Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

Kỷ niệm Ngày Quân Lực - Không bỏ đồng đội

         Không bỏ đồng đội khi chiến đấu!

Kỷ niệm Ngày Quân Lực - Không bỏ đồng đội

Ngày 13/4/1949, Quân Đội Quốc Gia được thành lập dưới thời Quốc Trưởng Bảo Đại để đối đầu với lũ CSVN đang ẩn mình dưới áo khoác Việt Minh" do tên đại gian tặc HCM, một tội đồ của dân tộc lãnh đạo.

Ngày 26/10/1955, Chế độ VNCH được khai sinh bởi Tổng thống Ngô Đình Diệm, vị tổng thống dân cử đầu tiên của Việt Nam. Với tư cách là nguyên thủ quốc gia kiêm tổng tư lệnh tối cao ... Ông đã cải danh Quân Đội Quốc Gia Việt Nam thành Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Dù Ông đã trở về cát bụi trong cuộc chính biến 1/11/1963 và QLVNCH không còn hiện hữu trên quê hương sau ngày Quốc nạn 30/4/1975 nhưng danh xưng thân thương này vẫn được yêu mến, lưu giữ mãi trong lòng người dân miền Nam, nhất là trong con tim của Người Lính VNCH.

Ngày 19/6/1965, Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu chủ tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia đã thay mặt đại gia đình quân đội trình diện quốc dân đồng bào nhận lãnh trọng trách lèo lái con thuyền Quốc Gia trước tình hình nghiêng ngả của đất nước được trân trọng trao lại từ Chính Phủ Dân Sự của Thủ Tướng Phan Huy Quát. Vì thế ngày này được gọi là Ngày Quân Lực.

Sau khi mãn khóa huấn luyện quân sự từ các quân trường, những Người Lính mới dù khác nhau về cấp bậc, địa vị trong đời sống quân ngũ nhưng họ đều mang chung gói hành trang "Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm" hiện diện khắp mọi miền đất nước với tinh thần cao cả "Vị Quốc Vong Thân" trên con đường "Bảo Quốc-An Dân". Ngoài sáu điều tâm niệm của Người Chiến Sĩ VNCH mà họ đã thuộc nằm lòng trong thời gian "thao trường đổ mồ hôi", họ còn có một tâm niệm khi ra đơn vị là "Không bỏ đồng đội" dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Trong cuộc chiến tang thương dài 20 năm với hằng triệu tấn đạn của khối CSQT được lũ CSVN trút lên quê hương MNVN, Người Lính VNCH đã đem tấm thân bé nhỏ hứng chịu vượt qua sức chịu đựng của con người để bảo vệ quê hương thanh bình, người dân được hạnh phúc, ấm no nơi hậu phương. Người Lính VNCH không quản ngại hiểm nguy lao vào vùng phòng không dày đặc, đội mưa pháo của quân thù để mang người chiến hữu, đồng đội thương binh ra khỏi vùng lửa khói ... Họ cũng chấp nhận trả cái giá đắc nhất là sinh mạng để mang người chiến hữu, đồng đội, cấp chỉ huy về với đơn vị, về với gia đình cho dù chỉ là một xác chết ... Ngoại trừ những trường hợp bất đắc dĩ mà chúng ta đành nghẹn ngào để Trung Tá Nguyễn Đình Bảo cùng một số chiến sĩ nhảy dù tử trận thuộc Tiểu Đoàn "Song Kiếm Trấn Ải" ở lại vĩnh viễn nơi ngọn đồi bão lửa Charlie trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 hoặc người hùng "Anh Không Chết Đâu Anh", trung úy Pháo Đội Trưởng của binh chủng Thiên Thần Mũ Đỏ Nguyễn Văn Đương sau khi ra lệnh cho thuộc cấp rút lui trước sự tấn công tràn ngập biển người của một sư đoàn cộng quân, anh đã hiên ngang, bất khuất, can trường chiến đấu đơn độc đến viên đạn sau cùng anh dành lại cho anh để trở thành một bông dù sáng mãi trên ngọn đồi máu 31 Hạ Lào năm 1971 trong lòng quân dân Miền Nam ... Các chiến sĩ thuộc đơn vị thiện chiến Liên Đoàn 81 BCD đội mưa pháo, đi trong lằn đạn của quân thù trong 69 ngày đêm vừa chiến đấu giành lại từng tấc đất quê hương, chiếm lại từng căn nhà, góc phố của người dân vừa xót xa đào vội huyệt mộ để an táng 69 chiến sĩ đồng đội nơi chiến trường "An Lộc Địa Sử Ghi Chiến Tích - Biệt Cách Dù Vị Quốc Vong Thân" vào Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 hoặc các chiến sĩ "Tổ Quốc Đại Dương" xót xa, đau lòng nhìn Thiếu Tá Ngụy Văn Thà, Hạm Trưởng Hộ Tống Hạm Nhật Tảo H10 quyết định đơn độc quyên sinh theo chiến hạm, Anh đã dùng chiến hạm làm cổ áo quan vùi thân xác vào huyệt mộ "lòng biển mẹ" trong trận chiến chống quân Trung Cộng xâm lăng để bảo vệ biển đảo quê hương nơi quần đảo Hoàng Sa năm 1974 .v..v...

Những người trai thời lửa khói dậy quê hương đã xếp áo thư sinh cùng với bút nghiên,hy sinh hạnh phúc cá nhân, vùi quãng đời thanh xuân trong lửa khói chiến tranh đi miệt mài trên mọi nẻo đường đất nước để bảo vệ quê hương, dân tộc. Trong một trận chiến nào đó từ chiến trường Bình Giã, Khe Sanh, Tống Lê Chân, Tân Cảnh, Huế, Dakto, An Lộc, Bình Long, Quảng Trị, U Minh, Đồng Tháp, Đông Hà, Cửa Việt, Pleiku, Kontum, Hạ Lào, Xuân Lộc .v..v... một viên đạn, mảnh pháo của quân thù đã oan nghiệt cướp mất phần thân thể của anh. Người chiến binh oai hùng ngày nào trở lại u buồn trên chiếc xe lăn hay khập khểnh đôi nạng gỗ xa lìa chiến trận để mang thân phận "Thương Phế Binh" suốt quãng đời còn lại. "Rồi đây mai này ai hỏi đến tên tôi, bạn ơi hãy nói khoác chiến y rồi. Người thư sinh ấy đã xếp bút nghiên, giã từ trường yêu với bao nhiêu bạn hiền, có về là khi nước non vui bình yên ...". Lời bài hát "Biệt Kinh Kỳ" hôm nao trong buổi đăng trình còn văng vẳng bên tai mà giờ đây nghe xót xa làm sao ...! Nước non chưa vui bình yên mà anh đã trở về bằng một hình hài không nguyên vẹn ...!

Chính phủ Hoa Kỳ bật đèn xanh cho khối CSQT xâm chiếm VNCH bằng Hiệp Định Ba Lê 1973. Ván cờ chính trị thế giới đã bắt cây cầu Hiệp Định Ba Lê 1973 qua con sông Bến Hải để CSBV công khai cưỡng chiếm MNVN năm 1975. Tháng 4/1975, cả miền Nam kinh hoàng ... Sài Gòn hổn loạn ... người chen lấn người để tìm đường di tản bằng mọi phương tiện khi quân giặc tràn về thành phố. Trong giờ phút tang thương này thì nơi Tổng Y Viện Cộng Hòa, các quân y viện ... những thương binh VNCH chưa kịp hoặc mới vừa được chữa trị xong, vết thương còn chảy máu ... Họ làm sao di tản ... Họ đành ở lại hứng chịu sự "khoan hồng" đê tiện của lũ mạo danh "chống Mỷ, cứu Nước" bằng những báng súng AK47 đánh phủ tấp nập lên người và họ bị kéo lê quăng ra đường như những con vật ... Những anh em TPB trên mọi miền đất nước biết chạy đi đâu ... Người thì không còn tay để chen lấn vào dòng người di tản ... Kẻ không còn chân hay cặp mắt để chạy thoát thân ... Họ chỉ còn biết buông xuôi thân phận cho số mệnh mà kẻ chiến thắng dành cho họ. Những năm sau ngày Quốc Hận, họ không thể ngồi trên mảnh mo cau vượt biển, không thể chống đôi nạng gỗ khập khểnh hay ngồi trên chiếc xe lăn tìm tự do bằng đường bộ ... Họ đành ôm mảnh đời bất hạnh lê lết, thoi thóp ngụp lặn đến tận cùng các ngõ ngách tang thương, thống khổ ... hứng chịu sự trả thù đê tiện, hèn hạ, dã man nhất dưới đôi dép râu trong địa ngục "thiên đàng cộng sản".

Ngày 30/4/1975 tàn cuộc chiến và những năm sau đó ... Chúng ta, những Người Lính VNCH oai hùng bị trói tay, gãy súng ... người thì hối hả kinh hoàng di tản trong đớn đau ... người thì lầm lũi bước đi trên quê hương đã mất, trốn tránh người quen để tìm đường vượt biển, vượt biên ... người thì sau những năm dài vùi chôn cuộc đời trong những ngôi mộ máu "Trại Cải Tạo" đã nghẹn ngào, xót xa bước lên phi cơ rời bỏ quê hương đi sang xứ người theo diện tù chính trị. Dù chúng ta rời bỏ quê hương theo phương tiện và diện gì đi nữa thì chúng ta cũng bỏ lại những người bạn đồng đội, chiến hữu lê lết thống khổ, tang thương trong tay giặc. Hai mươi năm chiến tranh, chúng ta sống chết có nhau ... sau ngày tàn chinh chiến thì chúng ta lại bất đắc dĩ bỏ nhau để ra đi... đau đớn, xót xa thay !

Trong thời gian mười năm "bao cấp" 1975-1985, bởi sự lãnh đạo "tài tình" ngu dốt của Đảng nên đất nước cạn kiệt, khô cằn vì người dân bị vắt cạn máu và mồ hôi ... Đảng thoi thóp vì sự ngông cuồng láo phét "đỉnh cao trí tuệ", người dân thì thống khổ, cơ cực dưới tận cùng địa ngục trong thiên đàng hoang tưởng "xã hội chủ nghĩa" vì bị lũ người mang danh "chống Mỷ, cứu Nước" bóp nghẹt sự sống bằng cách cướp tiền bạc, tài sản,nhà cửa, bị ngăn sông cấm chợ, dù "bo-bo cũng không có ăn cho đủ no nhưng người dân đã chia sớt cho những mảnh đời Thương Phế Binh VNCH bất hạnh. Lũ người mạo danh "chống Mỹ, cứu Nước" đã hèn hạ, đê tiện trả thù lên cả người dân Miền Nam ... Thảm thương nhất là những anh em Thương Phế Binh VNCH ... Họ đã lê lết hít thở khói xe, bụi đường ... gặm nhấm nỗi căm hờn, uống dòng nước mắt uất nghẹn từng đêm để được sinh tồn trong khoảng thời gian này và sau đó làm đủ thứ việc như lê lết, khập khểnh trong nắng mưa rao bán từng tấm vé số, bán nhang, bán bánh kẹo, vá xe ... có người trở thành ca sĩ bất đắc dĩ nơi bến xe, bến phà, góc chợ gượng chút hơi tàn còn vương lại trong buồng phổi cất lên những bài nhạc lính của một thời trai trẻ dâng hiến cuộc đời khi khói lửa dậy quê hương để sinh tồn cho đến ngày hôm nay ... Trong số những mảnh đời Thương Phế Binh bất hạnh, có những người từng là chiến sĩ xuất sắc đại diện cho các đơn vị xuất sắc về thủ đô Sài Gòn tham dự kỷ niệm Ngày Quân Lực. Họ hiên ngang, hào hùng, hãnh diện trong đoàn quân được chào đón, vinh danh bởi vị Tổng Tư Lệnh, các giới chức lãnh đạo cao cấp bên dân sự cũng như bên quân đội cùng với sự hân hoan chào đón nồng nhiệt của đồng bào tham dự đứng ở hai bên đường. Những tràng pháo tay hòa lẫn trong tiếng nhạc hùng ca vang lên giữa lòng thủ đô của quê hương đã tạo cho quang cảnh buổi lễ thêm phần long trọng, hùng tráng làm phấn khởi tinh thần những người trai sông núi. Thế mà 38 lần ngày 19/6 lặng lẽ đến và âm thầm trôi qua trong xót xa kể từ ngày nghiệt ngã của quê hương ... những người trai thế hệ của một thuở hào hùng đó bây giờ lại là những mảnh đời bất hạnh nhất dưới tận cùng đáy sâu vực thẳm của thống khổ đang lê tấm thân tàn trên đôi nạng gỗ khập khểnh chống đỡ tang thương trên quê hương rách nát bởi thảm họa "giải phóng". Có người âm thầm trở lại nơi tổ chức kỷ niệm Ngày Quân Lực khi xưa, bộ quân phục oai hùng ngày nào chỉ còn lại chiếc áo trận bạc màu phủ thân thể xác xơ ... Anh lặng lẽ đứng tựa vào thân cây bên đường, phì phà điếu thuốc, đưa ánh mắt buồn xa xăm nhìn ... cảnh vật dù có đổi thay theo thời gian nhưng làm sao bôi xóa được hình ảnh ngày nào trong tim họ ... cảnh cũ còn đây mà chiến hữu, đồng đội xưa đâu ... hai dòng nước mắt chợt lăn dài ... Những giọt nước mắt của anh tuôn rơi không phải để tiếc nuối một thời dĩ vãng hào hùng đã qua mà những giọt nước mắt xót xa đó tuôn rơi cho một quê hương tự do không còn nữa ... Anh khóc cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc của người dân đã bị "giải phóng" thành tang thương, thống khổ ... người dân phải làm đầu tắt mặt tối để có những buổi ăn chan máu lệ ... Anh cúi đầu lau vội dòng nước mắt xót xa, khập khểnh đôi nạng gỗ lặng lẽ quay đi ... tiếng nạng lốc cốc khua dài trên đường tạo nên những cung bậc đau thương ... bóng dáng anh ngả nghiêng và khuất đi nơi một ngả rẽ trên đường ... một thời để nhớ, một thời để thương chỉ còn là kỷ niệm đớn đau hằn sâu nơi tâm hồn vỡ nát trong một thân thể không nguyên vẹn ...

Những anh em chiến hữu, đồng đội đã hiến một phần thân thể cho hai chữ "Tự Do" của quê hương ... Họ đã không may kẹt lại trong bàn tay của kẻ thù nơi quê nhà. Họ đã mang tấm thân không nguyên vẹn hình hài lê lết trên con đường đắng cay, thống khổ, tang thương nhất dài hơn 1/2 đời người ... Họ nuốt uất nghẹn, uống hờn căm hứng chịu sự trả thù đê tiện, dã man, độc ác nhất mà kẻ thù trút lên tấm thân tàn của họ. Sau ngày Quốc Hận 30/4/1975, dù thân thể họ TÀN nhưng họ không PHẾ ... Họ không ngồi yên há miệng trên chiếc xe lăn chờ chúng ta gởi quà về để kéo lê kiếp sống tang thương, thống khổ ... Họ không gục đầu trên đôi nạng gỗ lê mảnh đời bất hạnh chờ chúng ta đền ơn đáp nghĩa mà họ trông chờ chúng ta một điều khác ... Chúng ta phảì về ôm họ bằng vòng tay thân ái "Huynh Đệ Chi Binh" ... lau cho nhau những giọt lệ mừng vui trong ngày quang phục Giang San. Chúng ta sẽ tổ chức Đại Lễ Kỷ Niệm Ngày Quân Lực với những mảnh đời bất hạnh trên chiếc xe lăn được chúng ta và thế hệ hậu duệ trân trọng đẩy đi hàng đầu vì trong số những Người Lính còn sống sót sau cơn "Quốc Nạn" thì sự hy sinh của họ trong cuộc chiến và sự âm thầm hứng chịu những gì tang thương, thống khổ nhất sau cuộc chiến trên con đường dài hơn 1/3 thế kỷ mới thật sự xứng đáng cho chúng ta cúi đầu khâm phục "Vinh Danh" và "Tri Ân".

Trên con đường dài nhầy nhụa máu, mồ hôi, nước mắt ... lê lết nuốt hờn căm, uất nghẹn hơn 1/3 thế kỷ ... Ai còn ... Ai mất ... Bao nhiêu mảnh đời TPB bất hạnh đã kiệt sức buông rơi vĩnh viễn đôi nạng gỗ trên đường ... bao nhiêu anh em đã gục đầu trút hơi thở cuối cùng trên chiếc xe lăn ... bao nhiêu anh em đã cạn hơi, khép mắt muôn đời sau cơn ho rũ rượi kéo dài trong đêm khuya sau thời gian dài bệnh hoạn không tiền chữa trị và còn bao nhiêu anh em đang kéo lê cuộc đời người không ra người, ma chẳng ra ma, sống không ra sống, chết không ra chết trong cái thiên đàng máu "chủ nghĩa cộng sản" trên quê mẹ đã mất ..!

Chúng ta xót xa khi nhìn thấy hình ảnh thống khổ của đồng đội, chiến hữu đang lê lết hít thở khói xe, bụi đường trên đường phố để sinh tồn hoặc trực diện lau dòng nước mắt đớn đau, uất nghẹn nhưng chúng ta làm sao hiểu thấu từng tấc đất khổ đau trên mọi ngõ ngách tang thương nơi tận cùng địa ngục bằng họ. Chúng ta, những Người Lính còn sống,thân thể còn nguyên vẹn sau cuộc chiến tang thương kéo dài 20 năm, sau cơn quốc nạn thảm khốc ... may mắn đến được bến bờ Tự Do. Chúng ta lần lượt liên lạc được với nhau để thành lập những hội đoàn, đơn vị, các quân binh chủng, họp khóa để điểm danh ai còn, ai mất và cũng để gây quỹ giúp đỡ anh em, đồng đội TPB trong phạm vi nhỏ hẹp của từng đơn vị. Cho đến khi lão bà "Tổ Quốc Không Gian", cựu Trung Tá Hạnh Nhơn phối hợp cùng các chiến hữu một thời áo trận với sự tiếp tay của Trung Tâm Asia, các ca, nhạc sĩ tổ chức những buổi Đại Nhạc Hội "Cảm Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH" cùng với sự ủng hộ nhiệt liệt của đồng bào xa xứ đã thành công đáng kể thì chương trình "đền ơn, đáp nghĩa" những người đã hy sinh phần thân thể cho quê hương dân tộc mới được dàn trải rộng rãi đến hầu hết các anh em chiến sĩ quốc gia bao gồm những lực lượng bán quân sự như cảnh sát, lực lượng cán bộ Xây Dựng Nông Thôn và các gia đình tử sĩ, cô nhi, quả phụ trong đại gia đình VNCH.

Anh em TPB cảm động ... niềm cảm xúc từ tận đáy lòng dâng lên thành những dòng nước mắt đến nghẹn lời khi họ đưa tay nhận số tiền giúp đỡ từ hải ngoại gởi về tạm trang trải qua ngày trong cuộc sống thống khổ cùng cực, chữa trị bệnh hoạn ... những giọt nước mắt của họ tuôn rơi không phải vì món quà vật chất này mà vì tinh thần "không bỏ đồng đội", vì tình người dân xa xứ vẫn còn nhớ đến họ. Người nhận được sự giúp đỡ rất vui mừng ... người giúp đỡ cũng mừng vui. Đó là tình người ... chỉ có lũ cộng sản không phải là con người thì làm sao hiểu được hai chữ "Tình Người".


Hơn nửa kiếp, từng đêm dài trăn trở
Trong màn đêm, giọt lệ lén buồn rơi
Nuốt hờn căm, uất nghẹn hơn nửa đời
Manh áo vá tả tơi thân rách nát.

Mười năm trời, bao lần bươi đống rác (1975-1985)
Sống cầm hơi ... khoai hẩm, hạt bo-bo
Ngủ bụi bờ, thân buốt giá co ro
Phổi khô cạn ... từng cơn ho chợt đến.

Trong "biển máu" tang thương không bờ bến
Từ một ngày "Quốc Hận" Tháng Tư xưa
Ký ức buồn theo ngày tháng đong đưa
Nhớ ngày cũ nắng mưa thời binh lửa.

Cơm gạo sấy, lương khô ngày hai bữa
Nước sông hồ đỡ khát lúc dừng quân
Mảnh đất mẹ chai dày gót đôi chân
Đêm vọng gác Tống Lê Chân lộng gió.

Đời lính chiến, thân rày đây, mai đó
Đường chiến binh sương gió phủ đời trai
Gót chinh nhân xuôi ngược tháng năm dài
Gánh giang san quằn trên vai nặng trĩu.

Hai mươi năm đường chiến binh nào thiếu ...
Bước quân hành của hằng triệu thanh niên
Hiến tuổi xuân, xương máu khắp mọi miền
Trên đất mẹ ưu phiền loang lổ ... đạn.

Đường chiến binh bao lần đi tiễn bạn ...
Nhận huy chương trong tư thế nằm nghiêm
Khoác áo quan, nó lặng lẽ im lìm
Lon "đặc cách" buồn kèm thêm chữ "Cố".

Thương quê mẹ chiến chinh sầu vạn cổ
Trong hoang tàn máu đổ dựng cờ bay
Trận Cổ Thành, bao thằng mất chân, tay
Thằng lê lết ngày nay bán vé số ...

Tháng Tư Đen đất trời như sụp đổ
Lệnh tan hàng uất nghẹn súng rời tay
Đời lết lê thoi thóp sống qua ngày
Tính đến nay đã ba mươi năm lẻ.

Nhìn quê hương nát tan ... buồn lặng lẽ
Người chen người nối tiếp chuỗi tang thương
Dưới đỉnh cao của một lũ bạo cường
Bà cõng cháu khắp đường ... bán vé số.

Dù nắng cháy, mưa dầm hay bão tố
Góc chợ chiều lặng lẽ bóng đơn côi
Nhớ ngày xa ... lửa chinh chiến tan rồi
Sao hôm nay tim tôi còn rỉ máu.

Trên đất mẹ ... đã một thời đổ máu
Mà giờ đây lê lết để nuôi thân
Thằng góc đường bán bắp ... mất đôi chân
Thằng một mắt lưng trần bán chuối nướng.

Thằng đui mắt ru đời thân bại tướng
Lệ ngập lòng uất nghẹn ... nghẹn lời ca
Đời nắng mưa hơn nửa kiếp không nhà
Nay hè phố, mai bến phà, góc chợ.

Quê mẹ ơi ! Con còn mang món "Nợ"
Nợ quê hương, dân tộc giống Tiên Long
Nợ tiền nhân ... con để mất Non Sông
Thân vong quốc đau lòng buồn nghẹn tiếng

Tuổi thanh xuân lao mình vào cuộc chiến
Xa học đường, xa tất cả người thân
Súng trên tay "Bảo Quốc" với "An Dân"
Vui ngày tháng xa dần thời niên thiếu.

Mảnh đất mẹ giờ đây là manh chiếu
Ru mảnh đời bất hạnh khắp đó đây
Gượng lết lê tơi tả nuốt đắng cay
Chờ ngày mai Cờ Vàng bay "Phục Quốc".

Tháng Tư Đen, ngày Ba Mươi ... vong quốc
Hơn nửa đời uất nghẹn mãi trào dâng
Vết thương lòng ... trăn trở nhức cả thân
Ngày tháng cũ nhòa dần chìm giấc ngủ !


Kỷ niệm Ngày Quân Lực lần thứ 48.
Hoàng Nhật Thơ
__________________
http://i935.photobucket.com/albums/a...Signature2

Nguồn:  Kỷ niệm Ngày Quân Lực - Không bỏ đồng đội

Ngày 13/4/1949, Quân Đội Quốc Gia được thành lập dưới thời Quốc Trưởng Bảo Đại để đối đầu với lũ CSVN đang ẩn mình dưới áo khoác Việt Minh" do tên đại gian tặc HCM, một tội đồ của dân tộc lãnh đạo.

Ngày 26/10/1955, Chế độ VNCH được khai sinh bởi Tổng thống Ngô Đình Diệm, vị tổng thống dân cử đầu tiên của Việt Nam. Với tư cách là nguyên thủ quốc gia kiêm tổng tư lệnh tối cao ... Ông đã cải danh Quân Đội Quốc Gia Việt Nam thành Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Dù Ông đã trở về cát bụi trong cuộc chính biến 1/11/1963 và QLVNCH không còn hiện hữu trên quê hương sau ngày Quốc nạn 30/4/1975 nhưng danh xưng thân thương này vẫn được yêu mến, lưu giữ mãi trong lòng người dân miền Nam, nhất là trong con tim của Người Lính VNCH.

Ngày 19/6/1965, Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu chủ tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia đã thay mặt đại gia đình quân đội trình diện quốc dân đồng bào nhận lãnh trọng trách lèo lái con thuyền Quốc Gia trước tình hình nghiêng ngả của đất nước được trân trọng trao lại từ Chính Phủ Dân Sự của Thủ Tướng Phan Huy Quát. Vì thế ngày này được gọi là Ngày Quân Lực.

Sau khi mãn khóa huấn luyện quân sự từ các quân trường, những Người Lính mới dù khác nhau về cấp bậc, địa vị trong đời sống quân ngũ nhưng họ đều mang chung gói hành trang "Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm" hiện diện khắp mọi miền đất nước với tinh thần cao cả "Vị Quốc Vong Thân" trên con đường "Bảo Quốc-An Dân". Ngoài sáu điều tâm niệm của Người Chiến Sĩ VNCH mà họ đã thuộc nằm lòng trong thời gian "thao trường đổ mồ hôi", họ còn có một tâm niệm khi ra đơn vị là "Không bỏ đồng đội" dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Trong cuộc chiến tang thương dài 20 năm với hằng triệu tấn đạn của khối CSQT được lũ CSVN trút lên quê hương MNVN, Người Lính VNCH đã đem tấm thân bé nhỏ hứng chịu vượt qua sức chịu đựng của con người để bảo vệ quê hương thanh bình, người dân được hạnh phúc, ấm no nơi hậu phương. Người Lính VNCH không quản ngại hiểm nguy lao vào vùng phòng không dày đặc, đội mưa pháo của quân thù để mang người chiến hữu, đồng đội thương binh ra khỏi vùng lửa khói ... Họ cũng chấp nhận trả cái giá đắc nhất là sinh mạng để mang người chiến hữu, đồng đội, cấp chỉ huy về với đơn vị, về với gia đình cho dù chỉ là một xác chết ... Ngoại trừ những trường hợp bất đắc dĩ mà chúng ta đành nghẹn ngào để Trung Tá Nguyễn Đình Bảo cùng một số chiến sĩ nhảy dù tử trận thuộc Tiểu Đoàn "Song Kiếm Trấn Ải" ở lại vĩnh viễn nơi ngọn đồi bão lửa Charlie trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 hoặc người hùng "Anh Không Chết Đâu Anh", trung úy Pháo Đội Trưởng của binh chủng Thiên Thần Mũ Đỏ Nguyễn Văn Đương sau khi ra lệnh cho thuộc cấp rút lui trước sự tấn công tràn ngập biển người của một sư đoàn cộng quân, anh đã hiên ngang, bất khuất, can trường chiến đấu đơn độc đến viên đạn sau cùng anh dành lại cho anh để trở thành một bông dù sáng mãi trên ngọn đồi máu 31 Hạ Lào năm 1971 trong lòng quân dân Miền Nam ... Các chiến sĩ thuộc đơn vị thiện chiến Liên Đoàn 81 BCD đội mưa pháo, đi trong lằn đạn của quân thù trong 69 ngày đêm vừa chiến đấu giành lại từng tấc đất quê hương, chiếm lại từng căn nhà, góc phố của người dân vừa xót xa đào vội huyệt mộ để an táng 69 chiến sĩ đồng đội nơi chiến trường "An Lộc Địa Sử Ghi Chiến Tích - Biệt Cách Dù Vị Quốc Vong Thân" vào Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 hoặc các chiến sĩ "Tổ Quốc Đại Dương" xót xa, đau lòng nhìn Thiếu Tá Ngụy Văn Thà, Hạm Trưởng Hộ Tống Hạm Nhật Tảo H10 quyết định đơn độc quyên sinh theo chiến hạm, Anh đã dùng chiến hạm làm cổ áo quan vùi thân xác vào huyệt mộ "lòng biển mẹ" trong trận chiến chống quân Trung Cộng xâm lăng để bảo vệ biển đảo quê hương nơi quần đảo Hoàng Sa năm 1974 .v..v...

Những người trai thời lửa khói dậy quê hương đã xếp áo thư sinh cùng với bút nghiên,hy sinh hạnh phúc cá nhân, vùi quãng đời thanh xuân trong lửa khói chiến tranh đi miệt mài trên mọi nẻo đường đất nước để bảo vệ quê hương, dân tộc. Trong một trận chiến nào đó từ chiến trường Bình Giã, Khe Sanh, Tống Lê Chân, Tân Cảnh, Huế, Dakto, An Lộc, Bình Long, Quảng Trị, U Minh, Đồng Tháp, Đông Hà, Cửa Việt, Pleiku, Kontum, Hạ Lào, Xuân Lộc .v..v... một viên đạn, mảnh pháo của quân thù đã oan nghiệt cướp mất phần thân thể của anh. Người chiến binh oai hùng ngày nào trở lại u buồn trên chiếc xe lăn hay khập khểnh đôi nạng gỗ xa lìa chiến trận để mang thân phận "Thương Phế Binh" suốt quãng đời còn lại. "Rồi đây mai này ai hỏi đến tên tôi, bạn ơi hãy nói khoác chiến y rồi. Người thư sinh ấy đã xếp bút nghiên, giã từ trường yêu với bao nhiêu bạn hiền, có về là khi nước non vui bình yên ...". Lời bài hát "Biệt Kinh Kỳ" hôm nao trong buổi đăng trình còn văng vẳng bên tai mà giờ đây nghe xót xa làm sao ...! Nước non chưa vui bình yên mà anh đã trở về bằng một hình hài không nguyên vẹn ...!

Chính phủ Hoa Kỳ bật đèn xanh cho khối CSQT xâm chiếm VNCH bằng Hiệp Định Ba Lê 1973. Ván cờ chính trị thế giới đã bắt cây cầu Hiệp Định Ba Lê 1973 qua con sông Bến Hải để CSBV công khai cưỡng chiếm MNVN năm 1975. Tháng 4/1975, cả miền Nam kinh hoàng ... Sài Gòn hổn loạn ... người chen lấn người để tìm đường di tản bằng mọi phương tiện khi quân giặc tràn về thành phố. Trong giờ phút tang thương này thì nơi Tổng Y Viện Cộng Hòa, các quân y viện ... những thương binh VNCH chưa kịp hoặc mới vừa được chữa trị xong, vết thương còn chảy máu ... Họ làm sao di tản ... Họ đành ở lại hứng chịu sự "khoan hồng" đê tiện của lũ mạo danh "chống Mỷ, cứu Nước" bằng những báng súng AK47 đánh phủ tấp nập lên người và họ bị kéo lê quăng ra đường như những con vật ... Những anh em TPB trên mọi miền đất nước biết chạy đi đâu ... Người thì không còn tay để chen lấn vào dòng người di tản ... Kẻ không còn chân hay cặp mắt để chạy thoát thân ... Họ chỉ còn biết buông xuôi thân phận cho số mệnh mà kẻ chiến thắng dành cho họ. Những năm sau ngày Quốc Hận, họ không thể ngồi trên mảnh mo cau vượt biển, không thể chống đôi nạng gỗ khập khểnh hay ngồi trên chiếc xe lăn tìm tự do bằng đường bộ ... Họ đành ôm mảnh đời bất hạnh lê lết, thoi thóp ngụp lặn đến tận cùng các ngõ ngách tang thương, thống khổ ... hứng chịu sự trả thù đê tiện, hèn hạ, dã man nhất dưới đôi dép râu trong địa ngục "thiên đàng cộng sản".

Ngày 30/4/1975 tàn cuộc chiến và những năm sau đó ... Chúng ta, những Người Lính VNCH oai hùng bị trói tay, gãy súng ... người thì hối hả kinh hoàng di tản trong đớn đau ... người thì lầm lũi bước đi trên quê hương đã mất, trốn tránh người quen để tìm đường vượt biển, vượt biên ... người thì sau những năm dài vùi chôn cuộc đời trong những ngôi mộ máu "Trại Cải Tạo" đã nghẹn ngào, xót xa bước lên phi cơ rời bỏ quê hương đi sang xứ người theo diện tù chính trị. Dù chúng ta rời bỏ quê hương theo phương tiện và diện gì đi nữa thì chúng ta cũng bỏ lại những người bạn đồng đội, chiến hữu lê lết thống khổ, tang thương trong tay giặc. Hai mươi năm chiến tranh, chúng ta sống chết có nhau ... sau ngày tàn chinh chiến thì chúng ta lại bất đắc dĩ bỏ nhau để ra đi... đau đớn, xót xa thay !

Trong thời gian mười năm "bao cấp" 1975-1985, bởi sự lãnh đạo "tài tình" ngu dốt của Đảng nên đất nước cạn kiệt, khô cằn vì người dân bị vắt cạn máu và mồ hôi ... Đảng thoi thóp vì sự ngông cuồng láo phét "đỉnh cao trí tuệ", người dân thì thống khổ, cơ cực dưới tận cùng địa ngục trong thiên đàng hoang tưởng "xã hội chủ nghĩa" vì bị lũ người mang danh "chống Mỷ, cứu Nước" bóp nghẹt sự sống bằng cách cướp tiền bạc, tài sản,nhà cửa, bị ngăn sông cấm chợ, dù "bo-bo cũng không có ăn cho đủ no nhưng người dân đã chia sớt cho những mảnh đời Thương Phế Binh VNCH bất hạnh. Lũ người mạo danh "chống Mỹ, cứu Nước" đã hèn hạ, đê tiện trả thù lên cả người dân Miền Nam ... Thảm thương nhất là những anh em Thương Phế Binh VNCH ... Họ đã lê lết hít thở khói xe, bụi đường ... gặm nhấm nỗi căm hờn, uống dòng nước mắt uất nghẹn từng đêm để được sinh tồn trong khoảng thời gian này và sau đó làm đủ thứ việc như lê lết, khập khểnh trong nắng mưa rao bán từng tấm vé số, bán nhang, bán bánh kẹo, vá xe ... có người trở thành ca sĩ bất đắc dĩ nơi bến xe, bến phà, góc chợ gượng chút hơi tàn còn vương lại trong buồng phổi cất lên những bài nhạc lính của một thời trai trẻ dâng hiến cuộc đời khi khói lửa dậy quê hương để sinh tồn cho đến ngày hôm nay ... Trong số những mảnh đời Thương Phế Binh bất hạnh, có những người từng là chiến sĩ xuất sắc đại diện cho các đơn vị xuất sắc về thủ đô Sài Gòn tham dự kỷ niệm Ngày Quân Lực. Họ hiên ngang, hào hùng, hãnh diện trong đoàn quân được chào đón, vinh danh bởi vị Tổng Tư Lệnh, các giới chức lãnh đạo cao cấp bên dân sự cũng như bên quân đội cùng với sự hân hoan chào đón nồng nhiệt của đồng bào tham dự đứng ở hai bên đường. Những tràng pháo tay hòa lẫn trong tiếng nhạc hùng ca vang lên giữa lòng thủ đô của quê hương đã tạo cho quang cảnh buổi lễ thêm phần long trọng, hùng tráng làm phấn khởi tinh thần những người trai sông núi. Thế mà 38 lần ngày 19/6 lặng lẽ đến và âm thầm trôi qua trong xót xa kể từ ngày nghiệt ngã của quê hương ... những người trai thế hệ của một thuở hào hùng đó bây giờ lại là những mảnh đời bất hạnh nhất dưới tận cùng đáy sâu vực thẳm của thống khổ đang lê tấm thân tàn trên đôi nạng gỗ khập khểnh chống đỡ tang thương trên quê hương rách nát bởi thảm họa "giải phóng". Có người âm thầm trở lại nơi tổ chức kỷ niệm Ngày Quân Lực khi xưa, bộ quân phục oai hùng ngày nào chỉ còn lại chiếc áo trận bạc màu phủ thân thể xác xơ ... Anh lặng lẽ đứng tựa vào thân cây bên đường, phì phà điếu thuốc, đưa ánh mắt buồn xa xăm nhìn ... cảnh vật dù có đổi thay theo thời gian nhưng làm sao bôi xóa được hình ảnh ngày nào trong tim họ ... cảnh cũ còn đây mà chiến hữu, đồng đội xưa đâu ... hai dòng nước mắt chợt lăn dài ... Những giọt nước mắt của anh tuôn rơi không phải để tiếc nuối một thời dĩ vãng hào hùng đã qua mà những giọt nước mắt xót xa đó tuôn rơi cho một quê hương tự do không còn nữa ... Anh khóc cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc của người dân đã bị "giải phóng" thành tang thương, thống khổ ... người dân phải làm đầu tắt mặt tối để có những buổi ăn chan máu lệ ... Anh cúi đầu lau vội dòng nước mắt xót xa, khập khểnh đôi nạng gỗ lặng lẽ quay đi ... tiếng nạng lốc cốc khua dài trên đường tạo nên những cung bậc đau thương ... bóng dáng anh ngả nghiêng và khuất đi nơi một ngả rẽ trên đường ... một thời để nhớ, một thời để thương chỉ còn là kỷ niệm đớn đau hằn sâu nơi tâm hồn vỡ nát trong một thân thể không nguyên vẹn ...

Những anh em chiến hữu, đồng đội đã hiến một phần thân thể cho hai chữ "Tự Do" của quê hương ... Họ đã không may kẹt lại trong bàn tay của kẻ thù nơi quê nhà. Họ đã mang tấm thân không nguyên vẹn hình hài lê lết trên con đường đắng cay, thống khổ, tang thương nhất dài hơn 1/2 đời người ... Họ nuốt uất nghẹn, uống hờn căm hứng chịu sự trả thù đê tiện, dã man, độc ác nhất mà kẻ thù trút lên tấm thân tàn của họ. Sau ngày Quốc Hận 30/4/1975, dù thân thể họ TÀN nhưng họ không PHẾ ... Họ không ngồi yên há miệng trên chiếc xe lăn chờ chúng ta gởi quà về để kéo lê kiếp sống tang thương, thống khổ ... Họ không gục đầu trên đôi nạng gỗ lê mảnh đời bất hạnh chờ chúng ta đền ơn đáp nghĩa mà họ trông chờ chúng ta một điều khác ... Chúng ta phảì về ôm họ bằng vòng tay thân ái "Huynh Đệ Chi Binh" ... lau cho nhau những giọt lệ mừng vui trong ngày quang phục Giang San. Chúng ta sẽ tổ chức Đại Lễ Kỷ Niệm Ngày Quân Lực với những mảnh đời bất hạnh trên chiếc xe lăn được chúng ta và thế hệ hậu duệ trân trọng đẩy đi hàng đầu vì trong số những Người Lính còn sống sót sau cơn "Quốc Nạn" thì sự hy sinh của họ trong cuộc chiến và sự âm thầm hứng chịu những gì tang thương, thống khổ nhất sau cuộc chiến trên con đường dài hơn 1/3 thế kỷ mới thật sự xứng đáng cho chúng ta cúi đầu khâm phục "Vinh Danh" và "Tri Ân".

Trên con đường dài nhầy nhụa máu, mồ hôi, nước mắt ... lê lết nuốt hờn căm, uất nghẹn hơn 1/3 thế kỷ ... Ai còn ... Ai mất ... Bao nhiêu mảnh đời TPB bất hạnh đã kiệt sức buông rơi vĩnh viễn đôi nạng gỗ trên đường ... bao nhiêu anh em đã gục đầu trút hơi thở cuối cùng trên chiếc xe lăn ... bao nhiêu anh em đã cạn hơi, khép mắt muôn đời sau cơn ho rũ rượi kéo dài trong đêm khuya sau thời gian dài bệnh hoạn không tiền chữa trị và còn bao nhiêu anh em đang kéo lê cuộc đời người không ra người, ma chẳng ra ma, sống không ra sống, chết không ra chết trong cái thiên đàng máu "chủ nghĩa cộng sản" trên quê mẹ đã mất ..!

Chúng ta xót xa khi nhìn thấy hình ảnh thống khổ của đồng đội, chiến hữu đang lê lết hít thở khói xe, bụi đường trên đường phố để sinh tồn hoặc trực diện lau dòng nước mắt đớn đau, uất nghẹn nhưng chúng ta làm sao hiểu thấu từng tấc đất khổ đau trên mọi ngõ ngách tang thương nơi tận cùng địa ngục bằng họ. Chúng ta, những Người Lính còn sống,thân thể còn nguyên vẹn sau cuộc chiến tang thương kéo dài 20 năm, sau cơn quốc nạn thảm khốc ... may mắn đến được bến bờ Tự Do. Chúng ta lần lượt liên lạc được với nhau để thành lập những hội đoàn, đơn vị, các quân binh chủng, họp khóa để điểm danh ai còn, ai mất và cũng để gây quỹ giúp đỡ anh em, đồng đội TPB trong phạm vi nhỏ hẹp của từng đơn vị. Cho đến khi lão bà "Tổ Quốc Không Gian", cựu Trung Tá Hạnh Nhơn phối hợp cùng các chiến hữu một thời áo trận với sự tiếp tay của Trung Tâm Asia, các ca, nhạc sĩ tổ chức những buổi Đại Nhạc Hội "Cảm Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH" cùng với sự ủng hộ nhiệt liệt của đồng bào xa xứ đã thành công đáng kể thì chương trình "đền ơn, đáp nghĩa" những người đã hy sinh phần thân thể cho quê hương dân tộc mới được dàn trải rộng rãi đến hầu hết các anh em chiến sĩ quốc gia bao gồm những lực lượng bán quân sự như cảnh sát, lực lượng cán bộ Xây Dựng Nông Thôn và các gia đình tử sĩ, cô nhi, quả phụ trong đại gia đình VNCH.

Anh em TPB cảm động ... niềm cảm xúc từ tận đáy lòng dâng lên thành những dòng nước mắt đến nghẹn lời khi họ đưa tay nhận số tiền giúp đỡ từ hải ngoại gởi về tạm trang trải qua ngày trong cuộc sống thống khổ cùng cực, chữa trị bệnh hoạn ... những giọt nước mắt của họ tuôn rơi không phải vì món quà vật chất này mà vì tinh thần "không bỏ đồng đội", vì tình người dân xa xứ vẫn còn nhớ đến họ. Người nhận được sự giúp đỡ rất vui mừng ... người giúp đỡ cũng mừng vui. Đó là tình người ... chỉ có lũ cộng sản không phải là con người thì làm sao hiểu được hai chữ "Tình Người".


Hơn nửa kiếp, từng đêm dài trăn trở
Trong màn đêm, giọt lệ lén buồn rơi
Nuốt hờn căm, uất nghẹn hơn nửa đời
Manh áo vá tả tơi thân rách nát.

Mười năm trời, bao lần bươi đống rác (1975-1985)
Sống cầm hơi ... khoai hẩm, hạt bo-bo
Ngủ bụi bờ, thân buốt giá co ro
Phổi khô cạn ... từng cơn ho chợt đến.

Trong "biển máu" tang thương không bờ bến
Từ một ngày "Quốc Hận" Tháng Tư xưa
Ký ức buồn theo ngày tháng đong đưa
Nhớ ngày cũ nắng mưa thời binh lửa.

Cơm gạo sấy, lương khô ngày hai bữa
Nước sông hồ đỡ khát lúc dừng quân
Mảnh đất mẹ chai dày gót đôi chân
Đêm vọng gác Tống Lê Chân lộng gió.

Đời lính chiến, thân rày đây, mai đó
Đường chiến binh sương gió phủ đời trai
Gót chinh nhân xuôi ngược tháng năm dài
Gánh giang san quằn trên vai nặng trĩu.

Hai mươi năm đường chiến binh nào thiếu ...
Bước quân hành của hằng triệu thanh niên
Hiến tuổi xuân, xương máu khắp mọi miền
Trên đất mẹ ưu phiền loang lổ ... đạn.

Đường chiến binh bao lần đi tiễn bạn ...
Nhận huy chương trong tư thế nằm nghiêm
Khoác áo quan, nó lặng lẽ im lìm
Lon "đặc cách" buồn kèm thêm chữ "Cố".

Thương quê mẹ chiến chinh sầu vạn cổ
Trong hoang tàn máu đổ dựng cờ bay
Trận Cổ Thành, bao thằng mất chân, tay
Thằng lê lết ngày nay bán vé số ...

Tháng Tư Đen đất trời như sụp đổ
Lệnh tan hàng uất nghẹn súng rời tay
Đời lết lê thoi thóp sống qua ngày
Tính đến nay đã ba mươi năm lẻ.

Nhìn quê hương nát tan ... buồn lặng lẽ
Người chen người nối tiếp chuỗi tang thương
Dưới đỉnh cao của một lũ bạo cường
Bà cõng cháu khắp đường ... bán vé số.

Dù nắng cháy, mưa dầm hay bão tố
Góc chợ chiều lặng lẽ bóng đơn côi
Nhớ ngày xa ... lửa chinh chiến tan rồi
Sao hôm nay tim tôi còn rỉ máu.

Trên đất mẹ ... đã một thời đổ máu
Mà giờ đây lê lết để nuôi thân
Thằng góc đường bán bắp ... mất đôi chân
Thằng một mắt lưng trần bán chuối nướng.

Thằng đui mắt ru đời thân bại tướng
Lệ ngập lòng uất nghẹn ... nghẹn lời ca
Đời nắng mưa hơn nửa kiếp không nhà
Nay hè phố, mai bến phà, góc chợ.

Quê mẹ ơi ! Con còn mang món "Nợ"
Nợ quê hương, dân tộc giống Tiên Long
Nợ tiền nhân ... con để mất Non Sông
Thân vong quốc đau lòng buồn nghẹn tiếng

Tuổi thanh xuân lao mình vào cuộc chiến
Xa học đường, xa tất cả người thân
Súng trên tay "Bảo Quốc" với "An Dân"
Vui ngày tháng xa dần thời niên thiếu.

Mảnh đất mẹ giờ đây là manh chiếu
Ru mảnh đời bất hạnh khắp đó đây
Gượng lết lê tơi tả nuốt đắng cay
Chờ ngày mai Cờ Vàng bay "Phục Quốc".

Tháng Tư Đen, ngày Ba Mươi ... vong quốc
Hơn nửa đời uất nghẹn mãi trào dâng
Vết thương lòng ... trăn trở nhức cả thân
Ngày tháng cũ nhòa dần chìm giấc ngủ !


Kỷ niệm Ngày Quân Lực lần thứ 48.
Hoàng Nhật Thơ
__________________
http://i935.photobucket.com/albums/a...Signature2

http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=22559

1 nhận xét:

  1. Ngày 13/4/1949, Quân Đội Quốc Gia được thành lập dưới thời Quốc Trưởng Bảo Đại để đối đầu với lũ CSVN đang ẩn mình dưới áo khoác Việt Minh" do tên đại gian tặc HCM, một tội đồ của dân tộc lãnh đạo.

    Ngày 26/10/1955, Chế độ VNCH được khai sinh bởi Tổng thống Ngô Đình Diệm, vị tổng thống dân cử đầu tiên của Việt Nam. Với tư cách là nguyên thủ quốc gia kiêm tổng tư lệnh tối cao ... Ông đã cải danh Quân Đội Quốc Gia Việt Nam thành Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Dù Ông đã trở về cát bụi trong cuộc chính biến 1/11/1963 và QLVNCH không còn hiện hữu trên quê hương sau ngày Quốc nạn 30/4/1975 nhưng danh xưng thân thương này vẫn được yêu mến, lưu giữ mãi trong lòng người dân miền Nam, nhất là trong con tim của Người Lính VNCH.

    Ngày 19/6/1965, Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu chủ tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia đã thay mặt đại gia đình quân đội trình diện quốc dân đồng bào nhận lãnh trọng trách lèo lái con thuyền Quốc Gia trước tình hình nghiêng ngả của đất nước được trân trọng trao lại từ Chính Phủ Dân Sự của Thủ Tướng Phan Huy Quát. Vì thế ngày này được gọi là Ngày Quân Lực.

    Trả lờiXóa