Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013

Tháng 4 đen xin cảm tạ ơn các anh .


Nghia Trang Quan Doi Bien Hoa & Nhung Giong Doi Nghiet Nga



Tháng 4 đen xin cảm tạ ơn các anh .

Khi tôi sinh ra là công dân của VNCH,và đến khi tôi chết đi củng xin nguyện làm công dân của VNCH không gì có thể lay chuyển nối

Reply With Quote
  #2  
Chưa đọc hôm qua, 06:28 PM
Tướng 1 sao
Ngày Gia Nhập: Mar 2012
Số Bài: 204
Thanks: 110
Được cảm ơn 253 lần trong 115 bài
Default

Vấn đề: NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA

DANH CHÁNH và DANH DỰ
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

Tôi không nhớ rõ lắm, năm 1973 thì phải, tôi được đơn vị cắt cử vào ban tiếp tân buổi lễ Chiến Sĩ Trận Vong (?) tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Nhiệm Vụ của tôi là đón các quan khách VIP từ xe hơi xuống, đưa khách lội hàng mấy chục bậc tam cấp lên Đền Tử Sĩ, chỗ hành lễ, giao khách cho một sĩ quan tiếp tân khác để mời khách vào đúng chỗ của mình. Tôi và một vị trung tá đón cụ Trần Văn Hương, Phó Tổng Thống. Lội những bậc tam cấp, thấy cụ mệt, tôi phải đỡ cụ chậm rãi leo từng bước. Có lẽ vì nhận thấy tôi vất vả, cụ thương tình ban cho mấy lời nhắn nhủ để khích lệ: “Em phải sống xứng đáng để đền đáp công ơn của các chiến sĩ đã hy sinh.” Tôi cảm động muốn rơi nước mắt, thoáng mơ thấy một ngày kia khi nằm xuống, mình cũng được yên nghỉ nơi đây, cảnh trí thật hùng vĩ bên cạnh những người đồng đội.

Nhưng điều mơ ước đó nay xem ra chỉ còn còn là một ước mơ. Các anh hùng tử sĩ, đồng đội của tôi vần còn yên nghỉ ở đó, nhưng tôi cách biệt phương trời xa đến nửa vòng trái đất với cái tên chẳng hay ho gì: kẻ thua cuộc. Vào cuối năm 1989, trước khi đi Mỹ, tôi có dịp đi ngang qua Nghĩa Trang, tính ghé để chào từ biệt vong linh một tử sĩ bạn thân. Tuy đã có nghe Nghĩa Trang QĐ bị cấm không cho vô, nhưng tôi cũng cứ đánh liều để thử xem. Dừng xe. Từ ngoài xa lộ đi vào, mới được một quãng ngắn, tôi đụng phải ba tên bộ đội. Chúng quát hỏi: “Đi đâu?” Tôi trả lời: “Tôi vô thăm mộ người quen.” Một tên trong bọn sừng sộ: “Không thăm nom gì sất, đi ra ngay.” Tôi biết là gặp xui, chuyện chẳng lành nếu tôi không tuân lệnh của chúng. Tôi lui gót đi ra và trở về.

Quang cảnh khu Nghĩa Trang QĐ Biên Hòa từ 1973 đến cuối năm 1989 đã thay đổi quá nhiều. Trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, tôi chỉ kịp nhận định, đây đúng là một nơi hoang phế, hay đúng hơn là một khu rừng thưa, cỏ mọc từ ngoài vào trong có chỗ cao hơn đầu người. Ở xa xa cuối tầm mắt hình như là có lưa thưa mấy cái chòi phên úp xúp. Chắc là dân đến cắm dùi - tôi nghĩ thế - nhưng không thấy người ở. Tận ngoài đường cận xa lộ có túp lều bán đồ giải khát và trái cây địa phương, tềnh toàng và nhếch nhác. Dọc xa lộ Biên Hòa, quán cóc moc lên thế này không thiếu. Và dĩ nhiên không còn thấy pho tượng Tiếc Thương đâu nữa. Bức tượng nghe nói đã bị những toán bộ đội xả súng bắn vào vô tội vạ mỗi khi chúng ngồi trên xe cam nhông trên xa lộ chạy lướt qua ngày miền Nam mới được “giải phóng.” Và sau cùng công trình điêu khắc nổi tiếng này bị cột giây kéo đổ sập bên lề đường trước khi bị đem đi thủ tiêu mất tích.

Đó là cách trả thù người chết mà chính sách man rợ mang tên là “giải phóng” của bọn xâm lược Hànội dậy cho đám binh lính vô giáo dục của chúng. Tôi không được vào bên trong Nghĩa Trang, nhưng cũng còn được biết, bọn lính tráng Bắc Việt dùng lưỡi lê và cuốc xẻng đập tan tành hình ảnh, và những dòng chữ khắc ghi lý lịch của người chết trên các bia mộ, mục đích để thân nhân tử sĩ không còn tìm ra được dấu tích của người thân. Ngôi mộ vì thế sẽ trở thành nấm mồ hoang, mồ vô chủ. Có thể Nghĩa Trang QĐ Biên Hòa nằm trên đường xa lộ chính vào Saigon nên chính sách trả thù đê tiện này của VGCS tuy thế vẫn còn đôi chút e dè, không quá lộ liễu và tàn bạo như chúng đã làm đối với hàng chục nghĩa trang quân đội khác rải rác khắp miền Nam. Mục đích của bọn xâm luợc Hànội là xóa sạch mọi vết tích của chế độ VNCH: kẻ sống phải đi tù cho suốt kiếp. Người chết phải tước bỏ danh hiệu Tử Sĩ, trở thành cô hồn các đẳng.

Chính sách trả thù người chết của bọn xâm lược VGCS còn đi xa hơn nữa, tới mức thần sầu quỉ khốc không thể tưởng tượng nổi. Chúng cho trồng cây Bạch Đàn kín trong khu Nghĩa Trang với mục đích độc ác là phá sạch mọi vết tích của các ngôi mộ nhờ rễ của loại cây này. Rễ cây bạch đàn có tác dụng xuyên phá bất cứ vật cản nào trên hướng bò của chúng chỉ trừ đá cứng. Việc trả thù người chết bằng cách này vẫn chưa đủ. VGCS còn tiến thêm một bước nữa là đổi tên Nghĩa Trang QĐ Biên Hoà thành nghĩa trang dân sự huyện Dĩ An. Như thế có nghĩa là chúng xóa sổ luôn Nghĩa Trang QĐ Biên Hòa, một công trình quốc gia, một di tích lịch sử, nơi an nghỉ cuối cùng của những người con yêu quí của Tổ Quốc không còn nữa. Biện pháp này tương tự như biện pháp đổi tên Saigon, thủ đô VNCH thành thành phố Hồ Chí Minh.

Với chủ trương ác độc và đê hèn như thế, bây giờ tại sao tên thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn lại thân hành đến thắp nhang tại Nghĩa Trang QĐ Biên Hòa? Có phải VGCS ngày nay đã thay đổi không? Nếu có ai nghĩ như thế thì thật là điều tai hại và đáng tiếc. Nông cạn quá! Xin hiểu cho rằng, Nguyễn Thanh Sơn đến là nó đến nghĩa trang dân sự huyện Dĩ An của nó, chứ không phải đến Nghĩa Trang QĐ Biên Hòa của chúng ta. Và nếu nó có tin vào hồn thiêng của những người đã chết thì nó thắp nhang cho những người dân và bộ đôị của nó chôn tại đây, chứ không phải thắp cho anh linh tử sĩ QLVNCH. Xin chớ lầm. Bởi vì thực tế đối với hắn, Nghĩa Trang QĐ Biên Hòa không còn nữa. Có ai không chịu thì xin nhớ lại chuyện VGCS kêu gọi các quân nhân QLVNCH đi cải tạo mang theo lương thực 10 ngày cho sĩ quan cấp úy, và một tháng cho sĩ quan cấp tá để mà học kinh nghiệm. Chỉ có người miền Nam ngây thơ và khù khờ, chứ VGCS không ngây thơ và khù khờ trong các tiểu xảo chính trị đâu.

Suốt 38 năm qua, VGCS ngăn cấm thân nhân tử sĩ của chúng ta đến đốt nhang. Nay đột nhiên chúng cho trùng tu nghĩa trang, há không phải là một điều đáng nghi ngờ sao? Nếu chúng muốn trùng tu Nghĩa Trang QĐ coi đó như một cử chỉ làm hòa với “bên thua cuộc” thì tại sao chúng không trả cái tên cũ “Quân Đội Biên Hòa” cho nghĩa trang? Tại sao chúng không trả lại bức tượng Tiếc Thương, không sửa sang lại Đền Tử Sĩ, không tu bổ lại Trung Nghĩa Đài, không chặt bỏ rừng cây bạch đàn, không làm sạch cỏ dại, không di rời những nhà cửa trên những khu đất bị chiếm cất nhà, không sơn phết lại những ngôi mộ bị dập phá v.v. nghĩa là trả lại nguyên trạng như ngày chúng chiếm cứ? Công việc trùng tu nằm trong tay một tên CS khác thì họa may còn có thể tin được một phần nào. Nhưng việc này lại giao cho tên thứ trưởng xếp sòng của cái gọi là NQ36 thì chuyện này hẳn là phải có dụng ý? Có cả hàng trăm chữ NẾU đặt ra, câu trả lời nào cũng dẫn đến kết luận: rõ ràng là một mưu đồ bất chánh. Chưa nói đến cung cách vô giáo dục của tên thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn khi hắn tiếp ông Nguyễn Đạc Thành tại Nghĩa Trang và đốt nhang trước bàn thờ liệt sĩ. Lối ăn mặc và phong thái của tên này rõ ràng coi Nguyễn Đạc Thành như một tên đầy tớ, coi việc thắp nhang trước anh linh tử sĩ như một trò đùa. Những chiến sĩ can trường ngày nào đã vì Tổ Quốc mà hy sinh nay lại bị đồng đội rước kẻ thù bán nước đến thắp nhang trước mộ, liệu các anh có cảm thấy tủi nhục với chút khói hương giả nhân giả nghĩa kia không?

Cần khẳng định điều này là chính sách của VGCS không bao giờ thay đổi. Có thay đổi là thay đổi đường lối áp dụng chính sách mà thôi. Tiêu diệt người quốc gia và mọi xu hướng chính trị đối kháng với chế độ là chính sách tuyệt đối trước sau kiên định. Dẹp tan mọi mầm mống chống đối lại chính sách của đảng bên trong hay ngoài nước là quan tâm hàng đầu của VGCS. Chúng không bao giờ nhân nhượng điều này. Ngày trước chúng cấm thân nhân của tử sĩ của chúng ta đến thắp nhang, nhưng bây giờ chính tên thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đến thắp nhang tại Nghĩa Trang là một thí dụ điển hình cho việc thay đổi đường lối của VGCS. Cái tài tình của VGCS là chúng nhìn ra và hiểu rất thấu đáo tâm lý của người Việt tỵ nạn. Tình yêu quê hương tha thiết, lòng thương nhớ thân nhân còn ở lại quê nhà là trên hết. Được thỏa mãn tình cảm đó, đối với đa số người tỵ nạn thì cái gì cũng xong. VGCS đã đáp ứng và thỏa mãn các đòi hỏi tình cảm đó cho người tỵ nạn. Đổi lại, chúng hầu như đã lấy được của chúng ta tất cả những gì mà chúng muốn: tiền bạc nhận về, văn hóa văn nghệ tuyên truyền tự do gởi ra, trí thức ngả theo hàng loạt, tự nguyện làm tay sai không thiếu … ! VGCS chỉ còn lại điều mơ ước cuối cùng chưa thực hiện được là cắm lá cờ máu giữa cộng đồng người tỵ nạn nữa là xong. Thành phần gây cản trở này đại đa số lại là quân nhân. VGCS ra chiêu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa là để cố vượt qua cái trở ngại này. Nếu thắng được thì coi như VGCS đã bình định xong cộng đồng tỵ nạn của chúng ta.

Trước cảnh tan hoang của khu Nghĩa Trang QĐ Biên Hòa, người dân miền Nam, nhất là những quân nhân QLVNCH ai mà không đau lòng xót dạ? Do đó việc trùng tu luôn luôn là một vấn đề cần thiết và chính đáng đối với họ. Nhưng vấn đề không phải là cứ chính đáng thì việc gì cũng phải làm cho bằng được, bất kể nguyên nhân, và cũng không cần lường hậu quả. Trước đây đã có các ông tướng Nguyễn Cao Kỳ và ông đại tá Vũ Văn Lộc xướng xuất công việc nhưng không thành vì tư cách cá nhân và mưu đồ thầm kín của mấy ông tướng tá này tự nó đã làm cho các ông thất bại. Vải thưa của các ông không che nổi mắt thánh của người dân tỵ nạn. Nay đến ông thiếu tá Nguyễn Đạc Thành, sự thể chắc cũng thế mà thôi chẳng khác gì ông Kỳ và ông Lộc ngày trước.

Nhìn vào công việc làm của ông Nguyễn Đạc Thành, chúng ta thấy ông thiếu các điều kiện quyết định là hai yếu tố Chính Danh và Danh Dự. Việc trùng tu Nghĩa Trang QĐ là việc chung trên tầm mức quốc gia chứ không phải việc cá nhân. Mặc dầu không còn chính quyền, nhưng ít nhất chúng ta cũng còn các đoàn thể quân đội, và nhiều vị tướng, tá tài đức, có tư cách. Ông Nguyễn Đạc Thành trước khi quyết định làm, đã không lấy ý kiến chung cuả các đồng đội của ông. Nếu được mọi người ủy thác cho ông làm thì việc mới chính danh. Dù các đoàn thể có chia rẽ, nhưng chúng tôi tin rằng không ai nỡ phản bác lại trên nguyên tác công việc trùng tu lại Nghĩa Trang. Chỉ có việc làm thế nào và làm vào lúc nào, đó mới là vấn đề. Ý kiến của tập thể bao giờ cũng sáng suốt hơn của một cá nhân. Ông Nguyễn Đạc Thành một thân một mình với tư cách cá nhân, thậm thà thậm thụt với tên thứ trưởng VGCS để làm việc này là sai, hoàn toàn sai. Ông không đủ tư cách làm việc này. Ông làm theo cung cách van xin bọn VGCS như thế là chà đạp lên danh dự của QLVNCH mà ông là thành viên. Tập thể quân đội dù mang tiếng là thua cuộc cũng không thể để mất danh dự được. Anh linh các tử sĩ của chúng ta nhất quyết cũng không thể để bị kẻ thù khinh khi. Giấy rách còn phải giữ lề kia mà. Nếu ông Nguyễn Đạc Thành nói ông trùng tu lại nghĩa trang dân sự huyện Dĩ An thì chắc chắn không có ai nói gì ông. Danh xưng chính thức của nó là Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà, ông lại trí trá nói lấp lửng là Nghĩa Trang Biên Hòa để lừa bịp mọi người. Đó là cái dã tâm không nhỏ của ông. Ông che giấu sự bịp bợm của ông bằng những từ ngữ thật cao cả, nào là nhân đạo, nào là tình đồng đội v.v. Cái chiêu bài làm từ thiện của ông lại cũng là một chuyện bịp bợm nữa. Ông không phân biệt nổi ý nghĩa từ ngữ này của người VN và của người Mỹ. Người VN ta làm từ thiện là họ tự bỏ công sức, thời giờ, và tiền bạc ra để mưu cầu lợi ích cho người khác. Điều cầu mong của người VN làm từ thiện thường là để lại cái đức cho con cháu sau này. Còn người Mỹ làm từ thiện, họ dựng lên cái bảng hiệu, xin fund của chính phủ và quyên góp của người khác để làm. Họ lãnh lương tháng từ cái bảng hiệu đó, nhận công tác phí cho mọi việc đi lại, ăn ở, tiêu pha v. v. cũng từ các bảng hiệu đó. Nếu ông Nguyễn Đạc Thành làm từ thiện theo lối của người Mỹ, nghĩa là ông dựng lên cái bảng hiệu VAF, rồi xin Fund, rồi quyên góp hay làm rồi lấy công, ăn lương của VAF, hưởng mọi chi phí công tác cũng của VAF, thì đối với người VN, việc làm của ông chỉ đáng kể là một dịch vụ chuyên trách rời mồ đắp mả mà thôi. Thôi cứ gọi cho văn vẻ là “nghề từ thiện” cũng chẳng sao.

Điều cuối cùng chúng tôi muốn nói là mấy lời gởi đến quí ông Lê Thành Ân, Tổng Lãnh Sự Mỹ tại Saigon. Chúng tôi đọc tin và thấy cả hình ảnh trên internet, ông cũng đến thắp nhang tại Nghĩa Trang QĐ Biên Hòa cùng với ông Nguyễn Đạc Thành. Việc làm này của ông rất đáng trân trọng nếu ông đến với tư cách cá nhân là một người gốc Việt miền Nam. Nhưng nếu ông đến thắp nhang với tư cách là đại diện của chính quyền Mỹ thì e rằng ông đã làm quấy rồi. Việc làm này là không nên. Chúng tôi không dám nói nhiều, ông là người hiểu biết, nếu ông đọc lại lịch sử cuộc chiến chống cộng tại VN, tức khắc ông sẽ thấy ông quấy ở chỗ nào. Chính quyền Mỹ đã ra tay bức tử chế độ VNCH như thế nào, nay ông lại với tư cách một nhà ngoại giao của chính quyền đó đến thắp nhang cho những người đã chết do sự phản bội của nước Mỹ liệu có hợp lý không? Hơn nữa ông là nhà ngoại giao, hẳn ông phải biết bọn cầm quyền Hànội muốn gì khi chúng cho một tên thứ trưởng đến đốt nhang tại Nghĩa Trang chôn cất những kẻ thù của chế độ. Nếu ông đã hiểu việc làm của Nguyễn Thanh Sơn thì hành động của ông có khác gì ông tiếp tay cho hắn. Dân Tộc VN đã bị các chính quyền Mỹ bán đứng một lần rồi, các anh hồn tử sĩ của chúng tôi chắc hẳn không muốn đồng đội của họ bị bán một lần nữa vào tay bọn VGCS.

Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

Last edited by benzi60; hôm qua at 06:34 PM.
Reply With Quote
  #3  
Chưa đọc hôm qua, 07:38 PM
Tướng 1 sao
Ngày Gia Nhập: Mar 2012
Số Bài: 204
Thanks: 110
Được cảm ơn 253 lần trong 115 bài
Default

Con chó vện và người tù cải tạo



<b> Trên bước đường lưu đày của những người tù chính trị Miền Nam đầy máu và mồ hôi trên chính quê hương của mình, đã có bao nhiêu người “sinh Nam, tử Bắc” và trong số nầy có anh Lê Xuân Đèo là cánh chim lìa đàn rất sớm.

Giữa tháng 10 năm 1976. Một nhóm tù chính trị Miền Nam khoảng 100 người, từ nhà tù Sơn La lâu đời, nằm trên vùng núi cao đèo heo hút gió của tỉnh Sơn La, phía bắc giáp Yên Bái - Lào Cai, phía tây giáp Lai Châu, phía đông giáp Phú Thọ - Hòa Bình, phía Nam giáp Lào, chúng tôi được di chuyển về Hoàng Liên Sơn (Nghĩa Lộ) và tôi gặp anh bạn tù Lê Xuân Đèo tại Trại 6, Liên trại 2, một vùng núi non hiểm trở có cái tên thật mộng mơ: “Khe Thắm” thuộc huyện Văn Chấn.


Khe Thắm là một thung lũng nhỏ hẹp, nằm giữa hai dãy núi trùng điệp. Trại 6 gồm có bốn lán, dựa lưng vào dãy núi bên nầy, bên kia thung lũng là một bản Thái Trắng gồm mươi căn nhà sàn, dưới gầm nhà sàn là chuồng nhốt trâu bò. Chỉ có một con đường độc đạo vào Trại 6. Về sau, khi chúng tôi chuyển sang trại khác, trại nầy được sát nhập vào nông trường Bản Hẻo. Dạo chúng tôi vừa chuyển đến, dân làng đã cấy xong vụ lúa Đông - Xuân. Trong thung lũng Khe Thắm, mạ non lên xanh phơi phới. Ngay khi vừa mới đến trại, chúng tôi được phát ngay mỗi người hai bộ đồ rằn ri của binh chủng Biệt Động Quân, thế nầy là hết hy vọng trốn trại! Riêng tôi vớ phải cái quần rộng thùng thình. Công tác đầu tiên là đào thủy lợi để dẫn nước từ một con suối gần đó vào ruộng lúa. Tôi và Lê Xuân Đèo ở chung lán 3, còn Trương Đăng Sỹ ở lán 4.


Mùa đông năm 1976 là một mùa đông với cái lạnh khắc nghiệt, lạnh thê thảm chưa từng xảy ra ở miền Bắc Việt Nam. Có nhiều đêm, hàn thử biểu rơi xuống chỉ còn một độ bách phân, mặt nước ao hồ đóng váng, cá chết hằng loạt vì lạnh. Tuy củi rừng nhiều vô số kể, nhưng bọn cán bộ cấm tù cải tạo đốt lò sưởi vì sợ cháy lán trại? Nửa đêm về sáng, chúng tôi phải thức dậy ngồi đâu lưng hoặc nằm sát vào nhau cho ấm. Bản Thái bên kia thung lũng, dân làng phải đốt rơm hoặc củi để sưởi ấm gia súc. Làm thân trâu bò còn sướng hơn tù cải tạo là cái chắc! Có bao nhiêu quần áo, chúng tôi cũng lôi hết ra mặc, nhưng không sao đủ ấm vì cái lạnh cắt ruột từ trong xương lạnh ra.


Đi tắm vào mùa đông đối với tù cải tạo là một hình thức tra tấn. Mỗi tuần, tôi chỉ ra bờ suối tắm giặt một lần vào xế trưa chúa nhật, sau khi ngồi trước sân phơi nắng hàng giờ cho ấm. Ngồi bên cạnh tôi là Nguyễn Minh Thanh vừa phơi nắng vừa ngâm thơ “Tao Đàn” đói thấy mẹ mà hắn còn làm thơ được thế mới tài. Nếu như chiều chúa nhật nào rơi vào ngày mưa là xin hẹn lại tuần sau...mới đi tắm. Như vậy là đạt tiêu chuẩn nếp sống “văn minh, văn hóa mới” lắm rồi!


Hầu như lề lối sinh hoạt của tất cả trại tù cải tạo thuộc đoàn 776 do bộ đội CSBV quản lý đều giống như nhau. Sau một ngày ăn đói, thực phẩm chính là khoai, sắn, bo bo, bắp hột mà mỗi khẩu phần của người tù đếm được khoảng 700 hôït và lao động khổ sai 10 tiếng một ngày kể cả lúc trời mưa bão. Và mỗi tuần chỉ được nghỉ nửa ngày chúa nhật để tắm giặt. Tối đến là giờ sinh hoạt chính trị, “ngồi đồng” hằng giờ ngay trên chỗ ngủ để nghe đọc báo “Nhân Dân” hoặc “Quân Đội Nhân Dân”, những loại tin tức dùng để tuyên truyền chủ nghĩa Cộng Sản và chế độ ưu việt xã hội chủ nghĩa.


Sau khi nghe đọc báo là phần bắt thăm nhận công tác lên rừng đốn đủ loại gỗ: gỗ làm cột nhà, gỗ làm đòn tay, gỗ làm kèo nhà...và một toán chặt nứa dùng để lợp mái nhà. Gỗ và nứa từ trên rừng kéo về tập trung trên một bãi đất trống bên cạnh con suối dưới chân núi, cán bộ quản giáo của đội đến kiểm nhận vào mỗi buổi chiều. Sáng hôm sau, toán thợ mộc vác về xưởng mộc cưa, đục, đẽo... để dựng nhà. Lê Xuân Đèo thường đổi công tác với những anh em khác để cùng đi rừng với tôi, vì cải thiện linh tinh để mưu sinh là nghề của chàng. Hắn rất chịu những phi vụ táo bạo của tôi. Hắn là dân Nha Trang, lúc bình thường thì giọng nói dễ nghe, nhưng lúc khẩn trương, nghe lời hắn là một tai họa khó lường...


Bên kia thung lũng, đối diện với trại 6 là dãy nhà sàn của dân tộc thiểu số Thái Trắng. Tụi cán bộ quản giáo hoặc quản chế thường hù dọa là đồng chí “Bí thư xã” có vũ trang súng trường AK47. Phía sau dãy nhà là ruộng mía và hằng ngày nó trở thành mục tiêu đầy sức hấp dẫn và cám dỗ nhưng cũng rất nguy hiểm. Những lần chúng tôi qua dãy núi bên kia đốn nứa, chỉ tiêu một ngày là 100 cây với tiêu chuẩn: phải là nứa già, thẳng đốt, chiều dài từ 3 thước trở lên, sau khi vạt bỏ ngọn. Thường thì buổi sáng đốn xong, bó lại từng bó 20 cây, dấu đâu đó ở trên rừng. Giờ lao động buổi chiều, chỉ lo việc chuyển về trại. Những cây nứa được mấy anh bạn tù cao niên, chặt khúc và đập giập ra để lợp mái nhà.


*

Một ngày trên đường vác mấy bó nứa chuyển về trại. Chúng tôi ngồi nghỉ mệt bên dòng suối vắng. Đèo nhìn qua đám ruộng mía, sau dãy nhà sàn bên kia dòng suối, hắn thèm đến nhỏ dãi, trông thật tội nghiệp. Hắn nói:

- “Ê, mầy! Không biết lúc nầy, bỗng dưng tao thèm ngọt quá trời! Từ ngày di chuyển ra miền Bắc đến giờ, gần cả năm trời tao chưa hề thấy cục đường tán nó tròn, nó méo ra làm sao! Tao chịu hết nổi rồi nghe mậy,” Đèo tiếp. “Thôi, mầy ngồi ở đây chờ tao!”

Tôi hỏi:
- “Vậy chớ, mầy định đi đâu?”
Hắn vừa trả lời, vừa nuốt nước bọt ừng ực:

- “Qua bên kia ruộng mía, chặt vài cây, chia nhau ăn đở thèm! Mầy còn phải hỏi lôi thôi!”


Nghe hắn nói, tôi cười ngất, nói:

- “Thôi đi cha nội ơi! Coi bộ tướng của mầy kìa! Ốm nhom, ốm nhách như con còng gió, rủi ro bị họ bắt gặp, mầy làm sao chạy cho thoát? Nếu họ có súng hoặc nỏ là mầy chết chắc!”

Đèo quả quyết nói:


- “Tao đã nghiên cứu kỹ lưỡng tình hình rồi! Trong nhà không có đàn ông mà chỉ có một người đàn bà. Tao còn biết chắc, giờ nầy bà ta trên đường đến trường, đón con đi học về nhà.”


Tôi nghi ngờ, hỏi:

- “Sao mầy biết chắc chắn như vậy chớ?”

- “Mầy nhớ không? Xế trưa hôm qua, lúc tụi mình trở qua đây, vác mấy bó nứa về trại. Tao thấy bà ta dẫn con đi học vừa về tới nhà!”


- “Phi vụ nầy mầy lo hay để tao?” tôi hỏi.


Đèo nói, giọng quả quyết:

- “Mầy nhát bỏ mẹ! Phi vụ nầy mầy để tao lo! Mầy ngồi đó chờ tao!”

Tôi cười, nói:

- “Thôi được rồi, cha nội! Vụ chôm chỉa nầy mầy để tao lo! Cứ ngồi đó canh chừng. Hễ nghe động tỉnh gì thì la báo động cho tao biết để tao chuồn!”

Nói xong, tôi đứng lên, đi một mạch ra bờ suối, xăn ống quần lên khỏi gối, tay cầm con dao dùng để chặt nứa, lội băng qua dòng suối. Tôi hành quân theo đúng bài bản, lính bộ binh mà. Trước hết, tôi bám lấy bờ suối, ngẩng đầu lên quan sát trận địa, thấy bên trong ruộng mía hoàn toàn yên tỉnh, tôi trườn sâu vào trong, giữa hai giồng mía. Tôi chọn một thật thẳng, tròn mập, vỏ màu vàng hực thật hấp dẫn, lia một nhát, cây mía đổ xuống. Tôi đứng lom khom, vừa vạt ngọn mía xong. Bỗng tôi nghe hắn la bài hãi bên kia dòng suối:


- “Chờ tớ! Chờ tớ! Chờ tớ...”



Tưởng hắn đòi lội qua suối, tôi bèn đứng thẳng người lên, lấy cây mía vẹt lá rồi nhìn qua bên kia bờ suối. Tôi thấy hắn nhảy dựng lên như khỉ mắc phong, tay chỉ chỏ về phía tôi thật khẩn trương. Hắn tiếp tục gào lên:


- “Chờ tớ! Chờ tớ...”


Tôi thiệt bực mình, cầm cây mía đưa lên khỏi đầu, nói lớn:
- “Xong rồi! Qua làm gì chớ! Thôi, ngồi đó chờ tao!”




Nhưng, hắn vẫn tiếp tục gào to hơn nữa. Và lần nầy, tôi nghe cái giọng Nha Trang của nó thật rõ ràng:


- “Chó tới! Chó tới...”


Thôi bỏ mẹ rồi! Bây giờ tôi mới hiểu ra là“Chó tới!” chớ không phải “Chờ tớ!” thì đã muộn. Một con chó vện to lớn dùng để đi săn, xồng xộc lao tới và chỉ còn cách tôi vài mươi thước. Tôi thật sự hồn vía lên mây, quăng dao, quăng luôn cây mía, bỏ của chạy lấy thân, phóng như bay về phía bờ suối...Nhưng, con chó vện nhanh hơn tôi một bước, nó nhảy chồm lên, phập trúng cái đáy quần, ghì lại làm tôi té nằm xấp xuống đất. Hai cái răng nanh bén nhọn của nó đã xuyên thủng đáy quần. Con vện gầm gừ, mõm của nó ghì chặc lại, giằng xé như muốn lôi tuột cái quần của tôi ra thế mới khiếp! Cũng may, nhờ trời thương mấy thằng tù cải tạo ốm đói. Chúng tôi phải chôm chỉa để mưu sinh. Nếu hai cái răng nanh của con vện nhích lên vài phân định mệnh nữa thì bây giờ tôi đã trở thành quan “thái giám” là cái chắc!

Tôi thét lên, cầu cứu:

- “Tao bị con chó vện táp trúng rồi Đèo ơi! Cứu tao với...”

Đến giờ phút nầy mà hắn còn hỏi đùa được:


- “Trúng chỗ nào vậy cha?”


Tôi bực quá thét:

- “Nó táp lủng đáy quần rồi, tao bị nó ghì lại, không chạy được!”
- “Chỉ táp trúng đáy quần thôi hả?” hắn mách nước. “Tụt quần ra, vọt cho lẹ, thằng mắc dịch!”


Thôi thì cùng tất biến, biến tất thông! Tôi lòn tay xuống hàng nút quần, cởi thật nhanh hàng nút. Nhờ cái quần rộng thung thình, con vện tụt cái quần thật dễ dàng, một chân nó chận cái ống quần, đầu giằng mấy cái thật mạnh để cái quần vuột ra khỏi cái răng nanh. Tôi chỉ chờ có thế, vừa rút chân ra khỏi cái quần rằn ri là tôi phóng như bay về phía hàng cây bên bờ suối, chỉ cách đó mươi thước. Tôi trèo lên cây nhanh như con sóc, chưa bao giờ tôi leo trèo nhanh như vậy. Thế là thoát nạn!


Con vện phóng mình lên cây mấy lần, nhưng lần nào nó cũng bị té đau. Vì thế nó tức tối, ngồi bệt xuống đất, nghểnh mõm nhìn lên một cách hậm hực; thỉnh thoảng, nó le cái lưỡi dài thượt liếm mép. Tôi phải lấy vạt áo che phần dưới lại, sợ nó nhìn thấy “thịt tươi” thèm nhỏ dãi tội nghiệp!


Đứng trên cây nhìn xuống mới thấy rõ hình thù con vện, màu lông hơi vàng và có vằn như da cọp, trên lưng có xoáy như giống chó hoang dã ở Phú Quốc. Hèn chi nó dữ dằn quá là phải! Thú thật, trong suốt 13 năm quân ngũ, vui buồn đời lính bộ binh, đôi giày saut của tôi đã từng chà xát lên các mật khu lừng danh của Việt Cộng ở Miền Tây từ Thất Sơn, Mỹ An, Sầm Giang, Năm Căn, Cái Nước...nhưng chưa có lần nào tôi phải bỏ chạy “té khói” như lần nầy. Kể ra thì cũng nhục thật đó!

Tôi đứng trên cây, trợn mắt nhìn nó, rủa thầm trong bụng: “May cho mầy, nghe đồ chó vện! Nếu mầy gặp tao ba năm về trước là tao vặn họng mầy, làm thịt chó bảy món nhậu chơi!” Thế mới biết, chỉ sau một thời gian ngắn, cái gọi là “lao động cải tạo”, con chó vện đối với tôi bây giờ nó đã trở thành “con cọp”. Nhưng mà thôi, tránh cọp chẳng xấu mặt nào!


Nhìn thấy con chó vện đang nhe nanh vuốt, hầm hừ dưới gốc cây, Đèo đứng bên kia bờ suối, nói lớn:

- “Mầy cứ đứng ở trên cây chờ tao qua! Đừng có tuột xuống!”
Vừa nói, hắn vừa xăn quần lên khỏi gối. Thấy hai ống quyển khẳng khiu của hắn, tôi nản lòng hết sức. Hắn có vẽ muốn lội qua suối cứu bồ thật, tôi lật đật can:

- “Thôi đi cha nội! Cứ ở yên bên đó đi! Tao nhảy xuống suối, lội qua bển được rồi mà!”
Hắn đáp có vẻ rất tự tin:
“Mầy yên chí đi! Tao có cách trị con vện nầy cho mầy coi!”

Tôi miễn cưỡng nói:

- “Thôi được, mầy có tài gì thi thố cho tao coi!”

Con vện thấy hắn đang lội bì bõm, băng ngang qua dòng suối. Nó rời gốc cây, đứng chực trên bờ suối, sẵn sàng vồ hắn. Đèo đứng dưới suối, hai tay chống nạnh, vẻ mặt tỉnh bơ. Còn con vện nhìn hắn lườm lườm, chân sau quào dưới đất cát rào rào trong tư thế chuẩn bị vồ mồi. Tôi thấy còn phát ớn xương sống. Nhưng, Đèo chẳng nao núng chút nào cả thế mới là lạ. Bất ngờ, hắn huýt sáo miệng bản nhạc “Bác cùng chúng cháu hành quân” một cách ung dung. Con chó vện vừa nghe âm điệu phần mở đầu của bài hát: Đêm nay trên đường hành quân ra mặt trận... nó lầm tưởng hắn là phe ta nên bỏ hẳn thái độ thù nghịch, ngoe nguẩy cái đuôi, chờ welcome “đồng chí Đèo”. Mẹ kiếp! Sống ở Miền Bắc XHCN nầy, đến con chó còn bị tuyên truyền mê hoặc đừng nói chi là con người.

Đèo leo lên bờ, hắn vỗ đầu con vện, vuốt đầu nó mấy cái. Đồng chí vện chồm lên, vật ngã hắn xuống rồi liếm cùng mặt. Thế rồi, người tù cải tạo và “đồng chí vện”ù kết thành đôi bạn sống chết có nhau từ dạo đó! Hắn ôm chặc con vện cho tôi leo xuống. Tôi vội vã lủi vô ruộng mía, lấy quần mặc vào rồi đi kiếm con dao và cây mía. Hai đứa tôi lội trở qua bên kia bờ suối, con chó vện cũng lội suối qua theo. Ngồi dưới bóng cây chia nhau từng lóng mía. Tôi chỉ ăn 2 lóng, phần còn lại của hắn vì Đèo thèm ngọt. Còn tôi, tôi thèm thứ khác hấp dẫn hơn nhiều: “Thịt! Thịt! Thịt!”... Tôi nhìn con vện, tưởng tượng đến dĩa “rựa mận” đang bốc khói, làm tôi thèm đến nhểu nước miếng. Bất chợt, con vện ngước lên nhìn tôi. Bốn mắt âu yếm nhìn nhau...tóe khói; hình như, cái giác quan thứ sáu của nó, nhìn thấy ý đồ bất chánh của tôi và báo cho nó biết rằng: “Coi chừng thằng cha tù ốm đói nầy, hắn sẽ thịt mình đấy!” Vì vậy, con chó vện chỉ quấn quít bên cạnh anh Đèo và lúc nào cũng đề cao cảnh giác với tôi. Cứ mỗi lần tôi xáp lại gần, định làm quen là nó đứng dậy đi chỗ khác chơi và nhìn tôi với tư thế sẵn sàng chiến đấu.


Cách đây ba hoặc bốn tháng gì đó. Tên thiếu tá Khoát – trại trưởng – có tuyên bố một câu làm cả trại hồ hởi, phấn khởi: “Trại ta có kế hoạch nuôi lợn, cung cấp thịt tươi, cải tổ bữa ăn để các anh có đủ sức thâm canh, tăng năng xuất, chuẩn bị trồng sắn đại trà.” Thế là cả trại thi đua vào rừng đốn gỗ dựng trại chăn nuôi. Và chỉ trong vòng hai tuần lễ, ba cái chuồng nuôi lợn được cất xong bên cạnh bờ suối, đối diện với nhà bếp của ban chỉ huy trại. Nhưng, tên Quang chỉ mang về một cặp heo mọi, bụng ỏng, đít teo, mỗi con cân nặng khoảng 5 kí là cùng. Thế là, một anh bạn tù cao niên ở lán 2 được giao cho nhiệm vụ “chăn lợn”. Mỗi ngày, anh có nhiệm vụ mang một cái sô vào nhà bếp cán bộ trại, gặp tên trung sĩ Kây để nhận cơm thừa, canh cặn mang về chuồng nuôi lợn. Không biết nuôi heo bằng cách nào mà cặp heo mọi càng ngày càng gầy nhom. Ngược lại, trông anh càng ngày tròn trịa ra.


Đêm hôm kia, chuồng nuôi lợn xảy ra chuyện rùng rợn, khó tin nhưng có thật là hai con heo mọi bị bầy chuột rừng moi ruột cho đến chết. Nhờ vậy, trưa hôm sau, cả trại được ăn cơm trắng với thịt heo kho với nước muối. Gần 2 tháng nay, chúng tôi mới được ăn một chén cơm trắng và một miếng thịt heo to bằng hai lóng tay út, cho đến bây giờ miệng tôi vẫn còn tóm tèm thịt tươi. Và tôi đang nghĩ kế hoạch thịt con vện...


Chúng tôi lần lượt chuyển hết mớ nứa về trại, con vện đưa hai đứa tôi đến tận cổng trại. Và từ đó, nó trở nên người bạn trung thành với anh Đèo. Sáng nào nó cũng nằm chờ trong buị cây gần cổng, rồi lẽo đẽo theo chúng tôi vào tận rừng sâu đốn gỗ. Có mấy lần tôi định thịt nó, hưng Đèo cương quyết ngăn cản.


Hắn nói:
- “Mầy muốn thịt con vện nầy thì phải bước qua xác chết của tao!”


*

Nửa năm sau đó, những dãy nhà khang trang bằng gỗ được dựng lên chung quanh ban chỉ huy trại 6 đều do công sức của những người tù cải tạo. Nhưng, gỗ và nứa càng ngày càng khan hiếm, chúng tôi càng phải đi xa hơn, có khi phải đi băng qua thung lũng phía sau trại, lội vào khu rừng già dưới chân núi bên kia, gần nông trường Bản Hẻo để kiếm gỗ.


Thế rồi một hôm. Lần đầu tiên chúng tôi đi theo con đường mòn băng qua thung lũng vào lúc hừng đông sáng để kiếm gỗ làm đòn tay. Khi những tia nắng ban mai mỏng manh, màu vàng nhạt, như cố xuyên thủng làn sương mai trắng đục bao phủ cả khu rừng, nắng tạo thành những chùm ánh sáng lung linh, huyền ảo. Hai đứa tôi lặng lẽ tiến khá sâu trong khu rừng rậm rạp, cây cối hoang vu, còn con vện biến đi đàng nào không biết. Tiếng suối chảy róc rách khi len lỏi qua những gềnh đá rong rêu, hòa cùng muôn ngàn tiếng hót líu lo của bầy chim rừng, trổi lên bản hợp tấu đầy sức quyến rũ của núi rừng Tây Bắc, thoang thoảng đâu đây mùi hương nhẹ nhàng tỏa ra từ những đóa phong lan, nép kín sau những thân cây cổ thụ, pha lẫn mùi hăng hắc của lá rừng ẩm mốc.


Tiếng gió lướt trên những tán cây rừng xào xạc, mang theo cái lạnh tái tê từ dãy núi đá chập chùng của rặng Hoàng Liên Sơn thổi về. Gió lay những giọt sương mai đọng trên lá cây rừng, sương rơi nhẹ nhàng trên mái tóc, trên vai áo làm tôi thấm lạnh. Đang mơ màng trong cái không gian liêu trai và cái tĩnh lặng mong lung ấy...Bỗng một tiếng thét chói tai của Đèo đang đi phía trước, làm bầy chim rừng cũng phải giựt mình, bay tán loạn: “Con mẹ nó! Coi chừng vắt nái! Chạy khỏi khu rừng nầy ngay!”


Vắt nái là một loại vắt màu xanh lá cây, nhỏ hơn đầu đũa một chút và chiều dài chỉ hơn một phân rưởi, khiếp nhất là khi nó có chửa nên đặt cho nó cái tên là “vắt nái”. Khi đánh được hơi người là nó giương lên như cây “anten”, rồi bún mình lên như cái lò xo, bám vào đầu vào cổ người, thú vật hút máu một cách êm thắm, chén no rồi tự động rớt ra, máu từ vết cắn đó chảy ra không ngừng, chỉ có nhai cỏ mực đấp vào vết cắn là tạm cầm máu được. Có nhiều anh bạn bị nhiểm trùng, vết cắn bị ngứa ngái, lở lói tròn bằng đồng tiền, nhức nhối tàn bạo. Hai đứa tôi vội vàng lội băng qua con suối cạn, tìm khoảng đất trống trải để kiểm soát lại đầu cổ, lôi ra cũng được bốn, năm con vắt xanh.

Bỗng có tiếng khèn réo rắt, trầm bổng, văng vẳng từ đâu đưa tới, âm thanh ai oán, não nùng như khóc như than. Tiếng khèn trôi bồng bềnh trong làn sương mai trắng đục. Tôi tò mò rũ Đèo đi ngược lên thượng nguồn con suối để tìm người thổi khèn. Đó là cụ già thuộc bộ tộc Thái đen với mái tóc trắng phau, chòm râu bạc thả lỏng phất phơ trong gió. Ông vận bộ quần áo cộc màu chàm đang ngồi dưới một gốc đại thụ, chừng đã mọc rễ cả trăm năm, cành lá sum sê, vỏ cây sần sùi phủ rêu xanh, những rễ phụ và dây leo bện nhau bám chằng chịt vào thân cây. Cách đó mươi thước là hai thanh niên để lưng trần đang cuốc một hố đất. Thấy có người đến, ông lão ngưng thổi khèn, ngước mắt nhìn chúng tôi, hỏi:


- “Mấy ông đi đốn gỗ cho trại cải tạo đấy à?” ông cảnh báo. “Khu rừng nầy có rất nhiều rắn độc, mấy ông phải cẩn thận! Cách đây mấy hôm, một người trong bản bị một con cạp nia mổ chết rồi đấy!”
Tôi nói:

- “Cám ơn cụ đã chỉ bảo! Chúng tôi sẽ hết sức đề phòng!”
Đèo phì cười khi nghe cụ gọi mình bằng ông, hắn nói:
- “Tôi là Lê Xuân Đèo, gọi tôi là Đèo được rồi! Thế còn cụ?”
- “Tôi tên Phạm công Trừng,” ông lão buồn rầu, than thở. “Nhà tôi bị ốm nặng sắp chết đến nơi rồi, các anh ạ!” ông chỉ hai thanh niên, tiếp. “Chúng nó đang đào huyệt, chuẩn bị chôn mẹ chúng đấy!”
- “Thưa cụ, bà cụ bị mắc chứng bệnh gì vậy?” Đèo hỏi.
Ông cụ thở dài, nói:
- “Nhà tôi bị bệnh kiết lỵ đã hơn hai tuần nay! Uống đủ loại cây cỏ, nhưng không thuyên giảm, đang nằm thoi thóp trên giường chờ chết đấy, các anh ạ!”

Đèo nghe ông cụ nói xong. Hắn suy nghĩ trong giây lát rồi nắm tay tôi, kéo ra bờ suối, hỏi:

- “Tao muốn cứu bà cụ! Mầy nghĩ sao?”

Tôi trợn mắt nhìn hắn, hỏi:
- “Mấy lấy cái gì cứu bà cụ chớ?”
- “Nói cho mầy biết, tao còn cất giấu được 10 viên “Reostop”, chôn dưới sạp nứa chỗ tao ngủ,” Đèo lấy ý kiến tôi lần chót. “Mầy thấy tao có nên giúp họ không?”
- “Việc nầy có liên quan đến sinh mạng của mầy! Tự quyết định đi, đừng hỏi tao lôi thôi!” Tôi nói.
- “Tao quyết định cứu họ!” Đèo trả lời một cách dứt khoát. “Thấy người sắp chết mà không cứu là đắc tội với Trời Phật rồi! Hơn nữa, tao muốn làm sáng tỏ cái bản chất và truyền thống tốt đẹp của người lính Việt Nam Cộng Hòa cho đồng bào miền Bắc thấy rõ điều nầy!”

Nghĩ sao làm vậy, Đèo trở lại chỗ ông cụ, nói:

- “Ngày mai cũng vào giờ nầy, cụ đón chúng tôi tại đây để nhận 10 viên thuốc “con nhọng” chuyên trị kiết lỵ, đem về cho bà cụ uống!”

Ông cụ nghe đến thuốc “con nhọng”, mắt cụ ngời sáng tia hy vọng và cảm động đến rớt nước mắt. Cụ bảo hai người con trai vào rừng đốn gỗ đòn tay cho chúng tôi, rồi mời chúng tôi về bản làng gần đó sơi nước trà xanh. Căn nhà sàn của gia đình cụ gồm ba gian, nằm trong bản Thái, cách cây bờ suối đó khoảng 200 thước. Căn nhà sàn khá cao để tránh thú dữ nhất là đàn chó sói thường hay kéo vào bản, bắt gia súc. Đặc điểm những căn nhà sàn của dân tộc thiểu số như Thái, Mường, Mông...cùng có một lối kiến trúc như nhau là không dùng đinh, tất cả đều được liên kết với nhau bằng những con sò gỗ và lạt buộc, sàn nhà được nối kết với nhau bằng những cây nứa già được đập giập ra để lót sàn. Leo lên mấy bật thang gỗ ọp ẹp, thấy ngay bà cụ đang nằm trên cái chõng tre đặt ở một gốc nhà, trùm chăn đến cổ. Bà cụ gầy lắm, tôi chỉ thấy cái mềm bông màu đỏ phập phồng theo nhịp thở thoi thóp, mỏng manh như sợi chỉ mành treo chuông.


Sau khi uống xong chung trà xanh, thì hai người con cũng về tới nơi. Thấy mặt trời lên thấp thoáng ngọn cây, chúng tôi xin từ giả ra về. Cụ đi trước dẫn đường, dùng dao vạt vào thân cây rừng để đánh dấu, cho chúng tôi biết đường trở lại. Tới bìa rừng, họ chuyển 6 cây gỗ làm kèo lên vai hai đứa tôi và chúng tôi từ giã nhau ở đấy. Con vện đi sục sạo ở đâu đó trong khu rừng cũng vừa chạy trờ tới, mõm ngoạm một con chuột lông màu xam xám khá to, làm quà tặng anh bạn Đèo. Trước khi trở về trại, Đèo ra bờ suối làm thịt chuột một cách thành thạo, rồi dùng lá chuối rừng gói lại cẩn thận, bỏ vào trong túi quần mang về trại. Buổi trưa, Đèo lén ra khu nhà bếp nướng một cách vội vã, khi nào có chiến lợi phẩm, hắn cũng chia phần cho tôi một nửa.


Đêm hôm đó, đợi mọi người ngủ say sau một ngày lao động cật lực. Đèo đào một lớp đất mỏng dưới ngay chỗ nằm lấy, ra một chai thuốc “Reostop” còn đủ 10 viên rồi dấu dưới gối.


Sáng hôm sau, chúng tôi trở lại vùng nầy, tiếp tục đốn gỗ làm kèo nhà. Lần theo vết dao đánh dấu trên thân cây, hai đứa tôi trở lại chỗ cũ rất dễ dàng. Đến chỗ hẹn, chúng tôi thấy cụ đang ngồi dưới bóng cây đại thụ, chờ chúng tôi tự bao giờ. Đèo thân mật đặt cái lọ thuốc “Reostop” vào tay ông cu,ï rồi chỉ cách dùng. Ông cụ vừa mừng, vừa cảm động đến độ nói không nên lời. Trước khi chia tay nhau, ông cụ dặn dò:

- “Tụi bộ đội của đoàn 776, thằng nào cũng ác ôn hết! Các anh phải cảnh giác chúng nó đấy!”

Khoảng một tuần sau đó. Chúng tôi trở lại vùng nầy kiếm gỗ, nhìn thấy cái huyệt đã được lấp đất lại bằng phẳng, cỏ dại đã bắt đầu bén rễ và chúng tôi biết chắc là bà cụ đã được cứu thoát khỏi bệnh kiết lỵ. Người tù cải tạo Lê Xuân Đèo đã hoàn thành công tác “dân vận” một cách xuất sắc bằng chính mạng sống của chính mình. Vì ba tháng sau đó, anh từ giã cuộc đời vì bịnh kiết lỵ vì không thuốc chữa cho chính bản thân mình.


Bịnh kiết lỵ, tiêu chảy và sốt rét rừng là ba căn bệnh rất phổ biến trong các trại tù cải tạo ở Miền Bắc XHCN. Một người bạn cùng đơn vị là cựu thiếu tá Trần Sỹ cũng gởi nắm xương tàn tại một trại tù khác vào năm 1978 vì bệnh kiết lỵ và rồi còn biết bao nhiêu người khác nữa? Trước khi chuyển trại từ trong Nam ra ngoài Bắc, chúng tôi dự trữ khá nhiều thuốc chuyên trị về các chứng bệnh nguy hiểm nầy và nhất là trụ sinh để phòng thân. Nhưng, sau khi chuyển đến trại 6 Khe Thắm, một người tù cải tạo tên Phạm Thành K. đã đâm sau lưng chiến sĩ, anh ta bàn kế hoạch “chuyển trại giả” với tên thiếu tá Khoát để lấy điểm.

Vào một buổi sáng tinh sương. Trong lúc mọi người chuẩn bị xuất trại lên rừng đốn gỗ, bỗng có tiếng kẻng dồn dập khác thường, đích thân cán bộ quản giáo đến từng lán, đôn đốc mọi người khẩn trương đến tập trung trước sân cờ ban chỉ huy trại để nghe thiếu tá Khoát - trưởng trại - ban hành lệnh hành quân (chuyển trại) và mọi người được thông báo, chỉ còn có một tiếng đồng để chuẩn bị hành lý cần thiết mang theo người. Vì quá vội vã, nên Đèo không kịp đào lấy 10 viên thuốc “reostop” chôn dưới sạp nứa, ngay chỗ anh nằm.


Tại sân đá bóng của xã, trong khi ngồi chờ đợi xe vận tải đến chở đi một trại tù cải tạo khác, bọn cán bộ quản giáo và quản chế yêu cầu tất cả tù cải tạo “bày hành lý bán chợ trời” - tiếng lóng - một hình thức kiểm soát hành trang của tù cải tạo để hôi của. Sau đó, chúng phân tán chúng tôi đứng riêng rẽ từng nhóm nhỏ vài ba người, tù cải tạo còn phải trải qua một màn “thoát y vũ” bất đắc dĩ để chúng lục soát quần áo tù. Thế là, sau khi tịch thu toàn bộ số dược phẩm của anh em mang từ trong Nam ra, chỉ còn sót lại 10 viên “Reostop” của Lê xuân Đèo. Sau đó, bọn tù cải tạo chúng tôi mặt mày tiu nghỉu trở về lán trại, tiếp tục lên rừng đốn gỗ. Tên thiếu tá Khoát và tên tù phản bội P. T. K. mặt mày hớn hở vì chuyến nầy thắng lớn...


Bọn cán bộ trại đem số thuốc tây nầy ra Hà Nội và tỉnh Hoàng Liên Sơn bán lại cho các con buôn, rồi thay vào đấy một loại thuốc dõm trị bá chứng tên “Xuyên Tâm Liên” để trị bịnh cho bọn tù. Đến năm 1982, nhà nước cộng sản khám phá loại thuốc nầy có độc tố phá vở các tế bào não, tim và thận và ngưng sản xuất thì đã muộn. Không biết có bao nhiêu tù cải tạo sống dở, chết dở vì uống phải loại thuốc nầy?


*

Vào mùa thu năm 1977. Bạn Lê Xuân Đèo không may vướng phải căn bệnh kiết lỵ hiểm nghèo. Sang đến tuần lễ thứ hai, người anh cứ khô héo dần như cây khô thiếu nước, gầy đến nổi chỉ còn da bọc xương, rồi nằm liệt giường, tiểu và đại tiện một chỗ. Mỗi ngày tên y công tên Lương phát cho vài viên “Xuyên Tâm Liên” và một bát cháo loãng như nước cơm chắt, tiêu chuẩn trừng phạt những người tù cải tạo bị ghép vào tội “chây lười lao động”. Qua đến đầu tuần lễ thứ ba, người anh tóp xọp như bộ xương cách trí, được bọc lại bằng một lớp da nhăn nheo màu xám xịt, đôi chân gầy guộc như hai thanh nứa, sờ vào lạnh ngắt như đồng. Anh chỉ còn thở thoi thóp, máu hình như bắt đầu đông lại trong các động mạch, đôi mắt thất thần, mở trao tráo trong hai cái hốc mắt lõm sâu. Đến buổi chiều, anh lên cơn mê sảng gọi tên vợ, tên con, rồi khóc rưng rức bằng những hạt lệ khô.Tối hôm đó, tôi ngồi bên cạnh anh cho tới giờ kẻng đổ, tôi bỏ mùng xuống cho anh, trước khi trở lại chỗ nằm.


Kỳ lạ quá! Nửa đêm về sáng, tiếng cú rúc liên hồi trong một lùm cây nào đó, ngay phía sau lán 3 như tiếng gọi của thần chết lởn vởn đâu đây, làm tôi rùng mình. Gió từ dãy Hoàng Liên Sơn thổi về ào ào làm rung chuyển cây rừng, làm tốc mái tranh nứa, gió thổi bật cánh mấy cái phên cửa...


Trong cái không gian lạnh lẽo ấy, vang lên những tiếng ngáy khò khò khi trầm, khi bổng, có tiếng ngáy cao vút như giọng nam “tenor”, những tiếng nghiến răng trèo trẹo, tiếng trở mình của bạn nào đó trên cái sạp tre ọp ẹp vang lên kẽo kẹt, tiếng mớ ngủ lẫn tiếng thở dài não nuột; đôi khi, có anh đang nằm mơ thấy mình đang đánh nhau với Việt Cộng, tiếng hét của anh đánh thức cả lán dậy: “Diều hâu! Diều hâu! Đại Bàng ghe rõ không trả lời! Việt Cộng tràn ngập căn cứ hỏa lực rồi! Rót pháo xã láng! Nổ chụp trên đầu chúng tôi! Lẹ lên đi mấy cha...” và tất cả âm thanh đó quyện vào nhau hợp thành một “bi trường khúc” đầy ấn tượng sâu sắc trong lòng người tù cải tạo.


Bỗng tôi nghe tiếng con vện tru từng chập bên bờ suối, tiếng tru buồn thê thảm, kéo dài lê thê trong đêm trường tĩnh mịch. Tôi mệt mõi, ngủ thiếp đi từ lúc nào cũng không hay, cho tới khi tiếng kẻng báo thức vang lên, đánh thức mọi người dậy để chuẩn bị một ngày lao động khổ sai. Tôi nghe cả láng hoảng hốt, thét lên: “Đèo chết rồi! Đèo chết rồi!...”.


Tôi ngồi bật dậy như cái lò xo, nhìn sang chỗ Đèo nằm, hai cái chân như hai thanh nứa già cỗi, khô khốc, buông thòng xuống đất, bị gió thổi luồn dưới sạp nứa đánh đong đưa, còn thân người của anh nằm vất vưởng trong mùng. Tôi vội vàng chạy đến, vén cái mùng lên. Tôi thấy đôi mắt đôi mắt của anh mở trợn trừng, hai giọt lệ khổ đau chắt chiu từ một kiếp người bị đày đọa trong tận cùng đáy địa ngục, ứa ra từ trong hai hốc mắt sâu hoắm, còn đọng lại chưa khô; hình như, anh mới từ giã cuộc đời cách đây không lâu. Tôi lấy tay vuốt mắt người bạn tù...


*

Một cái chòi lá đơn sơ được vội vã dựng lên, chỉ có mỗi mái nứa gần khu rừng sắn, bên cạnh con suối cạn, phía sau ban chỉ huy trại. Bốn cái cộc gỗ đóng xuống đất chính giữa căn chòi, hai khúc gỗ gác song song với nhau bên trên, vừa đủ kê một tấm ván mỏng. Thi hài của Đèo trong bộ quân phục Biệt Động Quân đã bạc màu, rách tơi tả, loang lỗ những vết máu khô vì tai nạn lao động. Tôi phủ kín hình hài của anh bằng cái mềm màu đỏ. Toán mộc lo đóng quan tài, tôi trong bộ phận đào huyệt còn có Trương Đăng Sỹ và Nguyễn Minh Thanh... Chỗ anh nằm an nghỉ dưới bóng cây cổ thụ dưới chân đồi bên cạnh dòng suối, cách trại khoảng 2 cây số. Đến xế chiều, mọi việc đã hoàn tất. Sau khi tẩn liệm cho bạn Đèo xong, chúng tôi trở về trại, không ai được ở lại qua đêm để canh giữ xác của anh.

Đêm đó, có lẽ là đêm dài nhất trong 8 năm tù cải tạo của tôi. Vừa chợp mắt là tôi thấy đôi mắt của anh còn mở trợn trừng...Quá nửa đêm về sáng. Bỗng nghe có tiếng chó sủa, tiếng gầm gừ cấu xé lẫn nhau thật dữ dội, tiếng tru tréo từ phía bìa rừng văng vẳng đưa về; hình như, chúng đang tranh ăn thì phải. Điều nầy đã khiến tôi phập phòng lo sợ, không biết chuyện gì bất hạnh sẽ xảy ra cho anh Đèo. Tôi thầm cầu nguyện với ơn trên, đừng để bầy chó rừng tha xác của anh đi!


Trời vừa tờ mờ sáng. Sau tiếng kẻng báo thức vào lúc 6:45, tôi đã thức dậy, cuốn mùng mền, rồi vội vã đi về phía cỏng trại. Tên lính canh cho phép tôi xuất trại, ra bìa rừng thăm xác bạn. Tôi lật đật bước vào cái chòi lá, cái quan tài của Đèo được ghép vội vã bằng sáu tấm ván mỏng manh bị đẩy xô lệch trên hai cái thanh ngang, suýt chút nữa thì đổ xuống đất, cái nấp áo quan sẽ bung ra ngay. Sau khi đẩy cái áo quan lại cho ngay ngắn, tôi bước ra bên ngoài quan sát hiện trường. Cả một vùng cỏ dại chung quanh cái chòi bị ngã rạp xuống, loang lổ vết máu và lông thú. Tôi đoán không sai, tại ngay chỗ nầy, đêm qua đã xảy ra trận ác đấu thật quyết liệt giữa bầy chó rừng, tranh xác anh Đèo để tha vào rừng.


Có lẽ đánh được hơi người quen thuộc, con chó vện đang nằm bất động gần đó, nó ngước đầu lên nhìn tôi, cố gắng chống hai cái chân trước xuống đất, gượng lết về phía tôi, nhưng được vài bước rồi ngã quỵ xuống, mồm rên ư ...ử vì đau đớn. Tôi vội vàng chạy đến ôm chấm lấy nó vào lòng. Con vệt liếm vào mặt tôi một cách trìu mến, rồi mệt lả, nghẻo đầu lên vai tôi. Đặt nó nằm xuống đất để quan sát: con mắt bên phải bị lột một mảnh da, còn bê bết máu, cái chân trước bị táp gẫy xương và cái đùi sau bị ngoạm mất một mãng thịt to, vết thương còn rỉ máu âm ỉ. Tôi vô cùng xúc động nhìn nó một cách cảm phục và thương mến.

Thật vậy, không một ai có thể ngờ rằng, con chó vện đã liều mạng sống của nó, tả xung, hữu đột, quyết đấu một mất một còn với cả một bầy chó rừng hoang dại để bảo vệ cái xác thân của Lê Xuân Đèo, người bạn của nó, đang nằm trơ trọi giữa bầy dã thú. Đối với tôi, con chó vện là hiện thân của một dũng sĩ, tuy mang hình hài của loài thú bốn chân, nhưng có một trái tim rất “người” dám vì nghĩa quên mình, chiến đấu đơn độc, không lùi bước trước kẻ thù. Tinh thần quyết đấu của con chó vện, như một lời nhắn nhủ đầy khí phách với đồng loại của nó: “Tụi bây muốn làm thịt Lê Xuân Đèo, phải bước qua xác chết của tao!”.


Tôi bế con vện ra bờ suối, khuất sau đám sắn non, rửa vết thương còn đẫm máu của nó mà ứa nước mắt. Con vện liếm bàn tay tôi một cách thân ái. Tôi thì thầm bên tai nó: “Nằm đây chờ tao; lát nữa, tao trở lại tìm cách đưa mầy về nhà chủ của mầy!” Tôi đứng dậy lui gót, nhìn trong ánh mắt lưu luyến của nó và khi nó đưa cái chân trước quào quào một cách yếu ớt trong không khí như những cái vẫy tay chào vĩnh biệt, khiến tôi có cảm tưởng; hình như, nó muốn trối trăn điều gì đó với tôi chăng?


Tôi từ giã nó, trở vào trại để cùng với anh em lo việc mai táng Lê Xuân Đèo. Toán chung sự có bốn người: Minh Thanh, tôi và hai bạn tù nữa. Đúng 8 giờ sáng, chúng tôi đẩy cái xe cải tiến cũ kỹ đi ngang qua ban chỉ huy trại, gặp tên trung úy Quang lùn tịt, ngoắc chúng tôi dừng lại, nói: “Này, nhớ đấy nhé! Giữ cái áo quan lại, dành cho những người kế tiếp! Các anh phải biết bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa đấy! Sẽ không có cái áo quan thứ hai đâu!”


Sau khi đặt quan tài của Lê Xuân Đèo lên xe cải tiến. Hai anh cầm càng, tôi và Minh Thanh phụ đẩy. Chiếc xe từ từ lăn bánh trên con đường đất gồ ghề còn đẵm hơi sương. Hai cái bánh xe khô nhớt, một cái nghiêng bên nầy, một cái ngã bên kia, phát ra những tiếng kót két rên rỉ một cách mệt nhọc, đau khổ. Hai anh bạn phía trước gồng mình, ấn cái càng xe xuống, còn tôi và Minh Thanh vừa đẩy, vừa nâng phần sau xe lên, vì sợ hai cái bánh xe bung vành, văng ra khỏi cái xe cải tiến bất cứ lúc nào. Chúng tôi phải đẩy cái xe tang lăn qua ba cái dốc cao mới đến bờ suối.


Sau vài phút nghỉ giải lao, chúng tôi cùng nhau kê vai, khiêng quan tài lên lưng chừng đồi, chỗ an giấc ngàn thu của anh, rồi chia nhau vô rừng kiếm dây rừng bện lại như hai sợi dây thừng. Đặt quan tài lên trên hai sợi dây đó, rồi mỗi người nắm một đầu dây, thả từ từ xuống đáy huyệt. Xong rồi, chúng tôi lấp đất lại, vun thành một nấm mộ đơn sơ. Bốn anh em đứng trước mộ, cúi đầu mặc niệm mà trong thổn thức, bồi hồi. Tôi hái một ít hoa rừng đặt lên nấm mồ của bạn.

Bạn Nguyễn Minh Thanh cảm khái làm một bài thơ với tựa đề “NẤM MỒ HOANG” để tưởng nhớ bạn Lê Xuân Đèo, người bỏ cuộc giữa đường.

Một nấm mồ hoang cảnh lạnh lùng
Lơ thơ cỏ úa lá chiều rung
Quạnh hiu vằng vặc vây quanh mộ
Rên rỉ bầy ve tiếng não nùng

Gởi xác ốm nhom tận chốn nầy

Bao la rừng núi, suối trời mây
Người đi vĩnh viễn đã yên phận
Ngàn dặm người thương đâu có hay!

Sương khói hoàng hôn dọc mỗi đời

Công danh phú quí lá vàng rơi
Than ôi! Thành bại đều chung cuộc
Tuần tự rồi ai cũng thế thôi!

Trên đường trở về trại, khi đi đến gần ban chỉ huy, tôi tách rời anh em, lẻn vào khu rừng sắn, ra bờ suối kiếm con vện. Tôi vô cùng sững sờ nhìn thấy con vện bị ai đó treo ngược đầu xuống đất, bốn chân bị căng ra, buộc chặt vào hai cái cộc gỗ, cổ bị cắt tiết, máu đỏ nhỏ từng giọt xuống cái cái chậu bằng thau đặt dưới đất. Tôi quỳ xuống nâng đầu của nó lên, cả thân mình con vện khẻ run lên lần cuối cùng, rồi duỗi thẳng ra bất động. Cái chết đau đớn của nó làm tôi rớt nước mắt. Tên trung sĩ Kây đứng sau lưng tôi từ lúc nào cũng không hay. Hắn lên tiếng làm tôi giật mình:

- “Trong giờ lao động, anh ra đứng đây làm gì thế?”


Tôi nhanh trí, đáp:

- “Vừa mới mai táng anh Lê Xuân Đèo xong, ra suối rửa tay chân.”

Hắn nói:

- “Tôi nhờ anh giúp hộ một tay.”

- “Được, việc gì thế?” tôi hỏi.


Hắn nói như ra lệnh:

“Anh tháo dây, mang con cầy vào nhà bếp cho tôi!”
Nói xong, hắn mang cái thau tiết đi trước. Tôi tháo sợi dây rừng, ôm con vện vào lòng như ôm thi thể một chiến hữu vừa nằm xuống sau một trận đấu...tôi thất thểu ôm xác con vện vào khu nhà bếp mà lòng quặn đau.


Hôm sau, được phân công làm vệ sinh khu nhà bếp, tôi nhặt những mảnh xương vụn của con vện, đặt lên vào những tấm lá chuối, gói lại cẩn thận. Nhân lúc đi rừng đốn gỗ, tôi ghé thăm mộ bạn Đèo, rồi dùng dao đào một cái hố nhỏ, chôn bộ hài cốt của con chó vện, nằm bên cạnh bạn Lê Xuân Đèo cho có bạn.


*

Bắt đầu từ cuối tháng chạp kéo dài đến tháng giêng năm sau. Núi rừng Hoàng Liên Sơn, bầu trời ảm đạm và rét mướt, mưa bụi giăng giăng khắp nơi gần như bất tận. Mỗi buổi chiều, người tù trùm chăn kín mít, ngồi co ro trong lán, nhìn những cơn mưa bụi bay bay trong hoàng hôn, ai nấy đều chạnh lòng nhớ quê hương, nhớ cha, nhớ mẹ, nhớ con, nhớ vợ da diết. Gọi là mưa bụi vì lượng nước mưa quá yếu không thể rơi thẳng xuống mặt đất, bị gió thổi bay đi, tỏa ra thành những cơn mưa bụi.


Bước sang tháng giêng. Hạt nước mưa kết tinh lớn hơn một chút có thể rơi thẳng xuống mặt đất, nhưng bị gió tạt nghiêng nghiêng, tạo thành những cơn mưa phùn báo hiệu đất trời sắp giao mùa. Sợi mưa phùn mong manh như sợi tóc rối, đan nhau thành những màn nước trắng đục, giăng kín núi rừng, đồng ruộng, thung lũng, sông hồ ... Trời đất nhạt nhòa trong những cơn mua phùn dai dẳng, kéo dài lê thê trên vùng đất khó. Trong bầu khí hậu ẩm thấp ấy, cây cỏ đang âm thầm nẩy lộc, đâm chồi, chờ trỗi dậy tưng bừng khi mùa xuân đến. Chỉ tội cho bọn tù cải tạo phải lao động khổ sai trong rừng sâu, tay chân tê cóng vì đói và lạnh đến rét run.


Thượng tuần tháng 2 năm 1978. Trại chuẩn bị ăn mừng Tết Nguyên Đán Mậu Ngọ vài ngày sau đó. Tôi được phân công vào đội cắt lá dong dùng để gói bánh chưng. Lá dong thường mọc hoang ở những vùng đất ẩm ướt. Tôi đi vào rừng, lang thang trong thung lũng một mình để tìm lá dong. Tôi nhớ quá anh bạn Đèo và con chó vện thân thương.


Mới hừng đông sáng mà tôi đã nghe tiếng chiêng, tiếng trống vang lên rộn rã từ bản làng của dân tộc Thái Đen. Động tính hiếu kỳ, tôi lần theo con đường mòn dọc theo con suối chảy róc rách để đi vào bản Thái. Ô hay! Trước mắt tôi là cả một rừng hoa màu trắng tinh khiết như hoa bưởi mà tôi chưa từng thấy bao giờ. Từ những thân cây khẳng khiu, uốn khúc dù bám vào vách núi đá cheo leo vẫn trổ những chùm hoa trắng muốt, hoa nở rộ khắp núi rừng, dọc theo suối, hoa có năm cánh, nhụy màu hồng, gân màu tim tím. Mỗi cơn gió nhẹ nhàng lướt thoảng qua khu rừng là những cánh hoa rung lên như hàng vạn cánh bướm đang vỗ cánh chấp chới trong không khí.


Tôi đi lần theo con đường mòn tìm gia đình cụ Trừng không mấy khó kăn. Tôi đoán, hôm nay là ngày hội làng thì phải. Trước sân nhà của cụ các bếp đỏ lửa, rực than hồng, họ có mươi người, chia ra làm hai phái: phái nữ đang lo nấu thức ăn, còn phía nam đang chơi nhạc cụ dân tộc như thổi khèn, khua chiêng, trống...rất vui nhộn. Thấy tôi đường đột bước vào sân, tất cả đều dừng tay, nhìn tôi trân trối. Chỉ cần nhìn thấy bộ đồ rằn ri của tôi đang mặc, họ đã biết tôi là ai rồi. Một thiếu phụ vội vã chạy đến cầu thang, lên tiếng gọi:


- “Bố ơi! Có thằng lính ngụy nó xông vào nhà mình nầy! Con tống cổ nó đi nhá!”


Có tiếng quát vọng xuống:


- “Khách quý nhà mình đấy! Đừng hỗn láo, con ạ!”


Đứng trên cầu thang, nhìn thấy tôi, cụ Trừng có vẻ mừng lắm. Cụ quay vào trong căn nhà sàn, gọi bà cụ ơi ới:

- “Bà nầy, theo tôi xuống đây nhanh lên!”

Cụ vội vã chạy xuống cầu thang trước, cụ bà nối gót theo sau. Cụ ôm chầm lấy tôi, trước con mắt ngơ ngác của mọi người. Cụ Trừng nói với vợ:
- “Bà còn sống đến ngày hôm nay là nhờ người tù cải tạo nầy đấy!”


Tôi vội vàng đính chính ngay:

- “Không phải tôi cứu bà cụ đâu! Anh Lê Xuân Đèo đấy cụ à!”

Cụ Trừng vỗ trán một cái thật mạnh, nói:

- “À, tôi nhớ ra rồi! Anh Lê Xuân Đèo đâu?”

Tôi buông thỏng một câu:

- “Đèo chết rồi!”

Cụ Trừng bàng hoàng trong giây lát, rồi hỏi gằn:
- “Bọn quản giáo đánh chết anh Đèo,, phải thế không?”

- “Không phải vậy, anh Đèo chết vì bệnh kiết lỵ!”

Bà cụ nói:
- “Tôi thoát khỏi bệnh kiết lỵ là nhờ 10 viên thuốc “con nhọng” của anh ấy biếu! Sao anh Đèo không dùng thuốc ấy để chửa bệnh cho mình nhỉ?”

Tôi buộc lòng phải thú thật, nói:

- “Đó là 10 viên thuốc cuối cùng mà anh Đèo đã biếu cho cụ!”


Bà cụ nghe tôi nói, vô cùng xúc động, giọng run run:


- “Anh Đèo đã hy sinh cái mạng của mình để cho tôi được sống! Thế mới rõ trắng đen, đồng bào dân tộc chúng tôi ở ngoài nầy đều bị lũ chúng nó bưng bít, tuyên truyền lừa bịp cả! Chúng nó còn bảo “lính ngụy” các anh tàn ác lắm! Mổ bụng, moi gan người ăn sống, uống cả máu tươi! Bọn chúng nó ngậm máu phun người, giỏi thật đấy!”


Đám thanh niên nghe bà cụ nói, xem chừng đã hiểu biết mọi chuyện, họ bỏ hẳn thái độ thù nghịch khi vừa mới gặp tôi. Một anh bạn trẻ đến nắm tay tôi mời mọc rất chân tình:


- “Anh ở lại dùng cỗ với chúng em nhá! Hôm nay, mới bắt đầu mùa lễ hội “Kin Chiêng Bók May” của dân tộc Thái chúng em!”

Tôi hỏi:

- “Mùa lễ hội “Kin Chiêng Bók May” là lễ hội gì vậy?”


Cụ Trừng giải thích:

- “Đó là ngày “Hội Hoa Ban” trên vùng cao Hoàng Liên Sơn để đón mùa xuân đến. Hoa ban chỉ nở rộ vào tiết lập xuân, phủ trắng cả núi rừng trên các bản Thái. Đặc điểm của loài hoa nầy là màu trắng, tượng trưng cho sự trong trắng, tinh khiết của tình yêu và hạnh phúc lứa đôi! Một chút nữa đây, sau khi ăn uống no say, bọn họ sẽ chạy vào hái những hoa ban thật đẹp tặng cho nhau làm quà. Mấy cô gái sẽ thay đổi xiêm y, đầu chít khăn “piêu”, có đôi hàng cúc hình bướm trên chiếc áo cóm, thêu tua ở vai, cái quần “sin” (giống như xà-rông) vải xanh thắt ngang lưng để múa xòe,” cụ Trừng cố mời. “Anh ở nán lại đây chơi với chúng tôi.”


Mặt trời đã lên khá cao. Rất tiếc là tôi phải từ giã họ để còn kịp đi cắt lá dong. Bỗng có ai khều nhẹ vào vai, tôi quay đầu lại nhìn, đó là một cô bé Thái còn rất trẻ, độ chừng đôi tám, mắt có mí lót, mũi hơi cao, nước da bánh mật, trong giống người Ấn hơn là người Kinh. Cô ta trao cho bó hoa ban nới nở, vừa mới hái vội ở trong rừng về tặng tôi, làm món quà trong ngày “Hội Hoa Ban”. Bây giờ tôi mới biết loại hoa màu trắng nõn nà đó chính là hoa ban. Cô bé thỏ thẻ, nói đùa:


- “Bao giờ anh về Sài Gòn, cho em đi theo với nhá!”


Tôi vô cùng ngạc nhiên khi một cô bé Thái miền sơn cước, còn biết chối bỏ cái tên Thành phố Hồ Chí Minh do tập đoàn Lãnh đạo Cộng Sản áp đặt sau khi cưỡng chiếm Miền Nam, mà vẫn gọi cái tên cũ “Sài Gòn”, thủ đô thân yêu của người Miền Nam.


Sau khi cắt xong một mớ lá dong, trên đường đi về trại, tôi ghé viếng thăm mộ bạn Lê Xuân Đèo. Tôi đặt bó hoa ban trên nấm mồ, rồi thì thầm báo cáo với hắn: “Vinh quang nầy thuộc về mầy! Chớ không phải của tao!” Nghĩ cho cùng, cái chết tức tưởi của bạn Lê Xuân Đèo không đến nỗi vô ích. Tôi phải gọi đó là một sự hy sinh. Những người lính QLVNCH thuộc mọi Quân, Binh chủng đã anh dũng hy sinh ngoài mặt trận trong thời chiến. Và những người lính âm thầm nằm xuống trong lao tù cộng sản, đều có giá trị cao quý như nhau! Thật vậy, anh nằm xuống để thắp lên một ánh đuốc lẻ loi, soi thủng màn đêm tăm tối đầy hận thù bên kia “bức màn sắt”, do bọn CSBV dựng lên tại Miền Bắc XHCN, bằng những thủ đoạn tuyên truyền cực kỳ dối trá và bẩn thỉu. Cái chết của Lê Xuân Đèo đã làm sáng tỏ chân giá trị đích thực của người lính thuộc QLVNCH. Họ cầm súng để nối nghiệp tiền nhân, tận tụy ngày đêm đi gìn giữ quê hương, đem xương trắng máu đào để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc.


*

Sau Tết Mậu Ngọ 1978. Tất cả anh em chúng tôi khăn gói lên đường, di chuyển đến một trại tù cải tạo khác, lần nầy thì di chuyển thật. Và chúng tôi tiếp tục làm nhiệm vụ khai quang, dựng nhà, trồng hoa màu ở những vùng rừng núi hiểm trở khác để đồng bào miền xuôi về đó, xây dựng nông trường. Lúc vượt qua đỉnh đèo Lủng Lô, Trương Đăng Sỹ, Nguyễn Minh Thanh và tôi dừng lại giây phút ngắn ngủi, chúng tôi cùng hướng về rặng núi Phu Luông còn phảng phất sương mù, vẫy tay chào vĩnh biệt người bạn tù thân mến, anh Lê Xuân Đèo: NGƯỜI Ở LẠI HOÀNG LIÊN SƠN!



Nguyễn Vĩnh Long Hồ

 
Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=21115
Reply With Quote

2 nhận xét:

  1. NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA
    DANH CHÁNH và DANH DỰ

    Điều cuối cùng chúng tôi muốn nói là mấy lời gởi đến quí ông Lê Thành Ân, Tổng Lãnh Sự Mỹ tại Saigon. Chúng tôi đọc tin và thấy cả hình ảnh trên internet, ông cũng đến thắp nhang tại Nghĩa Trang QĐ Biên Hòa cùng với ông Nguyễn Đạc Thành. Việc làm này của ông rất đáng trân trọng nếu ông đến với tư cách cá nhân là một người gốc Việt miền Nam. Nhưng nếu ông đến thắp nhang với tư cách là đại diện của chính quyền Mỹ thì e rằng ông đã làm quấy rồi. Việc làm này là không nên. Chúng tôi không dám nói nhiều, ông là người hiểu biết, nếu ông đọc lại lịch sử cuộc chiến chống cộng tại VN, tức khắc ông sẽ thấy ông quấy ở chỗ nào. Chính quyền Mỹ đã ra tay bức tử chế độ VNCH như thế nào, nay ông lại với tư cách một nhà ngoại giao của chính quyền đó đến thắp nhang cho những người đã chết do sự phản bội của nước Mỹ liệu có hợp lý không? Hơn nữa ông là nhà ngoại giao, hẳn ông phải biết bọn cầm quyền Hànội muốn gì khi chúng cho một tên thứ trưởng đến đốt nhang tại Nghĩa Trang chôn cất những kẻ thù của chế độ. Nếu ông đã hiểu việc làm của Nguyễn Thanh Sơn thì hành động của ông có khác gì ông tiếp tay cho hắn. Dân Tộc VN đã bị các chính quyền Mỹ bán đứng một lần rồi, các anh hồn tử sĩ của chúng tôi chắc hẳn không muốn đồng đội của họ bị bán một lần nữa vào tay bọn VGCS.

    Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

    Trả lờiXóa
  2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa