Tiếp theo sẽ là gì?
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2014-07-16
2014-07-16
Tối 15 tháng 7 Trung Quốc tuyên bố chính thức rút giàn khoan HD 981 ra khỏi đảo Tri Tôn thuộc vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. Động thái này ngay lập tức được phản ứng tích cực từ nhà nước Việt Nam, tuy nhiên để có một chiến lược đối phó cho những gì sắp tới vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ.
Phải đặt trọng tâm chiến lược lâu dài
Sau khi nghe tin, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao và biểu dương các cơ quan chức năng, cơ quan thực thi pháp luật trên biển đã biểu thị thái độ và trách nhiệm cao trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền Việt Nam. Cùng lúc người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Hải Bình lên tiếng yêu cầu Trung Quốc không tái diễn đem giàn khoan vào vùng biển Việt Nam trái phép một lần nữa để bảo đảm an ninh trên biển Đông.Đó là hai phản ứng nhanh nhất của chính phủ về động thái rút giàn khoan HD 981 về Hải Nam với tuyên bố từ Trung Quốc là nhiệm vụ giàn khoan đã hoàn tất chứ không phải do bất cứ áp lực nào từ bên ngoài kể cả cơn bão Thần Sấm đang ầm ầm tiến đến trong 24 giờ sắp tới.
Tuy nhiên, là người có kinh nghiệm rất nhiều trong khi đàm phán biên giới với Trung Quốc, TS Trần Công Trục nguyên Trưởng ban biên giới chính phủ cho rằng không thể đánh giá một cách khái quát về hành động rút giàn khoan mà phải đặt trọng tâm vào chiến lược lâu dài mà Trung Quốc đã và đang theo đuổi:
Tất cả các động thái về giàn khoan này khi họ hạ đặt và hai là di chuyển, rút đi chỉ là động thái tùy theo tình huống để họ xử lý, vì tất cả các điều đó họ đã sắp xếp trong chiến lược đã tính sẵn.“Có thể nói rằng tất cả các động thái về giàn khoan này khi họ hạ đặt và hai là di chuyển, rút đi chỉ là động thái tùy theo tình huống để họ xử lý, vì tất cả các điều đó họ đã sắp xếp trong chiến lược đã tính sẵn rồi không có gì thay đổi đâu. Theo tôi bản chất của nó cho dù có những biến đổi nào đó cũng chỉ là mang tính ứng phó tạm thời mà thôi.”
-TS Trần Công Trục
Dù tạm thời hay không, vần đề giàn khoan của Trung Quốc sẽ tiếp tục xuất hiện nhiều lần nữa là điều chắc chắn. Những thay đổi có tính chiến thuật không phải là điều đáng mừng nhất là tự ru ngủ mình bằng cách vuốt ve lòng tự ái dân tộc là một hành động không những nguy hiểm đối với dư luận quốc tế mà còn gây ra tâm lý tự mãn không đáng có trong tình hình nguy nan trước mắt.
Chuyên gia về Biển Đông, Giáo sư Carl Thayer, thuộc học viện quân sự Australia cho biết nhận xét của ông:
“Việc rút giàn khoan này có vẻ làm dịu bớt căng thẳng và tôi cho rằng rằng đây là thời điểm mà Bác Kinh và Hà Nội ngồi xuống trao đổi về quan hệ hai nước và đây là tiền đề có ảnh hưởng đến những động thái phải làm trong tương lai. Trung Quốc đã đưa hàng trăm tàu bao gồm tàu chiến vào trong khu vực này là điều mà chỉ một hoặc hai nước có đủ khả năng buộc họ phải dừng lại, vì vậy Việt Nam nên tận dụng cơ hội này để làm dịu tình hình và tìm hiểu thêm về Trung Quốc để có phản ứng thích hợp trong tương lai. Việt Nam cần tìm thêm sự ủng hộ của quốc tế để biến vấn đề thành quốc tế hóa điều mà Trung Quốc không muốn đá động tới.”
Mỹ có thay đổi chiến thuật?
Chiến thuật mèo vờn chuột mà báo chí quốc tế đang nêu ra cho thấy Trung Quốc muốn đặt Việt Nam vào thế chạy theo đuôi và không thể thoát ra sự kềm chế của họ bằng sức mạnh quân sự. Những cuộc gặp gỡ mới nhất giữa hai đô đốc tư lệnh hải quân Trung Mỹ, cộng với cuộc tập trận mang tính quy mô vừa qua tại Hawaii giữa hai nước là một dấu hỏi rất lớn trong giới quan sát Biển Đông. Đến nỗi có người đưa ra câu hỏi liệu có phải Mỹ thay đổi chiến thuật đối với Trung Quốc hay không.Giáo sư Carl Thayer từng được cho là có lo âu cho một cái bắt tay sau hậu trường trong chính sách mới của hai nước, đã xác định với chúng tôi như sau:
“Tôi tin rằng người ta đã diễn dịch lời của tôi không chính xác. Ý tôi muốn nói nếu nhìn vào những ý kiến của dư luận qua cách mà cả hai nước Mỹ Trung cùng nhấn mạnh tới chính sách “ngoại giao tập trận” (Mil to Mil relation) là một bước tiến của Mỹ kể từ năm 1989 khi họ cố dàn xếp một vụ tập trận song phương nhưng không đạt được. Cho đến vụ va chạm trên không giữa máy bay EP 3 của Mỹ và chiến đấu cơ Trung Quốc vào năm 2001 trên đảo Hải Nam.
Những gì tôi muốn nói là Trung Quốc đưa ra đề nghị tập trận chung nằm trong ý muốn tiếp cận Trung Quốc của Mỹ. Đây là ưu tiên hàng đầu và cũng là mục tiêu Mỹ nhắm tới và vì vậy tôi quan tâm rằng nếu mối quan hệ “tập trận” này được xây dựng chặt chẽ hơn nó có thể sẽ uốn cong những quyết định của Mỹ, đặc biệt trong trường hợp Việt Nam không phải là đồng minh của Hoa Kỳ.”
Trung Quốc đưa ra đề nghị tập trận chung nằm trong ý muốn tiếp cận Trung Quốc của Mỹ. Đây là ưu tiên hàng đầu và cũng là mục tiêu Mỹ nhắm tới.Tình hình tạm dịu là cơ hội để Việt Nam tập trung hơn trong nhiều vần đề mà trước nhất vẫn là cố gắng vận động sự đồng thuận của quốc tế. Tiếng nói nhiều nước sẽ cộng hưởng và hiệu ứng của nó sẽ lớn hơn gấp nhiêu lần của một số ít. Hai nữa là thường xuyên điều động các đơn vị cảnh sát biển, kiểm ngư làm công tác bảo vệ tại khu vực mà giàn khoan vừa rút sẽ vô hiệu hóa ý đồ chiếm giữ bằng sự hiện diện thường xuyên mà Trung Quốc cố tình áp đặt. Về vấn đề này, TS Trần Công Trục cho biết:
-GS Carl Thayer
“Các đơn vị này được thành lập ra là để làm cái việc đó cho nên không phải vì chuyện Trung Quốc đưa giàn khoan mới phải làm còn khi họ rút rồi thì thôi, lại rút về. Tôi cho là không phải như vậy. Họ phải luôn luôn thường trực để bảo vệ. Dĩ nhiên còn phụ thuộc vào yếu tố, vào khả năng, về trang thiết bị lực lượng nhưng điều quan trọng là nhiệm vụ các đội ngũ này là anh phải luôn luôn thường trực để bảo vệ quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình trên các vùng biển được xác nhận thuộc về vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.”
Tuy nhiên, sự đồng thuận cao nhất của Chính phủ và Đảng cộng sản mới là điều cốt lõi trong việc chống lại sự áp đặt của Trung Quốc. Rất nhiều nhà quan sát quốc tế nhận xét rằng Bộ chính trị Việt Nam hiện nay đang lưỡng lự trước vấn đề Trung Quốc và đây là yếu huyệt của Hà Nội trước sự sống còn của dân tộc. TS Trần Công Trục lý giải những nhận xét này như sau:
“Nói như vậy không phải là một điều đáng ngạc nhiên, bất kỳ một xã hội nào dù có văn minh, tiến bộ đến đâu cũng đều tồn tại điều đó. Vấn đề quan trọng là phải xử lý những mâu thuẫn đó như thế nào và nó phải thể hiện vào lúc chúng ta gặp sự cố, tình huống mà liên quan đến tất cả lợi ích chung của chúng ta cũng như của cộng đồng mà chúng ta đang sống trong khu vực của quốc tế.”
Việt Nam không có một động thái nào ở cấp cao nhất là điều mà Trung Quốc đã dự kiến trong chiến lược lấn chiếm Biển Đông của họ. Cởi bỏ chướng ngại to lớn này không ai khác hơn là đảng và chính phủ Việt Nam trước khi bão đi và giàn khoan khác lại kéo tới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét