Đây là bài viết được đăng trên báo của Việt Cộng.
Đúng hay Sai xin mọi người cùng góp ý .
Trân trọng
Doremi
Vì sao xảy ra Hải chiến Hoàng Sa 1974?
06:50 | 20/12/2013
(Petrotimes) - Hải chiến Hoàng Sa là một trận chiến giữa Hải quân Việt Nam cộng hòa và Hải quân Trung Quốc từ 17 đến 19/1/1974 trên quần đảo Hoàng Sa. Từ nguồn tài liệu của sách, báo trong nước và nước ngoài, xuất bản từ 1974 đến 2004, Petrotimes sẽ giới thiệu với bạn đọc về toàn bộ sự kiện này nhân 40 năm Trung Quốc cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa:
Năm 1951, Tại Hội nghị San Francisco về Hiệp ước Hoà bình với Nhật Bản, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Quốc gia Việt Nam khi đó là Trần Văn Hữu tuyên bố: cả hai quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa đều thuộc lãnh thổ Việt Nam; và tuyên bố này không gặp phải kháng nghị hay bảo lưu nào từ 51 nước tham dự hội nghị.
Sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương, Việt Nam cộng hòa tiếp nhận chủ quyền toàn bộ quần đảo này từ Quốc gia Việt Nam nhưng một phần quần đảo đã bị Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chiếm giữ năm 1956 khi người Pháp rút đi, còn quân đội Việt Nam cộng hòa chưa kịp trấn giữ. Việt Nam Cộng hòa chỉ chiếm giữ và thực hiện chủ quyền được một phần quần đảo cho đến khi cuộc hải chiến xảy ra. Sau trận chiến, Trung Quốc đã chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa cho đến nay.
Xung đột xảy ra trong bối cảnh nào?
Quần đảo Hoàng Sa gồm hai nhóm đảo. Nhóm đảo mà Việt Nam cộng hòa bảo vệ và thực hiện được chủ quyền là nhóm Nguyệt Thiềm hay Trăng Khuyết, Lưỡi Liềm (Crescent Group); nhóm còn lại là nhóm An Vĩnh hay nhóm Bắc đảo (Amphitrite Group) (bấy giờ quen gọi là "Tuyên Đức" - tên Trung Quốc của nhóm An Vĩnh). Dưới thời Việt Nam cộng hòa đã có đài khí tượng trên đảo Hoàng Sa do Pháp xây, trực thuộc Ty khí tượng Đà Nẵng và được bảo vệ bởi một tiểu đoàn thủy quân lục chiến.
Năm 1956, Hải quân Trung Quốc chiếm đóng đảo Phú Lâm (Woody Island) thuộc nhóm An Vĩnh.
Năm 1958, Trung Quốc cho công bố bản Tuyên ngôn Lãnh hải 4 điểm về việc mở rộng vùng lãnh hải lên 12 hải lý, tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo và phạm vi 12 lãnh hải biển tương ứng với các đảo này, bao gồm Nam Sa (tức Trường Sa), Đài Loan, Tây Sa (tức Hoàng Sa), Trung Sa (tức bãi Macclesfield), quần đảo Bành Hồ (Pescadores).
Ngày 22/9/1958, báo Nhân Dân đăng công hàm của Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Quốc vụ Viện Trung Quốc, ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của chính phủ Trung Quốc quyết định về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc.
Năm 1961, Chính phủ Việt Nam cộng hòa ban hành sắc lệnh khẳng định chủ quyền Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam của Việt Nam cộng hòa.
Trong thời gian 1964-1970, Hải quân Trung Quốc và Hải quân Việt Nam cộng hòa chạm súng liên tục trên hải phận Hoàng Sa nhưng không xảy ra thương vong. Trong thời điểm đó, Việt Nam cộng hòa cũng thiết lập một sân bay nhỏ tại đảo Hoàng Sa.
Theo giáo sư Lý Hiểu Binh (Xiaobing Li), Đại học Central Oklahoma trong bài viết gửi BBC cho rằng, từ năm 1969, Trung Quốc bắt đầu giảm viện trợ quân sự và dân sự cho Việt Nam dân chủ cộng hòa. Liên Xô thay thế Trung Quốc trở thành quốc gia hỗ trợ kinh tế, quân sự nhiều nhất cho Bắc Việt Nam. Điều này khiến quan hệ giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Trung Quốc ngày càng lạnh nhạt, thay vào đó Bắc Việt Nam xem Liên Xô là đồng minh quan trọng nhất. Cùng thời điểm này, mối quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc xấu đi. Trung Quốc xem Hoa Kỳ là cường quốc đang mất dần ảnh hưởng vì thất bại của họ tại Việt Nam, còn Liên Xô bị Trung Quốc xem là "chủ nghĩa đế quốc Xô viết" nổi lên thành mối đe dọa hàng đầu đối với Trung Quốc.
Một tài liệu của CIA ngày 12/8/1969 nhận định: “Gần như căng thẳng Trung – Xô sẽ không thể nào giảm trong vòng hai ba năm tới. Vì quyền lợi quốc gia xung đột nhau, vì sự cạnh tranh nhằm lãnh đạo phong trào cộng sản quốc tế, và sự lo sợ có thực về ý định của nhau sẽ khiến việc tiếp cận không thể xảy ra. Vấn đề biên giới cũng sẽ không dễ giải quyết. Từ đầu tháng 3/1969 bắt đầu có nhiều cuộc xung đột quân sự quy mô nhỏ dọc biên giới Trung - Xô. Cả hai nước ở tình trạng chiến tranh có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Sang đầu năm 1970, Liên Xô triển khai tới 48 sư đoàn, tương đương gần một triệu quân dọc biên giới Trung Quốc.
Còn Trung Quốc tập trung 6 triệu quân tại biên giới với Liên Xô. Thậm chí còn có nguồn tin cho rằng, lãnh đạo Liên Xô đã tính đến việc dùng vũ khí nguyên tử tấn công Trung Quốc nếu cần. Mối đe dọa từ Liên Xô đã thúc đẩy lãnh đạo Trung Quốc bình thường hóa quan hệ Mỹ - Trung vào năm 1973”.
Năm 1971, Hải quân Trung Quốc và Hải quân Việt Nam cộng hòa tiếp tục chạm súng trên hải phận Hoàng Sa. Những năm cuối của cuộc Chiến tranh Việt Nam, vì nhu cầu chiến trường, tiểu đoàn thủy quân lục chiến của Việt Nam cộng hòa tại Hoàng Sa được đưa vào đất liền, chỉ còn một trung đội địa phương quân trấn giữ nhóm đảo Nguyệt Thiềm.
Tháng 2 năm 1972, Tổng thống Mỹ Richard Nixon tới Trung Quốc hội kiến Mao Trạch Đông. Mỹ và Trung Quốc đưa ra tuyên bố chung phản đối "bá quyền" tại châu Á và Thái Bình Dương. Năm 1973, Trung Quốc và Mỹ mở văn phòng liên lạc ở thủ đô mỗi nước mở đầu cho việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.
Năm 1973, với Hiệp định Paris, Hoa Kỳ và Hạm đội 7 rút quân và thiết bị của Hoa Kỳ ra khỏi khu vực quần đảo Hoàng Sa. Như vậy Hoa Kỳ đã xem việc bảo vệ quần đảo này là việc riêng của Việt Nam cộng hòa.
Ngày 11/1/1974 Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ của Trung Quốc và tố cáo Việt Nam cộng hòa chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sau đó, Việt Nam cộng hòa ra tuyên bố khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam và bác bỏ những cáo buộc của Trung Quốc.
Trước tình hình đó, Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam cộng hòa quyết định thiết lập một phi trường trên đảo Hoàng Sa có khả năng chuyên chở bằng máy bay hạng nặng C-47 Caribou để chuyển quân nhanh ra nhóm đảo Nguyệt Thiềm. Ngày 16/1/1974, khi một phái đoàn của Quân lực Việt Nam cộng hòa thăm dò một số đảo Hoàng Sa trong việc chuẩn bị xây dựng sân bay nói trên thì phát hiện ra sự hiện diện của Hải quân Trung Quốc và giao tranh xảy ra sau đó.
Lực lượng hai bên khi xung trận
Phía Việt Nam cộng hòa có 4 chiến hạm là Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16), Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10), Tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5), Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4), 1 đại đội hải kích thuộc Hải quân Việt Nam cộng hòa, một số biệt hải (biệt kích hải quân) và 1 trung đội địa phương quân đang trú phòng tại đảo Hoàng Sa.
Phía Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có 4 chiếm hạm trực tiếp tham gia trận chiến là Liệp tiềm đĩnh (tàu chống ngầm) số 274, Liệp tiềm đĩnh số 271, Tảo lôi hạm số 389, Tảo lôi hạm số 396, 2 ngư thuyền ngụy trang số 402 và số 407. Ngoài ra, phía Trung Quốc còn có lực lượng thuộc Trung đoàn 10 Hải quân lục chiến. Sau khi trận chiến đã kết thúc thì Liệp tiềm đĩnh số 282 và Liệp tiềm đĩnh số 281 mới đến tăng viện.
Như vậy, xét tương quan lực lượng, mỗi bên có 4 chiến hạm trực tiếp tham chiến. Việt Nam cộng hòa có ưu thế là các chiến hạm lớn, trang bị pháo và súng lớn hơn, mạnh hơn, nhiều hơn so với tàu Trung Quốc. Tuy nhiên, nhược điểm của các tàu này là cồng kềnh, vận chuyển chậm. Các chỉ huy Việt Nam Cộng hòa cũng không lập sẵn kế hoạch cơ động tác chiến nếu có nổ súng, dẫn đến việc tác chiến bị động và 2 tàu trong đội hình (HQ-5 và HQ-16) còn bắn nhầm vào nhau.
Đúng hay Sai xin mọi người cùng góp ý .
Trân trọng
Doremi
Vì sao xảy ra Hải chiến Hoàng Sa 1974?
06:50 | 20/12/2013
(Petrotimes) - Hải chiến Hoàng Sa là một trận chiến giữa Hải quân Việt Nam cộng hòa và Hải quân Trung Quốc từ 17 đến 19/1/1974 trên quần đảo Hoàng Sa. Từ nguồn tài liệu của sách, báo trong nước và nước ngoài, xuất bản từ 1974 đến 2004, Petrotimes sẽ giới thiệu với bạn đọc về toàn bộ sự kiện này nhân 40 năm Trung Quốc cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa:
Năm 1951, Tại Hội nghị San Francisco về Hiệp ước Hoà bình với Nhật Bản, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Quốc gia Việt Nam khi đó là Trần Văn Hữu tuyên bố: cả hai quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa đều thuộc lãnh thổ Việt Nam; và tuyên bố này không gặp phải kháng nghị hay bảo lưu nào từ 51 nước tham dự hội nghị.
Sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương, Việt Nam cộng hòa tiếp nhận chủ quyền toàn bộ quần đảo này từ Quốc gia Việt Nam nhưng một phần quần đảo đã bị Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chiếm giữ năm 1956 khi người Pháp rút đi, còn quân đội Việt Nam cộng hòa chưa kịp trấn giữ. Việt Nam Cộng hòa chỉ chiếm giữ và thực hiện chủ quyền được một phần quần đảo cho đến khi cuộc hải chiến xảy ra. Sau trận chiến, Trung Quốc đã chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa cho đến nay.
Xung đột xảy ra trong bối cảnh nào?
Quần đảo Hoàng Sa gồm hai nhóm đảo. Nhóm đảo mà Việt Nam cộng hòa bảo vệ và thực hiện được chủ quyền là nhóm Nguyệt Thiềm hay Trăng Khuyết, Lưỡi Liềm (Crescent Group); nhóm còn lại là nhóm An Vĩnh hay nhóm Bắc đảo (Amphitrite Group) (bấy giờ quen gọi là "Tuyên Đức" - tên Trung Quốc của nhóm An Vĩnh). Dưới thời Việt Nam cộng hòa đã có đài khí tượng trên đảo Hoàng Sa do Pháp xây, trực thuộc Ty khí tượng Đà Nẵng và được bảo vệ bởi một tiểu đoàn thủy quân lục chiến.
Năm 1956, Hải quân Trung Quốc chiếm đóng đảo Phú Lâm (Woody Island) thuộc nhóm An Vĩnh.
Năm 1958, Trung Quốc cho công bố bản Tuyên ngôn Lãnh hải 4 điểm về việc mở rộng vùng lãnh hải lên 12 hải lý, tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo và phạm vi 12 lãnh hải biển tương ứng với các đảo này, bao gồm Nam Sa (tức Trường Sa), Đài Loan, Tây Sa (tức Hoàng Sa), Trung Sa (tức bãi Macclesfield), quần đảo Bành Hồ (Pescadores).
Ngày 22/9/1958, báo Nhân Dân đăng công hàm của Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Quốc vụ Viện Trung Quốc, ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của chính phủ Trung Quốc quyết định về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc.
Năm 1961, Chính phủ Việt Nam cộng hòa ban hành sắc lệnh khẳng định chủ quyền Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam của Việt Nam cộng hòa.
Trong thời gian 1964-1970, Hải quân Trung Quốc và Hải quân Việt Nam cộng hòa chạm súng liên tục trên hải phận Hoàng Sa nhưng không xảy ra thương vong. Trong thời điểm đó, Việt Nam cộng hòa cũng thiết lập một sân bay nhỏ tại đảo Hoàng Sa.
Theo giáo sư Lý Hiểu Binh (Xiaobing Li), Đại học Central Oklahoma trong bài viết gửi BBC cho rằng, từ năm 1969, Trung Quốc bắt đầu giảm viện trợ quân sự và dân sự cho Việt Nam dân chủ cộng hòa. Liên Xô thay thế Trung Quốc trở thành quốc gia hỗ trợ kinh tế, quân sự nhiều nhất cho Bắc Việt Nam. Điều này khiến quan hệ giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Trung Quốc ngày càng lạnh nhạt, thay vào đó Bắc Việt Nam xem Liên Xô là đồng minh quan trọng nhất. Cùng thời điểm này, mối quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc xấu đi. Trung Quốc xem Hoa Kỳ là cường quốc đang mất dần ảnh hưởng vì thất bại của họ tại Việt Nam, còn Liên Xô bị Trung Quốc xem là "chủ nghĩa đế quốc Xô viết" nổi lên thành mối đe dọa hàng đầu đối với Trung Quốc.
Một tài liệu của CIA ngày 12/8/1969 nhận định: “Gần như căng thẳng Trung – Xô sẽ không thể nào giảm trong vòng hai ba năm tới. Vì quyền lợi quốc gia xung đột nhau, vì sự cạnh tranh nhằm lãnh đạo phong trào cộng sản quốc tế, và sự lo sợ có thực về ý định của nhau sẽ khiến việc tiếp cận không thể xảy ra. Vấn đề biên giới cũng sẽ không dễ giải quyết. Từ đầu tháng 3/1969 bắt đầu có nhiều cuộc xung đột quân sự quy mô nhỏ dọc biên giới Trung - Xô. Cả hai nước ở tình trạng chiến tranh có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Sang đầu năm 1970, Liên Xô triển khai tới 48 sư đoàn, tương đương gần một triệu quân dọc biên giới Trung Quốc.
Còn Trung Quốc tập trung 6 triệu quân tại biên giới với Liên Xô. Thậm chí còn có nguồn tin cho rằng, lãnh đạo Liên Xô đã tính đến việc dùng vũ khí nguyên tử tấn công Trung Quốc nếu cần. Mối đe dọa từ Liên Xô đã thúc đẩy lãnh đạo Trung Quốc bình thường hóa quan hệ Mỹ - Trung vào năm 1973”.
Bốn chiến hạm của Việt Nam Cộng hòa đã tham dự trận hải chiến Hoàng Sa bảo vệ lãnh thổ vào năm 1974
Năm 1970, Hoa Kỳ và Nhật Bản ký Hiệp ước trao trả Okinawa (Okinawa
Reversion Treaty) trao trả quần đảo Senkaku (Sento Shosho hay Senkaku
Retto của Nhật Bản) về dưới chủ quyền của Nhật Bản với sự phản đối của
Đài Loan và Trung Quốc; và cùng năm, Đô đốc Elmo Zumwalt, cựu Tham mưu
trưởng Hải quân Hoa Kỳ họp báo tuyên bố tại Guam rằng, Hoàng Sa và
Trường Sa không nằm trong chiến lược triển khai các hải đảo tiền đồn của
Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ (Hạm đội 7). Theo nhận định của Hải quân Việt
Nam cộng hòa thì đây là “sự kiện trao đổi giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc và
là nguy cơ cho Việt Nam cộng hòa trong việc bảo vệ Hoàng Sa”.Năm 1971, Hải quân Trung Quốc và Hải quân Việt Nam cộng hòa tiếp tục chạm súng trên hải phận Hoàng Sa. Những năm cuối của cuộc Chiến tranh Việt Nam, vì nhu cầu chiến trường, tiểu đoàn thủy quân lục chiến của Việt Nam cộng hòa tại Hoàng Sa được đưa vào đất liền, chỉ còn một trung đội địa phương quân trấn giữ nhóm đảo Nguyệt Thiềm.
Tháng 2 năm 1972, Tổng thống Mỹ Richard Nixon tới Trung Quốc hội kiến Mao Trạch Đông. Mỹ và Trung Quốc đưa ra tuyên bố chung phản đối "bá quyền" tại châu Á và Thái Bình Dương. Năm 1973, Trung Quốc và Mỹ mở văn phòng liên lạc ở thủ đô mỗi nước mở đầu cho việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.
Năm 1973, với Hiệp định Paris, Hoa Kỳ và Hạm đội 7 rút quân và thiết bị của Hoa Kỳ ra khỏi khu vực quần đảo Hoàng Sa. Như vậy Hoa Kỳ đã xem việc bảo vệ quần đảo này là việc riêng của Việt Nam cộng hòa.
Ngày 11/1/1974 Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ của Trung Quốc và tố cáo Việt Nam cộng hòa chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sau đó, Việt Nam cộng hòa ra tuyên bố khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam và bác bỏ những cáo buộc của Trung Quốc.
Trước tình hình đó, Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam cộng hòa quyết định thiết lập một phi trường trên đảo Hoàng Sa có khả năng chuyên chở bằng máy bay hạng nặng C-47 Caribou để chuyển quân nhanh ra nhóm đảo Nguyệt Thiềm. Ngày 16/1/1974, khi một phái đoàn của Quân lực Việt Nam cộng hòa thăm dò một số đảo Hoàng Sa trong việc chuẩn bị xây dựng sân bay nói trên thì phát hiện ra sự hiện diện của Hải quân Trung Quốc và giao tranh xảy ra sau đó.
Lực lượng hai bên khi xung trận
Phía Việt Nam cộng hòa có 4 chiến hạm là Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16), Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10), Tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5), Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4), 1 đại đội hải kích thuộc Hải quân Việt Nam cộng hòa, một số biệt hải (biệt kích hải quân) và 1 trung đội địa phương quân đang trú phòng tại đảo Hoàng Sa.
Phía Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có 4 chiếm hạm trực tiếp tham gia trận chiến là Liệp tiềm đĩnh (tàu chống ngầm) số 274, Liệp tiềm đĩnh số 271, Tảo lôi hạm số 389, Tảo lôi hạm số 396, 2 ngư thuyền ngụy trang số 402 và số 407. Ngoài ra, phía Trung Quốc còn có lực lượng thuộc Trung đoàn 10 Hải quân lục chiến. Sau khi trận chiến đã kết thúc thì Liệp tiềm đĩnh số 282 và Liệp tiềm đĩnh số 281 mới đến tăng viện.
Liệp tiềm đĩnh (tàu chống ngầm) số 274 của Trung Quốc chụp từ tàu của Việt Nam cộng hòa trước khi nổ súng
Về vũ khí trên các tàu, 2 chiếc Tuần dương hạm của Việt Nam Cộng hòa
trang bị 1 khẩu pháo 127 ly (5 inch) đặt tại boong trước, đằng sau của
khẩu đại pháo là giàn pháo 40 ly 2 nòng nằm một tầng cao hơn ngay dưới
đài chỉ huy. Hai bên hông đài chỉ huy là các khẩu đại bác 20 ly đôi (2
nòng). Tại boong sau có các khẩu đại bác 40 ly đơn, một bên tả hạm, một
bên hữu hạm. Vũ khí chính của HQ-10 là khẩu pháo 76,2 ly đặt tại sân
trước, 2 đại bác 40 ly đơn tại boong giữa và 4 đại bác 20 ly đặt hai bên
hông đài chỉ huy và boong sau. Còn tàu khu trục HQ-4 được trang bị
radar phòng không (DER - Destroyer Escort Radar) và hai giàn pháo 76,2
ly có radar điều khiển (radar control) với khả năng tự dò tìm góc độ và
tầm xa để "khóa chặt" (lock on) mục tiêu. Trong khi đó, tàu chống ngầm
lớp Krondstadt (Kronshtadt class submarine chaser) của Trung Quốc trang
bị 1 pháo 85 ly và 2 pháo 37 ly điều khiển bằng tay.Như vậy, xét tương quan lực lượng, mỗi bên có 4 chiến hạm trực tiếp tham chiến. Việt Nam cộng hòa có ưu thế là các chiến hạm lớn, trang bị pháo và súng lớn hơn, mạnh hơn, nhiều hơn so với tàu Trung Quốc. Tuy nhiên, nhược điểm của các tàu này là cồng kềnh, vận chuyển chậm. Các chỉ huy Việt Nam Cộng hòa cũng không lập sẵn kế hoạch cơ động tác chiến nếu có nổ súng, dẫn đến việc tác chiến bị động và 2 tàu trong đội hình (HQ-5 và HQ-16) còn bắn nhầm vào nhau.
(Còn tiếp)
Đức Toàn (tổng hợp)
|
|||
Những sự thật về trận hải chiến Hoàng Sa 19/1/1974
10:40 | 19/12/2013 (PetroTimes) - Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa sau đó yêu cầu Hạm đội 7 trợ giúp, nhưng phía Mỹ từ chối. Điều bất ngờ khi chạm trán đối phương Ngày 16/1/1974, Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16) đưa một phái đoàn công binh Quân đoàn I của Việt Nam Cộng hòa do Thiếu tá Hồng dẫn đầu (trong đó có một người Mỹ tên Kosh thuộc Văn phòng Tùy viên quân sự Hoa Kỳ tại Ðà Nẵng) ra thăm dò một số đảo Hoàng Sa để thiết lập một đường băng ngắn đã phát hiện hai ngư thuyền ngụy trang số 402 và số 407 của Hải quân Trung Quốc gần đảo Hữu Nhật (còn được gọi không chính xác là đảo Cam Tuyền), đồng thời phát hiện quân Trung Quốc chiếm đóng đảo Quang Hòa và cắm cờ Trung Quốc tại các đảo Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Ảnh (còn được gọi không chính xác là đảo Vĩnh Lạc). Sau khi cấp báo về Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải tại Đà Nẵng, tàu HQ-16 bắn pháo hiệu yêu cầu các chiến hạm Trung Quốc rời lãnh hải Việt Nam. Các chiến hạm Trung Quốc không chấp thuận yêu cầu, và cũng dùng pháo hiệu yêu cầu phía Việt Nam cộng hòa rời lãnh hải Trung Quốc. Ngày 17/1/1974, Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4) đến Hoàng Sa, chở theo một toán người nhái (biệt hải) và một đội hải kích đổ bộ xuống Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Ảnh để nhổ cờ Trung Quốc, dựng cờ Việt Nam cộng hoà. Sau đó lính Việt Nam cộng hòa rút quân lên tàu. Theo hạm trưởng HQ-16, Trung tá Lê Văn Thự, toán biệt hải rời HQ-4 bằng xuồng cao su để lên HQ-16. Cùng ngày, hai tàu Liệp tiềm đĩnh loại Kronstad số 274 và 271 của Trung Quốc xuất hiện.
Bốn chiến hạm của Việt Nam Cộng hòa đã tham dự trận hải chiến Hoàng Sa bảo vệ lãnh thổ vào năm 1974
Trung Quốc nắm thế chủ động và dùng vũ lựcĐêm 17/1/1974, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai nhận báo cáo tình hình Hoàng Sa từ Trường Lý Lực, Cục phó Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc. Sau đó Chu Ân Lai cùng với Diệp Kiếm Anh viết báo cáo gửi Mao Trạch Đông đề nghị phái quân ra quần đảo Hoàng Sa. Mao Trạch Đông phê vào bản báo cáo của Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh: “Đồng ý!”, và nói rằng, “trận này không thể không đánh”. Mao Trạch Đông giao cho Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình trực tiếp chỉ huy trận đánh tại quần đảo Hoàng Sa. Đây là trận đánh đầu tiên của Đặng Tiểu Bình khi mới được phục chức sau 7 năm đi "cải tạo". Ngày 18/1/1974, Chu Ân Lai triệu tập cuộc họp Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc để thảo luận về tình hình Hoàng Sa và lập ra ban chuyên trách năm người để đối phó với các diễn biến có thể xảy ra tại Hoàng Sa. Ban chuyên trách gồm: Diệp Kiếm Anh (chủ nhiệm ban chuyên trách), Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Đặng Tiểu Bình và Trần Tích Liên. Ban chuyên trách nghe Phó Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Tô Chấn Hoa báo cáo sau đó quyết định tấn công hạm đội Việt Nam Cộng hòa. Đồng thời, ban chuyên trách công bố bản hướng dẫn nhằm đánh lại các tuần dương hạm của Việt Nam Cộng hòa. Căn cứ vào bản hướng dẫn này, hải quân Trung Quốc lập kế hoạch chuẩn bị cho chiến dịch. Hải quân Việt Nam Cộng hòa muốn thể hiện sức mạnh Ngày 18/1/1974, Đề đốc Lâm Ngươn Tánh, Tư lệnh phó Hải quân Việt Nam cộng hòa bay ra Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải tại Đà Nẵng để chỉ huy toàn bộ lực lượng tham chiến tại Hoàng Sa. Cũng trong sáng ngày 18 tháng 1 năm 1974, lực lượng tăng cường cho Hoàng Sa bao gồm Tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5) và Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10) có mặt tại trận địa. Do hải hành lâu ngày chưa kịp tu bổ, HQ-10 tham chiến với một máy không dùng được, chỉ còn một máy hoạt động. HQ-5 do Trung tá Phạm Trọng Quỳnh chỉ huy là soái hạm của Hải đoàn đặc nhiệm bao gồm 4 chiến hạm HQ-4,HQ-5,HQ-10,HQ-16. Đại tá Hải quân Hà Văn Ngạc ở trên HQ-5 là người trực tiếp chỉ huy Hải đoàn.
Liệp tiềm đĩnh (tàu chống ngầm) số 274 của Trung Quốc chụp từ tàu của Việt Nam Cộng hòa trước khi nổ súng
Khoảng xế trưa ngày 18/1, Đại tá Ngạc quyết định hải đoàn sẽ phô trương
lực lượng bằng một cuộc thao diễn chiến thuật để tiến về phía đảo Quang
Hòa với hy vọng có thể đổ bộ chiếm lại đảo một cách hoà bình như đã làm
trước đây. Bốn chiến hạm theo đội hình hàng dọc, dẫn đầu là khu trục
hạm HQ-4, theo sau là tuần dương hạm HQ-5 trương hiệu kỳ hải đội, thứ ba
là tuần dương hạm HQ-16 và sau cùng là hộ tống hạm HQ-10, khởi hành từ
nam đảo Hoàng Sa để tiến về đảo Quang Hòa. Khoảng cách giữa các chiến
hạm là hai lần khoảng cách tiêu chuẩn (1000 yard).Trên đường đến đảo Quang Hòa, Hải đoàn bị 2 chiến hạm Kronstad của Trung Quốc mang số hiệu 271 và 274 chặn đường. Hai chiếc chiến hạm khác nhỏ hơn mang số 389 và 396 vẫn ở sát bờ bắc đảo Quang Hòa. Chiến hạm 271 của trung Quốc và soái hạm HQ-5 trao đổi với nhau bằng đèn hiệu. Cả hai đều khẳng định đây là lãnh thổ của mình và yêu cầu đối phương rút lui. Để tránh đụng tàu, đại tá Ngạc đưa Hải đoàn trở về phía nam đảo Hoàng Sa để theo dõi các chiến hạm Trung Quốc khi đó quay về đóng tại phía bắc và tây bắc đảo Quang Hòa. Thất bại ngay cuộc đổ bộ đầu tiên Theo Trung tá Lê Văn Thự, hạm trưởng HQ-16, khoảng 10 giờ sáng ngày 18/1, Đại tá Hà Văn Ngạc ra lệnh cho ông đưa viên cố vấn Mỹ lên đảo Hoàng Sa sau đó cho toán biệt hải đổ bộ lên đảo Quang Hoà và một toán của HQ-16 lên giữ đảo Quang Ảnh. Sau khi đưa viên cố vấn Mỹ lên đảo Hoàng Sa, HQ-16 tiến đến gần đảo Quang Hòa, đổ bộ toán biệt hải lên đảo thì một tàu Trung Quốc xuất hiện, cản trước mũi, không cho HQ-16 tiến gần đến đảo. Hai tàu cọ vào nhau làm tàu Trung Quốc hư hại nhẹ. Theo Trung tá Thự, tàu Trung Quốc mang số hiệu 271, dài chừng 70 mét, có súng tương đương với súng 76,2 ly, 40 ly, 20 ly và đại liên 12,7 của HQ-16. HQ-16 chuyển hướng sau đó cho biệt hải dùng xuồng cao su tấn công ở phía nam của đảo Quang Hoà từ khoảng cách 1-2 hải lý. Cuộc đổ bộ thất bại. Một thiếu úy biệt hải bị bắn chết. Toán biệt hải trở về HQ-16. Chiều ngày 18/1, khoảng 18 giờ, Đại tá Ngạc gọi máy cho Trung tá Lê Văn Thự và ra lệnh cho ông chỉ huy HQ-10, bằng mọi giá phải đổ bộ cho được toán biệt hải lên đảo Quang Hoà. Sau khi nhận lệnh này, HQ-16 không còn liên lạc được với đại tá Ngạc trên soái hạm HQ-5, tàu HQ-4 hay Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng I Duyên Hải do máy liên lạc âm thoại giai tần đơn bị Trung Quốc phá sóng. HQ-16 chỉ còn liên lạc được với HQ-10. Những ngày sau đó do bị thương khi hải chiến với tàu Trung Quốc, HQ-16 không thể chấp hành lệnh đổ bộ của đại tá Ngạc. Vào khoảng 23 giờ ngày 18/1, Đề đốc Lâm Ngươn Tánh ban hành Lệnh hành quân Hoàng Sa 1 nhằm chiếm lại một cách hòa bình các đảo Hữu Nhật, Quang Hòa, Duy Mộng, Quang Ảnh. Đại tá Hà Văn Ngạc chia lực lượng tham chiến thành hai phân đoàn đặc nhiệm: phân đoàn I là chủ lực gồm khu trục hạm HQ-4 và tuần dương hạm HQ-5 do hạm trưởng khu trục hạm HQ-4 chỉ huy; phân đoàn II có nhiệm vụ yểm trợ gồm tuần dương hạm HQ-16 và hộ tống hạm HQ-10 do hạm trưởng tuần dương hạm HQ-16 chỉ huy. Theo tài liệu của Tổng cục Chiến tranh Chính trị và tường thuật của Đại tá Hà Văn Ngạc, 8 giờ 30 ngày 19/1, hai nhóm biệt hải của Việt Nam cộng hòa gồm 74 người do Ðại úy Nguyễn Minh Cảnh chỉ huy tiếp tục đổ quân vào đảo Quang Hòa. Đại tá Ngạc chỉ thị lực lượng này không được nổ súng trước và có nhiệm vụ yêu cầu toán quân Trung Quốc rời đảo. Trên đảo đang có một đại đội của Hải quân Trung Quốc trấn giữ. Theo báo cáo của biệt đội trưởng, chiến sĩ Ðỗ Văn Long là người đầu tiên tiến vào đảo và vừa nổ súng vừa tiến vào trong nên đã bị hỏa lực trong bờ bắn tử thương ngay tại bãi biển. Sau đó Trung úy Lê Văn Ðơn cũng tử thương. Việc đổ bộ thất bại. Hai toán biệt hải được lệnh rút về HQ-5. Tổng số thương vong của Hải quân Việt Nam cộng hòa gồm 2 người chết và 2 bị thương. Quyết định nổ súng trước Việc đổ bộ thất bại được báo cáo ngay về Bộ Tư lệnh Hải quân vùng I duyên hải. Chừng ít phút sau đó (vào khoảng 9 giờ 30 sáng) phó đô đốc Hải quân Việt nam cộng hòa Hồ Văn Kỳ Thoại theo chỉ thị của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, ra khẩu lệnh vắn tắt "khai hỏa" cho Đại tá Ngạc trên băng siêu tần số SSB (single side band) và không có chi tiết gì khác hơn. Ban đầu đại tá Ngạc dự định cho hạm đội bắn pháo lên đảo để dọn đường cho lính thủy đổ bộ. Sau đó do các hạm trưởng khác phản đối, đại tá Ngạc quyết định tiêu diệt các tàu Trung Quốc trước. Lúc 10 giờ 22 cùng ngày, 2 chiến hạm của phía Việt Nam Cộng hòa là HQ-16 và HQ-10 tiến vào lòng chảo Hoàng Sa theo thế gọng kìm, nổ súng trước vào các tàu chiến Trung Quốc đang neo đậu trong khu vực này. Các tàu Trung Quốc tích cực di chuyển và phản kích dữ dội. Hai chiến hạm còn lại của Việt Nam cộng hòa là HQ-4 và HQ-5 cũng tiến vào lòng chảo, tham chiến từ phía tây nam. Vì tầm quan sát rất hạn chế nên từ Tuần dương hạm HQ-5 không quan sát được Tuần dương hạm HQ-16 và Hộ tống hạm HQ-10. Do máy liên lạc bị Trung Quốc phá sóng nên Soái hạm chỉ có thể liên lạc với các chiến hạm còn lại bằng máy PRC 25. Khả năng cơ động kém Sau vài phút tác chiến, HQ-4 chỉ bị thiệt hại nhẹ nhưng do trở ngại khả năng pháo kích và tàu cơ động chậm nên không phát huy được hoả lực, buộc phải lùi ra xa. Sau khoảng 15 phút giao chiến, HQ-10 bốc cháy tại chỗ rồi chìm, HQ-16 trúng đạn pháo 127 ly của HQ-5 xuyên thủng hầm máy, bị nghiêng trên 10 độ phải rút lui về phía tây. Theo trưởng khối hành quân HQ-5 Bùi Ngọc Nở, HQ-5 sau 15 phút chiến đấu bị trúng đạn đại bác của địch khiến các khẩu pháo 127 ly và 40 ly bị vô hiệu hoá. Khoảng 11 giờ 25, sau khi nhận được tin HQ-16 trúng đạn và mất liên lạc với HQ-10, đồng thời phát hiện một chiến hạm của Trung Quốc loại có trang bị mỗi bên một dàn phóng hỏa tiễn kép loại hải đối hải, cách xa chừng 8 đến 10 hải lý đang tiến vào vùng giao tranh với một tốc độ cao, Đại tá Ngạc ra lệnh cho HQ-4 và HQ-5 rút lui về phía đông nam, hướng về vịnh Subic. Philippines. Vì ông nghĩ rằng, Hải đội không thể để bị thiệt hại một khu trục hạm trong khi Hải quân Việt Nam cộng hòa chỉ có tổng cộng 2 chiếc. Nhưng theo trung tá Thự, đại tá Ngạc ra lệnh rút lui vì "lo sợ cả phản lực cơ và tiềm thủy đĩnh Trung cộng" "nên không còn tinh thần để chiến đấu nữa". Ông cho rằng chuyện phía đông xuất hiện một chiến hạm Trung Quốc có trang bị hỏa tiễn” chỉ là tưởng tượng vì "cách xa chừng 8 đến 10 hải lý thì khó mà nhìn thấy được mỗi bên một giàn phóng hỏa tiễn". Các tàu phía Trung Quốc cũng bị hư hại nặng, một tàu phải ủi bãi, một tàu bốc cháy, không đủ sức đuổi theo. Việt Nam cộng hoà buộc phải tháo chạy Trong thời gian xảy ra chiến sự, Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam cộng hòa nhận được thông báo của Văn phòng Tùy viên quân sự Hoa Kỳ (DAO) tại Sài Gòn, cho biết radar Đệ thất Hạm đội ghi nhận một số tàu chiến và chiến đấu cơ từ Hải Nam đang tiến về phía Hoàng Sa. Số tàu chiến chi viện của Trung Quốc vẫn chưa được xác định chính xác nhưng có thể bao gồm 2 tàu chống ngầm số hiệu 281 và 282 thuộc lớp tàu Hải Nam. Phó đô đốc Hải quân Việt Nam cộng hòa Hồ Văn Kỳ Thoại cho biết "Chúng tôi phải quyết định rút lui khi cố vấn Hoa Kỳ cho biết 17 chiến hạm của Trung Quốc đang trên đường tới khu vực và khả năng là sẽ có phi cơ phản lực tới từ đảo Hải Nam". Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam cộng hòa sau đó yêu cầu Hạm đội 7 trợ giúp, nhưng phía Mỹ từ chối, thậm chí Hạm đội 7 từ chối cả việc cứu những thủy thủ của tàu HQ-10 đang trôi dạt trên biển. Sau khi Bộ tư lệnh cân nhắc tương quan lực lượng, các chiến hạm Việt Nam cộng hòa được lệnh rút bỏ quần đảo Hoàng Sa. Khoảng 14 giờ 30 ngày 19/01/1974 khi ngang qua đảo Tri Tôn thì HQ-5 được lệnh của Tư lệnh hải quân từ Ðà Nẵng: "HQ-4 và HQ-5 phải quay trở lại Hoàng Sa, nếu cần thì ủi bãi". Nhưng không lâu sau đó có một lệnh tiếp theo từ Ðà Nẵng, cho HQ-4 và HQ-5 trở về lại Ðà Nẵng. Trên đường rút lui, HQ-16 đưa 8 quân nhân lên giữ đảo Hoàng Sa.
(Còn tiếp)
Đức Toàn (tổng hợp)
|
|
|||
Câu trả lời rất đơn giản: Mỹ vì quyền lợi của mình mà bán đứng VNCH, và bật đèn xanh cho TQ chiếm Hoàng sa.... !!!
Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=26178
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét