Thiền ngôn
&
cảnh đẹp thiên nhiên
"Hạnh phúc không phải là thứ có sẵn, Nó đến từ chính hành động của
bạn... Tín ngưỡng của tôi rất đơn giản. tín ngưỡng của tôi là lòng tốt
Không cần có các chùa chiền, không cần các triết lý cao siêu. Tim và óc
của tôi là các chùa chiền; triết lý của tôi là lòng tốt. Dalai Lama
|
Thiên
Đàng, Cực Lạc, chỉ là cách gọi tên thôi. Phật giáo, Thiên Chúa giáo chỉ
là hệ thống tổ chức Tôn giáo và Giáo lý thôi. Trên thực tế Chân Lý vẫn
là một đối với người đã giác ngộ. Giống như người miền Trung gọi là củ
sắn thì người miền Nam gọi là củ mì, còn người nào ăn củ đó rồi thì mới
thấy chỉ là một củ thôi ...khi còn tranh cãi nhau về cách lập ngôn hay
còn chấp giữ hệ thống lý thuyết riêng của mình thì vẫn còn chưa thấy
Chân Lý... Chính ý niệm của con người chia cắt manh mún Sự Thật thành
cái của tôi và của anh mà thôi.
Viên Minh |
Cảnh đẹp thiên nhiên
Thiền Ngôn (Dalai Lama - Viên Minh)
|
Cuộc
đời tuy là giả tạm vì bản chất của nó là vô thường, khổ, vô ngã nhưng
nó cũng chính là bài học duy nhất để giác ngộ giải thoát. Tất cả chân lý
đều ở trong cuộc sống này, khi sống với tham sân si thì đó là luân hồi
đau khổ, khi đoạn tận tham sân si thì đó là Niết-bàn tịch tịnh. Vậy bài
học là thấy ra đâu là đau khổ, đâu là Niết-bàn và nguyên nhân của nó
ngay trong chính mình và cuộc sống chứ không phải cố gắng để đạt đến một
trạng thái lý tưởng ở tương lai...Lắng nghe, quan sát lại chính mình
trong tương giao với cuộc sống, sẽ thấy ra (vipassati) mọi chân lý mà
chư Phật đã chứng ngộ.
|
|
“
Sức mạnh của trẻ thơ là tiếng khóc. Sức mạnh của đàn bà là phẩn nộ. Sức
mạnh của người ăn trộm là vũ khí. Sức mạnh của vua chúa là quyền uy.
Sức mạnh của kẻ ngu là áp đảo. Sức mạnh của bậc hiền trí là cảm hóa. Sức
mạnh của người đa văn là thẩm sát. Sức mạnh của sa môn là nhẫn nhục.”
Dalai Lama |
|
Phần
lớn chúng ta vì muốn được thường, lạc, ngã mà khổ. Như vậy khổ là do
không thấy tính vô thường, khổ, vô ngã trong vạn pháp. Trong vô thường
mà muốn thường hằng, trong khổ đau mà muốn hạnh phúc, trong các pháp vô
ngã mà muốn đó là ta, của ta và tự ngã của ta thì gọi là điên đảo tưởng. Các
pháp do duyên sinh đều có biến đổi, có thành hoại, có sinh diêt. Do đó
ai muốn chúng thường còn thì tự chuốc lấy khổ . Ví dụ như hoa Mai có nở
có tàn nhưng ai muốn hoa Mai nở mãi không tàn thì sẽ khổ đau thất vọng. Các
pháp do vô minh ái dục hay do tham sân si tạo tác mà thành thì đều đưa
đến sầu bi, khổ não. Ví dụ như đời người có sinh, già, đau, chết nhưng
ai tham sống sợ chết thì sẽ
khổ đau phiền muộn. Các pháp vốn tồn tại trong sự vận hành theo quy
luật tự nhiên của chúng, còn ý niệm "ta, của ta, tự ngã của ta" được gán
ghép vào đó chỉ là ảo tưởng. Và chính ảo tưởng này đem lại khổ sầu. Ví
dụ như mắt thấy mà cho là "ta thấy", tai nghe mà cho là "ta nghe"... rồi
"đây là con ta", đây là "tài sản của ta"... nên mới khổ.
|
|
“Bởi
chúng ta không thể thay đổi được thế giới xung quanh, nên chúng ta đành
phải sửa đổi chính mình, đối diện với tất cả bằng lòng từ bi và tâm trí
huệ” “Ra đời hai tay trắng. Lìa đời trắng hai tay. Sao mãi nhặt cho đầy. Túi đời như mây bay.” “Thành thật đối diện với mâu thuẫn và khuyết điểm trong tâm mình, đừng lừa dối chính mình”.
Dalai Lama
|
|
Thiên
Đàng, Cực Lạc, chỉ là cách gọi tên thôi. Phật giáo, Thiên Chúa giáo chỉ
là hệ thống tổ chức Tôn giáo và Giáo lý thôi. Trên thực tế Chân Lý vẫn
là một đối với người đã giác ngộ. Giống như người miền Trung gọi là củ
sắn thì người miền Nam gọi là củ mì, còn người nào ăn củ đó rồi thì mới
thấy chỉ là một củ thôi ...khi còn tranh cãi nhau về cách lập ngôn hay
còn chấp giữ hệ thống lý thuyết riêng của mình thì vẫn còn chưa thấy
Chân Lý... Chính ý niệm của con người chia cắt manh mún Sự Thật thành
cái của tôi và của anh mà thôi.
Viên Minh |
|
“Sự
khác biệt giữa con người là do mức tiến hóa khác nhau qua các kiếp
sống. Có khi nào ta thù ghét một kẻ kém ta đâu? Suy luận rằng. “ vạn vật
đồng nhất”, ta sẵn sàng tha thứ cho kẻ khác, vì họ không hiểu biết,
không ý thức hành động của mình, vả lại họ và ta nào có khác nhau đâu.
Khi ta hiểu rằng:”nhất bổn tám vạn thù”, ta nhìn vạn vật như chính mình,
từ loài người qua loài thú, thảo mộc, kim thạch, và ý thức rằng mọi vật
đều có sự sống, đều có Thượng đế ngự ở trong, ta sẽ cởi bỏ thành kiến,
mở rộng lòng thương đến muôn loài. Dalai Lama
|
|
Có
hai cách biết: Một là biết thực tánh chân đế (paramattha), hai là biết
khái niệm chế định (paññatti). Khi biết thực tánh thì không qua khái
niệm và không phản ứng tạo tác (không làm: vô vi, hoặc làm mà không tạo
tác: duy tác). Khi biết khái niệm chế định thì có hai cách: Một là làm
thiện theo nhu cầu cần thiết, hai là làm bất thiện theo tà kiến và tham
ái. Vậy biết là chính còn làm hay không là tùy theo cách thấy biết đúng
theo bát chánh đạo.
|
|
“Là
con Phật, nếu không nói được những gì Phật nói, hãy im lặng như chánh
pháp, đừng nói những lời ác, xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, làm tổn hại
kẻ khác, nếu không làm được những gì Phật làm, hãy im lặng và lắng nghe,
quán sát, học hỏi những thiện tri thức, đừng vọng động làm những điều
thương tổn đến tha nhân”.
|
|
Trí
tuệ không có nghĩa là thấy Pháp như thế nào mà trí tuệ là trả Pháp lại
cho Pháp. Trí tuệ là không để bản ngã xen vào để có ý kiến này ý kiến
kia, giải quyết kiểu này kiểu nọ đối với Pháp mà hoàn toàn trả Pháp lại
cho Pháp, để tự nó vận hành. Thực ra khi trả Pháp lại cho Pháp để tự
Pháp vận hành thì mình mới thực sự học được sự vận hành của Pháp. Khi
học được sự vận hành của Pháp thì lúc đó mới là Minh. Chỉ có Minh mới
chấm dứt được toàn bộ tiến trình của bản ngã, luân hồi sinh tử.
Viên Minh |
|
“Ác
khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người ta có
xấu bao nhiêu, có ác bao nhiêu. Anh càng nguyền rủa họ, tâm anh càng bị
nhiễm ô, anh hãy nghĩ, họ chính là thiện tri thức của anh”.
|
|
Trong
lành là tuyệt đỉnh của Giới. Định tĩnh là tuyệt đỉnh của Định. Sáng
suốt là tuyệt đỉnh của Tuệ. Thực ra, chỉ có buông ra mới đạt được tuyệt
đỉnh của Giới Định Tuệ mà thôi...
|
|
“Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác”. “
Khi trong tay anh nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, thì anh chỉ
có mỗi thứ ấy, nếu anh chịu buông xuống, thì anh mới có cơ hội chọn lựa
những thứ khác. Nếu một người luôn khư khư với quan niệm của mình,
không chịu buông xuống thì trí huệ chỉ có thể đạt đến ở một mức độ nào
đó mà thôi.”
Dalai Lama
|
|
Hãy
tin vào tất cả nhưng cũng đừng tin vào điều gì cả, hay nói chính xác
hơn là đừng bám víu vào bất cứ điều gì. Tin vào mọi sự, mọi người, mọi
vật… vì tất cả điều gì đến với mình đều có nhân duyên với mình, đều là
bài học giúp mình học ra cái đúng cái sai, cái xấu cái tốt, cái chân cái
giả… Do đó phải biết ơn và phải học cho thật nhiệt tình, tận tâm và
chuyên chú… chứ không nên chểnh mảng.Nhưng cẩn thận đấy, đừng bám víu
vào điều gì, vì bám víu là dính mắc, dính mắc là trói buộc, trói buộc là
đau khổ, là không còn thong dong tự tại...Viên Minh
|
|
"Hạnh phúc không phải là thứ có sẵn, Nó đến từ chính hành động của bạn... Tín ngưỡng của tôi rất đơn giản. tín ngưỡng của tôi là lòng tốt Không
cần có các chùa chiền, không cần các triết lý cao siêu. Tim và óc của
tôi là các chùa chiền; triết lý của tôi là lòng tốt. Dalai Lama
-----------
|
|
--
Cầu chúc bình an trong Chúa Giêsu và Mẹ Maria Vô Nhiễm. *
M.Béatrice Anne Trần thị Hưởng PT Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm.Vùng SG 22
đường số3. Kp 4. Bình Chiểu. Thủ Đức.
TP/HCM
|
|
|
|
| Theo nguồn: https://mail.google.com/mail/u/0/?shva=1#inbox/13d437ff0debe837 |
|
|
|
|
Nhấp vào đây để Trả lời, Trả lời tất cả hoặc Chuyển tiếp
|
|
| |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét