Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

BÔNG ĐIÊN ĐIỂN

 

1342085355_AAAAAAAAAAA

anhNGUYENTHANHHAI-09


BÔNG ĐIÊN ĐIỂN

"Hò ơ! Má ơi đừng gả con xa,
Chim kêu vượn hú.... Hò ơ!
Chim kêu vượn hú, Biết đâu má tìm!"
Em đi lấy chồng về nơi xứ xa,
Đêm ru điệu hát câu hò trên môi.
Miền Tây xanh sắc mây trời,
Phù sa nước nổi người ơi đừng về!
Với màu điên điển say mê,
vàng trong ánh mắt vỗ về gót chân.
Trót thương tình nghĩa vợ chồng,
Nên bông điên điển nở cho lòng vấn vương.
Tình thương em khó mà lường.
Chồng gần không lấy, em lấy chồng xa,
Giờ đây nhớ mẹ thương cha,
Còn đâu mà thong thả đi về nhà thăm.
Xa xăm nơi chốn bưng biền,
Ăn bông mà điên điển,
Nghiêng mình nhớ đât quê.
Chồng xa em khó mà về.
Hò ơ, ơi hò! Chồng xa em khó mà dzề
Hò ơ, ơi hò! Chồng xa em khó mà dzề
( Hà Phương)


Điên điển hay "điền thanh" thân tía, điền thanh bụi có tên khoa học là Sesbania sesban, là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae). Bông điên điển được xem là là một loại rau ở miền đồng bằng Nam Bộ của Việt Nam. Người ta sử dụng nó làm dưa chua, nấu canh, làm gỏi trộn thịt gà. Cây này còn một tác dụng nữa là cải tạo đất khi sử dụng làm phân xanh, do rễ của nó cũng giống như rễ của các loài cây thuộc họ Đậu khác, có các vi khuẩn nốt sần cố định đạm sống cộng sinh. Là loài cây hoang dã nên nó dễ thích nghi với môi trường, có sức cạnh tranh mãnh liệt với sâu bệnh và các cây cỏ khác.

-Tên goi khác: Điền thanh thân tía, điền thanh bụi.
-Tên tiếng Anh: Common sesban, Egyptan rarrlepod, Egyptan riverhemp.
-Tên khoa học: Sesbania sesban (Jacq.) W. Wight
-Tên đồng nghĩa: Sesbania sesban (L.) Merr , S.aegyptiaca Poiret, S. confaloniana (Chiov.) Chiov, S. pubescens sensu auct, Sesban aegyptiaca Poiret, Aeschynomene sesban L., Emerus sesban (L.) Kuntze.

Phân loại khoa học:

Bộ (ordo): Đậu (Fabales).
Họ (familia): Đậu (Fabaceae).
Phân họ (subfamilia):Đậu (Faboideae)
Tông (tribus): Điền thanh (Sesbanieae).
Chi (genus): Điền thanh (Sesbania)
Loài (species): Điên điển-Sesbania sesban


PHÂN BỐ:

Chi Điền thanh (Sesbania), bao gồm cả Chi Sesban cũ, là một chi trong họ Đậu (Fabaceae) với một số loài thực vật sống trong môi trường ẩm ướt hay ngập nước. Các loài trong chi này nói chung thường mọc hoang hoặc được trồng để cải tạo đất, nhằm tăng hàm lượng đạm cho các loại đất bạc màu. Các tên gọi phổ biến tại Việt Nam cho các loài này là điền thanh (miền Bắc) hoặc điên điển (miền Nam).

Cây điên điển (Sesbania sesban) có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Châu Á. Phân bố rộng khắp các nước ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Châu Á, Châu Phi và Úc. Là loại cây sống hoang dại trên ruộng trũng ngập nước ở các vùng đồng bằng.

Cây điên điển là một phân loài trong chi đền thanh, tương cận với cây điền thanh ở Miền Bắc. Cây điên điển trổ hoa vào khoảng tháng 9-10 trùng với mùa lũ lên cao ở vùng ĐBSCL.

MÔ TẢ:

Cây điên điển là loài cây họ đậu thân gổ nhỏ, sống đa niên ở ruộng ngập nước theo mùa.

-Thân: Cây thân gổ nhỏ, trưởng thành đạt chiều cao từ 2-3 m; chiều rộng tán cây từ 2-3 m; thân dòn dể gãy. Trọng lượng một cây nếu điều kiện dinh dưỡng tốt đạt tới 20 kg.
-Rể: Rể cọc có nhiều cấp, rễ ăn sâu khoảng 60-70 cm; các rể con có thể tạo nốt sần khi được cộng sinh với nấm Rhizobium có khả năng tổng hợp đạm từ khí trời.
-Lá: Lá kép hình lông chim, lá chét nhỏ hình thuôn dài, có kích thước 3-5 X 10-15 mm. Lá giàu đạm, thích hợp làm thức ăn nuôi cá, dê, thỏ…
-Hoa: Hoa môi màu vàng tươi, kích thước 15-20 mm, là thức ăn giàu dinh dưỡng.
-Quả: Quả nang tự khai, dài 10-15 mm, mỗi quả chứa 10-20 hạt.
-Hạt: màu nâu hoặc đen bóng, hình hạt đậu, giàu chất đạm, cây khuyếch tán bằng hạt.

THÀNH PHẦN HOÁ HỌC VÀ DINH DƯỠNG:

HẠT : chứa
- Chất béo : 4.8 %
- Albuminoids : 33.7 %
- Carbohydrates : 18.2 %
- Cellulose : 28.3 %
- Tro : 4.2 %
- Saponines loại stigmasta-galactopyranosides

LÁ CHỨA :
- Saponins loại triterpenoid
- Polyphenols
- Sterols như sitosterol
- Tannins
- Flavonoids như kaempferol
- Khoáng chất như Calcium (0.75 % lá khô), Phosphorus (0.37%), Sắt..

HOA cũng chứa các hợp chất polyphenol (phenolic tổng cộng 534 mg/100g) , flavonoid tổng cộng (135 mg/100g) , anthocyanins.

HẠT chứa protein (70%) và dầu béo


CÔNG DỤNG:

a-Điên điển làm cây phân xanh cải tạo đất

Sau một vụ trồng từ 4-5 tháng thì từ 1 ha có thể thu được khoảng 60-70 tấn chất hữu cơ, lượng đạm thu được từ khí trời khoảng 100 kg nitơ (Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam). Theo Buckman và Brady-1984 (Các thuộc tính tự nhiên của đất) thì 1 ha trồng cây điên điển tại Bangladesh có thể thu tới 524 kg nitơ có thể sử dụng được cho các loại cây khác.

b-Bông điên điển là một loại rau đặc sản ở ĐBSCL

Điên điển hay điền thanh thân tía, điền thanh bụi được xem là là một loại rau ở miền đồng bằng Nam Bộ của Việt Nam.

ẨM THỰC VỚI BÔNG ĐIÊN ĐIỂN

Vào mùa nước nổi ở ĐBSCL bông điên điển được sử dụng trong ẩm thực của miền sông nước theo các cách sau đây:

1-Bông điên điển được dùng để bóp gỏi: Bông điên điển được dùng ăn như rau sống, để có hương vị ngon người dân Nam Bộ thường dùng bông điên điển để bóp gỏi.

2-Bông điên điển được dùng để xào: Do chất nước của bông điên điển có vị ngon nên ít khi dùng để luộc mà thường dùng để xào với tôm, thịt…Bông điên điển còn được xào với tép, thịt bầm để làm nhân bánh xèo.

3-Bông điên điển dùng để nấu canh chua, nấu lẫu: Bông điên điển là lại rau đặc sản được dùng để nấu canh chua và lẫu chua với cá, cua, tôm, thịt…

4-Bông điên điển dùng để múi dưa: Bông điên điển dùng để ủ chua với cọng bông súng là một món ăn đặc sản ở vùng ĐBSCL.

DƯỢC TÍNH BÔNG ĐIÊN ĐIỂN

1-Trị giời hại da: Dùng đọt non cây điên điển đâm với muốt hạt đắp lên chổ da bị dời ăn liên tục vài giờ rồi rửa sạch. Mỗi ngày đấp 1-2 lần.(theo kinh nghiệm dân gian ĐBSCL).

2-Bài thuốc bổ tim: Dùng bông điên điển bỏ cuốn, chưng cánh thủy với đường phèn, mỗi ngày ăn 100-200 gam liên tục trong nhiều ngày.(theo kinh nghiệm dân gian ĐBSCL).

CÁC DƯỢC TÍNH TRONG Y KHOA
http://duocthaothucdung.blogspot.de/2012/06/cay-ien-ien-sesban-river-bean.html

1. Dược tính trị đau và chống sưng của điên điển :

Nghiên cứu tại ĐH Dược Pravara Rural, Loni (Ấn độ) ghi nhận các dịch chiết từ gỗ thân Điên điển bằng petroleum ether, chloroform, ethylacetae, ethanol và nước có những hoạt tinh chống đau khác nhau khi thử trên chuột dùng các test dĩa hư nóng và test co quắp thân chuột gây ra bởi acid acetic. Liều thử nghiệm đườc dùng là 50 mg và 100mg dịch chiết/ kg trọng lượng chuột, chich qua màng phuc toan. Các dịch chiết bằng petroleum ether, chloroforme và ethyl acetate có các hoạt tính chống đau rõ rệt, Dược tính này bị ngăn chặn bỡi naloxone (mg/kg) nên có thễ được xem là liên hệ đến các thụ thể opoid (Indian Journal of Experi mental Biology Số 50/2012).
Một nghiên cứu tại Trường Dược Khoa và Kỹ thuật Quản trị Maharastra (Ấn độ) dùng dịch chiết từ lá bằng methanol và sau đó phân đoạn bằng butanol để trich saponins thô. Saponins thô được bào chế thành dạng gel thoa chứa 1 và 2 % (w/w) hoạt chất. Thử nghiệm được thực hiện trên chuột lang (Albino Wistar) bị gây sưng bằng chich carrageenan, dùng diclofenac gel và placebo làm đối chứng. Kết quả ghi nhận gel chứa saponins (2%) thô chiết từ lá điên điển có dược tính chống sưng rõ rệt : dược tinh này xẩy ra ngay từ giai đoạn đầu của tiến trình sưng viêm (giai đoạn cơ thể tiết histamine và 5-hydroxytryptamine) và giai đoạn sau cùng (cơ thể phóng thích prostaglandins).(International Journal of Research and Pharmaceutical Sciences Số 3-2010)

2.Tác dụng điều hòa sinh sản :

Nghiên cứu về hoạt tính cũa bột hạt Điên điển trên chuột lang mái (albino rat) thử nghiệm ghi nhận các liều 100, 250 và 400 mg/ kg/ ngày, dùng trong 30 ngày liên tục có thể ức chế hoạt động của buồng trứng, thay đổi cấu trúc của tử cung ngăn chặn sự bám của trứng vào vách tử cung đưa đến kiểm soát việc đậu thai 100 %. Liều 100 mg chỉ có tác dụng khoảng 20 %, các liều 250 mg và 400 mg có tác dụng 100 %, trứng thụ tinh không thể bám vào vách tử cung kể từ ngày thứ 10. (Journal of Research and Education in Indian Medicine Số 9-1990)

3. Diệt tinh trùng:
Dược chất Oleanolic acid 3-B-D-glucoronide trich từ dịch chiết rễ Điên điển có hoạt tính diệt tinh trùng (Contraception Số 10/ 2010)

4.Dược tinh làm hạ đường và hạ lipid trong máu:
Nghiên cứu tại ĐH Sureh Gyan Vihar (Jaipur, Rajasthan-Ân độ) ghi nhận nước chiết từ lá thử trên chuột bị gây tiểu đường bằng streptozotocin (STZ), có tác dụng làm tăng nồng độ insulin trong huyết thanh, tăng nồng độ HDL giúp làm hạ đường trong máu, hạ HbA1C, hạ cholesterol tổng cộng và triglycerides. Thử nghiệm dùng glibenclamide làm chât đối chứng. Mặt khác, nước chiết này (liều 500mg/kg/ ngày) còn có thêm dược tính bảo vệ thận giúp làm chậm các tiến trình hư hại thận gây ra do tiểu đường (Bangladesh Journal of Pharmacology Số 5-2010)

5.Tác dụng chống oxy-hóa :
Anthocyanins chiết từ hoa điên điển bằng methanol (hàm lượng 0.38 mg/100 g hoa) có dược tính thu nhặt các gốc tự do, các nhóm hydrogen peroxyde, ngăn chặn sự tạo malonaldehyde (MDA) từ linoleic acid (Journal of Pharmacy Research Số 5-2012)

6.Dược tính kháng sinh :
Dịch chiết trong thử nghiệm chống oxy-hóa trên cũng được thử nghiệm vế dược tính kháng sinh. Kết quả ghi nhận dịch chiết từ hoa bằng methanol chỉ có tác dụng kháng sinh trên các vi khuẩn Gram-dương như Staphylococcus aureus (1mg) và Staphylococ cus saprophyticus (12.5 mg)

BÀI ĐỌC THÊM:

1.Rực rỡ sắc hoa điên điển
http://dulich.nld.com.vn/20121102021050442p0c126/ruc-ro-sac-hoa-dien-dien.htm

2.Nhiều món ăn ngon từ bông điên điển
http://afamily.vn/xem-an-choi/nhieu-mon-ngon-tu-bong-dien-dien-mien-tay-nam-bo-20110318041622729.chn

3.Hình ảnh những món ngon từ bông điên điển
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=239258839571978&set=a.239244779573384.1073741901.100004635900665&type=3&theater

4.Vàng Hoa Điên Điển
http://ftuzone.com/5370/vang-hoa-dien-dien/

Nguyen Thi Hong, 20.11.2013
— cùng với Dien Tran, Huong Dao Sinh Nguyen, Ngày Xưa Nguyễn Thị46 người khác
Nguồn: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=239265442904651&set=a.239244779573384.1073741901.100004635900665&type=1&theater

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét