Công An Bắc Việt- Hà Nội đạp vào mặt Tổ Quốc và nhân dân Việt Nam
Nhảy đầm ủng hộ Trung Quốc chiếm đóng Hoàng Sa VNCH 19-1- 1974
Bênh VÔ CẢM của Người Việt?!- Hay VÔ DÂN TỘC chính mình!- Huỳnh Mai St.8872
Là chánh sách lây nhiễm " Vô Sản Hóa " của Việt Cộng,Miền Bắc vào Nam VN; mang theo Chủ Nghĩa Vô Sản quốc tế Hóa Nga- Tầu. Sự Bần Cùng hóa xả hội VN, là để chiếm đoạt tình thương, theo cảm tính, vì lòng bác ái công bằng của người dân và tạo nên hợp lệ hóa cho sự chiếm đóng lâu dài tự do dân chủ Miền Nam VNCH.với trạng thái chủ thuyết Mặc Kệ Nó..".MACKENO "
Cộng Sản VN tạo nên hình thái phản cảm " vô Sản chuyên chính "- Đói ngèo, và làm mất ý thức đạo lý: Lá lành dùm lá rách ,theo truyền thống lâu đời dân tộc Việt Nam.
Và cuối cùng, họ, CSVN làm nãn lòng Người Việt Quốc Gia , không còn một chút ý chí yêu nước, yêu tự do dân tộc muốm phục dựng nền nhân bản, tự do. Khi người dân trong nước còn VÔ CẢM.. và VÔ DÂn TỘC với chính mình!!!
Đây là điều mong muốn duy nhất của cộng Sản Bắc Viêt- Hà Nội- Muốn cai trị lâu đài trên mảnh đất Tự Do Niền Nam VN!!!
Huỳnh Mai St.8872
Tâm thư “đớn hèn” của 1 người Việt vô cảm
Kim Duyên
Càng sợ hãi, người ta càng có xu hướng sống thu mình lại, thờ ơ với mọi sự. Bởi lẽ, niềm tin vào tình người đã không còn. Bản thân tôi cũng đã trở thành người vô cảm để tự bảo vệ mình.
Người Việt vẫn luôn có truyền thống “Lá lành đùm lá rách”, giúp đỡ nhau khi gặp hoạn nạn, nhưng ngày nay chỉ cần lướt qua vài trang báo mạng, người ta không khỏi giật mình khi đọc những thông tin giết người cướp của ghê rợn, có cả những vụ con giết cha, vợ giết chồng, những vụ hôi của, sự thờ ơ của người Việt trước những vụ tai nạn, trộm cướp, xô xát trên đường… Càng sợ hãi, người ta càng có xu hướng sống thu mình lại, thờ ơ với mọi sự bởi có lẽ niềm tin vào tình người đã không còn. Bản thân tôi cũng đã trở thành người vô cảm để tự bảo vệ mình.
Người Việt có vô cảm?
Từ xưa tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách luôn là truyền thống tốt đẹp của người Việt. Có nhiều lúc tôi đã rớt nước mắt khi xem những câu chuyện cảm động trên truyền hình hay trên báo về những hoàn cảnh nghèo khó, những mảnh đời bất hạnh hay những số phận đáng thương.
Còn nhớ mỗi năm khi mùa mưa lũ đến, người dân cả nước lại hướng về miền Trung với tấm lòng đau đáu về mảnh đất ruột thịt lại oằn mình trước cơn bão dữ. Những cụ già chắt chiu từng đồng lương hưu, những em nhỏ dành dụm tiền ăn sáng, những bộ quần áo cũ, những gói mì… được người dân quyên góp gửi cho đồng bào. Dù không nhiều về vật chất nhưng cũng thể hiện nghĩa cử cao đẹp của người Việt.
Hàng năm vẫn có rất nhiều những đoàn cứu trợ, hội từ thiện vượt hàng trăm cây số đường đèo, đường rừng để mang quần áo, sách vở, lương thực đến cho những em học sinh nghèo vùng sâu, vùng xa. Đó có thể là những tổ chức xã hội nhưng cũng có thể chỉ là hội nhóm, các câu lạc bộ tự phát trên mạng.
Không nói đâu xa, mới giữa năm ngoái (2013) tấm gương em Nguyễn Văn Nam xả thân mình cứu 5 em nhỏ khỏi chết đuối trước dòng nước dữ khiến nhiều người không khỏi ngậm ngùi, thương xót xen lẫn cảm phục… Và còn biết bao những tấm gương như thế.
Những em bé mắc bệnh hiểm nghèo, cần tiền mổ tim, phẫu thuật nhưng hoàn cảnh gia đình khó khăn khi kêu gọi tài trợ vẫn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, sẻ chia của đồng bào gần xa để cứu vãn sự sống…
Kể ra đây để thấy rằng người Việt không hề vô cảm. Nhưng tại sao càng ngày càng có nhiều người sống thờ ơ, lãnh cảm với đồng loại như vậy? Bản thân tôi cũng sống thu mình trong vỏ bọc để tự bảo vệ mình.
Tôi đã trở thành người vô cảm như thế nào?
Một lần khi đang chạy xe trên đường, tôi thấy một chiếc xe khác đi cùng chiều nhưng người lái lại quên gạt chân chống. Vì biết có nhiều trường hợp xảy ra tai nạn do quên gạt chân chống nên tôi chạy lên nhắc người đó: “Anh ơi anh quên chưa gạt chân chống xe kìa”. Nghe tôi nói không những anh ta không cảm ơn mà còn quặc lại: “Việc của nhà mày à?” Rồi gạt chân chống vọt ga chạy mất. Tôi “đứng hình” mất mấy giây, đúng là làm ơn mắc oán, mà quả thật cũng chả phải việc của mình nên từ đó mỗi khi ra đường tôi đều tâm niệm: không phải việc của mình nên thực hiện triệt để nguyên tắc: không nghe, không thấy, không biết.
Rồi lại nghe em gái của một anh bạn bán hàng cho một cửa hàng đồ gia dụng bị người lạ vào “thôi miên” và bị lừa mất mấy triệu đồng. Dù bị rơi vào tình huống bất đắc dĩ, không kiểm soát được hành vi mà để thất thoát tài sản của cửa hàng nhưng cô em này vẫn phải bồi thường cho nhà chủ. Bạn tôi tự nhiên lại phải đi vay mượn tiền để bồi thường hộ em gái nên gặp tôi lúc nào cũng dặn dò tôi phải cẩn thận, tuyệt đối không tin người lạ, không bắt chuyện với người lạ bởi thời điểm đó những câu chuyện “thôi miên” lừa tài sản, lừa buôn bán người cứ nhan nhản khiến mọi người không khỏi lo lắng. Bản thân tôi cũng rèn cho mình phản xạ tự vệ trước người lạ. Bởi trên đời đúng là không thể tin ai cả, đến cả người thân còn lừa nhau huống hồ kẻ lạ.
Ngày xưa tôi còn nhớ khi còn nhỏ, có rất nhiều người qua nhà ăn xin, đó có thể là ông lão tóc bạc phơ chống gậy, hay chị phụ nữ gầy guộc xanh xao, cũng có thể là đứa trẻ con vắt mũi chưa sạch… Mỗi lần như thế mẹ tôi lại mời họ vào nhà mời uống nước, cho ít tiền lẻ hoặc bát gạo, hoặc cho họ bát cơm. Họ (-những người ăn mày) cũng rất lễ phép cảm ơn. Dù chút vật chất đó chỉ là nhỏ nhoi nhưng là tấm lòng của mẹ giúp đỡ người nghèo, mẹ tôi vẫn bảo: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Nhưng bây giờ lên thành phố, khi nghe đài báo thông tin về những kẻ lừa đảo giả dạng ốm yếu đi ăn mày, ăn xin để lừa tiền người khác. Thậm chí tự đóng giả què quặt, tàn phế, rồi dùng cả những em bé để cầu xin lòng thương hại của người đời, tôi đã không còn tin đó là những người ăn mày thật nữa. Tôi không còn hào hứng cho tiền họ bởi cho ít thì họ trả lại, không thèm lấy mà cho nhiều thì tôi không có. Nên tốt nhất là không cho nữa.
Có những lần cơ quan vận động quyên góp ủng hộ người nghèo, mấy chị em trong phòng lại đùa nhau: chả biết tiền này có đến được tay người nghèo không bởi thông tin những vụ tham nhũng, ăn chặn tiền của người nghèo, gạo cứu tế cho người nghèo là gạo mốc cứ nhan nhản khiến người ta mất niềm tin.
Có lần vào dịp cuối tuần, tôi cùng cô bạn ra chợ Ngã Tư Sở xem quần áo, giày dép. Chợ ngày cuối tuần rất đông, toàn chị em phụ nữ mà chủ yếu là sinh viên ra đây mua đồ vì thường đồ ở đây đa dạng mẫu mã, giá lại cũng rẻ. Đang đứng xem đồ ở hàng quần áo, chúng tôi nhìn thấy 2-3 tên trộm cứ lảng vảng xung quanh, chúng lựa chọn “con mồi” rồi áp sát đối tượng lúc đó không để ý vì mải xem đồ để rạch túi, cướp ví và điện thoại. Nhìn thấy vậy tôi định tri hô lên nhưng cô bạn đi cùng tôi ngăn lại: “Bọn ở chợ này kinh lắm, mày không sợ bị bọn nó nhớ mặt trả thù hay sao mà dây vào. Thôi kệ nó đi thôi, mình lo thân mình trước”. Vậy là tôi lại không dám lên tiếng vì sợ.
Hồi còn sinh viên phải bắt xe bus đi học, mỗi lần đứng ở trạm chờ xe bus, tôi bắt gặp rất nhiều lần hình ảnh người phụ nữ mắt ngáo ngơ khóc lóc vật nài xin tiền hết người này đến người kia với điệp khúc xin tiền để về quê vì bị mất trộm hết tiền, đưa người nhà đi khám bệnh không có tiền xin mọi người rủ lòng thương nhưng cũng chẳng mấy ai cho bởi ai cũng nghĩ: “Nó lừa đấy!”… Có lần vì thấy tội nghiệp người đàn bà quê mùa, tôi liền cho chị ta 20 nghìn. Nhưng chỉ vài tuần sau đó, ở một trạm chờ xe bus khác, tôi lại thấy chị này đứng van vỉ xin tiền những người đứng chờ xe với điệp khúc xin tiền về quê. Biết là bị lừa, tôi chỉ tự nhủ: lần sau chả dại.
Vẫn biết rằng trong cuộc sống còn rất nhiều những người sẵn sàng xả thân vì việc nghĩa mà không màng hiểm nguy, vẫn có những hiệp sĩ săn bắt cướp hay những nhà từ thiện hảo tâm, không quản khó khăn mang đến từng bữa cơm, áo mặc cho người nghèo.
Nhưng thời buổi người tốt ít, kẻ xấu nhiều, tôi phải chọn cách sống vô cảm để tránh rước họa vào thân. Những lý lẽ biện minh cho hành động vô cảm của tôi hay của một số người khác có thể chỉ là ngụy biện, nhưng chúng tôi cũng vì sự an toàn của bản thân mà đành phải quay đi.
(Theo Báo mới )
Kim Duyên
Càng sợ hãi, người ta càng có xu hướng sống thu mình lại, thờ ơ với mọi sự. Bởi lẽ, niềm tin vào tình người đã không còn. Bản thân tôi cũng đã trở thành người vô cảm để tự bảo vệ mình.
Người Việt vẫn luôn có truyền thống “Lá lành đùm lá rách”, giúp đỡ nhau khi gặp hoạn nạn, nhưng ngày nay chỉ cần lướt qua vài trang báo mạng, người ta không khỏi giật mình khi đọc những thông tin giết người cướp của ghê rợn, có cả những vụ con giết cha, vợ giết chồng, những vụ hôi của, sự thờ ơ của người Việt trước những vụ tai nạn, trộm cướp, xô xát trên đường… Càng sợ hãi, người ta càng có xu hướng sống thu mình lại, thờ ơ với mọi sự bởi có lẽ niềm tin vào tình người đã không còn. Bản thân tôi cũng đã trở thành người vô cảm để tự bảo vệ mình.
Người Việt có vô cảm?
Từ xưa tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách luôn là truyền thống tốt đẹp của người Việt. Có nhiều lúc tôi đã rớt nước mắt khi xem những câu chuyện cảm động trên truyền hình hay trên báo về những hoàn cảnh nghèo khó, những mảnh đời bất hạnh hay những số phận đáng thương.
Còn nhớ mỗi năm khi mùa mưa lũ đến, người dân cả nước lại hướng về miền Trung với tấm lòng đau đáu về mảnh đất ruột thịt lại oằn mình trước cơn bão dữ. Những cụ già chắt chiu từng đồng lương hưu, những em nhỏ dành dụm tiền ăn sáng, những bộ quần áo cũ, những gói mì… được người dân quyên góp gửi cho đồng bào. Dù không nhiều về vật chất nhưng cũng thể hiện nghĩa cử cao đẹp của người Việt.
Hàng năm vẫn có rất nhiều những đoàn cứu trợ, hội từ thiện vượt hàng trăm cây số đường đèo, đường rừng để mang quần áo, sách vở, lương thực đến cho những em học sinh nghèo vùng sâu, vùng xa. Đó có thể là những tổ chức xã hội nhưng cũng có thể chỉ là hội nhóm, các câu lạc bộ tự phát trên mạng.
Không nói đâu xa, mới giữa năm ngoái (2013) tấm gương em Nguyễn Văn Nam xả thân mình cứu 5 em nhỏ khỏi chết đuối trước dòng nước dữ khiến nhiều người không khỏi ngậm ngùi, thương xót xen lẫn cảm phục… Và còn biết bao những tấm gương như thế.
Những em bé mắc bệnh hiểm nghèo, cần tiền mổ tim, phẫu thuật nhưng hoàn cảnh gia đình khó khăn khi kêu gọi tài trợ vẫn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, sẻ chia của đồng bào gần xa để cứu vãn sự sống…
Kể ra đây để thấy rằng người Việt không hề vô cảm. Nhưng tại sao càng ngày càng có nhiều người sống thờ ơ, lãnh cảm với đồng loại như vậy? Bản thân tôi cũng sống thu mình trong vỏ bọc để tự bảo vệ mình.
Tôi đã trở thành người vô cảm như thế nào?
Một lần khi đang chạy xe trên đường, tôi thấy một chiếc xe khác đi cùng chiều nhưng người lái lại quên gạt chân chống. Vì biết có nhiều trường hợp xảy ra tai nạn do quên gạt chân chống nên tôi chạy lên nhắc người đó: “Anh ơi anh quên chưa gạt chân chống xe kìa”. Nghe tôi nói không những anh ta không cảm ơn mà còn quặc lại: “Việc của nhà mày à?” Rồi gạt chân chống vọt ga chạy mất. Tôi “đứng hình” mất mấy giây, đúng là làm ơn mắc oán, mà quả thật cũng chả phải việc của mình nên từ đó mỗi khi ra đường tôi đều tâm niệm: không phải việc của mình nên thực hiện triệt để nguyên tắc: không nghe, không thấy, không biết.
Rồi lại nghe em gái của một anh bạn bán hàng cho một cửa hàng đồ gia dụng bị người lạ vào “thôi miên” và bị lừa mất mấy triệu đồng. Dù bị rơi vào tình huống bất đắc dĩ, không kiểm soát được hành vi mà để thất thoát tài sản của cửa hàng nhưng cô em này vẫn phải bồi thường cho nhà chủ. Bạn tôi tự nhiên lại phải đi vay mượn tiền để bồi thường hộ em gái nên gặp tôi lúc nào cũng dặn dò tôi phải cẩn thận, tuyệt đối không tin người lạ, không bắt chuyện với người lạ bởi thời điểm đó những câu chuyện “thôi miên” lừa tài sản, lừa buôn bán người cứ nhan nhản khiến mọi người không khỏi lo lắng. Bản thân tôi cũng rèn cho mình phản xạ tự vệ trước người lạ. Bởi trên đời đúng là không thể tin ai cả, đến cả người thân còn lừa nhau huống hồ kẻ lạ.
Ngày xưa tôi còn nhớ khi còn nhỏ, có rất nhiều người qua nhà ăn xin, đó có thể là ông lão tóc bạc phơ chống gậy, hay chị phụ nữ gầy guộc xanh xao, cũng có thể là đứa trẻ con vắt mũi chưa sạch… Mỗi lần như thế mẹ tôi lại mời họ vào nhà mời uống nước, cho ít tiền lẻ hoặc bát gạo, hoặc cho họ bát cơm. Họ (-những người ăn mày) cũng rất lễ phép cảm ơn. Dù chút vật chất đó chỉ là nhỏ nhoi nhưng là tấm lòng của mẹ giúp đỡ người nghèo, mẹ tôi vẫn bảo: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Nhưng bây giờ lên thành phố, khi nghe đài báo thông tin về những kẻ lừa đảo giả dạng ốm yếu đi ăn mày, ăn xin để lừa tiền người khác. Thậm chí tự đóng giả què quặt, tàn phế, rồi dùng cả những em bé để cầu xin lòng thương hại của người đời, tôi đã không còn tin đó là những người ăn mày thật nữa. Tôi không còn hào hứng cho tiền họ bởi cho ít thì họ trả lại, không thèm lấy mà cho nhiều thì tôi không có. Nên tốt nhất là không cho nữa.
Có những lần cơ quan vận động quyên góp ủng hộ người nghèo, mấy chị em trong phòng lại đùa nhau: chả biết tiền này có đến được tay người nghèo không bởi thông tin những vụ tham nhũng, ăn chặn tiền của người nghèo, gạo cứu tế cho người nghèo là gạo mốc cứ nhan nhản khiến người ta mất niềm tin.
Có lần vào dịp cuối tuần, tôi cùng cô bạn ra chợ Ngã Tư Sở xem quần áo, giày dép. Chợ ngày cuối tuần rất đông, toàn chị em phụ nữ mà chủ yếu là sinh viên ra đây mua đồ vì thường đồ ở đây đa dạng mẫu mã, giá lại cũng rẻ. Đang đứng xem đồ ở hàng quần áo, chúng tôi nhìn thấy 2-3 tên trộm cứ lảng vảng xung quanh, chúng lựa chọn “con mồi” rồi áp sát đối tượng lúc đó không để ý vì mải xem đồ để rạch túi, cướp ví và điện thoại. Nhìn thấy vậy tôi định tri hô lên nhưng cô bạn đi cùng tôi ngăn lại: “Bọn ở chợ này kinh lắm, mày không sợ bị bọn nó nhớ mặt trả thù hay sao mà dây vào. Thôi kệ nó đi thôi, mình lo thân mình trước”. Vậy là tôi lại không dám lên tiếng vì sợ.
Hồi còn sinh viên phải bắt xe bus đi học, mỗi lần đứng ở trạm chờ xe bus, tôi bắt gặp rất nhiều lần hình ảnh người phụ nữ mắt ngáo ngơ khóc lóc vật nài xin tiền hết người này đến người kia với điệp khúc xin tiền để về quê vì bị mất trộm hết tiền, đưa người nhà đi khám bệnh không có tiền xin mọi người rủ lòng thương nhưng cũng chẳng mấy ai cho bởi ai cũng nghĩ: “Nó lừa đấy!”… Có lần vì thấy tội nghiệp người đàn bà quê mùa, tôi liền cho chị ta 20 nghìn. Nhưng chỉ vài tuần sau đó, ở một trạm chờ xe bus khác, tôi lại thấy chị này đứng van vỉ xin tiền những người đứng chờ xe với điệp khúc xin tiền về quê. Biết là bị lừa, tôi chỉ tự nhủ: lần sau chả dại.
Vẫn biết rằng trong cuộc sống còn rất nhiều những người sẵn sàng xả thân vì việc nghĩa mà không màng hiểm nguy, vẫn có những hiệp sĩ săn bắt cướp hay những nhà từ thiện hảo tâm, không quản khó khăn mang đến từng bữa cơm, áo mặc cho người nghèo.
Nhưng thời buổi người tốt ít, kẻ xấu nhiều, tôi phải chọn cách sống vô cảm để tránh rước họa vào thân. Những lý lẽ biện minh cho hành động vô cảm của tôi hay của một số người khác có thể chỉ là ngụy biện, nhưng chúng tôi cũng vì sự an toàn của bản thân mà đành phải quay đi.
(Theo Báo mới )
Nguồn: Facebook