khi Hội Nghị bế mạc [6] và không ai ký tên vào bản văn cả.
Hoa Kỳ không phải là thành viên kết ước, nhưng tuyên bố tôn trọng Hiệp Định. QGVN từ chối ký tên và Ngoại trưởng Trần Văn Đỗ phát biểu rõ rệt là Việt Nam chống đối hoàn toàn giải pháp chia cắt đất nước. Vì vậy, mặc dầu Lời Tuyên Bố của Trưởng Phái Đoàn Trần Văn Đỗ không được chính thức ghi vào văn bản, nhưng không ai có thể coi là QGVN /VNCH chấp nhận kết quả của Hội Nghị Genève, kể cả Lời Tuyên Bố Sau Cùng. Tại Thủ đô Sài Gòn, Thủ tướng Ngô Đình Diệm lên tiếng chống đối mạnh mẽ việc đặt nửa phần đất nước dưới chế độ cộng sản và cờ rủ được treo khắp nơi trên lãnh thổ Việt Nam từ phía nam Sông Bến Hải, như là ngày tang cho tổ quốc.
Trong cốt lõi, Lời Tuyên Bố Sau Cùng gồm hai điểm quan trọng. Thứ nhất là vĩ tuyến 17 là ‘ranh giới quân sự tạm thời’ chớ không phải là ‘một biên giới phân định về chính trị hay lãnh thổ’(đoạn 6). Và thứ hai là tổng tuyển cử dự trù được tổ chức 2 năm sau, tức là vào tháng 7 năm 1956, để thống nhất Việt Nam (đoạn 7).
Lời Tuyên Bố Sau Cùng là một văn kiện chính trị, bày tỏ ý muốn của phe cộng sản (Liên Xô, Trung Quốc và VNDCCH) và được Anh và Pháp đồng ý, nhưng ước muốn tự nó không thể có hiệu lực cưỡng hành như một hiệp ước. Phe cộng sản và một số tác giả phương Tây bằng vào các lời cam kết tôn trọng Hiệp Định Genève mà kết luận rằng Lời Tuyên Bố Sau Cùng là một phần của Hiệp Định và có tính cách ràng buộc. VNCH, thể chế chính trị kế thừa QGVN, không đồng ý với quan điểm nầy.
Trên nguyên tắc, Tổng thống Ngô Đình Diệm không chống đối một cuộc tổng tuyển cử tự do và được Liên Hiệp Quốc giám sát. Không ai – kể cả những chính phủ và các tác giả ủng hộ phe cộng sản – có thể lập luận rằng bầu cử tự do có thể được tổ chức tại Bắc Việt trong năm 1956. Đấy là một chế độ độc tài toàn trị, do guồng máy công an kiểm soát chặt chẽ từng nhà bằng phương thức hộ khẩu, mô phỏng theo chế độ Mao Trạch Đông. Trái lại, Nam Việt Nam là một chế độ tự do, tuy chưa hoàn hảo.
Người ta có khuynh hướng so sánh chế độ tự do tại VNCH với chế độ dân chủ Tây Âu và Bắc Mỹ, trong khi vì hoàn cảnh lịch sử, VNCH đáng lẽ phải được so sánh với các nước vừa được độc lập sau Thế Chiến Thứ Hai như Indonesia và Philippines – là những quốc gia non trẻ tập tễnh trên con đường dân chủ đầy chông gai. Điều trớ trêu là Ông Hồ Chí Minh không bị chỉ trích vì chế độ độc tài toàn trị ở Miền Bắc, mà Ông Ngô Đình Diệm lại bị đả kích vì chế độ tự do tại Miền Nam ‘thiếu dân chủ’. Điển hình cho khuynh hướng nầy là tác giả Joseph Buttinger, thoạt đầu là một người bạn nhưng sau đó trở thành một người chỉ trích dữ dội Ông Ngô Đình Diệm [7].
Người ta cũng thường trích dẫn nhận xét của Tổng thống Dwight D. Eisenhower, theo đó Ông Hồ Chí Minh có thể thắng trong một cuộc bầu cử tự do. Ngoài lý do nhận xét nầy thường được trích dẫn bên ngoài văn mạch (out of context) khi Tổng thống Mỹ so sánh Ông Hồ Chí Minh với Cựu Hoàng Bảo Đại, nhận xét nầy còn phải được hiểu, trong bối cảnh thực tế của năm 1956 khi Miền Bắc đông dân hơn Miền Nam. Bởi vậy, cho dầu 100% dân chúng Miền Nam ủng hộ Ông Ngô Đình Diệm – một scenario không thể xảy ra bắt cứ tại đâu bên ngoài khối cộng sản – Ông Hồ Chí Minh vẫn có thể đạt được đa số [8].
Còn việc giám sát của Liên Hiệp Quốc thì sao? Lập trường xuyên suốt của QGVN / VNCH là Liên Hiệp Quốc phải có vai trò chính trong việc giám sát cuộc đình chiến cũng như trong vấn đề tổ chức bầu cử tự do. Tại sao phe cộng sản tại Hội Nghị Genève cũng như sau Hội Nghị luôn luôn từ chối sự giám sát của Liên Hiệp Quốc trong vấn đề chấm dứt chiến tranh và vãn hồi hòa bình tại Viêt Nam?
Trước kia, chúng ta có thể suy đoán, nhưng ngày nay chúng ta có thể tìm được lý do trong số 80 công điện và phúc trình mật và tối mật mà Chu Ân Lai gởi về Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ và Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc và được Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh phổ biến hạn chế hồi năm 2004. Bằng chứng cũng có thể tìm thấy trong các nhật ký của Molotov trong số 8 văn kiện mật mà Moscow đã phổ biến.
Phe cộng sản – cá biệt là Bắc Kinh – rất e ngại vấn đề Việt Nam được quốc tế hóa mà Bắc Kinh coi là con đường dẫn đến sự tham dự của Hoa Kỳ [9]. Liên Xô còn có thêm một lý do khác để chống đối sự tham dự của Liên Hiệp Quốc. Trong vấn đề Triều Tiên, Moscow đã không sử dụng quyền phủ quyết khi Hội Đồng Bảo An quyết nghị can thiệp, dẫn đến sự tham chiến quốc tế do Mỹ lãnh đạo trong cuộc chiến Triều Tiên (1950 - 1953). Trong vấn đề giám sát của Liên Hiệp Quốc, Ông Hồ Chí Minh (mà các văn kiện mật và tối mật của Bắc Kinh và Moscow thường gọi với bí danh là “Comrade Ding / Đồng chí Ding”) tuân theo đường lối của hai đàn anh cộng sản.
Ngày nay, trong bối cảnh khác và tác nhân tranh chấp khác – tức là giữa Trung Quốc và Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, hoặc với Philippines, Bắc Kinh cũng chống đối việc quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, dầu là dưới hình thức trước Tòa Án Quốc Tế hay dưới hình thức thương thuyết đa phương, mà mục đích là để ngăn ngừa sự tham dự của Mỹ.
Một lập luận khác cũng thường được nêu lên là vì Pháp chấp nhận thi hành Hiệp Định Genève kể cả Lời Tuyên Bố Sau Cùng, nên QGVN / VNCH cũng bị ràng buộc và phải thi hành. Cơ sở của lập luận nầy là (a) QGVN chưa hoàn toàn độc lập trong Liên Hiệp Pháp, và (b) Pháp hành xử thẩm quyền ngoại giao thay cho QGVN tại Hội Nghị Genève.
Luận điệu nầy không đúng. Việt Nam là một quốc gia độc lập và thống nhất Nam Bắc Trung theo Bản Tuyên Bố Chung Việt-Pháp tại Vịnh Hạ Long ngày 05.06.1948 và được chính thức xác nhận bởi Tổng Thống Pháp Vincent Auriol ngày 08.06.1949. Trên cơ sở hai văn bản nầy, thì QGVN quả thật chưa hoàn toàn độc lập về phương diện tài chánh và ngoại giao. Thế nhưng, giới hạn cuối cùng nầy đã được tháo gỡ bởi Hiệp Ước Việt-Pháp mà Thủ tướng Bửu Lộc và Thủ tướng Joseph Laniel đã ký ngày 04.06.1954.
Tại Hội Nghị Genève, Việt Nam là một quốc gia hoàn toàn độc lập và được ít nhất là 35 quốc gia khác trên thế giới công nhận từ năm 1949 đến năm 1955 so với 26 quốc gia có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc trong cùng khoảng thời gian ấy [10].
Quan điểm của Sài Gòn là VNCH không bị ràng buộc bởi Lời Tuyên Bố Sau Cùng là có cơ sở.
Phân Tích: chính trị đại cường
‘Chính trị đại cường’ hay chính trị nước lớn là một nhóm chữ đơn giản nhưng không thể hiện được sự phức tạp trong quan hệ Anh-Pháp-Mỹ từ phía ‘đồng minh’ phương Tây. Từ phía cộng sản, quan hệ giữa Bắc Kinh và Moscow chưa có gì gây cấn và được coi là rất đầm ấm, vào thời điểm 1954 vì Trung Quốc, chỉ sau 5 năm thành lập, còn phải học hỏi nhiều từ Liên Xô về mặt ngoại giao trên diễn đàn quốc tế. Nhưng không phải vì sự khác biệt trong nội bộ cường quốc phương Tây và trong nội bộ cường quốc cộng sản mà hai phía đối nghịch Việt Nam không phải đối diện với nhiều khó khăn tại Hội Nghị. Đáng ngạc nhiên là những khó khăn nầy lại giống nhau, tức là những khó khăn với chính ‘đồng minh’của mình. Dị biệt giữa Washington, London và Paris sâu đậm và phức tạp hơn, nên QGVN đã không thể vượt qua những trở lực tại Hội Nghị và sau cùng đã phải chịu thất bại nặng nề hơn là VNDCCH [11].
Khởi thủy, lập trường của hai phe đối nghịch Việt Nam đều chống đối giải pháp chia cắt đất nước. Thế nhưng trong khi QGVN nhất quán duy trì lập trường bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ, thì VNDCCH đã không cưỡng lại được sức ép của Trung Quốc và Liên Xô nên phải chấp nhận giải pháp chia đôi.
Chia đôi Việt Nam là giải pháp mà Moscow và Bắc Kinh chủ trương rất sớm từ đầu tháng 3 năm 1954. Lần đầu tiên bước vào sân khấu chính trị thế giới nên Bắc Kinh đã chuẩn bị rất kỹ. Chính Thủ tướng Chu Ân Lai đã soạn thảo chính sách chỉ đạo mà Ban Bí Thư Ủy Ban Trung Ương đã cứu xét và chấp thuận ngày 02.03.1954 [12].
Theo tài liệu quan trọng nầy, Trung Quốc đánh giá cao thành công của Liên Xô trong việc vận động triệu tập Hội Nghị Genève và coi việc tham dự của Trung Quốc là một bước tiến lớn, mặc dầu các cường quốc ‘phản động’ không tin là Hội Nghị có thể đạt kết quả gì. Bởi vậy, chính sách của Trung Quốc là phải tham dự̣ để cải thiện thể đứng ngoại giao và phá vỡ âm mưu gây chiến của ‘đế quốc Mỹ’. Trung Quốc phải nỗ lực đạt kết quả, dầu là kết quả giới hạn hoặc tạm thời, để mở đường cho việc giải quyết tranh chấp bởi các đại cường. Trung Quốc đã tự coi mình là một đại cường. Đối với Đông Dương, Trung Quốc phải cố gắng để hội nghị không thất bại, và tham dự để, nếu cần, tạo ra tình trạng vừa đánh vừa đàm (“negotiating while fighting”) nhằm gây khó khăn cho Pháp và tạo mâu thuẩn giữa Pháp và Mỹ. Một cách cụ thể, chính sách đã nói rõ là ‘ngưng bắn tại chỗ’ không tốt bằng chia đôi Nam/Bắc có thể là tại vĩ tuyến thứ 16. Chu Ân Lai còn nói thêm là Trung Quốc phải chuẩn bị thảo luận các giải pháp hợp tác kinh tế thương mại để bẻ gẫy phong tỏa của Mỹ - và bên lề hội nghị, cải thiện bang giao song phương với Anh, Pháp và Canada. Trong bản văn nầy, Chu Ân Lai đã nhận xét chính xác là các cường quốc phương Tây chia rẽ và có nhiều khó khăn chính trị nội bộ.
Sự phối hợp giữa phe cộng sản chặt chẽ hơn là phe phương Tây. Ngày 22.04.1954, tại Moscow, Chu Ân Lai thảo luận với Đệ Nhất Bí Thư Nikita Khrushchev và Thủ tướng George M. Malenkov và Liên Xô đồng ý với chính sách của Chu Ân Lai. Khrushchev nói chính sách nầy phải được bảo mật. Khrushchev cho biết là đã tiếp Đồng chí Ding (bí danh của Hồ Chí Minh) và cho biết yêu cầu của Hồ Chí Minh có thể được thỏa mãn (satisfied), nhưng không nói rõ hoặc mật điện không ghi rõ là yêu cầu gì. Mật điện nói thêm là Hồ Chí Minh ghé lại Bắc Kinh để gặp Mao Trạch Đông trên đường về [13].
Một phiên họp quan trọng khác được tổ chức tại Liễu Châu / Liuzhou, Trung Quốc, ngày 04.07.1954 giữa Chu Ân Lai và các phụ tá với Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp, nhưng nội dung không được tiết lộ trong mật điện [14].
Bề ngoài, Chu Ân Lai có vẻ quan tâm đến uy tín của VNDCCH. Ngoài các phiên họp đặc biệt với Hồ Chí Minh, Chu Ân Lai không bỏ lỡ cơ hội than phiền với các trưởng phái đoàn phương Tây về việc mà ông gọi là “bất bình đẳng” (inequality) trong việc phương Tây phân biệt đối xử giữa QGVN và VNDCCH.
Trong cuộc thảo luận với Ngoại trưởng Anthony Eden ngày 14.05.1954, Chu Ân Lai than phiền là Pháp đã không thèm trả lời đề nghị chính trị của Phạm Văn Đồng, vì Pháp chỉ coi QGVN là đại diện cho toàn thể Việt Nam. Theo lời Chu Ân Lai, người đòi hỏi quá nhiều không phải là Hồ Chí Minh mà là Bảo Đại, vì Bảo Đại không những coi mình là lãnh tụ duy nhất của Việt Nam mà còn đòi hỏi Liên Hiệp Quốc bảo đảm Bảo Đại là lãnh tụ duy nhất sau cuộc tổng tuyển cử – một đề nghị mà Moscow và Bắc Kinh đều không chấp nhận. Tất nhiên, Chu Ân Lai cũng không quên đòi hỏi cho chính mình là Trung Quốc xứng đáng được có qui chế của một đại cường [15]. Cũng theo Chu Ân Lai, Ngoại trưởng Georges Bidault chẳng những không công nhận Việt Minh mà còn coi họ là một ‘lực lượng phản loạn’ [16].
Thật vậy, nếu chúng ta có thể chia Hội Nghị Genève làm hai giai đoạn trước và sau ngày 17.06.1954, thì vị thế của phái đoàn QGVN trên chân hẳn phái đoàn VNDCCH trong giai đoạn đầu.
Mặc dầu có sự nghi kỵ và khác biệt quan điểm giữa Anh-Pháp-Mỹ, Mỹ và đặc biệt là Pháp ủng hộ QGVN mạnh mẽ. Lập trường sơ khởi của Thủ tướng Joseph Laniel và Ngoại trưởng Georges Bidault không khác gì lập trường của QGVN. Thủ tướng Laniel đã đặt 5 điều kiện ngưng bắn là quân cộng sản phải rút khỏi Miên và Lào, thiết lập một vùng phi quân sự tại Đồng bằng Sông Hồng, di chuyển quân cộng sản tại Việt Nam vào vùng chờ đợi định trước, quân Việt Minh phải rút khỏi Nam Việt và bảo đảm ngăn cấm mọi tăng viện từ bên ngoài [17].
Thế đứng của QGVN sụp đổ cùng với sự sụp đổ của chính phủ Laniel. Ngày 17.06.1954, tân Thủ tướng thiên tả Pierre Mendès-France tuyên bố trước Quốc Hội Pháp rằng điều đình ôn hòa có thể̉ thực hiện được và ngưng bắn có thể đạt được. Tân Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Pháp tự đặt cho mình một thời hạn phải đem lại kết quả là ngày 20.07.1954. Bảo Đại coi đây là lời tuyên bố “lạ lùng” [18], nhưng quan trọng hơn là phái đoàn QGVN tại Genève bị cô lập hoàn toàn kể từ thời điểm nầy.
Vài ngày sau, Chu Ân Lai và Mendès-France gặp nhau lần đầu tiên tại Đại Sứ quán Pháp ở Bern, Thụy Sĩ. Theo phúc trình của Chu Ân Lai ngày 23.06.1954, Mendès- France đã nói rằng nhìn chung, mục tiêu của Trung Quốc và Pháp không có nhiều dị biệt về nguyên tắc. Mendès-France đồng ý với Chu Ân Lai về giải pháp 2 bước: đình chiến về quân sự và tiếp theo sau là giải pháp chính trị. Mendès-France cũng đồng ý với Chu Ân Lai là Pháp sẽ không để Mỹ lập căn cứ quân sự trong vùng [19].
Sự rạn nứt giữa Pháp và Mỹ được xác nhận. Trung Quốc rất lo ngại trước nguồn tin Mỹ thảo luận thành lập tổ chức Liên Phòng Đông Nam Á SEATO mà Chu Ân Lai coi như là một đe dọa cho chính Trung Quốc. Trong cuộc thảo luận nầy, Chu Ân Lai cũng cho biết là Trung Quốc thúc giục VNDCCH tiếp xúc với phái đoàn Pháp và phái đoàn QGVN và yêu cầu Pháp cũng có đề nghị ngược lại với Bảo Đại.
Chu Ân Lai tiếp tục lo ngại về khả năng Mỹ thiết lập căn cứ quân sự tại Đông Nam Á và nêu vấn đề nầy với Anthony Eden và Mendès-France. Eden giải thích rằng SEATO, nếu được thành lập, chỉ là một liên minh phòng thủ (defensive) trong khi đó Mendès-France nhắc lại quan điểm của Pháp là không có kế hoạch thiết lập căn cứ Mỹ trong vùng [20].
Thời hạn 20.07.1954 gần kề nên Mendès-France nỗ lực thu hẹp dị biệt lập trường giữa hai bên. Các đại cường đã đồng ý là thành viên Uỷ Hội Kiểm Soát Đình Chiến bao gồm các nước Ấn Độ, Canada và Ba Lan. Vấn đề còn lại là Việt Nam sẽ bị chia cắt tại đâu và tổng tuyển cử được ấn định lúc nào? Không khác chi các chuyến ‘đi đêm’ giữa Henry Kissinger và Lê Đức Thọ trong thời gian Hòa Đàm Paris vào đầu thập niên 1970, Pháp, Anh, Liên Xô và Trung Quốc cùng đi đêm với nhau mà phái đoàn QGVN không biết và có lẽ phái đoàn VNDCCH cũng không biết rõ [21]. Phái đoàn QGVN chỉ nhận được tin tức đã chậm mà còn không đầy đủ, do phái đoàn Mỹ chuyển lại. Tuy vậy, Trưởng phái đoàn Trần Văn Đỗ cũng gặp được Chu Ân Lai, do sự giới thiệu của phái đoàn Pháp. Một ngày trước khi Hội Nghị kết thúc, Bác sĩ Trần Văn Đỗ lên tiếng cực lực bác bỏ phát biểu của Liên Xô và của Pháp khi cả hai cường quốc nầy đề cập đến sự chia đôi lãnh thổ Việt Nam [22].
Trong khi đó, trái với lập trường nguyên thủy, VNDCCH chấp nhận giải pháp chia đôi. Họ đã từng đề nghị một nơi nào đó giữa vĩ tuyến 13 và 14, nhưng trước sức ép của Liên Xô và Trung Quốc, họ hi vọng đó là vĩ tuyến thứ 16, trong khi Pháp hãy còn đòi hỏi vĩ tuyến thứ 18. Mendès-France nói rằng Pháp không thể chấp nhận vĩ tuyến 16 vì Pháp không thể để cố đô Huế lọt vào tay cộng sản. Tài liệu Liên Xô cũng cho thấy Moscow chấp nhận vĩ tuyến16 rất sớm, từ đầu tháng 3 năm 1954. Thế nhưng Molotov vẫn bênh vực đề nghị vĩ tuyến 13/14 của VNDCCH như là một chiến thuật thương thuyết để sau nầy có cơ hội trao đổi “nhượng bộ”. Cũng theo chiến thuật thương thuyết nầy, Moscow đã ủng hộ thời hạn tổ chức tổng tuyển cử mà VNDCCH muốn đạt được là trong vòng 6 tháng sau khi ngưng chiến. Do sức ép của Liên Xô và Trung Quốc – đặc biệt là Trung Quốc vì Bắc Kinh không muốn Hội Nghị thất bại và Bắc Kinh đang lo Mỹ can thiệp - VNDCCH phải từ bỏ vĩ tuyến 13/14 và phải chấp nhận tổng tuyển cử vào tháng 7 năm 1956 [23].
Trong phiên họp ngày 20.07.1954 giữa Chu Ân Lai, Mendès-France và Eden, Mendès-France đề nghị giải pháp dung hòa là vĩ tuyến 17. Phạm Văn Đồng không trả lời [24].
Số phận Việt Nam đã an bài.
Tạm Kết
Chúng ta không thể thay đổi lịch sử, nhưng diễn tiến lịch sử tại Hội Nghị Genève 1954 có thể cho ta bài học gi?
Trái với luận điệu tuyên truyền “môi hở răng lạnh” mà cả Bắc Kinh và Hà Nội đều đã sử dụng, Trung Quốc giúp đỡ phe cộng sản tại Việt Nam trước và sau năm 1954 là vì quyền lợi của Trung Quốc. Trung Quốc coi Hội Nghị Genève là bàn đạp để Trung Quốc xác định vai trò đại cường trên diễn đàn quốc tế. Trung Quốc không muốn Hội Nghị thất bại, vì e ngại sự thất bại ấy có thể dẫn đến sự can thiệp quân sự của Mỹ mà Trung Quốc coi là mối đe dọa cho chính Trung Quốc. Đây là một tầm nhìn chiến lược mà Bắc Kinh không thay đổi trong 60 năm qua. Trong chiến lược nầy, quyền lợi của Việt Nam là thứ yếu. Nhân cuộc chiến biên giới Việt-Trung 1979, Hà Nội lần đầu tiên và chỉ một lần thôi, dám lên tiếng cáo buộc Trung Quốc đã phản bội VNDCCH tại Hội Nghị Genève [25].
Trên 60 năm qua, Việt Nam Thống Nhất hoặc Việt Nam chia đôi đều đã là nạn nhân của ván bài chính trị đại cường. Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam sẽ tiếp tục vướng mắc trong chính trị nước lớn, nếu Hà Nội tiếp tục gắn bó trong mối quan hệ đặc biệt và bất bình đẳng với Bắc Kinh như được diễn đạt dưới chiêu bài 16 chữ vàng và 4 tốt. Trong thế giới đa cực ngày nay, quyền lợi lâu dài của tổ quốc Việt Nam là bang giao độc lập và bình đẳng với tất cả các cường quốc.
Ls Lưu Tường Quang, AO
Sydney, ngày 23.03.2014
Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/60th-anni-genev-agreem-07212014113041.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét