***
Giấy bạc của hai nước Việt Nam
Trần Thị Hải
Ý - "Vậy giấy bạc của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa độc lập, tự
chủ, tự quyết, tự lực, tự cường và nhiều ‘tự’ khác mà lại có chữ Tàu phồn thể là
điểm rất Lạ, đáng nêu câu hỏi. Phải chăng chữ Tàu trong giấy bạc của nước Việt
Nam Dân Chủ Cộng Hòa thể hiện nỗi đau đáu hoài... cố hương của Một trong Hai ông
chủ tịch nước họ Hồ?"
*
Sau 1954, Đông
Dương (Indochine / Indochina) không còn là thuộc địa của thực dân Pháp nữa, mà
trở thành bốn (4) nước độc lập, tự chủ, tự quyết, tự lực, tự cường: 1. Vương
Quốc Lào (Laos), 2. Vương Quốc Cam Bốt (Cambodge / Cambodia), 3. Việt Nam Dân
Chủ Cộng Hòa (Miền Bắc, cộng sản) và 4. Việt Nam Cộng Hòa (Miền Nam, quốc
gia).
Vậy mà
hôm nay, tình cờ đọc được bài "Những câu hỏi đau
đầu" của Alan Phan, người soạn bài này cũng đã
thật sự đau đầu, đau quá nên có bài này. Mong chư vị ‘ngoạ hổ tàng long’ và đặc
biệt các thành lão cách mạng trên In-tờ-nét ban cho liều thuốc
giải.
1. Hình 20 Đồng
Có cả chữ Lào
trong khung đen: 20 Liến (sao Liến, nay tiền Lào gọi là Kịp); và chữ Miên trong
khung xanh: 20 Ria (Mờ phây Ria).
Sáu chữ Tàu
(phồn thể) trong khung trắng bên trái, đọc từ trên xuống dưới là tên nước Việt
Nam Dân Chủ Cộng Hòa! Ba chữ (phồn thể, cách viết trước 1949) trong khung đỏ là
Nhị thập Nguyên (20 Duên / Yuan).
2. Hình 50 đồng
Từ trái, chữ
Lào trong khung đen là 50 Liến (Hạ Xíp Liến), chữ Miên trong khung xanh là 50
Ria (Ha xập Ria); chữ Tàu (phồn thể) trong khung trắng bên trái mặt sau, đọc từ
trên xuống dưới là tên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, ba chữ trong khung trắng
bên phải là Ngũ thập Nguyên (50 Duên / Yuan).
3. Hình 5 Đồng, từ phải xuống
Chữ Miên trong
khung xanh là 5 Ria (Pram Ria); chữ Lào trong khung đen là 5 Liến (Hạ Liến); chữ
Tàu (phồn thể) trong khung đỏ là Ngũ Nguyên (5 Duên / Yuan), và sáu chữ Tàu
trong khung trắng đọc theo lối Tàu (từ phải qua trái) vẫn là Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hòa!
Phồn thể hay
Chính thể là lối viết cũ, nhiều nét, trên toàn cõi nước Tàu. Giản thể là lối
viết ít nét được chính thức áp dụng trên toàn lục địa nước Cộng Hòa Nhân Dân
Trung Hoa từ 1949. Đến nay, nước Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) vẫn giữ lối phồn
thể. Hồng Kông sau 1997, và Ma Cao sau 1999 sử dụng cả hai lối. Phồn thể vẫn là
lối viết phổ biến trong cộng đồng người Hoa ở hải ngoại.
Vậy giấy bạc
của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa độc lập, tự chủ, tự quyết, tự lực, tự cường
và nhiều ‘tự’ khác mà lại có chữ Tàu phồn thể (khung đỏ và khung trắng) là điểm
rất lạ, đáng nêu câu hỏi. Ở Nam Kỳ, chữ Nho đã được loại bỏ từ 1878, thay thế
bằng chữ Quốc ngữ và chữ Pháp. Ở Bắc Kỳ, kỳ Thi Hương cuối cùng là năm 1915; ở
Trung Kỳ, năm 1918. Kỳ Thi Hội cuối cùng là năm 1919. Đến năm 1962, riêng nước
Việt Nam Cộng Hòa (1954-1975) đã hoàn toàn dùng việt văn và chữ quốc ngữ hiện
hành làm phương tiện giao tế, giáo dục và trong mọi lãnh vực khác.
Giấy bạc nước Việt Nam Cộng Hòa
(1954-1975)
Còn toàn
tập ở
đây, và ở đây với chi tiết năm tháng phát hành.
Bạn đọc thấy rõ
là trên giấy bạc của nước Việt Nam Cộng Hòa không có một ngoại ngữ
nào!
Phải chăng chữ
Tàu trong giấy bạc của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thể hiện nỗi đau đáu
hoài... cố hương của Một trong Hai ông Chủ tịch nước họ Hồ?
Trần Thị Hải Ý
(Nguồn hình giấy bạc 2 nước VN: Alan Phan và
Internet)
TB. Bạn đọc có để ý không:
Sinh thời, càng giàu tuổi, đại sự ‘Giải phóng Miền Nam’ của Người ta càng cấp bách và tàn khốc nên trông Người ta càng hom hem lép bẹp như ông Tiên Nâu; sau khi
băng hà, qua phô-tô lộng kiếng chính thức bị / được treo khắp mọi nơi, mọi nhà
và phô-tô chụp từ lăng Ba Đình có trên In-tờ-nét, đặc biệt trên tiền giấy của
nước Cộng Hòa Xã Nghĩa Việt Nam Người ta trông phương
phi phúc hậu như ông Tiên Tầu, nguyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét