Hoàng Đức Nhã - Lời khuyên sau 40 năm cho Hà Nội
Chủ Nhật, ngày 19 tháng 1 năm 2014
Tổng thống Thiệu sau khi ra chỉ thị đối phó cuộc tấn công của Trung Quốc ở Bộ Tư lệnh Hải Quân VNCH, 1/1974.
Trước những hành động có hệ thống của Trung Quốc
trên Biển Đông trong mấy chục năm qua, Việt Nam cần biết phối hợp sức
mạnh với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, mau sớm đưa vấn đề Hoàng
Sa ra diễn đàn quốc tế để đòi chủ quyền, theo cựu Thư ký và cố vấn đặc
biệt của cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
Nhân dịp 40 năm sự kiện Hoàng Sa bị Trung Quốc tấn
chiếm từ tay Việt Nam Cộng Hòa ngày 17/1/1974, ông Hoàng Đức Nhã, người
đồng thời là Bộ trưởng Thông tin dưới thời ông Thiệu cho rằng nếu Việt
Nam không sớm có hành động, từ Hoàng Sa hôm qua, Trung Quốc rất có thể
lấn chiếm tiếp tới Côn Đảo, Phú Quốc môt ngày.
Theo ông Nhã hành động ban bố hạn chế vùng đánh cá
mới của Trung Quốc trên hơn 2/3 Biển Đông, dưới danh nghĩa một quy định
của cấp dưới ở Tỉnh Hải Nam, là một động thái vi phạm chủ quyền không
chỉ của Việt Nam mà còn đe dọa nhiều quốc gia ở khu vực Đông Nam Á.
"Đó là một sự vi phạm lãnh thổ không những của Việt
Nam mà còn của các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam cần liên minh với các
quốc gia đó để tiếp tục hỗ trợ mạnh hơn...
"Đó là một ví dụ khi quyền lợi của một quốc gia bị
xâm phạm, thì mình (Việt Nam) có một lý do chính đáng để phản kháng và
có lý do để kết hợp với các quốc gia khác hoạt động nỗ lực, mạnh mẽ hơn,
chứ không thể nào mà ngồi yên."
Ông Nhã dự đoán rằng nếu Trung Quốc thấy có nhiều nỗ
lực được các quốc gia liên kết với nhau như vậy, đặc biệt với sự hỗ trợ
thêm của các 'đại cường quốc' như Hoa Kỳ và Âu Châu hỗ trợ, thì "họ (TQ)
sẽ không trắng trợn vi phạm nữa, như là họ đang làm bây giờ."
Trong phần hai và cũng là phần cuối cuộc trao đổi với
BBC về chủ đề Hoàng Sa, ông Hoàng Đức Nhã cho rằng chính quyền Việt Nam
cần có hành động chính thức đòi lại chủ quyền và loan bố với quốc tế,
vì theo ông nếu chỉ để các địa phương lên tiếng, đề cập vấn đề, thì
những cấp chính quyền này không có đủ vị thế, tư cách với quốc tế, cũng
như với Trung Quốc và các quốc gia khác.
'CHÍNH PHỦ PHẢI LÊN TIẾNG'
Ông Nhã nói: "Mình là một quốc gia có chủ quyền thì những người lãnh đạo quốc gia từ hành pháp cho đến lập pháp, phải có tiếng nói lên, phải có quốc thị thông báo và nhân viên ngoại giao tung ra khắp nơi để đưa lại, xét lại vấn đề."
Ông Nhã nói: "Mình là một quốc gia có chủ quyền thì những người lãnh đạo quốc gia từ hành pháp cho đến lập pháp, phải có tiếng nói lên, phải có quốc thị thông báo và nhân viên ngoại giao tung ra khắp nơi để đưa lại, xét lại vấn đề."
Cựu thư ký của Tổng thống Thiệu cũng nhắc tới trường
hợp Nhật Bản kiên trì đòi chủ quyền trên quần đảo Kuril trong tranh chấp
lãnh thổ với Nga, mà gần đây theo ông đã có những bước tiến, theo đó
Nga đồng ý về nguyên tắc thảo luận với Nhật Bản.
Nhân dịp này ông Nhã cũng chia sẻ với BBC rằng ông
chưa thấy chính quyền Việt Nam có động thái chính thức nào mời các cựu
quan chức dân sự hoặc quân đội của chính quyển Việt Nam Cộng Hòa có năng
lực, kinh nghiệm, tư liệu, hoặc có tư cách nhân chứng v.v... ở hải
ngoại hợp tác chính thức với các cơ quan trong nước để phối hợp tìm giải
pháp đòi lại Hoàng Sa.
Ông Nhã nói thêm: "Vì từ trước đến giờ chính quyền
Việt Nam không có những hành động đưa tay ra để nói chuyện bảo vệ lãnh
thổ, thì cũng khó mà tiên đoán được phản ứng của những nhóm Việt Nam ở
ngoại quốc, Hoa Kỳ hay bên châu Âu là như thế nào."
Mở đầu phần hai cuộc trao đổi với BBC, cựu thư ký của
Tổng thống Thiệu cho biết quan điểm của ông về việc chính quyền Việt
Nam hiện nay nên hành xử ra sao nếu Trung Quốc nhất quyết không trao lại
chủ quyền Hoàng Sa cho Việt Nam thông qua con đường pháp lý.
Mời quý vị theo dõi phần một cuộc trao đổi với ông Hoàng Đức Nhã Bấm tại đây.
(BBC)
Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=26633
Theo cựu quan chức này, chính quyền Sài Gòn đã không có chủ trương liên hệ với Hà Nội 'để phối hợp lập trường' nhằm đối phó với cuộc tấn chiếm và chiếm đóng của Trung Quốc tại Hoàng Sa.
Tuy nhiên, ông Nhã không cho rằng chính quyền Sài Gòn đã 'để lỡ một cơ hội' phối hợp bảo vệ chủ quyền với miền Bắc, vì lý do hai miền của Việt Nam khi đó còn đang thù địch, lâm chiến.
Cựu trợ lý đặc biệt của Tổng thống Thiệu cũng cho hay ông Thiệu và nội các đã rất ngạc nhiên trước thái độ 'giữ im lặng' của chính quyền Hà Nội ngay cả khi ông Thiệu đã loan bố và khiếu nại về cuộc tấn công xâm lăng của Trung Quốc tại Hoàng Sa lên quốc tế và Liên Hiệp Quốc.
Mặt khác, ông Nhã nói ông Thiệu đã tìm cách 'hỏi
thẳng' Hoa Kỳ nhằm tìm hiểu thái độ và lập trường của người đồng minh
này và ông Nhã được Tổng thống phái gọi điện cho Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài
Gòn, nhưng chỉ nhận được lời trả lời 'khó tin' rằng người Mỹ 'không hề
hay biết gì'.
Dùng từ ngữ 'dối trá chính trị', ông Nhã khẳng định Hoa Kỳ đã có sự 'thông đồng' với chính quyền Bắc Kinh khi đó, trong một cuộc mặc cả chính trị để Hoa Kỳ rút lui khỏi Việt Nam, vừa vẫn đương đầu với 'Nga Xô' thuận lợi, trong khi Trung Quốc có thể tấn chiếm Hoàng Sa dễ dàng.
Nhân dịp 40 năm nhìn lại cuộc hải chiến Hoàng Sa (17/1/1974-17/1/2014), ông Hoàng Đức Nhã cho rằng về thực chất Việt Nam Cộng Hòa đã bị suy yếu cả về quân sự lẫn hậu thuẫn chính trị của Hoa Kỳ, nên không thể giữ và chiếm lại Hoàng Sa, nhưng ông cho rằng sẽ 'không bao giờ là muộn' để Việt Nam đòi lại.
"
Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2014/01/140117_hoangducnha_hoangsa_1974.shtml?bw=bb&mp=wm&bbcws=1&news=1
Hoàng Sa: Góc nhìn từ dinh ông Thiệu
Cập nhật: 15:00 GMT - thứ sáu, 17 tháng 1, 2014
Quân lực cộng sản Bắc Việt không
hề thuyên giảm cường độ và các hướng tấn công quân sự nhắm vào miền Nam
Việt Nam trong lúc chính quyền Sài Gòn phải đương đầu với cuộc tấn công
của hải quân Trung Quốc nhằm cưỡng chiếm Hoàng Sa từ ngày 17/1/1974,
theo cựu Thư ký của Tổng thống Thiệu, ông Hoàng Đức Nhã.
Quân lực miền Nam đã rơi vào tình thế 'lưỡng bề
thọ địch' nên không thể tập trung lực lượng bảo vệ hay tái chiếm các đảo
trên quần đảo Hoàng Sa, mặc dù đã có các kế hoạch 'mật' đặt trên bàn
của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, Nguyễn Văn Thiệu với dự định tái
chiếm, theo ông Nhã, người đồng thời giữ chức Bộ trưởng Thông tin.Theo cựu quan chức này, chính quyền Sài Gòn đã không có chủ trương liên hệ với Hà Nội 'để phối hợp lập trường' nhằm đối phó với cuộc tấn chiếm và chiếm đóng của Trung Quốc tại Hoàng Sa.
Tuy nhiên, ông Nhã không cho rằng chính quyền Sài Gòn đã 'để lỡ một cơ hội' phối hợp bảo vệ chủ quyền với miền Bắc, vì lý do hai miền của Việt Nam khi đó còn đang thù địch, lâm chiến.
Cựu trợ lý đặc biệt của Tổng thống Thiệu cũng cho hay ông Thiệu và nội các đã rất ngạc nhiên trước thái độ 'giữ im lặng' của chính quyền Hà Nội ngay cả khi ông Thiệu đã loan bố và khiếu nại về cuộc tấn công xâm lăng của Trung Quốc tại Hoàng Sa lên quốc tế và Liên Hiệp Quốc.
'Dối trá chính trị'
"Chuyện đó không thể nào ngồi yên được... Đó là vấn đề nguyên tắc phải đưa ra, lập lại hồ sơ và bây giờ với sự hỗ trợ của các quốc gia Đông Nam Á, nhất là bây giờ Trung Quốc vi phạm vùng kinh tế của Đông Nam Á, thì mình cần đưa ra Liên Hợp Quốc để LHQ xét lại vấn đề"
Ông Hoàng Đức Nhã
Dùng từ ngữ 'dối trá chính trị', ông Nhã khẳng định Hoa Kỳ đã có sự 'thông đồng' với chính quyền Bắc Kinh khi đó, trong một cuộc mặc cả chính trị để Hoa Kỳ rút lui khỏi Việt Nam, vừa vẫn đương đầu với 'Nga Xô' thuận lợi, trong khi Trung Quốc có thể tấn chiếm Hoàng Sa dễ dàng.
Nhân dịp 40 năm nhìn lại cuộc hải chiến Hoàng Sa (17/1/1974-17/1/2014), ông Hoàng Đức Nhã cho rằng về thực chất Việt Nam Cộng Hòa đã bị suy yếu cả về quân sự lẫn hậu thuẫn chính trị của Hoa Kỳ, nên không thể giữ và chiếm lại Hoàng Sa, nhưng ông cho rằng sẽ 'không bao giờ là muộn' để Việt Nam đòi lại.
"
Chuyện đó không thể nào ngồi yên được... Đó
là vấn đề nguyên tắc phải đưa ra, lập lại hồ sơ và bây giờ với sự hỗ trợ
của các quốc gia Đông Nam Á, nhất là bây giờ Trung Quốc vi phạm vùng
kinh tế của Đông Nam Á, thì mình cần đưa ra Liên Hợp Quốc để LHQ xét lại
vấn đề
," ông Nhã nói với Quốc Phương của BBC.
Ở phần đầu cuộc trao đổi gồm hai phần này, ông
Hoàng Đức Nhã bình luận về lý do tại sao chính quyền ông Nguyễn Văn
Thiệu không mở ra hẳn một cuộc chiến đấu dài hạn nhằm phục hồi chủ quyền
đã mất ở các đảo vào tay Trung Quốc tại Hoàng Sa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét