Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Nguyễn Phương Uyên: Tôi muốn làm bài thuốc chữa bệnh vô cảm cho thanh niên

Kính Chuyển đến Diễn Đàn .
 
Và bài thơ Mặc Kệ Nó của người bạn học và cùng quê  (RG) TTL  , được dịch qua anh ngữ bởi ; Mỹ Thanh .
 
 

 Một sự kiện chưa từng có tiền lệ trong các vụ án chính trị tại Việt Nam khi một tù nhân chính trị được trả tự do tại tòa phúc thẩm từ một bản án 6 năm tù về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’.

Tại phiên phúc thẩm ở Long An hôm 16/8 vừa qua, bản án của sinh viên chống Trung Quốc Nguyễn Phương Uyên được đổi thành 3 năm tù treo và người bạn cùng hoạt động với cô Đinh Nguyên Kha được giảm nửa án tù, từ 8 năm còn 4 năm.
Ngày ra tù, cô sinh viên được thế giới chú ý Nguyễn Phương Uyên dành cho Trà Mi VOA Việt ngữ cuộc trao đổi về bản án đặc biệt của cô.

Nghe phỏng vấn Nguyễn Phương Uyên sau khi được trả tự do



Trà Mi: Trước giờ phúc thẩm diễn ra, Uyên từ chối luật sư mà trước đó không lâu Kha cũng có quyết định tương tự, khiến dư luận không khỏi thắc mắc về động cơ của việc này. Khước từ luật sư là quan điểm độc lập của Uyên hay được giới hữu trách gợi ý dựa trên một điều kiện thỏa thuận nào?

Nguyễn Phương Uyên: Trước đó giới hữu trách cũng đã đặt vấn đề với tôi cũng như với Kha. Tuy nhiên, quyết định của tôi không bị ảnh hưởng bởi giới hữu trách mà đó là quan điểm của tôi. Tôi đã cân nhắc từ rất lâu và phải cân não để tự biện hộ cho mình.

Trà Mi: Theo Uyên, yếu tố nào quyết định sự thành công của Uyên tại phiên phúc thẩm vừa qua?

Nguyễn Phương Uyên: Uyên nghĩ đây không phải là một sự thành công. Đây là một vấn đề tất yếu mà nhà cầm quyền phải chấp nhận. Xã hội phải phát triển và đây là xu thế của lịch sử, Uyên nghĩ vậy.

Trà Mi: Trước phiên phúc thẩm, Uyên mường tượng kết quả sẽ ra sao trong trường hợp Uyên nhận hoặc không ‘nhận tội’?

Nguyễn Phương Uyên: Với bản án của tôi, khi tôi ‘nhận tội’ sẽ dễ dàng hơn và chắc chắn sẽ được giảm án. Còn nếu không ‘nhận tội’, với thái độ phản kháng như vậy thì các chuyển biến sẽ không có lợi cho tôi, tôi sẽ bị y án.

Trà Mi: Cân nhắc như vậy mà Uyên vẫn quyết định không nhận tội tại cơ may cuối cùng của mình. Điều gì đã khiến Uyên có sức mạnh như vậy?

Nguyễn Phương Uyên: Tôi nghĩ mình bị đánh mình không tự la cho mình, không tự kêu oan cho mình thì ai sẽ kêu cho mình. Mình phải tự nhận biết quan điểm của mình. Mình phải tự biết mình không sai và tự kêu oan cho mình thì mới có những người khác kêu cho mình trong khi mình đang bị đòn.

Trà Mi: Uyên không nhận tội được án treo, Kha nhận tội bị 4 năm tù. Uyên hiểu điều này như thế nào? Vì sao có sự khác lạ chưa từng thấy trong các phiên tòa trước nay tại Việt Nam, nơi mà bị cáo thường được khoan hồng dựa trên thái độ ở tòa hơn là hành vi pháp lý?

Nguyễn Phương Uyên: Vấn đề này tôi không thể trả lời được. Mọi người cũng nên nhường câu hỏi cho nhà chức trách, cơ quan tư pháp ở Việt Nam. Đây là một điều bất ngờ. Hãy nhìn một cách toàn diện. Có những vấn đề rất tế nhị tôi không muốn nhắc đến vì bản án tù treo 3 năm đối với tôi như một cọng dây thắt cổ buộc miệng.
Tôi không muốn mắc phải căn bệnh rất khó trị ở các thanh niên cùng tuổi tôi. Tôi muốn làm một bài thuốc để thanh niên Việt Nam nhìn thấy mà làm hết mình, ‘cháy’ hết mình, không còn bị vô cảm và sợ hãi vốn đã bị tiêm nhiễm ngay từ bé.
Nguyễn Phương Uyên

Trà Mi: Từ bao giờ Uyên quan tâm đến chuyện chính trị, hiện tình đất nước, và sự cai trị của đảng cộng sản?

Nguyễn Phương Uyên: Khoảng đầu năm 2010 khi đậu vào trường đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM được học môn Tư tưởng Mác-Lênin. Tôi có cái nhìn toàn diện chứ không phải một phía về những gì được giảng dạy trong môn học đó. Trong khi tôi phải học môn này thì Trung Quốc bành trướng, xâm phạm lãnh thổ lãnh hải và nền kinh tế, thị trường của Việt Nam.

Trà Mi: Thường ở tuổi đôi mươi, đa số các cô gái quan tâm đến thời trang, giao lưu, hay định hướng để tiến thân trong xã hội. Vì sao Uyên chuyển hướng sự quan tâm của mình vào chuyện chính trị, chuyện chủ quyền quốc gia, những việc lâu nay vốn được nói là đã có ‘nhà nước lo’?

Nguyễn Phương Uyên: Nếu nói như nhà nước là ‘đã có nhà nước lo’ thì bệnh vô cảm trong thanh niên cần phải giải quyết như thế nào? Tôi không muốn mắc phải căn bệnh rất khó trị ở các thanh niên cùng tuổi tôi. Tôi muốn làm một bài thuốc để thanh niên Việt Nam nhìn thấy mà làm hết mình, ‘cháy’ hết mình, không còn bị vô cảm và sợ hãi vốn đã bị tiêm nhiễm ngay từ bé.

Trà Mi: Trong các hoạt động của Uyên, việc làm nào bạn tâm đắc nhất, hành vi nào bạn hối tiếc nhất? Nếu trở lại từ đầu, Uyên sẽ làm điều gì và sẽ không làm điều gì?

Nguyễn Phương Uyên: Điều tâm đắc nhất, tôi rất hạnh phúc, vinh dự, tự hào vì bản thân mình có thể bảo vệ quan điểm đến cùng dù cũng có run sợ. Về sự hối tiếc, quan điểm của tôi là không hối tiếc về quá khứ của mình. Nếu trở lại, tôi vẫn làm như thế thôi.

Trà Mi: Tuổi trẻ thường được mô tả là ‘nông nổi, bồng bột’. Yếu tố này có không trong hành động và trường hợp của Uyên?

Nguyễn Phương Uyên: Tôi xin nhấn mạnh là dù có hay không sự ‘bồng bột’, các hành động của tôi cũng xuất phát từ trái tim của mình là yêu tổ quốc, yêu đồng bào Việt Nam lắm.

Trà Mi: Ở Việt Nam rải truyền đơn là việc làm nguy hiểm, Uyên cân nhắc lợi-hại thế nào khi quyết định làm điều đó?

Nguyễn Phương Uyên: Cũng chỉ là những hành động, tôi xin nhấn mạnh lần nữa, xuất phát từ lòng yêu nước và căm thù giặc ngoại xâm cũng như những ai đó đã đan tâm hiến đất, dâng hiến đất nước mình cho giặc.

Trà Mi: Uyên nghiệm ra điều gì từ bản án của mình, học được điều gì từ những ngày tháng bị giam cầm?

Nguyễn Phương Uyên: Tôi học được cách sống ở những nơi rất khắc nghiệt, nơi mà dường như sự sống và cái chết cách nhau rất gần.

Trà Mi: Khi nói “sự sống và cái chết cách nhau rất gần”, bạn muốn nói lên điều gì?

Nguyễn Phương Uyên: Vâng, có những sự nguy hiểm. Ở tuổi 20, cách sống với xã hội còn khó khăn huống hồ là ở trong vòng lao lý, nơi mà người tốt thì ít mà người xấu thì nhiều, nơi mà ánh sáng, không khí, và tất cả các điều kiện tự nhiên mình cần cũng không có. Điều kiện sống trong tù rất khắc nghiệt.

Trà Mi: Tự nhìn lại chính mình trước và sau khi ra tù, Uyên thấy mình đã thay đổi thế nào?

Nguyễn Phương Uyên: Tôi chỉ có thể nói lên rằng tôi thật sự rất hạnh phúc khi nhận được sự quan tâm của mọi người cho dù là ủng hộ hay phản đối tôi.

Trà Mi: Nếm mùi tù tội ở lứa tuổi đôi mươi, độ tuổi đầy nhiệt huyết và hứa hẹn tương lai, điều này có ý nghĩa ra sao, ảnh hưởng thế nào đối với cuộc đời và lý tưởng của Uyên?

Nguyễn Phương Uyên: Bước vào vòng lao lý ở tuổi 20 đánh dấu một bước ngoặt trong đời tôi. Với việc đấu tranh của tôi, việc bước vào lao lý với tội danh mà cơ quan an ninh truy tố, tôi cảm thấy mình đã ‘cháy’ hết mình để bảo vệ mình, bảo vệ tổ quốc, không còn vô cảm như trước kia, vượt qua nỗi sợ hãi.

Trà Mi: Uyên nghĩ gì về cái giá của sự chống đối, cái giá của sự tự do? Có người nói nếu không muốn trả giá cho sự tự do thì đừng chống đối. Ý kiến Uyên thế nào?

Nguyễn Phương Uyên: Tôi nghĩ trên đời cái gì cũng có giá phải trả. Tự do cũng thế, cũng có cái giá của tự do.

Trà Mi: Được biết Uyên cũng là người rất yêu thơ ca. Trà Mi có dịp đọc được một bài thơ Uyên sáng tác chừng nửa năm trước khi bị bắt nhan đề Đất nước, có đoạn viết rằng:
"Đất nước không chiến tranh
Cớ chi đau thắt ruột
Sự tự hào ngộ nhận
Một chế độ bi hài sau chiến tranh"

Trà Mi: Uyên muốn nói gì khi gọi ‘chế độ bi hài’?

Nguyễn Phương Uyên: ‘Chế độ bi hài’ tôi muốn nói ở đây là rất đáng thương cho những người sống trong một xã hội mà các quyền con người cần phải có cũng chưa hiểu rõ. Các bạn trẻ như tôi họ không biết các quyền gì được gọi là quyền con người.

Trà Mi: Từ vụ án gây xôn xao dư luận của mình, Uyên muốn nói gì với tuổi trẻ Việt Nam, với nhà cầm quyền Việt Nam, và với công luận thế giới?

Nguyễn Phương Uyên: Tôi muốn nói với các bạn trẻ hãy sống hết mình, ‘cháy’ hết mình để một lúc nào đó quay lại nhìn quá khứ, nhìn thời gian đã qua, mình không phải hối tiếc về những gì mình đã làm. Với nhà cầm quyền, tôi muốn nói rằng đây là một sự tiến bộ xã hội theo chiều lịch sử, phải như thế. Mong rằng họ sẽ chấp nhận sự tiến bộ này để đẩy mạnh sự tiến bộ của Việt Nam theo cùng bạn bè thế giới. Đối với công luận quốc tế, tôi mong muốn công luận phát huy sức mạnh, quan tâm đặc biệt đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.

Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn Uyên đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này.
Nguyễn Phương Uyên: Tôi muốn làm bài thuốc chữa bệnh vô cảm cho thanh niên
MacKeNo


MacKeNo -1- (*)

Mặc kệ nó, tiếng hờn than tức tưởi
Máu của người đâu phải máu của ta
Rảnh rỗi đâu lo những chuyện ta bà
Đời ngắn ngủi phải vội vàng gom góp.

Mặc kệ nó, miếng ngon quan cứ đớp
Ngày cũng qua lời ai oán cũng tan
Có đảng lo bịt miệng nếu la làng
Còn ta cứ tàng tàng lo chấm mút ...?

Mặc kệ nó, búa liềm hay thánh giá
Áo dòng đen là thiên hạ gọi cha
Bộ ngu sao tranh đấu với gian tà
Làm kẻ khờ rao giảng lời Chúa dạy...?

Mặc kệ nó, Thích Ca hay ác quỷ
Khoác cà sa để thiên hạ gọi thầy
Còn chết sống là chuyện của tụi bây
Có chùa ở thầy bận tìm cực lạc...?

Mặc kệ nó, đúng sai hay giả thật
Cứ uốn cong theo đơn khách đặt hàng
Chữ trời cho phải đổi chút bạc vàng
Sống ngay thẳng là bọn nghèo kiết xác ...?

Mặc kệ nó, là thiện hay là ác
Rượu còn đây thì cứ việc xỉn say
Tiền vẫn luôn mua sắm được sắc, tài
Thì tội chi phải làm người chân chính?

Mặc kệ nó, xã hội đầy con bịnh
Giữ thân ta cho miễn nhiễm đủ rồi
Dẫu biết rằng làm như thế: than ôi!
Ra đầu ngõ sẽ gặp thằng mặc kệ ...!!!

Sao dân Việt lại trở thành như thế?
Tội lỗi này nghĩ kỹ lại do Ai?
Có phải chăng do chủ nghĩa ngoại lai
Hủy giá trị tinh thần dân tộc Việt.

TTL



MacKeNo -1- (*)

Mackeno, all wailings and sufferings
It's someone else’s blood, not mine
Who has free time to worry about it
Life is short, it's better to hoard

Mackeno, benefits, governors just grasp
Day by day the wailings soon will fade
No need to yell, your mouth, Commis’ll shut
As for me, slowly I hoard up...

Mackeno, hammer, scythe or holy cross
Wear a black robe, people call you ‘’Father’’
Who’s stupid enough to fight the devils
Only fools will preach God's words....?

Mackeno, it's Sakya or Satan
Put on a kasaya, people bow ‘’Venerable’’
The hell with your life - die or survive
The Venerable is busy finding Nirvana ...?

Mackeno, it's true or false
Just bend it according to requests
Being literate is to exchange for goods
Live a moral life ? Only the poor do....

Mackeno, it's good or evil
Wine is here, just enjoy it
Money can always buy beauty, fame
Why bother to be an honest citizen?

Mackeno, a society filled with the sicks
Keep yourself immune, it's already good
One knows well it's bad to do so
For at the gate, you’ll see a Mackeno

Why have Vietnamese become like that?
Think about it ... Whose fault is it?
It's the Communism, the guilty one
It has destroyed Vietnamese’s mind, culture.

Translated by Mỹ Thanh

(*) Mackeno : A terminology created by Lawyer Lê Mai Anh - describes the indifference of many Vietnamese, and this attitude has been generated for more than a half century under the domination of Communism .


**********

MacKeNo -2- (*)

Mặc kệ nó, đừng lặng im nuốt lệ
Hãy nắm tay cùng dành lại giang san
Hãy vùng lên tiêu diệt lũ sói lang
Đưa chồn, cáo, hồ ly ... về hỏa ngục

Mặc kệ nó, hãy khơi trong gạn đục
Làm vẻ vang cho nòi giống Lạc Hồng
Là cháu Âu Cơ con của Lạc Long
Chẳng liên hệ chi tới "thần" Các Mác.

Mặc kệ nó, hãy vụt vào sọt rác
Lời của "ai" cũng chỉ "cọp dê" về
Làm "nô tài" mà quý ... hết chỗ chê!
Thấy trước mắt não nề lòng dân Việt

Mặc kệ nó, đừng nên làm người điếc
Nghe điều hay tránh làm việc sai lầm
Đừng tiếp tay để tự hủy nhân tâm
Lúc hối hận thì thường là quá muộn

Dù chẳng toại như lòng ta ước muốn
Chẳng thẹn lòng nhìn lại kiếp trăm năm
Cuộc sống thế nhân đâu chỉ ăn - nằm
Nợ tiền nhân, phải trả cho hậu thế...

Bốn ngàn năm bao thăng trầm dâu bể
Tổ tiên ta dựng nước Việt truyền đời
Công sức tiền nhân nghĩa khí sáng ngời
Nay đành để là nơi thờ "giáo mác" ???

Mặc kệ nó, ta con Hồng cháu Lạc
Nhất định là phải tiễn Mác- Lê- nin .

TTL

(*) Mackeno = Thuật ngữ của luật sư Lê Mai Anh chỉ tình trạng "mặc kệ nó" của xã hội VN phát sinh sau hơn nửa thế kỷ dưới sự thống trị của CS.
Nguồn: https://mail.google.com/mail/u/0/?shva=1#inbox/140be22a69583a99

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét