Tháng 4/2014: Sài Gòn tưởng niệm Tướng Nguyễn Khoa Nam
Lễ tưởng niệm trước di cốt Tướng Nguyễn Khoa Nam
Huỳnh Công Thuận - Chúng tôi những quân nhân QLVNCH của 40 năm trước cùng với thế hệ hậu duệ đã cùng nhau trân trọng làm lễ tưởng niệm trước di cốt Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam người anh cả Tư lệnh Quân Đoàn IV, Quân khu 4, người đã tuẩn tiết ngày 1 tháng 5 sau khi lệnh buông súng đầu hàng được ban ra vào trưa ngày 30/4/1975.
Huỳnh Công Thuận - Chúng tôi những quân nhân QLVNCH của 40 năm trước cùng với thế hệ hậu duệ đã cùng nhau trân trọng làm lễ tưởng niệm trước di cốt Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam người anh cả Tư lệnh Quân Đoàn IV, Quân khu 4, người đã tuẩn tiết ngày 1 tháng 5 sau khi lệnh buông súng đầu hàng được ban ra vào trưa ngày 30/4/1975.
Là một quân nhân sống trong trại độc thân trong một đơn vị tại Cần Thơ.
Tôi còn nhớ tối 30/4/75 Tướng Lê Văn Hưng (Tư lệnh phó) tự sát được gia
đình đưa về quê an táng (nghe nói hình như là Bạc Liêu?). Sáng ngày 1
tháng 5 năm 1975, tôi có mặt trong đơn vị để chờ phía bên kia đến bàn
giao theo lệnh cấp trên, sáng hôm đó Hạ sĩ nhất Từ Văn Khá, vào đơn vị
cho biết khi đi ngang nghĩa trang quân đội Cần Thơ thấy đang an táng ai
đó. Nghĩa trang quân đội Cần Thơ nằm trong con lộ 19, ngang xéo nhà
Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, đầu đường là đơn vị chung sự, khi đến nơi mới
biết là Tướng Nguyễn Khoa Nam Tư lệnh Quân Đoàn vừa tuẩn tiết lúc sáng
sớm ngày 1/5/1975.
Thời gian vật đổi sao dời, mãi đến gần đây nghe tin di cốt của Tướng
Nguyễn Khoa Nam được gởi trong một ngôi chùa ở Sài Gòn, chúng tôi tìm
đến thì thấy là đúng. Cuối cùng chúng tôi những người lính thất lạc hàng
ngũ đã gặp được di cốt của người sau gần 40 năm bặt tin.
Nhân những ngày cuối tháng 4 năm nay, năm 2014, với sự cố gắng chúng tôi
những cựu quân nhân QLVNCH đã thực hiện một buổi lễ tưởng niệm Tư Lệnh
Nguyễn Khoa Nam trước di cốt của người tại Sài Gòn trong không khí trang
nghiêm và thân tình. Anh em chúng tôi mặc sắc phục đại diện tất cả các
binh chủng kể cả binh chủng nữ quân nhân…
Đặc biệt trong buổi tưởng niệm có sự góp mặt của “người tù thế kỷ” cựu
Đại úy Nguyễn Hữu Cầu (SQ khóa 4/68 Thủ Đức) sau 37 năm tù đày vừa mới
được nhà cầm quyền CS trả tự do vào cuối tháng trước, tháng 3 năm 2014.
Và đặc biệt có sự góp mặt của “Nhạc sĩ đường phố” Tạ Trí Hải với bản
chiêu hồn tử sĩ…
Tưởng niệm Tư lệnh Nguyễn Khoa Nam (tháng 4/2014)
Kính thưa Tư lệnh,
Sau gần 40 năm kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi lệnh buông súng đầu hàng được ban ra thì sáng hôm sau ngày 1 tháng 5, Tư lệnh đã giử vững khí tiết "sinh vi tướng, tử vi thần" của một tướng quân, đã giử trọn lời tuyên thệ của một quân nhân VNCH "Tổ Quốc -- Danh Dự -- Trách Nhiệm". Tư lệnh đã theo gương người xưa, tướng nếu không giử được thành thì tuẩn tiết theo thành. Tư lệnh đã chọn một cái chết hào hùng chứ không chịu đầu hàng nhục nhã.
Vâng "Anh hùng tử, chứ khí hùng nào tử".
Hôm nay, sau gần 40 năm thất lạc, anh em quân nhân chúng tôi từ khắp nơi gồm các quân binh chủng cùng với thế hệ hậu duệ và một số dân, cán, chính đến đây kính cẩn nghiêng mình dâng hương trước linh cốt để tưởng nhớ Tư lệnh, người anh cả của quân đoàn 4 - quân khu 4. Chúng tôi luôn nhớ mãi tấm gương tư lệnh đã sống một cuộc sống giản dị, không vợ con, không xa hoa phù phiếm, không vật chất cao sang. Tư lệnh còn là một Phật tử ăn chay, niệm phật. Chúng tôi nhớ mãi Tư lệnh là một người trầm lặng, ít nói, sống nội tâm, thường xuyên nghiền ngẫm kinh Phật và sách Thánh hiền, một đời sống phúc hậu và đạo đức lấy Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín làm đầu. Trong quân đội, Tư lệnh là một vị tướng mẫu mực, một cấp chỉ huy tài ba lỗi lạc nhưng vô cùng khiêm tốn, Tư lệnh thương yêu tất cả quân lính lẫn thường dân cho nên đã được tất cả binh sĩ dưới quyền cũng như đồng bào vô cùng kính mến.
Hôm nay tại đây, chúng tôi xin kính cẩn cúi đầu trước linh cốt Tư lệnh, khấn nguyện cầu mong Tư Lệnh "sống hiển hách, thác linh thiêng" xin về đây chứng giám phù hộ cho non sông gấm vóc tổ quốc Việt Nam tự do thân yêu của chúng ta sớm được sống trong một xã hội tôn trọng đầy đủ quyền con người.
Mong rằng các thế hệ mai sau sẽ không bao giờ còn phải sống dưới bất kỳ hình thức áp bức bất công phi lý nào.
Văn tế tưởng niệm Tưởng niệm Tư lệnh Nguyễn Khoa Nam
Tưởng niệm Tư lệnh Nguyễn Khoa Nam (tháng 4/2014)
Kính thưa Tư lệnh,
Sau gần 40 năm kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi lệnh buông súng đầu hàng được ban ra thì sáng hôm sau ngày 1 tháng 5, Tư lệnh đã giử vững khí tiết "sinh vi tướng, tử vi thần" của một tướng quân, đã giử trọn lời tuyên thệ của một quân nhân VNCH "Tổ Quốc -- Danh Dự -- Trách Nhiệm". Tư lệnh đã theo gương người xưa, tướng nếu không giử được thành thì tuẩn tiết theo thành. Tư lệnh đã chọn một cái chết hào hùng chứ không chịu đầu hàng nhục nhã.
Vâng "Anh hùng tử, chứ khí hùng nào tử".
Hôm nay, sau gần 40 năm thất lạc, anh em quân nhân chúng tôi từ khắp nơi gồm các quân binh chủng cùng với thế hệ hậu duệ và một số dân, cán, chính đến đây kính cẩn nghiêng mình dâng hương trước linh cốt để tưởng nhớ Tư lệnh, người anh cả của quân đoàn 4 - quân khu 4. Chúng tôi luôn nhớ mãi tấm gương tư lệnh đã sống một cuộc sống giản dị, không vợ con, không xa hoa phù phiếm, không vật chất cao sang. Tư lệnh còn là một Phật tử ăn chay, niệm phật. Chúng tôi nhớ mãi Tư lệnh là một người trầm lặng, ít nói, sống nội tâm, thường xuyên nghiền ngẫm kinh Phật và sách Thánh hiền, một đời sống phúc hậu và đạo đức lấy Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín làm đầu. Trong quân đội, Tư lệnh là một vị tướng mẫu mực, một cấp chỉ huy tài ba lỗi lạc nhưng vô cùng khiêm tốn, Tư lệnh thương yêu tất cả quân lính lẫn thường dân cho nên đã được tất cả binh sĩ dưới quyền cũng như đồng bào vô cùng kính mến.
Hôm nay tại đây, chúng tôi xin kính cẩn cúi đầu trước linh cốt Tư lệnh, khấn nguyện cầu mong Tư Lệnh "sống hiển hách, thác linh thiêng" xin về đây chứng giám phù hộ cho non sông gấm vóc tổ quốc Việt Nam tự do thân yêu của chúng ta sớm được sống trong một xã hội tôn trọng đầy đủ quyền con người.
Mong rằng các thế hệ mai sau sẽ không bao giờ còn phải sống dưới bất kỳ hình thức áp bức bất công phi lý nào.
Sài Gòn, những ngày cuối tháng 4 năm 2014.
HUỲNH CÔNG THUẬN
* Tin mới:
Ngày 22/4/2014 “người tù thế kỷ” cho biết cách đây mấy ngày có hai sĩ
quan công an cấp tá cùng với một người thường phục bất ngờ đến gặp nói
là thăm viếng, nhưng lại dò hỏi ông chụp những hình này ở đâu, với ai,
sau 37 năm ngồi tù đầu óc ông hơi lễnh lãng nên không nhớ được các chi
tiết địa danh. Ông Cầu có hỏi:
- Bộ cấm chụp hình mặc đồ quân đội cũ hả? Tui mới ở tù ra chưa không
biết có gì mấy chú chỉ dạy thêm, để rảnh tui mua sách luật về tìm hiểu.
- Ô! Không, luật không cấm nhưng chúng tôi sợ ông bị họ lợi dụng, ông có
biết không, những hình này đưa ra nước ngoài được trả 3000 đô – 5000 đô
lận đó.
- Ô! Vậy tốt quá, tui bị mười một thứ bệnh con cháu tui đang lo không
tiền trị bệnh đây, vậy sẽ có được một ít tiền trị bệnh rồi...
Sáng 24/4/2014 lại có 2 cán bộ từ tỉnh Kiên Giang lên Sài Gòn đến nhà
gặp ông Cầu (đi cùng với Trung tá công an phường) họ nói là theo lệnh
lãnh đạo tỉnh Kiên Giang đến viếng thăm ông... nói vòng vo một lúc họ
khuyên ông không nên chụp hình mặc đồ lính cũ vì sợ ông bị lợi dụng, họ
còn hình này đưa ra nước ngoài được trả 9.000 đô – 10.000 đô !
Trời, tăng giá nhanh thật, tuần trước 3000 đô – 5000 đô, mới mấy ngày lên giá 9.000 đô – 10.000 đô rồi!
Dạ, quý vị làm ơn cho địa chỉ người mua hình chứ nói khơi khơi ai mà biết.
Chỉ mấy tấm hình mà quý vị cho giá nghe chóng mặt, xin hỏi còn quay video thì giá bao nhiêu ?!
*
Một vài hình ảnh đại diện các binh chủng:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét