Khanh Viet Nguyen
TÙ GIAN H.O. BÙI ĐÌNH THI
Posted on October 31, 2007 by Hoàng Hải Thủy
Đêm rạng sáng ngày 2 Tháng 5, 1979, 5 người tù chính trị vượt ngục ở Trại Tù Thanh Cẩm, Bắc Việt Cộng. Đó là các ông: Linh mục Nguyễn Hữu Lễ, Giáo sư Nguyễn Sĩ Thuyên, Thiếu Tá Đặng Văn Tiếp, Đại Tá Trịnh Tiếu, ông Lâm Thành Văn. Hai ông Nguyễn Hữu Lễ, Nguyễn Sĩ Thuyên là nhân vật chính trị của Quốc Gia Việt Nam CH, hai ông Đặng Văn Tiếp, Trịnh Tiếu là sĩ quan Quân Lực Việt Nam CH, ông Lâm Thanh Văn là công dân Quốc Gia Việt Nam CH, bị bắt vì tham gia tổ chức Phục Quốc. Năm tù nhân chính trị liều mạng tìm cái sống trong cái chết. Các ông thất bại ngay trong bước đầu của cuộc vượt ngục: bị giam trong khu gọi là “kiên giam”, trong đêm năm ông khoét được tường phòng giam chui ra ngoài, nhưng hai ông Trịnh Tiếu, Lâm Thành Văn quá yếu sức, không vượt được bức tường bao quanh trại. Ba ông Đặng Văn Tiếp, Nguyễn Sĩ Thuyên, Nguyễn Hữu Lễ thoát ra đến dòng sông gần trại thì trời sáng, ba ông phải nấp trong một hốc đá bên bờ sông. Bọn cai tù đuổi theo, bắt được ba ông, chúng đánh ba ông tàn bạo, ác liệt ngay tại bờ sông. Nhưng tên hành hạ các ông, tên đánh chết, giết chết hai ông trong số năm ông lại là một anh tù cũng như các ông. Anh tù khốn kiếp này tên là Bùi Đình Thi, nguyên Đại úy Quân Lực Quốc Gia Việt Nam CH. Vào tù, Bùi Đình Thi tự nguyện làm “trật tự viên” giúp bọn cai tù giữ “trật tự” trong trại.
Những ngày như lá, tháng như mây… 1979… 1992… Mười mấy năm sau năm hai tù nhân chính trị Đặng Văn Tiếp, Lâm Thành Văn bị tên tù gian Bùi Đình Thi đánh chết và bỏ đói đến chết ở trại tù cộng sản Thanh Cẩm… Sống sót trở về từ trại tù Bắc Việt Cộng, Linh mục Nguyễn Hữu Lễ sang sống ở New Zealand. Ông viết về cuộc vượt ngục Thanh Cẩm của các bạn tù của ông và ông, ông kể rõ tên Bùi Đình Thi đã đánh chết Thiếu Tá Đặng Văn Tiếp, làm chết ông Lâm Thành Văn. Tên tù gian Bùi Đình Thi đi Hát Ô sang Cali. Tháng Tám năm 2003 có tin nhà đương cục Hoa Kỳ đã mở cuộc điều tra về vụ Bùi Đình Thi, đã thấy Bùi Đình Thi có tội, đã bắt giam y và làm thủ tục tống xuất y về Việt Nam. Lý do tống xuất: những người can tội làm hại đến nhân quyền của những người khác không được sống ở Hoa Kỳ.
Bài viết của Linh mục Nguyễn Hữu Lễ đã được công bố nhiều lần trên nhiều báo Việt ngữ ở Hoa Kỳ, nhưng vẫn còn nhiều người Việt chưa được biết rõ nội vụ. Thêm nữa nhiều vị độc giả ở Canada, ở Úc, chưa có dịp đọc bài viết của Linh mục Nguyễn Hữu Lễ, nên chưa được biết rõ về nguyên do chính phủ Hoa Kỳ trục xuất một người Việt tên là Bùi Đình Thi, tôi trích đăng vài đoạn trong bài viết của Linh mục Nguyễn Hữu Lễ như sau:
Một trường hợp của Lương Tâm.
Người viết: Linh mục Nguyễn Hữu Lễ.
Bùi Đình Thi và Trương văn Phát, mỗi anh một bên nắm hai cổ tay tôi, kéo lê về trại, lưng và mông tôi lết trên mặt đường đá cục, đau đớn không chịu được, nhưng biết làm gì hơn? Chúng kéo tôi thẳng vô sân trại, vất nằm ngửa trên nền xi-măng của hội trường.
Nằm yên một chốc, tôi mê đi không còn biết gì nữa. Chẳng biết mê man như thế bao lâu vì lúc đó tôi đã mất hết ý niệm về thời gian. Lúc chợt tỉnh lại, tôi mở mắt ra, thấy Bùi Đình Thi đang cầm sô nước lạnh giội lên mặt tôi. Vưà thấy tôi tỉnh lại, anh ta vội đặt cái sô xuống và nhanh như con hổ sợ con mồi vuột chạy mất, nhảy chồm lên, hai tay kéo một cánh tay tôi kéo thẳng lên, đồng thời dùng gót chân đạp một cách điên cuồng vào ngực, vào bụng tôi, miệng anh ta sùi bọt mép, nghiến răng trợn mắt nói như muốn hụt hơi: “Đ.m. mày Lễ, ăn cơm không muốn mày muốn ăn cứt, mày muốn chết tao cho mày chết!”
Lúc ấy nằm ngửa nhìn lên, tôi bắt gặp cặp mắt của Bùi Đình Thi, một hình ảnh mà tôi còn cảm thấy kinh hãi cho đến giờ này: một cặp mắt đỏ ngầu như máu, hai tròng con mắt lồ lộ ra ngoài như mắt của một người treo cổ tự tử mà vì bổn phận có lần tôi đã chứng kiến. Chưa bao giờ và tôi nghĩ là cũng chẳng bao giờ, tôi thấy cặp mắt của ai như mắt Bùi Đình Thi lúc đó. Đánh đập chán chê anh ta bỏ tôi nằm yên. Sau này tôi mới biết anh ta bỏ tôi để quay sang “thăm” hai anh Đặng Văn Tiếp và Nguyễn Sĩ Thuyên đang nằm gần đó. Tôi lại đi vào cơn hôn mê một lần nữa. Khi tỉnh lại, tôi thấy Bùi Đình Thi đang cầm hai chân tôi kéo lê lên các bậc thang đúc bằng xi-măng từ sân hội trường sang khu kiên giam. Lưng và đầu tôi va mạnh vào những bậc thang (12 bậc), làm tôi bừng tỉnh lại và nhờ đó tôi mới chứng kiến cảnh tượng hãi hùng khác: Cảnh “Đại úy” Bùi Đình Thi giết chết Thiếu Tá Đặng Văn Tiếp.
……
Bùi Đình Thi kéo tôi vào lại buồng cũ, nơi mà chúng tôi vừa khoét tường vượt ngục đêm qua. Chắc chắn một điều là Bùi Đình Thi tưởng tôi đã chết rồi nên mới lôi đầu tôi vào phòng trước, đặt tôi nằm quay mặt nhìn ra sân, nhờ thế tôi nhìn thấy tội ác tày trời của anh ta. Nếu biết tôi còn sống, có lẽ Bùi Đình Thi đã ban cho tôi một vài “cú ân huệ” rồi!
Vừa quẳng tôi vô buồng, Bùi Đình Thi vội quay trở ra cửa khu kiên giam, đẩy mạnh anh Tiếp vào. Từ lúc thâý anh Tiếp bị đánh ở bờ sông cho đến lúc đó là bao lâu tôi cũng không thể đoán được vì trí nhớ của tôi lúc ấy bị rối loạn. Anh bị đòn nhiều ít thế nào tôi cũng chẳng hay. Tôi chỉ biết lúc đó trông anh còn có vẻ khá hơn tôi, tuy dáng anh trông tả tơi nhưng anh còn đi đứng được. Tôi nghe có cả tiếng phụ nữ, chắc là vợ con cán bộ nghe tin cũng đã chạy tới xem cảnh hành hạ tù vượt ngục. Tôi không biết ai đã quật anh Tiếp ngã xuống, nhưng tôi thấy rõ Bùi Đình Thi, và chỉ có một mình Bùi Đình Thi mà thôi, nhẩy chồm tới cầm tay anh Tiếp kéo lên, rồi dùng gót chân dậm một cách điên cuồng lên ngực, lên bụng anh giữa tiếng chửi bới và cổ võ của một lũ cán bộ.
Nằm nhìn cảnh ấy, tôi biết là anh Tiếp không thể chịu nổi những cú đòn hiểm độc này của Bùi Đình Thi. Không rõ Bùi Đình Thi hành hạ anh Tiếp trong bao lâu cho tới khi tôi nghe tiếng anh kêu lên thật to…: “Con chết…, Mẹ ơi..!” Đó là câu nói cuối cùng của đời anh!
…..
Mấy ngày sau tôi được biết hai anh Trịnh Tiếu và Lâm Thành Văn cũng bị đánh đập tả tơi và đang bị cùm chân trong nhà kỷ luật cũ, còn được gọi là “Nhà Đen” (vì mái nhà lợp bằng thứ giấy nhựa mầu đen.)
Trước khi chúng tôi vượt ngục, trại cho tù ăn sắn thường xuyên, nhưng anh Lâm Thành Văn, vì đau dạ dầy, vẫn được ăn cháo với muối, nhờ vậy từ khi có kế hoạch vuợt ngục chúng tôi đã để dành được một ít muối, phòng lúc ra rừng có muối mà ăn. Tới ngày vượt ngục, chúng tôi gom góp được non bát muối. Bùi Đình Thi đã xét thấy số muối đó trong túi của tôi khi tôi bị bắt lại. Đây chính là nguyên nhân cái chết của anh Lâm Thành Văn. Sau khi anh Văn bị cùm chân, Bùi Đình Thi không cho anh Văn ăn cháo nữa, mặc dầu tiêu chuẩn của trại vẫn còn. Khi cháo cho tù được mang tới khu kỷ luật, Bùi Đình Thi đá bát cháo của anh Văn đi, bắt anh Văn ăn khoai hay ăn sắn, những thứ mà anh Văn không thể nào nuốt được. Bữa ăn nào anh Văn cũng kêu van, năn nỉ, nhưng Bùi Đình Thi trả lời một cách dứt khoát: “Cho ăn cháo để chúng mày lấy muối trốn trại à? Không ăn sắn được thì chết!”
Anh Trịnh Tiếu kể lại rằng trong suốt mấy ngày đó anh Văn không có gì để ăn, anh chỉ uống nước cầm hơi. Sáng sớm hôm đó, anh Văn nhờ anh Tiếu đỡ anh ngồi lên. Với một chân trong cùm, chân kia co lại, anh ngồi gục đầu trên hai cánh tay khoanh trên đầu gối. Anh ngồi yên trong tư thế này như anh vẫn thường ngồi thường ngày.
….
Rồi anh Tiếu thấy anh Văn gục mạnh xuống và không gượng dậy được nữa, anh vội đỡ anh Văn lên nhưng người anh Văn đã mềm nhũn…
Không nhân danh bất cứ cái gì cả, tôi, người viết những dòng này, một công dân Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà, tôi nói việc vạch tội bọn có tội giết người là đúng, việc đuổi cổ tên tù gian Bùi Đình Thi về sống với bọn đảng viên cộng sản Việt Nam là việc phải làm. Đây không phải là việc trả thù, đây là việc mà người Việt Nam nào cũng phải làm. Ta không làm việc này vì chúng ta, chúng ta làm vì những người anh em của chúng ta đã chết vì sự tàn ác của bọn đảng viên cộng sản.
Vạch tội những tên mặt người, dạ thú như tên tù gian Bùi Đình Thi cũng là việc vạch tội bọn đảng viên đảng cộng sản Việt Nam. Tội ác của chúng đã cao như núi, đã dài như sông, nước biển đông, biển tây, biển bắc, biển nam rửa ngàn năm không sạch tội chúng, nhưng vì tội ác của chúng làm với dân tộc chúng ta lớn quá, nặng quá, ác độc quá, rùng rợn quá, chúng ta vẫn cứ phải vạch tội chúng. Chúng ta phải vạch tội chúng bây giờ và mai đây chúng ta vẫn phải vạch tội chúng sau khi chúng bị nhân dân ta nhổ vào mặt, bợp tai, đá đít, đuổi đi, như bọn đảng viên anh em của chúng ở những nước Hung, Tiệp, Ba Lan, Lỗ.. đã bị nhân dân Hung, Tiệp, Ba Lan, Lỗ… nhổ vào mặt, bợp tai, đá đít…! Chúng ta phải làm cho con cháu chúng ta biết những tội ác của bọn Việt Cộng, chúng ta có bổn phận phải làm việc đó. Vì những người Việt Nam đã chết thê thảm trong ngục tù ác quỉ cộng sản, chúng ta phải vạch tội bọn cộng sản!
Tôi không sướng khoái gì với việc tên tù gian Bùi Đình Thi bị tống ra khỏi Hoa Kỳ, tôi thấy nhục, tôi thấy buồn. Nhưng tôi vẫn thấy việc vạch mặt những tên bợ đít bọn Việt Cộng, những tên tù làm hại bạn tù để mưu lợi riêng, là việc phải làm. Chúng ta phải làm việc vạch mặt ấy vì những người anh em ta đã chết vì cộng sản. Nếu bị cho là người nhỏ nhen, tôi nhận tôi là người bụng dạ nhỏ nhen. Nếu bị trách phạt “Sao ngươi không biết tha thứ?”, tôi xin thưa:
– Xin Ngài thương! Con không có quyền tha thứ. Tha thứ hay không là quyền của những anh em con đã chết vì sự tàn ác của chúng nó!
Posted on October 31, 2007 by Hoàng Hải Thủy
Đêm rạng sáng ngày 2 Tháng 5, 1979, 5 người tù chính trị vượt ngục ở Trại Tù Thanh Cẩm, Bắc Việt Cộng. Đó là các ông: Linh mục Nguyễn Hữu Lễ, Giáo sư Nguyễn Sĩ Thuyên, Thiếu Tá Đặng Văn Tiếp, Đại Tá Trịnh Tiếu, ông Lâm Thành Văn. Hai ông Nguyễn Hữu Lễ, Nguyễn Sĩ Thuyên là nhân vật chính trị của Quốc Gia Việt Nam CH, hai ông Đặng Văn Tiếp, Trịnh Tiếu là sĩ quan Quân Lực Việt Nam CH, ông Lâm Thanh Văn là công dân Quốc Gia Việt Nam CH, bị bắt vì tham gia tổ chức Phục Quốc. Năm tù nhân chính trị liều mạng tìm cái sống trong cái chết. Các ông thất bại ngay trong bước đầu của cuộc vượt ngục: bị giam trong khu gọi là “kiên giam”, trong đêm năm ông khoét được tường phòng giam chui ra ngoài, nhưng hai ông Trịnh Tiếu, Lâm Thành Văn quá yếu sức, không vượt được bức tường bao quanh trại. Ba ông Đặng Văn Tiếp, Nguyễn Sĩ Thuyên, Nguyễn Hữu Lễ thoát ra đến dòng sông gần trại thì trời sáng, ba ông phải nấp trong một hốc đá bên bờ sông. Bọn cai tù đuổi theo, bắt được ba ông, chúng đánh ba ông tàn bạo, ác liệt ngay tại bờ sông. Nhưng tên hành hạ các ông, tên đánh chết, giết chết hai ông trong số năm ông lại là một anh tù cũng như các ông. Anh tù khốn kiếp này tên là Bùi Đình Thi, nguyên Đại úy Quân Lực Quốc Gia Việt Nam CH. Vào tù, Bùi Đình Thi tự nguyện làm “trật tự viên” giúp bọn cai tù giữ “trật tự” trong trại.
Những ngày như lá, tháng như mây… 1979… 1992… Mười mấy năm sau năm hai tù nhân chính trị Đặng Văn Tiếp, Lâm Thành Văn bị tên tù gian Bùi Đình Thi đánh chết và bỏ đói đến chết ở trại tù cộng sản Thanh Cẩm… Sống sót trở về từ trại tù Bắc Việt Cộng, Linh mục Nguyễn Hữu Lễ sang sống ở New Zealand. Ông viết về cuộc vượt ngục Thanh Cẩm của các bạn tù của ông và ông, ông kể rõ tên Bùi Đình Thi đã đánh chết Thiếu Tá Đặng Văn Tiếp, làm chết ông Lâm Thành Văn. Tên tù gian Bùi Đình Thi đi Hát Ô sang Cali. Tháng Tám năm 2003 có tin nhà đương cục Hoa Kỳ đã mở cuộc điều tra về vụ Bùi Đình Thi, đã thấy Bùi Đình Thi có tội, đã bắt giam y và làm thủ tục tống xuất y về Việt Nam. Lý do tống xuất: những người can tội làm hại đến nhân quyền của những người khác không được sống ở Hoa Kỳ.
Bài viết của Linh mục Nguyễn Hữu Lễ đã được công bố nhiều lần trên nhiều báo Việt ngữ ở Hoa Kỳ, nhưng vẫn còn nhiều người Việt chưa được biết rõ nội vụ. Thêm nữa nhiều vị độc giả ở Canada, ở Úc, chưa có dịp đọc bài viết của Linh mục Nguyễn Hữu Lễ, nên chưa được biết rõ về nguyên do chính phủ Hoa Kỳ trục xuất một người Việt tên là Bùi Đình Thi, tôi trích đăng vài đoạn trong bài viết của Linh mục Nguyễn Hữu Lễ như sau:
Một trường hợp của Lương Tâm.
Người viết: Linh mục Nguyễn Hữu Lễ.
Bùi Đình Thi và Trương văn Phát, mỗi anh một bên nắm hai cổ tay tôi, kéo lê về trại, lưng và mông tôi lết trên mặt đường đá cục, đau đớn không chịu được, nhưng biết làm gì hơn? Chúng kéo tôi thẳng vô sân trại, vất nằm ngửa trên nền xi-măng của hội trường.
Nằm yên một chốc, tôi mê đi không còn biết gì nữa. Chẳng biết mê man như thế bao lâu vì lúc đó tôi đã mất hết ý niệm về thời gian. Lúc chợt tỉnh lại, tôi mở mắt ra, thấy Bùi Đình Thi đang cầm sô nước lạnh giội lên mặt tôi. Vưà thấy tôi tỉnh lại, anh ta vội đặt cái sô xuống và nhanh như con hổ sợ con mồi vuột chạy mất, nhảy chồm lên, hai tay kéo một cánh tay tôi kéo thẳng lên, đồng thời dùng gót chân đạp một cách điên cuồng vào ngực, vào bụng tôi, miệng anh ta sùi bọt mép, nghiến răng trợn mắt nói như muốn hụt hơi: “Đ.m. mày Lễ, ăn cơm không muốn mày muốn ăn cứt, mày muốn chết tao cho mày chết!”
Lúc ấy nằm ngửa nhìn lên, tôi bắt gặp cặp mắt của Bùi Đình Thi, một hình ảnh mà tôi còn cảm thấy kinh hãi cho đến giờ này: một cặp mắt đỏ ngầu như máu, hai tròng con mắt lồ lộ ra ngoài như mắt của một người treo cổ tự tử mà vì bổn phận có lần tôi đã chứng kiến. Chưa bao giờ và tôi nghĩ là cũng chẳng bao giờ, tôi thấy cặp mắt của ai như mắt Bùi Đình Thi lúc đó. Đánh đập chán chê anh ta bỏ tôi nằm yên. Sau này tôi mới biết anh ta bỏ tôi để quay sang “thăm” hai anh Đặng Văn Tiếp và Nguyễn Sĩ Thuyên đang nằm gần đó. Tôi lại đi vào cơn hôn mê một lần nữa. Khi tỉnh lại, tôi thấy Bùi Đình Thi đang cầm hai chân tôi kéo lê lên các bậc thang đúc bằng xi-măng từ sân hội trường sang khu kiên giam. Lưng và đầu tôi va mạnh vào những bậc thang (12 bậc), làm tôi bừng tỉnh lại và nhờ đó tôi mới chứng kiến cảnh tượng hãi hùng khác: Cảnh “Đại úy” Bùi Đình Thi giết chết Thiếu Tá Đặng Văn Tiếp.
……
Bùi Đình Thi kéo tôi vào lại buồng cũ, nơi mà chúng tôi vừa khoét tường vượt ngục đêm qua. Chắc chắn một điều là Bùi Đình Thi tưởng tôi đã chết rồi nên mới lôi đầu tôi vào phòng trước, đặt tôi nằm quay mặt nhìn ra sân, nhờ thế tôi nhìn thấy tội ác tày trời của anh ta. Nếu biết tôi còn sống, có lẽ Bùi Đình Thi đã ban cho tôi một vài “cú ân huệ” rồi!
Vừa quẳng tôi vô buồng, Bùi Đình Thi vội quay trở ra cửa khu kiên giam, đẩy mạnh anh Tiếp vào. Từ lúc thâý anh Tiếp bị đánh ở bờ sông cho đến lúc đó là bao lâu tôi cũng không thể đoán được vì trí nhớ của tôi lúc ấy bị rối loạn. Anh bị đòn nhiều ít thế nào tôi cũng chẳng hay. Tôi chỉ biết lúc đó trông anh còn có vẻ khá hơn tôi, tuy dáng anh trông tả tơi nhưng anh còn đi đứng được. Tôi nghe có cả tiếng phụ nữ, chắc là vợ con cán bộ nghe tin cũng đã chạy tới xem cảnh hành hạ tù vượt ngục. Tôi không biết ai đã quật anh Tiếp ngã xuống, nhưng tôi thấy rõ Bùi Đình Thi, và chỉ có một mình Bùi Đình Thi mà thôi, nhẩy chồm tới cầm tay anh Tiếp kéo lên, rồi dùng gót chân dậm một cách điên cuồng lên ngực, lên bụng anh giữa tiếng chửi bới và cổ võ của một lũ cán bộ.
Nằm nhìn cảnh ấy, tôi biết là anh Tiếp không thể chịu nổi những cú đòn hiểm độc này của Bùi Đình Thi. Không rõ Bùi Đình Thi hành hạ anh Tiếp trong bao lâu cho tới khi tôi nghe tiếng anh kêu lên thật to…: “Con chết…, Mẹ ơi..!” Đó là câu nói cuối cùng của đời anh!
…..
Mấy ngày sau tôi được biết hai anh Trịnh Tiếu và Lâm Thành Văn cũng bị đánh đập tả tơi và đang bị cùm chân trong nhà kỷ luật cũ, còn được gọi là “Nhà Đen” (vì mái nhà lợp bằng thứ giấy nhựa mầu đen.)
Trước khi chúng tôi vượt ngục, trại cho tù ăn sắn thường xuyên, nhưng anh Lâm Thành Văn, vì đau dạ dầy, vẫn được ăn cháo với muối, nhờ vậy từ khi có kế hoạch vuợt ngục chúng tôi đã để dành được một ít muối, phòng lúc ra rừng có muối mà ăn. Tới ngày vượt ngục, chúng tôi gom góp được non bát muối. Bùi Đình Thi đã xét thấy số muối đó trong túi của tôi khi tôi bị bắt lại. Đây chính là nguyên nhân cái chết của anh Lâm Thành Văn. Sau khi anh Văn bị cùm chân, Bùi Đình Thi không cho anh Văn ăn cháo nữa, mặc dầu tiêu chuẩn của trại vẫn còn. Khi cháo cho tù được mang tới khu kỷ luật, Bùi Đình Thi đá bát cháo của anh Văn đi, bắt anh Văn ăn khoai hay ăn sắn, những thứ mà anh Văn không thể nào nuốt được. Bữa ăn nào anh Văn cũng kêu van, năn nỉ, nhưng Bùi Đình Thi trả lời một cách dứt khoát: “Cho ăn cháo để chúng mày lấy muối trốn trại à? Không ăn sắn được thì chết!”
Anh Trịnh Tiếu kể lại rằng trong suốt mấy ngày đó anh Văn không có gì để ăn, anh chỉ uống nước cầm hơi. Sáng sớm hôm đó, anh Văn nhờ anh Tiếu đỡ anh ngồi lên. Với một chân trong cùm, chân kia co lại, anh ngồi gục đầu trên hai cánh tay khoanh trên đầu gối. Anh ngồi yên trong tư thế này như anh vẫn thường ngồi thường ngày.
….
Rồi anh Tiếu thấy anh Văn gục mạnh xuống và không gượng dậy được nữa, anh vội đỡ anh Văn lên nhưng người anh Văn đã mềm nhũn…
Không nhân danh bất cứ cái gì cả, tôi, người viết những dòng này, một công dân Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà, tôi nói việc vạch tội bọn có tội giết người là đúng, việc đuổi cổ tên tù gian Bùi Đình Thi về sống với bọn đảng viên cộng sản Việt Nam là việc phải làm. Đây không phải là việc trả thù, đây là việc mà người Việt Nam nào cũng phải làm. Ta không làm việc này vì chúng ta, chúng ta làm vì những người anh em của chúng ta đã chết vì sự tàn ác của bọn đảng viên cộng sản.
Vạch tội những tên mặt người, dạ thú như tên tù gian Bùi Đình Thi cũng là việc vạch tội bọn đảng viên đảng cộng sản Việt Nam. Tội ác của chúng đã cao như núi, đã dài như sông, nước biển đông, biển tây, biển bắc, biển nam rửa ngàn năm không sạch tội chúng, nhưng vì tội ác của chúng làm với dân tộc chúng ta lớn quá, nặng quá, ác độc quá, rùng rợn quá, chúng ta vẫn cứ phải vạch tội chúng. Chúng ta phải vạch tội chúng bây giờ và mai đây chúng ta vẫn phải vạch tội chúng sau khi chúng bị nhân dân ta nhổ vào mặt, bợp tai, đá đít, đuổi đi, như bọn đảng viên anh em của chúng ở những nước Hung, Tiệp, Ba Lan, Lỗ.. đã bị nhân dân Hung, Tiệp, Ba Lan, Lỗ… nhổ vào mặt, bợp tai, đá đít…! Chúng ta phải làm cho con cháu chúng ta biết những tội ác của bọn Việt Cộng, chúng ta có bổn phận phải làm việc đó. Vì những người Việt Nam đã chết thê thảm trong ngục tù ác quỉ cộng sản, chúng ta phải vạch tội bọn cộng sản!
Tôi không sướng khoái gì với việc tên tù gian Bùi Đình Thi bị tống ra khỏi Hoa Kỳ, tôi thấy nhục, tôi thấy buồn. Nhưng tôi vẫn thấy việc vạch mặt những tên bợ đít bọn Việt Cộng, những tên tù làm hại bạn tù để mưu lợi riêng, là việc phải làm. Chúng ta phải làm việc vạch mặt ấy vì những người anh em ta đã chết vì cộng sản. Nếu bị cho là người nhỏ nhen, tôi nhận tôi là người bụng dạ nhỏ nhen. Nếu bị trách phạt “Sao ngươi không biết tha thứ?”, tôi xin thưa:
– Xin Ngài thương! Con không có quyền tha thứ. Tha thứ hay không là quyền của những anh em con đã chết vì sự tàn ác của chúng nó!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét