QĐVNCH: Những chiến thắng bị lãng quên
VRNs (25.04.2014) – Sài Gòn – Dư luận thường chỉ hiểu rất sơ sài về Chiến tranh Việt Nam qua một vài phim ảnh về sự thất thủ của Sài Gòn năm 1975. Tức là sự chiến thắng hiển nhiên của quân du kích “anh hùng” trước một quân đội miền Nam thối nát mà binh lính chỉ chực trốn chạy theo Mỹ chứ không muốn chống giữ một chế độ bù nhìn do Hoa Kỳ dựng lên.
Năm 1972, trước tình hình thất bại của chiến tranh chống bạo động cộng thêm yếu tố thất bại quân sự của QĐVNCH ở Hạ Lào, Bắc Việt vội triển khai chiến dịch Nguyễn Huệ được xem là trận đánh quy ước lớn nhất từ trước đến giờ. Hà Nội tung gần trọn số quân chính quy gần 200.000 quân và 1200 thiết giáp. Và đó là trận đánh khốc liệt để lại dấu ấn kinh hoàng trong tâm trí người dân miền Nam và trận chiến ấy được mệnh danh là “Mùa Hè Đỏ Lửa”.
Chiến trận bắt đầu bằng nhiều mũi tấn công đồng loạt rất tàn khốc khiến cho quân đội miền Nam Việt Nam gần như tê liệt, tuy nhiên QĐVNCH đã kịp thời tổ chức phòng thủ một cách rất thông minh, linh hoạt và kiêu hùng, nhất là ở các thành phố như Kontum, Quảng Trị, An Lộc, được ví như là mặt trận Verdun của Việt Nam, ở nơi đó nguời lính miền Nam phải chống trả một quân số Bắc Việt đông hơn gấp năm lần, trang bị tối tân hơn và còn được thiết giáp yểm trợ.
Trận đánh lừng danh nhất của quân đội VNCH với 100% thực lực của chính họ đó là trận An Lộc một tỉnh lỵ rộng không đầy 4 cây số vuông. Nếu đem rải đều 40.000 quân Bắc Việt trên diện tích 4 km² thì bộ đội cộng sản sẽ tràn ngập thị xã An Lộc, mỗi người cách nhau 10 mét, ngang cũng như dọc, với đủ loại vũ khí tối tân. Mức độ ác liệt của trận đánh này khiến cho nhiều ký giả quốc tế có mặt ở Việt Nam đã đánh giá là còn tàn khốc hơn trận Điện Biên Phủ gấp 10 lần. Trận giao tranh thật sự khởi đầu từ ngày 7 tháng 4/1972…
Ngày 12 tháng 4 năm 1972, Bộ Tư Lệnh cao cấp của quân đội cộng sản Bắc Việt ra khẩu lịnh cho binh lính của họ: “Cán bộ và binh sĩ phải tấn công trên khắp mặt trận. Chiến thắng ắt về”. Cũng trong ngày hôm đó, bộ máy tuyên truyền của quân đội Bắc Việt được tổ chức ngay tại quận Lộc Ninh đã làm một việc được coi là rất tồi tệ khi họ rêu rao là An Lộc đã được giải phóng, nên ngày 13 tháng 4, tất cả các chiến xa của họ đều mở nắp trên pháo tháp tiến vào thị xã An Lộc như chỗ không người. Cho đến khi xe bị bắn cháy, những quân nhân Bắc Việt gục chết mà gương mặt vẫn còn hết sức ngỡ ngàng, như còn vương thắc mắc, “Quân ta đã giải phóng An Lộc rồi kia mà?”
Ngày hôm đó số thương vong của quân Bắc Việt lên rất cao, họ bỏ lại tại trận địa hơn 100 tử sĩ cả bộ binh đi cùng thiết giáp và lính lái xe cùng với 18 chiến xa. (Battle of An Loc col. William Bill Miller, 1972.)
Quân đội cộng sản Bắc Việt đã có rất nhiều lợi thế ngay từ đầu với yếu tố bất ngờ, hỏa lực hùng hậu, quân số đông gấp bốn đến năm lần, và quân đội Việt Nam Cộng Hòa đồn trú tại An Lộc chỉ có vỏn vẹn có hơn 6000 binh sĩ. Mặc dù quân trú phòng VNCH đã phải chịu đựng khá nhiều tổn thất nhưng sau 93 ngày giao tranh, họ đã gây thiệt hại cho quân đội Bắc Việt ít nhất là 30.000 bộ đội trong tổng số 4 sư đoàn. Mưu đồ của Cộng Sản Bắc Việt mong tiến đánh thủ đô Saigon đã hoàn toàn bị chặn đứng bởi các chiến binh VNCH dũng cảm tại An Lộc” (Major General James F. Hollingsworth, “Communist Invasion in Military Regional III,” unpublished narrative, 1972).
Trong cuốn hồi ký của mình, Thượng tướng Trần văn Trà có nói: “Trận An Lộc, quân giải phóng đã chịu một thiệt hại không nhỏ nhưng từ đó chúng ta đã rút ra được những bài học vô giá cho các chiến dịch sau này. Một trong những yếu tố thất bại của chúng ta chính là sự đánh giá sai lầm về tinh thần chiến đấu của địch và sự yểm trợ hữu hiệu của hỏa lực Hoa Kỳ”. Nhờ vào sự yểm trợ dồn dập của không lực Hoa Kỳ, tuyến phòng thủ của miền Nam cũng phá vỡ được thế tấn công của chiến dịch Nguyễn Huệ. Quân đội Bắc Việt lại thêm một lần bị thảm bại với tổn thất hơn 100.000 binh sĩ và hơn một nữa số quân xa trên chiến trường.Trước thất bại thảm hại này, tướng Giáp ông tướng “nướng quân” Tổng chỉ huy lực lượng quân đội miền bắc đã phải từ chức.
Với những chiến thắng kể trên, vị trí của miền Nam chưa bao giờ được thuận lợi như thế: quân du kích bị triệt hạ, quân chính quy Bắc Việt bị tổn thất nặng nề. Hoa Kỳ còn giáng thêm một trận đòn chí mạng bằng cuộc dội bom 11 ngày đêm trên miền Bắc. Hà Nội vội mở cuộc thương thuyết hòa bình tại Paris. Robert Thompson, cố vấn Anh có kết luận như sau: Theo quan điểm của tôi vào ngày 30 tháng 12 năm 1972, sau mười một ngày dội bom hiệu quả của B 52 nhằm tấn công vào khu vực Hà Nội, miền Nam đã chiến thắng, Bắc Việt hầu như đã bị đánh gục.
Ngay những nguồn tin cộng sản cũng cho nhận định tương tự: vì bộ đội và cán bộ của chúng tôi đều mệt mỏi vì phải liên tục chiến từ tháng tư năm 1972, chúng tôi không có thời gian để lấy lại sức; các đơn vị thì trong tình trạng lộn xộn và thiếu nhân lực [...]Chúng tôi đã phải bỏ rút khỏi nhiều vùng để cho đối phương giành quyền kiểm soát (theo Tướng Trần Văn Trà).
Tuy nhiên, các trận đánh vẫn tiếp diễn, vì lực lượng miền Bắc có thể bổ sung quân số từ hậu phương, và vì mỗi sách lược tấn công miền Bắc điều có nguy cơ khiến Trung Quốc có cớ để lao vào cuộc chiến. Hơn nữa, dựa vào đường mòn Hồ Chí Minh, quân đội miền Bắc vẫn tiếp viện và duy trì một quân số quan trọng tại miền Nam tạo thế uy hiếp thường trực. Tuy nhiên theo sử gia Andrew Wiest thì quân lực VNCH với sự yểm trợ mạnh mẽ của không lực Hoa kỳ có thể đánh bại bất kỳ một đội quân cộng sản nào.
Lực lượng QĐVNCH vẫn tiếp tục kháng cự ở khu vực sông Cửu Long rất nhiều ngày sau tuyên bố đầu hàng của Tướng Dương Văn Minh. Theo hồi ký của tướng Trần Văn Trà thì đơn vị cuối cùng của QĐVNCH chỉ đầu hàng tại Châu Đốc vào ngày 6 tháng 5 1975 tức là một tuần sau khi chiến tranh chính thức chấm dứt, khi vũ khí đạn dược và lương thực của họ đã cạn kiệt.
Đăng ngày: 25.04.2014
VRNs (25.04.2014) – Sài Gòn – Dư luận thường chỉ hiểu rất sơ sài về Chiến tranh Việt Nam qua một vài phim ảnh về sự thất thủ của Sài Gòn năm 1975. Tức là sự chiến thắng hiển nhiên của quân du kích “anh hùng” trước một quân đội miền Nam thối nát mà binh lính chỉ chực trốn chạy theo Mỹ chứ không muốn chống giữ một chế độ bù nhìn do Hoa Kỳ dựng lên.
Sự thật là, chiến thắng của Bắc Việt vào năm 1975
không hề được toan tính từ trước. Trên thực tế, trong suốt thời gian
tiến triển, chiến tranh Việt Nam trở thành một cuộc tranh hùng gây cấn
và bấp bênh cho cả Hà Nội lẫn Sài Gòn cũng như đồng minh của hai bên,
Hoa kỳ và khối Cộng Sản. Mỗi bên đều luôn tìm cách thích ứng chiến lược
và phương tiện quân sự của mình theo tình hình biến chuyển của đối
phương và ngày hôm nay chúng ta được biết là trong cuộc chạy đua vũ
trang này phía miền Nam thường tạo được nhiều chiến công hiển hách đáng
ngưỡng mộ trong suốt chiều dài lịch sử của cuộc chiến.
1958-1968: chiến tranh chống du kích
Trong thời gian từ 1958-1959 dưới thời Tổng Thống Ngô
Đình Diệm, Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa đánh dấu chiến thắng đầu tiên của
mình khi tiêu diệt gần như toàn bộ lực lượng cộng sản miền Nam. Theo một
tướng lĩnh của quân đội cộng sản là Thượng tướng Trần Văn Trà thì năm
1959 đối với người cộng sản được xem như là “giai đoạn khó khăn nhất của
công cuộc giải phóng miền Nam”.
Nếu như Bắc Việt trả đòn bằng cách dựng lên Mặt Trận
Giải Phóng Miền Nam là một lực lượng bù nhìn thực sự của người cộng sản
dựa trên bạo động, khủng bố dã man để tạo ảnh hưởng ở nhiều vùng châu
thổ sông Cửu Long. Tổng Thống Diệm đã phản ứng mãnh liệt và một lần nữa
QĐVNCH đã phá tan những mũi tấn công của du kích quân cộng sản và đến
năm 1963 thì MTGPMN hoàn toàn suy yếu, không còn khả năng uy hiếp chế độ
Sài Gòn.
Tuy nhiên, mặc dù đạt được nhiều thắng lợi quân sự,
chính quyền Ngô Đình Điệm gặp phải nhiều bất ổn về chính trị. Tình hình
ấy khiến cho công cuộc bình định đất nước bị ngưng trệ đến khoảng cuối
năm 1963. Hoa kỳ rút viện trợ và ủng hộ cuộc đảo chánh dẫn đến việc Tổng
Thống Ngô Đình Diệm bị ám sát. Và miền Nam bị rơi vào tình trạng hỗn
loạn khiến cho du kích cộng sản có được cơ hội nổi lên khắp nơi. Vì thế
Hoa Kỳ phải trực tiếp can thiệp quân sự vào năm 1965 để bảo vệ Sài Gòn
và nhờ thế tình hình cũng ổn định được phần nào. Quân đội Hoa Kỳ và quân
đội miền Nam Việt Nam đã lại quyền kiểm soát các thành phố, còn cộng
sản thì co cụm hoành hành ở nông thôn.
Tình thế xoay chuyển đáng kể vào năm 1968, quân đội
bắc Việt ra đòn quyết định khi tung ra chiến dịch “Tổng nổi dậy, Tổng
công kích” tết Mậu Thân. Cùng một lúc gần cả trăm thành phố miền Nam bị
tấn công. Quân đội Việt Nam Cộng Hòa và Quân Đội Mỹ đã nhanh chóng phản
công và đã ghi được nhiều chiến thắng vẻ vang nhất trong lịch sử chiến
tranh.
Sau một vài chiến thắng lẻ tẻ trong đợt tấn công đầu
tiên nhờ yếu tố bất ngờ, tất cả các mũi tiến công của binh lính Việt
Cộng (MTGPMN) đều bị đẩy lui chỉ trong vài ngày khi phải đối mặt với
quân đội Việt – Mỹ qua những trận giao tranh khốc liệt. QĐVNCH đã tỏ ra
uy dũng nhất là trong trận tái chiếm thành phố Huế của đơn vị tinh nhuệ
Hắc Báo do đại tá Trần Ngọc Huệ chỉ huy, với những trận đánh oai hùng để
chiếm lại Thành Nội Huế.
Trận đánh tàn khốc trong thành thị để giành từng căn
nhà, từng tấc đất ấy đã khiến QĐVNCH tổn thất 357 binh lính và 2642 về
phía Việt Cộng. Theo La tragédie du Vietnam et ses leçons của Robert Macnamara- EditeurSeuil 01/01/1998,
thì quân nhân VNCH thiệt mạng nhiều trong các trận đánh bởi vì họ vừa
chiến đấu, vừa phải bảo vệ sinh mạng của người dân lánh nạn cộng sản.
Một phóng viên ngoại quốc đã chứng kiến 2 quân nhân VNCH hy sinh và 1
người bị thương trước mắt ông khi họ bảo vệ một em bé thoát khỏi vùng
giao tranh tại Hàng Xanh. (L’Offensive du Têt de Stéphane Mantoux)
Trong trận Mậu Thận 1968, người lính cộng sản Bắc Việt
đã không từ chối bất kỳ một thủ đoạn dã man nào để dành chiến thắng.
Ngày 06 tháng 05 một bộ phận của Trung Ðoàn 272 Bắc Việt đã sử dụng
thường dân làm bia đỡ đạn tấn công binh sĩ nhảy dù VNCH tại ngã tư Bảy
Hiền. Họ cũng đã sử dụng kỹ thuật tương tự để tấn công một đồn cảnh sát
VNCH trong địa phận Chợ Lớn. Vì tính cách nhân đạo, tránh gây thiệt hại
cho lương dân vô tội, các cảnh sát viên VNCH đành phải lui quân, bỏ lại
trận địa cho quân du kích cộng sản chiếm đóng (Theo Trung tướng Willard
Pearson Dept of The Army Washington, D.C., 1975).
Tóm lại, trận Mậu Thân 68 trên phương diện quân sự là
một thất bại dành cho Bắc Việt. Khi phải đánh trực diện với QĐVNCH, các
lực lượng quân chính qui cộng sản bắc Việt, du kích MTGPMN đã bị tổn
thất rất nặng nề gần 80.000 binh lính thương vong (sử gia Nguyễn Liên Hằng ước tính 80% phiến quân bị tiêu diệt trong trận Mậu Thân).
Đó là nhờ vào sức chiến đấu của lính Mỹ, nhưng một phần lớn cũng do bộ
đội Bắc Việt kinh hoàng trước khả năng tác chiến thông minh, dũng cảm,
kiên cường của QĐVNCH mà từ lâu họ vẫn luôn luôn xem thường.
Tướng Trần Văn Trà đã phải công nhận là lực lượng Bắc
Việt đã phạm lỗi lầm nghiêm trọng trong việc lượng định tình hình suốt
cuộc Tổng công kích tết Mậu Thân nên đã phải trả giá rất đắt:” during
têt of 1968 we did not correctly evaluate the specific balance of
forces between ourselves and the enemy [...] we suffered large
sacrifices and losses with regard to manpower and materiel, especially
cadres at the various echelons which clearly weakened us. Afterwards, we
were not only unable to retain the gains we had made but had to
overcome a myriad of difficulties in 1969 and 1970.”
Theo “This Time We Win: Revisiting the Tet Offensive”
của James S. Robbins, một cây bút bình luận chính trị của nhật báo
Washington Times. Tác giả đã dùng những tài liệu của phiá cộng sản Bắc
Việt để chứng minh rằng, trái ngược với “mô tả” trên báo chí Mỹ lúc ấy,
QĐVNCH đã bẻ gẫy cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân của quân đội cộng sản.
Họ đã làm suy yếu lực lượng VC tới gần mức xóa xổ và gây tổn thất nặng
nề hạ tầng cơ sở của đối phương tại miền Nam. Còn phiá bộ đội cộng sản
Bắc Việt thì bị tinh thần xa xút trầm trọng, phần vì xa nhà, phần vì
đường tiếp tế quá dài, quân số hao mòn nhanh hơn quân số bổ sung mà con
đường chiến lược “đường mòn HCM” từ Bắc vào Nam có thể tiếp tế..
Cuộc tổng công kích Mậu Thân vốn không nhắm tới mục
đích chiếm giữ lâu dài các tỉnh và thành phố miền Nam. Kế hoạch được
vạch ra là chỉ tạm kiểm soát các vùng trọng yếu để làm bàn đạp nhằm sách
động quần chúng nổi dậy cướp chính quyền. Nhưng, cả hai mục tiêu này
đều đã không đạt được vì Việt cộng đã bị QĐVNCH đẩy lui hầu như ở tất cả
mọi nơi và quần chúng cũng đã không nổi dậy mà còn bỏ chạy về phiá quốc
gia.
Tác giả Robbins đã kể ra từng trường hợp một để chứng
minh rằng vụ Tết Mậu Thân không phải là “một cuộc tấn công bất ngờ” như
báo chí Mỹ tường trình. Cũng không có chuyện tình báo thất bại vì kế
hoạch tấn công của VC đã rơi vào tay Quân đội Nam VN và Mỹ trước đó khá
lâu. Nhờ tin tức do các cán binh Bắc Việt cao cấp hồi chánh và VC trở cờ
cung cấp, phiá Nam VN đã được báo động và đề phòng. Theo tài liệu hậu
chiến, trong tổng số khoảng 84,000 cán binh VC tham gia cuộc tấn công
Tết Mậu Thân, hơn một nửa (45,000) đã bỏ mạng.
Trương Như Tảng, một cựu đảng viên cộng sản cao cấp đã có nhận định trong cuốn “Hồi ký của một Việt Cộng”
của ông rằng: Tết Mậu Thân là một tổn thất làm điên đảo hàng ngũ VC, và
trớ trêu thay khi một cuộc thất bại khủng khiếp như vậy “đã được bộ máy truyên truyền của chúng ta biến thành một chiến thắng huy hoàng”.
Robbins cho rằng khi ấy, thay vì thừa thắng xông lên để đè bẹp VC thì
TT Johnson, với quan niệm chiến lược “chiến tranh giới hạn” đã để cho
đối phương có thời gian để phục hồi.
Cho tới mấy năm sau, vào giai đoạn cuối cùng của cuộc
chiến với sự sa lầy của Mỹ, Tổng thống Nixon mới ra lệnh oanh tạc toàn
miền Bắc VN nhằm mục đích đem tù binh Mỹ về nước. Theo Robbins, sau trận
Tết Mậu Thân, ít người biết những phần tử chủ hoà ở Hà-Nội đã muốn bỏ
cuộc, và việc điều đình đã được công khai thảo luận, tuy nhiên phe diều
hâu với Võ Nguyên Giáp cầm đầu đã thắng và đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm
lược miền Nam.
Mặc dù đã gặt hái được những chiến thắng quân sự, cuộc
tổng tấn công tết Mậu Thân lại làm rúng động tâm lý người Mỹ qua những
phim ảnh về sự thảm khốc của cuộc chiến vì thế tạo được lợi thế chính
trị cho Hà Nội. Mậu Thân đã ám ảnh tâm trí quần chúng Mỹ và qua đó Hoa
Kỳ đã bắt đầu có những tuyên bố mâu thuẫn như việc hứa hẹn sẽ tìm cách
thoát khỏi cuộc chiến một cách nhanh chóng nhất. Từ đấy Hoa kỳ chỉ tìm
cách làm sao thoát khỏi cuộc chiến không thể thắng này bằng mọi cách. Vì
thế mà chiến thắng quân sự của quân đội VNCH và Hoa Kỳ phải trở thành
một thất bại về mặt chính trị.
1968-1973: chiến thắng trong tầm tay ?
Từ trước tết Mậu Thân 1968, thông tin về một cuộc tấn
công đã loan truyền trong dư luận. Các kế hoạch hành quân dần dần được
giao cho quân đội miền Nam, vì lính Mỹ bắt đầu rút dần theo chính sách
Việt Nam hóa chiến tranh do Nixon quyết định.
Với sách lược mới nhằm chống bạo động, quân đội miền
Nam dần tiêu diệt được quân du kích cộng sản và thu hồi lại những số
vùng bị cộng sản chiếm giữ từ hồi Mậu thân. Việt Cộng chỉ còn kiểm soát
được 10% dân chúng.
Một sự kiện quân sự quan trọng thường không được nhắc
đến đó là QĐVNCH hầu như đã dành được chiến thắng chống chiến tranh du
kích của Việt Cộng, dù rằng không loại trừ được một cách triệt để.
Năm 1970 và 1971, QĐVNCH tung các chiến dịch trên lãnh
thổ Cam-bốt và Lào nhằm cắt đường tiếp vận của quân đội Bắc Việt qua
đường mòn Hồ Chí Minh. QĐVNCH đã tịch thu được rất nhiều vũ khí của cộng
sản bắc Việt ở Cam-bốt, còn ở Lào thì kết quả lại hạn chế hơn. Dù gây
tổn thất nặng nề cho quân Bắc Việt, QĐVNCH (17.000 quân miền Nam chống
trả 60.000 Bắc Việt) đã không thể cắt đứt hoàn toàn đường mòn Hồ Chí
Minh trước số quân áp đảo của Bắc Việt. Chiến dịch xem như thất bại và
điều ấy đã khiến cho Hà Nội coi thường thực lực của quân đội miền Nam.
Chính vì sự coi thường đó mà sau này, Hà Nội phải hứng chịu những thất
bại nặng nề trong chiến dịch Nguyễn Huệ mùa hè 1972.
Năm 1972, trước tình hình thất bại của chiến tranh chống bạo động cộng thêm yếu tố thất bại quân sự của QĐVNCH ở Hạ Lào, Bắc Việt vội triển khai chiến dịch Nguyễn Huệ được xem là trận đánh quy ước lớn nhất từ trước đến giờ. Hà Nội tung gần trọn số quân chính quy gần 200.000 quân và 1200 thiết giáp. Và đó là trận đánh khốc liệt để lại dấu ấn kinh hoàng trong tâm trí người dân miền Nam và trận chiến ấy được mệnh danh là “Mùa Hè Đỏ Lửa”.
Chiến trận bắt đầu bằng nhiều mũi tấn công đồng loạt rất tàn khốc khiến cho quân đội miền Nam Việt Nam gần như tê liệt, tuy nhiên QĐVNCH đã kịp thời tổ chức phòng thủ một cách rất thông minh, linh hoạt và kiêu hùng, nhất là ở các thành phố như Kontum, Quảng Trị, An Lộc, được ví như là mặt trận Verdun của Việt Nam, ở nơi đó nguời lính miền Nam phải chống trả một quân số Bắc Việt đông hơn gấp năm lần, trang bị tối tân hơn và còn được thiết giáp yểm trợ.
Trận đánh lừng danh nhất của quân đội VNCH với 100% thực lực của chính họ đó là trận An Lộc một tỉnh lỵ rộng không đầy 4 cây số vuông. Nếu đem rải đều 40.000 quân Bắc Việt trên diện tích 4 km² thì bộ đội cộng sản sẽ tràn ngập thị xã An Lộc, mỗi người cách nhau 10 mét, ngang cũng như dọc, với đủ loại vũ khí tối tân. Mức độ ác liệt của trận đánh này khiến cho nhiều ký giả quốc tế có mặt ở Việt Nam đã đánh giá là còn tàn khốc hơn trận Điện Biên Phủ gấp 10 lần. Trận giao tranh thật sự khởi đầu từ ngày 7 tháng 4/1972…
Ngày 12 tháng 4 năm 1972, Bộ Tư Lệnh cao cấp của quân đội cộng sản Bắc Việt ra khẩu lịnh cho binh lính của họ: “Cán bộ và binh sĩ phải tấn công trên khắp mặt trận. Chiến thắng ắt về”. Cũng trong ngày hôm đó, bộ máy tuyên truyền của quân đội Bắc Việt được tổ chức ngay tại quận Lộc Ninh đã làm một việc được coi là rất tồi tệ khi họ rêu rao là An Lộc đã được giải phóng, nên ngày 13 tháng 4, tất cả các chiến xa của họ đều mở nắp trên pháo tháp tiến vào thị xã An Lộc như chỗ không người. Cho đến khi xe bị bắn cháy, những quân nhân Bắc Việt gục chết mà gương mặt vẫn còn hết sức ngỡ ngàng, như còn vương thắc mắc, “Quân ta đã giải phóng An Lộc rồi kia mà?”
Ngày hôm đó số thương vong của quân Bắc Việt lên rất cao, họ bỏ lại tại trận địa hơn 100 tử sĩ cả bộ binh đi cùng thiết giáp và lính lái xe cùng với 18 chiến xa. (Battle of An Loc col. William Bill Miller, 1972.)
Quân đội cộng sản Bắc Việt đã có rất nhiều lợi thế ngay từ đầu với yếu tố bất ngờ, hỏa lực hùng hậu, quân số đông gấp bốn đến năm lần, và quân đội Việt Nam Cộng Hòa đồn trú tại An Lộc chỉ có vỏn vẹn có hơn 6000 binh sĩ. Mặc dù quân trú phòng VNCH đã phải chịu đựng khá nhiều tổn thất nhưng sau 93 ngày giao tranh, họ đã gây thiệt hại cho quân đội Bắc Việt ít nhất là 30.000 bộ đội trong tổng số 4 sư đoàn. Mưu đồ của Cộng Sản Bắc Việt mong tiến đánh thủ đô Saigon đã hoàn toàn bị chặn đứng bởi các chiến binh VNCH dũng cảm tại An Lộc” (Major General James F. Hollingsworth, “Communist Invasion in Military Regional III,” unpublished narrative, 1972).
Trong cuốn hồi ký của mình, Thượng tướng Trần văn Trà có nói: “Trận An Lộc, quân giải phóng đã chịu một thiệt hại không nhỏ nhưng từ đó chúng ta đã rút ra được những bài học vô giá cho các chiến dịch sau này. Một trong những yếu tố thất bại của chúng ta chính là sự đánh giá sai lầm về tinh thần chiến đấu của địch và sự yểm trợ hữu hiệu của hỏa lực Hoa Kỳ”. Nhờ vào sự yểm trợ dồn dập của không lực Hoa Kỳ, tuyến phòng thủ của miền Nam cũng phá vỡ được thế tấn công của chiến dịch Nguyễn Huệ. Quân đội Bắc Việt lại thêm một lần bị thảm bại với tổn thất hơn 100.000 binh sĩ và hơn một nữa số quân xa trên chiến trường.Trước thất bại thảm hại này, tướng Giáp ông tướng “nướng quân” Tổng chỉ huy lực lượng quân đội miền bắc đã phải từ chức.
Với những chiến thắng kể trên, vị trí của miền Nam chưa bao giờ được thuận lợi như thế: quân du kích bị triệt hạ, quân chính quy Bắc Việt bị tổn thất nặng nề. Hoa Kỳ còn giáng thêm một trận đòn chí mạng bằng cuộc dội bom 11 ngày đêm trên miền Bắc. Hà Nội vội mở cuộc thương thuyết hòa bình tại Paris. Robert Thompson, cố vấn Anh có kết luận như sau: Theo quan điểm của tôi vào ngày 30 tháng 12 năm 1972, sau mười một ngày dội bom hiệu quả của B 52 nhằm tấn công vào khu vực Hà Nội, miền Nam đã chiến thắng, Bắc Việt hầu như đã bị đánh gục.
Ngay những nguồn tin cộng sản cũng cho nhận định tương tự: vì bộ đội và cán bộ của chúng tôi đều mệt mỏi vì phải liên tục chiến từ tháng tư năm 1972, chúng tôi không có thời gian để lấy lại sức; các đơn vị thì trong tình trạng lộn xộn và thiếu nhân lực [...]Chúng tôi đã phải bỏ rút khỏi nhiều vùng để cho đối phương giành quyền kiểm soát (theo Tướng Trần Văn Trà).
Tuy nhiên, các trận đánh vẫn tiếp diễn, vì lực lượng miền Bắc có thể bổ sung quân số từ hậu phương, và vì mỗi sách lược tấn công miền Bắc điều có nguy cơ khiến Trung Quốc có cớ để lao vào cuộc chiến. Hơn nữa, dựa vào đường mòn Hồ Chí Minh, quân đội miền Bắc vẫn tiếp viện và duy trì một quân số quan trọng tại miền Nam tạo thế uy hiếp thường trực. Tuy nhiên theo sử gia Andrew Wiest thì quân lực VNCH với sự yểm trợ mạnh mẽ của không lực Hoa kỳ có thể đánh bại bất kỳ một đội quân cộng sản nào.
1973-1975 bỏ rơi và thất bại
Mặc dù hiệp định đình chiến đã được ký kết từ năm 1973, nhưng trên thực tế hòa bình cũng vẫn là ảo vọng. Hà Nội cũng vẫn đeo đuổi chính sách thống nhất bằng bạo lực như nội dung của Nghị quyết 21 của Ủy ban trung ương đảng cộng sản bắc Việt năm 1974, thì con đường cách mạng miền Nam chính là con đường bạo lực cách mạng.
Những xung đột lại nhanh chóng trở lại. Thế nhưng lần này, Hoa Kỳ lại thay đổi chính sách và bắt đầu bỏ rơi chính quyền Sài Gòn: hụt hơi vì chiến tranh Việt Nam, quốc hội Hoa Kỳ giảm mạnh viện trợ quân sự cho miền Nam Việt Nam. Khi Tổng Thống Thiệu cần 1.5 tỷ đô la cho nổ lực quân sự thì miền nam chỉ nhận được 500 triệu Mỹ kim tiền viện trợ.
Từ đó QĐVNCH phải chiến đấu theo “kiểu con nhà nghèo”, nhiên liệu và đạn được đều bị hạn chế. Ngay cả dụng cụ y tế căn bản cũng thiếu: người ta phải khử trùng kim tiêm sử dụng một lần để dùng lại. Theo tướng Murray tình trạng thiếu thốn này khiến cho tính mạng của người lính miền Nam trên chiến trường trở nên càng nguy hiểm, họ đã phải đánh đổi mạng sống của mình.
Khi cộng sản Bắc Việt tung chiến dịch tổng tấn công năm 1975, miền Nam đơn giản đã không còn đủ quân nhu và vũ khí để chống trả. Cộng với việc cắt giảm viện trợ khiến cho khả năng thất bại là không thể tránh khỏi, số phận miền Nam còn phải chịu những quyết định sai lầm của các tướng lãnh. Tổng thống Thiệu vì muốn tập trung lực lượng nhằm đối đầu với cuộc tấn công của cộng quân nên đã khiến cho tan rã mô hình tổ chức phòng thủ của miền Nam qua việc hạ lệnh triệt thoái khỏi Cao Nguyên.
Cuộc triệt thóai đã trở thành một cuộc rút quân đầy hổn loạn và Sài gòn thất thủ sau 55 ngày tấn công của Cộng quân (có người cho rằng cuộc triệt thoái này là một ván bài sinh mệnh mà tổng thống Thiệu đã sử dụng để tạo sức ép lên quốc hội Hoa Kỳ trong việc bỏ phiếu tăng viện trợ, xem Naran R Chanda “les raisons d’une débâcle” (nguyên nhân của sự sụp đổ).
Mặc dù hiệp định đình chiến đã được ký kết từ năm 1973, nhưng trên thực tế hòa bình cũng vẫn là ảo vọng. Hà Nội cũng vẫn đeo đuổi chính sách thống nhất bằng bạo lực như nội dung của Nghị quyết 21 của Ủy ban trung ương đảng cộng sản bắc Việt năm 1974, thì con đường cách mạng miền Nam chính là con đường bạo lực cách mạng.
Những xung đột lại nhanh chóng trở lại. Thế nhưng lần này, Hoa Kỳ lại thay đổi chính sách và bắt đầu bỏ rơi chính quyền Sài Gòn: hụt hơi vì chiến tranh Việt Nam, quốc hội Hoa Kỳ giảm mạnh viện trợ quân sự cho miền Nam Việt Nam. Khi Tổng Thống Thiệu cần 1.5 tỷ đô la cho nổ lực quân sự thì miền nam chỉ nhận được 500 triệu Mỹ kim tiền viện trợ.
Từ đó QĐVNCH phải chiến đấu theo “kiểu con nhà nghèo”, nhiên liệu và đạn được đều bị hạn chế. Ngay cả dụng cụ y tế căn bản cũng thiếu: người ta phải khử trùng kim tiêm sử dụng một lần để dùng lại. Theo tướng Murray tình trạng thiếu thốn này khiến cho tính mạng của người lính miền Nam trên chiến trường trở nên càng nguy hiểm, họ đã phải đánh đổi mạng sống của mình.
Khi cộng sản Bắc Việt tung chiến dịch tổng tấn công năm 1975, miền Nam đơn giản đã không còn đủ quân nhu và vũ khí để chống trả. Cộng với việc cắt giảm viện trợ khiến cho khả năng thất bại là không thể tránh khỏi, số phận miền Nam còn phải chịu những quyết định sai lầm của các tướng lãnh. Tổng thống Thiệu vì muốn tập trung lực lượng nhằm đối đầu với cuộc tấn công của cộng quân nên đã khiến cho tan rã mô hình tổ chức phòng thủ của miền Nam qua việc hạ lệnh triệt thoái khỏi Cao Nguyên.
Cuộc triệt thóai đã trở thành một cuộc rút quân đầy hổn loạn và Sài gòn thất thủ sau 55 ngày tấn công của Cộng quân (có người cho rằng cuộc triệt thoái này là một ván bài sinh mệnh mà tổng thống Thiệu đã sử dụng để tạo sức ép lên quốc hội Hoa Kỳ trong việc bỏ phiếu tăng viện trợ, xem Naran R Chanda “les raisons d’une débâcle” (nguyên nhân của sự sụp đổ).
Thế nhưng, sự sụp đổ nhanh chóng của chính quyền Sài
Gòn cũng không thể che lấp một thực tế đó là: cho dù sự bại trận có là
hiển nhiên đi chăng nữa thì binh lính VNCH vẫn đánh trả mãnh liệt, dũng
cảm cho đến những giây phút cuối cùng của ngày 30 tháng 04 năm 1975.
Tại mặt trận Xuân lộc, nằm ngay cửa ngõ Sài gòn, sư
đoàn 18 bộ binh với quân số thiếu hụt do tướng Lê Minh Đảo chỉ huy đã
giữ vững phòng tuyến ròng rã 11 ngày đêm trước sự tấn công ồ ạt của 3 sư
đoàn cộng quân với dưới trận mưa pháo của gần 20.000 quả đạn. Cộng quân
bị thiệt hại gần 5000 binh sĩ và 37 chiến xa và Xuân Lộc trở thành nỗi
ám ảnh của họ về một trận địa với tổn thất kinh hoàng.
Trận tử thủ hào hùng ở chiến trường Xuân Lộc đã cho
phép QĐVNCH lấy lại uy danh của mình trong những ngày giờ đen tối nhất
của lịch sử miền Nam, theo nhận định của sử gia George Weith.
Ngược lại với suy nghĩ sai lầm là thủ đô Sài Gòn bị
thất thủ không một tiếng súng, QĐVNCH đã anh dũng bảo vệ thủ đô Sài gòn
trong trận đánh cuối cùng. Người lính miền Nam đã cố bảo vệ thủ đô Sài
gòn trong một điều kiện thật sự bi đát: thiếu đạn được, thiếu chỉ đạo và
đường hướng chính trị vì tổng thống Thiệu đã từ chức.
QĐVNCH còn phạm một sai lầm quan trọng khiến cho bối
cảnh càng thêm đen tối khi cất nhắc chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh lên vai
trò Phó Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, một người mà chính
quyền miền nam luôn luôn tình nghi là gián điệp cộng sản nằm vùng.
Và dù tình hình trở nên hoàn toàn tuyệt vọng, dân quân
miền Nam vẫn quyết tâm đánh giữ. Đến những phút cuối cùng của trận
chiến, QĐVNCH còn tổ chức được vài cuộc phản công dữ dội khiến sư các sư
đoàn bắc Việt tổn thất hơn 6000 binh lính với hàng trăm chiến xa gồm 33
thiết giáp.
Các chỉ huy của quân đội cộng sản cũng công nhận sự cố
thủ mạnh mẽ của QLVNCH trong những ngày cuối cùng, theo Thiếu tướng
Hoàng Văn Thái, chỉ huy Quân Đoàn 2 (còn có tên gọi là binh đoàn Hương
Giang) bắc Việt trong trận đánh chiếm Sài Gòn nói: “nếu ai đó bảo là
chúng tôi đã chiếm được Sài gòn không tốn một viên đạn, thì tôi sẽ trao
cho người đó một chiếc xẻng để đào hố cho các liệt sỹ đã bỏ mình cho
trận chiến ấy“.
Lực lượng QĐVNCH vẫn tiếp tục kháng cự ở khu vực sông Cửu Long rất nhiều ngày sau tuyên bố đầu hàng của Tướng Dương Văn Minh. Theo hồi ký của tướng Trần Văn Trà thì đơn vị cuối cùng của QĐVNCH chỉ đầu hàng tại Châu Đốc vào ngày 6 tháng 5 1975 tức là một tuần sau khi chiến tranh chính thức chấm dứt, khi vũ khí đạn dược và lương thực của họ đã cạn kiệt.
Và nếu Hà Nội đã chiến thắng thì cũng không phải là nhờ vào sức mạnh của quân đội cách mạng như tuyên truyền của cộng sản miền bắc. Vì Quân Đội Nhân Dân cũng nếm rất nhiều thảm bại chua cay do QĐVNCH chủ động.
Tóm lại, QĐVNCH không hèn nhát và vô dụng như sự tuyên truyền của đối phương và báo chí thân cộng. Vì cho dù có nhiều khiếm khuyết, quân đội miền Nam cũng có những chiến thắng đáng kể trong suốt trận chiến và đã anh dũng, kiên cường chiến đấu cho đến những giây phút cuối cùng.Chiến thắng của cộng sản miền Bắc thật sự là điều không thể biết trước và không ai có thể ngờ được.
Cũng chỉ vì đã dám đề cập đến những thất bại quân sự
nặng nề của quân đội cộng sản có khả năng làm cho lu mờ đi huyền thoại
cuộc chiến tranh thần thánh mà vị chỉ huy chiến trường B2 – tức là vùng
Sài Gòn – Gia Định là Thượng tướng Trần Văn Trà đã bị khai trừ khỏi Đảng
Cộng Việt Nam và bị quản thúc tại gia trong vòng mấy năm trời cho đến
khi chết trong quên lãng vào ngày 20 tháng 04 năm 1996.
Bùi-Đại và Đặng-Vũ Tùng
Sưu tầm, biên soạn và dịch thuật
Sưu tầm, biên soạn và dịch thuật
Nguồn tham khảo:
• Le premier recit complet des guerres du Vietnam (Presses De La Cité – 2001)
• The Vietnam War: A Concise International History by Mark Atwood Lawrence. 23-06-2010
• Les Americains et la guerre du Vietnam. Jacques Portes . 1998.
• A Rumor of War by Philip Caputo. 15-11-1996.
• Vietnam: The Real War: A Photographic History by the Associated Press by Pete Hamill (Oct 1, 2013)
• America, the Vietnam War, and the World: Comparative and International. Perspectives (Publications of the German Historical Institute). September 4, 2003. By Andreas W. Daum (Editor), Lloyd C. Gardner (Editor), Wilfried Mausbach (Editor).
• Andrew Wiest, ed. Lâm Quang Thi. Rolling Thunder In A Gentle Land. Chapter 6. Oxford: Osprey Publishing, 2006.
• Mémoire d’un Vietcong, bản dịch Tiếng Anh là “A Vietcong Memoir”, tiếng Việt Là “Hồi Ký của một Việt Cộng”. Hồi ký của Trương như Tảng, viết chung với David Chanoff và Đoàn văn Toại.
• Guerres et reconnaissance (Delphine Deschaux-Beaume, Thomas Lindemann, Christophe Wasinski – Editeur L’Harmattan 07/01/ 2013)
• Le premier recit complet des guerres du Vietnam (Presses De La Cité – 2001)
• The Vietnam War: A Concise International History by Mark Atwood Lawrence. 23-06-2010
• Les Americains et la guerre du Vietnam. Jacques Portes . 1998.
• A Rumor of War by Philip Caputo. 15-11-1996.
• Vietnam: The Real War: A Photographic History by the Associated Press by Pete Hamill (Oct 1, 2013)
• America, the Vietnam War, and the World: Comparative and International. Perspectives (Publications of the German Historical Institute). September 4, 2003. By Andreas W. Daum (Editor), Lloyd C. Gardner (Editor), Wilfried Mausbach (Editor).
• Andrew Wiest, ed. Lâm Quang Thi. Rolling Thunder In A Gentle Land. Chapter 6. Oxford: Osprey Publishing, 2006.
• Mémoire d’un Vietcong, bản dịch Tiếng Anh là “A Vietcong Memoir”, tiếng Việt Là “Hồi Ký của một Việt Cộng”. Hồi ký của Trương như Tảng, viết chung với David Chanoff và Đoàn văn Toại.
• Guerres et reconnaissance (Delphine Deschaux-Beaume, Thomas Lindemann, Christophe Wasinski – Editeur L’Harmattan 07/01/ 2013)
(trang Chúa Cứu Thế )
Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=28405
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét