Thứ tư, 16/07/2014, 10:50
Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) đêm 15/7 thông báo kết thúc hoạt động thăm dò dầu khí của giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Theo Tân Hoa Xã, giàn khoan Hải Dương-981 do Trung Quốc triển khai trái phép để thăm dò tài nguyên ở vùng biển gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa đã kết thúc nhiệm vụ vào ngày 15/7. Công ty TNHH Dịch vụ dầu mỏ trên biển Trung Quốc (COSL), đơn vị vận hành Hải Dương-981, sẽ đưa giàn khoan này về hoạt động ở khu vực Lăng Thủy, đảo Hải Nam.
Theo Tuổi Trẻ, 4h sáng 16/7, giàn khoan Hải Dương-981 đã di chuyển cách vị trí ban đầu khoảng 20 hải lý theo hướng Đông Đông Bắc. Vận tốc di chuyển trung bình khoảng 4,1 hải lý/giờ.
Từ khi hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào đầu tháng 5/2014, giàn khoan Hải Dương-981 đã đào hai giếng, giai đoạn 1 kết thúc ngày 27/5 và giai đoạn 2 kết thúc ngày 15/7. Thông báo của CNPC khẳng định giàn khoan của họ tìm thấy dấu hiệu mỏ khí đốt và dầu khí trong khu vực hoạt động của Hải Dương-981.
Giàn khoan Hải Dương-981. Ảnh: Reuters
Ông Wang Zhen, Phó giám đốc Văn phòng nghiên cứu chính sách CNPC, trả lời Tân Hoa xã rằng các phân tích sơ bộ về dữ liệu địa chất cho thấy tại khu vực này có những điều kiện cơ bản và khả năng để khai thác dầu khí. Tuy nhiên, việc thử nghiệm khai thác chưa thể tiến hành cho đến khi hoàn tất việc đánh giá toàn diện các dữ liệu. Yếu tố thời tiết cũng là nguyên nhân CNPC chưa thử nghiệm khai thác, do tháng 7 là khởi điểm của mùa mưa bão.
Tân Hoa xã dẫn lời một chuyên gia địa chất dầu khí thuộc Viện Kỹ thuật Trung Quốc cho rằng sở dĩ Trung Quốc cho rút giàn khoan là để bảo vệ an toàn tính mạng cho công nhân Trung Quốc đang làm việc trên giàn khoan, cũng như trang thiết bị của giàn khoan này trong thời điểm mùa bão đang bắt đầu ở Biển Đông.
Trước đó, Cục Kiểm ngư Việt Nam ngày 15/7 cho biết Trung Quốc duy trì khoảng 70-75 tàu tham gia bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981, trong đó có 32-34 tàu hải cảnh, 17-18 tàu vận tải, 16-18 tàu kéo, 5 tàu quân sự. Toàn bộ tàu cá Trung Quốc đã di chuyển về khu vực đảo Hải Nam do lo sợ ảnh hưởng của bão Thần Sấm (Rammasun).
Lực lượng Kiểm ngư cũng cho biết thêm, ngư dân Việt Nam vẫn đánh bắt trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa, cách giàn khoan 34-39 hải lý. Trên khu vực tàu cá Việt Nam đánh bắt, tàu hải cảnh 31101 của Trung Quốc thường xuyên bám sát, ngăn chặn, không cho các tàu cá của ta tiến vào gần khu vực giàn khoan. Dưới sự hỗ trợ của tàu Kiểm ngư, các tàu cá này vẫn bám ngư trường đánh bắt cá, bảo đảm an toàn.
Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=29646
Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) đêm 15/7 thông báo kết thúc hoạt động thăm dò dầu khí của giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Theo Tân Hoa Xã, giàn khoan Hải Dương-981 do Trung Quốc triển khai trái phép để thăm dò tài nguyên ở vùng biển gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa đã kết thúc nhiệm vụ vào ngày 15/7. Công ty TNHH Dịch vụ dầu mỏ trên biển Trung Quốc (COSL), đơn vị vận hành Hải Dương-981, sẽ đưa giàn khoan này về hoạt động ở khu vực Lăng Thủy, đảo Hải Nam.
Theo Tuổi Trẻ, 4h sáng 16/7, giàn khoan Hải Dương-981 đã di chuyển cách vị trí ban đầu khoảng 20 hải lý theo hướng Đông Đông Bắc. Vận tốc di chuyển trung bình khoảng 4,1 hải lý/giờ.
Từ khi hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào đầu tháng 5/2014, giàn khoan Hải Dương-981 đã đào hai giếng, giai đoạn 1 kết thúc ngày 27/5 và giai đoạn 2 kết thúc ngày 15/7. Thông báo của CNPC khẳng định giàn khoan của họ tìm thấy dấu hiệu mỏ khí đốt và dầu khí trong khu vực hoạt động của Hải Dương-981.
Giàn khoan Hải Dương-981. Ảnh: Reuters
Ông Wang Zhen, Phó giám đốc Văn phòng nghiên cứu chính sách CNPC, trả lời Tân Hoa xã rằng các phân tích sơ bộ về dữ liệu địa chất cho thấy tại khu vực này có những điều kiện cơ bản và khả năng để khai thác dầu khí. Tuy nhiên, việc thử nghiệm khai thác chưa thể tiến hành cho đến khi hoàn tất việc đánh giá toàn diện các dữ liệu. Yếu tố thời tiết cũng là nguyên nhân CNPC chưa thử nghiệm khai thác, do tháng 7 là khởi điểm của mùa mưa bão.
Tân Hoa xã dẫn lời một chuyên gia địa chất dầu khí thuộc Viện Kỹ thuật Trung Quốc cho rằng sở dĩ Trung Quốc cho rút giàn khoan là để bảo vệ an toàn tính mạng cho công nhân Trung Quốc đang làm việc trên giàn khoan, cũng như trang thiết bị của giàn khoan này trong thời điểm mùa bão đang bắt đầu ở Biển Đông.
Trước đó, Cục Kiểm ngư Việt Nam ngày 15/7 cho biết Trung Quốc duy trì khoảng 70-75 tàu tham gia bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981, trong đó có 32-34 tàu hải cảnh, 17-18 tàu vận tải, 16-18 tàu kéo, 5 tàu quân sự. Toàn bộ tàu cá Trung Quốc đã di chuyển về khu vực đảo Hải Nam do lo sợ ảnh hưởng của bão Thần Sấm (Rammasun).
Lực lượng Kiểm ngư cũng cho biết thêm, ngư dân Việt Nam vẫn đánh bắt trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa, cách giàn khoan 34-39 hải lý. Trên khu vực tàu cá Việt Nam đánh bắt, tàu hải cảnh 31101 của Trung Quốc thường xuyên bám sát, ngăn chặn, không cho các tàu cá của ta tiến vào gần khu vực giàn khoan. Dưới sự hỗ trợ của tàu Kiểm ngư, các tàu cá này vẫn bám ngư trường đánh bắt cá, bảo đảm an toàn.
Theo Zing
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét