Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

Việt Nam hãy thôi lừa bịp thế giới về thành tích nhân quyền


Tin tức / Việt Nam

Việt Nam hãy thôi lừa bịp thế giới về thành tích nhân quyền

Ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của tổ chức Phóng viên Không biên giới
Ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của tổ chức Phóng viên Không biên giới
Phóng viên Không biên giới chúng tôi luôn sẵn sàng hợp tác, đối thoại, và hỗ trợ về nhân quyền như chúng tôi đã làm ở Miến Điện kể từ khi quốc gia này mở cửa, dân chủ hóa. Chúng tôi không ‘thù địch’, chúng tôi chỉ muốn bảo vệ các quyền căn bản mà mọi người trên thế giới phải được thụ hưởng bình đẳng như nhau trong đó có quyền tự do bày tỏ quan điểm và tự do báo chí, vốn là những điều đã được toàn cầu công nhận qua Công ước Quốc tế về Nhân quyền.
Một tổ chức bảo vệ nhân quyền có uy tín trên thế giới đề nghị Việt Nam chớ nên tiếp tục lừa bịp và phớt lờ các quan tâm của quốc tế về lĩnh vực nhân quyền trong thời đại thông tin kỹ thuật số.

Phản hồi về buổi Kiểm điểm nhân quyền Định kỳ Phổ quát UPR hôm 5/2 của Hà Nội tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Pháp nói thay xem những phê phán của thế giới là ‘thù địch’, chính phủ Việt Nam nên hữu nghị mời giới bảo vệ nhân quyền quốc tế sang tìm hiểu thực trạng nhân quyền và mời gọi sự giúp đỡ để cải thiện.

Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong tổ chức RSF, ông Benjamin Ismail, đã dành cho VOA Việt ngữ cuộc trao đổi về việc này.
Bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vấn
Ông Benjamin Ismail: Tôi muốn nói rằng Hà Nội không thể tiếp tục lừa bịp Liên hiệp quốc và thế giới kiểu này nữa. Hơn ai hết họ hiểu rõ những gì họ đang làm và những chính sách đàn áp tàn bạo mà họ đang thực hiện. Sự thật đã được phơi bày rõ ràng, chẳng hạn như qua các bản án tù dài hạn họ dành cho những nhà bất đồng chính kiến và các blogger thể hiện quan điểm ôn hòa trái ý với họ, chẳng hạn như tình trạng càng ngày nhà cầm quyền càng dùng bạo lực để đối phó, sách nhiễu các blogger cổ súy dân chủ và tấn công cả thân nhân của họ nữa. Không thể che giấu sự thật được đâu.

VOA: Nhiều người đánh giá rằng kể từ đợt kiểm điểm nhân quyền định kỳ phổ quát UPR lần đầu năm 2009 tới nay không thấy cải thiện nào đáng kể từ Việt Nam trong các lĩnh vực nhân quyền bị chú ý nhất bao gồm tự do ngôn luận, tự do báo chí. Vậy hiệu quả thật sự của UPR là gì? Liệu có thể trông đợi gì từ đợt kiểm điểm lần này?

Ông Benjamin Ismail: Trước khi kiểm điểm, chúng ta cần phải xem xét tình hình. Cho nên kỳ UPR 2009 được coi như là dịp đầu tiên thế giới tập trung lại quan sát, bình luận, và khuyến nghị về nhân quyền Việt Nam. Và sau 4 năm, lần UPR thứ nhì này là cơ hội để chúng ta nhìn lại, điểm lại để đánh giá. Thời điểm này, với việc Việt Nam vừa trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, áp lực và trách nhiệm đang đè nặng lên cơ chế UPR, lên Liên hiệp quốc và cộng đồng quốc tế để nhắc nhở Hà Nội các nghĩa vụ tôn trọng nhân quyền.

Ví dụ Việt Nam vừa ký vào Công ước Chống tra tấn của Liên hiệp quốc, chúng ta có thể dùng cơ chế UPR để thúc giục Việt Nam rằng ký kết thôi chưa đủ, quan trọng là phải áp dụng vào thực tế. Ngoài ra, dựa trên cơ chế này, chúng ta có thể nêu bật sự mâu thuẫn giữa lời nói và việc làm của Hà Nội rằng một mặt ký kết, mặt khác vẫn tiếp diễn tình trạng tra tấn nhục hình, vẫn dùng Bộ Luật hình sự và cả côn đồ để hành hung, đàn áp blogger hay các nhà hoạt động trên mạng cổ súy cho dân chủ-nhân quyền. Chúng ta tiếp tục dùng diễn đàn UPR quốc tế này để nêu lên các quan ngại, để phơi bày ra thế giới những hành động vi phạm nhân quyền của Việt Nam, và tạo áp lực lên Hà Nội buộc họ phải thay đổi. Song song đó, chúng ta tiếp tục hỗ trợ các tiếng nói độc lập tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam về nhiều phương diện, kể cả pháp lý.

VOA: Ông có đề nghị nào giúp nâng cao hiệu quả của UPR hơn nữa không?

Ông Benjamin Ismail: Theo tôi, càng nhiều nội dung về UPR và những gì diễn ra tại buổi kiểm điểm ở Liên hiệp quốc được dịch ra tiếng Việt chuyển tải tới càng nhiều người dân Việt càng tốt để họ hiểu biết hơn về vai trò và tác dụng của UPR đối với đời sống của từng cá nhân. Nhiều người Việt Nam cho tới nay còn chưa hiểu rõ về nhân quyền, chưa quan tâm đến sự kiện UPR này, cũng như chưa biết đến các phong trào quốc tế nỗ lực cải thiện nhân quyền cho Việt Nam ra sao. Nhận thức của người dân Việt Nam trong lĩnh vực này phải được nâng cao hơn nữa. Để làm được điều đó, chúng ta cần phát huy xã hội dân sự tại Việt Nam mạnh hơn nữa để tranh đấu đòi các quyền căn bản chính đáng cho con người như quyền tự do ngôn luận, tự do tiếp cận thông tin, tự do truy cập internet, hay tự do báo chí.

VOA:  Phát biểu trước kỳ kiểm điểm UPR lần này của Việt Nam, Ngoại trưởng Phạm Bình Minh trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông trong nước tuyên bố dù Việt nam có cố gắng đến đâu, đạt tiến bộ nhân quyền đến đâu, vẫn luôn luôn có những ‘thế lực thù địch’ chỉ trích vì nhiều mục đích khác nhau. Ông phản hồi thế nào về bình luận này?

Ông Benjamin Ismail:  Luận điệu này thừơng được các chính phủ độc tài như Việt Nam, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên sử dụng. Thay vì tố cáo, quy chụp các nỗ lực quốc tế giúp cải thiện nhân quyền cho Việt Nam là ‘thù địch’, tốt hơn hết Hà Nội nên mời các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, các nhà quan sát độc lập đến để học hỏi kinh nghiệm từ quốc tế cũng như mời gọi sự giúp đỡ để tiến bộ hơn. Phóng viên Không biên giới chúng tôi luôn sẵn sàng hợp tác, đối thoại, và hỗ trợ về nhân quyền như chúng tôi đã làm ở Miến Điện kể từ khi quốc gia này mở cửa, dân chủ hóa. Chúng tôi không ‘thù địch’, chúng tôi chỉ muốn bảo vệ các quyền căn bản mà mọi người trên thế giới phải được thụ hưởng bình đẳng như nhau trong đó có quyền tự do bày tỏ quan điểm và tự do báo chí, vốn là những điều đã được toàn cầu công nhận qua Công ước Quốc tế về Nhân quyền. Một điều nữa tôi muốn chia sẻ là trong khi cơ chế của Liên hiệp quốc chưa có cách ngăn chặn hay giải pháp cho tình trạng nhà cầm quyền đàn áp hay dùng bạo lực đối với các blogger và thân nhân của họ như trường hợp của nhà bất đồng chính kiến Huỳnh Ngọc Tuấn, chúng tôi một lần nữa mạnh mẽ kêu gọi Hà Nội hãy chấm dứt các hành động phản nhân quyền này.  

VOA: Xin chân thành cảm ơn ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong tổ chức Phóng viên Không biên giới, đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này.

Ý kiến:

bởi: hy vong từ: france
07.02.2014 13:54
cong san vn khong the co nhan quyen duoc neu co se lkhong con la cs tt thieu co dan dung nghe cs noi cac ong den vn de sap lai gan nghe noi thi vua vo ich vua ton tien ton cong la vua doi dau voi nguy hiem mat oc cs noi rang ho la dinh cao tri te thi hay dung nhin vao mat va cho de ho thoi mien se khong co duong ve neu muon thang csvn chi co cach xap la ca de danh mot tran tha tu nhan ra la xong noi hoai len an hay hoi hop ban luan chi mat thi gio voi cs la dieu vo ich csvn da ton tai tren mien nam dat nuoc nay qua lau ho hieu va gioi lam ma khong lam duoc dieu phai lam thi co noi co de nghi co gi gi di nua csvn cu noi nhu khong neu mot ngay nao do tat ca toan dan trong nuoc do ra duong hang hang lop lop thi se co phan ung dan ap do mau va xung dot luc ay cs se thua nhung do la co hoi de mong co duoc tiep ung cua na to danh manh de lat do su cai tri ap buc cua csvn thi chi co nhu vay csvn chac chan se tan bao giet dan khong tiec tay nhung dieu noi o day qua bao nhung no se di den nhu vay loi that mat long nhung ma loi o csvn da qua ngoan co va khong chiu quy hang le phai tinh yeu dan nuoc minhkhong co long chan thanh thi chuyen gi den mot ngay Cung se den dan viet la dan hien lanh nhan nhuc an phan nhung Cung khong de bi de dau ap buc va Cung khong phai la dan toc khong biet dau tranh trong di vang nhung nam thang da ghi dau lich su nguoi vn anh hung du sao toi van hy vong csvn thay doi va tu bo che do cs nhu nga

bởi: Kim từ: VN
07.02.2014 13:04
Dân tộc VN có truyền thống rất cao về tự do dân chủ. Lần mò trong kho tàng ca dao tục ngữ, ai ai cũng thấy rỏ “Phép vua thua lệ làng” "Đói tự do hơn no luồn cúi" “thương người như thể thương thân”…Phải khẵng định rằng tổ tiên người Việt chúng ta đã tiến gần những tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế ngày nay.
Trong lịch sử, không ngoại quốc nào biếu không cho không VN tự do dân chủ, người Việt Nam luôn phải đấu tranh giành quyền được sống trong độc lập tự do (một nhân tố cơ bản trong nhân quyền), và xây dựng cuộc sống nhân ái (yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa người và người).
Quí vị thật sự đang đấu tranh tự do dân chủ nhân quyền cho VN thì VN cũng xin…cám ơn. Nhưng quí vị có ý đồ, chiêu bài thì phải nhớ cho kỷ bài học 1954,1975...

bởi: Nam từ: Saigon
07.02.2014 12:57
Trước hết yêu cầu nhà cầm quyền VN chứng minh họ đả thực hành nhân quyền,
yêu cầu họ cho đăng trên báo và đài truyền hình cho mọi người dân và cán bộ biết
để thực hành nhửng điều họ nói là đã làm. Nếu họ thật tâm muốn sửa đổị

bởi: hai từ: Saigon
07.02.2014 12:41
Thật là nhục nhã cho chính phủ VN khi bị quốc tế xem là chính phủ lừa bịp xảo trá, đừng nên lấy vải thưa che mắt thánh nữa CSVN ơi.

bởi: Bích Chi
07.02.2014 12:30
Hãy tống cổ Quỷ Đỏ Việt cộng ra khỏi Hội đồng Nhân quyền :

Vận động giờ chót trước UPR Việt Nam
Nguyễn Hùng
Geneva, Thụy Sỹ

Thứ tư, 5 tháng 2, 2014

Ông Leon Saltiel từ UN Watch đòi ‘đuổi’ VN khỏi Hội đồng Nhân quyền

Ngay trước khi Việt Nam đăng đàn tại phiên họp kiểm định định kỳ thứ 18 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, sức ép từ các tổ chức vận động nhân quyền đối với Hà Nội và cộng đồng quốc tế đang được đẩy lên.

Tại hội thảo mang tên ‘Trách nhiệm của Việt Nam trong vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc’ hôm 4/2, Phó Giám đốc tổ chức UN Watch thậm chí kêu gọi các nước thành viên Liên Hiệp Quốc hãy “khai trừ Việt Nam ra khỏi Hội đồng Nhân quyền”.

Ông Leon Saltiel nói chỉ có những nước tôn trọng nhân quyền ở mức cao nhất mới xứng đáng có chân trong Hội đồng Nhân quyền và Việt Nam lại đang tiếp tục vi phạm các quyền tự do bao gồm cả tự do ngôn luận và tự do hội họp.

“Việt Nam tham gia Hội đồng Nhân quyền không phải để thúc đẩy nhân quyền mà để bảo vệ họ và bạn bè khỏi bị chỉ trích,” ông Saltiel nói.
Đại diện của UN Watch, tổ chức phi chính phủ theo dõi các hoạt động ở Liên Hiệp Quốc, cũng nói thêm Libya cũng đã từng là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và đã bị khai trừ khỏi hội đồng này.

Khi phóng viên BBC chất vấn về chuyện Việt Nam đã được bầu vào Hội đồng Nhân quyền với số phiếu cao, ông Saltiel nói chuyện các nước thành viên Liên Hiệp Quốc dàn xếp và mặc cả với nhau để đổi chác sự ủng hộ là chuyện thường.

Khán phòng cũng có lúc trùng hẳn xuống khi nhà báo Trần Quang Thành, người từng làm báo trong nước và hiện sống ở Slovakia, kể về chuyện ông bị công an “chỉ điểm” cho những kẻ muốn trả thù ông vì viết bài chống tham nhũng để họ tạt a-xít vào mặt ông khiến ông bị thương tật tới 85%, một mắt mù và một mắt chỉ còn 1/10 thị lực. Vợ ông bị suy tim và mất ít lâu sau ông bị tấn công trong khi con trai và con gái ông lần lượt bị mất việc vì những bài báo của ông, nhà báo Thành nói.

Đại diện của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới, ông Benjamin Ismail, cũng phát biểu tại hội thảo rằng tình hình nhân quyền Việt Nam đã tồi tệ thêm từ năm 2009, năm Việt Nam lần đầu tiên bị kiểm điểm về nhân quyền.

Ông Ismail nói lần cuối cùng tổ chức của ông tiếp xúc được với Việt Nam là hồi năm 2009 và cuộc gặp khi đó cũng không có gì tốt đẹp.

‘Bị chặn hoàn toàn’

Tổng Giám đốc Đài Á châu Tự do Libby Liu cũng nói bà mong muốn được gặp gỡ các quan chức Việt Nam để có thể trao đổi với họ về dịch vụ của đài, vốn hiện bị chặn hoàn toàn ở Việt Nam theo lời bà nói.

bởi: Vô danh
07.02.2014 12:25
dcsvn bao thu ,doc quyen,sao tra ngu dan hoa ,di theo con duong loi thoi ,lac hau theo kieu trqcs khong biet tro tren voi

bởi: camranh từ: saigon
07.02.2014 11:52
tay này có vấn đề về thần kinh, ăn nói chẳng chút suy nghĩ, xin chưa chắc đã được huống chi đòi mời.

bởi: Sự thật không ai Chối Cải từ: Thiên đường csVN.
07.02.2014 11:38
Đảng csVN sống là nhờ Lừa Bịp.Bây giờ yêu cầu Đảng csVN Chấm dứt Lừa Bịp thì Sự Thật sẽ Phơi Bày.Tội Ác mà đảng csVN gây ra cho dân tộc VN lấy nước cả 5 đại dương Rửa cũng không sạch.Đảng cs chấm dứt Lừa Bịp nhân dân VN thì chắc là thiếu ống cống ..................

bởi: Hì Hì
07.02.2014 11:31
Cấm ông Phạm chí Dũng sang Geneva để nói chuyện về nhân quyền Việt nam nhưng sao hình ảnh video bài thuyết trình này của ông Dũng lại ngự trị tại Liên Hiệp Quốc và được loan tải khắp năm châu bốn bể thậm chí bác Hồ ở dưới ấy cũng nghe nữa vậy?

bởi: Hồ H.
07.02.2014 11:22
Trong quá trình vận động trước phiên UPR, một vị khách đã được cả khán phòng vỗ tay là ông Đặng Xương Hùng, người vừa tuyên bố rời bỏ Đảng Cộng sản và đang xin tị nạn chính trị ở Thụy Sỹ.
Ông Đặng Xương Hùng, cựu Lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sỹ mới đây cũng nộp đơn xin tị nạn.
Sao vậy ông? Người dân tại Việt nam có đầy đủ nhân quyền lắm mà? Sao ông là một quan chức cấp cao trong Đảng mà lại chạy trốn cái "phúc lợi về nhân quyền" này của Đảng? Ông mà còn như thế thì dân nào mà chịu cho thấu cái kiểu nhân quyền của Đảng ban bố cho dân?À mà nhân quyền con người thì khi sinh ra đã tự có rồi sao Đảng lại ban phát ông nhỉ?

bởi: thomas từ: kansas
07.02.2014 11:17
Can bo CS VietNam cho biet : truoc khi den Geneve , doan CSVN nhan lenh la phai bac bo moi y kien, phe binh cua nguoi khac. Va phai hua hen la se cai thien nhan quyen,de lam vua long moi nguoi. Muc dich la de keo dai thoi gian cam quyen cua CS tai VN. Trong khi van ra lenh bat nhung nguoi hoat dong cho nhan quyen tai VN. Moi nguoi hay cho xem......

bởi: Vô danh
07.02.2014 11:16

Bà Nguyễn Thị Trăm (Thân mẫu của luật sư Lê Quốc Quân) nói tại LHQ trước sự kiện Kiểm định Định kỳ Phổ quát về Nhân quyền Việt Nam (UPR) “Tôi mong rằng trong năm mới sẽ có những thay đổi cho hết cái chế độ đi, thay đổi cho tự do, cho hết nhà tù chính trị, để cho đất nước Việt Nam được đổi mới, gia đình tôi, cho con tôi đỡ khổ đi và đất nước được lớn mạnh!
Đây chính là niềm mơ ước của 90 triệu nhân dân Việt nam về quyền con người đấy mà !

bởi: Email từ Vũ(VN)
07.02.2014 10:59
Trịnh Hội Facebook cá nhân:
Những gì tôi thấy là tại UN nơi tôi đang tham dự phiên UPR Việt Nam là TOÀN NÓI PHÉT. Nói phét nhiều lắm.
Nhưng đồng thời cũng rất tuyệt khi nghe lời khoác lác của phái đoàn Việt Nam. Bởi đó sẽ là chuyện nực cười và ai cũng biết vậy.
Trịnh Hội còn có ý định về VN nữa không?

bởi: Vô danh
07.02.2014 10:58
Nói như vậy, bây giờ không chỉ người VN mà cả quốc tế cũng biết rất rõ cách thức tráo trở, tàn bạo, của csvn trong việc thực hiện nhân quyền ở vn rồi.

bởi: Đừng nói láo nữa Đảng ơi
07.02.2014 10:56
Này nhé ! Trong lúc phái đoàn Việt nam tại LHQ thao thao bất tuyệt về cái gọi là số lượng người sử dụng internet."Việt Nam không có kiểm duyệt báo chí xuất bản, không kiểm duyệt internet, Việt nam Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí" thì trong nước báo Đảng(báo Nhân Dân) đưa bài của tác giả Nguyễn Hải Đăng đề cập tới việc cấm sử dụng Facebook .
Đây có phải là lạy ông tui ở bụi này? Cho nên "Việt Nam hãy thôi lừa bịp thế giới về thành tích nhân quyền " ,nói như tổ chức Phóng viên Không biên giới RSF là chính xác 100% !

bởi: vc no le tc từ: cs la cai do toi
07.02.2014 10:24
Phai noi thang vao mat cs VN nhu vay moi dung ,chu khong la chung cu noi lao hoai ,cs cu tuong the goi toan la nhung nguoi ngu hay sao ay .chi co cs noi lao la khon thoi ,cai nay xua roi cs Vn oi .

bởi: Hùng từ: Bình ĐỊnh
07.02.2014 10:03
Nhân quyền theo quan điểm của Cộng Sản Việt Nam "ý Đảng lòng dân " Đảng giơ tay chỉ đạo dân thì làm , Đảng ăn cá thịt dân ăn xương , Đảng có quyền phạm pháp dân thì không .... Nên mọi người không có quyền áp đặt nhân quyền theo kiểu phương Tây vào Việt Nam được .
Nguồn: http://www.voatiengviet.com/content/viet-nam-hay-thoi-lua-bip-the-gioi-ve-thanh-tich-nhan-quyen/1846507.html


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét