Âm mưu diệt người Việt trên đất Việt của Cộng Sản ...
Âm mưu diệt người Việt trên đất Việt của Cộng Sản TQA-Thực phẩm rau, củ, quả, và các thức ăn tại nhà hàng: “Nhiều vụ ngộ độc thực phẩm ở TP.HCM được điều tra làm rõ, đã truy ra xuất xứ từ chợ Kim Biên, số 37, Vạn Tường. Q.5, TP.HCM. Nhiều vụ án mạng dã man, đau lòng xảy ra không chỉ ở TP.HCM, truy tìm nguồn gốc vũ khí cháy nổ, cũng xuất xứ từ chợ Kim Biên!” Một bài báo khác với tựa đề: “Chợ Tử Thần! Bạn đọc bức xúc!” (2) kể lại: Cũng trong bài báo trên: “Tại chợ Kim Biên, hằng hà sa số các loại phụ gia độc hại mà ở các nước khác người bán sẽ bị tống vào tù ngay lập tức, bày bán công khai hoặc chào hàng không chút nào lén lút. Các loại hóa chất "giết người" như phẩm màu, hàn the, formol, hương liệu... bày bán tràn lan. Chỉ riêng "hương liệu" đã là một thế giới khủng khiếp. Chai hương liệu 100 ml của Trung Quốc giá chỉ 15.000 đồng - 20.000 đồng pha ra được 20 lít "cà phê". Rất nhiều chủ quán cà phê ở Sài Gòn là "khách hàng" của chợ Kim Biên. Một chủ quán thú nhận: "Bán vậy mới có lời. Chứ bán cà phê thiệt lấy gì mà ăn. Ở đâu cũng vậy thôi. Chỗ thân quen, tôi khuyên chú... đừng uống cà phê nữa!". Còn bán hủ tiếu, phở, bánh canh... thì đây, đủ hết. Một gói "hương liệu" bò cho vào nồi nước sôi là có ngay thùng nước lèo thơm mùi thịt bò. Đố vị khách nào phát hiện tô phở thơm lừng trước mặt có dùng hương liệu. Có những món không được phổ thông cho lắm như thịt chó, thịt chồn thì cũng có hương liệu chó, hương liệu chồn. Nói chung, đủ hết! Còn hương liệu dùng cho vào nước thành các loại si rô, tẩm trái cây cóc, ổi, xoài cũng phong phú không kém với nhiều sắc màu sặc sỡ không thua bức tranh nào. Ghé qua một gánh xôi bình dân ven đường, nhìn những gói xôi rực rỡ sắc màu bắt mắt, mấy ai để ý và đặc câu hỏi những sắc màu này từ đâu ra… Một phóng viên đã đến tận chợ Kim Biên và diễn tả lại như sau (3): “Để có tư liệu đầy đủ khi viết bài này, chúng tôi đã đến “mục sở thị” chợ hóa chất lớn nhất TP.HCM, chợ Kim Biên (Q.5). Tại rất nhiều quầy bán hóa chất ở chợ này, chúng ta có thể dễ dàng tìm được các loại hóa chất có nguồn gốc không rõ ràng để nấu rượu. Hầu hết các chủ tiệm đều giấu kín các loại hóa chất này ở bên trong, chỉ khi có khách hỏi mới mang ra ngoài. Khi chúng tôi đến doanh nghiệp tư nhân TL để hỏi tìm mua hóa chất nấu rượu, anh nhân viên ở đây vội vàng xách ra 3 can gồm: cồn công nghiệp, chất tạo mùi hương nếp, chất tạo đục cho rượu…. Một bài báo có tựa đề y như phim trinh thám, hành động: “Hãi Hùng khu Chợ đầu độc Người tiêu dùng lớn nhất Saigon” đã cho chi tiết ghê rợn hơn: (4) “Ở chợ Kim Biên, có đủ các loại hóa chất "thượng vàng hạ cám". Phổ biến nhất là các loại hoá chất chế nước lèo làm bún, phở, hủ tiếu... Trong đó đầu tiên phải kể đến loại đường Tây tạo vị siêu ngọt cho nồi nước lèo bún bò, bún riêu cua... Chỉ cần vẩy một ít hạt đường nhỏ vào trong nồi nước nấu sôi, lập tức sẽ có ngay vị nước lèo bún bò tuyệt ngon mà chẳng cần phải ninh xương mất thời gian lại tốn kém. Ngoài ra, còn có: Hóa chất tạo nước lèo bún bò siêu ngọt: Loại đường Tây này được bày bán chủ yếu tại các sạp bên trong chợ và được chủ sạp ra giá 200.000 đồng/500gram có khả năng nấu được 30 nồi nước lèo ngọt lừ... chẳng khác gì ninh xương bò. Bịch đường Tây này có xuất xứ từ Trung Quốc và hướng dẫn sử dụng cũng bằng tiếng Trung…. Ngoài việc cho biết là có các loại “Cafe hóa chất, Các loại thuốc thúc chín trái cây, Thuốc thúc chín không có nhãn mác, ngâm chín cả sầu riêng, mít, Bột sản xuất nước rửa chén không trôi nổi, nhiều loại hóa chất tẩy trắng thực phẩm…” bài báo viết tiếp: “Thêm nữa, chợ Kim Biên còn bán tràn lan các loại hóa chất tẩy trắng rau củ quả. Loại bột này có màu trắng, giá bán 100.000 đồng/bịch 500gram, cho vào rau củ bẩn thì sẽ trắng tinh như mới gọt rửa. Bên cạnh đó, nhiều loại hóa chất hóa mỹ phẩm như sữa tắm, bột giặt, nước hoa xịt phòng, làm thịt đỏ tươi trở lại... tất cả đều được đựng trong các can nhựa trắng không ghi nhãn mác.” Bên cạnh rất nhiều bài nói về nạn thực phẩm nhiễm độc của các phóng viên mạng, Nhà Văn Văn Quang, từ Saigon, cũng viết về việc đầu độc của Trung Cộng: “Không thể tin gì và tin ai được nữa”: “Người dân lúc này nhìn nơi nào, hàng nào cũng thấy toàn độc là độc. Từ mớ rau, con cá, con cua đồng đến đủ loại thịt heo gà vịt đều có thể tẩm chất độc. Từ nhà hàng cao cấp, các vị thích ăn heo sữa quay, vịt quay đến nhà hàng bình dân, nơi nào cũng có thể bị nhiễm độc. Nhiều đám giỗ đám cưới và cả những người lao động ở một vài công ty đã có hàng chục thực khách lăn quay ra sau khi ăn uống thực phẩm được các nhà hàng mang tới. Nhưng chuyện thiết thân phải nói đến trước hết là chuyện gạo ngâm hóa chất, điều này càng khiến người dân lo lắng hơn. Nhất là những bác lao động và công tư chức loại cơm hàng cháo chợ hoảng hồn.” Nhà văn Văn Quang cho biết là điều kinh khủng và tàn độc nhất là việc làm cho gạo nở ra gấp đôi rồi bán cho những người lao động ăn: “Chỉ cần ngâm 15-20kg gạo chung với 1 muỗng canh nhỏ loại bột này rồi đem hấp khoảng 1 tiếng, gạo sẽ nở bung, cho lượng cơm nhiều gấp đôi so với bình thường. Thêm nữa loại bột này còn có tác dụng làm cơm chín rất nhanh, chị P nói: "Ngâm bột này vừa giúp gạo nở nhanh, nhiều và chín mau mà không mất công làm gì cả". Theo Nhà Văn Văn Quang, các chất bột làm nở này đều có những hàng chữ Tầu phía trong gói lôm côm này. B- Thực phẩm tôm, cá, đồ biển: Các loại thực phẩm như rau củ, quả, các món ăn hàng bị nhiễm độc khủng khiếp, còn thực phẩm tôm, cá cũng không chịu thua về mức độc hại. Tệ nhất là các món hàng tôm, cá xuất cảng qua nước ngoài, cũng không qua chế độ kiểm phẩm để bị trả về, gây tổn thất nặng cho các nhà xuất cảng, và gây xấu hổ cho danh dự Việt Nam. Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết, 7/2013, trong một bài về chính sách xuất cảng của Việt Nam, đã viết:
“Trong
một báo động ngày 2 tháng giêng năm 2013 về việc xuất cảng tôm của
Việt Nam, FDA đã nêu đích danh hai đại Công ty Việt Nam tiếp tục vi
phạm vì các mặt hàng đồ biển (seafood) bị nhiễm độc vì chứa hàm
lượng hóa chất độc hại (Import Alert 16-124). Tin tức Báo động Cập
nhựt (News Alert Update) báo cáo có 6 lô tôm nhập từ Việt Nam bị từ chối
vì có chứa hóa chất kháng sinh bị cấm vào tháng 10/2012. Đó là hai
đại công ty: Cuulong Seaproduct Company và Fimex Vie6tnam. Các chất kháng
sinh nầy cũng được tìm thấy trong các lô hàng xuất cảng từ Việt Nam
qua Nhựt và Canada, và tôm Việt Nam cũng đã bị cấm vào Nhựt trong
một thời gian dài. Đó là các hóa chất enrofloxacin, fluoroquinolone.
Hai hóa chất trên cũng đã được tìm thấy sau đó vào tháng 11 và 12/2012. Đó là các công ty con như Thuận Hưng (THUFICO) Quốc việt, Quảng Ninh, Mỹ Phát, Saota, Hoa Phát, Thuận Thiên, Fine Foods, Vietnam Rich Beauty Food, và Soc Trang Seafood Joint Stock. Ngay cả chất kháng sinh chloramphenicol là hoá chất bị cấm từ năm 1990, và Việt Nam cũng đã ký kết sẽ không xử dụng trong viêc nuôi tôm với các quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Nhựt, Úc và Liên hiệp Âu Châu…nhưng cho đến nay, Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm qua các công ty:Global Sea-Product, Trung Sơn, Phu Cuong, Hoan My, GN seafood …vi phạm trong các lô hàng sản xuất trong tháng 10 và 11 và 12 năm 2012.” Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết viết tiếp: “Cũng cần nói thêm là chính Quỹ Tiền tệ Thế giới cũng đã cảnh cáo Việt Nam từ hơn 10 năm trước là Việt Nam đã dùng cây thuốc cá để thay thế hóa chất chloramphenicol bị cấm. Hóa chất rhotenone trong cây thuốc cá là một hóa chất kịch độc dùng để khữ trùng nguồn nước nuôi tôm vì dư lượng thức ăn và chất phế thải của tôm làm cho môi trường nước bị nhiễm độc. FDA cũng đã tịch thu những lô hàng hải sản và thực phẩm Việt Nam mà không cần xét nghiệm (Detain without physical examination- DWPE). Chỉ trong vòng từ 17/5 đến 12/7/2013 có 24 công ty Việt Nam bị tịch thu trong đó có tôm, cá thu mahimahi, cá lưỡi liếm (swordfish), đùi ếch, thịt cua (crabmeat), sò ốc, hột dưa, mật ong nguyên chất và sirop… vì các lô hàng nầy có chứa các hóa chất độc hại bị cấm sau đây: Methyl Mercury, Histamines, Chloramphenicol, Aflatoxin, Fluoroquinolones, Pesticides, Sulfites, và các vi khuẩn như Salmonella, E. Coli, … Với tính cách thông tin, FDA trong thời gian qua đã niêm yết trên 800 công ty TC vi phạm từ trái cây tươi, khô, hay sirop, hay nước trái cây. cho đến quế, ớt, hột cải (mustard), rau đậu, tiêu, mật ong, gừng, măng tây (asparagus), chanh, tỏi tươi và khô, đâu (green bean), “đậu tuyết” (snow peas), các loại nầm như nấm hương, mấm mèo, nấm đông cô, hành củ tươi và khô, đậu nành (soybean), đậu sugar bean, đậu đủa (stringbean), dâu tây (strawberry), dâu Wolfberry để làm rượu lễ (cho công giáo), trái vãi tươi và đóng hộp, các loại trà thảo mộc, lá sen và củ sen, gạo nâu (brown rice), củ cải, hắc xì dầu (black bean sauce) v.v… Tất cả vi phạm trên đều do việc tẩm, trộn, kích thích…thực phẩm bằng các hóa chất độc hại có nguy cơ gây ra ung thư…Chỉ một thí dụ là gừng, TC sản xuất gừng tươi, gừng khô, gừng bột, nước gừng, các loại trà gừng…và đã có trên 100 công ty Tàu sản xuất các mặt hàng nầy đã bị bắt và bị cấm. Chúng ta hình dung mỗi công ty thâu dụng từ vài ngàn tới hàng chục ngàn công nhân biến chế, và hàng ngàn nhà trồng tỉa…” “Theo Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm, một mặt hàng hương liệu và phụ gia sản phẩm được phép lưu thông khi có đầy đủ các yếu tố như: tên mặt hàng, địa chỉ sản xuất, ngày sản xuất, cách bảo quản, thời hạn sử... Thế nhưng, các mặt hàng hóa chất ở chợ Kim Biên khi chúng tôi hỏi mua đều không có các yếu tố trên, thậm chí không có nhãn mác. Đặt câu hỏi về chợ hóa chất Kim Biên, ban quản lý chợ cho chúng tôi biết: "Hiện rất khó để quản lý các loại hóa chất buôn bán tại chợ vì quá nhiều loại". Phương án di dời chợ Kim Biên ra ngoại thành Sài Gòn được ông Từ Minh Thiện (đại biểu Hội đồng nhân dân TP.HCM) cho biết: "Nếu đưa ra ngoại thành mà vẫn mua bán hóa chất công nghiệp, thực phẩm độc hại như hiện nay thì chẳng có hiệu quả gì". Tuy nhiên, những phương án này mới chỉ ở lý thuyết, chưa có hành động cụ thể. Vì vậy, hoạt động mua bán hóa chất vẫn diễn ra công khai.” Ông Cục Trưởng Nguyễn Xuân Hồng phân tích: “Trong trường hợp như thế thì bất cứ nước nào trên thế giới đều phải chấp nhận. Bởi vì không phát hiện ra thì thôi, cũng như nhiều trường hợp, đi khám mãi mà bác sĩ không phát hiện ra bệnh nhưng thực chất là đang mắc bệnh. Hiện nay, trên thế giới cũng chỉ đến mức độ như thế thôi, kể cả các nước phát triển nhất họ cũng đang áp dụng những biện pháp như vậy. Bất cứ phương pháp kiểm tra gì trên thế giới cũng có độ rủi ro chứ không bao giờ được tuyệt đối 100%. Ông Hồng khẳng định “Mức dư lượng tối đa cho phép là mức mà trong thương mại người ta đưa ra, nó rất an toàn... không phải cứ vượt ngưỡng tối đa cho phép là mất an toàn”. Ông giải thích thêm: “Hằng ngày, 1 thanh niên 18 tuổi phải ăn 3.000 cây xà lách hoặc 1 cô gái phải ăn 354 quả táo. Khi các loại rau quả này có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép, phải liên tục ăn như thế thì nó mới ảnh hưởng đến sức khỏe.” (3) Câu trả lời của ông Cục Trưởng Cục Bảo Vệ Thực Vật đã chứng minh rõ ràng đây là chính sách của nhà cầm quyền, và cũng chứng tỏ nhân vật này vừa thất học vừa vô lương tâm. Trên thế giới, có người khổng lồ nào ăn tới 3.000 cây xà lách hay 354 quả táo hàng ngày không? Với những người cầm quyền như thế, hèn chi mà nước Việt bị Trung Cộng nuốt dần dần mà chỉ biết đứng ngơ ngác con nai vàng, nếu không cúi đầu xin “chấp nhận” cho đàn em làm đệ tử. Chu Tất Tiến
Nguồn: https://mail.google.com/mail/u/0/?shva=1#inbox/1408ae4a088b1e28
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét