Biển Đông:
Mỹ công khai “tuyên chiến” với Trung Quốc
Cập nhật lúc 16h43" , ngày 31/05/2014
"Những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông đang gây bất ổn trong khu vực, và việc nước này không thể giải quyết được các cuộc tranh chấp với những nước láng giềng khác đang đe dọa sự tiến bộ lâu dài của khu vực Đông Á", ông Hagel phát biểu.
Trong một loạt phát biểu nhằm trực tiếp vào Trung Quốc, Bộ trưởng Hagel cho biết, Mỹ phản đối hành động của bất kỳ nước nào trong việc tìm cách sử dụng sự dọa dẫm hay đe dọa dùng vũ lực để tranh giành chủ quyền.
"Tất cả các nước trong khu vực, trong đó có Trung Quốc, có một sự lựa chọn: hoặc là đoàn kết và tái cam kết với trật tự ổn định trong khu vực hoặc là từ bỏ cam kết đó và gây nguy cơ đe dọa hòa bình, an ninh - hai thứ đang đem đến lợi ích cho hàng triệu người dân trên khắp khu vực Thái Bình Dương và hàng tỉ người trên khắp thế giới”, ông Hagel đã nói như vậy.
Ông chủ Lầu Năm Góc cảnh báo Bắc Kinh không được có “những hành động gây bất ổn” ở Biển Đông đồng thời thể hiện sự ủng hộ đối với Nhật Bản - kỳ phùng địch thủ trong khu vực của Trung Quốc, trong việc tìm kiếm một vai trò an ninh mạnh mẽ hơn, chủ động hơn, tích cực hơn ở Châu Á.
Nhấn mạnh cam kết của Mỹ đối với các nước đồng minh và bạn bè ở Châu Á, Bộ trưởng Quốc phòng Hagel kêu gọi tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho các cuộc tranh chấp quốc tế đồng thời phát đi một thông điệp thẳng thừng, sắc lạnh với Trung Quốc.
"Trong những tháng gần đây, Trung Quốc liên tục có những hành động đơn phương, gây bất ổn nhằm tranh giành chủ quyền ở Biển Đông”, ông Hagel đã nói thẳng thắng như vậy trước hàng loạt Bộ trưởng Quốc phòng, quan chức quân sự cấp cao, các nhà ngoại giao và các chuyên gia an ninh hàng đầu của Châu Á đang tham dự cuộc Đối thoại hàng năm Shangri-La.
Ông Hagel cáo buộc Trung Quốc hạn chế khả năng tiếp cận của Philippines đối với bãi cạn Scarborough, gây áp lực đối với sự hiện diện lâu dài của Manila ở bãi cạn Second Thomas, bắt đầu các hoạt động khai khẩn ở một loạt khu vực khác nhau và đưa một giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam.
Theo Bộ trưởng Hagel, Mỹ không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp chủ quyền nhưng “chúng tôi kiên quyết và kịch liệt phản đối bất kỳ nước nào định dùng sự dọa dẫm, ép buộc hay đe dọa dùng vũ lực để tranh giành chủ quyền”.
"Mỹ sẽ không nhìn đi nơi khác khi những nguyên tắc cơ bản của trật tự quốc tế bị thách thức”, Bộ trưởng Quốc phòng Hagel tuyên bố đầy cứng rắn như vậy.
Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền quyết liệt với một loạt các nước láng giềng Đông Nam Á gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Vùng lãnh thổ Đài Loan ở Biển Đông. Trung Quốc cũng có tranh chấp “căng như dây đàn” với Nhật Bản ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Mỹ đã nhiều lần công khai khẳng định rõ ràng rằng, nước này có nghĩa vụ theo hiệp ước với Nhật Bản. Theo đó, Mỹ sẽ bênh vực Nhật Bản trong trường hợp nước này bị một bên thứ ba tấn công và Washington tuyên bố, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm trong sự điều chỉnh của hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Nhật. Washington cũng kiên quyết không công nhận vùng nhận diện phòng không mà Bắc Kinh tuyên bố thành lập hồi cuối năm ngoái ở biển Hoa Đông, trong đó bao trùm nhiều khu vực tranh chấp với Nhật Bản và Hàn Quốc.
Trung Quốc “nổi điên” với Mỹ
Trung Quốc đã phản ứng vô cùng giận dữ trước những cảnh báo, chỉ trích của Bộ trưởng Quốc phòng Hagel. Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc – ông Wang Guanzhong đã miêu tả những phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ là vô cơ sở, vô căn cứ đồng thời lên án ông Hagel về việc đã công khai đưa ra những phát biểu như thế.
"Bài phát biểu đó chứa đầy tư tưởng thể hiện quyền bá chủ, đầy sự kích động, đe dọa và dọa dẫm”, một phóng viên của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc dẫn lời ông Wang cho biết.
"Hơn nữa, việc nước này nhiều lần công khai chỉ trích đích danh Trung Quốc cùng với những kiểu cáo buộc như trên là hoàn toàn không có cơ sở, không có lý do”, Phó Tổng tham mưu trưởng Wang nói. Dự kiến, ông này sẽ có bài phát biểu trong ngày mai (1/6).
Những phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng đã vấp phải sự thách thức từ Tướng cấp cao Yao Yunzhu của quân đội Trung Quốc. Ông này tỏ ý hoài nghi về việc liệu Mỹ và các nước đồng minh có tuân theo luật quốc tế và có tham vấn với các nước khác khi thiết lập vùng phòng không hay không.
Ông Yao – Giám đốc Trung tâm Quan hệ Quốc phòng Mỹ-Trung thuộc Học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc, cũng đặt câu hỏi về việc làm thế nào Mỹ có thể nói là nước này không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp chủ quyền khi vẫn tuyên bố cam kết thực hiện các nghĩa vụ trong hiệp ước phòng thủ với Nhật Bản.
Đáp lại, Bộ trưởng Hagel khẳng định, Mỹ và các đồng minh đã tham vấn với các nước láng giềng chứ không giống như Trung Quốc đơn phương thiết lập vùng nhận diện phòng không ở biển Hoa Đông.
Giới chức Mỹ cũng bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về quyết định của Trung Quốc trong việc đưa một giàn khoan khổng lồ vào vùng biển của Việt Nam. Động thái này đã dẫn đến hàng loạt cuộc va chạm giữa hai nước, trong đó tàu Trung Quốc từng đâm chìm một tàu cá của ngư dân Việt Nam.
Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=28969
Mỹ công khai “tuyên chiến” với Trung Quốc
Cập nhật lúc 16h43" , ngày 31/05/2014
(VnMedia) - Bộ
trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel hôm nay (31/5) đã công khai lên tiếng
cảnh báo tại một hội nghị an ninh quốc tế rằng, Mỹ “sẽ không nhìn đi nơi
khác” khi các nước như Trung Quốc cố tìm cách giới hạn sự tự do hàng
hải hay phớt lờ các quy định và tiêu chuẩn quốc tế.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hagel (bên trái) bắt tay với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
"Những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông đang gây bất ổn trong khu vực, và việc nước này không thể giải quyết được các cuộc tranh chấp với những nước láng giềng khác đang đe dọa sự tiến bộ lâu dài của khu vực Đông Á", ông Hagel phát biểu.
Trong một loạt phát biểu nhằm trực tiếp vào Trung Quốc, Bộ trưởng Hagel cho biết, Mỹ phản đối hành động của bất kỳ nước nào trong việc tìm cách sử dụng sự dọa dẫm hay đe dọa dùng vũ lực để tranh giành chủ quyền.
"Tất cả các nước trong khu vực, trong đó có Trung Quốc, có một sự lựa chọn: hoặc là đoàn kết và tái cam kết với trật tự ổn định trong khu vực hoặc là từ bỏ cam kết đó và gây nguy cơ đe dọa hòa bình, an ninh - hai thứ đang đem đến lợi ích cho hàng triệu người dân trên khắp khu vực Thái Bình Dương và hàng tỉ người trên khắp thế giới”, ông Hagel đã nói như vậy.
Ông chủ Lầu Năm Góc cảnh báo Bắc Kinh không được có “những hành động gây bất ổn” ở Biển Đông đồng thời thể hiện sự ủng hộ đối với Nhật Bản - kỳ phùng địch thủ trong khu vực của Trung Quốc, trong việc tìm kiếm một vai trò an ninh mạnh mẽ hơn, chủ động hơn, tích cực hơn ở Châu Á.
Nhấn mạnh cam kết của Mỹ đối với các nước đồng minh và bạn bè ở Châu Á, Bộ trưởng Quốc phòng Hagel kêu gọi tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho các cuộc tranh chấp quốc tế đồng thời phát đi một thông điệp thẳng thừng, sắc lạnh với Trung Quốc.
"Trong những tháng gần đây, Trung Quốc liên tục có những hành động đơn phương, gây bất ổn nhằm tranh giành chủ quyền ở Biển Đông”, ông Hagel đã nói thẳng thắng như vậy trước hàng loạt Bộ trưởng Quốc phòng, quan chức quân sự cấp cao, các nhà ngoại giao và các chuyên gia an ninh hàng đầu của Châu Á đang tham dự cuộc Đối thoại hàng năm Shangri-La.
Ông Hagel cáo buộc Trung Quốc hạn chế khả năng tiếp cận của Philippines đối với bãi cạn Scarborough, gây áp lực đối với sự hiện diện lâu dài của Manila ở bãi cạn Second Thomas, bắt đầu các hoạt động khai khẩn ở một loạt khu vực khác nhau và đưa một giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam.
Theo Bộ trưởng Hagel, Mỹ không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp chủ quyền nhưng “chúng tôi kiên quyết và kịch liệt phản đối bất kỳ nước nào định dùng sự dọa dẫm, ép buộc hay đe dọa dùng vũ lực để tranh giành chủ quyền”.
"Mỹ sẽ không nhìn đi nơi khác khi những nguyên tắc cơ bản của trật tự quốc tế bị thách thức”, Bộ trưởng Quốc phòng Hagel tuyên bố đầy cứng rắn như vậy.
Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền quyết liệt với một loạt các nước láng giềng Đông Nam Á gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Vùng lãnh thổ Đài Loan ở Biển Đông. Trung Quốc cũng có tranh chấp “căng như dây đàn” với Nhật Bản ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Mỹ đã nhiều lần công khai khẳng định rõ ràng rằng, nước này có nghĩa vụ theo hiệp ước với Nhật Bản. Theo đó, Mỹ sẽ bênh vực Nhật Bản trong trường hợp nước này bị một bên thứ ba tấn công và Washington tuyên bố, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm trong sự điều chỉnh của hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Nhật. Washington cũng kiên quyết không công nhận vùng nhận diện phòng không mà Bắc Kinh tuyên bố thành lập hồi cuối năm ngoái ở biển Hoa Đông, trong đó bao trùm nhiều khu vực tranh chấp với Nhật Bản và Hàn Quốc.
Trung Quốc “nổi điên” với Mỹ
Trung Quốc đã phản ứng vô cùng giận dữ trước những cảnh báo, chỉ trích của Bộ trưởng Quốc phòng Hagel. Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc – ông Wang Guanzhong đã miêu tả những phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ là vô cơ sở, vô căn cứ đồng thời lên án ông Hagel về việc đã công khai đưa ra những phát biểu như thế.
"Bài phát biểu đó chứa đầy tư tưởng thể hiện quyền bá chủ, đầy sự kích động, đe dọa và dọa dẫm”, một phóng viên của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc dẫn lời ông Wang cho biết.
"Hơn nữa, việc nước này nhiều lần công khai chỉ trích đích danh Trung Quốc cùng với những kiểu cáo buộc như trên là hoàn toàn không có cơ sở, không có lý do”, Phó Tổng tham mưu trưởng Wang nói. Dự kiến, ông này sẽ có bài phát biểu trong ngày mai (1/6).
Những phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng đã vấp phải sự thách thức từ Tướng cấp cao Yao Yunzhu của quân đội Trung Quốc. Ông này tỏ ý hoài nghi về việc liệu Mỹ và các nước đồng minh có tuân theo luật quốc tế và có tham vấn với các nước khác khi thiết lập vùng phòng không hay không.
Ông Yao – Giám đốc Trung tâm Quan hệ Quốc phòng Mỹ-Trung thuộc Học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc, cũng đặt câu hỏi về việc làm thế nào Mỹ có thể nói là nước này không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp chủ quyền khi vẫn tuyên bố cam kết thực hiện các nghĩa vụ trong hiệp ước phòng thủ với Nhật Bản.
Đáp lại, Bộ trưởng Hagel khẳng định, Mỹ và các đồng minh đã tham vấn với các nước láng giềng chứ không giống như Trung Quốc đơn phương thiết lập vùng nhận diện phòng không ở biển Hoa Đông.
Giới chức Mỹ cũng bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về quyết định của Trung Quốc trong việc đưa một giàn khoan khổng lồ vào vùng biển của Việt Nam. Động thái này đã dẫn đến hàng loạt cuộc va chạm giữa hai nước, trong đó tàu Trung Quốc từng đâm chìm một tàu cá của ngư dân Việt Nam.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét