Mỹ gấp rút chuẩn bị chiến tranh với Trung Quốc?
Thứ năm, 2014-02-06 17:11:02 - Nguồn: KienThuc.net.vn
(Kienthuc.net.vn) - Việc Mỹ khẩn trương mua các loại mục tiêu bay mô phỏng tên lửa chống tàu được cho là động thái chuẩn bị ứng phó cuộc chiến tranh với Trung Quốc.
Theo trang tin Strategy Page, Hải quân Mỹ đã đặt hàng các nhà thầu gấp rút thiết kế và sản xuất cho họ mục tiêu bay không người lái mô phỏng tên lửa hành trình chống tàu cận âm của Trung Quốc.
Rõ ràng họ đã tính toán và nhận ra rằng các quốc gia có nguy cơ lớn nhất trở thành kẻ thù của họ trong tương lai gần (Trung Quốc, Bắc Triều tiên, Iran) đều có rất nhiều tên lửa cận âm do Trung Quốc sản xuất .
Trung Quốc đã xuất khẩu rất nhiều tên lửa chống tàu loại C-801 hoặc C-802, bản thân họ cũng sử dụng các loại tên lửa này. Trong đó, C-801 có chiều dài 5.81m, đường kính 0,36m, trọng lượng 636kg và có tầm bắn tối đa khoảng 42km. C-801 gần giống với loại tên lửa Exocet của pháp, và người ta cho rằng nó được thiết kế dựa trên nền tảng Exocet.
Biến thể cao cấp hơn của C-801 là C-802A với chiều dài 6,8m, đường kính 0,36m, trọng lượng 682kg và lắp đầu đạn nặng 165kg. C-802 có tầm bắn tối đa là 120km, và đạt tốc độ lên đến 250m/s.
Thiết kế tên lửa Exocet của Pháp có trọng lượng 670kg, tầm bắn 70km (biến thể gần đây đã tăng tầm lên 180km) đã xuất hiện được khoảng hơn 30 năm. Nó từng được sử dụng trong các cuộc chiến và có độ tin cậy khá cao. C-802 mặc dù không được “siêu việt” như Exocet nhưng nó có hình dáng tương tự và Trung Quốc vẫn đang tiếp tục hành trình hoàn thiện nâng cấp “biến thể Exocet” của họ.
Ngoài việc phát triển và khẩn trương đưa vào sử dụng mục tiêu bay cận âm, cách đây 3 năm Hải quân Mỹ đã đưa loại mục tiêu bay mô phỏng tên lửa chống tàu siêu thanh vào hoạt động trong quân đội.
Mục tiêu bay siêu thanh này định danh là GQM-163A Coyote SSST (supersonic sea-skimming target). Nó được trang bị 2 động cơ gồm động cơ khởi tốc nhiên liệu lỏng và động cơ phản lực dòng thẳng ramjet cho hành trình bay chính. GQM-163A có thể đạt tầm bắn tới 110km và tốc độ hành trình lên đến 2.600km/h.
Coyote được sử dụng với mục đích mô phỏng chân thực nhất của cuộc tấn công từ tên lửa hành trình siêu thanh Klub của Nga, giúp các chiến hạm Mỹ luyện tập dần với việc đối phó với loại vũ khí đặc biệt nguy hiểm này. Sẽ có ít nhất là 39 quả GQM-163A được chế tạo với giá thành 515.000 USD/quả. Như vậy GQM-163A sẽ là mục tiêu bay tên lửa đầu tiên của Mĩ sử dụng thành công động cơ phản lực dòng thẳng ramjet và công nghệ này giờ đây có thể được áp dụng trên các loại tên lửa khác.
GQM-163A Coyote SSST.
Coyote sẽ là câu trả lời của Mỹ trước tình hình có rất nhiều quốc gia đã trang bị các tên lửa chống tàu siêu âm khác. Đặc biệt, có người còn lo sợ rằng tên lửa chống tàu 3M54 của Nga (thuộc tổ hợp tên lửa Klub), loại được sử dụng ở các tàu ngầm Kilo của Trung Quốc không thể bị đánh chặn.
Với trọng lượng 2 tấn và có thể phóng từ ống phóng ngư lôi loại 533mm trên tàu ngầm Kilo, 3M54 lắp đầu đạn nặng 200kg, tầm bắn 300km, và có thể đạt vận tốc lên tới 3.000km/h trong một phút trước khi tiếp cận mục tiêu.
Điều khiến cho 3M54 trở nên đặc biệt nguy hiểm chính là tính năng tăng tốc trước khi tiếp cận mục tiêu của nó, tính năng này sẽ hoạt động khi tên lửa chỉ còn cách mục tiêu khoảng 15km. Ở vị trí ấy, tên lửa sẽ di chuyển ở độ cao khoảng 30m.
Điều này sẽ gây khó khăn cho việc phát hiện, theo dõi và đánh chặn tên lửa. Tính năng tăng tốc độ khi đến gần mục tiêu giúp cho tên lửa di chuyển quãng đường 15km cuối cùng chỉ trong vòng dưới 20 giây, điều này sẽ gây khó khăn cho các loại vũ khí chống tên lửa trong việc "hạ gục" chúng.
Tên lửa 3M54 cũng tương tự như một loại tên lửa trước đó của Nga được sử dụng trong chiến tranh lạnh, đó là 3M80. Loại này có đầu đạn lớn hơn 300kg và tầm bắn thấp hơn 120km. Đáng lưu ý, 3M80 hiện được trang bị trên các tàu chiến của Hải quân Trung Quốc.
Những tên lửa này đang được xem xét để sử dụng như một “sát thủ tàu sân bay”, thế nhưng không ai biết được sẽ có bao nhiêu trong số chúng sẽ được dùng để phóng vào các tàu sân bay, chứ chưa nói đến việc đánh chìm chúng. Thêm vào đó, tên lửa của Nga có rất ít kinh nghiệm chiến đấu, và thường được xem là vận hành một cách thất thường.
Lương Minh
Thứ năm, 2014-02-06 17:11:02 - Nguồn: KienThuc.net.vn
(Kienthuc.net.vn) - Việc Mỹ khẩn trương mua các loại mục tiêu bay mô phỏng tên lửa chống tàu được cho là động thái chuẩn bị ứng phó cuộc chiến tranh với Trung Quốc.
Theo trang tin Strategy Page, Hải quân Mỹ đã đặt hàng các nhà thầu gấp rút thiết kế và sản xuất cho họ mục tiêu bay không người lái mô phỏng tên lửa hành trình chống tàu cận âm của Trung Quốc.
Rõ ràng họ đã tính toán và nhận ra rằng các quốc gia có nguy cơ lớn nhất trở thành kẻ thù của họ trong tương lai gần (Trung Quốc, Bắc Triều tiên, Iran) đều có rất nhiều tên lửa cận âm do Trung Quốc sản xuất .
Trung Quốc đã xuất khẩu rất nhiều tên lửa chống tàu loại C-801 hoặc C-802, bản thân họ cũng sử dụng các loại tên lửa này. Trong đó, C-801 có chiều dài 5.81m, đường kính 0,36m, trọng lượng 636kg và có tầm bắn tối đa khoảng 42km. C-801 gần giống với loại tên lửa Exocet của pháp, và người ta cho rằng nó được thiết kế dựa trên nền tảng Exocet.
Biến thể cao cấp hơn của C-801 là C-802A với chiều dài 6,8m, đường kính 0,36m, trọng lượng 682kg và lắp đầu đạn nặng 165kg. C-802 có tầm bắn tối đa là 120km, và đạt tốc độ lên đến 250m/s.
Tên lửa hành trình cận âm C-802 của Trung Quốc sản xuất.
Thiết kế tên lửa Exocet của Pháp có trọng lượng 670kg, tầm bắn 70km (biến thể gần đây đã tăng tầm lên 180km) đã xuất hiện được khoảng hơn 30 năm. Nó từng được sử dụng trong các cuộc chiến và có độ tin cậy khá cao. C-802 mặc dù không được “siêu việt” như Exocet nhưng nó có hình dáng tương tự và Trung Quốc vẫn đang tiếp tục hành trình hoàn thiện nâng cấp “biến thể Exocet” của họ.
Ngoài việc phát triển và khẩn trương đưa vào sử dụng mục tiêu bay cận âm, cách đây 3 năm Hải quân Mỹ đã đưa loại mục tiêu bay mô phỏng tên lửa chống tàu siêu thanh vào hoạt động trong quân đội.
Mục tiêu bay siêu thanh này định danh là GQM-163A Coyote SSST (supersonic sea-skimming target). Nó được trang bị 2 động cơ gồm động cơ khởi tốc nhiên liệu lỏng và động cơ phản lực dòng thẳng ramjet cho hành trình bay chính. GQM-163A có thể đạt tầm bắn tới 110km và tốc độ hành trình lên đến 2.600km/h.
Coyote được sử dụng với mục đích mô phỏng chân thực nhất của cuộc tấn công từ tên lửa hành trình siêu thanh Klub của Nga, giúp các chiến hạm Mỹ luyện tập dần với việc đối phó với loại vũ khí đặc biệt nguy hiểm này. Sẽ có ít nhất là 39 quả GQM-163A được chế tạo với giá thành 515.000 USD/quả. Như vậy GQM-163A sẽ là mục tiêu bay tên lửa đầu tiên của Mĩ sử dụng thành công động cơ phản lực dòng thẳng ramjet và công nghệ này giờ đây có thể được áp dụng trên các loại tên lửa khác.
Mục tiêu bay siêu thanh
GQM-163A Coyote SSST.
Coyote sẽ là câu trả lời của Mỹ trước tình hình có rất nhiều quốc gia đã trang bị các tên lửa chống tàu siêu âm khác. Đặc biệt, có người còn lo sợ rằng tên lửa chống tàu 3M54 của Nga (thuộc tổ hợp tên lửa Klub), loại được sử dụng ở các tàu ngầm Kilo của Trung Quốc không thể bị đánh chặn.
Với trọng lượng 2 tấn và có thể phóng từ ống phóng ngư lôi loại 533mm trên tàu ngầm Kilo, 3M54 lắp đầu đạn nặng 200kg, tầm bắn 300km, và có thể đạt vận tốc lên tới 3.000km/h trong một phút trước khi tiếp cận mục tiêu.
Điều khiến cho 3M54 trở nên đặc biệt nguy hiểm chính là tính năng tăng tốc trước khi tiếp cận mục tiêu của nó, tính năng này sẽ hoạt động khi tên lửa chỉ còn cách mục tiêu khoảng 15km. Ở vị trí ấy, tên lửa sẽ di chuyển ở độ cao khoảng 30m.
Điều này sẽ gây khó khăn cho việc phát hiện, theo dõi và đánh chặn tên lửa. Tính năng tăng tốc độ khi đến gần mục tiêu giúp cho tên lửa di chuyển quãng đường 15km cuối cùng chỉ trong vòng dưới 20 giây, điều này sẽ gây khó khăn cho các loại vũ khí chống tên lửa trong việc "hạ gục" chúng.
Mỹ rất ngán ngại tên lửa hành trình chống tàu siêu
thanh 3M-54 Klub-S vốn trang bị trên tàu ngầm Kilo 636 của Trung Quốc.
Trong ảnh là kỹ sư Nga nạp đạn 3M-54 vào tàu ngầm Kilo.
Tên lửa 3M54 cũng tương tự như một loại tên lửa trước đó của Nga được sử dụng trong chiến tranh lạnh, đó là 3M80. Loại này có đầu đạn lớn hơn 300kg và tầm bắn thấp hơn 120km. Đáng lưu ý, 3M80 hiện được trang bị trên các tàu chiến của Hải quân Trung Quốc.
Những tên lửa này đang được xem xét để sử dụng như một “sát thủ tàu sân bay”, thế nhưng không ai biết được sẽ có bao nhiêu trong số chúng sẽ được dùng để phóng vào các tàu sân bay, chứ chưa nói đến việc đánh chìm chúng. Thêm vào đó, tên lửa của Nga có rất ít kinh nghiệm chiến đấu, và thường được xem là vận hành một cách thất thường.
Lương Minh
|
|||
Mỹ ép TQ từ bỏ "đường lưỡi bò" trên Biển Đông
Nguồn:http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=26959Thứ năm, 2014-02-06 21:45:02 - Nguồn: 24h.com.vn Ngày 5/2, Mỹ đã lên tiếng hối thúc Bắc Kinh làm rõ hoặc điều chỉnh tuyên bố chủ quyền của mình trên Biển Đông và coi đây là giải pháp hòa bình cho một trong những điểm nóng đang ngày càng căng thẳng ở châu Á. Trong bối cảnh Trung Quốc vừa thiết lập khu vực nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông bao trùm cả nhóm đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát, nhiều quốc gia, đặc biệt là Philippines đang lo ngại rằng Bắc Kinh sẽ có động thái tương tự trên Biển Đông. Trước những quan ngại ngày càng sâu sắc này, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách khu vực Đông Á, Thái Bình Dương Danny Russel đã yêu cầu Bắc Kinh làm rõ “đường chín đoạn” hay còn gọi là “đường lưỡi bò” bao trùm gần như toàn bộ Biển Đông mà Trung Quốc cho là biên giới trên biển của mình.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách khu vực Đông Á, Thái Bình Dương Danny Russel
Ông
Russel cho rằng bất cứ tuyên bố chủ quyền trên biển nào theo luật pháp
quốc tế cũng phải dựa trên các đặc điểm địa hình của mình. Phát biểu
trước một ủy ban quốc hội Mỹ, ông Russell nói: “Bất cứ tuyên bố nào của
Trung Quốc về quyền lợi trên biển mà không dựa trên các đặc điểm địa
hình sẽ được coi là không phù hợp với luật pháp quốc tế.”Ông nói tiếp: “Trung Quốc có thể thể hiện sự tôn trọng luật pháp quốc tế bằng cách làm rõ hoặc điều chỉnh tuyên bố chủ quyền của mình nhằm biến nó tuân thủ các quy định của quốc tế về luật biển.” Ông Russel ủng hộ quyền của Philippines đưa vụ việc ra trước tòa án Liên Hợp Quốc bất chấp sự phản đối của Trung Quốc và cho rằng đây là một nỗ lực để tìm ra giải pháp “hòa bình, không gây hấn” cho khu vực. Vị Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ này cho biết: “Sự thiếu minh bạch của Trung Quốc trong vấn đề tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông đã tạo ra sự bất ổn trong khu vực và hạn chế triển vọng đạt được giải pháp đồng thuận hoặc thỏa thuận công bằng.” Tuyên bố của ông Russel thể hiện lập trường ngày càng tích cực hơn của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông. Năm 2010, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton đã tuyên bố trong một chuyến thăm tới Việt Nam rằng quyền tự do hàng hải là một lợi ích quốc gia của Mỹ trên Biển Đông, nơi có hơn một nửa lượng hàng hóa của thế giới được vận chuyển qua.
Trực thăng trên tàu sân bay USS George Washington hoạt động trên Biển Đông
Gần đây, tờ Asahi Shimbun của Nhật Bản cho biết Trung Quốc đã phác thảo đề xuất thiết lập Khu vực Nhận diện Phòng không trên Biển Đông giống như những gì đã làm trên biển Hoa Đông hồi tháng 11 năm ngoái. Trong khi đó, Tổng thống Philippines Benigno Aquino trong một cuộc phỏng vấn với tờ New York Times của Mỹ đã kêu gọi các lãnh đạo thế giới không “nhân nhượng” Trung Quốc và không lặp lại sai lầm như việc trao vùng đất Sudetenland của Áo cho Đức Quốc xã vào năm 1938. Tuy nhiên Trung Quốc đã bác bỏ các thông tin này, và Tân Hoa Xã còn lên tiếng công kích ông Aquino khi cho rằng tuyên bố trên chứng tỏ ông này là một “chính trị gia nghiệp dư không biết gì về lịch sử và thực tiễn.” Mặc dù vậy, ông Russel vẫn cảnh báo Trung Quốc không nên thiết lập Khu vực Nhận diện Phòng không (ADIZ) trên Biển Đông. Ông tuyên bố: “Chúng tôi sẽ không thừa nhận hay chấp nhận ADIZ của Trung Quốc. Chúng tôi đã nói rõ với Trung Quốc rằng họ không nên tìm cách thực thi ADIZ trên ADIZ và không lặp lại các hành động tương tự ở bất cứ nơi nào khác trong khu vực.” Nghị sĩ Steve Chabot, Chủ tịch Tiểu ban Đối ngoại phụ trách khu vực châu Á của Hạ viện Mỹ cho rằng chính quyền của Tổng thống Barack Obama đưa ra những tín hiệu không rõ ràng khiến cho Trung Quốc càng quyết tâm làm tới. Ông Chabot khẳng định: “Đã đến lúc Mỹ phải làm gì đó ngoài lời nói và tìm cách trấn an khu vực rằng Mỹ vẫn hiện diện ở đó, và rằng tương lai của nước Mỹ ở châu Á vẫn là tuyệt đối, vững chắc và hùng mạnh.” |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét