Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014

Bài học từ Hiệp định Geneva 1954


Bài học từ Hiệp định Geneva 1954

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA
2014-07-19
geneva1954-305.jpg
Ông Tạ Quang Bửu, trưởng đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại buổi ký Hiệp định Genève 1954.
Photo courtesy of wikipedia


Hiệp định Geneva năm 1954 được ký kết nhằm giúp chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam và cả Đông Dương. Thế nhưng mục tiêu đó đã không đạt được; trái lại chiến tranh lại diễn ra suốt trong mấy mươi năm sau đó, ngăn chặn sự phát triển của Việt Nam về mọi mặt.

TQ nhượng bộ Pháp và miền Nam?

Gia Minh hỏi chuyện sử gia Phạm Cao Dương hiện ngụ tại California, Hoa Kỳ về những điểm đáng chú ý của Hiệp định Geneva 1954 và bài học cần rút ra. Trước hết ông cho biết:
Phạm Cao Dương: Trước hết Hội nghị Geneva năm 1954 không phải được nhóm họp sau ngày sự kiện Điện Biên Phủ chấm dứt, mà nó đã được triệu tập từ trước rồi (từ ngày 26 tháng 4). Mục tiêu của hội nghị ban đầu không phải bàn về Việt Nam mà bàn về chiến tranh Cao Ly (Triều Tiên). Việc bàn về Việt Nam vào ngày 8 tháng 5 mới bắt đầu và không phải là chính. Nhưng vì tình hình tại Việt Nam thay đổi: biến cố, trận chiến Điện Biên Phủ chấm dứt nên người ta họp vào ngày đó.
Thứ hai, sách trong nước thường ca ngợi đó là chiến thắng của phía Việt Minh. Điều đó không hoàn toàn đúng, vì nếu chúng ta theo dõi những gì xảy ra trước đó khi ông Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp sang họp với Chu Ân Lai ở Liễu Châu, người ta thấy phía Việt Minh tức tối lắm. Sau này ông Võ Nguyên Giáp có nói rằng khi ông thuyết trình thì bản đồ đưa ra ‘đỏ’ hết tất cả; nhưng đến khi Chu Ân Lai thuyết trình thì theo lời ông Võ Nguyên Giáp ‘Bác và tôi rất ngỡ ngàng’ vì sự nhượng bộ mà Chu Ân Lai dành cho phía Pháp và miền Nam.
Cần phải để ý là Trung Quốc trong thời điểm đó mới làm chủ được lục địa Trung Hoa và chưa có vai trò quốc tế nào nên họ muốn vai trò nào đó, và Hội nghị Geneva là cơ hội để họ đóng vai trò đó.
-Sử gia Phạm Cao Dương
Lý do hai ông Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp không vừa ý vì hai ông tin tưởng được nhiều lợi thế hơn những gì mà phía Chu Ân Lai và Molotov (ngoại trưởng Nga lúc đó) buộc phía Việt Minh phải chấp nhận. Trước hết là sự hiện diện của bộ đội Việt Minh ở Miên và Lào. Chủ trương của Việt Minh hồi đó là muốn nâng đỡ hai tổ chức cộng sản bên Miên và Lào (Pathet Lào và Khmer Issarak). Phía đại diện Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa luôn phủ nhận không có sự hiện diện của bộ đội bên hai nước đó, nhưng cuối cùng Chu Ân Lai và Molotov ép buộc Việt Minh phải phần nào chấp nhận điều đó, và sau đó chấp nhận luôn. Có nghĩa chấp nhận đã rút rồi nhưng vẫn còn một phần ở lại bên Miên và Lào. Do vậy Pháp và phía Miên, Lào không chấp nhận nên cuối cùng chấp nhận ‘nếu còn sẽ rút đi’.
Điểm nữa về phân chia lãnh thổ. Khi có sự chia đôi, bên phía người Pháp đề nghị vĩ tuyến 19 và phía Việt Minh muốn vĩ tuyến 13 hay ít ra là vĩ tuyến 16; nhưng cuối cùng cũng hai ông Chu Ân Lai, Molotov và phía người Pháp - Mendes France, thỏa thuận vĩ tuyến 17.
Đến chuyện ngày bầu cử thống nhất, đầu tiên Phạm Văn Đồng muốn 6 tháng, nhưng sau đó lên 1 năm và 2 năm. Quyết định cuối cùng là năm 1956, tức 2 năm sau.
Cần phải để ý là Trung Quốc trong thời điểm đó mới làm chủ được lục địa Trung Hoa và chưa có vai trò quốc tế nào nên họ muốn vai trò nào đó, và Hội nghị Geneva là cơ hội để họ đóng vai trò đó.
Gia Minh: Việc tuyển cử như ông nói được thống nhất vào năm 1956, sau đó Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa có đề nghị với phía miền Nam, nhưng miền Nam từ chối. Lý do vì sao thưa ông?
Phạm Cao Dương: Thực ra phía miền Nam mà buổi đầu là Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại và sau này là Việt Nam Cộng Hòa của ông Ngô Đình Diệm, không chấp nhận bản Tuyên bố Cuối cùng. Chúng ta nên nhớ sự thỏa thuận ở Geneva gồm hai phần: phần thứ nhất là đình chiến và phần thứ hai là chính trị. Phần đình chiến được ký kết hẳn hoi, có nhiều bản thỏa ước; còn phần chính trị không có bản thỏa ước được ký kết mà chỉ là Bản Tuyên bố Cuối cùng được các bên chấp nhận bằng miệng mà thôi.
Phía Quốc gia Việt Nam lúc đó và sau này là Việt Nam Cộng Hòa thì không chấp nhận Bản Tuyên bố Cuối cùng đó. Phía Mỹ cũng không chấp nhận. Nên nếu không chấp nhận thi hành cuộc bầu cử đó chẳng qua vì họ không bị ràng buộc về phương diện pháp lý.
Thứ hai nữa, nếu có bầu cử phải cần những điều kiện tối thiểu để có sự công bằng. Đằng này chưa chắc có sự công bằng đó, thành ra miền Nam không chấp nhận cũng có lý của họ.

Bài học kinh nghiệm

Trong những hoạt động bang giao quốc tế, các quốc gia luôn đặt quyền lợi của mình lên trên, kể cả đồng minh cũng đứng hàng thứ không quan trọng.
-Sử gia Phạm Cao Dương
Gia Minh: Sau 60 năm rồi, ông thấy có những bài học gì?
Phạm Cao Dương: Trong những hoạt động bang giao quốc tế, các quốc gia luôn đặt quyền lợi của mình lên trên, kể cả đồng minh cũng đứng hàng thứ không quan trọng. Nếu bên Trung Quốc vì quyền lợi riêng mà hy sinh đồng minh là Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa thì đó cũng là điều tự nhiên mà thôi. Nhưng Hà Nội không thấy điều đó!
Thứ hai nếu nhìn vào thế giới trong thời gian đó và những năm tiếp theo, không phải chỉ có Việt Nam bị chia đôi. Còn nhiều nước khác bị chia đôi nữa nhưng không có nước nào dùng võ lực để tiến chiếm nước kia. Còn Việt Nam thì chuyện đó đã xảy ra.
Nhưng hậu quả là Hà Nội không có đủ thực lực để tự mình đánh xuống miền Nam nên phải dựa vào thế của Trung Quốc; Hà Nội và cả miền Nam đều không nhận ra điều, không biết đánh lá bài của Trung Quốc. Vì hồi đó Trung Quốc không muốn người Mỹ vào miền Nam và hiện diện tại miền Nam, họ muốn dùng người Pháp để giữ không cho Mỹ can thiệp vào Việt Nam.
Gia Minh: Cám ơn sử gia Phạm Cao Dương.

Ý kiến (11)

Độc giả không muốn nêu tên

Việt Nam là một quốc gia đa chủng tộc và đa tôn giáo, thì tất nhiên phải là một quốc gia đa văn hóa và đa lịch sử. Tiếc rằng, Ngô Ðình Diệm chỉ công nhận rằng Việt Nam là một quốc gia đa chủng tộc và đa tôn giáo, nhưng không công nhận Việt Nam là quốc gia đa văn hóa và đa lịch sử. Dân tộc Việt và sắc tộc thiểu số, dù không cùng chủng tộc, đã trở thành công dân Việt Nam, chấp nhận chung sống vơi nhau trong tình huynh đệ trên lãnh thổ Việt Nam và lúc nào cũng có nghĩa vụ đối với quốc gia này. Tiếc rằng Ngô Ðình Diệm chỉ bám vào chủ thuyết Việt Nam hóa sắc tộc thiểu số thành dân tộc Việt, bằng cách xóa bỏ mọi yếu tố lịch sử và nền văn minh dân tộc bản địa, ngân cấm tất cả mọi người không quyền nhắc đến lịch sử của dân tộc thua trận để ngăn chận mọi ý đồ ly khai đòi tự trị và độc lập.
19/07/2014 15:20

Độc giả không muốn nêu tên

●Sai lầm 7: Xóa bỏ yếu tố văn hóa và lịch sử của dân bản địa

Sắc tộc thiểu số ở miền trung Việt Nam là công dân của quốc gia Việt Nam, nhưng có một chiều dài của lịch sử riêng và có nguồn gốc văn hóa riêng. Chính vì thế, lịch sử Việt Nam không thể định nghĩa như là lịch sử riêng tư của dân tộc Việt mà là lịch sử chung của tất cả dân tộc hiện có mặt trên giải đất miền nam Việt Nam này, trong đó có dân tộc Tây Nguyên và Chăm.
19/07/2014 15:18

Độc giả không muốn nêu tên

●Sai lầm 6: Dùng quyền lực để hòa giải dân tộc

Sau ngày ám sát Ngô Ðình Diệm tại Ban Mê Thuột, chính quyền Sài Gòn ra lệnh truy nã những tội phạm, đưa hàng trăm thành viên Bajaraka vào ngục giam hơn 8 năm trường.

Thay vì dùng đường lối ôn hòa để làm câu châm ngôn cho chính sách hòa giải dân tộc, Ngô Ðình Diệm dùng bạo lực để giải quyết biến cố. Trước cuộc đàn áp qui mô của chế độ Ngô Ðình Diệm, một số thành viên Bajaraka phải chạy sang Campuchia lánh nạn. Một khi đã thoát thân, những thành viên Bajaraka này phải tìm mọi cách để giải phóng đồng đội của mình hiện đang bị giam giữ trong lao tù. Sự ra đời của Fulro cũng xuất phát từ bối cảnh chính trị này.
19/07/2014 15:17

Độc giả không muốn nêu tên

Sai lầm 5: Không tôn trọng qui luật công bằng xã hội

Cùng chung một giai cấp lao động, người Thượng lãnh những công việc nặng nề hơn, nhưng nhận tiền lương thấp hơn so với người Việt làm lao động. Cùng trong một tổ chức quân đội, đa số người Thượng chỉ biết làm lính mang súng đánh giặc, ít khi được thăng chức hay nhận bằng khen. Sự bất công đó đã thúc dục binh lính gốc dân tộc Thượng đứng ra đấu tranh bằng vũ lực. Vụ ám sát Ngô Ðình Diệm là thí dụ điển hình. Tiếc rằng, mọi cuộc đấu tranh bằng vũ lực mà không có giải pháp tích cực để giải tỏa vấn đề chỉ là tiếng chuông báo hiệu cho bao cuộc bạo lực khác tiếp theo. Sự ra đời của Fulro chỉ là sự nối tiếp của hiện tượng đấu tranh bạo động đã xảy ra từ năm 1957 mà thôi.
19/07/2014 15:16

Độc giả không muốn nêu tên

Sai lầm 4: Phân biệt chủng tộc trong cách cư xử

Trước năm 1955, dân tộc Tây Nguyên chưa hề từng thấy thế nào là bóng dáng người Kinh trên vùng cao. Sự hiện điện quá bất ngờ trong một không gian quá ngắn ngủi của dân tộc Việt trên Tây Nguyên vào năm 1955 đã làm thay đổi hẳn môi trường nhân sinh xã hội của dân tộc này. Kể từ đó, mọi hành động và cách cư xử của người Kinh không phù hợp với truyền thống của người sắc tộc, chỉ càng khuyếch đại thêm bao tự ti mặc cảm, nảy nở ra bao sự ngờ vự, biến địa bàn Tây Nguyên thành một không gian tranh chấp thường trực, vì có sự phân biệt chủng tộc trong cách cư xử.
19/07/2014 15:15
Xem tất cả ý kiến.
Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/geneva-accords-1954-essence-n-lessons-gm-07192014103843.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét