NGƯỜI ĐƯA RA SỰ THẬT VỀ NẠN ĐÓI TQ 1958-1961
NGƯỜI ĐƯA RA SỰ THẬT
VỀ NẠN ĐÓI TQ 1958-1961
Vào thời điểm bí mật này
bị lật tẩy, phòng làm việc của một nhà báo chắc trông cũng giống như nơi
làm việc của Dương Kế Thằng bây giờ. Sàn lát gạch hoa, khung cửa sổ cáu
bẩn, trên bàn chồng hai đống giấy cao ngất, phong bì và sách. Cái máy
sưởi từ thời Mao. Tàn thuốc lá và bụi bặm.
Dưới thời Mao Trạch Đông,
vận may của ông Dương là tìm được việc trong tòa báo của chính quyền,
Tân Hoa xã. Điều không may là ông phải chứng kiến cái chết của cha do
thiếu ăn năm 1961, đỉnh điểm nạn đói làm 36 triệu người chết.
“Khi cha qua đời, tôi đã
nghĩ đó là vấn đề riêng gia đình tôi. Tôi trách bản thân đã không về nhà
nhặt lượm cây dại cho bố ăn. Sau đó, chủ tịch tỉnh Hà Bắc nói hàng
triệu người đã chết. Tôi sững sờ,” ông Dương nói.
Những năm 90, ông Dương
lúc đó đã thành biên tập viên cấp cao ở Tân Hoa xã, dùng vị trí của mình
để bí mật tìm hiểu sự thật về nạn đói trên khắp 12 tỉnh khác nhau qua
các tư liệu lưu trữ:
“Tôi không thể nói là tôi
đang đi tìm tài liệu về nạn đói, tôi chỉ có thể nói là đang tìm tài
liệu về lịch sử chính sách nông nghiệp Trung Quốc. Trong những dữ liệu
đó tôi tìm được rất nhiều thông tin về nạn đói và về những người chết vì
nó. Một số thư viện cho tôi sao lại; nơi khác thì chỉ cho ghi chép
thông tin. Đây,” ông làm cử chỉ về phía đống phong bì màu nâu nghiêng
ngả trên sàn nhà, “là các bản sao”.
Kết quả là: Tấm bia mộ: Chuyện chưa kể về Nạn đói lớn của Mao, xuất bản ở phương Tây năm nay và được tán thành nhiệt liệt.
Ông Dương, 72 tuổi, gọn
gàng, nhỏ bé, bó người trong hai chiếc áo len, mặc cho tia sáng mặt trời
mùa đông chiếu xiên trên bàn. Ông lần mò trên giá để tìm cuốn sách mà
ông không nhớ tựa đề: của một tác giả phương Tây bỗng xẹt qua trí nhớ
ông.
Trung Quốc thực hiện Bước đại Nhảy vọt dưới thời Mao Trạch Đông lãnh đạo
"Viết về sự nô lệ?” ông
nói. Tôi gợi ý tên Hayek và sau một hồi thử các kiểu chuyển ngữ sang
tiếng Trung cũng hiệu nghiệm. Ông vồ ngay lấy cuốn Con đường dẫn tới chế
độ nô lệ của Friedrich von Hayek trong thư viện và khẽ cười với chút
nghi ngờ khi tôi bảo ông đây có lẽ là cuốn sách có ảnh hưởng lớn nhất
tới kinh tế phương Tây:
“Trước khi đọc Hayek, tôi
chỉ đọc sách do Đảng bảo tôi đọc. Hayek nói rằng dùng chính phủ để
khuyến khích một xã hội không tưởng là rất nguy hiểm. Ở Trung Quốc đó
chính xác là những gì họ làm. Họ dùng một xã hội không tưởng do Marx
khuyến khích, dù là nó đẹp đi nữa, cũng rất nguy hiểm.”
Cho tới bây giờ, 50 năm đã qua, chính sử Trung Quốc vẫn khẳng định nạn đói năm 1958-61 là do thiên tai.
Tác phẩm của ông Dương cho thấy nạn đói ở tầm khổng lồ và do một nguyên
nhân chính trị, rất trực tiếp. Nông nghiệp bị hợp tác hóa một cách thô
bạo, để nông dân phụ thuộc vào sự phân chia lương thực. Đảng viên địa
phương xông vào tận bếp từng nhà, sung công tất tật, và phạt những ai
giữ lấy nguồn cung cấp thực phẩm riêng.
Sau đó, khi Mao yêu cầu
khẩn trương công nghiệp hóa trong thời Bước đại Nhảy vọt, việc cung cấp
lương thực lặn tăm mất. Cùng lúc đó các quan chức địa phương, hoảng hốt
vì thất bại, bắt đầu báo khống con số thu hoạch. Trong lúc đó Mao công
khai làm nhục những đảng viên lãnh đạo tỏ ý nghi ngờ. Kết quả là nạn đói
lớn nhất trong lịch sử hiện đại.
Chính việc ông Dương từ
chối đi theo những gì chính thống của Trung Quốc mà cuốn sách bị cấm
xuất bản ở Trung Quốc. Xảy ra nạn đói là do tập trung quyền lực Đảng,
ông tranh luận – lãnh đạo bây giờ thì cũng phải đối mặt với bao tai họa ở
Trung Quốc – nào
là vụ bán máu nhiễm HIV, cho tới dịch cúm Sars, cho tới chuyện nhà sập ở
động đất Tứ Xuyên – đều là kết quả của chính trị thiếu tự do và báo chí
thiếu tự do.
Mặc cho bị dán nhãn phản
động, ông Dương cho rằng có khoảng nửa triệu bản sao bằng tiếng Hong
Kong lưu hành ở Trung Quốc. Bản của riêng ông, được giấu kín trong tủ
đựng ly tách, mua được ở chợ đen sau này: trang sách đều là sao lại, bìa
bọc chắc chắn, bóng loáng và rõ ràng thiếu chuyên nghiệp.
“Có khoảng 10,000 cuốn
như thế này đang được lưu hành,” ông nói. “Mọi người vẫn muốn mang sách
thật từ Hong Kong về nhưng bị chặn, nên phải làm thế này. Phản hồi rất
mạnh mẽ, tôi đã nhận được nhiều thư từ độc giả kể cho tôi chuyện người
thân mất mạng trong nạn đói.”
Bản tiếng Anh tạo nên dấu
ấn khổng lồ, nhiều người gọi ông Dương là Solzhenitsyn của Trung Quốc.
Với tôi, ông lại như Vasily Grossman của Trung Quốc: dù ông cho rằng chủ
nghĩa Marx là kiểu tưởng tượng nguy hiểm ông vẫn là Đảng viên. Cái tính
tầm thường ám ảnh ông – cũng như Grossman – bảo vệ lấy quyền lực của kỷ
niệm:
“Trung Quốc trải qua giai
đoạn thay đổi lớn. Nhưng... việc lợi dụng quyền lợi riêng trong nền
kinh tế thị trường và quyền lực không bị cản trở nên chế độ chuyên chế
tạo ra hàng vô tận những điều phi lý, và tầng lớp thấp hơn ngày càng
giận dữ. Trong thế kỷ mới này tôi rằng những người nắm quyền và dân
thường phải như nhau từ chính trong tim họ và chế độ chuyên quyền đã đến
điểm kết thúc rồi.” (Trang 22, Ngôi mộ đá).
Cảm giác như thế nào, tôi hỏi, là một sử gia ở đất nước mà kỷ niệm lịch sử bị chèn ép hoàn toàn?
“Đau lắm,” ông nói.
“Chúng tôi được học rất nhiều về lịch sử. Nhưng, phần lớn là những điều
không thật. Toàn những chuyện bịa đặt để phục vụ tư tưởng. Một khi anh
nhận ra là mình bị lừa, anh bắt đầu theo đuổi sự thật. Đó là những gì
tôi làm: Tôi đã bị lừa, nên tôi muốn viết ra sự thật – dù có nguy hiểm
thế nào đi nữa.”
Dù đã nghỉ hưu khỏi Tân
Hoa xã, ông Dương vẫn rất năng động. Tờ tạp chí chính trị ông làm từ văn
phòng nhỏ bé này, từ đống ấn bản chưa bán vẫn chất chồng trong hành
lang, không có ảnh hưởng gì nhiều nhặn. Ông cho rằng phải mất 10 năm nữa
cuốn Ngôi mộ đá mới có thể xuất bản ở Nhân dân Cộng hòa, nếu cải cách
chính trị vẫn giữ nguyên tiến độ ảm đạm này.
Nhưng cũng như các cây viết bất đồng chính kiến khác của Trung Quốc, ông học được cách không vội vàng.
Ông ấn mấy lá trà vào
trong cái cốc giấy, đổ nước nóng ra từ phích. Ở góc phòng có bộ máy tính
cổ lỗ hiếm khi được chạm tới, nhưng công cuộc của ông Dương đã được
thực hiện ở mộ thế giới thông tin không kỹ thuật số: photocopy và ghi
chép tay.
Ông gõ gõ vào bản tiếng Anh một cách hài lòng, vẫn sửng sốt về giá sách mà nhà xuất bản Penguin đưa ra bán:
“Tấm bia mộ có bốn tầng ý
nghĩa. Đầu tiên là dành cho cha tôi đã chết trong nạn đói, nữa là để
nhớ 36 triệu người chết trong nạn đói. Ý nghĩa thứ ba là ngôi mộ đá cho
thể chế đã giết họ.”
“Thứ tư là – cuốn sách
mang tới những đe dọa chính trị cho tôi, thế nên nó là tấm bia mộ cho
tôi nếu bất kỳ điều gì xảy ra vì đã viết nó.”
|
|
|
|
|
| Theo nguồn: https://mail.google.com/mail/u/0/?shva=1#inbox/13d535d5a4c03163 |
|
Nhấp vào đây để Trả lời, Trả lời tất cả hoặc Chuyển tiếp
|
|
|
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét