Tin tức / Hoa Kỳ
Bức tường chiến tranh Việt Nam nhân Ngày Chiến sĩ Trận vong Mỹ
24.05.2013
Mỗi năm có khoảng 1,5 triệu người đến thăm bức tường kỷ niệm chiến
tranh Việt Nam tại Washington, tên chính thức là Đài Tưởng niệm Cựu
Chiến binh Việt Nam.
Số lượng này khiến bức tường trở thành một trong những địa điểm thu hút nhiều nhất du khách đến Washington.
Người nghĩ ra bức tường này là ông Jan Scruggs, một cựu chiến binh tham gia chiến tranh Việt Nam.
Trong thời gian chiến tranh, nhiều quân nhân trở về Mỹ phải đối mặt với sự bực tức của người dân Mỹ chống đối cuộc chiến tranh ở xa nước Mỹ vạn dặm.
Ông Jan Scruggs vận động để tưởng nhớ đến những người không bao giờ trở về.
Năm 1980, một nhóm cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam mở cuộc thi thiết kế đài tưởng niệm. Người thắng giải là cô Maya Lin, 21 tuổi, sinh viên kiến trúc tại trường đại học Yale danh tiếng.
Thiết kế của Maya Lin gồm hai mảnh tường bằng đá đen, dài khoảng 76 mét, giao nhau thành hình chữ V, khắc tên 58.000 quân nhân tử trận hoặc được xem là mất tích.
Bức tường mở cửa cho công chúng vào năm 1982.
Gần bức tường có tượng của ba quân nhân thuộc ba chủng tộc quan trọng của Mỹ – trắng, đen, mễ – mặc quân phục và mang vũ khí của thời kỳ đó, hướng mắt nhìn về bức tường.
Một thời gian sau lại đặt thêm một bức tượng dành cho nữ quân nhân chiến tranh Việt Nam.
Hầu như ngày nào ta cũng bắt gặp những người Mỹ ghé thăm bức tường để tìm tên của bà con hoặc bạn bè trên tường. Một khi tìm được, họ thường dùng tờ giấy và bút chì cà tên lên đó chép làm kỷ niệm. Nhiều người đến thăm để lại những nhánh hoa hoặc những kỷ vật có liên quan đến những người có tên trên tường.
Trước sự thành công của Đài Tưởng niệm Cựu Chiến binh Việt Nam, Quốc hội Mỹ chấp thuận xây thêm đài tưởng niệm cựu chiến binh chiến tranh Triều Tiên xảy ra trước đó.
Số lượng này khiến bức tường trở thành một trong những địa điểm thu hút nhiều nhất du khách đến Washington.
Người nghĩ ra bức tường này là ông Jan Scruggs, một cựu chiến binh tham gia chiến tranh Việt Nam.
Trong thời gian chiến tranh, nhiều quân nhân trở về Mỹ phải đối mặt với sự bực tức của người dân Mỹ chống đối cuộc chiến tranh ở xa nước Mỹ vạn dặm.
Ông Jan Scruggs vận động để tưởng nhớ đến những người không bao giờ trở về.
Năm 1980, một nhóm cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam mở cuộc thi thiết kế đài tưởng niệm. Người thắng giải là cô Maya Lin, 21 tuổi, sinh viên kiến trúc tại trường đại học Yale danh tiếng.
Thiết kế của Maya Lin gồm hai mảnh tường bằng đá đen, dài khoảng 76 mét, giao nhau thành hình chữ V, khắc tên 58.000 quân nhân tử trận hoặc được xem là mất tích.
Bức tường mở cửa cho công chúng vào năm 1982.
Gần bức tường có tượng của ba quân nhân thuộc ba chủng tộc quan trọng của Mỹ – trắng, đen, mễ – mặc quân phục và mang vũ khí của thời kỳ đó, hướng mắt nhìn về bức tường.
Hầu như ngày nào ta cũng bắt gặp những người Mỹ ghé thăm bức tường để tìm tên của bà con hoặc bạn bè trên tường. Một khi tìm được, họ thường dùng tờ giấy và bút chì cà tên lên đó chép làm kỷ niệm. Nhiều người đến thăm để lại những nhánh hoa hoặc những kỷ vật có liên quan đến những người có tên trên tường.
Trước sự thành công của Đài Tưởng niệm Cựu Chiến binh Việt Nam, Quốc hội Mỹ chấp thuận xây thêm đài tưởng niệm cựu chiến binh chiến tranh Triều Tiên xảy ra trước đó.
Rửa bức tường đá đen và diễu hành kỷ niệm ngày Chiến sĩ Trận vong
Chủ
nhật hàng tuần từ tháng Tư đến tháng Mười, các tình nguyện viên Rolling
Thunder tập trung lại để lau rửa bức tường kỷ niệm. (VOA/J. Taboh)
24.05.2013
Rửa bức tường đá đen và diễu hành kỷ niệm ngày Chiến sĩ Trận vong
Trong câu chuyện nước Mỹ tuần này, mời quý thính giả theo dõi việc rửa Bức tường Tưởng niệm cựu chiến binh Mỹ tham chiến ở Việt Nam và cuộc diễu hành nhân ngày Chiến sĩ Trận vong tại Washington.
Dưới ánh bình minh ở Washington D.C, những người tình nguyện nam cũng như nữ nhúng tay vào bọt xà phòng lên đến cùi chỏ.
Cuộc diễu hành bằng mô tô kỷ niệm ngày Chiến sĩ Trận vong ở Washington, 29/5/2011 (AP Photo/Manuel Balce Ceneta)
Năm nay, như thường lệ, họ có mặt tại thủ đô nước Mỹ để rửa bức tường đá cẩm thạch đen của Đài Tưởng niệm khắc tên 58.286 chiến binh Mỹ tử trận hay mất tích trong khi thi hành nhiệm vụ trong cuộc chiến Việt Nam.
Đối với những người này, hầu hết là cựu chiến binh, rửa Bức tường là một vấn đề tình cảm cá nhân.
Ông Forrest Lingenfelter, một thành viên của Rolling Thunder nói:
“Rolling Thunder được hân hạnh vinh danh những cựu chiến binh trong quá khứ và hiện tại. Những người này, nam cũng như nữ, không bị lãng quên. Họ không bao giờ bị lãng quên. Ít nhất thì chúng ta không nên quên họ.”
Ông Al Mori, một thành viên khác của Rolling Stone, phát biểu:
“Tôi làm việc này bởi vì tôi chiến đấu ba năm ở Việt Nam và tôi biết nhiều người có tên trên Bức Tường này. Chúng tôi làm việc này để phục vụ cho những người đến xem Bức Tường, nhưng cùng một lúc, chúng tôi cũng đang tự chữa lành cho chính mình vì những gì đã xảy ra.”
Ông John Einbinder trong nhóm Rolling Thunder cũng nói:
“Tôi có một người bạn trên Bức tường này. Thật là một vinh dự cho tôi được đến đây và giữ cho Bức tường này được sạch sẽ."
Nhiều thành viên của Rolling Thunder là những người đi xe mô tô. Họ đi xe mô tô từ khắp nơi trên nước Mỹ đến Washington nhân dịp Lễ Chiến sĩ Trận vong và những dịp khác.
Hơn 30 năm sau khi được khánh thành, Bức Tường vẫn thu hút hàng triệu người đến viếng mỗi năm. Nhiều người đến để tìm tên của người thân, lấy giấy can tên những người này và để lại vật kỷ niệm tỏ lòng thương tiếc và tôn kính những người thân đã mất.
Ông Jan Scruggs, một cựu chiến binh Việt Nam có nhiều huy chương, là một lực đẩy phía sau dự án này.
“Bức Tường tưởng niệm này đã giúp hàn gắn nhiều vết thương của các cá nhân từ cuộc chiến Việt Nam —những vết thương tâm lý—qua việc nhìn tên và sờ vào tên của một trong những người bạn mình, nhiều người cảm thấy một cảm giác khuây khỏa sau nhiều năm. Rửa sạch Bức Tường cũng là một phần của cảm giác này.”
Đối với nhiều thành viên của Rolling Stone, việc này làm giảm bớt sầu muộn nhưng quan trọng nhất là việc này giúp họ hồi tưởng lại.
Ông Forrest Lingenfelter, một thành viên của Rolling Thunder nói:
“Mỗi người có tên trên bức tường này đều có một gia đình. Và những người này nam cũng như nữ đều không trở về với gia đình. Họ không bị lãng quên và đây là một trong những phương cách để chúng tôi bảo đảm là họ không bị lãng quên.”
Bà Michelle McNaughton, thành viên của Hội “Bà Mẹ Sao Vàng”, một tổ chức của những bà mẹ có con tử trận trong các cuộc chiến tranh, được thành lập vào ngày 4 tháng 6 năm 1928 tại Washington D.C. Bà là mẹ của trung sĩ James McNaughton tử trận tại Iraq vào năm 2005. Bà nói về con mình:
“Con tôi có óc hài hước, luôn có chuyện để chọc cười. Cháu rất bảnh trai, cao lớn, tóc đen, mắt to đen và là một người bạn tốt. Bạn bè từ thời tiểu học đều nói như vậy. Không có ngày nào trôi qua mà tôi không chờ con tôi bước qua ngưỡng cửa nhà mình. Ngày lễ Chiến sĩ Trận vong mang một ý nghĩa hoàn toàn khác kể từ khi con tôi chết.”
Bà Joanne Lyles cầm huy chương 'Sao Vàng' của con trai mình
“Khi còn bé tôi tham gia diễn hành ngày Chiến sĩ Trận vong, đầu tiên trong tư cách một nữ hướng đạo và sau đó trong Toán Bảo vệ Quốc kỳ, và tôi không nghĩ là tôi biết được nghĩa đích thực của Ngày Chiến sĩ Trận vong. Cuộc diễu hành kết thúc tại một nghĩa trang, tôi nghĩ toàn là những người già. Bây giờ tôi biết rõ ràng đó là những người trẻ đã hy sinh mạng sống của mình trong chiến tranh để mang lại an bình cho đất nước và tôi không nghĩ mọi người biết được như thế vì trước đây tôi cũng không biết. Và dù tôi ăn mừng với bạn bè của con tôi và các cháu của tôi, tôi sẽ không bao giờ được làm bà nội. Đây là một vết thương không bao giờ lành được.”
Nhiều thành viên của Rolling Thunder nhớ lại những năm đầu khi từ Việt Nam trở về, họ bị phân biệt đối xử, bị xa lánh vì dân chúng Mỹ nghĩ rằng họ đã tham gia một cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Ông Don Schaible, thuộc Hải quân Mỹ phục vụ tại Việt Nam vào năm 1968, đã tham gia cuộc diễu hành vào năm 2010, cho biết hiện nay thái độ đó đã thay đổi:
“Tôi thật sự xúc động khi được đám đông hoan nghênh nồng nhiệt, bởi vì đó là dấu hiệu chúng tôi được ủng hộ. Nếu không ủng hộ chúng tôi thì họ ra đây làm gì. Họ không phải chỉ tò mò muốn nhìn đoàn xe mô tô diễu hành. Họ ra đây để cám ơn và đó mới đích thực là ý nghĩa của Ngày Chiến sĩ Trận Vong.”
Từ mấy năm nay Cộng đồng Việt Nam vùng Virginia, Washington D.C và Maryland đều được ban tổ chức mời tham dự các cuộc diễu hành Ngày Chiến sĩ Trận vong, Ngày Cựu Chiến binh và Ngày Lễ Độc lập của nước Mỹ.
Ông Đoàn Hữu Định, Chủ tịch Cộng đồng và là Cựu Chủ tịch Liên hội Cựu Chiến sĩ Vùng Washington D.C nói về việc rửa Bức tường đá cẩm thạch đen hình chữ V có khắc tên các chiến binh Mỹ tử trận hay mất tích trong chiến tranh Việt Nam:
“Mình với Mỹ là đồng minh, những người đó cùng chung số phận với mình. Tất nhiên là họ chết trong khi chiến đấu còn mình bị bức tử. Coi như mình cũng chết giống như những người đó rồi. Do đó việc rửa bức tường mình thấy không tiện để tới. Rolling Thunder làm một cử chỉ rất đẹp mình đồng ý. Và năm nay vào ngày 25 tháng 5, Hội Nhiếp Ảnh và Cộng đồng đặt một vòng hoa trước các tử sĩ Mỹ tại Việt Nam cho thấy mình tưởng niệm những người đó trong tinh thần chiến hữu với nhau.”
Truyền thông cho biết vào dịp lễ Chiến sĩ Trận vong năm 2012, có khoảng một triệu người cưỡi môtô, đa số từ 1.000 phân khối trở lên, đến thăm Washington D.C.
Tin tức / Hoa Kỳ
28.05.2012
Hoa Kỳ cử hành ngày Chiến sĩ Trận vong
Bức Tường Tưởng Niệm Cựu Chiến Binh Chiến tranh Việt Nam
Tổng thống Barack Obama ghi ơn các cựu chiến binh và gia đình trong
ngày lễ Chiến sĩ Trận vong, vào lúc các cộng đồng trên toàn nước Mỹ cũng
tổ chức lễ hội riêng.
Phát biểu tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington, ngay bên ngoài Washington, Tổng thống Obama nói lần đầu tiên trong 9 năm, “Người Mỹ không chiến đấu và chết tại Iraq.”
Ông nói thêm là ông đang giảm bớt chiến tranh tại Afghanistan. Ông nói sau một thập niên “bị mây đen chiến tranh” bao phủ, người Mỹ hiện “có thể thấy ánh sáng của ngày mới nơi chân trời.”
Lễ kỷ niệm qui mô lớn đầu tiên được gọi là Ngày gắn Huy chương được tổ chức tại nghĩa trang này năm 1868, 3 năm sau cuộc nội chiến làm hơn 600.000 người thiệt mạng.
Gần cuối ngày thứ Hai, Tổng thống Obama đi thăm Đài Kỷ niệm Cựu Chiến binh Việt Nam. Tại đây ông nói các cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam đã không được ghi ơn. Ông gọi đây là một điều “hổ thẹn” vì một số cựu chiến binh bị “bôi nhọ” khi từ chiến trường trở về. Ông nói việc này đáng lẽ không bao giờ xảy ra và ông quyết tâm là việc này sẽ không xảy ra nữa.
Tổng thống Obama nói cũng vì chiến tranh Việt Nam và các cựu chiến binh của cuộc chiến này, Hoa Kỳ sử dụng quân đội khôn ngoan hơn và ghi công các cựu chiến binh xứng đáng hơn.
Tòa Bạch Ốc cho biết đang bắt đầu một chương trình 13 năm để vinh danh những ai từng phục vụ trong cuộc chiến Việt Nam.
Bấm vào đây để xem thêm
Phát biểu tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington, ngay bên ngoài Washington, Tổng thống Obama nói lần đầu tiên trong 9 năm, “Người Mỹ không chiến đấu và chết tại Iraq.”
Ông nói thêm là ông đang giảm bớt chiến tranh tại Afghanistan. Ông nói sau một thập niên “bị mây đen chiến tranh” bao phủ, người Mỹ hiện “có thể thấy ánh sáng của ngày mới nơi chân trời.”
Lễ kỷ niệm qui mô lớn đầu tiên được gọi là Ngày gắn Huy chương được tổ chức tại nghĩa trang này năm 1868, 3 năm sau cuộc nội chiến làm hơn 600.000 người thiệt mạng.
Gần cuối ngày thứ Hai, Tổng thống Obama đi thăm Đài Kỷ niệm Cựu Chiến binh Việt Nam. Tại đây ông nói các cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam đã không được ghi ơn. Ông gọi đây là một điều “hổ thẹn” vì một số cựu chiến binh bị “bôi nhọ” khi từ chiến trường trở về. Ông nói việc này đáng lẽ không bao giờ xảy ra và ông quyết tâm là việc này sẽ không xảy ra nữa.
Tổng thống Obama nói cũng vì chiến tranh Việt Nam và các cựu chiến binh của cuộc chiến này, Hoa Kỳ sử dụng quân đội khôn ngoan hơn và ghi công các cựu chiến binh xứng đáng hơn.
Tòa Bạch Ốc cho biết đang bắt đầu một chương trình 13 năm để vinh danh những ai từng phục vụ trong cuộc chiến Việt Nam.
TT Obama ca ngợi sự cống hiến của các cựu quân nhân tham chiến ở Việt Nam
Tổng
thống Obama nói rằng ngày lễ này là thời khắc để đất nước tuyên dương
những người hy sinh tính mạng và tái xác nhận cam kết chăm sóc những
người trở về.
29.05.2012
Phát biểu hôm thứ Hai tại Đài Tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam ở thủ đô
Washington nhân ngày lễ Chiến sĩ Trận vong, ông Barack Obama đã bày tỏ
lòng tôn kính và biết ơn đối với những chiến sĩ đã hy sinh tính mạng để
bảo vệ nước Mỹ và đề cập tới các cựu chiến binh từng tham chiến ở Việt
Nam như những người anh hùng luôn trung thành với đất nước mặc dù đã gặp
phải sự chê trách, ghẻ lạnh của công chúng khi từ chiến trường trở về.
Nhà lãnh đạo Hoa Kỳ nói rằng sự đối xử với các cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam là một sự hổ thẹn của quốc gia và cam kết sẽ không để tình trạng này tái diễn đối với các quân nhân hiện đang phục vụ tại các khu vực có chiến tranh.
Trong bài diễn văn đầu tiên của một vị Tổng thống Mỹ tại Đài Tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam kể từ năm 1993, ông Obama nói rằng “Một trong những chương đau đớn nhất của lịch sử chúng ta là Việt Nam, đặc biệt nhất là cách chúng ta đối xử với những binh sĩ từng phục vụ ở đó.”
Ông Obama cũng ấn định khoảng thời gian từ ngày 28 tháng 5 đến ngày 11 tháng 11 là thời gian để kỷ niệm năm thứ 50 ngày Hoa Kỳ tham gia chiến tranh Việt Nam.
Tổng thống Obama kêu gọi dân chúng thực hiện các chương trình, lễ hội, và sinh hoạt trong khoảng thời gian này để vinh danh các cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam, cuộc chiến đã gây tử vong cho hơn 58.000 binh sĩ Hoa Kỳ.
Nguồn: AFP, AP, Reuters
Nhà lãnh đạo Hoa Kỳ nói rằng sự đối xử với các cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam là một sự hổ thẹn của quốc gia và cam kết sẽ không để tình trạng này tái diễn đối với các quân nhân hiện đang phục vụ tại các khu vực có chiến tranh.
Trong bài diễn văn đầu tiên của một vị Tổng thống Mỹ tại Đài Tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam kể từ năm 1993, ông Obama nói rằng “Một trong những chương đau đớn nhất của lịch sử chúng ta là Việt Nam, đặc biệt nhất là cách chúng ta đối xử với những binh sĩ từng phục vụ ở đó.”
Ông Obama cũng ấn định khoảng thời gian từ ngày 28 tháng 5 đến ngày 11 tháng 11 là thời gian để kỷ niệm năm thứ 50 ngày Hoa Kỳ tham gia chiến tranh Việt Nam.
Tổng thống Obama kêu gọi dân chúng thực hiện các chương trình, lễ hội, và sinh hoạt trong khoảng thời gian này để vinh danh các cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam, cuộc chiến đã gây tử vong cho hơn 58.000 binh sĩ Hoa Kỳ.
Nguồn: AFP, AP, Reuters
Tin tức / Hoa Kỳ
TT Obama kêu gọi dân chúng nhớ tới gia đình quân nhân
25.05.2013
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama kêu gọi dân chúng tưởng nhớ các quân
nhân nam nữ đã hy sinh tính mạng cho đất nước và nhớ tới những người
cũng có nhiều hy sinh là những người trong gia đình của các binh sĩ.
Trong diễn văn hàng tuần phát thanh hôm nay, ông Obama nói rằng những thành viên của quân đội Hoa Kỳ thường liều mình chiến đấu mà không trông mong được nổi tiếng hay nhận được những sự tưởng thưởng đặc biệt.
Ông nói rằng Ngày Chiến sĩ Trận vong, ngày thứ hai tới đây, là một dịp để bày tỏ lòng biết ơn đối với các binh sĩ. Ông nói rằng nước Mỹ cũng phải chăm lo cho gia đình tử sĩ, phải bảo đảm là các cựu chiến binh nhận được sự chăm sóc và phúc lợi mà họ xứng đáng được hưởng, và phải làm sao cho các quân nhân có được sự hỗ trợ mà họ cần có để chu toàn nhiệm vụ. Ông nói thêm rằng thực thi các trách nhiệm đó là bổn phận và cũng là vinh dự.
Trong diễn văn hàng tuần phát thanh hôm nay, ông Obama nói rằng những thành viên của quân đội Hoa Kỳ thường liều mình chiến đấu mà không trông mong được nổi tiếng hay nhận được những sự tưởng thưởng đặc biệt.
Ông nói rằng Ngày Chiến sĩ Trận vong, ngày thứ hai tới đây, là một dịp để bày tỏ lòng biết ơn đối với các binh sĩ. Ông nói rằng nước Mỹ cũng phải chăm lo cho gia đình tử sĩ, phải bảo đảm là các cựu chiến binh nhận được sự chăm sóc và phúc lợi mà họ xứng đáng được hưởng, và phải làm sao cho các quân nhân có được sự hỗ trợ mà họ cần có để chu toàn nhiệm vụ. Ông nói thêm rằng thực thi các trách nhiệm đó là bổn phận và cũng là vinh dự.
Bấm vào đây để xem thêm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét