Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

MỸ CỘNG & VIỆT CỘNG- BẮT TAY!?

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
MỸ CỘNG & VIỆT CỘNG- BẮT TAY!?

Cảm ơn Chan Huynh đã chia sẻ hình ảnh của Trinh Khanh Tuan và khơi động lại một cuộc chiến đấu kiêu hùng của tập thể chiến sĩ QL. VNCH trước khi mất Sài Gòn. Đó là nỗi đau buồn, bất hạnh cho một đạo hùng quân QL.VNCH, là một quân lực đứng hạng nhì thế giới sau Quân lực Hoa Kỳ, với những Tướg lãnh tài ba VNCH, như Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi tốt nghiệp Trường Võ Bị Đà Lạt năm 1952, Trường Thiết Giáp Pháp tại Saumur năm 1955, và Trường Thiết Giáp Hoa Kỳ tại Fort Knox năm 1959. trong trách nhiệm bảo vệ tự do Miền Nam VN cũng như Sài gòn vào nhưng ngày cuối tháng tư 1975.
Xin nghiêng mình kính cẫn biết ơn tập thể chiến si QL.VNCH nói chung và Chuẩn Tướng trần quang Khôi- ThiếtGiáp- nói riêng đã bị cọng Sản giam cầm tù tội suốt 17 năm qua sau khi cộng sản hóa Miền Nam tự do/VNCH, cũng nhằm chứng minh câu nói bất hữu của Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu: " Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm "
Và để rút kinh nghiệm chiến đấu cho Tự Do Việt Nam- Không Cộng Sản. thì chúng ta in trí rằng:
" Mỹ cộng & Việt cộng bắt tay
Hai thằng đối tác, Việt nam ăn mày...!!!"
 
   Huỳnh Mai St.8872
 
Hình ảnh: VỊ TƯỚNG DUY NHẤT KÉO QUÂN TỪ BIÊN HOÀ VỀ CƯÚ SÀI GÒN TRONG NGÀY 30.4.1975

Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi tốt nghiệp Trường Võ Bị Đà Lạt năm 1952, Trường Thiết Giáp Pháp tại Saumur năm 1955, và Trường Thiết Giáp Hoa Kỳ tại Fort Knox năm 1959.

Với tư cách cố vấn trưởng cho Tư Lệnh Thiết Giáp QLVNCH, tôi gặp Tướng Khôi lần đầu tiên vào năm 1966 khi ông dàn Thiết Kỵ 5 QLVNCH tại Xuân Lộc. Tôi theo chân ông trong nhiều cuộc hành quân để thăm dò chuẩn bị cho sự tham chiến của Trung Đoàn Thiết Kỵ 11 QLHK.

Tháng 5 năm 1966, Tướng Khôi cung cấp Thiết Đoàn 1/5 (M41A3) để được không vận ra Đà Nẵng ("When Tanks Took Wings," ARMOR, May-June 1994)

Vào đầu năm 1970, Chiến Đoàn 318 cuả Tướng Khôi đi tiên phong trong cuộc hành quân hỗn hợp Mỹ/Việt vượt biên vào lãnh thổ Cam Bốt, khiến cho Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn 3 của ông được mệnh danh "Patton của Vùng Mỏ Vẹt."

Tháng 11 năm 1970, Tướng Khôi tổ chức và huấn luyện Lữ Đoàn Thiết Giáp Quân Đoàn 3 và chỉ huy Lữ Đoàn này tại Cam Bốt, trước cũng như sau thời gian theo học US Army Command & General Staff College tại Fort Leavenworth năm 1972-73.

Năm 1971-72, tôi thường gặp Tướng Khôi tại nhiều nơi tỉ như An Lộc và Lộc Ninh, trong những lúc Lữ Đoàn của ông đánh đông dẹp tây tại những mặt trận sôi bỏng trên lãnh thổ Cam Bốt.

Sau khi được phóng thích khỏi trại tù cải tạo sau 17 năm, Tướng Khôi hiện cư ngụ tại Springfield, VA.

Tướng Khôi là một trong số những vị lãnh đạo Thiết Giáp cừ khôi nhất tôi được quen biết: táo bạo và xông xáo, nhưng không húc bậy, biết dùng di động tính và hỏa lực đề tạo chấn động gây khiếp đảm ngay cả trên chiến trường Việt Nam. Tướng Khôi đồng thời cũng biết chế biến và uyển chuyển để tận dụng những lợi khí có trong tầm tay. Nếu Tướng Khôi là chỉ huy trưởng của một chi đoàn thiết giáp thuộc Third Army trong Đệ Nhị Thế Chiến, thì hẳn là Tướng Patton đã phải nhìn nhận hai chiến binh đồng hạng: Creighton Abrams và Trần Quang Khôi.

Raymond R. Battreall
Đại Tá, Thiết Giáp (Hưu Trí)
(Armor, March-April 1996)

Đâu có ai ngờ là cộng sản Bắc Việt đã bị ông chận đứng tại Biên Hoà vào những ngày cuối cùng trước khi miền nam bị bức tử.

TRẬN CHIẾN CUỐI CỦA LLXKQĐIII TẠI BIÊN HOÀ VÀ  KẾ HOẠCH GIẢI CỨU SÀI GÒN 
( LLXKQÐIII= Lực Lượng xung kích Quân Đoàn III) 

TƯỚNG KHÔI CHUẨN BỊ PHÒNG THỦ BIÊN HOÀ (Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III) http://vietnamvanhien.net/5ngaycuoicungcuachientranhvietnam.pdf

Để phòng thủ Biên Hoà thủ phủ của Quân Đoàn III Tướng KHÔI đã xin Quân Đoàn trang bị cho tất cả các đơn vị Địa Phương Quân ở Biên Hòa súng phóng hỏa tiễn M72 chống chiến xa, được phép huấn luyện họ sử dụng loại vũ khí này và huấn luyện họ phối hợp tác chiến với Thiết Giáp, đồng thời tích cực tổ chức địa thế chống chiến xa địch chung quanh thành phố Biên Hòa. Các đường xâm nhập vào thành phố đều được thiết kế đặt mìn chống chiến xa và hầm hào chống chiến xa địch. Chính nhờ nỗ lực này của Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh mà sau này trong “Chiến Dịch Hồ Chí Minh” năm 1975 , Quân Đoàn 4 csBV đã thất bại trong kế hoạch đánh chiếm tỉnh Biên Hòa và Sư Đoàn 341 csBV bị đánh bại ở Biên Hòa trong ngày 30-4-1975. 

Cho tới ngày 30.4.1975, nhờ kế hoạch phòng thủ quá chắc chắn của Tướng Khôi, bọn csBV hoàn toàn không vào được Biên Hoà như dự tính, chúng phải bỏ BH để tiến luôn về Sài Gòn.

Để phòng thủ Biên Hòa, ông đã bố trí bố phòng như sau: Chiến Ðoàn 322 phòng thủ ở phía nam Phi Trường Biên Hòa và giữ Mạn Bắc Bộ Tư Lệnh QÐIII. Lữ Ðoàn 468 TQLC giữ Mạn Nam TP Biên Hòa. Lữ Ðoàn 2 Nhẩy Dù giữ Cầu Mới , Cầu Sắt Biên Hòa và các nút chận trên các đường xâm nhập vào Biên Hòa. Chiến Ðoàn 315 án ngữ Ngã Ba Xa Lộ Biên Hòa, giữ Mạn Ðông. Chiến Ðoàn 318 án ngữ từ cổng Phi Trường Biên Hòa đến Cầu Mới, chịu trách nhiệm Mạn Tây khi bị csBV tấn công.

Ngày 29/4/1975 vào khoảng 18 giờ, csBV bắt đầu xâm nhập vào vị trí từ Mạn Bắc và Ðông Bắc đụng phải Chiến Ðoàn 322 và 315 và bị đẩy lui. Tình hình sau đó trở nên khá yên tĩnh. Khoảng 23:45 giờ khuya: cộng quân lại bắt đầu pháo kích dữ dội vào thành Phố Biên Hòa và đồng thời tập trung một lực lượng gồm bộ binh và chiến xa tấn công vào hướng Bộ Tư Lệnh QÐIII. Chiến Ðoàn 315 xông ra chặn địch và Cộng quân phải rút lui. Lúc 03:00 giờ sáng: cộng quân lại pháo kích dữ dội vào TP Biên Hòa. Ðoàn chiến xa của csBV vừa xuất hiện đã bị bắn hạ và chúng tháo chạy ngược ra xa lộ Biên Hòa. Kể từ đó, TP Biên Hòa được giữ vững  và trở lại yên tĩnh.
Cộng quân hoàn toàn thất bại không vào được BH trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến. Cuối cùng chúng tháo chạy ra xa lộ Biên Hoà và di chuyển về Sài Gòn.

ĐEM QUÂN VỀ GIẢI CỨU SÀI GÒN

Sau khi đánh bật cộng quân ra khỏi Biên Hoà ngày 29.4.1975. Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi đã chuẩn bị kế hoạch chuyển quân về giải cứu Sài Gòn. 

Ðúng 08:00 giờ sáng ngày 30/4/75, không còn liên lạc được với Bộ Tổng Tham Mưu, và nhận thấy csBV đã không còn muốn đánh Biên Hòa mà muốn đánh thẳng vào thủ đô, Tướng Khôi quyết định họp các đơn vị trưởng lại trao đổi tin tức. Tất cả cùng quyết định kéo quân về giải cứu Thủ Ðô. Lữ Ðoàn 2 Nhẩy Dù do Tr.T. Nguyễn Lô chỉ huy tiến theo Ðường Sắt phía phải về Saigòn.

Lữ Ðoàn 468 TQLC của Tr.T. Huỳnh Văn Lượm tiến theo phía trái Ðường Sắt.

Lữ Ðoàn 3 KB và Liên Ðoàn 33 BÐQ tiến theo Xa lộ Biên Hòa về Saigòn.

Chiến Ðoàn 315 của Tr.T. Ðỗ Ðức Thảo tiến về Cầu Bình Triệu.

Chiến Ðoàn 322 của Tr.T. Nguyễn Văn Liên tiến theo sau Chiến Ðoàn 315.

Chiến Ðoàn 318 của Tr.T. Nguyễn Ðức Dương đi đoạn hậu sau các đơn vị yểm trợ của Tr.T. Nguyễn Văn Liên tiến theo sau Chiến Ðoàn 315.

Ðúng 09:00: toàn bộ lực lượng lên đường. Các ổ kháng cự dọc đường của csBV đã bị đè bẹp nhanh chóng. Trong giờ phút chót này, Tướng Khôi kể lại, phi công lái trực thăng cho ông là Th.T. Cư (nguyên là phi công của Tướng Toàn) đề nghị đưa Tướng Khôi đi lánh nạn, nhưng Tướng Khôi từ chối. Từ trên trực thăng, Tướng Khôi nhìn đoàn quân xa, chiến xa, xe kéo pháo của địch quân đang bò vào thủ đô theo Xa Lộ Biên Hòa và Quốc Lộ 13.

10:25 giờ sáng 30/4/75: Tướng Khôi nghe thấy lệnh buông súng tại chỗ của TT Dương Văn Minh và các cánh quân thiết giáp đã tới gần Nhà Thờ Fatima, Bình Triệu.

 Tướng Khôi tự chấm dứt quyền chỉ huy và để cho quân sĩ tự động tan hàng khi về tới sát Sài Gòn. Nếu Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng chậm chừng  vài tiếng đồng hồ, thì cục diện chiến trường có thể thay đổi? Tiếc thay! Tướng tài như Tướng Khôi đã không còn dịp để cứu miền nam VN không bị rơi vào tay cộng sản.

Tướng Khôi bị bắt, tù đày 17 năm và sang Mỹ năm 1993 theo diện tỵ nạn chính trị. Tới nay theo như lời ông kể, tất cả các bài viết của kẻ gọi là Chiến Thắng, khi viết về Biên Hoà, đều viết sai sự thật và lấp liếm, kể cả bài viết của Tướng Bắc Việt Hoàng Cầm và Văn Tiến Dũng củng không dám nhắc về việc đánh Biên Hoà trong ngày cuối tháng tư 1975.
 Nhìn lại cuộc chiến vừa qua, để thấy tầm quan trọng của Biên Hoà, tức là nơi đặt Bộ Tổng Tham Mưu của Quân Đoàn III và Vùng III Chiến Thuật, tức đầu não quân sự của của miền Đông. Biên Hoà còn là cửa ngõ quan trọng của Sài Gòn, vì mất BH là mất SG , mất miền nam VN. Từ khi định cư tại Mỹ ông đã im lặng để nhìn con tạo xoay dần cho đến khi một tài liệu của ông  Nguyễn Minh Tánh đã viết sai sự thật về Lữ Đoàn3 Kỵ Binh do Tướng Toàn chỉ huy nên buộc ông phải lên tiếng vì DANH DỰ để cải chính những sai lầm của tác giả NMT.

Đơn vị của Tướng Toàn chỉ huy là đơn vị duy nhất của quân lực VNCH vẩn toàn vẹn cùng tuyến phòng thủ của ông cho đến khi DVM tuyên bố đầu hàng.  Ông không hề  than van về những gì mà csBV đã đối đãi bạo ngược với ông trong các trại tù cs, ông củng nói, nếu được làm lại từ đầu, thì ông vẩn tiếp tục làm như thế, mặc dù có thể đó là sự mất mát, nhưng không bao giờ để đánh mất DANH DỰ, TỔ QUỐC và TRÁCH NHIỆM của một cấp chỉ huy trong hàng ngũ Quân Lực VNCH.

Một tấm lòng ngưỡng mộ và kính mến của người viết dành cho vị Tướng can trường và tài ba của tập thể cựu chiến sĩ VNCH.

Nhân mùa Quân Lực của VNCH, xin được vinh danh tướng Trần Quang Khôi và ghi lại vài hàng dành cho các HẬU DUỆ và các cháu của thế hệ 8X, 9X tìm hiểu về chân dung những anh hùng giữ nước, trong quân sử VNCH, những người vì TRÁCH NHIỆM bảo quốc an dân, chiến đấu cho đến khi bị bắt buộc buông súng.

Trịnh Khánh Tuấn, 24.6.2013 
 
VỊ TƯỚNG DUY NHẤT KÉO QUÂN TỪ BIÊN HOÀ VỀ CƯÚ SÀI GÒN TRONG NGÀY 30.4.1975

Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi tốt nghiệp Trường Võ Bị Đà Lạt năm 1952, Trường Thiết Giáp Pháp tại Saumur năm 1955, và Trường Thiết Giáp Hoa Kỳ tại Fort Knox năm 1959.

Với tư cách cố vấn trưởng cho Tư Lệnh Thiết Giáp QLVNCH, tôi gặp Tướng Khôi lần đầu tiên vào năm 1966 khi ông dàn Thiết Kỵ 5 QLVNCH tại Xuân Lộc. Tôi theo chân ông trong nhiều cuộc hành quân để thăm dò chuẩn bị cho sự tham chiến của Trung Đoàn Thiết Kỵ 11 QLHK.

Tháng 5 năm 1966, Tướng Khôi cung cấp Thiết Đoàn 1/5 (M41A3) để được không vận ra Đà Nẵng ("When Tanks Took Wings," ARMOR, May-June 1994)

Vào đầu năm 1970, Chiến Đoàn 318 cuả Tướng Khôi đi tiên phong trong cuộc hành quân hỗn hợp Mỹ/Việt vượt biên vào lãnh thổ Cam Bốt, khiến cho Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn 3 của ông được mệnh danh "Patton của Vùng Mỏ Vẹt."

Tháng 11 năm 1970, Tướng Khôi tổ chức và huấn luyện Lữ Đoàn Thiết Giáp Quân Đoàn 3 và chỉ huy Lữ Đoàn này tại Cam Bốt, trước cũng như sau thời gian theo học US Army Command & General Staff College tại Fort Leavenworth năm 1972-73.

Năm 1971-72, tôi thường gặp Tướng Khôi tại nhiều nơi tỉ như An Lộc và Lộc Ninh, trong những lúc Lữ Đoàn của ông đánh đông dẹp tây tại những mặt trận sôi bỏng trên lãnh thổ Cam Bốt.

Sau khi được phóng thích khỏi trại tù cải tạo sau 17 năm, Tướng Khôi hiện cư ngụ tại Springfield, VA.

Tướng Khôi là một trong số những vị lãnh đạo Thiết Giáp cừ khôi nhất tôi được quen biết: táo bạo và xông xáo, nhưng không húc bậy, biết dùng di động tính và hỏa lực đề tạo chấn động gây khiếp đảm ngay cả trên chiến trường Việt Nam. Tướng Khôi đồng thời cũng biết chế biến và uyển chuyển để tận dụng những lợi khí có trong tầm tay. Nếu Tướng Khôi là chỉ huy trưởng của một chi đoàn thiết giáp thuộc Third Army trong Đệ Nhị Thế Chiến, thì hẳn là Tướng Patton đã phải nhìn nhận hai chiến binh đồng hạng: Creighton Abrams và Trần Quang Khôi.

Raymond R. Battreall
Đại Tá, Thiết Giáp (Hưu Trí)
(Armor, March-April 1996)

Đâu có ai ngờ là cộng sản Bắc Việt đã bị ông chận đứng tại Biên Hoà vào những ngày cuối cùng trước khi miền nam bị bức tử.

TRẬN CHIẾN CUỐI CỦA LLXKQĐIII TẠI BIÊN HOÀ VÀ KẾ HOẠCH GIẢI CỨU SÀI GÒN
( LLXKQÐIII= Lực Lượng xung kích Quân Đoàn III)

TƯỚNG KHÔI CHUẨN BỊ PHÒNG THỦ BIÊN HOÀ (Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III) http://vietnamvanhien.net/5ngaycuoicungcuachientranhvietnam.pdf

Để phòng thủ Biên Hoà thủ phủ của Quân Đoàn III Tướng KHÔI đã xin Quân Đoàn trang bị cho tất cả các đơn vị Địa Phương Quân ở Biên Hòa súng phóng hỏa tiễn M72 chống chiến xa, được phép huấn luyện họ sử dụng loại vũ khí này và huấn luyện họ phối hợp tác chiến với Thiết Giáp, đồng thời tích cực tổ chức địa thế chống chiến xa địch chung quanh thành phố Biên Hòa. Các đường xâm nhập vào thành phố đều được thiết kế đặt mìn chống chiến xa và hầm hào chống chiến xa địch. Chính nhờ nỗ lực này của Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh mà sau này trong “Chiến Dịch Hồ Chí Minh” năm 1975 , Quân Đoàn 4 csBV đã thất bại trong kế hoạch đánh chiếm tỉnh Biên Hòa và Sư Đoàn 341 csBV bị đánh bại ở Biên Hòa trong ngày 30-4-1975.

Cho tới ngày 30.4.1975, nhờ kế hoạch phòng thủ quá chắc chắn của Tướng Khôi, bọn csBV hoàn toàn không vào được Biên Hoà như dự tính, chúng phải bỏ BH để tiến luôn về Sài Gòn.

Để phòng thủ Biên Hòa, ông đã bố trí bố phòng như sau: Chiến Ðoàn 322 phòng thủ ở phía nam Phi Trường Biên Hòa và giữ Mạn Bắc Bộ Tư Lệnh QÐIII. Lữ Ðoàn 468 TQLC giữ Mạn Nam TP Biên Hòa. Lữ Ðoàn 2 Nhẩy Dù giữ Cầu Mới , Cầu Sắt Biên Hòa và các nút chận trên các đường xâm nhập vào Biên Hòa. Chiến Ðoàn 315 án ngữ Ngã Ba Xa Lộ Biên Hòa, giữ Mạn Ðông. Chiến Ðoàn 318 án ngữ từ cổng Phi Trường Biên Hòa đến Cầu Mới, chịu trách nhiệm Mạn Tây khi bị csBV tấn công.

Ngày 29/4/1975 vào khoảng 18 giờ, csBV bắt đầu xâm nhập vào vị trí từ Mạn Bắc và Ðông Bắc đụng phải Chiến Ðoàn 322 và 315 và bị đẩy lui. Tình hình sau đó trở nên khá yên tĩnh. Khoảng 23:45 giờ khuya: cộng quân lại bắt đầu pháo kích dữ dội vào thành Phố Biên Hòa và đồng thời tập trung một lực lượng gồm bộ binh và chiến xa tấn công vào hướng Bộ Tư Lệnh QÐIII. Chiến Ðoàn 315 xông ra chặn địch và Cộng quân phải rút lui. Lúc 03:00 giờ sáng: cộng quân lại pháo kích dữ dội vào TP Biên Hòa. Ðoàn chiến xa của csBV vừa xuất hiện đã bị bắn hạ và chúng tháo chạy ngược ra xa lộ Biên Hòa. Kể từ đó, TP Biên Hòa được giữ vững và trở lại yên tĩnh.
Cộng quân hoàn toàn thất bại không vào được BH trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến. Cuối cùng chúng tháo chạy ra xa lộ Biên Hoà và di chuyển về Sài Gòn.

ĐEM QUÂN VỀ GIẢI CỨU SÀI GÒN

Sau khi đánh bật cộng quân ra khỏi Biên Hoà ngày 29.4.1975. Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi đã chuẩn bị kế hoạch chuyển quân về giải cứu Sài Gòn.

Ðúng 08:00 giờ sáng ngày 30/4/75, không còn liên lạc được với Bộ Tổng Tham Mưu, và nhận thấy csBV đã không còn muốn đánh Biên Hòa mà muốn đánh thẳng vào thủ đô, Tướng Khôi quyết định họp các đơn vị trưởng lại trao đổi tin tức. Tất cả cùng quyết định kéo quân về giải cứu Thủ Ðô. Lữ Ðoàn 2 Nhẩy Dù do Tr.T. Nguyễn Lô chỉ huy tiến theo Ðường Sắt phía phải về Saigòn.

Lữ Ðoàn 468 TQLC của Tr.T. Huỳnh Văn Lượm tiến theo phía trái Ðường Sắt.

Lữ Ðoàn 3 KB và Liên Ðoàn 33 BÐQ tiến theo Xa lộ Biên Hòa về Saigòn.

Chiến Ðoàn 315 của Tr.T. Ðỗ Ðức Thảo tiến về Cầu Bình Triệu.

Chiến Ðoàn 322 của Tr.T. Nguyễn Văn Liên tiến theo sau Chiến Ðoàn 315.

Chiến Ðoàn 318 của Tr.T. Nguyễn Ðức Dương đi đoạn hậu sau các đơn vị yểm trợ của Tr.T. Nguyễn Văn Liên tiến theo sau Chiến Ðoàn 315.

Ðúng 09:00: toàn bộ lực lượng lên đường. Các ổ kháng cự dọc đường của csBV đã bị đè bẹp nhanh chóng. Trong giờ phút chót này, Tướng Khôi kể lại, phi công lái trực thăng cho ông là Th.T. Cư (nguyên là phi công của Tướng Toàn) đề nghị đưa Tướng Khôi đi lánh nạn, nhưng Tướng Khôi từ chối. Từ trên trực thăng, Tướng Khôi nhìn đoàn quân xa, chiến xa, xe kéo pháo của địch quân đang bò vào thủ đô theo Xa Lộ Biên Hòa và Quốc Lộ 13.

10:25 giờ sáng 30/4/75: Tướng Khôi nghe thấy lệnh buông súng tại chỗ của TT Dương Văn Minh và các cánh quân thiết giáp đã tới gần Nhà Thờ Fatima, Bình Triệu.

Tướng Khôi tự chấm dứt quyền chỉ huy và để cho quân sĩ tự động tan hàng khi về tới sát Sài Gòn. Nếu Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng chậm chừng vài tiếng đồng hồ, thì cục diện chiến trường có thể thay đổi? Tiếc thay! Tướng tài như Tướng Khôi đã không còn dịp để cứu miền nam VN không bị rơi vào tay cộng sản.

Tướng Khôi bị bắt, tù đày 17 năm và sang Mỹ năm 1993 theo diện tỵ nạn chính trị. Tới nay theo như lời ông kể, tất cả các bài viết của kẻ gọi là Chiến Thắng, khi viết về Biên Hoà, đều viết sai sự thật và lấp liếm, kể cả bài viết của Tướng Bắc Việt Hoàng Cầm và Văn Tiến Dũng củng không dám nhắc về việc đánh Biên Hoà trong ngày cuối tháng tư 1975.
Nhìn lại cuộc chiến vừa qua, để thấy tầm quan trọng của Biên Hoà, tức là nơi đặt Bộ Tổng Tham Mưu của Quân Đoàn III và Vùng III Chiến Thuật, tức đầu não quân sự của của miền Đông. Biên Hoà còn là cửa ngõ quan trọng của Sài Gòn, vì mất BH là mất SG , mất miền nam VN. Từ khi định cư tại Mỹ ông đã im lặng để nhìn con tạo xoay dần cho đến khi một tài liệu của ông Nguyễn Minh Tánh đã viết sai sự thật về Lữ Đoàn3 Kỵ Binh do Tướng Toàn chỉ huy nên buộc ông phải lên tiếng vì DANH DỰ để cải chính những sai lầm của tác giả NMT.

Đơn vị của Tướng Toàn chỉ huy là đơn vị duy nhất của quân lực VNCH vẩn toàn vẹn cùng tuyến phòng thủ của ông cho đến khi DVM tuyên bố đầu hàng. Ông không hề than van về những gì mà csBV đã đối đãi bạo ngược với ông trong các trại tù cs, ông củng nói, nếu được làm lại từ đầu, thì ông vẩn tiếp tục làm như thế, mặc dù có thể đó là sự mất mát, nhưng không bao giờ để đánh mất DANH DỰ, TỔ QUỐC và TRÁCH NHIỆM của một cấp chỉ huy trong hàng ngũ Quân Lực VNCH.

Một tấm lòng ngưỡng mộ và kính mến của người viết dành cho vị Tướng can trường và tài ba của tập thể cựu chiến sĩ VNCH.

Nhân mùa Quân Lực của VNCH, xin được vinh danh tướng Trần Quang Khôi và ghi lại vài hàng dành cho các HẬU DUỆ và các cháu của thế hệ 8X, 9X tìm hiểu về chân dung những anh hùng giữ nước, trong quân sử VNCH, những người vì TRÁCH NHIỆM bảo quốc an dân, chiến đấu cho đến khi bị bắt buộc buông súng.

Trịnh Khánh Tuấn, 24.6.2013
 
Nguồn Facebook
 

1 nhận xét:

  1. MỸ CỘNG & VIỆT CỘNG- BẮT TAY!?

    Cảm ơn Chan Huynh đã chia sẻ hình ảnh của Trinh Khanh Tuan và khơi động lại một cuộc chiến đấu kiêu hùng của tập thể chiến sĩ QL. VNCH trước khi mất Sài Gòn. Đó là nỗi đau buồn, bất hạnh cho một đạo hùng quân QL.VNCH, là một quân lực đứng hạng nhì thế giới sau Quân lực Hoa Kỳ, với những Tướg lãnh tài ba VNCH, như Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi tốt nghiệp Trường Võ Bị Đà Lạt năm 1952, Trường Thiết Giáp Pháp tại Saumur năm 1955, và Trường Thiết Giáp Hoa Kỳ tại Fort Knox năm 1959. trong trách nhiệm bảo vệ tự do Miền Nam VN cũng như Sài gòn vào nhưng ngày cuối tháng tư 1975.
    Xin nghiêng mình kính cẫn biết ơn tập thể chiến si QL.VNCH nói chung và Chuẩn Tướng trần quang Khôi- ThiếtGiáp- nói riêng đã bị cọng Sản giam cầm tù tội suốt 17 năm qua sau khi cộng sản hóa Miền Nam tự do/VNCH, cũng nhằm chứng minh câu nói bất hữu của Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu: " Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm "
    Và để rút kinh nghiệm chiến đấu cho Tự Do Việt Nam- Không Cộng Sản. thì chúng ta in trí rằng:
    " Mỹ cộng & Việt cộng bắt tay
    Hai thằng đối tác, Việt nam ăn mày...!!!"

    Huỳnh Mai St.8872

    Trả lờiXóa