Năm hết, Tết đến...mọi người lo toan sắn sửa, chuẩn bị đón mùa xuân mới; đoàn viên với hạnh phúc gia đình, mà quên đi những mãnh đời bất hạnh khốn cùng của nỗi khổ chiến tranh, mà anh thương phế binh VNCH, phải gánh chịu. Các anh đã bỏ lại một phần cơ thể tay chân.trên chiến trường...! Cũng vì sự hy sinh cho tự do, dân chủ dân tộc Việt Nam. Và vì vậy; nên phải cam lòng chung sống trong một số phận nghiệt ngã của " Bên Thua cuộc "phải chịu nhiều thiệt thòi; thua thiệt trong xã hội còn phân biệt đối xử của " Bên thắng cuôc"
Những ai, còn may mắn, lành lặng- trong chiến tranh qua ! Và vẫn còn thiết tha với dân chủ, tự do dân tôc, xin hãy đoái lòng, thương yêu giúp đở Anh Thương Phế Binh VNCH và các cô nhi tử sĩ, quả phụ miền Nam VNCH. Và xin đừng lãng quên họ, là những tử sĩ :Thương phế binh VNCH, dã hy sinh cho hạnh phúc, ấm no mà ta đang có và đang sống...!
Ủng hộ thương phế binh VNCH, xin gửi chi phiếu đến :
HỘI H.O. CỨU TRỢ THƯƠNG PHẾ BINH & QUẢ PHỤ VNCH
(DISABLED VETERANS AND WIDOWS RELIEF ASSOCIATION)
Non Profit Corporation No. 3141107 EIN: 26 – 4499 – 492
PO Box 25554, Santa Ana, CA 92799
Hoặc :
Ðài truyền hình SBTN-Asia
P.O. Box 127, Garden Grove, CA 92842
Chi phiếu xin đề: ÐNH Cám Ơn Anh kỳ 6
Hình Ảnh những mảnh đời bất hạnh Thương Phế Binh VNCH
Xuân về với Thương Phế Binh
Tường An, thông tín viên RFA
2013-02-04
Trong khi mọi người vui vẻ đón Xuân về thì các Thương Phế Binh của cả hai miền Bắc và Nam, những người đã hy sinh một phần thân thể cho cuộc chiến Việt Nam sẽ ăn Tết ra sao?Thương Phế Binh VNCH
Xuân đến với tất cả mọi người, dù có háo hức đón chào hay hững hờ chờ đợi, những ngày Tết dù muốn, dù không cũng đến gõ cửa mọi nhà để báo một năm lại sắp sửa bắt đầu, mặc những vui buồn, lo âu toan tính của mọi người trước thềm năm mới.Phố phường Sài Gòn Hà Nội đã thay áo để mừng Xuân Quý Tỵ. Phố Hoa, Xe Hoa, Đường Hoa…ồn ào náo nhiệt báo Xuân về. Những cửa hàng rực rỡ đèn hoa để níu kéo cái nhìn của khách qua đường, thức ăn, quà cáp lộng lẫy, trưng bày hấp dẫn, những của ngon, món hiếm chen nhau trong các cửa hàng mời gọi. Tết Nguyên Đán là một cột mốc quan trọng đánh dấu một trang mới cho dòng sống, mọi người cực nhọc cả năm hầu như chỉ để có thể mua sắm cho đầy đủ lễ nghi trong 3 ngày Tết. Bên cạnh cái ồn ào náo nhiệt ấy, bên cạnh những phố hoa rực sáng ấy, vẫn âm thầm những gian nhà thấp, trong đó có những gia đình lặng lẽ nhìn mùa Xuân đi qua, hững hờ đón Tết như một người khách lạ qua đường.
Không có Tết cho người Thương Phế Binh VNCH tên Nguyễn Trọng Đạt, hai cánh tay đã để lại trên chiến trường Bình Long, mùa hè đỏ lửa của năm 1972, gãy xương quay xanh, thủy tinh thể mắt đục gần như mù, tiểu đường, cao huyết áp….chừng ấy bệnh tật đã làm cho người cựu Tiểu đoàn phó tiểu đoàn truyền tin, binh chủng nhảy dù không còn nghĩ đến Tết :
“Mất hết cả hai bàn tay rồi, không còn khả năng lao động kiếm sống hàng ngày thì làm sao mà có được nhu cầu Tết cho cảnh già, cảnh nghèo như tôi chị ơi !! Nội cái ăn cơm hàng ngày cũng là quá khó khăn rồi, không có gì để ăn Tết đâu chị ơi, nói thật như vậy !"
Những ngày cận Tết, cơn bão giá là nỗi hãi hùng cho những mảnh đời khốn khó, với hơn 100.000 ngàn đồng cho 1 cân thịt lợn, 150.000 1 ký thịt gà và gần 300.000 đồng cho 1 ký thịt bò thì bữa cơm với đầy đủ hương vị Tết chỉ là giấc mơ xa vời cho gia đình của Thương Phế Binh VNCH Phạm Ngọc Linh, 1 vợ ba con. Bị thương tháng 3 năm 1975 ở Tam Kỳ, mới 61 tuổi mà ông già đeo đét như cành củi khô, người cựu Thiếu Úy Địa Phương Quân tâm sự:
Nội cái ăn cơm hàng ngày cũng là quá khó khăn rồi, không có gì để ăn Tết đâu chị ơi, nói thật như vậy!“Hàng năm, mình không có tiền nên chi cũng chẳng biết làm gì hết. Một ít con cá cho con ăn 3 ngày Tết, bánh kẹo…Còn chuyện mua sắm áo quần thì mình không nghĩ tới vì số tiền nó lớn quá. Không có tiền thì mình không có khả năng để mua sắm !"
Thương Phế Binh Nguyễn Trọng Đạt
Những chiếc áo mới và phong bì lì xì đỏ thắm mà đứa trẻ con nào cũng chờ đợi trong mấy ngày Tết cũng chỉ là niềm mơ ước vô vọng, lời cầu xin cho năm mới của ông chỉ là miếng bánh tét trong “mâm cỗ” đầu năm cho con mình được chút hương vị Tết:
“Đứa con gái út học lớp 11 hiện nay đòi sắm sửa áo quần, mua sắm đồ Tết, sách vở cho nó, nộp tiền học cuối năm. Cầu mong làm sao Tết nhứt có tiền để mua sắm bánh tét cho con ăn ngày Tết. Cuộc sống rất là khó khăn.”
Thương Phế Binh Bộ Đội
Nếu cuộc sống của các Thương phế binh VNCH là một bức tranh điêu tàn, thì gia cảnh của những Thương Phế Binh Bộ Đội cũng chẳng sáng sủa gì hơn trong những ngày cận Tết. Ông Huỳnh Thanh Núi, từng là Chính ủy Trung đoàn của Sư đoàn 4, bị thương tại chiến trường Kam-Pu-Chia năm 1979, sau 18 năm phục vụ trong quân đội, tài sản của ông bây giờ chỉ là một mảnh nhà tơi tả: “Hoàn cảnh rất là khó khăn, nhà bây giờ thì dột, tiền sửa nhà thì không có. Chủ yếu là chữa bệnh cho con cháu chứ con ăn uống thì hạn chế lắm. Muốn sắm sửa thì phải có tiền, gia đình chủ yếu nuôi con gà, con vịt là để cho các cháu ăn Tết thôi chị ạ.”Với 40 mảnh đạn còn mang theo từ chiến trường Kam-Pu-Chia, liệt một chân, một tay, đã 3 năm nay gia đình Thương Phế Binh Hoàng Xuân Long không còn biết Tết là gì, ông chia sẻ:
“Hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, Tết nhất cũng chẳng có gì cả, chỉ đi đến nhà bà con chơi. Tôi ăn uống bình thường thôi, không dám nghĩ đến ngày Tết. Đã 3 năm nay rồi, hầu như tôi chả có Tết.”
Với chính sách giúp đỡ cho người có công, người nghèo, bà Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh Xã hội Phạm thị Hải Chuyền cho biết trong chương trình “Dân hỏi Bộ trưởng trả lời” là : “Dù năm nay kinh tế khó khăn, ngân sách eo hẹp. Đảng và nhà nuớc vẫn có ngân sách hỗ trợ, có phần cao hơn năm ngoái. Năm ngoái là 390 tỉ đồng, năm nay ngân sách được tăng lên 393 tỉ 500 ngìn đồng. Tính ra mỗi đối tượng được 200 hoặc 400 nghìn đồng”.
Gia đình Thương Phế Binh Huỳnh Thanh Núi được lãnh 1 triệu đồng một tháng, trong gia đình lại có 3 người là nạn nhân chất độc màu da cam nên hàng năm gia đình ông được thêm 200 ngàn để ăn Tết, tuy nhiên năm nay ông cho biết là vẫn chưa nhận được phần trợ cấp từ nhà nước:
“Mỗi tháng lãnh được 1 triệu đồng để chi cho ăn uống bình thường thôi, gia đình tôi khó khăn lắm. Tôi có vợ và 4 con, trong đó có 2 con ảnh hưởng chất độc màu da cam và bản thân tôi cũng ảnh hưởng chất độc màu da cam. Hàng năm nhà nước cho thương binh, chất độc da cam mội người 200 ngàn ăn Tết. Năm nay thì chưa thấy thông báo gì cả.”
Cũng trong chế độ dành cho Thương Phế Binh đã phục vụ trong Quận đội Nhân Nhân. Gia đình ông Huỳnh Xuân Long cũng được một số trợ cấp là 4 triệu 8 để sống, ông cho biết:
“Nói thật với chị là cũng được hưởng lương, mỗi tháng cả lương vợ phục vụ là 4 triệu 8, gần 5 triệu. Phần vợ là 1 triệu tư để lo cơm nước, giặt giũ nói chung là hỗ trợ đi lại, một chân tôi bị liệt nên đi lại rất là vất vả. Chính phủ năm nào cũng cho thêm được 1 triệu, tính ra tiền đô là 50 đô.”
Tuy nhiên, để được hưởng tất cả những quy chế đó không phải là một điều đơn giản, ông Long cho biết tiếp:
Hàng năm nhà nước cho thương binh, chất độc da cam mội người 200 ngàn ăn Tết. Năm nay thì chưa thấy thông báo gì cả.“Nhưng trong nước thì chế độ chính sách bảo hiểm thì rất là vất vả, họ nói 1 đằng mà họ làm 1 nẻo. Họ cho mình 10 thì mình phải đút lót cho họ 5-7. Khó khăn lắm, cho nên mình có bệnh thì mình phải tự đi chữa thôi.”
Thương Phế Binh Huỳnh Thanh Núi
Đó là quy chế mà bộ Lao động và Thương Binh Xã hội dành cho những quân nhân của “ Bên Thắng Cuộc” , còn những Thương Phế Binh của chế độ VNCH thì sao ? Cựu Thiếu úy Địa phương quân Phạm Ngọc Linh cho biết, bên cạnh số tiền ít ỏi nhà nước cấp cho hàng tháng, gia đình 1 vợ 3 con của ông chỉ còn biết trông đợi vào lòng thương hại của các tổ chức nhân đạo hải ngoại:
“Chính quyền địa phương cấp cho tôi mỗi tháng 180 ngàn. Vừa qua ông Hạnh ( Nguyễn Quang Hạnh, hội trưởng hội Bạn Thương Phế Binh VNCH, gọi tắt là hội Nạng Gỗ -RFA-) giúp cho tôi được 95 euro và tặng học bổng cho con gái tôi học lớp 11 được 80 đô, tiền Việt Nam là 1 triệu 7. Hiện gia đình sống cũng chụp giựt, ngày nào kiếm được đồng nào là lo ăn ngày nấy chứ con cái đi học thì có lúc đủ, có lúc thiếu. Bây giờ sắm sửa áo quyển sách vợ cho các con thì rất căng.”
Ước nguyện cho năm mới
Đầu năm, ai cũng có một lời chúc cho mọi người và một mong ước cho riêng mình. Riêng Thương Phế Binh Hoàng Xuân Long thì chỉ có một ước nguyện duy nhất dành cho mình và cho mọi người trong năm Quý Tỵ: “Tôi có một ước nguyện làm sao cho dân Việt Nam sống trong Hoà Bình, đừng có chiến tranh, đó là điều đầu tiên và có Dân chủ. Riêng người dân nói thì các quan chức phải biết nghe. Hiện nay các quan chức làm theo ý của quan chức. Nói thật với chị hiện giờ để mà thay đổi chế độ nguyện vọng dân thì có nhiều nhưng mà khó lắm chị ạ. Đổ máu rất lớn thì mới thay đổi được chế độ còn thật sự không như cái chế độ này. Đó, nguyện vọng của tôi là như thế.”Xuân về,mọi người hối hả lo sắm Tết, cũng là dịp họ tặng cho nhau những món quà VIP để thắt chặt mối thân tình hoặc là cơ hội để đặt nền tảng cho 1 quan hệ mới. Không ai có thì giờ để nghĩ đến những mảng tối của các thân phận tật nguyền. Bên cạnh những ngậm ngùi ấy, người Thương Phế Binh tàn phế trên 80 % thân thể Nguyễn Trọng Đạt vẫn bình thản chấp nhận những nghiệt ngã của thân phận, vẫn tiếp tục làm vui cuộc đời bằng hàng trăm bài thơ mà ông vẫn thường sáng tác lúc đêm về, những vần thơ bình dị, lúc vui vẻ hào sảng, lúc đắng cay chua chát . Xin gửi đến quý thính giả của đài Á Châu Tự Do mấy vần thơ chúc Tết của Thương Phế Binh Nguyễn Trọng Đạt để kết lại bài phóng sự hôm nay:
Nói thật với chị hiện giờ để mà thay đổi chế độ nguyện vọng dân thì có nhiều nhưng mà khó lắm chị ạ. Đổ máu rất lớn thì mới thay đổi được chế độ...“Xuân về không chỉ Việt Nam
Thương Phế Binh Hoàng Xuân Long
Tết đến nhiều nước hân hoan mong chờ
Ngày tết đẹp tựa giấc mơ
Hồn Xuân phơi phới phun thơ cho đời
Quý Tị đem đến mọi người
Gia đình Hạnh phúc đẹp tươi muôn nhà
Tật nguyền tàn phế mình ta
Cuộc đời buồn tủi muốn hoà vui chung
Tai nghe tiếng Tết lùng bùng
Cơm ăn chưa đủ muốn khùng muốn điên
Căm thù đặc biệt đồng tiền
Nhìn đôi tay cụt chạy liền thật xa.”
Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/newyear-w-vns-injured-veteran-ta-02042013132734.html
Thương Phế Binh QL/VNCH - Còn Nhớ Hay Đã Quên?!
Thương Phế Binh QL/VNCH - Còn Nhớ ... Hay Đã Quên?!
Hội Nạng Gỗ và những mảnh đời Phế Binh
Tường An, thông tín viên RFA, Paris
2012-12-28
Sau khi chiến tranh chấm dứt, cuộc sống bao cấp đã gây rất nhiều khó khăn cho nhiều tầng lớp xã hội thời hậu chiến. Trong đó phải nói đến một tầng lớp bị phân biệt đối xử, không được giúp đỡ, đó là các Thương Phế Binh VNCH.
Source Tuong An/RFA
Bữa cơm Tình Thương gây quỹ thứ 18 tại Paris ngày 16/12/2012
Ở hải ngoại, sau khi cuộc sống ổn định, nhiều tổ chức được hình thành để giúp đỡ cho số người bị bỏ quên này. Một trong những tổ chức đó là Hội Bạn Thương Phế Binh VNCH tại Pháp, hoạt động từ 23 năm nay.
« Sau biến cố 30-4-1975, gia đình và bản thân tôi nói riêng và đại gia đình anh em phế binh nói chung sống những ngày đen tối… Ngày ngày chúng tôi chống đôi nạng gỗ lê lết tấm thân tàn đi xin ăn hết nơi này đến nơi khác, gặp gì lượm đó… Nhiều lúc quá mỏi mệt, sức lực kiệt cùng, anh em chúng tôi bạ đâu ngủ đó….Một số anh em chúng tôi bị cưỡng bức đưa đi "tập trung cải tạo". ... Nhà tù ở đây cũng không phải là nhà tù trong những thành phố mà là giữa chốn rừng sâu, khỉ ho cò gáy… Nhiều anh em chúng tôi đã bỏ mình, thân thể nằm lại vĩnh viễn tại những chốn này, mồ hoang cỏ lạnh và bị đời quên lãng »
Đó là trích đoạn lời kể trong lá thư của Độc Cước, một phế binh ở Sài Gòn được đăng lại trên mạng internet , một trong rất nhiều thân phận bị bạc đãi, bị phân biệt đối xử trong xã hội mới chỉ vì họ đã từng chiến đấu trong « chế độ củ »
Hội Bạn TPB VNCH
Hội Bạn Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hoà (TPB VNCH) còn được gọi tắt là Hội Nạng Gỗ đã ra đời năm 1989 tại Pháp với mong muốn làm dịu đi phần nào những vết thương chưa kịp lành lại đã bị xé nát của những mãnh đời bất hạnh đó. Và đó là lý do mà ông Nguyễn Quang Hạnh, một cựu quân nhân thuộc binh chủng Bộ binh đã thành lập Hội này ngay khi đến Pháp, ông nói :
Ngày ngày chúng tôi chống đôi nạng gỗ lê lết tấm thân tàn đi xin ăn hết nơi này đến nơi khác, gặp gì lượm đó… Nhiều lúc quá mỏi mệt, sức lực kiệt cùng, anh em chúng tôi bạ đâu ngủ đó….Một số anh em chúng tôi bị cưỡng bức đưa đi "tập trung cải tạo"
một phế binh ở Sài Gòn
Hồ sơ thương phế binh của Hội Nạng Gỗ (1)Source Tuong An/RFA
« Sở dĩ tôi thành lập Hội Bạn TPB VNCH là vì trước kia tôi cũng là quân nhân trong quân lực VNCH. Sau khi ra tù cải tạo, tôi đi lên vùng kinh tế mới ở ; tôi tiếp xúc với anh em TPB, khi còn ở cùng đơn vị thì những người lính trong đơn vị tôi cũng bị thương tật. Do đó khi ra được ngoài này rồi tôi luôn luôn nghĩ đến những anh em đó. Tôi phải cứu giúp anh em khi gặp khốn khó »
Sự bắt đầu nào cũng khó khăn, không chỉ vì thiếu tài chánh, thiếu phương tiện mà còn vì thiếu cả lòng người. Ông Hạnh chia sẽ :
« Khi mới bắt đầu thì gặp nhiều khó khăn lắm : ở ngoài thì chống về vấn đề kinh tài, trong nước thì còn nghi ngờ những người ra nước ngoài. Ban đầu một số anh em đi xin thuốc thừa, thuốc dư của pharmacie (nhà thuốc tây) gửi về cho các anh em. Sau đó thì anh em chúng tôi muốn cho hoạt động công khai thì do đó đứng ra thành lập một cái hội để khai với nhà nước Pháp để có một cái Hội chính thức để mà hoạt động »
Với sự giúp đỡ thiện nguyện của một số đồng hương, Hội bạn TPB dần dần đã đứng vững trên đôi nạng gỗ của mình. Sau 23 năm Hội đã tổ chức được 18 bữa cơm Tình Thương gây quỹ, giúp được 43.600 anh em TPB thuôc nhiều diện nặng nhẹ khác nhau. Lúc đầu, Hội còn phải mày mò tìm kiếm các TPB đang sống rãi rác khắp nơi dưới mái tranh tồi tàn, trong các hang cùng, ngỏ tối. Dần dần, qua truyền thông cũng như truyền miệng các TPB đã biết đến sự hiện hữu của Hội và tự tìm đến Hội để gửi đơn nhờ xin giúp đỡ.
« Hội chúng tôi được biết đến qua đặc san Nạng Gỗ mà mỗi năm chúng tôi ra 3 kỳ để tường trình kết quả và việc làm để cho Ân nhân theo dõi. Thì 23 năm rồi bây giờ về Việt Nam hỏi anh em TPB thì anh em biết rất nhiều. Chúng tôi phổ biến mẫu đơn để anh em gửi về Hội, thì những mẫu đơn đó, anh em phổ biến rộng rãi »
Ân Nhân của Hội
Ông Hội trưởng nói Hội sẽ không thể hoàn thành được công việc nhân đạo của mình nếu không có sự giúp đỡ tài chánh của các Ân nhân.Ngoài các bữa cơm tình thương gây quỹ, hội còn có trên 600 ân nhân từ Pháp, Hoa Kỳ, Đức, Hoà Lan.v.v… giúp đỡ tài chánh đều đặn. Một trong những tổ chức đã liên tục giúp Hội NG trong suốt 13 năm qua là Hội La-Vang tại thành phố Nijmegen, Hoà Lan. Ông Nguyễn Thanh Sơn, gia trưởng một gia đình 11 người con và cũng là hội trưởng La-Vang cho biết cơ duyên nào đã đưa ông đến với hội NG.
Hội chúng tôi được biết đến qua đặc san Nạng Gỗ mà mỗi năm chúng tôi ra 3 kỳ để tường trình kết quả và việc làm để cho Ân nhân theo dõi. Thì 23 năm rồi bây giờ về Việt Nam hỏi anh em TPB thì anh em biết rất nhiều
ông Nguyễn Quang Hạnh
« Nhân dịp bác Trần văn Ninh, một nhân sĩ lớn tuổi ở Nijmegen này có đến thăm và bác có đưa tờ báo Nạng Gỗ. Các cháu ở nhà xem thấy, các cháu rất là xúc động. Các cháu nói Bố ơi vậy thì mình có thể giúp gì cho nạn nhân TPB VNCH của mình chứ bây giờ họ sống cực khổ quá, thì bây giờ Bố có ý kiến gì không ? Nếu chúng ta có xin chăng nữa thì chỉ 1 lần, 2 lần thôi chứ chúng ta không thể xin hoài . Các cháu nói là Giáo xứ ở đây rất thương mến người Việt, thì Bố có thể xin Cha mỗi chủ nhật đầu tháng cho chúng ta bán chả giò. Tiền bán chả giò đó, chúng ta sẽ gom lại và sau đó chúng ta có thể giúp đỡ được chứ chúng ta không xin. »
Với hy vọng từ những chiếc chả giò be bé sẽ đem lại niềm an ủi lớn lao cho những mãnh đời bất hạnh trong những ngày lễ, Tết. Sau 5 năm , Gia đình Tình Thương La-Vang đã trở thành Hội bạn Tình Thương La-Vang với thêm sự đóng góp của những người Hòa Lan giàu lòng nhân đạo
« Đúng ra bán chả giò 1 tháng chỉ có khoảng 100-200 € thôi, một năm không bao nhiêu, nhưng thực tế may mắn, từ năm 2000 đến 2005 lúc đó chỉ lấy tên là Gia Đình Tình Thương La-Vang , thì đến năm 2005, lúc đó ông chủ tịch Hội Đồng Giáo xứ thấy rằng số tiền hàng năm gửi cho Hội TPB tại Pháp rất là khiêm nhường. Cho nên họ nói là như vậy thì không được bao nhiêu. Lúc đó Hội đồng Giáo xứ mới thành lập Hội Bạn Tình Thương La-Vang, lúc đó thì Ân nhân người Hoà Lan rất nhiều, hàng tháng họ cho 10-20 € , bởi thế, số tiền đó mới được tăng và vào những dịp lễ như lễ Phục Sinh, Giáng Sinh, Tết hội La-Vang chuyển tiền sang Hội bạn TPB bên Pháp coi như toàn quyền xử dụng. »
Kỷ Niệm khó quên
Sau những khó khăn ban đầu, Việt Nam thời mở cửa đã tạo điều kiện cho ông Nguyễn Quang Hạnh trở về Việt Nam để nhìn tận mắt hoàn cảnh cơ cực của những TPB mà Hôị đã giúp đỡ. Ông cũng đã chứng kiến những cảnh não lòng mà ông không thể nào quên :
Kỷ niệm ghi nhớ nhiều nhất của tôi là khi tôi về Huế để gặp 1 người TPB đã nộp hồ sơ nhờ giúp đỡ, anh TPB đó tên là Dương Quang Thương, anh cụt 2 tay, 2 chân, mù cả 2 mắt. Chứng tôi cũng nghi ngờ hồ sơ đó nên khi mà chúng tôi đến tiếp xúc thì thấy đúng là mức độ tàn phế quá nặng
ông Nguyễn Quang Hạnh
« Kỷ niệm ghi nhớ nhiều nhất của tôi là khi tôi về Huế để gặp 1 người TPB đã nộp hồ sơ nhờ giúp đỡ, anh TPB đó tên là Dương Quang Thương, anh cụt 2 tay, 2 chân, mù cả 2 mắt. Chứng tôi cũng nghi ngờ hồ sơ đó nên khi mà chúng tôi đến tiếp xúc thì thấy đúng là mức dộ tàn phế quá nặng. Cái thứ hai là khi tôi về Việt Nam, tôi đi xích lô. Anh đạp xích lô chở tôi đi tới một đoạn đường kia, anh ta xin ngưng lại để anh ta xuống thì tôi thấy anh ta lôi bình nước tiểu từ trong người để anh ta xả đi, tôi hỏi mới biết anh ta là một TPB. Điều đó làm cho tôi rất cảm động là vì mức độ tàn phế nặng như vậy mà phải đi lao động nặng để kiếm miếng ăn. »
Thương Phế Binh Phạm Ngọc Linh, nguyên Thiếu úy địa phương quân, đại đội 3, tiểu đoàn 534 , bị thương ở chân vào ngày 24 tháng 3 năm 1975 tại Tam Kỳ. Sau 1975, ông bị tập trung cải tạo 1 năm, sau khi trở về thì mọi chuyện đã đổi khác, ngôi nhà và người vợ năm xưa không còn nữa, ông kể :
« Khi bị thì chưa chi hết, sau khi đi cải tạo 1 năm, thịt ở chân bị nhiễm trùng , thúi nên người ta phải cắt 2/3 chân trái. Khi đi cải tạo về thì cô vợ trước bỏ, người ta nói là sĩ quan ngụy, người ta không cho ưng nữa, tôi phải tự đi kiếm ăn, cuộc sống rất là khổ. Đến năm 2000, tôi nghe người ta nói làm đơn gửi qua ông Hạnh giúp đỡ từ hồi đó đến giờ. Mới tháng 11-2011 tôi bị tai biến mạch máu não, hiện bây giở tôi bị liệt nửa người, bị đái ra đường, hư một mắt. Hiện nay, ngày nào kiếm được đồng nào lo ăn ngày nấy chứ còn cuộc sống rất là khó khăn. »
Chiến tranh nào cũng ghi lại những dấu tích không thể nào quên. Lại càng nghiệt ngã hơn cho số phận bị bỏ quên của những người lính . Sự giúp đỡ của Hội Bạn TPB VNCH tại Pháp cũng như các hội đoàn từ thiện khác cũng chỉ là những giọt nước nhỏ nhoi với ước mong tưới mát tấm ân tình « Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng » và qua đó xoa dịu phần nào những vết thương đã để lại sau cuộc chiến.-
29-12-2012 03:48 AM #2Member
- Join Date
- 20-04-2011
- Posts
- 4,866
Cứu Trợ Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa
TRÊN ĐÔI NẠNG GỖ
"Anh trở về trên đôi nạng gỗ""Anh trở về dang dở đời em!".
Cầm tờ giấy xuất viện, họ hẹn 6 tháng sau trở lại tái khám, Ngô văn Công đu mình trên đôi nạng gỗ, chân cao chân thấp đến thăm người yêu trước khi về với mẹ già dưới quê ở Cần Thơ.
Đứng trước cửa nhà Dung trên đường Trần quang Khải một lúc lâu, anh ngập ngừng đưa tay toan gõ cửa thì nghe như có tiếng ai hát từ trong vọng ra: "Anh trở về..dang dở đời em", anh còn nghe cả tiếng ê-cô dội lại:
"Sao anh không đi luôn đi, cụt giò rồi còn trở về mà chi cho đời em thêm dở dang?"!
Tai Công ù đi, không phân biệt được đó có phải là tiếng người con gái hát hay là những tiếng "o, o" trong lỗ tai từ khi bị sức ép của tiếng nổ do pháo binh địch 130 ly gây lên? Anh cúi xuống bất chợt nhìn thấy ống quần chân phải lắc lư, anh cũng lắc lư cái đầu theo nhịp ống quần cho đồng điệu, không gõ cửa nhà người yêu nữa, ra bến xa cảng miền Tây lên xe về thẳng quê, nơi đó mẹ già đang mong tin con hằng ngày.
Đó là câu chuyện tình buồn năm 1970 khi người lính trở thành TPB. Sau 35 năm số phận những người TPB có thay đổi gì không? Dĩ nhiên là dưới chế độ XHCN thì khá hơn, khá khốn nạn hơn.
Ký giả người Nhật Yoshitaga Yushi ghi lại trong bài viết về: "Số phận của người TPB miền Nam Việt Nam"(Click vào tiêu đề trên để đọc nội dung). Tôi vừa tóm lược ý kiến của một ký giả người Nhật (NV số717) nói về chính sách khoan hồng của XHCN đối với ông Hùng và Công. Chúng tôi không lạ về chuyện khoan hồng khoan đỏ của VC. Lạ một điều là Ngô văn Công vẫn "còn sống", nếu đúng hắn là người nằm cùng một phòng với Nguyễn kim Tiền và tôi trong bệnh viện từ tháng 6-69 đến 6-70. Tôi đem chuyện Ngô văn Công kể cho Tiền đang nằm trên giường bệnh nghe.
Tiền tin chắc người TPB mà ký giả Yoshitaga Yushi gặp tại Cần Thơ đúng là thằng bạn "Công cụt giò" của chúng tôi. Ba thằng cùng bị thương khắp người như ba cái bị rách.
Công thê thảm hơn vì bị cụt một giò trên đầu gối. Chúng tôi thường đùa với hắn và cũng là để tự an ủi: _ "Mất một chân không sao, cái Giống vẫn còn là tốt rồi, sau này ai mà biết mình là người chân chính hay chân phụ, chân thật hay chân giả". Có lẽ cám cái cảnh một thằng bạn cụt chân, sau 35 năm vẫn đu mình trên đôi nạng gỗ cũ mèm, mà không có được một cái chân giả để đi đứng cho có vẻ oai phong, là một cựu quân nhân QLVNCH, nên khi tôi bắt tay từ giã nó để đi "tham dự" chương trình văn nghệ do hội Bạn người Cùi tổ chức, Nguyễn kim Tiền thều thào hỏi: _ "Thế còn chương trình văn nghệ giúp TPB ở VN đến đâu rồi?" _ "Đang chuẩn bị, mày cứ yên tâm ĐI". Tôi lại nói dối người sắp chết Nguyễn kim Tiền một lần nữa và cố ý nhấn mạnh ở chữ ĐI.
Nó là cựu học sinh Trần Lục, con chim đầu đàn trong mọi sinh hoạt của hội TQLC Nam CA, lúc nào cũng sẵn sàng móc túi ứng trước để thực hiện tập đặc san ST rồi lượm bạc cắc sau, thiếu đủ không thành vấn đề. Mới đây hắn bàn cùng Phạm vũ B.. và chúng tôi là làm sao tổ chức được một buổi văn nghệ để gây quỹ giúp thương phế binh tại quê nhà, TPB mọi quân binh chủng, ĐPQ & NQ, mọi thành phần vì chiến đấu chống cộng mà nay trở thành thân tàn ma dại chớ không riêng cho TPB/TQLC.
Đang chuẩn bị vận động thì bất ngờ hắn ta bị "cúm" hành rồi ung thư phổi. Bệnh đã tiến tới đỉnh cao và bị xuất viện. Bác sĩ cho về nhà, không ki-mô ki-miếc gì nữa, cho tự do, muốn làm gì thì làm, nhanh thì 2 tuần, chậm là một tháng! Cái nó muốn làm thì không còn làm gì được nữa nên nó mới hỏi tôi, nay tôi gởi lại anh lang tây Phạm vũ B.. và các bạn cưụ học sinh Trần Lục có nên dùng uy tín của mình trong giới y-sĩ và giới truyền thông để vận động giúp nó không? Giúp thực hiện nguyện vọng của một thằng sắp chết mà còn nghĩ đến TPB còn sống tại quê nhà! Chưa biết đến bao giờ nhưng giả tỉ như khi chương trình văn nghệ gây quỹ giúp TPB thực hiện được thì có lẽ nó đã Đi rồi! Nếu "chẳng may" nó còn đứng dậy được để tiếp tục công việc thì đó là một phép lạ. Tôi mong như thế, tin như thế, tin chắc như thế vì cho đến giờ phút tôi viết những dòng này (20-6-05) thì Nguyễn kim Tiền đã vượt qua gấp đôi cái giới hạn tối đa là một tháng của BS bệnh viện ung thư Hoa phán.
Cái vui khôn tả là sức khỏe của nó ngày càng hồi phục tới độ lạ kỳ. "Xin Thượng Đế khoan cất nó về, vì nó còn nợ TPB, ai cảm thấy không còn nợ nần gì với TPB thì cất trước đi". Đúng lý ra vì vấn đề tế nhị tôi không nên nói về cá nhân Nguyễn kim Tiền, nhất là nó đang bệnh.
Câu chuyện có vẻ lạc đề nhưng lại rất hữu ích cho những người có lòng với TPB và nhất là những người CÓ LÒNG TIN. Tóm tắt như sau: Khi hết giai đoạn chữa bằng hóa trị và phải dùng máy hút nước từ trong phổi ra mỗi ngày cả lít có màu vàng và hồng thì BS cho Tiền về nhà để "dưỡng bệnh" (!) và mọi kế hoạch hậu chiến, hậu sự đã xong. Linh Mục Luân được mời đến giúp nó xưng tội rước lễ lần cuối cùng. Khi "xức dầu" cho người sắp ra đi, cha nói: _ "Tôi xức dầu cho anh thêm sức mạnh". Và nó đã mạnh lại thật như lời cha Luân phán.
Từ giai đoạn không ăn uống gì, một chút sữa ensure cũng ói, chỉ bôi một tí nước lọc cho khỏi khô môi thì Tiền đã tỉnh lại sau khi được xức dầu và qua ngày hôm sau đã đòi uống, đòi ăn, bước sang tuần thứ 8 thì ăn bánh mì thịt, bánh dầy kẹp chả đúng "gu Bắc Kỳ". Hòa "đầu bạc" còn hỏi đùa thế "nó" đã nhúc nhích được chưa thì Tiền toét miệng cười dễ ghét.
Tôi không đi vào chi tiết quyền năng chữa bệnh của Linh Mục Luân, vì ông luôn nhấn mạnh là ông chỉ cầu xin ơn trên dùm cho bệnh nhân, khỏi hay không là do LÒNG TIN của mỗi người. Tôi cũng không nhắc đến địa chỉ của Cha và tên những bệnh nhân nan y đã được qua cơn hiểm nghèo như trường hợp Nguyễn kim Tiền. Ngày cha Luân xức dầu cho Tiền có mặt B.Đ.Q CNN và Hòa "đầu bạc", hai nhân chứng và cũng là hai người bạn học ngày xưa, nay hàng ngày hàng tuần săn sóc cho Tiền.
Tiền và tôi sống bên nhau trên 35 năm, tuy cùng là "con chiên" nhưng không biết nhau là cùng tôn giáo! Chỉ tới khi thập tử nhất sinh nó mới kêu Chúa và tôi mới kêu Cha để lo phần hồn cho nó. Đúng là lũ "vô đạo". Nhưng LÒNG TIN và CÓ LÒNG với TPB đã giúp nó đứng dậy... Xin quay trở lại đề tài trên đôi nạng gỗ.
Hội trường nơi tổ chức văn nghệ giúp người cùi không còn một chỗ trống, hình như mọi người tới đây để "THAM DỰ" chương trình giúp người cùi chớ không phải đến để XEM văn nghệ vì tôi gặp cả mấy ông già khó tính, hủ lậu không bao giờ thích chuyện ca hát. Tôi hỏi cụ ông Phạm văn C..: _ "Hồi xuân rồi hay sao mà hôm nay anh đi coi văn nghệ đây?" _ "Hồi cái con khỉ, tao đi vì Người Cùi. Chú mày biết tao già rồi mà.
Tao cảm thấy hạnh phúc khi được chính phủ nuôi, có SSI, có đi-keo đi-két đầy đủ nhưng nếu tao chia một chút cho người cùi thì hạnh phúc của tao tăng gấp đôi" _ "Thế sao anh không ủng hộ một tí cho quỹ TPB, những đệ tử của anh" _ "Có nghe ai nói gì đâu, chú mày kêu gọi tổ chức đi." Trên sân khấu, những danh ca mà thường thì một "sô" của họ đáng giá ngàn vàng. Vậy mà trong chương trình này họ hát không biết mệt. Vừa hát vừa ôm.. thùng đi xuống hỏi thăm khán thính giả. Những người đã mua vé tham dự vẫn hoan hỉ, hân hoan, hoan nghênh, hoan hô ủng hộ thêm vào cái thùng của cô ca sĩ. Việc lượm bạc cắc này của cô cũng đạt số tiền 5 ngàn đô! Đáng kể nhất là "Người yêu của lính" Ngọc M.. họat động từ đầu tới cuối, hết công suất khiến trong tận đáy lòng của tôi nổi lên chút ghen tị, đã toan phát ngôn: "Bỏ lính rồi đi theo người C..hay sao đây?". Nhưng chặn lại kịp trong cổ họng. Theo ban tổ chức hội BNC, thì số thu được cho quỹ đã lên quá con số một trăm năm chục ngàn đô! Chưa hết, hội cho biết ân nhân vẫn tiếp tục gởi về và trung bình thu được Ba trăm ngàn đô mỗi năm (báo NV số 7111). Quá đã! Xin quý ông đi qua, quý bà đi lại dừng chân đôi phút cho tôi tường trình về hội Liên Trường cứu trợ TPB/VNCH. Hội Liên Trường là một hội rất đáng nể, có vai vế ở Nam CA, họ là cựu học sinh các trường trung học Trưng Vương & Chu văn An, Lê văn Duyệt & Trần Lục, Gia Long & Pétrus Ký, Nguyễn bá Tòng & Võ trường Toản, Nguyễn Trãi v.v.. nguồn cung cấp cho QL/VNCH những đại đội trưởng, tiểu đoàn, trung đoàn trưởng và dĩ nhiên trong thành phần TPB có rất nhiều đồng đội và thuộc cấp của họ nên họ vẫn tích cực gây quỹ giúp đỡ TPB và cô nhi quả phụ. Trong gần 4 năm qua hội đã giúp với tổng số tiền là 35,828 đô tức là vào khoảng gần Chín ngàn đô cho một năm (Việt Tide 202).
So sánh hai con số Ba Trăm Nghìn tức BA MƯƠI VẠN dành cho người cùi và chín nghìn đô ưu tiên cho TPB tôi thấy ngậm ngùi cho những "tên đui què mẻ sứt": _ "Thương phế binh chẳng là cái BA VẠN CHÍN NGHÌN gì cả!" Nếu ai xem những hình ảnh do Mục Sư Bảo ghi lại trong những chuyến cứu trợ do ông chủ xướng mới thấy TPB/ VNCH đi bằng tay và lắc mông nhiều quá. Như ông Hùng mà ký giả Yushi gặp ở Cần Thơ, cái ông mà hội cứu trợ phi quốc gia NGO cho riêng ông một xe lăn thì bị nhà nước XHCN thu hồi! Có thể trong một ngày rất gần lại có một đại nhạc hội gây quỹ cứu trợ cho các cháu ngoan "bác Hồ" đang bị đem bán trôn để nuôi miệng đảng viên đảng CSVN. Họ là những phụ nữ sinh ra và lớn lên dưới XHCN, đã bị tổng bí thư Lông đứt Mạnh đem bán làm nô lệ tình dục cho những tên đui què mẻ sứt bên Đài Loan. Các cháu này đang "kêu cứu như cha chết" (lời của cán bộ tiến sĩ Nguyễn đăng Doanh). Cô tổng quản trị đài LSR và chủ bút tuần báo Việt Tide vừa sang tận nơi để ghi nhận những hình ảnh thật thương tâm của các em bé VN đang bị đám "Tàu-xưa" chà đạp (có người giải thích Tàu-Xưa là ghe-củ, tức là lũ C.. .ghẻ).
Chúng tôi hoan nghênh việc làm nhân đạo và có ý nghĩa chính trị cao. Càng hoan nghênh khi cô kêu gọi đồng hương cứu giúp các cô gái này. Tiếng nói của cô chủ đài LSR bay rất cao và rất xa, có ảnh hưởng rất lớn. Nhờ tiếng kêu gọi của LSR, của cô mà nạn nhân TSUNAMI mãi tận xứ ông Xu-kạc-No cũng được cộng đồng người Việt CA tặng 8 trăm ngàn đô. Đề nghị cô cho anh em TPB/QLVNCH một tiếng nói. Nhìn sự thành công của hội BNC và nhất là lòng nhiệt thành của khán giả đến tham dự mà buồn cho câu hỏi của NG-k-Tiền: "Thế chuyện của TPB đến đâu rồi?" Ông nhạc sĩ nói với anh thương binh rằng: "Ngày trở về, anh bước lê chống nạng cày bừa.. v.v..".
Đó chỉ là lý thuyết thôi! Còn "ruộng" đâu mà cày! Mà giả sử "Người cày có ruộng" thì cũng không thể vừa chống nạng vừa cày được! Thương phế binh đã thiệt thòi, mà lại là TPB của QLVNCH sống dưới chế độ XHCN thì..hết nói. Chả còn gì để bàn thêm nữa! Cứ đọc lời ký giả Yoshigata Yushi ghi ở trên là đủ . Đại đa số các anh TPB không "được" đi tù CS để có 3 năm làm vốn lận lưng, mà cũng không còn đủ tứ chi, mắt mũi mồm miệng, tim gan phèo phổi nang tỳ phế thận lòng ruột bao tử, tái sách nạm gầu v.v.. thì lấy đâu mà đi với đứng, lấy đâu mà nghe với trông, ăn với nói, kêu với gào! Bẩm sinh ra các anh đâu phải như vậy! Cũng hiên ngang hùng dũng đẹp giai như ai, cũng có người tình duyên dáng nhí nhảnh, có vợ đẹp con khôn, vì danh dự và trách nhiệm, theo lệnh tòng quân "ra biên cương, ra nơi tiền tuyến" ngăn quân thù cho đồng bào và cho ai đó là thượng "tẩu vi thượng sách"! Phần thưởng cho các anh là "Cái Bị" bảo quốc huân chương kèm theo anh dũng bội tinh với "Cây gậy"! (Đừng cho tôi là cố tình bôi bác, chỉ những anh mang huy chương "ăn giỗ" hay mang Bảo Quốc đi ăn nhà hàng mới là bôi bác huy chương).
Tôi không có ý đem so sánh sự đau khổ này với sự đau khổ khác xem cái nào tệ hơn cái nào. Nhưng những người bị bệnh phong cùi là do tại Thiên, hiện tại họ là công dân của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Còn anh em quân nhân QLVNCH trở thành TPB là vì chúng ta. Chúng ta là đồng bào, là nhân dân, là thượng cấp tối cao của họ. Quân đội vì nhân dân mà chiến đấu vì đồng bào mà hy sinh. Tướng tá là cấp chỉ huy. Đồng bào mới là Thượng Cấp Tối Cao của TPB/VNCH. Cấp chỉ huy đã quên họ. Không lẽ Thượng Cấp Tối Cao chỉ ưu ái với công dân của nước XHCN mà chán ngấy TPB/VNCH bị tụi yêu quái CS đạp ra ngoài lề xã hội! Khi thấy các "thượng cấp tối cao" mau mắn kêu gọi, hô hào, hào phóng giang tay cứu nạn nhân TSUNAMI bên Nam Dương thì trong cái chòi bên con rạch nhỏ Đồng Nai có tiếng thở dài của TPB/VNCH: "TSUNAMi ơi. .sao mi không tạt ngang qua đây một tí để cho tao ăn theo vài cent! Tsunami biến thành TiênSư Nhà Mi !" Hội bạn Người Cùi gây quỹ rất thành công nên họ còn trích ra đem sang tận Nam Dương, Sí-lăng-Ca V.V.. để tặng nạn nhân TSUNAMI.
Tôi định làm phiếu trình lên cựu đại tướng Nguyễn Khánh đề nghị ông đến xin họ ủng hộ tí làm quỹ cho TPB. Dù sao ông đã là Quốc Trưởng mà những người đánh bóng ngôi sao cho ông bị thành TPB vô số kể. Điển hình là trung sĩ Nguyễn duy X.. thuộc TĐ.1/TQLC, giữ an ninh cho ông đứng công bố "Hiến chương Vũng Tàu" đã bị nhóm người biểu tình phản đối ông ném đá trúng gãy xương sống anh. Anh nằm liệt từ đó trong góc rừng Trảng Bom! Và anh cũng vừa từ trần.
Nhưng thôi, vô ích, vì bây giờ ông đang bận bịu với công việc của CUỐC CHƯỞNG vả lại không lẽ TPB của QLVNCH lại đi ăn chặn tiền của Người Cùi XHCN hay sao! Trong hội chợ Xuân Ất Dậu tại Garden-Grove của sinh viên, gian hàng TPB rất lưa thưa. Ông BĐQ Nguyễn Phán, người tích cực kêu gọi gây quỹ cho TPB nhưng hôm đó ông đứng nhìn trời hiu quạnh mà lòng thấy quạnh hiu. Nhác trông thấy ông, theo gương thượng cấp, tôi lủi sang khu bán thịt nướng để chen vai thích cánh mua cho được que thịt mà thường ngày ở nhà bà già năn nỉ bắt ăn tôi cũng lắc đầu! Bà chị Hạnh Nhân của TPB cũng tất bật ngược xuôi, không quản ngại bị gậy đi xin tiền cho TPB, chuẩn bị thuê rạp tổ chức văn nghệ cả năm nay rồi mà vẫn chưa thực hiện được. Không hiểu tại sao? Thực ra thì có rất nhiều nhóm hoạt động cho công việc nhân đạo này từ lâu rồi, nhưng vì quá lẻ tẻ và thiếu vận động nên kết quả chẳng bao nhiêu. Hình như mỗi binh chủng đều lo cho TPB của họ. Thí dụ như TQLC, BĐQ, ND, BK 81, VB, TĐ v.v.., tuy nhiên có tính cách nội bộ gia đình và cũng rất khiêm nhường. Còn những TPB khác thì sao? Trông chờ vào một mình ông Mục Sư Bảo? Con én Nguyễn ngọc Lập không làm nổi mùa xuân. Ai cũng biết anh Lập là một nhân vật nổi "tiếng" ở Little Saigòn.
Bất cứ chương trình phát thanh nào có mục cho thính giả gọi vào góp ý đều có tiếng nói sắc bén của anh. Lý luận vững chắc lúc ban đầu khiến nhiều ông phải đau đầu. Nhưng ít ai biết anh là người âm thầm đi gõ cửa khắp nơi hơn 10 năm nay để xin xe lăn cho TPB. Nhưng vì có một mình nên tiếng nói không đi xa mà chỉ quẩn quanh những nơi quen biết nên nhiều thân chủ vừa trông thấy anh là như đụng cơm nếp nát. Một thiểu số cho là anh "mát". Nhưng theo tôi, anh đã có cử chỉ làm "mát lòng chiến sĩ", chứ không "ấm cái đầu" như thiểu số nọ. Một vài "liệt lão" nói rằng hội BNC thành công vì Người Cùi họ sống tập trung còn TPB thì sống rải rác quá! Thoáng nghe qua có vẻ nhân nghĩa bà Tú Đễ. Chắc liệt lão đã bay trước ngày 30-4-75 nên mới có lý lẽ "liệt não" như thế. Thưa quý cụ, tại góc đường Trương Định và Nguyễn Du có Th/úy Lê văn Tâm BB không .. ..chân, đít bịt miếng cao su, ngồi sửa xe đạp. Bạn anh là thằng Quang ND ngồi xe lăn bán vé số.
Thằng Ly TQLC cà thoọc đạp xe bỏ mối rượu lậu. BĐQ Dũng chân thật chân giả đạp xích lô. Cứ mỗi chiều tàn, họ tụ về đây chia nhau điếu thuốc, miếng cơm, câu chuyện gia đình. Vậy mà thằng Khánh công an khu vực phường Lý tự Trọng ( Nguyễn Du) đến kết tội các anh "tụ tập có âm mưu lật đổ chính quyền"! Làm như chính quyền cuả nó là cái lon sữa bò chứa nước tiểu của anh Tâm! Quý cụ bay trước 75 đâu biết cái thảm cảnh này mà đòi gom bi TPB. Tụi CS sợ TPB hơn ông cố nội nó. Hở ra là nó "chặt". Ở đó mà sống tập trung! Ngây thơ bỏ mẹ. CHÚNG TA PHẢI LÀM SAO? Có nhiều vị sao hỏi LÀM SAO rồi. Hỏi kiểu đánh trống bỏ dùi. Chả hiểu quý vị còn khả năng đánh trống bỏi được nữa không nhưng cái dùi thì vẫn mang theo mà việc giúp TPB thì cứ bỏ lửng.
Cách nay 2 năm, tôi tham dự đại hội, một trong những điều đưa ra trong đại hội là TPB, đã có nhiều trung tâm và trung tâm trưởng mọc lên khắp nơi như nấm sau cơn mưa, nhưng chữ TPB thì trở thành chữ: Thôi Phải Bỏ! Nghe nói tháng 6-05 này lại họp để rà xét kết quả hoạt động. Nếu đúng như thế thì xin ông trung tâm trưởng Ngô G.., ông đại diện Ng-h-C.. nhắc chủ tướng dùm chúng tôi vấn đề TPB như đã hứa. "Nhất tướng.. ..có vạn cốt khô" thì phải có vạn vạn TPB. Bất cứ ông Sao nào cũng có bổn phận phải lên tiếng về TPB. Nhưng thật là hiếm hoi, có lẽ im lặng là ..Vàng vẫn quý chăng" Người có lòng thì lại e ngại, sợ bị chỉ trích. Đừng sợ bị phá, bỏ cái thú đọc diễn văn hay làm chủ tọa đi mà sắn tay áo lên ra lệnh hô: "Xung Phong cho TPB" thì vạn người theo. Thuộc cấp sẽ không đứng sau lưng quý vị mà sẽ xung phong "có anh đi hàng đầu" như đã từng xung phong theo lệnh ngày xửa ngày xưa: "Bằng mọi giá phải chiếm cho được..nếu không tôi cho anh ra tòa án QS!" Những bằng chứng cụ thể tôi nêu ở trên chứng tỏ lòng nhân ái của cộng đồng người Việt hải ngoại rất cao, nhất là anh chị em trong giới văn nghệ sĩ. Chỉ cần một lời kêu gọi, con có khóc mẹ mới cho bú.
Nếu quý vị Sao sợ cháy danh vọng, không dám đứng ra tổ chức thì chỉ xin quý vị khóc lên một tiếng là chắc chắn chị em nghệ sĩ sẽ cho bú ngay, đồng hương sẽ nhiệt liệt hưởng ứng, có phải thế không các ông anh bà chị ngành truyền thông? Chắc chắn là O.K, có phải thế không các anh chị văn nghệ sĩ. Nếu thân làm Sao không dám khóc thì tôi xin khóc thay cho Ng-k-Tiền. Một tên "sắp chết" mà còn nghĩ đến TPB để kính xin các ông anh nhà báo lên tiếng, mỗi ông cho vài dòng kêu gọi cho gây TPB. Ước chi những anh chị xướng ngôn viên các đài phát thanh, mỗi người chỉ cần cho tập thể TPB 30 giây tiếng gọi trên làn sóng là quý hóa lắm rồi.
Ước chi những nghệ sĩ ngày xưa từng thiết tha với lính nay đứng lên ca cho TPB nghe một vài bài: Anh không chết.., Trên đôi nạng gỗ.., Ngày trở về anh bước lê.., Anh về hòm gỗ cài hoa.. ., Trên chiếc băng-ca? ., Sao anh không đi luôn đi, về làm chi cho dang dở đời em? ..Con ễnh ương nó nằm trong cái nón sắt của anh bên bờ lau sậy này! Và cùng với TPB đồng ca bản: "Cờ bay.. ..Cờ bay trên thành phố thủ đô SAI-GON thân yêu vừa chiếm lại đêm qua. ..".. Và ước chi những dòng này lọt vào mắt người ca nhạc sĩ "cả tiếng lại dài hơi", lời kêu gọi của anh vang lừng trên bốn cõi. Phải thế không anh Nam Lộc? Ngày xưa khi còn cầm súng, khi nghe ông nào đó nịnh rằng một ngòi viết, một ký giả, mạnh hơn một sư đoàn là tôi bực lắm. Cho là các bố sợ họ tố tham nhũng nên nâng bi. Nay thì mới biết bao nhiêu sư đoàn cũng tan rồi chỉ còn những cây viết chiến đấu và lời ca mới tiếp sức sống và chiến đấu cho TPB/VNCH.
Trong 30 năm qua, không có yểm trợ của đồng hương, TPB vẫn sống, nếu hải ngoại có ngó lại thì cũng chỉ là thêm miếng đường vào chén nước muối cho dịu cái môi sứt. Không TPB nào có ước mơ được cựu đồng đội và thượng cấp nơi hải ngoại nuôi sống, và chúng ta cũng không có khả năng thực hiện diều đó. Nhưng tinh thần là chính. Mỗi năm ít ra cũng có một ngày gọi là vẫn nhớ đến các anh. Không có cao vọng gọi là "Ngày TPB", nhưng hội Bạn Người Cùi họ mỗi năm tổ chức một lần thì tại sao tập thể cựu QN không làm được? Ngày xưa ngoài tiền tuyến họ chiến đấu bằng súng đạn, nay cuộc chiến đã khác nhưng họ vẫn là những chiến sĩ tiền tuyến chiến đấu bằng cái đầu, hậu phương hải ngoại chờ gì nữa? Hậu phương to lớn chỉ toàn những quan cùng "quách", tối ngày họp với hành, bầu với bán, chủ nọ "tịch" kia mà không có binh ngoài tiền tuyến thì..! Một thương phế binh nói câu rất thực và khẳng khái: "Thiếu cái chân, hụt cái tay, nhưng còn cái đầu. Cùi rồi đâu có sợ lũ hủi VC".
C.vanto Số Phận Của Người Thương Phế Binh Miền Nam Việt NamYoshigata Yushi
Trong khi nhiều tờ báo lớn trên thế giới đến Việt Nam trong hai tháng 3 và 4 vừa qua để tìm hiểu và viết về những thay đổi tại Việt Nam sau 30 năm kết thúc chiến tranh, thì ký giả Yoshigata Yushi của Nhật Bản, cũng đến Việt Nam nhưng với tâm tư khác. Ông đến Việt Nam để tìm hiểu điều mà Hà Nội hay nói là 'xoa dịu vết thương quá khư' trong lòng ngưới dân miền Nam. Bài viết sau đây của ông đề cập về số phận chung của những Thương Phế Binh Miền Nam.
"Hãy quên quá khứ, đoàn kết lại để xây dựng đất nước" là câu nói thường được các nhà lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam nhắc lui nhắc tới kể từ khi quốc gia này áp dụng chính sách "đổi mới" vào năm 1986 dưới thời ông Nguyễn Văn Linh.
Ngày 30 tháng 4 vừa qua tại Việt Nam, các lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam cũng lập lại câu này trong những buổi lễ tổ chức mừng "Chiến thắng 30/4". Lời kêu gọi này có gì sai , mà sao người dân Việt Nam không đáp ứng, phải để cho lãnh đạo hô hào hoài suốt gần 19 năm trời. Bất cứ chuyện gì được coi là đúng khi lý thuyết phải phù hợp với thực tế. Lời kêu gọi phải đi đôi với việc làm còn không thì tất cả đều vô nghĩa. Kêu gọi người ta hãy quên quá khứ thì chính mình cũng phải hòa đồng, cởi mở, đối xử công bằng với tất cả mọi người chứ không được kỳ thị.
Ở đây tôi muốn nói đến số phận chung của người thương binh miền Nam hiện nay vẫn còn bị chính quyền kỳ thị cho dù chiến tranh đã kết thúc đúng 30 năm. Họ đang là nạn nhân của một xã hội bị phá sản mọi thứ tại Việt Nam và đang cần, rất cần sự giúp đỡ của mọi người trong chúng ta. Từ khi áp dụng chính sách "đổi mới", chính quyền Hà Nội đã hé cửa cho một số hội đoàn thiện nguyện (NGO) nước ngoài vào Việt Nam làm công tác từ thiện, giúp đỡ những người đang ở trong hoàn cảnh khó khăn.
Tôi đã được một người trong tổ chức NGO hướng dẫn đến trung tâm trị liệu phục hồi cho người tàn tật ở Cần Thơ. Tại đây tôi được gặp ông N. V. Công (73 tuổi, một thương phế binh của Việt Nam Cộng Hòa) khập khểnh bước đi bằng đôi nạng gỗ đã quá cũ mèm mà ông ta sử dụng từ năm 1973 đến bây giờ. Một người thương phế binh khác là ông N. C. Hùng (53 tuổi) cụt cả hai chân mà chẳng có một phương tiện nào khác để di chuyển ngoại trừ hai bàn tay. Muốn đi phải dùng hai bàn tay chống để lết. Cả ông Công và ông Hùng chẳng được một cơ quan nào của nhà nước giúp đỡ phải tự kiếm sống bằng những công việc như đan thúng, đan giỏ... Người nhân viên NGO này cho biết lý do tại sao tổ chức NGO của ông ta lại quyết định chọn con đường giúp đỡ những người thương binh miền Nam. Lý do Sài Gòn là nơi đầu tiên họ được đặt chân đến để hiệp tác cho chương trình xóa đói giảm nghèo mà chính quyèn Hà Nội kêu gọi. Sau khi đi tham quan nhiều nơi tại miền Nam, phái đoàn của tổ chức NGO này ra Hà Nội để tiếp tục cuộc tham quan. Tại Hà Nội và nhiều nơi khác ở miền Bắc, họ cũng được gặp nhiều thương binh bộ đội miền Bắc có người thì ngồi xe lăn.
Có người thì đi bằng chân giả hay chống nạng. Người thương binh đã mất đi một phần thân thể của mình cho đất nước thì chính phủ ít ra phải lo cho họ có những thứ đó để giảm bớt trở ngại trong cuộc sống hàng ngày là chuyện đương nhiên. Nhìn những thương binh miền Bắc, chúng tôi không khỏi ngậm ngùi cho hoàn cảnh của những thương binh miền Nam mà chúng tôi đã gặp tại Sài Gòn, hay những vùng Lục Tỉnh... là họ đã bị bỏ rơi một cách tàn nhẫn. Đó là lý do chính để tổ chức NGO chúng tôi quyết định công việc giúp đỡ thương phế binh miền Nam. Người nhân viên NGO này còn cho biết thêm là họ được chính quyền Hà Nội chấp thuận cho làm công việc giúp đỡ này nhưng với điều kiện là phải đặt dưới sự quản lý của chính quyền địa phương. Chúng tôi đã đến nhiều quốc gia làm việc thiện nguyện, nhưng chẳng có một quốc gia nào đặt ra điều kiện kỳ quái như thế, nhưng họ đành phải chấp nhận để mong sao giúp đỡ được những người cần được giúp đỡ.
Nhóm NGO này còn kể tôi nghe rằng họ đã trao tặng các trung tâm trị liệu phục hồi cho người tàn tật nhiều xe lăn, chân giả, nạng gỗ và nhiều thứ khác. Vì thấy mức độ tàn tật quá nặng của ông Hùng cần đặc biệt phải giúp đỡ nên tổ chức chúng tôi tặng riêng cho ông Hùng một chiếc xe lăn. Tặng xong, họ yên chí là từ đây ông Hùng không còn quá nhọc nhằn như trước mỗi khi muốn di chuyển vì đã có phương tiện. Tháng sau họ trở lại gặp ông Hùng thì vẫn thấy ông ta lết đi bằng hai tay. Hỏi xe lăn đâu thì ông Hùng trả lời rằng đã bị nhà cầm quyền địa phương tịch thâu vì cơ quan cho xe không qua trung gian chính phủ, bắt phải đóng tiền phạt mới được nhận xe. Mà ông Hùng lấy đâu ra tiền để đóng phạt. Cuối cùng họ lại phải bỏ tiền túi đóng phạt để nhận xe lăn cho ông Hùng.
Nghe xong câu chuyện về ông Hùng nói trên, tôi không thể hiểu nổi một chính quyền cứ ra rả nói về 'quên đi quá khứ' mà lại có những hành động vô nhân đạo đối với những người đã thua cuộc cách nay 30 năm. Rõ ràng là về mặt ý thức, chiến tranh Việt Nam chưa chấm dứt. Bởi vì nếu bảo rằng đây là hành động sai phạm có tính cách cá biệt của những quan chức chính quyền địa phương thì cũng đáng buồn cho Việt Nam vì tại đất nước này ngay đến người tàn tật, bần khốn tận cùng cũng không tránh khỏi nạn bóc lột. Tôi rất chia sẻ vì sao sau 30 năm, người Việt Nam vẫn tiếp tục đấu tranh cho sự tự do, dân chủ và nhân quyền được tôn trọng tại Việt Nam.
http://thuongbinh.blogspot.ca/
Posted by SQTB K10B/72 THSQ-QLVNCH at 7:53 AM No comments: -
29-12-2012 05:26 AM #3Member
- Join Date
- 10-11-2010
- Posts
- 260
Cái chính quyền có những hành động vô nhân đạo ấy vẫn còn nắm chính quyền ,vẫn còn ra rả "quên qúa khứ ,xóa bỏ hận thù" lại tinh vi khôn ngoan hơn trước biết dàn dựng những vở tuồng "đấu tranh chống đảng " ," dân chủ " ,ly khai " ,biết đưa những tài tử khéo ăn khéo nói vuốt ve ,che đậy ...thì làm sao chúng ta ,những người còn nhớ ,còn thương đến những đồng đội ,anh em trong binh chủng ,không may bị thương tật còn kẹt tại quên nhà trong bàn tay kèm kẹp của họ ,có thể công khai giúp đỡ đuợc ? quên góp bao nhiêu cho đủ để có thể qua lọt nhà nước trung ương ,qua lọt chính quyền cấp tỉnh ,cấp quận ,cấp xã ,rồi công an điạ phương mới đến đuợc tay người Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa ? còn đến đuợc bao nhiêu ? Có người trong nước đã kể cho tôi hay tại một ngôi Chùa rỉ tai nói rằng phát qùa cho Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa ,nhưng lúc phát qùa anh ta thấy đa số là thương phế binh bộ đội ,ai dám đứng ra xét hỏi giấy tờ họ ? mà có xét chắc họ cũng có giấy tờ của QLVNCH vì nhà nước thế nào chẳng lấy những giấy tờ cũ của QLVNCH bị tịch thu cấp phát cho họ ,vì kinh tế khó khăn bởi lạm phát ,tiền cấp dưỡng cho thương binh liệt sĩ của bộ đội không đủ sinh sống ,đảng cộng sản phải bầy trò xúi dục đóng tuồng "cứu giúp thương phế binh " để mượn tay người hải ngoại nuôi dưỡng thương phế binh giùm cho họ ? .Chứ thật ra Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa chẳng còn bao nhiêu ,37 năm trước cộng sản chiếm đuợc Miền Nam ,chúng nhẫn tâm xua đuổi tất cả các Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa ra khỏi các Quân Y Viện ,nhiều người còn chưa mổ lấy đạn trong người ra ,nhiều người chân vừa mới cắt chưa kịp đông máu ....tất cả tự lê lết ra khỏi Bệt Viện không thuốc ,không tiền ....tôi đã đứng lặng người hàng giờ nhìn họ nằm ,ngồi chờ xe Lam tại Ngã Tư Bẩy Hiền ,Phú Nhuận mà đau xót, bất lực lẫn căm thù .37 năm trước họ rất cần đuợc giúp đỡ ,không có ai giúp đỡ họ ,37 năm trước họ rất cần đuợc an ủi ,không có ai an ủi họ ,37 năm lần lượt trôi qua ,ai chết thì đã chết ,ai sống đuợc đến ngày hôm nay thì con cháu họ đã khôn lớn ,đã trưởng thành thừa sức chăm lo cho ông cho cha ,tôi tin rằng họ không cần và không thềm nhờ vả chút tiền ,chút qùa của người Hải Ngoại để lại bị kể công kể ơn ,măng tiếng là nhờ có người Hải Ngoại mới sống đuợc đến ngày hôm nay ,Những người Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa là những người có học ,có tư cách ,họ biết giữ phẩm cách cá nhân và gia đình cùng danh dự Quân Binh Chủng của họ ,không có chuyện đi ăn mày như một bài ca nào đó ,họ đan rổ ,may vá ,vẽ bảng hiệu ,sửa xe đạp lây lất qua ngày .mọi trò ồn ào giúp đỡ thương phế binh chỉ là xảo kế để nuôi giúp thương phế binh cộng sản và để người ta chấm mút mà thôi .Nếu người Hải Ngoại thật tình nhớ đến các Thương Phế Binh sao không nhớ từ 30 năm trước sau khi lớp người đi trước năm 75 đã đến Mỹ định cư ổ định ? sao không nhớ đến họ tử 20 năm trước lúc kinh tế Mỹ phát triển ,người Việt nào cũng xây nhà mở tiệm ? sao không nhớ đến họ từ 10 năm trước lúc cộng đồng xôi nổi góp tiền cho Cha xây Nhà Thờ ,cho Sư xây Chùa trong nước ,cho các tài tử đóng vai dân chủ ,đối kháng giải thưởng này giải thưởng nọ ? Mãi đến bây giờ 37 năm qua rồi ,trễ lắm rồi chẳng ai còn cần nữa trừ thương phế binh cộng sản .
Last edited by Đại Lãn; 29-12-2012 at 05:40 AM.
-
30-12-2012 10:59 AM #4Member
- Join Date
- 20-04-2011
- Posts
- 4,866
Công an tấn công chùa Liên Trì vì phát quà Noel cho Thương phế binh
VRNs (29.12.2012)
– Sài Gòn – Chùa Liên Trì phát quà Noel cho các ông thương phế binh, hôm thứ Bảy 22.12.2012. 45 ông thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa đã nhận quà xong, ra về thì công an mới biết tin và điều đồng người đến gây rối.
Hòa thượng Thích Không Tánh kể: “Mấy ngày sau, công an canh suốt từ 7 giờ sang đến 5 giờ chiều”. Thầy cho biết thêm, mấy hôm nay họ cho côn đồ ném đá vào chùa. Không những thế, mấy hôm nay, công an còn cho một người mang súng săn đi quanh chùa bắn chết nhiều chim bồ câu do chùa Liên Trì đã nuôi từ hơn 10 năm nay. Thầy Tánh còn cho biết, trước đây chùa có nuôi hai con chó, thì một con họ quăng dây bắt và một con bỏ thuốc độc cho chó ăn chết.
Tuy khó khăn liên tục, nhưng Chùa Liên Trì vẫn không bỏ rơi người nghèo, nhất là các ông thương phế binh (TPB). Biết giờ công an canh, TPB không vào được, thầy Tánh đã mời họ đến lúc 6 – 7 giờ tối, nên 12 người nữa nhận được quà Noel.
Khi biết vậy, công an triển khai canh ngày đêm luôn. Hễ TPB nào đến gần chùa là họ đuổi về, không cho vào chùa.
Chùa Liên Trì hiện nay là nơi duy nhất dân oan các tỉnh miền Tây Nam có thể tá túc, nương nhờ. Hiện nay chùa nằm giữa đại công trình của thành phố mới, một công trình gây ra nhiều dân oan cho thành phố Sài Gòn này.
Hòa thượng Thích Không Tánh (sinh năm 1943) là Tổng vụ trưởng Tổng vụ Từ thiện Xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN). Hòa thượng Thích Không Tánh đã bị tập trung đi học tập cải tạo 10 năm từ năm 1976 vì đã gửi thư lên thủ tướng phản đối việc nhà cầm quyền đã hủy bỏ việc miễn cho các nhà sư không phải đi nghĩa vụ quân sự. Năm 1987 Hòa thượng được trả tự do, về thường trú tại chùa Liên Trì, đường Lương Đình Của, quận 2, Sài Gòn.
Ngày 2 tháng 10 năm 1992, Hòa thượng lại bị phạt 5 năm tù và quản chế 5 năm về tội “lưu hành nhiều tài liệu có nội dung chống lại Nhà nước”. Bằng chứng kết tội là những bản viết tay, sao lại các giáo huấn/giáo chỉ của Đức cố đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang, nhưng một năm sau bị áp lực mạnh của quốc tế, nhà cầm quyền phải thả Hòa thượng Thích Không Tánh về.
Trong số những TPB thường đến chùa Liên Trì nhận quà vào các dịp lễ Phật Đản, Quan Âm Bồ Tát thành đạo (lễ Phật giáo), lễ Giáng Sinh, Phục Sinh (lễ Công giáo) có không ít TPB là người Công giáo.
PV.VRNs -
31-12-2012 10:59 AM #5Member
- Join Date
- 10-11-2010
- Posts
- 260
Một bản tin "cười không nổi "
" alamit
Công an tấn công chùa Liên Trì vì phát quà Noel cho Thương phế binh
VRNs (29.12.2012) "
Bạn "alamit" đưa một bản tin không biết xuất xứ từ đâu với cái gốc chỉ là mấy chữ "VRNs" ,chỉ đọc cái tựa đề là đã cười không nổi vì Chùa là nơi thờ tự của Phật Giáo lại phát qùa Noel kỷ niệm ngày Chúa giáng sinh của Thiên Chúa Giáo ,không lẽ Phật Giáo đã bị Thiên Chúa Giáo đồng hóa rồi hay sao ? . Ðọc bản tin này tôi thấy rất quen thuộc, y chang những bản tin viết về "dân oan " dạo nào ,bản tin chỉ dành cho con cháu của Bác đọc và tin chứ người lương thiện có trình độ tối thiếu thì họ muốn cười cũng cười không nổi vì cái ngu đã lên tới tột đỉnh .tỷ như " 45 ông thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa đã nhận quà xong, ra về thì công an mới biết tin và điều đồng người đến gây rối.Hòa thượng Thích Không Tánh kể: “Mấy ngày sau, công an canh suốt từ 7 giờ sang đến 5 giờ chiều”. Thầy cho biết thêm, mấy hôm nay họ cho côn đồ ném đá vào chùa. Không những thế, mấy hôm nay, công an còn cho một người mang súng săn đi quanh chùa bắn chết nhiều chim bồ câu do chùa Liên Trì đã nuôi từ hơn 10 năm nay. Thầy Tánh còn cho biết, trước đây chùa có nuôi hai con chó, thì một con họ quăng dây bắt và một con bỏ thuốc độc cho chó ăn chết." Luật của cộng sản tập trung 5 người trở lên phải xin phép ,Hòa Thượng Thích Không Tánh là người đã từng bị kết án 5 năm tù ,5 năm quản chế ,mà công an thả lỏng buông rơi không canh gác theo dõi Hòa Thượng sao ,để 45 TPB đến rồi về mới biết ? Hòa Thượng Không Tánh thường xuất hiện trong "phong trào dân oan " với Nguyễn Khắc Tòan ,mà Nguyễn khắc Tòan là Bộ Ðội cộng sản phục viên (chuyển nghành qua tình báo) anh ta là người tung tin dân oan khiếu nại biểu tình đầu tiên ,sau thấy "ăn khách" ở hải ngoại ,thế là phong trào dân oan nổi lên ,cho đến khi Trần Khải Thanh Thủy tố cáo việc chia chắc không đều và tranh giành tiền bạc từ người Việt hải ngoại gửi về ,phong trào dân oan mới xẹp .Tránh sao Hòa Thương Không Tánh không khỏi bị Nguyễn Khắc Tòan khống chế ,kìm kẹp ,chi phối ,chuyện gì Hòa Thượng làm mà Nguyễn khắc Tòa không biết để báo cáo công an ? vả lại công an cộng sản bây giờ đã văn minh có quyền hành đâu còn như thời 60 ,70 năm về trước mà "ném đá " ,"giết chó" ," hoặc " ném phân" (như trong các bản tin thời phong trào dân oan ".Bản tin muốn người đọc tin hơn nữa còn viết "Trong số những TPB thường đến chùa Liên Trì nhận quà vào các dịp lễ Phật Đản, Quan Âm Bồ Tát thành đạo (lễ Phật giáo), lễ Giáng Sinh, Phục Sinh (lễ Công giáo) có không ít TPB là người Công giáo. " Những tên công an mạng viết bản tin này qủa thật ngu xuẩn ,ấu trĩ chúng không biết rằng tín đồ Công Giáo không bao giờ đến nơi thờ tự của các tôn giáo khác ,hơn nữa người Công Giáo có Họ Ðạo có Nhà Thờ riêng từng Họ Ðạo ,trong Họ Ðạo họ đùm bọc lẫn nhau chứ không như Phật Giáo mạnh ai nấy sống ,nên một người trong Họ Ðạo nghèo khổ gặp khó khăn là trong Họ ,họp lại giúp đỡ ngay làm gì có chuyện TPB người Công Giáo đến Nhà Chùa xin qùa .
Phải chăng lo âu kế hoạch của đảng lợi dụng người hải ngoại nuôi TPB cộng sản không thành ,đám công an mạng cố nạn ra cho bằng đuợc những bản tin kích động rẻ tiền kiểu bản tin trên chăng ?Reply With Quote
Theo nguồn: http://www.vietlandnews.net/forum/showthread.php?t=23390
LỜI TRẦN TÌNH CỦA MỘT CỰU QUÂN NHÂN QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA
Nguyễn Phùng Phong
Đọc xong bài viết của Bà Tôn Nữ Hoàng Hao, lòng tôi ngậm ngùi, xót xa, quặn đau khi nhớ đến những hình ảnh đẹp đẻ hào hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa với 1.3000.000 Quân Dân Cán Chính đả chiến đấu bảo vệ cho Tự Do và nền Dân Chủ của Miền Nam.
Hơn 250.000 Chiến Sĩ Trận Vong! Hàng trăm ngàn Thương Phế Binh đang phải chịu cảnh đọa đày dưới bàn tay sát máu ác độc của Đảng Cộng Sản.
Xin thưa:
Những người Lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, vẫn đang tồn tại, Chúng Tôi (Xin mạn phép dùng hai chữ “Chúng Tôi”, thay cho từ "Nhóm nhỏ" của Chúng tôi hiện đang hoạt động…người viết không dám mạo muội đại diện cho Qúy Chiến Hữu khác Đa Tạ) đang ở đây, chúng tôi có mặt trong đội ngũ những người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản ở cùng khắp Thế Giới, Chúng Tôi đang có mặt ngay trên Quê Hương Việt Nam thân yêu.
Chúng Tôi đang cùng sát cánh bên các Cựu Quân Nhân Ở Hải Ngoại để quyết bảo vệ chiến tuyến tự do cuối cùng, nhằm phân định rỏ lằn ranh Quốc, Cộng, Chúng ta không được phép làm vở tuyến, không cho Nghị Quyết 36 cộng sản, nhuộm đỏ chiến hào, mất Tiền Đồn Hải Ngoại, còn Hậu Phương đâu để yểm trợ cho các Phong Trào Đấu Tranh trong Nước???...
Chúng Tôi biết rỏ trách nhiệm của chúng tôi với Tổ Quốc, chúng tôi ý thức được việc chúng tôi đang làm, chúng tôi có con mắt đủ sáng, cái đầu tỉnh táo nên biết cái hoại mất Nước từ lâu, không cần phải có học vị Tiến Sĩ như ông LÊ THIỆN NGỌ đến nay mới thấy, hiểu được cái họa mất Nước, Quân Nhân QLVNCH biết cái họa mất Nước đến từ ngày tên hồ chí minh đi tìm đường... bán Nước.
Đúng như lời nhận xét của Bà Tôn Nữ Hoàng Hoa, Tổ Chức Đại Hội Tập Thể CSVNCHHN sẻ trở thành đại họa mất TTCSVNCHHN khi có sự tham dự của T/Sĩ…Vô... Thiện…Ngọ khi ông lên chụp Micro nói lớn:
(GIỜ PHÚT NẦY LÀM GÌ CÒN CỘNG SẢN NỮA, MÀ CÒN LẰN RANH QUỐC CỘNG).
Ôi! Một câu nói tuyên bố thật ác độc, vô cảm, vô ý thức, vô trách nhiệm, vô đạo đức được phát ra từ cửa miệng một đại trí thức, đại khoa bản!!!.
Hàng trăm ngàn Thương Phế Binh, hàng trăm Cô Nhi Qủa Phụ, đang ngày đêm rên xiết dưới bạo quyền áp bức của Đảng Cộng Sản, họ sẽ nghĩ gì???.
Vong Linh của các Chiến Sĩ Tử Trận có siêu thoát được không trước những loại người tim sắt đầu, đỏ???.
Tôi một Quân Nhân, từng phục vụ trong Đơn Vị Biệt Kích Mỹ (Civi Lrregular Defende Group) Căn cứ: Trại Biệt Kích An Khê, Thuộc Quận An Khê Tĩnh Bình Định, Năm 1970 Biệt Kích Mỹ giải nhiệm, Tôi được điều về Sư Đoàn 23 Bộ Binh, thời Chuẩn Tướng Vỏ Văn Cảnh Tư Lệnh, Bản Doanh Sư Đoàn Trấn Thủ “Đắc Lắc” Ban mê Thuộc.
Sau thuyên chuyển về Sư Đoàn 22 Bộ Binh, Chuẩn Tướng Niệm, nắm Tư Lệnh. Bản Doanh đặt tại Quy Nhơn, Bình Định.
Tôi may mắn có tham dự những trận huyết chiến được ghi trong Quân Sử của QLVNCH nói chung Quân Đoàn 2 Quân Khu 2 nói riêng, (Trung Tướng Toàn, kế nhiệm Trung Tướng Ngô Zu).
3 lần bị thương tại Chiến Trường Tây Nguyên, máu của tôi được hòa chung trong những dòng máu của các Chiến Sĩ Trận Vong, qua mặt trận Đắc Tô, Tân Cảnh, mùa hè đỏ lữa 1972 Đồi Chu pao Komtum, mặt trận Đèo Bình Đê 1973, thuộc Quận Tam Quang, Tĩnh Bình Định.
Năm 1974 tôi nhận quyết định giải ngũ loại 3 với cấp độ tàn phế 35% được hưởng Trợ Gia Đình, phụ cấp Xã Hội, do Hội Đồng Giám Định Y Khoa, Quân Y Viện Nguyễn Huệ Nha Trang Chứng ký.
30/4/75 Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa gãy súng! Bị bức tử!...Vì nằm trong kế hoạch, trong thế chiến lược toàn cầu của Thế Giới, bàn cờ Chiến Lược do 2 kỳ thủ, Hoa Kỳ đại diện cho phía Tự Do, bên kia Trung Cộng đại diện Quốc Tế Đệ Tam Cộng Sản.
Trước nổi đau mất Miền Nam, Tôi tự nguyện…tái nhập ngũ để cùng một số Chiến Hữu thuộc các Quân Binh Chủng thành lập Mặt Trận Thống Hợp Liên Bang Đông Dương đối đầu trực diện với Cộng Sản, quyết giữ vững lập trường: Diệt Cộng, bảo vệ Lý Tưởng Tự Do, Cứu Quốc, Kiến Quốc.
Không chấp nhận liên kết, không hòa hợp, hào giãi với bọn Bắc Bộ Phủ dưới mọi hình thức.
Ngày nào còn Cộng Sản, ngày đó Chúng Tôi chưa được phép giãi ngũ, Chúng Tôi phải có mặt trong hàng ngũ QLVNCH, Chúng tôi những người Lính Chiến, sẵn sàng tuân lệnh các cấp chỉ huy, do đó các bậc Niên Trưỡng, Huynh Trưỡng phải là những tấm giương sáng để chúng tôi noi theo, xin đừng vì một chút lợi ích nhỏ nhen cho đảng phái, gia đình, cá nhân để rồi vô cảm trước nỗi thống khổ của Dân Tộc.
(MỘT NGÀY QUÂN ĐỘI, MỘT ĐỜI QUÂN NHÂN).
TỔ QUÔC – DANH DỰ - TRÁCH NHIỆM.
Đại Hội Tập Thể CCSVNCHHN không phải là cái chợ để ai muốn vào, muốn ra, muốn tuyên truyền, tuyên bố cái gì cũng được.
Chúng Tôi xin cúi đầu bái phục, biết ơn những Huynh Trưỡng, Niên Trưỡng Đoàn Hữu Định cựu Thiếu tá, Nguyễn Ngọc Hiền Cựu Thiếu Tá , Hoàng Bé Sĩ Quan HQ, Nguyễn văn Lộc cựu Thiếu tá, Lê Văn Sanh, Nhà Văn Lê Đình Cương và một số Vị khác …đả tỏ khí khái của một Cứu Quân Nhân QLVNCH, một kẻ sĩ khi bỏ ra về tẩy chay Đại Hội.
Sáu chữ Vàng Qúy Vị đả từng đội trên đầu, nó là kim chỉ Nam, cùng với những lời Tuyên Thệ trong ngày lễ mãn khóa:
THỀ TRUNG THÀNH VỚI TỔ QUỐC.
Xin quý vị coi lại cái vai trò Tư Vấn của T/Sĩ Lê Thiện Ngọ trong Tổ Chức của TTCCSVNCH, cùng việc Ông T/Sĩ Thiện Ngọ đang ra sức VẬN ĐỘNG CHÍNH PHỦ HOA KỲ VÀ ĐỒNG MINH ỦNG HỘ LẬP TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM (CSVN) CHỐNG LẠI TRUNG CỘNG TRÊN CÁC DIỄN ĐÀN QUỐC TẾ.
(Nhóm nhỏ Cựu Quân Nhân QLVNCH chúng tôi) không chấp nhận ủng hộ LẬP TRƯỜNG CỦA CSVN CHỐNG Trung Cộng. của VGCS bởi chỉ một đứa con nít ở trong hay ngoài nước cũng biết rất rỏ: chính bọn VGCS đã dâng đất nhượng biển, âm mưu bán Nước cho Tàu Cộng.
TỔ QUỐC LÂM NGUY, THẤT PHU HỮU TRÁCH.
Hành động bán Nước của đảng cộng sản Việt Nam qua Công Hàm do tên Thủ Tướng Cộng Sản Phạm Văn Đồng ký Năm 1958, với sự đồng thuận của Chủ Tịch Cộng Sản Hồ Chí Minh, tên tội đồ của Dân Tộc.
Nối tiếp sự nghiệp bán Nước, Con, Cháu của Đảng Cộng Sản tiếp tục đem dâng toàn bộ Đảo Hoàng Sa, một Phần Đảo Trường Sa, Thác Bản Dốc, Ải Nam Quan, và trăm cây số Biên Giới, hàng chục ngàn cây số đất ở các Tĩnh đầu nguồn cho Tàu Cộng, Cộng Sản mở cửa cho quân đội Trung Cộng trá hình làm Công Nhân tràn ngập vùng Tây Nguyên, trên hình thức khai thác quặng mỏ Bauxite và hàng trăm, ngàn tội lỗi mà đảng cộng sản Việt Nam đả gây ra cho Đồng Bào Việt Nam.
Chúng Tôi, những người Lính Việt Nam Cộng Hòa, không chấp nhận đầu hàng, chúng tôi vẫn tiếp tục làm cái việc mà nhiều người đả từng dè bỉm, là đội đá vá trời, hoặc lấy trứng chọi đá…
Sau ngày Quốc Hận 30/4 đen, chúng tôi chưa từng nhận được một đồng tiền lương, một sự trợ cấp nào, cá nhân tôi, một Phế Binh loại 3, kiếp người Tỵ Nạn, đang sống lưu vong trên xứ người, chưa được đi định cư ở Đệ Tam Quốc Gia, nhưng mấy chục năm qua, tôi chưa một lần ngõ lời kêu cầu sự giúp đỡ của Hội Phế Binh ở Hải Ngoại, của các Hội Aí Hữu Quân Nhân, của Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo.
Nhưng chúng tôi chưa một ngày bỏ ngũ, rời… “Đơn Vị” trong nhiệm sở mới… “Trại Tù” với những mức án Chung Thân, 20 năm, 18, 15, 10…năm, qua nhiều nhà tù như Trại Trừng Giới A-20, Trại kiên giam Z30-A, Z30-D Hàm Tân, trại Cây Gừa, trại số 4 Phan Đăng Lưu, Khám lớn Chí Hòa.v.v…
Chúng Tôi vẫn kiên cường đấu tranh, với ý chí, danh dự của một người Lính, chúng tôi luôn ngửng mặt hiên ngang trước quân thù.
Cả đời trai trẻ, cái tuổi thanh niên sung mãn nhất, đả bị chôn vùi trong ngục tù Cộng Sản, khi đả chọn và chấp nhận con đường đấu tranh, đồng nghĩa với cái Chết.
Chúng Tôi không hối tiếc, nhưng chúng tôi ngậm ngùi thương cảm khi nghĩ đến hàng ngàn Chiến Sĩ đang bị vùi thây ở những trại tù trong rừng sâu, núi thẳm cung khắp cả Nước…
Sự Hy Sinh của Các Anh Hùng đó có đáng không trước những lời tuyên bố ngây ngô, vô thức của các Vị đại diện cho chúng tôi trong Đại Hội Tập Thể CSVNCHHN…
Một Chiến Sĩ, sau hơn 30 chục năm bị đọa đày, kùm kẹp, biệt giam, bệnh tật, đói khổ trong ngục tù Cộng Sản như Anh Hùng TRƯƠNG VĂN SƯƠNG có siêu thoát không??? hay Anh phải nuốt hận, hờn căm dưới đáy mồ chưa xanh cỏ, trước những hành động bỉ ổi của một vài cá nhân mượn danh CSVNCH.
Tự Do có cái giá của nó, chúng ta phải đấu tranh mới dành lại Tự Do trên tay bọn cường quyền Cộng Sản, từ đó quyền sống, quyền làm người, và mọi quyền căn bản khác, đả được Quốc Tế công nhận mới đến với chúng ta.
Năm 1992 Tôi vượt ngục, đào thoát sang Cambodia, sống đời Tỵ Nạn lưu vong trên một Đất Nước nghèo nàn lạc hậu nhất Thế giới, lại có mối thâm thù truyền kiếp với Dân Tộc Việt Nam.
Năm 1979 Cộng Sản xua quân sang xâm chiếm Xứ Chùa Tháp, chiến dịch nầy đả làm hàng chục ngàn Thanh Niên Việt Nam bỏ xác trên đất người, hàng ngàn Thanh Niên trở thành tàn phế…
Năm 1986, trước Nghị Quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, Cộng Sản Việt Nam buộc phải triệt thoái Quân Đội về Nước.
Trên mặt nổi, Cộng Sản Việt Nam không dám kháng lệnh, của Liên Hiệp Quốc, nhưng trên thực tế, vài chục ngàn Cán Binh Cộng Sản trong lốp áo dân sự, được cài cắm thành một hệ thống Tình Báo Chiến Lược, kiểu chân rết, dưới nhiều hình thức như: thường dân, công nhân, Thương buôn, Doanh Nghiệp.v.v…
Từ đó Cambodia trở thành cái sân sau của Việt Nam, là bàn tay quyền lực nối dài của bọn MAFIA đỏ thọc sâu trong Chính Quyền của Cambodia.
Trong kiếp sống của cựu tù Chính Trị, trong thân phận người tù vượt ngục, Tôi tiếp tục chiến đấu chống cộng sản qua cây súng… “Bút bi”, chưa một ngày ngưng nghĩ.
Đến nay tuổi đả cao, sức yếu, đầu bạc, trán hói, mắt mờ, răng rụng, mỏi gối chồm lưng, nhưng tinh thần, ý chí của một người Lính Chiến VNCH trong tôi vẫn còn sôi sục, mãnh liệt, sung mãn như thời trai tráng.
Kính thưa Qúy Niên Trưỡng, Qúy Huynh Trưỡng, mặt trận chống cộng còn đầy cam go, gian nan.
Chúng Tôi những người Lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, tha thiết kêu cầu Qúy Vị, không thỏa hiệp, không hòa giải, không hòa hợp, không bắt tay với kẻ thù.
Xin ghi nhớ lời Cố Tổng Thống NGUYỄN VĂN THIỆU:
(Đừng nghe những gì Cộng Sản nói, hãy nhìn kỹ những gì Cộng Sản làm.)
Tổ Quốc thân yêu Việt Nam đang cần Qúy Vị, hãy nối bước con đường Tiền Nhân: Dựng Nước, Giữ Nước.
Sống trong Danh Dự. Chết trong Vinh Quang.
Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa, QLVNCH: Lưu Danh muôn thủa.
Đảng Cộng Sản Việt Nam: Lưu Xú Vạn Niên.
Xin giữ và sống cho trọn 6 chữ VÀNG.
TỔ QUỐC – DANH DỰ - TRÁCH NHIỆM.
Hãy đặt quyền lợi Tổ Quốc lên trên hết.
Mong lắm thay.
Xin chân thành cám ơn Bà Tôn Nữ Hoàng Hoa đả kịp thời gióng lên tiếng chuông cảnh báo, trước hiện tình đáng buồn của Đại Hội TTCSVNCHHN.
Cựu Biệt Kích Mỹ.
Cựu Quân Nhân QLVNCH.
Cựu Tù Nhân Chính Trị.
Joseph-Nguyễn Phùng Phong.
Theo nguồn: http://www.vietlandnews.net/forum/showthread.php?t=23390
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét