Chúng ta mắc lỗi gì ở phương thức đấu tranh?
LêPhong (Danlambao) - Chúng
ta cần nhìn nhận lại phương thức đấu tranh của ta thế nào, chúng ta
chiến đấu vì tự do, dân chủ và quyền con người. Nhưng cách thức tiếp cận
của chúng ta có được dân chúng thấu hiểu và thích thú hay không. Tôi
nhớ trong lần biểu tình chống giàn khoan của Trung Cộng,
có một biểu ngữ “Vì một Việt Nam thịnh vượng, phải thay đổi”. Tôi thích
chữ thịnh vượng này, sự thịnh vượng này sẽ đối nghịch với thực tế của
Việt Nam hiện nay và dễ nhận thấy hơn, người dân thường hay nhìn chữ
thịnh vượng này đồng nghĩa với sự giàu có, trù phú và là cái mà người ta
thích hơn tất cả...
*
Nhân dịp bản án cho chị Bùi Thị Minh Hằng được tuyên ra ở Đồng Tháp được
tuyên ra chiều 26/8, chúng ta cần có cách nhìn nhận đúng đắn hơn về
phong trào của mình.
I. Sợ hãi sự thật
Chúng ta thường hay có xu hướng sợ hãi sự thật, Cộng Sản sợ sự thật đánh
vào túi tiền và quyền lực của chúng bao nhiêu, chúng ta lại càng sợ sự
thật đánh vào lý tưởng, mong ước của mình bấy nhiêu. Rất nhiều người sẽ
chịu không nổi các bài viết nói lên sự thật nghiệt ngã mà đâm ra tức
giận, mắng nhiếc và đỗ tội cho kẻ nói thật là kẻ phá hoại, kẻ gây rối
nội bộ...
Chúng ta thường hay tự huyễn về các phong trào do chúng ta tổ chức bằng
các cách dùng từ (thật ra là cách cố bao biện, né tránh sự thật), như
“mặc dù không làm được công việc giải cứu tù nhân, nhưng chúng ta đã
thành công trong việc tập họp nhân dân, cho người dân thấy sự thật...”,
“cộng sản sắp chết nên chúng giãy mạnh”, “hết 2014 này cộng sản sẽ sụp
đổ”... Thú thật tôi thấy phát nhàm với kiểu tưởng tượng rồi tự sướng này
rồi. Bây giờ chúng ta cùng nhìn lại 1 số vấn đề.
II. Những cái cần và không
Nhân ví dụ trên tôi có lời xin nói, số người hiểu biết về Cộng Sản không
ít, nhưng cũng không đủ để tạo một lực lượng đáng kể nào làm lung lay
chiếc ghế của CS, với một điều là sự thật ấy để làm gì? Hồ Chí Minh giả
kia để làm gì? Cộng sản tàn sát dân lành, làm chuyện ác ôn trước năm 75
để làm gì? Tự do để làm gì? Dân chủ đó để làm gì?... Chả ai quan tâm trừ
một số ít người chúng ta cả. Đống lý thuyết lộn xộn đó có chạm “trực
tiếp” đến chén cơm họ không. Người ta sẽ không bao giờ làm gì cho đến
khi chạm trực tiếp đến chén cơm họ ăn.
“Tôi nhớ có một thí nghiệm thế này, người ta bỏ một con ếch vào một nồi
nước nóng con ếch sẽ cố sức giãy giụa để thoát ra. Còn bỏ nó vào một nồi
nước lạnh và đun dần dần nó sẽ ngồi im đó cho tới lúc chết mà vẫn không
ý thức được là nó sắp chết và đã chết. Tức là chạm trực tiếp vào họ
thấy ngay trước mắt họ sẽ phản kháng để giành lại sự sống, nhưng nếu bỏ
họ vào một môi trường và tạo cảm giác an toàn giả tạo cho họ, rồi rút
cạn máu họ bằng giá xăng, dịch vụ y tế, điện, nước, hối lộ, giá cả nhu
yếu phẩm... họ sẽ mặc kệ và sống lây lất cho qua thôi.”
Cho nên chúng ta cần nhìn nhận lại phương thức đấu tranh của ta thế nào,
chúng ta chiến đấu vì tự do, dân chủ và quyền con người. Nhưng cách
thức tiếp cận của chúng ta có được dân chúng thấu hiểu và thích thú hay
không. Tôi nhớ trong lần biểu tình chống giàn khoan của Trung Cộng,
có một biểu ngữ “Vì một Việt Nam thịnh vượng, phải thay đổi”. Tôi
thích chữ thịnh vượng này, sự thịnh vượng này sẽ đối nghịch với thực tế
của Việt Nam hiện nay và dễ nhận thấy hơn, người dân thường hay nhìn
chữ thịnh vượng này đồng nghĩa với sự giàu có, trù phú và là cái mà
người ta thích hơn tất cả.
III. Đồng minh, các tổ chức lên tiếng cho chúng ta
Có số lượng, nhưng không có tiếng nói. Phần lớn là phi chính phủ, các tổ
chức này không giúp ích được gì cả, cuộc chơi trên thế giới này là của
các ông lớn, của các chính phủ với nhau, chúng thao túng, mua chuộc
những kẻ ham quyền lợi trong cả chính phủ các nước dân chủ. Chính phủ Mỹ
hay Nhật, Đại Hàn... đều không muốn Việt Nam chúng ta phát triển, không
muốn Việt Nam ta tự do, không muốn ta thịnh vượng. Vì có sống không ra
sống, chết không ra chết như hiện nay thì họ mới có được nguồn nhân công
giá rẽ ở nước ta, tài nguyên khai thác dễ dàng, phá hoại môi trường
thoải mái mà chỉ cần đút lót là qua, sản phẩm chất lượng kém nhưng vẫn
được tiêu thụ (Ôi quá tuyệt với với họ rồi sao). Họ chỉ thật sự giúp
chúng ta khi có các tổ chức lên tiếng, nhưng bao nhiêu mới được như vậy
và giúp được bao nhiêu? Đáng buồn là khá nhiều người chúng ta trông chờ
vào sự giúp đỡ của các nước này. Chúng ta chỉ có thể nhờ giúp nhưng đừng
trông cậy vào họ.
Đã qua rồi cái thời ngăn chặn làn sóng đỏ, giờ là cuộc chơi của tiền
bạc. Tại sao vô số nước có nhân lực rất tốt mà họ lại chọn Trung Quốc và
Việt Nam, đó là vì chúng ta rẽ, nên họ sẽ không bao giờ để cho nước ta
phát triển theo ý chúng ta muốn. Ai cũng vì người dân nước họ thôi,
không bao giờ vì dân nước khác đâu.
IV. Sức mạnh nhân dân hay sức mạnh của tập hợp nhân dân
Sức mạnh nhân dân cũng đúng một phần, nhưng sẽ không bao giờ có được sức
mạnh nếu chúng ta cứ mãi tổ chức rời rạc và mạnh ai nấy làm thế này.
Mọi tổ chức muốn hoạt động hiệu quả đều cần có chế tài với các thành
viên, có cương lĩnh, đường lối và ban lãnh đạo (có thể giấu kín vì có
thể bị CS bẻ gãy, Polpot từng làm rất tốt việc này, cho tới khi Trung
Cộng buộc Polpot lộ diện thì hắn mới ra mặt). Cần có sự ràng buộc lẫn
nhau để không ai làm việc tùy hứng, muốn làm gì làm, người này đi biểu
tình, người kia ở nhà viết blog, còn người nọ thì ung dung đi tản bộ.
Đấu tranh kiểu gì kỳ vậy? Biết là mỗi người có nhiệm vụ khác nhau, nhưng
phải được phân công rõ ràng chứ.
Chúng ta lập ra hàng chục tổ chức, mỗi tổ chức một mục tiêu khác nhau,
thành viên tổ chức này cũng là thành viên rồi ban lãnh đạo của tổ chức
kia, rồi mạnh tổ chức nào nấy làm việc, lâu lâu hiệp thông, hội
họp một bữa xong rồi lên mạng viết blog, lên Facebook đăng status... đâu
lại vào đấy, không tạo ra được giá trị thực tế. Thay vì vậy chỉ cần 2-3
tổ chức có sự liên lạc với nhau, tạo ra giá trị thực tế như giúp đỡ
những người vô gia cư, bảo vệ phụ nữ, bảo vệ môi trường, trợ giúp người
dân mất đất... Khi làm như vậy thì người dân nhìn vào sẽ dễ đập vào mắt
màu cờ của 2-3 tổ chức đó, và dễ ghi nhớ hơn. Còn hơn quá nhiều tổ chức,
nhưng khi hỏi thì người dân chả ai nhớ tổ chức nào cả (thú thật ngay cả
tôi cũng lười phải nhớ hết các tổ chức).
V. Hình tượng
Đi tham dự được 2 lần xuống đường tôi thấy được sự yếu kém của ta so với
CS khi xưa, chúng ta không có biểu tượng, không có màu cờ, không có
khẩu hiệu. Chúng ta không tạo được không khí của một cuộc cách mạng thực
sự, không tạo được cảm giác sự thay đổi đang đến gần. Chúng ta không
thể cứ ngụy biện đấu tranh nay khác xưa rồi, “đấu tranh không có cờ là
để mọi người dân đều tham gia được”. Chúng ta cần phải khẳng định chính
mình, cần phải khẳng định đây là một cuộc cách mạng, một tổ chức cánh
mạng thực sự, người dân nhìn vào và thấy sự mạnh mẽ chứ không phải lề rề
với các lý thuyết hoa mỹ mà họ chả hiểu.
Chúng ta không có màu cờ, lá cờ thể hiện một cuộc cách mạng thật sự, thể
hiện sự đường đường chính chính, khẳng định sự chính danh của bản thân
và thu hút mọi ánh nhìn của người dân trong các cuộc xuống đường và
trong các bản tuyên bố... Tới nay các cụ của ta còn tranh cãi cờ vàng cờ
đỏ thì sao không họp một buổi thống nhất một lá cờ nào đó và trưng cầu ý
kiến cộng đồng? để cứ mãi đi giữa đường tay không. Tôi thấy ở Myanmar
đấu tranh nghiêm túc hơn chúng ta nhiều, họ đeo băng tay, đeo lên đầu
các biểu tượng chứ không chỉ mặc áo thun như đi dạo phố như ta.
Cả một tài liệu dài sọc chả ai thèm đọc đâu, chỉ cần một câu khẩu hiệu như “vì một Việt Nam thịnh vượng, phải thay đổi” (sao tôi thích câu này thế không biết), “Đả đảo quan liêu, đả đảo quân hút máu xăng, dầu”, “Đả đảo giới quan chức Việt Nam...” như vậy người dân dễ thấy hơn. Ai dám nói chữ “Đả đảo Cộng Sản Việt Nam bán nước, cướp của người dân” thì càng hay. Nhưng tôi nghĩ chả ai dám nói đâu, nên chọn mấy cái ở trên cho dễ lên tiếng.
Tôi thật sự rất thích các bản nhạc đấu tranh của cộng sản Việt Nam, có
thể có bài rất khát máu. Nhưng chúng động tới sự máu lữa của người tham
gia, chúng kích thích sự hưng phấn, sự sôi sục đấu tranh trong con
người, thậm chí quên cả sống chết sẵn sàng xung trận. Điều này ta chưa
có.
VI. Tài chánh
Tôi thấy trong chúng ta có một người hay quyên góp tài chính để giúp đỡ
những người cách mạng, việc làm này rất hay. Nhưng không chỉ dừng lại ở
đó, chúng ta cần kêu gọi quyên góp tài chính để thu nhân lực, ngày xưa
dân nghèo đói mới theo cộng sản Việt Nam cũng vì chúng có nguồn tài
chính rồi từ từ mới tổ chức được một lực lượng như vậy. Mọi cuộc cách
mạng đều cần tài chánh để hoạt động, muốn hoạt động trơn tru phải có tài
chính rõ ràng để tổ chức “nuôi quân”. Hiện nay số thanh niên thất
nghiệp, người nghèo không ít âu cũng là cơ hội để ta thu phục.
VII. Biện pháp mạnh
Cộng sản Việt Nam - Sự đàn áp của chúng thì ai cũng biết, bọn hèn với
giặc ác với dân này chúng ta ai chả muốn phanh thây chúng ra. Các cánh
tay của chúng cũng rất rộng, mọi cuộc tổ chức của ta ít nhiều bị chúng
bẻ gãy ngay khi muốn tổ chức, nên chúng ta rất khó để tổ chức một lần
cho đàng hoàng. Muốn mang cờ, mang nhạc, mang khẩu hiệu, tụ họp người
thì bị giật lấy thì làm sao có được khí thế cho được.
Chúng đàn áp ta như vậy, nhưng chúng ta lại không có biện pháp nào với
chúng, chụp một tấm hình đăng lên Facebook rồi lại trôi, chả ai nhớ
chúng cả. Cả bọn dư luận viên chả ai bảo vệ chúng ta cũng không làm gì
được chúng, chúng ung dung mà vểnh mặt lên với chúng ta hằng ngày. Điều
này tôi khâm phục bọn man rợ IS ở Iraq: “IS hay là chết”, có điều ta không nên làm vậy, Nhưng chúng ta cần phải có biện pháp mạnh, bí mật nhưng dứt khoát hơn với bọn chúng.
VIII. Cộng sản có ngu?
Không, chúng không ngu, điều khiển đất nước giàu lên thì chúng rất ngu.
Nhưng đàn áp nhân dân, bắt dân phục tùng thì chúng rất khôn là khác.
Chúng tạo ra một cuộc sống không ra sống, chết không ra chết và dung
dưỡng một đám đặt quyền đặt lợi cùng an ninh tàn ác có đủ khả năng để
đàn áp mọi cuộc đấu tranh nhỏ lẽ nào từ trong trứng.
Với Tàu chúng hèn, nhưng chúng nào có biết hèn là gì. Chúng chỉ cần ăn
cho no bụng là được. Với ta thì chúng bắt vài ba người để làm dịu lòng
Trung Cộng nhưng có một mục đích nữa là để cho chúng tay bị quay vòng
vòng trong các cuộc đòi người mà chẳng làm nên gì cả. Chúng ta không chủ
động tạo được một sự kiện gì làm ảnh hưởng tới chúng và tạo tiếng vang
cả.
IX. Hải ngoại có thực sự ích lợi?
Cũng không nhiều lắm, thậm chí một số thành phần còn có hại. Ngoài những
người gửi tài chính về giúp chúng ta, lên tiếng vì chúng ta ra các tổ
chức quốc tế ở nước ngoài, trở thành đầu mối liên lạc với người trong
nước. Thì có một số thành phần gửi tài chính về đầu tư trong nước, tạo
nguồn kiều hối đồi dào cho cộng sản Việt Nam sống an nhàn, một số kẻ vì
hư danh về nước để làm ông này bà nọ. Ở bên đó thì đấu đá lẫn nhau, thậm
chí đánh phá cả các nhà đấu tranh trong nước, tạo mối nghi kỵ lẫn
nhau.
* * *
Các điều trên chỉ là nhìn nhận của cá nhân riêng tôi qua 2 cuộc tuần
hành tôi tham gia, có thể vẫn còn quá ít để nhìn nhận vấn đề như các vị
đã tham gia nhiều năm và nhiều lần. Nhưng tôi nghĩ các vị cũng thấy
nhiều thiếu sót ở chúng ta, nhiều hơn rất nhiều trong bài viết này do
năm kinh nghiệm của các vị, và cũng vì đấy mà các vị lại càng sợ phải
nhìn sự thật hơn, tìm cách tự an ủi mình cũng là một cách tốt để giữ
tinh thần đấu tranh, nhưng không nên u mê trong nó quá mà không thay
đổi. Chúng ta không nhìn thấy sự thật và thực hiện thay đổi trong phương
thức thực hiện cách mạng chúng ta sẽ giống như chúng là sẽ mãi giậm
chân trong ảo tưởng. Và nếu như vậy thì ngày cơ hội chúng ta sẽ nhạt
dần, ngày mất nước vào tay Trung Cộng sẽ không còn xa.
Nhận xét.
Nguồn: http://danlambaovn.blogspot.com/2014/08/chung-ta-mac-loi-gi-o-phuong-thuc-au.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét