“Đầu tiên VN là một “chiến thắng rực rỡ” cho chủ nghĩa xã hội,
nhưng thật ra VN chỉ mới lột xác nhờ chủ trương đổi mới từ năm 1986 để
đi theo một xã hội thị trường. Xã hội VN còn đầy tham nhũng.
Trung Quốc không bao giờ là “bạn lớn”, dù ở sát nách VN. VN không
thèm nhắc đến những viện trợ khổng lồ của Bắc phương trong thời “cả nước
chống Mỹ” và bây giờ TQ ‘chơi’ VN xả láng, trên đủ lãnh vực. Một thí dụ
nhỏ là sông Mekong
VN không quan tâm đến giáo dục. Chính phủ
chỉ bỏ ra 20% chi tiêu cho ngành giáo dục. Đa số phụ huynh VN chỉ muốn
gửi con em ra ngoại quốc du học, nếu họ có khả năng và có dịp. Trường Mỹ
khuyến khích học trò động não, trường VN muốn học trò là những chú két.
VN vẫn còn là đất nước nguy hiểm cho người Mỹ. Trong lúc miền Nam
rất thân thiện và làm bạn ấm lòng thì miền Bắc không phải là nơi an
toàn. Người miền Bắc nhìn du khách ngoại quốc bằng những “tia nhìn lạ”
Khi vào miền Nam, tôi nhận ra ngay tính cần cù siêng năng của dân
miền Nam và tính hiếu khách dễ thương của họ. Tôi tin chắc VN sẽ khá hơn
bây giờ rất nhiều nếu Mỹ đừng bỏ rơi VNCH.
Tôi có nói chuyện với ông Nguyễn Thiện Nhân, nghe đồn ông này sẽ
được “cơ cấu” để sau này lãnh đạo đất nước. Ông Nhân học rộng, say sưa
với viễn ảnh VN sẽ là “cường quốc tin học”, nhưng tôi thấy tương lai VN
bất định, tiếc thật, đừng nghĩ đến quá khứ nữa, hãy đến thăm VN, có khi
chỉ vì thực phẩm xứ này ngon lắm và người miền Nam dễ thương quá.
(nguồn San Jose Mercury News)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét