CPJ kêu gọi Việt Nam ngưng dùng tù nhân chính trị làm con tin
Trà Mi-VOA
Lời kêu gọi được đưa ra vài ngày sau khi nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng Cù Huy Hà Vũ được Việt Nam phóng thích cho sang Mỹ trị bệnh.
CPJ kêu gọi Việt Nam ngưng dùng tù nhân chính trị làm con tin
Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ hôm 11/4, ông Bob Dietz, Điều phối viên Chương trình Châu Á của CPJ, nói dù hoan nghênh việc tiến sĩ luật Hà Vũ được trả tự do, nhưng Ủy ban Bảo vệ Ký giả rất lo ngại trước chính sách tiếp diễn của Hà Nội: bắt giam, đàn áp, ngược đãi các nhà bất đồng chính kiến, các nhà hoạt động dân chủ, hay những người chỉ trích nhà nước và dùng họ như những con cờ để đổi chác với quốc tế.
“Thật hết sức đáng quan ngại khi nhà cầm quyền Việt Nam cầm giữ chính người dân nước mình như những con tin để đổi lấy những sự nhượng bộ nào đó từ các nước.”
Ông Dietz nói giữa lúc hai nước Việt-Mỹ chưa tiết lộ rõ ràng các nguyên nhân trong vụ phóng thích tiến sĩ Hà Vũ, có thể suy đoán rằng đây có lẽ là kết quả của một thỏa thuận nào đó giữa đôi bên dựa vào thực tế những gì diễn ra trước nay.
Không ít trường hợp các nhà hoạt động hay các tù nhân lương tâm trước đây từng được đề nghị trả tự do với điều kiện họ đồng ý rời khỏi nước, như trường hợp của luật sư Lê Thị Công Nhân, luật sư Bùi Kim Thành, hay nhà văn Trần Khải Thanh Thủy.
Hoa Kỳ luôn đặt vấn đề nhân quyền làm trọng tâm trong các mối quan hệ với Việt Nam trong khi Hà Nội đang ngày càng cần sự hỗ trợ của Mỹ về nhiều mặt kể cả quân sự và kinh tế, đặc biệt giữa bối cảnh tranh chấp Biển Đông căng thẳng với Trung Quốc và các cuộc thương lượng Hiệp định Đối tác Tự do Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP do Hoa Kỳ dẫn đầu với sự tham gia của 12 quốc gia.
Điều phối viên chương trình Châu Á của CPJ Bob Dietz nói việc Việt Nam chỉ đồng ý trả tự do cho tù nhân lương tâm Đinh Đăng Định trong những ngày cuối đời ông chống chọi với căn bệnh ung thư là một hành động vô nhân đạo. Đó là chưa kể đến, vẫn theo lời ông, tình trạng các tù nhân lương tâm đang bị giam cầm tại Việt Nam bị ngược đãi, bị hành hạ và các nhà hoạt động luôn bị công an sách nhiễu, đàn áp.
Việt Nam chỉ đồng ý trả tự do cho tù nhân lương tâm Đinh Đăng Định trong những ngày cuối đời.
“Chúng tôi rất quan tâm đến thực trạng vẫn còn rất nhiều tù nhân chính trị đang bị lao tù tại Việt Nam vì các hoạt động tương tự như tiến sĩ Hà Vũ mà không thấy Hà Nội có động thái nào tiến tới việc trả tự do cho họ.”
Trong số những tù nhân đang bị giam cầm tại Việt Nam được CPJ đặc biệt chú ý có trường hợp của blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải), người đang được CPJ mở các cuộc vận động trong đó có một chiến dịch thỉnh nguyện thư với hàng chục ngàn chữ ký gửi tới giới lãnh đạo Việt Nam.
Ông Dietz cho hay CPJ hiện có danh sách 18 blogger đang bị cầm tù tại Việt Nam không phải vì nội dung các bài viết của họ, mà vì chính sách độc đoán của nhà cầm quyền, hoàn toàn không dung chấp bất cứ một ý kiến đối lập nào. Ông Dietz nói chính sách này đi ngược lại với các nhân quyền căn bản được quốc tế công nhận và các cam kết của Việt Nam, nhất là trong cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hiện nay.
Trong số những tù nhân đang bị giam cầm tại Việt Nam được CPJ đặc biệt chú ý có trường hợp của blogger Điếu Cày.
Ông Dietz nhấn mạnh vấn đề không phải là bao nhiêu tù nhân lương tâm được thả mà là đến bao giờ Hà Nội chịu từ bỏ các hành vi đàn áp nhân quyền đã và đang được tận dụng triệt để vì nhiều mục đích khác nhau.
Ông Dietz cho hay CPJ sẽ tiếp tục các nỗ lực mạnh mẽ, cố gắng thuyết phục Hà Nội thay đổi cách hành xử với những nhà hoạt động hay những tiếng nói phê phán nhà nước vì sự tiến bộ của xã hội và vì quyền con người.
Ông nói xuất khẩu tù nhân lương tâm để đổi lấy quyền lợi không phải là cách phát triển hay thay đổi lành mạnh cho đất nước Việt Nam và Hà Nội cần phải chấm dứt những chính sách đó.
“Nếu Việt Nam tiến tới vị trí một thị trường mở cửa hiện đại, thì cách hành xử vi phạm nhân quyền như thế hòan toàn không phù hợp chút nào. Hà Nội dù sớm hay muộn phải đảo ngược các chính sách đàn áp kiểu này. Họ phải tự coi lại và tự quyết định cho mình.”
Vụ phóng thích tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ không xoa dịu được nỗi đau của các blogger và các ký giả độc lập đang bị đàn áp tại Việt Nam
Ủy ban Bảo vệ Ký giả CPJ nêu rõ các vụ phóng thích tù nhân lương tâm như vụ tiến sĩ Hà Vũ không xoa dịu được nỗi đau của các blogger và các ký giả độc lập đang bị đàn áp tại Việt Nam kể cả trong lẫn ngoài tù cũng như không giúp được thân nhân của họ thoát khỏi cảnh bị công an sách nhiễu hằng ngày.
Ông Dietz khuyến cáo các thỏa thuận, nếu có, giữa Việt Nam với các nước trong việc phóng thích tù nhân lương tâm sẽ tạo ra một xu hướng rất tiêu cực vì Hà Nội sẽ tiếp diễn chính sách đàn áp của mình khi thấy rằng nó mang lại cho họ một số kết quả như mong đợi.
CPJ kêu gọi cộng đồng quốc tế bên cạnh việc thúc đẩy Việt Nam trả tự do cho tù nhân lương tâm, hãy chú ý hơn nữa đến việc áp lực họ ngưng bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận và thôi giam cầm những tiếng nói chỉ trích nhà nước.
CPJ nói thế giới cần tiếp tục có những nỗ lực đáng kể và hiệu quả hơn giúp Hà Nội cải thiện thành tích nhân quyền bị lên án gay gắt.
T. M.
Nguồn:http://www.voatiengviet.com/content/cpj-keu-goi-vietnam-ngung-dung-tu-nhan-chinh-tri-lam-con-tin/1891219.html
Trà Mi-VOA
Ủy
ban Bảo vệ Ký giả quốc tế (CPJ) kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam ngưng
bắt giữ tù nhân chính trị làm con tin để đổi lấy những sự nhượng bộ từ
quốc tế về kinh tế hay quân sự.
Lời kêu gọi được đưa ra vài ngày sau khi nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng Cù Huy Hà Vũ được Việt Nam phóng thích cho sang Mỹ trị bệnh.
CPJ kêu gọi Việt Nam ngưng dùng tù nhân chính trị làm con tin
Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ hôm 11/4, ông Bob Dietz, Điều phối viên Chương trình Châu Á của CPJ, nói dù hoan nghênh việc tiến sĩ luật Hà Vũ được trả tự do, nhưng Ủy ban Bảo vệ Ký giả rất lo ngại trước chính sách tiếp diễn của Hà Nội: bắt giam, đàn áp, ngược đãi các nhà bất đồng chính kiến, các nhà hoạt động dân chủ, hay những người chỉ trích nhà nước và dùng họ như những con cờ để đổi chác với quốc tế.
“Thật hết sức đáng quan ngại khi nhà cầm quyền Việt Nam cầm giữ chính người dân nước mình như những con tin để đổi lấy những sự nhượng bộ nào đó từ các nước.”
Ông Dietz nói giữa lúc hai nước Việt-Mỹ chưa tiết lộ rõ ràng các nguyên nhân trong vụ phóng thích tiến sĩ Hà Vũ, có thể suy đoán rằng đây có lẽ là kết quả của một thỏa thuận nào đó giữa đôi bên dựa vào thực tế những gì diễn ra trước nay.
Không ít trường hợp các nhà hoạt động hay các tù nhân lương tâm trước đây từng được đề nghị trả tự do với điều kiện họ đồng ý rời khỏi nước, như trường hợp của luật sư Lê Thị Công Nhân, luật sư Bùi Kim Thành, hay nhà văn Trần Khải Thanh Thủy.
Hoa Kỳ luôn đặt vấn đề nhân quyền làm trọng tâm trong các mối quan hệ với Việt Nam trong khi Hà Nội đang ngày càng cần sự hỗ trợ của Mỹ về nhiều mặt kể cả quân sự và kinh tế, đặc biệt giữa bối cảnh tranh chấp Biển Đông căng thẳng với Trung Quốc và các cuộc thương lượng Hiệp định Đối tác Tự do Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP do Hoa Kỳ dẫn đầu với sự tham gia của 12 quốc gia.
Điều phối viên chương trình Châu Á của CPJ Bob Dietz nói việc Việt Nam chỉ đồng ý trả tự do cho tù nhân lương tâm Đinh Đăng Định trong những ngày cuối đời ông chống chọi với căn bệnh ung thư là một hành động vô nhân đạo. Đó là chưa kể đến, vẫn theo lời ông, tình trạng các tù nhân lương tâm đang bị giam cầm tại Việt Nam bị ngược đãi, bị hành hạ và các nhà hoạt động luôn bị công an sách nhiễu, đàn áp.
Việt Nam chỉ đồng ý trả tự do cho tù nhân lương tâm Đinh Đăng Định trong những ngày cuối đời.
“Chúng tôi rất quan tâm đến thực trạng vẫn còn rất nhiều tù nhân chính trị đang bị lao tù tại Việt Nam vì các hoạt động tương tự như tiến sĩ Hà Vũ mà không thấy Hà Nội có động thái nào tiến tới việc trả tự do cho họ.”
Trong số những tù nhân đang bị giam cầm tại Việt Nam được CPJ đặc biệt chú ý có trường hợp của blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải), người đang được CPJ mở các cuộc vận động trong đó có một chiến dịch thỉnh nguyện thư với hàng chục ngàn chữ ký gửi tới giới lãnh đạo Việt Nam.
Ông Dietz cho hay CPJ hiện có danh sách 18 blogger đang bị cầm tù tại Việt Nam không phải vì nội dung các bài viết của họ, mà vì chính sách độc đoán của nhà cầm quyền, hoàn toàn không dung chấp bất cứ một ý kiến đối lập nào. Ông Dietz nói chính sách này đi ngược lại với các nhân quyền căn bản được quốc tế công nhận và các cam kết của Việt Nam, nhất là trong cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hiện nay.
Trong số những tù nhân đang bị giam cầm tại Việt Nam được CPJ đặc biệt chú ý có trường hợp của blogger Điếu Cày.
Ông Dietz nhấn mạnh vấn đề không phải là bao nhiêu tù nhân lương tâm được thả mà là đến bao giờ Hà Nội chịu từ bỏ các hành vi đàn áp nhân quyền đã và đang được tận dụng triệt để vì nhiều mục đích khác nhau.
Ông Dietz cho hay CPJ sẽ tiếp tục các nỗ lực mạnh mẽ, cố gắng thuyết phục Hà Nội thay đổi cách hành xử với những nhà hoạt động hay những tiếng nói phê phán nhà nước vì sự tiến bộ của xã hội và vì quyền con người.
Ông nói xuất khẩu tù nhân lương tâm để đổi lấy quyền lợi không phải là cách phát triển hay thay đổi lành mạnh cho đất nước Việt Nam và Hà Nội cần phải chấm dứt những chính sách đó.
“Nếu Việt Nam tiến tới vị trí một thị trường mở cửa hiện đại, thì cách hành xử vi phạm nhân quyền như thế hòan toàn không phù hợp chút nào. Hà Nội dù sớm hay muộn phải đảo ngược các chính sách đàn áp kiểu này. Họ phải tự coi lại và tự quyết định cho mình.”
Vụ phóng thích tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ không xoa dịu được nỗi đau của các blogger và các ký giả độc lập đang bị đàn áp tại Việt Nam
Ủy ban Bảo vệ Ký giả CPJ nêu rõ các vụ phóng thích tù nhân lương tâm như vụ tiến sĩ Hà Vũ không xoa dịu được nỗi đau của các blogger và các ký giả độc lập đang bị đàn áp tại Việt Nam kể cả trong lẫn ngoài tù cũng như không giúp được thân nhân của họ thoát khỏi cảnh bị công an sách nhiễu hằng ngày.
Ông Dietz khuyến cáo các thỏa thuận, nếu có, giữa Việt Nam với các nước trong việc phóng thích tù nhân lương tâm sẽ tạo ra một xu hướng rất tiêu cực vì Hà Nội sẽ tiếp diễn chính sách đàn áp của mình khi thấy rằng nó mang lại cho họ một số kết quả như mong đợi.
CPJ kêu gọi cộng đồng quốc tế bên cạnh việc thúc đẩy Việt Nam trả tự do cho tù nhân lương tâm, hãy chú ý hơn nữa đến việc áp lực họ ngưng bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận và thôi giam cầm những tiếng nói chỉ trích nhà nước.
CPJ nói thế giới cần tiếp tục có những nỗ lực đáng kể và hiệu quả hơn giúp Hà Nội cải thiện thành tích nhân quyền bị lên án gay gắt.
T. M.
Nguồn:http://www.voatiengviet.com/content/cpj-keu-goi-vietnam-ngung-dung-tu-nhan-chinh-tri-lam-con-tin/1891219.html
Dữ liệu: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=28154
http://youtu.be/Dhakew0mjI0
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét