TƯỞNG NIỆM QUỐC TANG 30/4/1975
TỔ QUỐC TRI ÂN CÁC CHIẾN SĨ VNCH ANH HÙNG, QUÂN DÂN CÁN CHÁNH VNCH ĐÃ HY SINH VÌ CHÍNH NGHĨA QUỐC GIA TRƯỚC VÀ SAU 1975
Đệ I VNCH 1955-1963
Đệ II VNCH 1964-1975
Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm
Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân
TỔ QUỐC-DANH DỰ-TRÁCH NHIỆM
TỔ QUỐC-DANH DỰ-TRÁCH NHIỆM
Bàn thảo
Đề Cử Cựu Đại úy QLVNCH Nguyễn-hữu-Cầu Là Ứng Viên Cho Giải Nhân Quyền Việt Nam Năm 2013 - (Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu)
Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu
Vietnamese historical Association in Europe
Websites: http://www.truclamyentu.info; http://www.quansuvn.info
http://www.vnmilitaryhistory. infohttps://www.facebook.com/Quân- Sử Việt-Nam
https://www.facebook.com/ pages/Trúc-Lâm Yên-Tử
https://www.facebook.com/ Vnmilitaryhistory
Google+1 Quân Sử Việt Nam; Google+1 Trúc Lâm Yên Tử
Vietnamese historical Association in Europe
Websites: http://www.truclamyentu.info; http://www.quansuvn.info
http://www.vnmilitaryhistory.
https://www.facebook.com/
https://www.facebook.com/
Google+1 Quân Sử Việt Nam; Google+1 Trúc Lâm Yên Tử
Bản
Lên Tiếng Thứ Mười Tám_Đề Cử Người Tù Chính Trị Xuyên Thế Kỷ, Nhạc Sĩ
Cựu Đại úy QLVNCH Nguyễn-hữu-Cầu Là Ứng Viên Cho Giải Nhân Quyền Việt
Nam Năm 2013
Đề
cử lần thứ hai Người Tù Chính Trị Xuyên Thế Kỷ, Nhạc Sĩ Cựu Đại úy
QLVNCH Nguyễn-hữu-Cầu là ứng viên cho Giải Nhân Quyền Việt-Nam năm 2013.
Đề cử lần thứ nhất vào năm 2011 -http://www.quansuvn.info/D_1- 2_2-177_15-2_5-10_6-7_17-112_ 14-2_4-2154/;
Người tù chính trị xuyên thế kỷ Nguyễn-Hữu-Cầu. Non Phần ba Thế Kỷ Bị Giam Cầm Trong Điều Kiện Tù Đày Khắc Nghiệt, Đôi Mắt Ông Đã Mù Lòa. Hình chụp năm 2011
1. Tóm tắt tiểu sử người hoặc tổ chức được đề cử:
Ông
Nguyễn Hữu Cầu sinh quán, trú quán Kiên Giang. Nguyên cựu đại úy Địa
phương quân, quân lực Việt Nam Cộng Hòa bị giam giữ tại khu tù chính trị
biệt giam, phân trại K2, Z30A, Xuân Lộc, Đồng Nai. Nếu tính luôn cả 6
năm gọi là tập trung học tập cải tạo, cho tới giờ ông Cầu phải trải qua
cảnh tù đày hơn 38 năm. Ông có biệt tài làm thơ, sáng tác với bút danh
là Nguyễn Tú Sĩ.
2.
Quá trình hoạt động có liên quan đến nhân quyền Việt Nam: (Các công tác
đã thực hiện, tác phẩm đã phổ biến, gian khổ đã chịu đựng, thành tích
được tuyên dương...)
Sau khi bị tù cải tạo hơn 6 năm, ông Nguyễn Hữu Cầu được thả về vào cuối năm 1981.
Là
người có thiên khiếu về âm nhạc, thi ca, nên ông Cầu đã sáng tác được
rất nhiều bản nhạc, bài thơ ca và cả trường thi hơn 2000 câu. Một trong
những lý do bị bắt vì những sáng tác cũng có một phần, nhưng điều nghiêm
trọng là trong suốt 1 năm sống bên ngoài là ông đã thu lượm rất nhiều
bằng chứng “ghi lại những tội ác tày đình một cách chi tiết của các viên chức cộng sản tỉnh Kiên Giang”
bằng cách gặp gỡ và phỏng vấn trực tiếp các nhân chứng, trong số đó có
cả những nữ nhân chứng từng là tù vượt biển, bị các tên cán bộ hãm hiếp.
Bản tố giác còn nêu rõ các tên quan này “phạm tội giết người bịt miệng, buôn bán xì-ke, ma túy, lợi dụng chức quyền tham ô tham nhũng”.
Trong
số các quan chức bị tố cáo khi đó là phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
và Nguyễn Thế Đồng, Viện trưởng Viện Kiểm Sát nhân dân tỉnh Kiên Giang.
Sau
vài tháng bị bắt điều tra, ông bị đem ra xử vội vàng và kết án tử hình
với tội danh “phá hoại”. Có một chuyện hy hữu ở đây là ông Trương Minh
Đức, đảng viên Đảng Vì Dân là ký giả, nhà báo duy nhất khi đó tham dự
phiên tòa, thì nay đang ở tù chung với anh Cầu. Do kháng án, nên vụ án
được xử lại tại phiên tòa phúc thẩm tại Sài Gòn. Phiên tòa phúc thẩm
chóng vánh chỉ kéo dài đúng 1 tiếng vào ngày 25/5/1987, chỉ làm được mỗi
một việc là “giảm” từ tử hình xuống còn chung thân. Trước ngày xử của
phiên tòa này, chánh án tòa phúc thẩm có một cuộc nói chuyện riêng với
ông, yêu cầu không trưng ra gần 100 chứng cứ phạm tội của Viện trưởng
Viện Kiểm Sát Kiên Giang và các quan chức khác để đổi lại việc được xử
trắng án. Thế nhưng điều này không xảy ra: ông đã bị lừa và vẫn bị xử tù
chung thân.
Ông
Nguyễn-hữu-Cầu bị khép với những tội danh vu khống đã đành, nhưng cái
bản cáo trạng do chính Viện trưởng Viện Kiểm Sát Nguyễn Thế Đồng nặn ra
chứa đựng toàn những điều bịa đặt, dựa vào nguyên văn bài “Kinh lạy Cha”
để phán rằng “Tên Nguyễn
Hữu Cầu đã sáng tác ra bài hát “Giọt Nước Mắt Chúa” với ý thức còn mơ
tưởng đến sự trở lại của Đế Quốc Mỹ, tên Cầu đã ví Đế Quốc Mỹ như là cha
để cầu xin bơ thừa sữa cặn”.
Là
tỉnh “địa đầu” của dân vượt biên vào những năm của thập niên 70 và đầu
80, các viên chức tỉnh Kiên Giang đã một thời nổi tiếng với các vụ buôn
lậu, bán bãi vượt biển, hối lộ tham nhũng. Một trong những kẻ “đồng hội
đồng thuyền” đã quay ra tố đồng nghiệp tham nhũng, hối lộ bao che buôn
lậu khi đó là “Nguyễn Văn Thạnh,
tức Năm Thạnh, nguyên trưởng Ban tuyên huấn Tỉnh ủy Kiên Giang”. Vào
những năm đầu của thập niên 80, Năm Thạnh tố giác hàng ngũ cán bộ tỉnh
Kiên Giang cho xây dựng cảng Hòn Chông để tàu bè buôn lậu trú ngụ, bao
che cho nhiều vụ “buôn lậu hàng hóa, vàng và ngoại tệ”. May là nhờ địa
vị tỉnh ủy viên của mình, cho nên Năm Thành chỉ bị tước đảng tịch và bị
gạt ra ngoài lề.
Tưởng
cũng cần nói thêm là, một trong các quan chức tỉnh Kiên Giang vào thời
điểm đó, nay đã ngoi lên đến trung ương là Nguyễn Tấn Dũng, người một
thời là quan chức công an cấp tỉnh, từng nổi tiếng làm giàu nhanh chóng
qua việc bán bãi cho dân vượt biên cũng như các công việc liên quan đến
tù vượt biên. Ngoài ra, một quan chức cấp tỉnh (tỉnh ủy viên) vào thời
điểm đó là Lê Hồng Anh, nay đã leo lên đến chức Bộ trưởng Bộ Công An, ủy
viên Bộ Chính trị.
Bị
oan ức nên ông Cầu đã kiên trì làm đơn khiếu nại từ 28 năm qua (kể từ
năm 1982). Lá đơn đề ngày 24/08/2009, mà ông nhờ ông Nguyễn Ngọc Quang
chuyển ra ngoài, là lá đơn khiếu nại thứ ... 500 đã liên tục gởi ra Hà
Nội, nhưng chỉ nhận được sự im lặng.
Trong
lần thăm nuôi ngày 22-03-2013, theo gia đình ông Nguyễn Hữu Cầu cho
biết, trại giam Xuân Lộc đã liên lạc với con gái ông Cầu là cô Nguyễn
Thị Anh Thư liên quan về sức khỏe của ông Cầu, hiện nay ông có triệu
chứng suy tim, máu không lên não, hai mắt hầu như không còn nhìn thấy (nguồn tin từ ông Nguyễn-bắc-Truyển Cựu tù nhân lương tâm Việt Nam)
Ông Nguyễn Hữu Cầu, ảnh do cháu Yến Nhi chụp lén khi đi thăm ông nội lần đầu tháng 03-2013.
3. Tên và địa chỉ những người mà Ban Xét Giải có thể liên lạc để biết thêm chi tiết về người được đề cử nếu cần:
Hai người con là Nguyễn Thị Anh Thư và Trần Ngọc Bích (Người con trai của anh Cầu tên Trần Ngọc Bích mang họ của cha dượng)
Trần Ngọc Bích
Ấp An Hòa
Xã An Minh Bắc
Huyện U Minh Thượng
Tỉnh Kiên Giang, Việt Nam
ĐT: 0913-755-821; e-mail: demlangthang20071973@gmail.com
Ấp An Hòa
Xã An Minh Bắc
Huyện U Minh Thượng
Tỉnh Kiên Giang, Việt Nam
ĐT: 0913-755-821; e-mail: demlangthang20071973@gmail.com
Hay
Phan Thị Thắm (vợ cháu Trần-ngọc-Bích), ấp An Hoà, xã An Ninh
Bắc, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang CMND 371066569 cell
0942.281.431
4. Tên người hoặc tổ chức đề cử: Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc, tổng thư ký Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu
Địa chỉ: Bern 3002, Thụy Sĩ (vì lý do an ninh không thể phổ biến)
Điện thoại: vì lý do an ninh không thể phổ biến
Đơn đề cử phải được gởi về văn phòng Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam trước ngày 30 tháng 9 năm 2013:
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam
14550 Magnolia Street, Suite 203
Westminster, CA 92683 – USA
Tel.: 714-657-9488
Nguồn: http://ubtttadcsvn.blogspot.com/2013/09/e-cu-cuu-ai-uy-qlvnch-nguyen-huu-cau-la.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét