Vụ “Bùi Hằng”: Sẽ là “phiên tòa tốt”?
Phạm Chí Dũng/ Quê Choa
Theo tường thuật của Truyền thông chúa cứu thế, cô Quỳnh Anh, con gái bà Bùi Hằng cho hay: “Tôi vừa gặp Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Đồng Tháp. Họ hy vọng sẽ có một phiên tòa tốt”.
“Nâng lên một tầm cao mới”
Ngay trước phiên tòa xử phúc thẩm nữ sinh áo trắng Phương Uyên cách đây đúng một năm - tháng 8/2013 - người của Tổng lãnh sự Hoa Kỳ cũng có mặt ở Long An, nhưng rất kín đáo. Sau đó, kết quả phiên phúc thẩm này đã làm giới dân chủ lao vào lòng nhau trong nước mắt: dù án sơ thẩm đến 6 năm, Phương Uyên vẫn được trả tự do ngay tại tòa.
Khi đó nhiều người đã rất ngạc nhiên vì thái độ “khoan hồng” chưa có tiền lệ như thế của Nhà nước Việt Nam. Chỉ sau đó, những thông tin không chính thức mới cho biết Phương Uyên nằm trong “top 5” của phía Mỹ, nghĩa là lọt vào danh sách 5 người mà Washington yêu cầu Việt Nam “trả tự do tức khắc và vô điều kiện”.
Còn lần này, sự hiện diện của phía Hoa Kỳ còn được “nâng lên một tầm cao mới”: cấp đại sứ quán.
“Nâng lên một tầm cao mới” cũng là cụm từ mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Trương Tấn Sang rất thường dùng đến trong đối ngoại với các quốc gia “đối tác toàn diện”, đặc biệt là Hoa Kỳ.
Cơ hội còn lại…
Mặc dù vấn đề của những người bị chính quyền Việt Nam đưa ra xét xử có thể chỉ là một khúc mắc nhỏ nhoi trên tiến trình hòa nhập nhân quyền thế giới và tham dự vào bàn tiệc TPP, nhưng trong cách nhìn thực tế của người Mỹ, không thể làm việc lớn nếu không bắt đầu từ những việc nhỏ.
Phiên tòa xử Bùi Hằng và những người bạn của chị dường như tái hiện lại hình ảnh của Phương Uyên. Nếu sự kiện Phương Uyên diễn ra hầu như sau chuyến đi Mỹ của ông Trương Tấn Sang thì vụ xử Bùi Hằng cũng xảy ra tròn một tháng sau chuyến công du Hoa Kỳ của ông Phạm Quang Nghị - Ủy viên Bộ chính trị.
Thậm chí vụ xử Bùi Hằng còn “nhạy cảm” hơn khi liên quan đến cả Phật giáo Hòa Hảo mà quốc tế đang ngày càng quan tâm đến tình trạng tôn giáo này bị trấn áp, đàn áp. Một cuộc làm việc của Báo cáo viên đặc biệt Liên hiệp quốc về tự do tôn giáo tại Việt Nam - ông Heiner Bielefeldt - đã cho thấy nhiều chuyện còn chướng tai gai mắt. Kết quả sau 11 ngày tận mắt chứng kiến ngay cả bản thân cũng bị giám sát chặt chẽ bởi cơ quan an ninh Việt Nam đã khiến ông Heiner Bielefeldt phải tổ chức một cuộc họp báo, công bố về “những sai phạm nghiêm trọng” của nhà cầm quyền Việt Nam đối với điều được nhà nước này gọi là “tự do tôn giáo” khi ngăn chặn rất lộ liễu và thô bạo nhiều chứng nhân mà ông muốn gặp.
Ngày quốc khánh 2/9 đang đến rất gần. Không chỉ đối với nhóm Bùi Hằng, giới đấu tranh dân chủ và nhiều người dân quan tâm đến tiến bộ xã hội cũng đang trông chờ một động thái mới của nhà cầm quyền liên quan đến công tác “đặc xá”. Hàng loạt cái tên như Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Lý, Việt Khang, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương… một lần nữa được nêu ra, nhưng lần này có vẻ gần gũi hơn với gia đình họ. Ai cũng biết sự kiện Đỗ Thị Minh Hạnh được trả tự do vô điều kiện vào tháng 7/2014 đã đột biến một cách kỳ diệu như thế nào.
Chắc hẳn những ngày tới đây sẽ là mang ý nghĩa như cơ hội còn lại của nhà cầm quyền Việt Nam trên con đường dẫn tới TPP và vũ khí sát thương. Thời gian dành cho họ chỉ còn rất ít…
(Tác giả gửi Quê Choa)
Phạm Chí Dũng/ Quê Choa
Theo tường thuật của Truyền thông chúa cứu thế, cô Quỳnh Anh, con gái bà Bùi Hằng cho hay: “Tôi vừa gặp Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Đồng Tháp. Họ hy vọng sẽ có một phiên tòa tốt”.
“Nâng lên một tầm cao mới”
Ngay trước phiên tòa xử phúc thẩm nữ sinh áo trắng Phương Uyên cách đây đúng một năm - tháng 8/2013 - người của Tổng lãnh sự Hoa Kỳ cũng có mặt ở Long An, nhưng rất kín đáo. Sau đó, kết quả phiên phúc thẩm này đã làm giới dân chủ lao vào lòng nhau trong nước mắt: dù án sơ thẩm đến 6 năm, Phương Uyên vẫn được trả tự do ngay tại tòa.
Khi đó nhiều người đã rất ngạc nhiên vì thái độ “khoan hồng” chưa có tiền lệ như thế của Nhà nước Việt Nam. Chỉ sau đó, những thông tin không chính thức mới cho biết Phương Uyên nằm trong “top 5” của phía Mỹ, nghĩa là lọt vào danh sách 5 người mà Washington yêu cầu Việt Nam “trả tự do tức khắc và vô điều kiện”.
Còn lần này, sự hiện diện của phía Hoa Kỳ còn được “nâng lên một tầm cao mới”: cấp đại sứ quán.
“Nâng lên một tầm cao mới” cũng là cụm từ mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Trương Tấn Sang rất thường dùng đến trong đối ngoại với các quốc gia “đối tác toàn diện”, đặc biệt là Hoa Kỳ.
Cơ hội còn lại…
Mặc dù vấn đề của những người bị chính quyền Việt Nam đưa ra xét xử có thể chỉ là một khúc mắc nhỏ nhoi trên tiến trình hòa nhập nhân quyền thế giới và tham dự vào bàn tiệc TPP, nhưng trong cách nhìn thực tế của người Mỹ, không thể làm việc lớn nếu không bắt đầu từ những việc nhỏ.
Phiên tòa xử Bùi Hằng và những người bạn của chị dường như tái hiện lại hình ảnh của Phương Uyên. Nếu sự kiện Phương Uyên diễn ra hầu như sau chuyến đi Mỹ của ông Trương Tấn Sang thì vụ xử Bùi Hằng cũng xảy ra tròn một tháng sau chuyến công du Hoa Kỳ của ông Phạm Quang Nghị - Ủy viên Bộ chính trị.
Thậm chí vụ xử Bùi Hằng còn “nhạy cảm” hơn khi liên quan đến cả Phật giáo Hòa Hảo mà quốc tế đang ngày càng quan tâm đến tình trạng tôn giáo này bị trấn áp, đàn áp. Một cuộc làm việc của Báo cáo viên đặc biệt Liên hiệp quốc về tự do tôn giáo tại Việt Nam - ông Heiner Bielefeldt - đã cho thấy nhiều chuyện còn chướng tai gai mắt. Kết quả sau 11 ngày tận mắt chứng kiến ngay cả bản thân cũng bị giám sát chặt chẽ bởi cơ quan an ninh Việt Nam đã khiến ông Heiner Bielefeldt phải tổ chức một cuộc họp báo, công bố về “những sai phạm nghiêm trọng” của nhà cầm quyền Việt Nam đối với điều được nhà nước này gọi là “tự do tôn giáo” khi ngăn chặn rất lộ liễu và thô bạo nhiều chứng nhân mà ông muốn gặp.
Ngày quốc khánh 2/9 đang đến rất gần. Không chỉ đối với nhóm Bùi Hằng, giới đấu tranh dân chủ và nhiều người dân quan tâm đến tiến bộ xã hội cũng đang trông chờ một động thái mới của nhà cầm quyền liên quan đến công tác “đặc xá”. Hàng loạt cái tên như Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Lý, Việt Khang, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương… một lần nữa được nêu ra, nhưng lần này có vẻ gần gũi hơn với gia đình họ. Ai cũng biết sự kiện Đỗ Thị Minh Hạnh được trả tự do vô điều kiện vào tháng 7/2014 đã đột biến một cách kỳ diệu như thế nào.
Chắc hẳn những ngày tới đây sẽ là mang ý nghĩa như cơ hội còn lại của nhà cầm quyền Việt Nam trên con đường dẫn tới TPP và vũ khí sát thương. Thời gian dành cho họ chỉ còn rất ít…
(Tác giả gửi Quê Choa)
Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=30376
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét