Thứ Bảy, 5 tháng 4, 2014

Mỹ cảnh cáo Tầu phù: Chớ có hành xử kiểu Crimea tại châu Á

Mỹ: Trung Quốc chớ có hành xử kiểu Crimea tại châu Á
Thứ sáu, 2014-04-04 13:29:04 - Nguồn: ThanhNien.com.vn

Ngày 4.4, một quan chức cấp cao Mỹ nói các biện pháp trừng phạt kinh tế mà Washington và đồng minh đã áp dụng cho Moscow vì vụ Crimea sẽ khiến Bắc Kinh bớt hung hăng trong các tranh chấp chủ quyền tại châu Á.

Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á Daniel Russel - Ảnh: AFP

Tại phiên họp với Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, Reuters dẫn lời ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á, cho biết hiện khó có thể nắm bắt được ý đồ của Trung Quốc, nhưng việc Nga sáp nhập Crimea đã khiến các nước đồng minh của Mỹ tại châu Á gia tăng lo ngại về nguy cơ Trung Quốc chủ quyền lãnh thổ.
Ông Russel nói rằng các lệnh cấm vận về mặt kinh tế mà Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và các nước khác áp dụng cho Nga sẽ có “tác dụng gây kinh hãi cho bất kỳ ai ở Trung Quốc xem vụ việc tại Crimea như một mô hình để áp dụng”, đặc biệt là khi kinh tế Trung Quốc phụ thuộc qua lại với Mỹ và các nước láng giềng châu Á.
Quan chức Mỹ này còn nói thêm rằng, mặc dù Washington không đứng về phía nào trong các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Đông Á, nhưng Bắc Kinh chớ nên hoài nghi về cam kết bảo vệ đồng minh khi cần thiết của Washington.
“Tổng thống Mỹ và chính quyền Obama đã khẳng định sẽ tôn trọng cam kết bảo vệ các đồng minh của chúng tôi”, ông Russel cho hay.
Và trong khi Mỹ đã tuyên bố giữ vững cam kết nói trên, vốn bao gồm cả các hiệp ước phòng thủ ký với Nhật, Philippines và Hàn Quốc, thì không có lý do gì mà các tranh chấp chủ quyền tại Đông Á không thể giải quyết bằng các giải pháp hòa bình, trợ lý ngoại trưởng Mỹ nói.
Ông Russel cũng cho biết thêm rằng ông hy vọng việc biển đảo với Trung Quốc ra tòa quốc tế vào cuối tuần trước sẽ khuyến khích Bắc Kinh nên rõ ràng và xóa bỏ những luận điểm mơ hồ trong các tuyên bố chủ quyền của mình tại Đông Á.
Ông cũng nhận định rằng việc Trung Quốc điều động một số lượng lớn tàu thuyền ra khu vực có tranh chấp với Philippines ở biển Đông là hành động “gây khó khăn”, đồng thời cho rằng Bắc Kinh đã có những hành động “mà chúng tôi thấy là mang tính khiêu khích”.
Được biết, Tổng thống Mỹ Barack Obama dự kiến sẽ đến thăm Nhật, Hàn Quốc, Malaysia và Philippines từ ngày 22.4 để tái khẳng định cam kết của Mỹ về chiến lược tái cân bằng và tập trung vào kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng gia tăng các hoạt động khẳng định chủ quyền biển đảo ở Đông Á, theo Reuters.
Hoàng Uy
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1237x800.

Last edited by LangDu; hôm qua at 08:17 AM.


   
Chưa đọc hôm qua, 08:18 AM
Thống soái
  http://youtu.be/wT_GsdKkUyQ 



 
Chưa đọc hôm nay, 07:36 AM
Thống soái
 

Default

Trung Quốc dùng 'kịch bản Crimea' trên Biển Đông với Philippines?
05.04.2014 | 08:11 AM

Financial Times và Bloomberg đưa tin, để giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Philipines, Trung Quốc có thể áp dụng “kịch bản Crimea” - bất ngờ đổ quân đánh chiếm các đảo/bãi đá và đặt cả thế giới trước sự đã rồi, trang mil.news.sina.com.cn ngày 1/4 viết.

Chi phí quân sự của Trung Quốc hiện lớn hơn Philippines 47 lần, nên trong bất kỳ cuộc xung đột tiềm tàng nào, quốc gia này cũng cần có sự chi viện quân sự của Mỹ. 
 

Bãi cạn Scarborough - tâm điểm căng thẳng tranh chấp chủ quyền giữa Philippines và Trung Quốc.

Tổng thống Philippines Benigno Aquino III đã tuyên bố rằng, trong khuôn khổ hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ, số lượng quân Mỹ ở nước này có thể tăng lên, một căn cứ quân sự đang được hiện đại hóa và nó “sẽ kiềm chế bước đi cuối cùng của Trung Quốc”.
Các chuyên gia cho rằng, Philippines phải giải quyết càng nhanh càng tốt tranh chấp biển với Trung Quốc thông qua tòa án trọng tài quốc tế. Các quan điểm pháp lý của Philippines khá mạnh và thuyết phục trong khi Trung Quốc bác bỏ tham gia vụ kiện.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á Daniel Russel nói rằng việc Nga sáp nhập Crimea làm gia tăng lo ngại với các đồng minh của Mỹ trong khu vực trước nguy cơ Trung Quốc dùng vũ lực trong các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.
Tuy nhiên theo ông Russel, "viễn cảnh trả đũa kinh tế cũng sẽ làm nản lòng Bắc Kinh nếu nước này định dùng vũ lực theo đuổi yêu sách lãnh thổ ở châu Á theo cách Nga làm ở Crimea". Đặc biệt khi hiện nay nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc qua lại với Mỹ và các nước láng giềng châu Á.
Ông Russel khẳng định Mỹ vẫn duy trì cam kết bảo vệ đồng minh và cần thiết phải gia tăng áp lực lên Trung Quốc.
Ông Russel cũng hy vọng rằng việc Philippines cuối tuần trước đệ đơn kiện Trung Quốc tại tòa án trọng tài quốc tế ở The Hague (La Haye) sẽ hối thúc Bắc Kinh nên rõ ràng, xóa đi sự mơ hồ xung quanh tuyên bố chủ quyền tại Đông Á.
Việc Trung Quốc triển khai một số lượng lớn tàu thuyền ra khu vực có tranh chấp với Philippines ở biển Đông, theo ông Russel là hành động mang tính 'khiêu khích'.
C.P (Tổng hợp)

****
Thằng Tầu khựa này tính lợi dụng vụ tai nạn máy báy MH370 của Malaysia để đưa lực lượng hùng hậu gồm tầu chiến, tầu đổ bộ xuống Biển Đông, tạo cớ xung đột, để rồi đớp luôn bãi đá cạn của Philippines, theo 'kịch bản Crimea'.
Cho tới giờ phút này, không ai biết tại sao chiếc máy bay kia bị rớt, và rớt ở đâu, nhưng có điều "kỳ lạ" thiên hạ cứ khăng khăng máy bay bị rớt ở Nam Úc (gần Nam Cực) làm cho Tầu khựa phải di chuyển quân ra khỏi Biển Đông, kéo xuống Nam Úc để ... ngắm cảnh.
Biết đâu chừng... chiếc máy bay bị rớt là "kế hoạch bí mật" của Trung Quốc nhằm đưa quân xuống Biển Đông ?
Doremi
 Ngồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=27955

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét