Hoàng Sa & Hải chiến Hoàng Sa 1974
Được cập nhật vào lúc 4 giờ trước
Hải
chiến Hoàng Sa là một trận chiến giữa Hải quân Việt Nam Cộng hòa và Hải
quân Trung Quốc từ 17 đến 19 tháng 1 năm 1974 trên quần đảo Hoàng Sa.
Năm 1951, Tại Hội nghị San Francisco về Hiệp ước Hoà bình với Nhật Bản, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu tuyên bố cả hai quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa đều thuộc lãnh thổ Việt Nam, và không gặp phải kháng nghị hay bảo lưu nào từ 51 nước tham dự hội nghị.
Sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương, Việt Nam Cộng hòa thừa hưởng chủ quyền toàn bộ quần đảo này từ Quốc gia Việt Nam nhưng một phần quần đảo đã bị Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chiếm giữ năm 1956 khi người Pháp rút đi còn quân đội Việt Nam Cộng hòa chưa kịp trấn giữ. Việt Nam Cộng hòa chỉ chiếm giữ và thực hiện chủ quyền được một phần quần đảo cho đến khi cuộc hải chiến xảy ra. Sau trận chiến, Trung Quốc đã chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa cho đến nay.
Năm 1973, với Hiệp định Paris, Hoa Kỳ và Hạm đội 7 rút quân và thiết bị của Hoa Kỳ ra khỏi khu vực quần đảo Hoàng Sa. Như vậy Hoa Kỳ đã xem việc bảo vệ quần đảo này là việc riêng của Việt Nam Cộng hòa.
Ngày 11/1/1974 Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ của Trung Quốc và tố cáo Việt Nam Cộng hòa chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sau đó, Việt Nam Cộng hòa ra tuyên bố khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam và bác bỏ những cáo buộc của Trung Quốc.
Trước tình hình đó, Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa quyết định thiết lập một phi trường trên đảo Hoàng Sa có khả năng chuyên chở vận tải cơ hạng nặng C-7 Caribou để chuyển quân nhanh ra nhóm Nguyệt Thiềm. Ngày 16 tháng 1 năm 1974, khi một phái đoàn của Quân lực Việt Nam Cộng hòa thăm dò một số đảo Hoàng Sa trong việc chuẩn bị thiết lập phi trường nói trên thì khám phá ra sự hiện diện của Hải quân Trung Quốc, và giao tranh xảy ra sau đó.
.......................... ..............
Theo tài liệu của Việt Nam Cộng hòa thì 274 trúng đạn, không thể điều khiển phải ủi vào bãi san hô để thủy thủ đoàn đào thoát, 271 và 389 bị chìm tại trận hoặc hư hại nặng, 396 bị hư hại nặng. HQ-10 trúng đạn vào pháo tháp và bị chìm sau đó, HQ-16 bị hư hại nặng nghiêng trên 10 độ, HQ-4 bị hư nhẹ. Có nhân chứng khẳng định HQ-5 hư nhẹ còn nhân chứng khác khẳng định HQ-5 hư nặng.
Hải quân Việt Nam Cộng hoà có 74 binh sỹ tử vong trong đó HQ-10 có 62 người chết bao gồm hạm trưởng Ngụy Văn Thà, HQ-4 có 3 người chết, HQ-5 có 3 quân nhân tử vong và 16 bị thương, HQ-16 có 2 người chết, lực lượng người nhái có 4 người chết.
Hai ngày sau trận hải chiến, ngày 20 tháng 1, tàu chở dầu Hòa Lan "Kopionella" vớt được 23 người thuộc thủy thủ đoàn của HQ-10 đang trôi dạt trên biển. Đến mười ngày sau, ngày 29 tháng 1, ngư dân Việt Nam vớt được một toán quân nhân Việt Nam Cộng hòa gần Mũi Yến (Qui Nhơn), gồm 1 sĩ quan, 2 hạ sĩ quan và 12 quân nhân thuộc lực lượng đổ bộ lên đảo Quang Hòa, đã dùng bè vượt thoát đảo sau trận hải chiến.
Những năm gần đây, một số ý kiến trong nước đề nghị nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận các binh sĩ Việt Nam Cộng hoà hy sinh trong trận hải chiến này là liệt sĩ.
Theo tài liệu của Trung Quốc thì 274, 271, 389, 396 đều trúng đạn, 281, 282 và 402, 407 bị hư hại trung bình, HQ-10 bị chìm tại trận. Trung Quốc bắt giữ 48 tù binh, trong đó có một người Mỹ. Trung Quốc có trao trả tù binh sau đó tại Hồng Kông qua Hội Chữ thập đỏ.
Phía Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có 18 binh sĩ thiệt mạng, 67 binh sĩ bị thương và 3 người bị xây xát nhẹ. Một trong những binh sĩ trở về từ cuộc chiến là Ngô Tiên Phong, ông đã được nhà nước và quân đội Trung Quốc phong làm anh hùng và được tặng huân chương hạng nhất.
Trung Quốc chiếm đóng toàn phần quần đảo Hoàng Sa từ thời điểm này.
Nguon: http://vi.wikipedia.org/ wiki/ Hải_chiến_Hoàng_Sa_1974
Năm 1951, Tại Hội nghị San Francisco về Hiệp ước Hoà bình với Nhật Bản, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu tuyên bố cả hai quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa đều thuộc lãnh thổ Việt Nam, và không gặp phải kháng nghị hay bảo lưu nào từ 51 nước tham dự hội nghị.
Sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương, Việt Nam Cộng hòa thừa hưởng chủ quyền toàn bộ quần đảo này từ Quốc gia Việt Nam nhưng một phần quần đảo đã bị Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chiếm giữ năm 1956 khi người Pháp rút đi còn quân đội Việt Nam Cộng hòa chưa kịp trấn giữ. Việt Nam Cộng hòa chỉ chiếm giữ và thực hiện chủ quyền được một phần quần đảo cho đến khi cuộc hải chiến xảy ra. Sau trận chiến, Trung Quốc đã chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa cho đến nay.
Năm 1973, với Hiệp định Paris, Hoa Kỳ và Hạm đội 7 rút quân và thiết bị của Hoa Kỳ ra khỏi khu vực quần đảo Hoàng Sa. Như vậy Hoa Kỳ đã xem việc bảo vệ quần đảo này là việc riêng của Việt Nam Cộng hòa.
Ngày 11/1/1974 Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ của Trung Quốc và tố cáo Việt Nam Cộng hòa chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sau đó, Việt Nam Cộng hòa ra tuyên bố khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam và bác bỏ những cáo buộc của Trung Quốc.
Trước tình hình đó, Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa quyết định thiết lập một phi trường trên đảo Hoàng Sa có khả năng chuyên chở vận tải cơ hạng nặng C-7 Caribou để chuyển quân nhanh ra nhóm Nguyệt Thiềm. Ngày 16 tháng 1 năm 1974, khi một phái đoàn của Quân lực Việt Nam Cộng hòa thăm dò một số đảo Hoàng Sa trong việc chuẩn bị thiết lập phi trường nói trên thì khám phá ra sự hiện diện của Hải quân Trung Quốc, và giao tranh xảy ra sau đó.
..........................
Theo tài liệu của Việt Nam Cộng hòa thì 274 trúng đạn, không thể điều khiển phải ủi vào bãi san hô để thủy thủ đoàn đào thoát, 271 và 389 bị chìm tại trận hoặc hư hại nặng, 396 bị hư hại nặng. HQ-10 trúng đạn vào pháo tháp và bị chìm sau đó, HQ-16 bị hư hại nặng nghiêng trên 10 độ, HQ-4 bị hư nhẹ. Có nhân chứng khẳng định HQ-5 hư nhẹ còn nhân chứng khác khẳng định HQ-5 hư nặng.
Hải quân Việt Nam Cộng hoà có 74 binh sỹ tử vong trong đó HQ-10 có 62 người chết bao gồm hạm trưởng Ngụy Văn Thà, HQ-4 có 3 người chết, HQ-5 có 3 quân nhân tử vong và 16 bị thương, HQ-16 có 2 người chết, lực lượng người nhái có 4 người chết.
Hai ngày sau trận hải chiến, ngày 20 tháng 1, tàu chở dầu Hòa Lan "Kopionella" vớt được 23 người thuộc thủy thủ đoàn của HQ-10 đang trôi dạt trên biển. Đến mười ngày sau, ngày 29 tháng 1, ngư dân Việt Nam vớt được một toán quân nhân Việt Nam Cộng hòa gần Mũi Yến (Qui Nhơn), gồm 1 sĩ quan, 2 hạ sĩ quan và 12 quân nhân thuộc lực lượng đổ bộ lên đảo Quang Hòa, đã dùng bè vượt thoát đảo sau trận hải chiến.
Những năm gần đây, một số ý kiến trong nước đề nghị nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận các binh sĩ Việt Nam Cộng hoà hy sinh trong trận hải chiến này là liệt sĩ.
Theo tài liệu của Trung Quốc thì 274, 271, 389, 396 đều trúng đạn, 281, 282 và 402, 407 bị hư hại trung bình, HQ-10 bị chìm tại trận. Trung Quốc bắt giữ 48 tù binh, trong đó có một người Mỹ. Trung Quốc có trao trả tù binh sau đó tại Hồng Kông qua Hội Chữ thập đỏ.
Phía Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có 18 binh sĩ thiệt mạng, 67 binh sĩ bị thương và 3 người bị xây xát nhẹ. Một trong những binh sĩ trở về từ cuộc chiến là Ngô Tiên Phong, ông đã được nhà nước và quân đội Trung Quốc phong làm anh hùng và được tặng huân chương hạng nhất.
Trung Quốc chiếm đóng toàn phần quần đảo Hoàng Sa từ thời điểm này.
Nguon: http://vi.wikipedia.org/
Nguồn:https://www.facebook.com/photo.php?fbid=467395056698648&set=a.467390250032462.1073741859.113958848708939&type=3&theater
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét