Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2013

TỰ-DO- Tiếng Nói Trên Chót Lưỡi Đầu Môi !

Việt Nam cần lột xác trong năm con rắn Quý Tỵ 2013,

 
Đó là những lời nhắn nhũ của toàn dân nước Việt gởi đến nhà cầm quyền chính phủ CSVN, cần phải lột bỏ bản chất xấu xa, hèn hạ,xảo quyệt của con rắn chúa Cộng Sản Nga Tàu... Và tả lại quyền tự do, dân chủ,dân quyền cho Việt Nam...!!! Thì lời chúc tết Nguyên Đán 2013 của TT Barack Obama và Đại Sứ David Shear mới thành hiện thực. Nếu không, TỰ DO chỉ là " Tiếng nói trên đầu môi, chót lưỡi " của người lãnh đạo thế giới Tự Do của Hoa Kỳ, đã phản bội lý tưởng tự do của đồng minh Niền nam VNCH.

NGƯỜI MỸ NGÂY THƠ NHẬN TỘI ÁC CHIẾN TRANH- TẾT MẬU THÂN

   những cuối ngày giáp tết Quý Tỵ 2013, TT Barack Obama bổ nhiệm Ông Tổng Trưởng ngoại giao John Kerry, thay thế bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton là một sai lầm trầm trọng, rất lớn từ phía Hoa Kỳ,lại thêm một vị phó Tổng Thống Joe Bidden đương chức cầm quyền tòa nhà Trắng- White House- là những người thuộc phe phản chiến, chủ trương rút quân Mỹ; bỏ rơi Miền nam VNCH, mà hậu quả ngày nay bị Cộng sản hóa VN. Ông Obama lập lại sai lầm quá khứ chiến tranh VN, là nhằm xác nhận chủ trương mục đích ngoại giao thân cộng Sản Bắc Việt, để nâng tầm đối tác chiến lược với CSVN; nhằm làm lá chắn đáng tin cậy, để cân bằng thế chiến lược Trung Quốc Tại Châu Á/TBD của Hoa Kỳ.
   Lợi dụng sự cần thiết, không đồng minh thay thế, nên CSBV/Hà Nội giỡ quẻ, phản phé...và lật lộng cuộc thãm sát Tết Mậu Thân/68 tại cố đô Huế là cánh nghĩ VN.Họ đổ tội thãm sát trê 6.000 dân  Huế là lính đánh thuê VNCH cho Đế Quốc Mỹ. Giết hại đồng bào bằng bombs đạn, từ hạm đội 7 ngoài khơi Dà Nẵng bắn vào, nhằng tiêu diệt, san bằng  cố đô Huế!??. Đó là giọng điệu tuyên tryền chạy tội ác Việt Cộng, do Lê Phong Lan và tập đòan làm phim " Chạy tội CSVN" Vì họ biết Ngoại Trưởng, ngoại giao Hoa Kỳ,John Kerry là con người phản chiến, đã từng bỏ rơi...và phản đối chiến tranh Miền Nam VNCH; ông sắp sang thăm VN trong lễ nhậm chức sắp tới, sẽ im lặng... và đồng tình với tư cách thân công sản của ông.
   Và cũng như xác động thái hoạt động tiếp tay phản bội lại QL.VNCH...Bắt chính phủ VNCH của Nguyễn văn Thiệu chia lại phần đất miền Trung từ Quảng trị-Thừa thiên Huế trở vào Nha trang- Khánh Hòa là phần đất cho thành phần thu7133- Chính Phũ Lâm Thời MTDTGPMN- có đất thành lập chính phụ LT.MTGPMN/VN, theo thỏa thuận trên bàn Hội Nghị Paris/73...Để rồi đến năm, tháng 4/75, Hoa Kỳ bắt TT Nguyễn Văn Thiệu phải rút bỏ Tây Nguyên trung phần VN; từ Quảng Trị- Thừa Thiên Huế; Kom Tum, Plei ku, Phú Yên, Nha Trang Khánh Hòa. Là để nhường đất cho CP.LTCHMNVN thành lập chính phủ theo Cộng Sản Bắc Việt.
   Hoa Kỳ và TT Obama, cũng như John Kerry, ngoại trưởng Mỹ, chắc không dám phản ứng gì!?? Vì lở hứa và ủng bộ CSVN trên bàn hội nghị Paris/73, nhưng thực chất là ký thỏa thuận, trao đổi quyền lợi giữa hai cường quốc Trung Mỹ mà thôi...!!! Việt Công nắm bài tẩy Hoa kỳ, nên bắt Hoa Kỳ phải nhận tội thảm sát Tết Mậu Thân VN, cùng lính VNCH. Nếu không muốm kết tôi Hoa Kỳ phản bôi đồng minh VNCH...



Lê Phong Lan và bộ phim: “Chạy tội cho CSVN”

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Đầu xuân gửi nhà đạo diễn Lê Phong Lan
Soviet Secretary General Mikhail Gorbachev: “I have devoted half of my life for communism. Today, I am sad to say that The Communist Party only spreads propaganda and deceives...”. Tổng Bí Thư Xô Viết: - “…Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Hôm nay tôi đau buồn mà thú nhận rằng: cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá”.
Nhận định ngắn gọn nhưng chính xác của Mikhail Gorbachev, “VIP” số 1 cộng sản Nga nói trên rất phù hợp để thay mọi lời bình luận cho bộ phim tài liệu nhiều tập “Mậu Thân 1968” và “Đại thắng Mùa Xuân 1975” của đạo diễn theo “đơn đặt hàng” Lê Phong Lan được “nhà nước, đảng ta” mua lại đang quảng cáo ầm ỉ, phát sóng trên đài truyền hình CHXH/VN.
Hơn ai hết, hàng chục triệu đồng bào miền Nam Việt Nam, những người trong cuộc “muôn năm cũ”, đã từng là thân nhân, nạn nhân và nhân chứng, chứng kiến trực tiếp nhiều sự việc mà đạo diễn “theo đóm ăn tàng” Lê Phong Lan đang “nổ, chém gió và xuyên tạc” trong sản phẩm giàu chất hư cấu “tưởng tượng” của mình để phục vụ cho “đảng ta” trong mưu toan dối trá bịp bợm “đánh bóng” lật ngược, những sai lầm, tội ác và thất bại của CSVN trong quá khứ với lứa tuổi trẻ Việt Nam sinh sau 1975. Nhưng suy cho cùng, khi internet nối mạng toàn cầu những âm mưu dối trá ấy chỉ là “ảo vọng”.
Bởi hiện nay quốc tế cộng sản /XHCN như bóng hoàng hôn đang thoi thóp trên khắp thế giới thì những động thái “tuyên truyền và dối trá” với nhân dân và công luận thế giới như thế này cũng chỉ như là ánh tà dương hấp hối le lói cuối ngày của cộng sản Việt Nam mà thôi.
Nhất thiết, một lần nữa phải nhắc lại những điều này với “đạo diễn” Lê Phong Lan:
Khác với cỏ cây là loài vô thức, hơn động vật bởi tư duy, con người hoàn thiện về nhân cách và đạo đức có thừa lý trí để phân biệt phải trái tốt xấu hay đúng sai, các sử gia chính thống khuyên rằng: mọi động thái chạm vào lịch sử, ngoài cái “tầm”, người trong cuộc lật lên để sưu tra cần phải có thêm cái “Tâm” trong sáng và trái tim “lạnh lùng”, bởi sự việc liên quan đến “núi xương sông máu” cả một thế hệ thanh niên và đồng bào vô tội đau thương oan uổng đã nằm xuống hơn 2/3 thế kỷ vì cốt nhục tương tàn do ông HCM và đảng CSVN chủ trương. Nếu vì cơm áo hay bã vinh hoa, không trong sáng hay thiếu trung thực thì vô tình sẽ làm cho nhân cách phẩm giá hay tên tuổi mình thấp xuống như động vật hay cỏ cây lại còn mang tội với hồn thiêng sông núi và bia miệng ngàn đời, bởi:
Lịch sử như ánh mặt trời (triết gia Henri Bergson) Dù có khi một bóng mây đen che lấp, nhưng không thể là mãi mãi,

Vợ chồng nữ Đạo diễn “đơn đặt hàng” Lê Phong Lan và Nguyễn Khánh Lân 
(Từ trái qua: Nguyễn Khánh Lân, Lê Bá Dương, Đoàn Công Tính và Lê Phong Lan)
Hình ảnh “Bộ tứ” này lúc đang gấp rút chạy đua với thời gian để hoàn thành 5 tập phim “lịch sử” Hiệp Định Paris 1973 tại trường quay hãng phim Truyền hình nhà nước. Ngoài vợ chồng đạo diễn “đơn đặt hàng” này còn có thêm 2 “phóng viên” cũ của chiến trường Quảng Trị thời 1968-1972 là Đoàn Công Tính và người lính E 27 Lê Bá Dương.

“Và đây là 'gương mặt' mà đồng bào thân nhân, nạn nhân của tội ác cộng sản VN 
rất cần thiết phải ghi nhớ truyền lại cho con cháu: Lê Phong Lan”
Đây! Góp thêm, một “sự thật” mà đạo diễn Lê Phong Lan rất “vô tư” cho biết đã phải bỏ ra đến mười năm để sưu tra hoàn tất 18 tập phim Mậu Thân 1968. nhưng không thấy nhắc đến cho rõ ràng trong “tác phẩm” gọi là phỏng vấn trên 200 nhân vật rất “Trung Thực” ấy của mình...

Hồi chánh viên Tám Hà - Nguồn ảnh: psywarrior.com
Thượng tá Trần Văn Đắc tự Tám Hà (thứ ba từ trái qua) sau một buổi thuyết trình trước công luận báo chí quốc tế và đồng bào miền Nam tại Sài Gòn. (Tháng 6/1968).
Trong âm thầm lặng lẽ “bịp bợm” phá bỏ lời tuyên bố sẽ hưu chiến trong những ngày thiêng liêng Tết Mậu Thân 1968 của toàn dân, CS Bắc Việt mở cuộc tổng tấn công bất ngờ trên 30 thành phố miền Nam Việt Nam vào ngày đầu năm mới nhưng sau một tháng đã kết thúc một cách thảm bại với gần 200.000 quân chính qui và du kích thương vong trong 2 đợt tập kích mà không có bất cứ một cuộc “nổi dậy” nào của nhân dân miền Nam để gọi là “hiệp đồng” tác chiến giải phóng miền Nam.
Ngược lại, một sự kiện quan trọng đã xảy ra, một số nhân viên và sĩ quan cao cấp của CS Bắc Việt đã ra “hồi chánh” với phía VNCH bao gồm:
1. Thượng tá Tám Hà Trần Văn Đắc: chính ủy sư 5
2. Trung tá Huỳnh Cự
3. Trung tá Phan văn Xưởng
4. Trung tá Lê Xuân Chuyên
5. Bác sĩ Đặng Tân, trưởng ty y tế Pleiku
6. Nhà văn Xuân Vũ Bùi Quang Triết
7. Nhạc sĩ Phan Thế
8. Diễn viên Cao Huynh
9. Mai Văn Sổ (em song sinh của Mai Văn Bộ - bộ ngoại giao Bắc Việt)
10. Bùi công Tương; ủy viên tuyên huấn tỉnh Bến Tre
Nhưng quan trọng nhất là Thượng tá Tám Hà Trần Văn Đắc chính ủy sư đoàn 5 tiền phương quân chính qui Bắc Việt thuộc phân khu 1 tấn công Sài Gòn. Ông đã tự nguyện hối chánh và sau đó trong một cuộc họp báo quốc tế tại Sài Gòn, ông xác nhận toàn bộ cuộc tấn công đã thất bại hoàn toàn. Về quân sự: thiệt hại rất nặng nhưng không chiếm được một vùng đất nào. Về chính trị: Không có bất cứ cuộc nổi dậy “hiệp đồng” nào từ nhân dân miền Nam như tuyên truyền của CS Bắc Việt (nhắc lại một chi tiết). Được phóng viên quốc tế hỏi: làm thế nào để VNCH (miền Nam) đánh thắng và chận đứng CS Bắc Việt? Thượng Tá Tám Hà khẳng định:
- “...Muốn thắng Việt Cộng, miền Nam phải áp dụng đúng như sách lược của chính nó, là nắm thật chắc “cái bao tử” của toàn dân bằng tem phiếu khẩu phần và hợp tác xã nông nghiệp “đói thì đầu gối phải bò” Nếu ai không theo chỉ đạo, ra lệnh của đảng vào Nam chiến đấu, toàn bộ gia đình sẽ không có tem phiếu từ cây kim sợi chỉ cho tới lương thực và đất đai, thậm chí có chết thì chỉ mang thây ra vùi ngoài bìa rừng hay bờ sông bờ suối chứ không được chôn trong nghĩa địa thôn xã, có nghĩa cả guồng máy nhân dân Bắc Việt, từ trẻ em 15 tuổi trở lên là phải phục vụ vô điều kiện cho “cổ máy chiến tranh của CS Bắc Việt ở miền Nam...”
Tất nhiên Chính Phủ VNCH miền Nam chẳng thể nào áp dụng một “chính sách” man rợ như thế với đồng bào mình. Vì vậy ngày 30/4/1975 giữa Sài Gòn, nhà văn nữ trung thực của miền Bắc, Dương Thu Hương mới ngậm ngùi mắt rướm lệ: “…Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể xem TV nghe radio bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ... nếu người ta muốn. Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải...”
Củng không thể không nhắc lại lời của nhà “đạo diễn vĩ đại” Lê Phong Lan, tác giả bộ phim tài liệu “Mậu Thân 1968” hãnh diện tự khoe lên rằng “nếu không có Mậu Thân 1968 thì sẽ không có Hiệp định Paris 1973, từ đó, chưa đi đến kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình và chưa thống nhất đất nước năm 1975”
Xin nhà đạo diễn “tài ba, vô tư, trung thực” Lê Phong Lan lấy sổ tay ghi giùm các số liệu này rồi học thuộc lòng, để lần sau nếu bà có “nổi hứng” muốn nói như thế, nên uốn lưỡi vài lần rồi hãy nói, chứ không, nhân dân cứ ngỡ đó là tiếng “con gì!”:
Nếu không có Mậu Thân 1968 (như Lê Phong Lan ví dụ) thì không có thảm cảnh nao lòng vì đớn đau của gần 8000 ngàn đồng bào vô tội Huế Mậu Thân phải lìa đời trong tức tưởi, chí ít cũng có gần 200.000 thanh niên “sinh Bắc” nhưng “không phải tử Nam. Hơn 10.000 thanh niên Bắc đã không hy sinh ở mặt trận Quảng Trị 1972, trung Đoàn Triệu Hải 2.000 quân không bị “xóa sổ” trong cổ thành Quảng Trị. Không có Hiệp Định Paris 1973 thì năm 1974 Trung Quốc không thể xâm lược Hoàng Sa do quân đội VNCH canh giữ (vẫn còn hổ trợ của hải quân Mỹ) và Trung Quốc cũng chưa hổ trợ cố vấn và vũ khí cho Khờme đỏ quấy rối biên giới Tây Nam để “đảng ta” phải làm cái gọi là “nghĩa vụ quốc tế” tiến quân qua Campuchia gần 10 năm hy sinh thương vong 50.000 quân, hao tài, tốn của, lại nuôi “ong tay áo” khi CP Campuchia lại đứng về phía Trung Quốc “tát vào mặt” Việt Nam trong vấn đề Biển Đông khi Campuchia là chủ tịch Asean 2012 Không có Hiệp Định Paris 1973 cũng có nghĩa không có chiến tranh Bắc biên giới 1989, không bị hy sinh hơn 100.000 quân dân và bị tàn phá bình địa gần 300 xã huyện biên giới và không bị mất gần 1000 km2 (bằng diện tích một tỉnh thành) về tay Trung Quốc và năm 1988 Trung Quốc cũng không thể hạ sát 64 chiến sĩ hải quân QĐND/VN để cướp tiếp nhóm đảo Gạc Ma thuộc Trường Sa. Và một điều “cực kỳ quan trọng” là: “nếu không có Mậu Thân 1968 thì sẽ không có Hiệp định Paris 1973, từ đó, chưa đi đến kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình và chưa thống nhất đất nước năm 1975” như nhà đạo diễn Lê Phong Lan đặt ra nói trên thì: Viễn cảnh của đất nước Việt Nam đã tươi sáng hùng mạnh vẹn toàn lãnh thổ và an toàn gấp vài chục lần như hiện nay bởi không có Hiệp Định Paris thì Mỹ chưa rút quân: Và vì chiến lược toàn cầu, căn cứ hải quân tiền phương của hạm đội hải quân 7 Thái Bình Dương Mỹ vẫn bám trụ tại quân cảng “tốt nhất thế giới” Cam Ranh để bảo vệ hải trình tàu thuyền của Mỹ và đồng minh qua lại trên biển Đông kéo dài xuống eo biển yết hầu trọng yếu Malacca, điều này là cực kỳ quan trọng cho Việt Nam, nó có nghĩa: Hoàng Sa, Trường Sa và toàn khu vực biển Đông vẫn yên bình dưới sự tuần tra giám sát của hải và không quân Việt Mỹ mà Trung Quốc chỉ có thể đứng nhìn từ đảo Hải Nam. Chứ không thể nào là cờ Trung Quốc tung bay ngạo nghễ trên thành phố Tam Sa tại đảo Hoàng Sa của Việt Nam hiện nay để giám sát đòi hỏi chủ quyền ngang ngược trên toàn biển Đông không còn bóng dáng Hải Quân Mỹ như hiện tại mà “nhà nước, đảng ta” thì lực bất tòng tâm chỉ biết đứng nhìn “ú ấ” với 4 tốt 16 vàng!
Đồng bào nhân dân mình nói đó là: “Khôn nhà nhưng dại chợ”, tầm nhìn và tư duy trẻ thơ trong cơ thể người lớn. Chỉ có sở đoản, không có sở trường, với các dữ liệu thiệt hại to lớn từ máu xương đến đất đai biển trời như thế, không biết bao giờ có thể lấy lại được? Riêng nhà “đạo diễn” Lê Phong Lan có thấy hãnh diện thêm lên không khi đất nước thống nhất so với Đài Loan hay Hàn Quốc? Còn hơn thế nữa, Việt Nam đang là quốc gia có số dân nghèo nhiều nhất, gần đứng đầu khối Asean sau Campuchia (số liệu 2011). Hiện tại gần nữa triệu thanh niên nam nữ Việt Nam đang tha hương cầu thực, làm vợ hờ, bán sức lao động tại 3 quốc gia Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc!? Không lẽ “đi ở đợ” cho thiên hạ là con đường cách mạng vinh quang tiến lên XHCN? Hy vọng trong não bộ nhà “đạo diễn” Lê Phong Lan sẽ tồn tại tư duy này để sản xuất tiếp một bộ phim nhiều tập cho thanh niên Việt Nam: “Đi ở đợ là vinh quang”.
 
 

Huế, thảm sát Tết Mậu Thân (Bài lưu cho con cháu mai sau)

Thực chất đây là một cuộc diệt chủng, bọn cộng sản đã thẳng tay tàn sát đồng bào mình trong những ngày Tết thiêng liêng của dân tộc một cách dã man. Cuộc thảm sát kinh hoàng ở Huế Tết Mậu Thân nói lên được sự bội tín và lật lọng đê hèn của đảng cộng sản Việt Nam đã thừa dịp Hưu chiến trong ba ngày Tết để mở cuộc tổng tấn công. Lợi dụng những ngày này lực lượng Việt Nam Cộng hòa cho binh sĩ nghĩ phép 50%, cộng thêm sự lơ là của số quân nhân còn ở tại đơn vị trong những ngày Tết, quân cộng sản Việt Nam đã bất thần tung chiêu đánh lén. Lúc ban đầu vì bất ngờ nên quân VNCH có phần yếu thế, tuy nhiên không bao lâu sau thì lấy lại tinh thần và đã cố thủ được vị trí chiến đấu một cách oanh liệt, duy chỉ có thành phố Huế bị áp lực địch nặng nề nên phải mất 26 ngày sau quân VNCH mới tái chiếm hoàn toàn. Bán Nguyệt san Tự Do Ngôn Luận số 43 (15-1-2008) của linh mục Chân Tín nói đến cuộc Thảm sát Tết Mậu Thân ở Huế như sau:
“Trước tiên, đó là vi phạm thỏa ước hưu chiến mà cộng sản đã cam kết một cách long trọng, khiến phía VNCH tin lời mà cho một nữa số quân nhân về ăn Tết với gia đình nên bước đầu đã phần nào bị động…Thứ hai, đó là chà đạp những ngày Tết thiêng liêng của dân tộc. Giữa cảnh sum họp êm ấm, CS đã gây cảnh tan nát chia lìa. Giữa bầu không khí yêu thương hòa giải, CS đã đem tới hận thù bạo lực. “Ai đã cướp con tôi? Ai đã giết con tôi giữa cơn mộng đêm thái bình?” Là câu hát còn vang vọng mãi trong lòng dân miền Nam. Máu đỏ pha vào với rượu Tết. Thịt người đã trộn lẫn với bánh tét bánh chưng. Vỏ đạn đã nằm vương vãi lăn lóc cạnh những đồ thờ tự. Thứ ba, đó là giết chết cả thường dân, bất kể tu sĩ, linh mục, y tá bác sĩ, viên chức cán bộ, văn nhân nghệ sĩ, thầy giáo học trò, thậm chí cả những kẻ buôn thúng bán bưng, lao động độ nhật”.(Đối Thoại online ngày 14-2-2008)
Theo báo cáo tổng kết của Douglas Pike, lúc bấy giờ là nhân viên hành chính ngoại giao của cơ quan Thông tin Hoa Kỳ năm 1970 thì có 3 giai đoạn đưa đến những vụ tàn sát:
“Giai đoạn đầu là một loạt các cuộc xử án bất hợp pháp công cộng kéo dài khoảng 5-10 phút do giới chức trong quân Bắc Việt hay Việt cộng dựng lên. Bị cáo luôn bị kết án “có tội với nhân dân”.
“Giai đoạn sau cùng, khi thấy rõ họ đang bị đánh bật ra khỏi Huế, quân Bắc Việt/Việt cộng thi hành những vụ thủ tiêu nhân chứng- bất cứ ai biết mặt họ, nhìn thấy những tội ác trong lúc Huế bị chiếm đều bị giết và chôn mất xác”…
“Marilyn B. Young trong sách tựa đề The Vietnam Wars, 1945-1990 ghi lại:
“Trong những ngày đầu của cuộc chiếm đóng quả thực có những vụ xử tử công khai tại chỗ... khi trận chiến gần kết thúc bởi cuộc công pháo, lính miền Bắc trên đường rút lui xử tử những người họ đang giam giữ thay vì thả họ ra hay bắt theo làm tù binh- với con số người chết không nhiều như chính phủ Sài Gòn và Washington công bố, nhưng nhiều đủ để tạo những câu hỏi tang thương cho những người sống sót ở Huế”.
(Wikipedia tiếng Việt online ngày 4-2-2008)
Phóng viên Thiên Giao của đài RFA qua bài “Huế, 25 ngày kinh hoàng của 40 năm trước” thì theo ông Nguyễn Lý Tưởng, cựu Dân biểu khu vực Thừa Thiên Huế kể lại:
“Tại thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, 22 địa điểm tìm được là các mồ chôn tập thể. Trong 22 địa điểm này, người ta đếm được 2.326 sọ người. Sau tết, chúng tôi lập Hội Gia đình Nạn nhân Cộng sản trong Tết Mậu Thân. Các gia đình kê khai có người chết, có người mất tích, lên đến 4.000 gia đình. Người ta ước tính vào khoảng 6.000 người. Có nhà báo ước tính 5.000 người. Chúng tôi cho con số 5 đến 6 ngàn là không sai lệch lắm đâu…
“Đỉnh điểm là Khe Đá Mài, thuộc núi Đình Môn Kim Ngọc, tại đây khoảng 400 bộ hài cốt đã được tìm thấy. Những hài cốt tìm thấy tại Khe Đá Mài chính là của những người trú ẩn tại xứ đạo Phủ Cam, xã Thủy Phước, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên.
“Cộng sản bắt đi trên 500 người, thanh niên từ 15- 16 tuổi đến ông già 60-70 bị đưa đi giam ở chùa Từ Đàm. Đến đêm, họ bị dẫn đi lên đường núi và qua sông. Sau đó tàn sát hết mọi người trong tư thế bị trói”. (RFA online ngày 31-1-2008)
Theo hai vị linh mục khả kính Nguyễn Hữu Giải và Phan Văn Lợi hiện đang sống tại Huế kể lại Cuộc thảm sát tại Khe Đá Mài:
“…tại núi Ba Tầng (núi Bân), phía Nam thành phố Huế. Ngôi mộ này lưu giữ hơn 400 bộ hài cốt chủ yếu bốc từ Khe Đá Mài nhưng đã bị chính quyền cộng sản phá đổ trụ bia và để cho hoang phế suốt 32 năm trời…
“Trong toàn bộ biến cố Tết Mậu Thân, có lẽ những gì xảy ra tại Huế là đau thương và đánh động hơn cả, có lẽ cuộc thảm sát tại Khe Đá Mài là rùng rợn, dã man và thê thảm nhất. Tiếc thay, theo sự am hiểu của chúng tôi, hình như người ta chỉ biết đến kết cục của nó là hàng trăm bộ hài cốt dồn lại một đống dưới khe sau khi thịt thối rữa bị nước cuốn đi lâu ngày, từ đó suy diễn ra sự việc hơn là biết rõ diễn tiến của toàn bộ sự việc kể từ lúc nạn nhân bắt đầu bị dẫn đi đến chỗ hành quyết”. (Đối Thoại online ngày 17-1-2008)
Qua lời thuật lại của hai linh mục nói trên khi họ gặp một nhân chứng sống lúc bấy giờ ông ta mới 17 tuổi cũng bị bắt theo đoàn người bị đưa đi giết ở Khe Đá Mài nhưng may mắn lợi dụng lúc đêm tối nên ông đã trốn thoát và hiện còn sống ở trong nước và kể rằng:
“Rồi chúng bắt đầu dùng dây diện thoại trói thúc ké từng người một chúng tôi, trói xong chúng xâu lại từng chùm bằng một sợi dây kẽm gai, 20 chục người làm một chùm. Tôi nhớ là đếm được trên 25 chùm, tức hơn 500 người... Về sau tôi được biết đa phần những thanh niên bị bắt đêm mồng 6 Tết tại nhà thờ Phủ Cam và sau đó bị giết chết đều là học sinh, sinh viên, thanh niên nhút nhát hiền lành”. (Thời Luận ngày 24/27 tháng 1-2008)
Phóng viên Don Oberdorfer, năm 1969 sang Việt Nam phỏng vấn nhiều nhân chứng trong thời gian Huế bị cộng sản chiếm đóng đã xác minh cho nhận định của người kể chuyện Khe Đá Mài:
“Oberdorfer báo cáo rằng hầu hết những người nam trên 15 tuổi trốn tránh trong một nhà thờ ở Phủ Cam đều bị đem đi và bắn chết. Khi Oberdorfer phỏng vấn Hồ Tý, một viên chỉ huy Việt cộng trong cuộc tấn công 1968, ông này cho biết đảng cộng sản có lưu ý đặc biệt về khu Công giáo Phủ Cam vì “người Công giáo lè kẻ thù của chúng tôi”. (Wikipedia tiếng Việt online ngày 4-2-2008)
Và dã man nhất là: “Một trong các cuộc thảm sát gây phẫn nộ dư luận quốc tế là vụ giết 4 bác sĩ người Đức sang giảng dạy và làm việc tại trường Đại học Y Khoa Huế. Trong bài viết “The Vietcong Massacre at Hue”, xuất bản năm 1976, một bác sĩ có tên Elje Vannema, kể rằng ông bà bác sĩ Horst Gunther Krainick và hai bác sĩ Raymund Disher cùng Alterkoter đã bị giết trong tháng Hai năm 1968 tại chùa Tường Vân”. (RFA online ngày 31-1-2008)
Theo Phóng viên Thiện Giao thì ông Võ Văn Bằng, Trưởng Ban Cải táng Nạn nhân Cộng sản Tết Mậu Thân hồi tưởng:“Các hố cách khoảng nhau. Một hố vào khoảng 10 đến 20 người. Trong các hố, người thì đứng, nào là nằm, nào là ngồi, lộn xộn. Các thi hài khi đào lên, thịt xương đã rã ra. Trên thi hài còn thấy những dây lạc trói lại, cả dây điện thoại nữa, trói thành chùm với nhau. Có lẽ, họ bị xô vào hố thành từng chùm. Một số người đầu bị vỡ hoặc bị lủng. Lủng là do bắn, vỡ là do cuốc xẻng…
“Theo Nguyễn Phúc Liên Thành, Phó trưởng ty Cảnh sát Đặc biệt lực lượng Cảnh sát Quốc gia tại Thừa Thiên thì: “Những báo cáo của các cuộc Cảnh sát các xã thuộc 13 quận của thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, do các xã báo cáo, khoảng 5.300 nạn nhân bị chôn sống tại tỉnh Thừa Thiên”. (RFA online ngày 31-1-2008)
Nhà báo Vũ Ánh, nguyên phóng viên mặt trận hệ thống Truyền thanh quốc gia VNCH, đã có mặt tại Huế từ ngày 5 đến 29 Mậu Thân và đi theo nhiều nhóm tìm hầm chôn tập thể kể lại cảm giác của ông khi nhìn thấy những cảnh tượng ấy:
“Vùng nhiều nhất là quận Phú Thứ và Dạ Lê Thượng có nhiều hầm chôn xác tập thể. Cảm giác của tôi lúc ấy rất lạ, như là bị tê liệt khi nhìn các hình ảnh đó…
“Ngay ở hầm Phú Thứ, chắc khoảng gần 1.000 người. Khui lên, đầu của họ phía sau sọ bị bể hết. Những thi hài bị nối nhau bằng dây điện thoại. Có những người không có vết thương, chứng tỏ bị chôn sống”. (RFA online ngày 1-2-2008)
Trong bài nói chuyện tại buổi 40 năm Tưởng niệm Tết Mậu Thân, Việt Báo Gallery, thứ Bảy 29-3-2008, nhà báo Nhã Ca tác giả “Giải khăn sô cho Huế” phát biểu:
“Bốn mươi năm trước đây, đúng vào giờ trưa mùng Hai Tết, tại Cửa Đông Ba Huế, chỉ mấy tiếng đồng hồ sau khi đột nhập, cộng sản khai diễn cuộc tàn sát. Toán nạn nhân đầu tiên gồm 5 thường dân-không hề có người lính Cộng Hòa nào. Tất cả bị trói, bắt đứng quay lưng vào tường thành. Dân chúng đứng coi. Súng AK nổ. Từng người gục chết. Sau cuộc hành hình, thân nhân những người bị bắn nhào ra muốn ôm xác. Họ bị đánh, bị đá, bị đuổi. Xác người bị phơi ngày phơi đêm. Nắng. Máu. Ròi bọ…
“Và cuộc tàn sát tiếp tục. Không bằng súng đạn mà bằng cách chôn sống. Những nạn nhân bị cột trói bằng dây điện dính chùm xếp hàng bên hố. Một vài người bị đập đầu. Cả dây người đang sống bị đạp xuống hố đè lên nhau. Cái đầu nào ngóc lên bị đập bằng cuốc. Cứ thế mà chôn hàng ngàn người. Bạn tôi, chị Tâm Túy cũng đã bị chôn sống. Khi xác đào lên, thấy hai tay chị vói lên như đang cố cào bới đất. Móng tay, móng chân mọc dài hơn. Tóc mọc dài hơn…Bạn tôi bị chôn sống khi còn đầy sức sống.
“Huế Tết Mậu Thân. Hàng ngàn người đã bị chôn sống như thế”. (Việt Báo ngày 31-3-2008)
Theo thông tín viên Tường An của đài RFA thì cư sĩ Trí Lực, người đã chôn cất những xác chết nằm lại sau biến cố Mậu Thân kể lại nỗi kinh hoàng lúc đó như sau:
“Hai mươi sáu ngày sau, sau khi Cố đô Huế bình định trở lại thì tôi tận mắt chứng kiến những hầm chôn tập thể được khai quật lên từ vùng Bãi Dâu Gia Hội, những người xấu số đã bị trói quật lại sau lưng và có những mảnh xương sọ bị vỡ nát. Cảnh kinh hoàng là cộng sản đã chon sống bao nhiêu người dân vô tội.
“Nhà văn Đinh Lâm Thanh, hiện sống ở Pháp, cũng là chứng nhân của biến cố Mậu Thân kể:
“Gia đình của tôi vùng Phủ Cam là một, vùng An Vân Thượng là hai, Gia Hội là ba. Bà con xa bà con gần của bên họ ngoại của tôi gồm cả thảy 12 người. Trong 12 người đó, có người bị chôn sống, có người bị bắn tại chỗ, có người bị chặt đầu, có người bị mổ bụng”. (RFA online ngày 7-2-2012)
Nhân chứng của cuộc thảm sát dã man của CSVN trong những ngày tang thương của Huế trong bài này là bà Nguyễn Thị Thái Hòa kể:
“Tôi xin tường thuật lại chi tiết những cái chết đau thương của ông nội tôi, ba người anh, cùng một người bạn của họ, như là một nhân chứng còn sống sót sau Tết Mậu Thân…
“Vừa vô tới giảng đường thì anh Hải bị Hoàng Phủ Ngọc Phan bắn gục ngay.. Văn òa khóc, tôi khóc theo, kéo ông nội ra sân. Nhìn thấy xác Hải ông nội tôi khuyụ xuống, miệng thì kêu trời ơi, trời ơi, răng mà nông nổi ni…
“Tôi đứng sau lưng ông nội, Hoàng Phủ Ngọc Phan hung hăng bước tới, xô ông nội qua một bên, nó nắm lấy tóc tôi kéo tôi ra về phía hắn. Ngó lên trần nhà la lớn: Lộc, Kính, Hiệp, tụi mày không xuống tao bắn con Ti!…
“Ông nội tôi chạy lại giữ cái ghế cho anh bước xuống, hai chân ông run,ông té sấp, đang lúc anh Lộc tìm cách tuột xuống, thò hai chân xuống trước, hai tay còn vịn trần nhà, khi đôi chân vừa chạm chiếc ghế đẩu thì HPNP nổ súng, đạn trúng ngay chính giữa cổ, máu phọt ra, Lộc lăn xuống sàn nhà toàn thân anh dảy dụa mấy cái rồi nằm im.
“Mặc ông nội tôi la hét thất thanh, Phan chỉa súng bắn lên trần nhà, nghe tiếng anh Kính lăn tới đâu, nó bắn tới đó, bắn nát trần nhà, hết đạn nó giành lấy cây súng của một thằng khác bắn tiếp, cho tới khi anh Kính tôi rớt xuống theo mấy miếng ván. Anh Văn ngồi bệt xuống đất, nhắm mắt, bịt tai, run lẩy bẩy, ngồi kế bên cạnh anh người tôi tê cóng, đái ỉa ra cả quần, ông nội tôi nhào tới ôm anh Kính, hai mắt trợn trừng, anh đang thều thào những lời sau cùng, ông khóc, ông chửi rủa thằng Phan, nó say máu, bắn luôn ông nội tôi. Ông tôi đổ xuống bên cạnh anh Kính”. (Đàn Chim Việt online này 16-1-2012)
..........
Một nhà khoa bảng miền Nam là tiến sĩ Dân tộc học Lê Văn Hảo, giáo sư Đại học Văn khoa Huế, Đà Lạt và Sài Gòn vào dịp Tết Mậu Thân ông là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Cách mạng Thừ Thiên-Huế sau này trả lời phỏng vấn của phóng viên Nguyễn Văn An về vai trò của ông trong trận tấn công Tết Mậu Thân, ông nói như sau:
“Trong tất cả khi nổ ra Mậu Thân tức là trong 26 ngày đêm cộng sản chiếm thành phố Huế thì tôi ngồi trên núi để nghe đài phát thanh suốt ngày, tất cả những gì xảy ra dưới Huế tôi chỉ biết qua đài phát thanh của Hà Nội và đài phát thanh giải phóng.
“Than ôi! Đó không phải sự thật lịch sử mà tôi chỉ là một con tin ở trong thế kẹt phải nhận lấy chức vụ để bảo tồn sự sống còn để mà mong có ngày về với vợ con thôi! Chớ tôi nói thật với anh vai trò của tôi trong tết Mậu Thân là vai trò hoàn toàn thụ động, tôi chỉ ngồi trên núi nghe đài, nghe tin tức…
“Nói thật anh, việc ấy thì tôi biết ngay khi tôi lên núi thì tôi biết Mặt trận Giải phóng là trò bịp bợm, tức là tổ chức hữu danh vô thực, nó là tổ chức của cộng sản thôi, gọi là MTDTGPMN nhưng mà tất cả do Hà Nội chỉ đạo thôi. Việc đó tôi biết ngay và họ cũng không dấu anh ạ! Lúc đó mình ở trong tay họ rồi nên họ cũng không dấu”. (RFA
online ngày 2-2-2008)
Ngày nay khi nói đến Tết Mậu Thân thì người ta đều nghĩ ngay đến cuộc thảm sát tại Huế vì nơi đó đã cho mọi người thấy hết sự tàn sát dã man của những người tự mang danh giải phóng. Tội ác ấy ngày nay chính những người trong cuộc đã chối bỏ trách nhiệm và sự hiện hữu của mình nơi đó, họ không dám nhận cái chiến công hiển hách của họ, vì họ biết đó là chiến công mà loài người nguyền rủa. Hoàng Phủ Ngọc Tường trả lời Thụy Khuê: “…với tư cách là đứa con của Huế, đã ra đi và trở về, ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân. Đó là sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc, và nhìn trên quan điểm chiến tranh cách mạng”. (RFI online ngày 12-7-1997)
Sở dĩ áp lực của địch quân tại Huế lâu dài và bị tàn phá nặng nề là do những tên cỏng rắn cắn gà nhà như tiến sĩ Lê Văn Hảo, anh em giáo sư Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn thị Đoan Trinh… và những thanh niên, sinh viên, học trò của họ đã năng nổ làm những tên xung kích chỉ điểm cho cộng quân tìm bắt và tàn sát người dân Huế cho nên sau này nhạc sĩ Nguyễn Minh Khôi sáng tác bản nhạc “Cơn mê chiều” để nói lên cái ô nhục này:
“Chiều nay không có em
Mưa non cao về dưới ngàn
Đàn con nay lớn khôn
Mang gươm đao vào xóm làng
Đường nội thành xưa ai tàn phá?
Cầu Tràng Tiền bạc màu loangg giòng máu…”
(Nguyễn Minh Khôi)
Trả lời phóng viên Thiện Giao đài RFA, một thanh niên trí thức nhận định: “Trong vụ thảm sát Mậu Thân, ngoài nỗi đau đớn cho dân tộc trong cuộc nồi da xáo thịt tàn độc, còn có một nỗi đau lớn hơn, là vai trò một số trí thức Việt Nam trong cuộc thảm sát này. Bài hát có câu: “Đàn con nay lớn khôn, mang gươm đao vào xóm làng”. Đàn con nớ, có phải chăng là một số trí thức Huế đã đưa Việt cộng vào làng, rồi sau đó theo ra bưng khi quân đội VNCH tái chiếm Huế? Chẳng hạn trường hợp Hoàng Phủ Ngọc Phan, phát biểu trước đây rằng những người bị thủ tiêu chôn sống là thành phần ác ôn có nợ máu với nhân dân”. (RFA online ngày 7-2-2008)
Trên diễn đàn Talawas, nhà thơ Ngô Minh có viết bài “Bi kịch Hoàng Phủ Ngọc Tường” thanh minh rằng Hoàng Phủ Ngọc Tường trong suốt trận tấn công tại Huế thì ông ta đang “luyện chưởng” ở trên núi, nhưng có điều thú vị là Ngô Minh đã nhìn nhận một thực tế mà trước đây CSVN cứ chối leo lẻo: “Quân Giải phóng mà đa phần là bộ đội trẻ từ miền Bắc vào chết rất nhiều”. (Talawas online ngày 4-3-2008)
Lời thú nhận cay đắng của thượng tướng QĐND Trần Văn Trà được giáo sư Nguyễn Ngọc Bích nhắc lại trong bài “Trận chiến Mậu Thân Huế (II)”
“Có những đơn vị tham chiến mà không ai sống sót trở về”. (Đàn Chim Việt online ngày 26-3-2008)
Và sự thừa nhận trong niềm hối hận của thi sĩ “cách mạng” Chế Lan Viên trong bài thơ Ai? Tôi!
“Mậu Thân 2.000
người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm, còn sống có 30…”
(RFA online ngày 14-1-2012)
Đọc qua những tài liệu trên, “ta đã thấy” rõ được bộ mặt của đảng CSVN sát nhân diệt chủng dã man không thua gì bọn diệt chủng Khmer đỏ. Nếu CSVN “giải phóng” được miền Nam năm 1968 thì chắc chắn cảnh đầu rơi máu chảy sẽ thê thảm hơn nhiều, những cảnh giết người man rợ sẽ diễn ra một cách tàn độc hơn cả bọn Ponpot. Ngày nay cộng sản đang ngự trị trên quê hương Việt Nam khốn khổ, do đó mà tội ác diệt chủng của chúng chưa được phơi bày ra ánh sáng công lý cho đến một ngày mà đảng cộng sản mất quyền cai trị, thì ngày đó chắc chắn rằng bọn chúng cũng sẽ bị lôi ra tòa án Quốc tế để đền tội với Tổ quốc, với Nhân dân dù chúng đã chết.
Đại Nghĩa – Sưu tầm
 

 Nhận Xét độc giả
Cs dã man 7 days ago

Cuộc thảm sát Mậu Thân là tội ác dã man của CS đổ lên đầu những người dân Huế là sự thực lịch sử. Những kẻ ác nhân thất đức vẫn đổ tội cho người khác, và chúng vẫn sống nhởn nhơ. ã Chúng vẫn cười trên sự oan khiên đau thương của người dân Huế. Khó thể biết rõ hết tên tuổi của lũ CS đã sát hại đồng bào Huế một cách man rợ mà không chút chùn tay. Nhưng có một số tên tuổi CS tay vấy máu đã được biết rõ mà người dân chẳng làm gì được, để cho con Vẹm cái Lê Phong Lan vẫn tiếp tục làm phim dối trá dù sự thực đã phơi bày sau 45 năm. Những tên đao phủ như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân vẫn ung dung xuất hiện, đi lại, viết lách như một sự thóa mạ vào mặt lương tâm nhân loại và vong linh những nạn nhân đã phải chết thảm khốc. Ngày nào Lê Phong Lan, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân còn nhởn nhơ nói cười như không có gì xảy ra, ngày đó chúng ta vẫn nên cúi đầu thú nhận rằng chúng ta hèn.
honda2000 7 days ago

Chi3 có sử gia Đặng chí Hùng mới viết lại sự kiện Mậu Thân trung thực qua tài liệu thu thập từ những nhân chứng sống ở Huế,những người trốn chạy thoát được nanh vuốt cộng sản hiện đang sinh sống tại Hoa Kỳ và nhiều nơi trên khắp thế giới.Đặng Chí Hùng ơi,riêng tôi xin nghiêng mình bái phục,anh đã bỏ nhiều công sức viết lại lịch sử cho hậu thế,chứ giao công việc này cho bọn sử gia bưng bô cho bọn sâu dân mọt nước Ba Đình thì con cháu ta đời đời nguyền rủa ;chúng bóp méo sự thật,chuyện có nói rằng không,chuyện không nói rằng có,bọn tráo trở,tàn độc,bất nhân,bọn cộng sản Việt là bọn đao phủ không biết tanh mùi máu,phải đặt tên cho chúng là loài dã thú từ rừng Bắc Việt kéo về sát hại dân lành,ghê tởm quá !! trên đây là chứng tích rành rành mà chúng còn làm phim để chạy tội !nhưng chúng làm sao che mắt được 80 triệu người dân Việt với đầy đủ nhân chứng,vật chứng hẵn hoi còn sờ sờ ra đó,hỡi lũ bán nước HỒ,ĐỒng,DUẪN,CHINH và bầy sâu SANG,TRỌNG,HÙNG,DŨNG,mụ doan,mụ bình........Chúng mày có biết Tam Sa Huyện Đảo trên quê hương Việt Nam nằm ở đâu không?? lúc chúng mày cắp sách vào trường đã biết "Nước Việt Nam từ Nam Quan đến mũi Cà Mau" nay có còn Ải Nam Quan ?? Ôi đê hèn và nhục nhã !!

Nghệ thuật dối trá

Trần Trường Sa (Danlambao) - Xin quý vị đừng lầm là tôi muốn nói đến cái nghệ thuật của sự dối trá. Ở đây tôi muốn nói đến một bộ môn nghệ thuật làm việc dối trá, chẳng có chút nghệ thuật nào cả. 
Số là hôm nay xem bài “Giải mã” Mậu Thân 1968 trên báo Thanh Niên, giới thiệu bộ phim tài liệu Mậu Thân 1968. Dĩ nhiên là tôi chả thèm xem bộ phim này, nhưng tôi tin báo Thanh Niên giới thiệu không sai. Trong bài có đoạn: Câu chuyện của những nhân chứng có thẩm quyền đã làm sáng rõ: cái gọi là cuộc thảm sát đẫm máu” chỉ là đòn tâm lý chiến mà Mỹ dựng lên, thực tế là Huế đã bị bom Mỹ phá hủy làm nhiều thường dân chết cùng với quân giải phóng và lính Mỹ. Và... Những dẫn chứng lịch sử cho thấy thông tin bị làm méo mó. Vào thời điểm đó, một số hãng thông tấn nước ngoài và các nhà báo độc lập đã tìm hiểu và xác định không tìm thấy hố chôn người tập thể như phía Việt Nam Cộng hòa đưa ra.
Ở đây tôi chỉ xin nêu một số bằng chứng tượng trưng. 
Ai đánh sập Cầu Trường Tiền? – 11 cô gái Sông Hương. 
Ai chôn người trong những mồ chôn tập thể tại Bãi Dâu, sau chùa Tăng Quang, trong trường Gia Hội, gần Chợ Thông, cạnh chùa Tường Vân? – Quân giải phóng. 
Ai bắn chết ông Trần Đình Thương, phó tỉnh trưởng dân sự tỉnh Thừa Thiên ngay sáng mồng 2 Tết? – Bộ đội. 
Ai giết người hàng loạt ở Phú Thứ, khe Đá Mài? – Việt Cộng. 
Ai chưa tin, hãy tìm nghe bản nhạc “Hát trên những xác người” của Trịnh Công Sơn thì rõ: 
Chiều đi qua Bãi Dâu, hát trên những xác người 
Tôi đã thấy, tôi đã thấy, 
Trên con đường, người cha già ôm con lạnh giá 
Chiều đi qua Bãi Dâu, hát trên những xác người 
Tôi đã thấy, tôi đã thấy, 
Những hố hầm đã chôn vùi thân xác anh em. 
Mẹ vỗ tay reo mừng chiến tranh 
Chị vỗ tay hoan hô hòa bình 
Người vỗ tay cho thêm thù hận 
Người vỗ tay xa dần ăn năn. 
Còn đây là những lời nói ra từ miệng ông Hoàng Phủ Ngọc Tường khi trả lời phỏng vấn của nhà báo Thụy Khê
TK: Nhìn từ phía những dữ kiện lịch sử mà anh nắm bắt được, diễn biến Mậu Thân đã xảy ra trong một trình tự như thế nào? 
HPNT: Huế Mậu Thân xảy ra cách đây gần 30 năm. Sách vở, tài liệu đã được công bố từ nhiều phía của cuộc chiến khá đầy đủ, có thể làm cơ sở cho những phân tích khoa học để giải phẫu một cuộc chiến mà thật ra, không thể đơn giản tách riêng ra trong biến cố Mậu Thân. Điều quan trọng còn lại tôi xin ngỏ bày ở đây, với tư cách là một đứa con của Huế, đã ra đi và trở về, ấy là nỗi thống thiết tận đáy lòng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đình người Huế đã phải gánh chịu, do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân. Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nhìn từ lương tâm dân tộc, và nhìn trên quan điểm chiến tranh cách mạng. Nhưng tôi cũng tin rằng đây là một sai lầm có tánh cách cục bộ, từ phía những người lãnh đạo cuộc tấn công Mậu Thân ở Huế, chứ không phải là một chánh sách toàn cục của cách mạng. Bởi vì tình trạng giết chóc bừa bãi như vậy, đã không xảy ra ở những địa phương khác trong Mậu Thân, ngay cả trên một địa bàn rộng lớn với tình trạng xen kẽ giữa những lực lượng đối địch rất phức tạp như ở Sài Gòn thời ấy. 
TK: Vậy theo anh ai trách nhiệm về những thảm sát ở Huế? 
HPNT: Tôi không đủ thẩm quyền để phán xét bất cứ một cá nhân nào. Xin trích dẫn theo trí nhớ một ý tưởng trong hồi ký của chính ông Lê Minh, Tư lệnh chiến trường Huế Mậu Thân. ‘Dù bởi lý do nào đi nữa thì trách nhiệm vẫn thuộc về những người lãnh đạo mặt trận Mậu Thân, trước hết là trách nhiệm của tôi’. Qua bài hồi ký tâm huyết này, đã được công bố trên tạp chí Sông Hương, Huế và sau đó nếu tôi không nhớ lầm, đã được dịch và in toàn bộ trên báo Newsweek, tác giả Lê Minh, (lúc đó đã nghỉ hưu) còn nhắc nhở rằng điều quan trọng có thể làm, và phải làm bây giờ, là những người lãnh đạo kế nhiệm ở Huế, phải thi hành chánh sách minh oan cho những gia đình nạn nhân Mậu Thân, trả lại công bằng trong sáng và những quyền công dân chính đáng cho thân nhân của họ. 
Nếu muốn hỏi, hảy hỏi những người dân sống tại Phú Hậu, Phú Thọ, Phú Cát, Hương Long, Thủy Xuân trong giai đoạn 1968 – 1975 về việc khai quật những mồ chôn tập thể sau Mậu Thân; hãy hỏi những học sinh Gia Hội giai đoạn 1970-1975 (trong số này có ông Ngô Hòa hiện là Phó chủ tịch tỉnh Thừa Thiên – Huế) đã phải nghỉ học mấy ngày để chờ khai quật xong những hố chôn người tại trường Gia Hội. Trong số những thi thể tìm thấy đợt này có thi thể ông Lộ, chưởng môn Thất Sơn thần quyền tại Huế. 
Muốn làm phóng sự, hãy đến Huế tìm những gia đình có đám giỗ ngày mồng 1 Tết để phỏng vấn. Đó là đám giỗ những người bị xử ngay ngày mồng 2 Tết, khi Mỹ và quân đội Việt Nam Cộng Hòa chưa có một động thái nào phản công. 
Muốn tìm hiểu về nguyên nhân cái chết của những người dân vô tội trong dịp Tết Mậu Thân thì xin nán lại để hỏi những gia đình có đám giỗ đến rằm tháng giêng. 
Không lẽ báo Thanh Niên muốn chơi chữ hay sao khi viết: Câu chuyện của những nhân chứng có thẩm quyền đã làm sáng rõ:... Và hai chữ “Giải mã” đặt trong ngoặc kép! 
Còn những nhân chứng nhân dân không có thẩm quyền thì sao? 
Không lẽ tác giả bộ phim Mậu Thân 1968 muốn đối chọi lại với tác phẩm Bên Thắng Cuộc của Huy Đức khi giới thiệu đã bỏ 10 năm tìm kiếm, gặp gỡ, phỏng vấn... để làm bộ phim này. Hay tác giả chỉ muốn có cơ sở để làm giá với VTV! 
Tôi nghĩ, người dân Huế đã quên đi quá khứ đau buồn của biến cố Mậu Thân. Dân Huế vốn sùng đạo Phật, có lẽ ít ai còn mang lòng căm thù về sự kiện đau buồn này, kể cả những người từng mang bốn chữ “cha chết Mậu Thân” trong lý lịch sau 1975. Những em này không thể thi vào đại học giai đoạn 1975-1985. Đem sự dối trá để khơi gợi lại lòng hận thù để làm gì? Hay đây là âm mưu chia rẽ dân tộc của ngoại bang? 
Dối trá trắng trợn, dối trá không có chút nghệ thuật nào chỉ tổ phơi bày bộ mặt xấu xa của kẻ phá hoại. 
Cuối cùng xin nhắc nhở tác giả bộ phim và những kẻ tiếp tay cho sự dối trá này là: Đất Thừa Thiên linh thiêng có thừa. Đừng đùa giỡn trên linh hồn của hàng ngàn người dân vô tội. Điều chỉ có thể làm là lập đàn chẩn tế, giải oan cho họ; cầu cho vong linh của họ siêu thoát, dân mới an được. Muốn biết, hãy đến gia đình con cái TTM mà hỏi (TTM là tên viết tắt vì tôi không muốn nhắc đến tên một kẻ đã gây nên tội ác dù hắn ta đã chết).







26/1/2013 
*
"Giải mã" Mậu Thân 1968
Minh Ngọ (Thanhnien) - Mậu thân 1968 là bộ phim tài liệu đầu tiên của Việt Nam đề cập trực diện và đi sâu vào sự kiện lịch sử vốn gây nhiều tranh cãi và từng bị cho là nhạy cảm.
Trong hành trình làm rõ sự thật lịch sử về cuộc tổng tấn công và nổi dậy Mậu Thân 1968, đạo diễn Lê Phong Lan đã phỏng vấn và đối chất với hàng trăm nhân chứng, trò chuyện với những chuyên gia lịch sử, các nhà báo trong nước và quốc tế.
Hình ảnh trong bộ phim Mậu Thân 1968, ảnh do VTV cung cấp 
Những sự thật trong sự kiện Mậu Thân 1968 là lý do thôi thúc đạo diễn Lê Phong Lan thực hiện bộ phim, nhất là sau khi chị được trò chuyện với thiếu tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn trong thời gian làm phim về ông. "Suốt một thời gian dài, đã có những thông tin sai về sự kiện Mậu Thân 1968. Trong khi chúng ta lại không hề lên tiếng". Và bà đã bị thôi thúc đi tìm câu trả lời từ phía những người đã từng đứng phía bên kia chiến tuyến. Bà đã sang Mỹ nhiều lần, lặn lội khắp mọi nơi tìm nhân chứng, tư liệu. Rất nhiều người trong cuộc mà bà phỏng vấn nay đã ra đi, nhưng may mắn là sự thật lịch sử được ghi lại từ họ. Bộ phim Mậu Thân 1968 sẽ không tránh né những quan điểm thẳng thắn, những góc nhìn khác nhau của các nhà nghiên cứu lịch sử, những người trong cuộc về những điều được và mất của cách mạng Việt Nam trong sự kiện Mậu Thân 1968.
Nhiều câu chuyện lịch sử ít người biết được lật lại. Một trong số đó là sự kiện 26 ngày đêm tại Huế từng bị cho là "cuộc thảm sát đẫm máu” được mô tả trong cuốn sách Dải khăn sô cho Huế của nhà văn chế độ cũ - Nhã Ca. Những người làm phim đã phỏng vấn ông Lê Khả Phiêu - người chỉ huy một trung đội trong sự kiện Mậu Thân 1968 tại Huế, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, nhà báo Mỹ Stanley Karnow, cựu phóng viên tờ Washington Post Don Lux, GS sử học Larry Berman, và cả những người lính từ hai phía. Những dẫn chứng lịch sử cho thấy thông tin bị làm méo mó. Vào thời điểm đó, một số hãng thông tấn nước ngoài và các nhà báo độc lập đã tìm hiểu và xác định không tìm thấy hố chôn người tập thể như phía Việt Nam Cộng hòa đưa ra. Câu chuyện của những nhân chứng có thẩm quyền đã làm sáng rõ: cái gọi là "cuộc thảm sát đẫm máu” chỉ là đòn tâm lý chiến mà Mỹ dựng lên, thực tế Huế đã bị bom Mỹ phá hủy làm nhiều thường dân chết cùng với quân giải phóng và lính Mỹ.
Trước khi Ðài truyền hình Việt Nam mua bản quyền phát sóng, đạo diễn đã bỏ tiền túi để làm phim. Bà nói: "Tôi làm bộ phim một cách công bằng, khách quan trước hết vì danh dự nghề nghiệp của tôi, thứ hai là với góc nhìn của người Việt Nam và dân tộc Việt Nam”.

Bộ phim tài liệu Mậu Thân 1968 (dài 12 tập) do Đài truyền hình Việt Nam phối hợp với Hãng phim truyền hình Bản sắc Việt sản xuất, phát sóng vào lúc 20 giờ trên kênh VTV1 bắt đầu từ ngày 25.1.


Nhận xét độc giả

nguyễn hiền 18 days ago

Tốt nhất nên nhận lỗi lầm đã giết và chôn sống người dân Huế, cứ chối như tên hề, thiên hạ ôm bụng cười. VC quy tội Liên Thành giết Ngô Kha, nhưng VC không dám nhận giết hàng ngàn người Huế. Những ngày đau đớn nhất ở Huế, tôi đã chứng kiến vài anh bộ đội chính quy miền Bắc cùng với cán bộ địa phương đi lục soát từng nhà, nhả đạn thẳng vào đối phương không thương tiếc, hoặc trói tay mang đi biệt tích, sau đó gia đình tìm thấy thi thể trong những nấm mồ tập thể. Huế quê hương tôi, vùng đất khổ. Có tội tình gì mà VC đem hàng ngàn người bắn bỏ, chôn sống. Không biết ông Cửu Diên cha của chị Châu ở Xã Thuỷ Xuân, nay còn sống không? Ông này bắn bỏ nhiều người dân Huế, cứ đến ông mà phỏng vấn, xem ông trả lời như thế nào. Vc đừng đổ thừa cho Mỹ Nguỵ giết dân Huế, thấy quá chướng tai. Tôi thấy quyển giải khăn sô cho Huế, viết đúng sự thật những ngày Huế nằm trong địa ngục. Tác phẩm này là tác phẩm vĩ đại vì phơi bày thảm trạng đau thương uát ức của người dân Huế, năm mậu thân 68. Xin đốt nén hương tâm thành gởi về người dân Huế mến thương. Biến cố mậu thân là vết đen của người VC, đã thẳng tay bắn giết những người dân oan vô tội. Tội ấy dù làm hàng ngàn thước phim, không thể xóa nhòa hình ảnh buồn đau của người dân Huế khi nghĩ về quá khứ của mình, trong cơn binh lửa bạo tàn do VC gây ra.
                 Huỳnh Mai St.8872
     { Sưu khảo- Thảm sát Tết Thân 1968}

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét